1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư hiến phủ (vương triều triều tiên) trong sự đối sánh với ngự sử đài (vương triều hậu lê

11 557 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 405,97 KB

Nội dung

... bố ng, mu hi trung lng Trong 19 , (Triu Tiờn Lý triu thc lc, inh Tụng nh niờn, nh nguyt, t Hi) 20 Nghiên cứu đông bắc á, số 7(161) 7-2014 21 Thiờn Nam d h tp, IX, in trong: Mt s bn in ch v phỏp... cuc, ụn c v giỏm sỏt trm quan, chnh n phong tc, lm rừ s oan c, ngn chn nhng s tựy tin, ba bói6 Trong Cao Ly s, chc trỏch ny cng c nờu rừ: Gi vic bn lun chớnh s, thi cuc, un nn v chnh n phong... tr ti u thi Hu Lờ, tỡnh trng quan li lm sai phỏp lut, lng quyn, kt bố ng khụng phi l chuyn hi hu Trong ú, tiờu biu nht l trng hp ca t thn Lờ Sỏt By gi, Lờ Sỏt l quan i t , mi vic lm u t rừ s lng

Nghiªn cøu khoa häc T- hiÕn phñ (v-¬ng triÒu triÒu tiªn) trong sù ®èi s¸nh víi Ngù sö ®µi (v-¬ng triÒu hËu lª) phan ngäc huyÒn* Tóm tắt: Trong hệ thống các cơ quan thanh tra giám sát quan lại thời phong kiến, Tư hiến phủ (vương triều Triều Tiên) và Ngự sử đài (vương triều Hậu Lê) có nhiều điểm tương đồng từ vị trí, quyền hạn, chức trách, cơ cấu tổ chức cho đến cả những đóng góp, hạn chế trong quá trình hoạt động của nó với tư cách là một cơ quan giám sát độc lập trong bộ máy hành chính quốc gia. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi nước khác nhau, hai cơ quan này cũng có sự khác biệt nhất định về số lượng, tên gọi và phẩm trật của các chức quan. Bài viết này là sự khảo cứu bước đầu về Tư hiến phủ của vương triều Triều Tiên đặt trong sự đối sánh với Ngự sử đài của vương triều Hậu Lê. Thông qua việc so sánh về cơ cấu tổ chức, chức năng, quyền hạn và một số đóng góp, hạn chế của hai cơ quan này, bài viết mong muốn đặt cơ sở cho nghiên cứu sâu hơn về hệ thống thanh tra giám sát quan lại nói riêng và quan chế trong lịch sử trung đại Việt – Hàn nói chung, góp phần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu về Hàn Quốc học ở Việt Nam. Từ khóa: Tư hiến phủ, Ngự sử đài, Vương triều Triều Tiên, Vương triều Hậu Lê, Thanh tra giám sát rong lịch sử trung đại, tổ chức bộ máy nhà nước của Việt Nam và * Hàn Quốc đều gắn với mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Về quan chế, hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng song cũng có những nét đặc thù riêng, dù cùng chịu ảnh hưởng từ mô hình quan chế của Trung Quốc. Từ góc nhìn về hệ thống thanh tra, giám sát quan lại thời phong kiến của Việt Nam và Hàn Quốc, bài viết này chọn đối tượng khảo cứu là Tư hiến phủ thuộc giai đoạn đầu của vương triều Triều Tiên đặt trong sự đối sánh với Ngự sử đài giai đoạn đầu của vương triều Hậu Lê (thời Lê Sơ). 1. Cơ cấu tổ chức T Tên gọi Tư hiến phủ được đặt từ thời vương triều Cao Ly trên cơ sở tên gọi ban đầu là Tư hiến đài. Theo ghi chép trong Cao Ly sử, đầu thời Cao Ly có đặt cơ quan Tư hiến đài. Từ năm Cao Ly Thành Tông thứ 24 (995) đến năm Cao Ly Trung Liệt Vương nguyên niên (1275), Tư hiến đài được đổi tên nhiều lần thành Ngự sử đài, Kim Ngô đài hay Giám sát tư. Năm 1298, vua Cao Ly cho đổi Giám sát tư thành Tư hiến phủ1. Đây là lần đầu tiên tên gọi Tư hiến phủ được đặt ra dưới vương triều Cao Ly. Đến thời kì trị vì của vương triều Triều Tiên, cơ cấu tổ chức của Tư hiến phủ có phần quy củ, hoàn thiện hơn. Năm Triều Tiên Thái Tổ nguyên niên (1392), nhà vua chế định lại * TS, Khoa Lịch sử - Trung tâm Nghiên cứu Châu Á, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 1 “高丽史”,卷 76,志 13, “百官一·司宪府” (Cao Ly sử, quyển 76, chí thứ 13, “Bách quan nhất. Tư hiến phủ”). 