Sự can thiệp trái pháp luật của các cơ quan không có chức năng, nhiệm

Một phần của tài liệu nguyên tắc độc lập trong xét xử lý luận và thực tiễn (Trang 30)

5. Bố cục của đề tài

3.1.2Sự can thiệp trái pháp luật của các cơ quan không có chức năng, nhiệm

vụ và quyền hạn liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án

Những cơ quan không có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến hoạt động xét xử mà người viết đề cập có thể là Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan của Đảng.

Điển hình cho sự can thiệp này là vụ án xét xử sơ thẩm đất đai ở Đồ Sơn diễn ra ngày 18/8/2006, 7 cán bộ của thị xã Đồ Sơn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chia chác đất đai là tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật, đã gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong khi đó, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử vụ án chỉ phạt cảnh cáo đối với các bị cáo. Cho nên, Tòa án nhân dân tối cao đã yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng giải trình. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, đã có sự “can thiệp” của lãnh đạo thành phố vào quá trình xét xử. Do các bị cáo trước khi bị khởi tố đều là cán bộ thuộc diện Thành ủy Hải Phòng quản lý nên theo quy chế, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Hải Phòng đã báo cáo Thường trực Thành ủy. Tại cuộc họp này, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thuận cho rằng, cơ quan tố tụng Hải Phòng cần tôn trọng quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với ông Chu Minh Tuấn (miễn truy cứu trách nhiệm hình sự). Trong khi quyết định hình phạt đối với các bị cáo, cần xem xét toàn diện và bảo đảm mặt bằng so với các vụ việc tương tự đã giải quyết tại địa phương và trên toàn quốc. 24

Do yêu cầu của Tòa án nhân dân tối cao nên ngày 25/6/2007, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã xét xử sơ thẩm lần 2 vụ án tham nhũng đất tại thị xã Đồ Sơn, tuyên phạt hai nhân vật quan trọng nhất của vụ án là Chu Minh Tuấn (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng) và Vũ Đức Vận (nguyên B í

24Hữu Khôi, Xem xét trách nhiệm can thiệp của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng, Báo điện tử Việt báo,

2006, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Trieu-tap-nguyen-Pho-Chu-tich-TP-Hai-Phong/70089103/218/, [ngày truy cập 06 -10-2014].

thư Thị ủy Đồ Sơn) mỗi bị cáo 7 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bị cáo Hoàng Anh Hùng (nguyên Phó Bí thư Thị ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đồ Sơn) bị kết án 6 năm 6 tháng tù về cùng tội danh. Bốn bị cáo được xác định đồng phạm là: Vũ Văn Định (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Vạn Hương, thị xã Đồ Sơn): 4 năm tù; Hoàng Gia Thiệp (nguyên Bí thư Đảng ủy phường Vạn Hương): 3 năm 6 tháng tù; Hoàng Gia Mai (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn): 3 năm tù; Vũ Đình Lộc (nguyên Bí thư Đảng ủy phường Vạn Sơn): 30 tháng tù nhưng được hưởng án treo. Bị cáo Nguyễn Văn Phong (nguyên Trưởng phòng Quản lý đất đai Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng) bị tòa kết án 3 năm tù về tội thi ếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cả tám bị cáo còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ trong vòng ba năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.25

Một vụ án điển hình liên quan đến sự can thiệp trái pháp luật này nữa là vụ năm công an dùng nhục hình làm chết người ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Vụ án được xét xử sơ thẩm ngày 03/4/2014. Một vụ án hình sự đánh chết người mà những kẻ phạm tội nhận mức án không tương thích (hai án treo và mức nặng nhất là 5 năm tù giam). Dư luận cho rằng, bản án tòa tuyên là quá nhẹ và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Và mọi người còn ngỡ ngàng hơn khi trả lời với phong viên báo chí Ông Lương Quang – Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa có giải thích là “chúng tôi

chịu rất nhiều áp lực”“chúng tôi phải biết chọn giải pháp nào để giải quyết cho an

toàn. Trong cuộc sống có những việc biết lẽ ra như thế này nhưng người ta không làm như thế mà làm khác một chút để bảo đảm mối quan hệ cho tốt ”. Sau khi báo chí phản ánh, dư luận bày tỏ bất bình vì cho rằng mức án trên đối với các bị cáo quá nhẹ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý vụ án đúng quy định pháp luật.26

