Thực trạng về sự phụ thuộc của Tòa án vào Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu nguyên tắc độc lập trong xét xử lý luận và thực tiễn (Trang 33)

5. Bố cục của đề tài

3.1.4Thực trạng về sự phụ thuộc của Tòa án vào Viện kiểm sát

Điều 196 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 quy định về giới hạn của việc xét xử như sau: “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện

kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Toà án có thể xét xử bị cáo

28Nguyễn Hữu Thế Trạch,Hội thẩm nhân dân: Không thể “ngồi cho có”, Báo điện tửNgười lao động, 2014,

http://nld.com.vn/phap-luat/hoi-tham-nhan-dan-khong-the-ngoi-cho-co-20140409205436884.htm, [ngày truy cập 06-10-2014].

theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc

về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố”.

Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì Toà án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố, có nghĩa là với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Toà án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố nhưng thực tiễn xét xử đã cho thấy quy định này có nhiều điểm không hợp lí:

Thứ nhất, giới hạn Tòa án không được xét xử theo tội danh khác nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố là gián tiếp thừa nhận tội danh do Viện kiểm sát là đúng nên Tòa án chỉ xét xử theo tội danh đó và lựa chọn mức hình phạt đã quy định trong điều luật do Viện kiểm sá t đã viện dẫn. Điều này trái với chức năng của Viện kiểm sát được pháp luật quy định vì như thế Viện kiểm sát đã thực hiện một phần chức năng xét xử và xác định tội danh được tiến hành trước khi xét xử.

Thứ hai, quy định về giới hạn xét xử buộc Tòa án phải xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố là trái với nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp

luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán,

Hội thẩm”. Nguyên tắc này cho phép Tòa án xét xử độc lập, không chịu sự chi phối

hay lệ thuộc bởi ý kiến của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Để quyết định áp dụng hình phạt, Tòa án không chỉ đơn thuần căn cứ vào tội danh đã nêu trong bả n cáo trạng mà qua việc xét xử, Tòa án phải trực tiếp xem xét đánh giá toàn bộ các chứng cứ của vụ án để xác định cho đúng tội danh mà bị cáo đã thực hiện. Trên cơ sở đó mới áp dụng hình phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội . Như vậy, tội danh do Hội đồng xét xử xác định cũng có thể trùng với tội danh nêu trong bản cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng cũng có thể khác theo hướng nhẹ hơn hoặc nặng hơn. Vì thế phải quy định cho Tòa án có quyền xét xử và kết tội bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội.

Tham khảo luật Tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới mặc dù không thấy có điều luật riêng về giới hạn xét xử nhưng rải rác ở các điều luật đều quy định về giới hạn xét xử. Điều 167 Bộ luật Tố tụng hình sự Malaysia cho phép tòa được kết án bị cáo về một tội phạm khác mặc dù bị cáo không bị buộc về tội phạm đó nhưng có chứng cứ cho thấy bị cáo đã phạm tội này. Điều 662 Bộ luật Tố tụng hình sự Canada quy định trong trường hợp bị truy tố về một tội nhưng chứng minh được bị cáo phạm tội khác thì bị cáo có thể bị kết án về tội mà bị cáo đã thực hiện. Điều 120 Bộ luật Tố tụng hình sự Trung Quốc quy định Hội đồng xét xử dựa trên những tình tiết và chứng

cứ đã được điều tra rõ, đối chiếu với quy định của pháp luật mà tuyên bố bị cáo có tội hay vô tội, phạm tội gì, áp dụng hình phạt nào hay miễn hình phạt. Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự Thái Lan quy định: “Nếu Tòa án cho rằng những tình tiết nêu trong

cáo trạng đã được chứng minh trong đề nghị truy tố nhưng đề nghị truy tố đó lại đề

cập một tội phạm sai hoặc trích dẫn sai các điều luật được áp dụng, Tòa án có quyền

phạt bị cáo theo tội thực tế mà bị cáo phạm phải”.29

Một phần của tài liệu nguyên tắc độc lập trong xét xử lý luận và thực tiễn (Trang 33)