69 Nghiªn cøu khoa häc chức ngạch của các quan văn võ. Theo đó, đứng đầu Tư hiến phủ là Đại tư hiến (hàm Tòng nhị phẩm), dưới đó là các chức Trung thừa, Kiêm Trung thừa (hàm Tòng tam phẩm) mỗi chức một người, thị sử (hàm Chánh tứ phẩm, 2 người), Tạp đoan (hàm Chánh ngũ phẩm, 2 người), Giám sát (hàm Chánh lục phẩm, 20 người), Thư lại (Hàm thất phẩm, 6 người)2… Những sự kiện trên cho thấy, Tư hiến phủ có nguồn gốc từ Tư hiến đài và phải trải qua nhiều lần đổi tên khác nhau như Ngự sử đài, Kim ngô đài, Giám sát tư…, mới chính thức có tên gọi là Tư hiến phủ từ cuối thế kỉ XIII dưới vương triều Cao Ly và được hoàn thiện hơn về tổ chức vào cuối thế kỉ XIV dưới vương triều Triều Tiên. Khác với việc thay đổi tên gọi nhiều lần của cơ quan giám sát cao nhất dưới vương triều Triều Tiên, Ngự sử đài dưới triều Hậu Lê có tên gọi và tổ chức khá ổn định. Ngự sử đài, với tư cách là một cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước quân chủ Đại Việt, được hình thành từ thời Trần. Đầu thời Lê Sơ (giai đoạn đầu của triều Hậu Lê), tổ chức bộ máy nhà nước và quan chế về cơ bản vẫn giống như thời Trần – Hồ nên các chức quan Ngự sử đài về cơ bản cũng được đặt như dưới thời Trần. Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú viết: “Đời Lê Sơ, Thái Tổ dựng nước, theo quan chế cũ của nhà Trần, vẫn đặt Ngự sử đài có các chức Thị ngự sử, Trung thừa, Phó Trung thừa, Giám sát ngự sử, Chủ bạ”3. “朝鲜李朝实录”, 太祖元年秋七月 (Triều Tiên Lý triều thực lục Thái Tổ nguyên niên thu, thất nguyệt). 3 Phan Huy Chú (2008), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 556. 2 70 Sau cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông, các chức quan thuộc Ngự sử đài được chế đặt rõ ràng hơn về cả chức vụ, phẩm trật và số lượng biên chế. Thông qua việc sửa định quan chế, có thể hình dung cơ cấu tổ chức của Ngự sử đài từ thời vua Lê Thánh Tông trở đi như sau: Đứng đầu là Đô ngự sử (hàm Chánh tam phẩm), dưới là Phó Đô ngự sử (hàm Chánh tứ phẩm) và Thiêm Đô ngự sử (hàm Chánh ngũ phẩm) mỗi chức 1 người. Giúp việc trong Ngự sử đài còn có các chức Đề hình Giám sát ngự sử (hàm Chánh thất phẩm, 1 người), Giám sát ngự sử 13 đạo (hàm Chánh thất phẩm, tổng cộng 26 người), Chiếu ma (hàm Tòng bát phẩm, 1 người) và Ngục thừa Sở án ngục Ngự sử đài (hàm Chánh cửu phẩm, 1 người)4. Trải qua thời gian, số lượng các chức quan có thay đổi ít nhiều nhưng riêng tên gọi cơ quan thì được giữ nguyên cho đến hết thời Hậu Lê (cuối thế kỉ XVIII). Phải đến đầu thế kỉ XIX, khi vương triều Nguyễn được xác lập, Ngự sử đài mới được đổi tên thành Đô sát viện. Nhìn vào cơ cấu tổ chức, không khó để nhận thấy tên gọi, số lượng và phẩm trật của các quan viên trong Tư hiến phủ (vương triều Triều Tiên) và Ngự sử đài (vương triều Hậu Lê) có