Sự can thiệp rõ nét nhất của trường hợp này có thể kể đến là các vụ án hành chính. Tại hội nghị tổng kết ngành Tòa án thành phố Hồ Chí Minh mới đây, không ít Thẩm phán than án hành chính “đụng chạm” nhiều nên họ chịu không ít áp lực. Mới đây, Tòa án nhân dân một quận tại thành phố Hồ Chí Minh thụ lý gần chục vụ kiện hành chính của người dân đối với các quyết định giải tỏa, đền bù đất đai của Ủy ban nhân dân quận. Trong quá trình giải quyết các vụ kiện, thay vì triệu tập đại diện Ủy

25Hải Sâm – Káp Long, Nguyên giám đốc sở Tài nguyên và Môi trườnglãnh án 7 năm tù, Báo điện tửViệt Báo, http://pda.vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Nguyen-Giam-doc-So-TN-MT-Hai-Phong-lanh-an-7-nam-

tu/45244017/218/, 2007, [ngày truy cập 06-10-2014].

26 Hồng Ánh, Vụ năm công án dùng nhục hình:“Chúng tôi chịu nhiều áp lực”, Báo điện tử Báo mới, 2014,

http://www.baomoi.com/Vu-5-cong-an-dung-nhuc-hinh-Chung-toi-chiu-rat-nhieu-ap-luc/58/13485607.epi, [ngày truy cập 06-10-2014].

ban nhân dân quận đến tòa làm việc, các Thẩm phán của tòa lại phải xách cặp qua Ủy ban họp theo triệu tập của Ủy ban.

Một kiểm sát viên cao cấp Viện Phúc thẩm 3 Viện kiểm sát nhân dân tối cao kể có trường hợp đại diện bên bị kiện là Phó Chủ tịch một tỉnh. Tới tham gia phiên tòa, vị này yêu cầu Hội đồng xét xử bố trí chỗ ngồi tương xứng với chức danh của mìn h. Chủ tọa phải cứng rắn giải thích là khi tham gia tố tụng, các bên đều bình đẳng. Với tư cách người bị kiện, ông không thể đòi hỏi “chỗ ngồi cao hơn” được.

Nhiều Thẩm phán Tòa hành chính Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng thường than xử án hành chính đã phức tạp về mặt nghiệp vụ lại còn gặp khó trong ứng xử giao tiếp, áp lực từ nhiều phía. Đôi khi muốn hủy, sửa một bản án là chuyện không hề đơn giản.

Về mặt tố tụng, không ít lần các tòa khốn khổ với người bị kiện. Nhiều lần gửi giấy triệu tập, “vui” thì Ủy ban nhân dân cử đại diện, không thì thôi. Vụ án kéo dài không biết chừng nào mới xử được. Dù luật quy định có thể xử vắng mặt nhưng thực tế, nếu chưa có đại diện Ủy ban nhân dân tham gia tố tụng, tòa không thể giải quyết án. Chưa kể, tòa thường g ặp sự bất hợp tác từ phía bị kiện. Trong khi người dân kiện ra tòa rất công phu, thuê Luật sư bảo vệ, đưa ra nhiều chứng cứ tranh luận thì đáp lại, phía cơ quan chính quyền thường chỉ trả lời đơn giản là “hồ sơ đã rõ” và bảo lưu quan điểm.27

Một phần của tài liệu nguyên tắc độc lập trong xét xử lý luận và thực tiễn (Trang 30)