5. Bố cục của đề tài
3.1.1 Thực trạng về “thỉnh thị án”
Trong các bộ luật tố tụng không có quy định “thỉnh thị án”, “duyệt án” hay “báo cáo án” trong hoạt động xét xử. Nếu Tòa án nhân dân cấp dưới có khó khăn, vướng mắc cần xin ý kiến hướng dẫn của Tòa án nhân dân cấp trên thì Tòa án cấp trên chỉ được quyền hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan chứ không được hướng dẫn mức án cụ thể. Sự hướng dẫn đó không mang tính áp đặt, không làm mất đi tính chủ động độc lập của Hội đồng xét xử. Việc xét xử phải căn cứ vào pháp luật, vào diễn biến cụ thể tại phiên tòa và quyết định cuối cùng thuộc về Hội đồng xét xử theo đúng luật và quyết định theo đa số nhưng thực tế hiện nay thì Hội đồng xét xử, chủ yếu là các Thẩm phán thường có tâm lý lo sợ nếu không “thỉnh thị án”cấp trên thì khi bản án sơ thẩm bị sửa hoặc hủy án sẽ ảnh hưởng đến uy tín và địa vị của mình.
Điển hình cho trường hợp trên là vụ án “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản”
ở Pleiku được Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên xét xử sơ thẩm ngày 31/3/2011. Thế nhưng ngày 10/02/2010, Phó Chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao Trần Quốc Tú đã ký văn bản 52/TA -HS gửi Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai để gọi là “trao đổi nghiệp vụ” và từ đó “có ý kiến” về vụ án. Ý kiến chốt lại trong văn bản “trao đổi nghiệp vụ” này là khẳng định chắc nịch: “… trên cơ sở các tài l iệu quý tòa (tức Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai) gửi kèm theo Công văn, Tòa hình sự Tòa án nhân dân Tối cao nhận thấy chưa đủ cơ sở vững chắc để kết luận hành vi của Lê Thị Bích Hạnh cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản”. Phó Chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân Tối cao Trần Quốc Tú còn lưu ý, đó là những ý kiến để Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai “tham khảo khi giải quyết vụ án”.21
Theo khoản 1 Điều 21 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và theo điểm b khoản 1 Điều 22 cũng chỉ có Hội đồng Thẩm phán mới có thẩm quyền hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật. Đối với các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 không có một quy định nào cho phép các Tòa chuyên trách được quyền hướng dẫn áp
21Thiện Nhân,Tình tiết mới trong vụán chiếm đoạt tài sảnởPleiku: Tòa sơ thẩm xửkiểu“thỉnh thị án”, Báo điện tử Thanh tra, 2011, http://chongthamnhung.thanhtra.com.vn/toa-so-tham-xu-kieu-thinh-thi- an_t492c1144n29061.aspx, [ngày truy cập 28-9-2014].
dụng pháp luật hay chỉ đạo về nghiệp vụ, đường lối xét xử nói chung. Như vậy, việc Tòa hình sự Tòa án nhân dấn Tối cao ban hành Công văn 52/TA-HS hướng dẫn Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai về đường lối xét xử đối với vụ án Lê Thị Bích Hạnh lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản của bà Phạm Thị Ngọc Xuân là hoàn toàn trái pháp luật, đồng thời là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án.
Còn liên quan đến vấn đề “báo cáo án”, thực tiễn cũng có chuyện Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa đã không dừng tuyên án theo yêu cầu của Chánh án để “báo cáo” đã bị kiểm điểm, phê bình mặc dù bản án đã tuyên không có sai phạm trong việc áp dụng pháp luật và bản án đã có hiệu lực. Đó là câu chuyện về việc kiểm điểm, phê bình Thẩm phán Nguyễn Chí Cường, Chánh tòa Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa vì đã có thiếu sót trong việc không “báo án” cho Chánh án và Ủy ban thẩm phán trước khi xét xử hoặc sau khi ra phiên tòa, xét xử khác với ý kiến đã báo với Ủy ban thẩm phán, trong đó có việc Chánh án đã yêu cầu Thẩm phán phải dừng việc tuyên án để báo cáo lại vụ án cho Chánh án và tập thể Ủy ban thẩm phán để có ý kiến chỉ đạo.22
Hay gần đây dư luận xôn xao về Quyết định ban hàn h “Quy định báo cáo nghiệp
vụ xét xử giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự và các khiếu kiện hành chính với
Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Đức Bình, Chánh án
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ký ban hành ngày 23/01/2013 (gọi là Quyết định 13)”. Theo đó, các Phó Chánh án, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Thẩm phán, Thẩm tra viên phải có trách nhiệm báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nhiều loại án, trong đó có: “Các vụ án hình sự sơ thẩm dự kiến xử phạt bị cáo dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt, chuyển sang loại hình phạt nhẹ hơn hoặc cho bị cáo hưởng án
treo; các vụ án dân sự về thừa kế có kỷ phần thừa kế (tỷ lệ của phần thừa kế) được
tính bằng giá trị; các vụ án mà Chánh án Tòa án nhân dân thành phố thấy cần thiết”.
Quyết định số 13 cũng nêu rõ các thành viên tham gia báo cáo “có trách nhiệm bảo
mật thông tin và chịu trách nhiệm cá nhân nếu để thông tin lọt ra bên ngoài”.23
Quyết định 13 đặt ra ngh ĩa vụ phải báo cáo án qua rất nhiều cấp, đối với nhiều loại án, trong nhiều trường hợp rất tùy tiện, bất kể Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có nhu cầu xin ý kiến, xin tư vấn về những khó khăn vướng mắc hay
22Nguyễn Hồng Hà,Không ai có quyền yêu cầu Thẩm phán ngừng tuyên án, Báo điện tửNgười đưa tin, 2012,
http://www.nguoiduatin.vn/khong-ai-co-quyen-yeu-cau-tham-phan-dung-tuyen-an-a56209.html, [ngày truy cập 29-9-2014].
23Thái Sơn,Những quy định lạ lùng của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Báo điện tử Thanh niên, 2014, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140915/yeu-cau-lam-ro-nhung-quy-dinh-la-lung-cua-chanh-an- tand-tpha- noi.aspx, [ngày truy cập 06-10-2014].
không. Đây là một quyết định can thiệp rất rõ ràng, trái pháp luật vào sự độc lập của Thẩm phán, ảnh hưởng đến tính độc lập của Hội đồng xét xử cũng như không đảm bảo nguyên tắc tranh tụng. Quyết định này cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc “hai cấp xét xử”, vì nếu Tòa chuyên trách cấp tỉnh đã cho ý kiến về đường lối xét xử thì việc sau này khi có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm thì cấp này lại xem xét lại chính đường lối của mình thì liệu nhiệm vụ của cấp phúc thẩm là “xem xét lại tính đúng đắn của quyết định sơ thẩm” có còn ý nghĩa không.
Về bản chất Quyết định 13 này đã quy định về “duyệt án”, “chỉ đạo án” qua nhiều cấp, nhiều tầng nấc và trái với tinh thần của khoản 2 Điều 103 Hiến pháp 2013:
“Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ
quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm”.