sự khác nhau. Sự khác nhau này không chỉ giữa Việt Nam và Hàn Quốc mà đặt trong so sánh với Đô sát viện nhà Minh của Trung Quốc cũng có nét khác biệt. Điều này thể hiện rõ qua bảng so sánh dưới đây: 4 Theo Thiên Nam dư hạ tập (Tập X, Phần Quan chế), in trong: Nguyễn Ngọc Nhuận (Chủ biên, 2006), Một số văn bản điển chế pháp luật Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Nghiªn cøu khoa häc Cơ quan Chức danh Tòng nhị phẩm Tòng tam phẩm Tòng tam phẩm Chánh tứ phẩm Chánh ngũ phẩm Chánh lục phẩm Thất phẩm Chánh tam phẩm Chánh tứ phẩm Chánh ngũ phẩm Chánh thất phẩm Chánh thất phẩm Tòng bát phẩm Chánh cửu phẩm Số lượng biên chế 01 01 01 02 02 20 06 01 01 01 02 26 01 01 Chánh nhị phẩm Chánh tam phẩm Chánh tứ phẩm Chánh lục phẩm Chánh thất phẩm Tòng cửu phẩm Chánh bát phẩm Chánh cửu phẩm Tòng cửu phẩm Chánh thất phẩm 02 02 02 01 01 02 02 01 01 110 Phẩm trật Đại tư hiến Trung thừa Kiêm trung thừa Tư hiến phủ (vương triều Thị sử Triều Tiên) Tạp đoan Giám sát Thư lại Đô ngự sử Phó đô ngự sử Thiêm đô ngự sử Ngự sử đài Đề hình Giám sát ngự sử (Vương triều Giám sát ngự sử 13 đạo Hậu Lê) Chiếu ma Ngục thừa Sở án ngục Ngự sử đài Tả, hữu Đô ngự sử Tả, hữu Phó đô ngự sử Tả, hữu Thiêm đô ngự sử Kinh lịch Đô sát viện Đô sự (Vương triều Tư vụ nhà Minh) Chiếu ma Kiểm hiệu Tư ngục tư Thập tam đạo Giám sát ngự sử Nguồn: Tổng hợp từ Thiên Nam dư hạ tập, Triều Tiên thực lục và Minh sử Bảng thống kê trên cho thấy, ngoài sự khác nhau về tên gọi các chức quan, phẩm trật của trưởng quan và thuộc viên ở Tư hiến phủ và Ngự sử đài có sự chênh lệch thường là một bậc (Đại tư hiến hàm Tòng nhị phẩm trong khi Đô ngự sử hàm Chánh tam phẩm. Phẩm trật của cả hai chức quan đứng đầu này nếu so với hàm Chánh nhị phẩm của trưởng quan Đô sát viện đầu thời Minh thì cũng thấp hơn từ 1 đến 2 bậc). Riêng về số lượng biên chế thì cả hai cơ quan này về cơ Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 bản tương đương nhau (khoảng 30 người). Con số này so với số lượng biên chế của Đô sát viện nhà Minh thì thấp hơn nhiều vì nhà Minh ngoài Đô sát viện ở kinh đô còn có Đô sát viện ở Nam Kinh, nếu tính con số tương đối thì tổng cộng cũng hơn 150 người cả trưởng quan và thuộc viên5 5 蔡明伦, “明代言官群体研究”,华中师范大学 2007 博 士学位论文, 第 13 页 (Thái Minh Luân, Nghiên cứu quần thể ngôn quan đời Minh, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hoa Trung, Trung Quốc). 71 Nghiªn cøu khoa häc 2. Quyền hạn, chức trách Tư hiến phủ (vương triều Triều Tiên) và Ngự sử đài (vương triều Hậu Lê) tên gọi tuy khác nhau song chức trách thì cơ bản giống nhau. Quan viên thuộc hai cơ quan này đều được gọi chung là “ngôn quan” (ý chỉ chức năng chính là chức quan “giữ lời nói” - tấu và hặc). Từ thời Cao Ly đến vương triều Triều Tiên, chức trách của quan lại ở Tư hiến phủ luôn được quy định rõ ràng: “Nắm việc bàn luận chính sự thời cuộc, đôn đốc và giám sát trăm quan, chỉnh đốn phong tục, làm rõ sự oan ức, ngăn chặn những sự tùy tiện, bừa bãi”6. Trong Cao Ly sử, chức trách này cũng được nêu rõ: “Giữ việc bàn luận chính sự, thời cuộc, uốn nắn và chỉnh đốn phong tục, làm nhiệm vụ đàn hặc và giám sát [quan lại – tác giả chú]”7. Nhìn vào chức nhiệm của Tư hiến phủ, khi so sánh với Ngự sử đài thời Lê thì cơ bản không khác gì nhau. Lịch triều hiến chương loại chí đã viết về quyền hạn của Ngự sử đài như sau: “Đàn hặc các quan, nói bàn về chính sự hiện thời. Phàm các quan làm trái phép, chính sự hiện thời có thiếu sót, đều được xét hặc trình bày, cùng là xét bàn về thành tích của các nha môn Đề lĩnh, Phủ doãn, Trấn thủ, Lưu thủ, Thừa ty và xét hỏi các vụ kiện về người quyền quý ở kinh ức hiếp, về người cai quản hà lạm”8. “经国大典·吏典”,太白山 1613 年刻本 (Kinh quốc đại điển, phần lại điển; bản khắc in lưu tại sử khố Thái Bạch Sơn năm 1613). 6 Từ những ghi chép trong Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí tục biên hay Triều Tiên thực lục, có thể hình dung cụ thể hơn những chức trách và quyền hạn chính của cả Tư hiến phủ và Ngự sử đài như sau: 2.1. Tư vấn, góp ý cho vua sửa sang chính lệnh Tần suất các sự kiện các quan viên thuộc Tư hiến phủ dâng sớ lên Quốc vương Triều Tiên để khuyên can nhà vua làm sao để giữ sáng đạo trị nước, giữ nghiêm kỉ cương triều chính được Triều Tiên thực lục chép lại rất nhiều lần. Ngay khi Triều Tiên Thái Tổ Lý Thành Quế mới lên ngôi (năm 1392), Tư hiến phủ đã dâng sớ khuyên nhà vua chú ý mấy điểm cốt lõi trong đạo trị nước: “Một là lập kỉ cương, bậc quân vương trị quốc không ai không coi trọng sự an nguy của xã tắc mà lại không lo lắng đến việc lập kỉ cương... Hai là thưởng phạt nghiêm minh… Thưởng phạt công bằng, tất sẽ sáng tỏ công đạo, thì người ta không ai dám dị nghị gì cả…”9 Năm Triều Tiên Thái Tông nguyên niên (1401), nhà vua đặc sai sứ thần là Lô Hãn đi xem xét tình hình trong dân gian xem có mối tệ gì thì trừ bỏ để an ủi sức dân. Sứ thần tâu rằng, việc triều đình ban hành lệ thuế cống mới chính là mối tệ, gây phiền khổ cho dân, dễ làm mất niềm tin của dân với triều đình. Tư hiến phủ vì vậy đã dâng sớ khuyên nhà vua phải khoan thư sức dân để thu phục nhân tâm trong thiên hạ, sớ viết: “Mong Điện hạ hãy chú tâm đến lời tâu bày của Lô Hãn, hạ lệnh xóa bỏ quy định về lệ thuế cống 7 “高丽史”,卷 76,志 13, “百官一·司宪府” (Cao Ly sử, quyển 76, chí thứ 13, “Bách quan nhất, Tư hiến phủ”). 8 Phan Huy Chú (2008), Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, tr. 585. 72 “朝鲜李朝实录”, 太祖元年秋七月 (Triều Tiên Lý triều thực lục, Thái Tổ nguyên niên thu, thất nguyệt). 9 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Nghiªn cøu khoa häc mới, giữ nguyên phép thu cống cũ để tăng thêm chữ tín của Điện hạ với dân, và cũng để dân có thêm chữ tín ở Điện hạ”10. Những dẫn chứng trên chứng minh chức trách rất quan trọng của Tư hiến phủ trong việc đưa ra những góp ý giúp vua sửa sang chính lệnh, kịp thời điều chỉnh những việc làm chưa hợp lí trong quá trình cai trị đất nước. Chức trách này cũng được phát huy tương tự đối với các quan viên thuộc Ngự sử đài dưới triều Hậu Lê. Ngay từ thời Lê Thái Tổ, nhà vua đã cho phép các quan viên thuộc Ngự sử đài được phép tấu bày, góp ý nếu “thấy trẫm có chính lệnh hà khắc, thuế má nặng nề, hại cho lương dân, thưởng công phạt tội không đúng, không theo phép xưa…”11. Đến đời Lê Thái Tông, nhà vua cũng chiếu dụ cho bá quan nếu thấy việc làm của mình có gì lỗi lầm thì được phép “can gián rõ ràng, giúp chỗ thiếu sót”12. Tháng 5 năm 1456, vua Lê Nhân Tông tiếp tục ban chiếu răn dạy trăm quan phải cẩn thận làm tròn chức vụ của mình, trong đó yêu cầu: “Các quan ở Ngự sử đài thì nên giúp vua sửa điều lỗi, chữa điều lầm, trừ bỏ điều ác, biểu dương điều thiện…”13. Thực tế cho thấy, các quan ở Ngự sử đài triều Hậu Lê là những người đầu tiên giữ trọng trách góp ý, khuyên can vua nếu thấy 10 “朝鲜李朝实录”, “太宗元年十二月” (Triều Tiên Lý triều thực lục, Thái Tông nguyên niên, thập nhị nguyệt). 11 Ngô Sỹ Liên và các sử thần Hậu Lê (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.100. 12 Ngô Sỹ Liên và các sử thần Hậu Lê (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.180. 13 Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 461. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 bản thân nhà vua nói riêng và việc triều chính nói chung có điều gì thiếu sót. Tháng giêng năm 1435, nhận thấy vua Lê Thái Tông có phần mải chơi, chưa chăm chỉ học hành, phong thái thiết triều chưa nghiêm chỉnh, các ngôn quan ở Ngự sử đài đã chỉ ra 6 điều không nên của nhà vua và khuyên vua nên “lấy dung nghi nghiêm chỉnh của thiên tử mà kính người đại thần, chọn người có công, nghe lời can thẳng”14. Những lời tâu của các quan thuộc Tư hiến phủ (vương triều Triều Tiên) và Ngự sử đài (vương triều Hậu Lê) có thể được vua nghe theo, cũng có thể không nghe theo song đều chứng tỏ tinh thần tận tâm phụng sự, dám nói thẳng, giúp cho các bậc quân vương nhận ra hạn chế của mình để tu thân, trị quốc. 2.2. Chấn chỉnh phong hóa, pháp độ của triều đình Các quan lại ở cả Tư hiến phủ và Ngự sử đài đều được sử chép là quan phong hiến (chỉ người giữ gìn kỉ cương, phong hóa, pháp độ của triều đình). Với chức trách ấy, quan lại ở cả hai cơ quan này trước hết phải là người sống liêm trực, gương mẫu, đảm bảo cho trật tự, kỉ cương và phong tục trong triều đình, ngoài dân gian được giữ nghiêm. Các quan viên ở Tư hiến phủ dưới vương triều Triều Tiên đã chú ý giám sát tất cả những việc lớn nhỏ trong và ngoài triều đình, với mong muốn uốn nắn, sửa chữa những việc làm gây ảnh hưởng đến phong hóa, pháp độ của quốc gia. Ví dụ, tháng 6 năm Triều Tiên Thái Tổ thứ 3 (1394), thuộc quan 14 Ngô Sỹ Liên và các sử thần Hậu Lê (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.141. 73 Nghiªn cøu khoa häc ở Tư hiến phủ là Lý Cần và các quan dâng sớ khuyên rằng: “Ngày trước đã có lệnh cấm rượu, hạn định vào năm lành. Nay mới trải qua 23 ngày lại có lệnh bãi bỏ. Đương lúc vương nghiệp mới gây dựng, nếu ban pháp lệnh, không thể tùy tiện thay đổi. Nguyện từ nay các sở nhà môn trong ngoài kinh tổ chức công tư yên ẩm nghênh tiễn, phải theo lệnh cấm từ trước.”15 Năm Triều Tiên Định Tông thứ 2 (1400), Tư hiến phủ lại dâng sớ lên vua, nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp trị. Trên cơ sở đó, các quan ở Tư hiến phủ khuyên nhà vua phải thực hiện chế độ thưởng phạt công minh, giữ nghiêm phép nước vì “thưởng phạt bất minh thì kỉ cương không vững, mà phong tục cũng không được thuần hậu vậy”16. Những lời tâu trên của các quan viên ở Tư hiến phủ cho thấy nỗ lực của họ trong việc giúp vua giữ nghiêm kỉ cương triều chính, giữ gìn phong tục tốt đẹp trong thiên hạ. Dưới thời Hậu Lê, Ngử sử đài cũng nhiều lần dâng sớ tư vấn cho vua các biện pháp giữ gìn phong hóa, pháp độ của triều đình. Với hàng ngũ quan lại các cấp, bất kì ai có biểu hiện tỏ ý coi thường phép nước, làm bại hoại quốc tục, gia phong, Ngự sử đài đều dâng sớ hạch tội. Đại Việt sử kí toàn thư có chép lại sự kiện tháng 12 năm 1434 đời vua Lê Thái Tông như sau: Ngôn quan là Phan Thiên Tước dâng sớ hặc tội Tiền tổng quản Lê Thụ về các việc: đang có quốc tang mà lấy vợ, “朝鲜李朝实录”, 太祖三年六月壬辰 (Triều Tiên Lý triều thực lục, ngày Nhâm Thìn tháng sáu năm thứ ba đời vua Thái Tổ). 15 “鲜李朝实录”, 定宗二年十二月 (Triều Tiên Lý triều thực lục, Định Tông nhị niên thập nhị nguyệt). 16 74 làm nhà cửa to, sai người nhà ra cõi ngoài mua bán riêng với người nước ngoài. Một ví dụ khác: tháng Giêng năm 1449 thời vua Lê Nhân Tông, quan Điện trung Thị ngự sử đã hặc tâu Tham sự triều chính Lê Bí tập nghi thức trái lễ, Thiếu bảo Lê Sao lấn vượt mất thứ tự, Lễ bộ thượng thư Đào Công Soạn không biết xét tâu lên, đều phải phạt tiền theo các thứ bậc khác nhau17. Các dẫn chứng này cho thấy chức trách “giữ gìn pháp độ” của các quan lại thuộc Ngự sử đài thời Hậu Lê đã được phát huy cao độ. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần củng cố kỉ cương, pháp chế và phong tục của triều đình trung ương thời Lê. 2.3. Giám sát, đàn hặc sai phạm của quan lại Giám sát, uốn nắn, phát hiện và tố cáo các hành vi sai trái của quan lại được xem là chức trách quan trọng hàng đầu của các quan thuộc Tư hiến phủ hay Ngự sử đài. Thông thường nói tới chức trách của họ, người ta hay nói tới hai chữ “đàn hặc” (được hiểu là hạch tội người khác). Chính chức trách này khiến cho quyền hành của các quan viên thuộc Tư hiến phủ hay Ngự sử đài rất lớn, dù phẩm trật của họ có thể thấp hơn một số chức quan đại thần trong triều đình. Tư hiến phủ dưới vương triều Triều Tiên đã làm khá tốt trọng trách này của mình, nhất là trong giai đoạn đầu của vương triều. Triều Tiên thực lục ghi lại hàng loạt sự kiện các quan thuộc Tư hiến phủ dâng sớ hặc tội những hành vi phạm pháp của quan lại các nha môn. 17 Ngô Sỹ Liên và các sử thần Hậu Lê (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd,, tr. 138, 209. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Nghiªn cøu khoa häc Ví dụ, Triều Tiên Thái Tổ nguyên niên (1392), mùa thu tháng 7 ngày Ất Tỵ, Tư hiến phủ đã dâng sớ “hạch tội Vương Khang Thường đi thị sát tam đạo, nhũng nhiễu gây thói tệ”18 Cũng thời Thái Tổ, do có hiện tượng quan lại đi kinh lí tự ý thay đổi giá cả tài vật để tư túi nên Tư hiến phủ đã kịp thời dâng sớ hạch tội. Tháng 8 năm Triều Tiên Thái Tổ năm thứ 2 (1393), Tư hiến phủ lại “hạch tội Trung khu viện Phó sứ Cụ Thành Lão cùng người đồng cấp là Triệu Bàn đi điều tra ở Liêu Đông, tự ý cho thay đổi giá ngựa tiến và vải đoạn, nhà vua bãi chức của Thành Lão”19. Điều đáng nói là các quan ở Tư hiến phủ đều tỏ ra ngay thẳng, cương trực trong việc giám sát và hạch tội quan lại trong triều đình, ngay cả khi người đó là đại thần nắm quyền vị cao trong triều đình. Tháng 2, năm Triều Tiên Thái Tông năm thứ 2 (1400), Phán môn hạ Phủ sự Triệu Tuấn phận làm Thượng tướng, nhưng khi quốc gia nguy nan, lại cùng với thân đệ của mình là Tam tư Hữu bộc xạ Quyến, Tiền Trung khu viện Phó sứ Trịnh Trấn đóng cửa không có động thái gì. Tư hiến phủ đã dâng sớ hạch tội, xin vua hạ lệnh tra xét tội danh, bãi bỏ chức tước của Triệu Tuấn và đồng bọn để răn những người sau này20. Một số dẫn chứng trên chứng tỏ các quan của Tư hiến phủ đã phát huy mạnh “朝鲜李朝实录”, 太祖元年秋七月乙巳 (Triều Tiên Lý triều thực lục, Thái Tổ nguyên niên thu, thất nguyệt, Ất Tỵ). 18 “朝鲜李朝实录”, 太祖元年八月乙酉 (Triều Tiên Lý triều thực lục, Thái Tổ nguyên niên, bát nguyệt, Ất Dậu). mẽ vai trò “đàn hặc” của mình, không kiêng sợ tể thần và những nhân vật có quyền thế trong triều đình. Tương tự như Tư hiến phủ, một trong những chức trách quan trọng hàng đầu của Ngự sử đài thời Hậu Lê đã được nêu rõ trong sắc dụ hiệu định quan chế ngày 26 tháng 9 năm 1471 là “chấn chỉnh mọi sai phạm của bách quan, làm rõ mọi ẩn tình của bách tính”21. Ngự sử đài đã thực hiện việc giám sát hoạt động của quan lại ở các nha môn, kịp thời phát hiện các hành vi sai trái của quan lại để báo lên nhà vua. Tháng 11 năm 1489 thời vua Lê Thánh Tông, triều đình sai Đề hình Giám sát ngự sử khám xét quan lại ở Bộ Hình, người nào lười biếng gian tham, tha hay hoãn tù tội thì làm bản tâu lên, theo luật trị tội. Đầu thời Hậu Lê, tình trạng quan lại làm sai pháp luật, lộng quyền, kết bè đảng không phải là chuyện hi hữu. Trong đó, tiêu biểu nhất là trường hợp của tể thần Lê Sát. Bấy giờ, Lê Sát là quan Đại tư đồ, mọi việc làm đều tỏ rõ sự lộng quyền của mình. Hành vi của Lê Sát đã bị thuộc quan Ngự sử đài là Đinh Cảnh An và Lê Vĩnh Tích hạch tội rằng: “Lê Sát có chiều muốn chuyên quyền, tội ấy khó dung thứ được”22. Lời hặc của các Đài quan đã được vua phê chuẩn. Năm 1437, vua Thái Tông xuống chiếu bãi bỏ chức tước, sau đó lại bắt Lê Sát phải tự tử ở nhà với tội danh cấu kết bè đảng, mưu hại trung lương. Trong 19 “朝鲜李朝实录”, 定宗二年二月乙亥 (Triều Tiên Lý triều thực lục, Đinh Tông nhị niên, nhị nguyệt, Ất Hợi). 20 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 21 Thiên Nam dư hạ tập, tập IX, in trong: Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam, Sđd, tr.367. 22 Ngô Sỹ Liên và các sử thần Hậu Lê (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.165 – 166. 75 Nghiªn cøu khoa häc vụ án Lê Sát, các quan Ngự sử đài đã có công không nhỏ trong việc dũng cảm đấu tranh với thói lộng quyền, kéo bè kết đảng của các tể thần nhằm lũng đoạn triều đình. Bên cạnh đó, các quan Ngự sử đài thời Hậu Lê cũng tích cực thu thập bằng chứng và đưa ra ánh sáng nhiều hiện tượng quan lại tham ô, lợi dụng chức quyền để tư lợi. Tháng 5 năm 1456 thời vua Lê Nhân Tông, quan Ngự sử Trung thừa Phạm Du, Phó Trung thừa Trình Văn Huy, Giám sát ngự sử là bọn Trình Xác, Bùi Hựu hặc tâu quản lĩnh quân nghĩa vụ vệ là Nguyễn Nghiên Thông trong kỳ tập quân năm nay sai quân nhân làm việc tư, còn thì về cho về nhà để lấy tiền cho mình, xin trị tội để răn người khác23. Việc phát giác và tố cáo kịp thời các hiện tượng tham ô cụ thể như vậy cho thấy các Đài quan thời này đã khá tích cực trong việc phát huy vai trò của mình trong các cơ quan thanh tra, giám sát quan lại thời Hậu Lê. Bên cạnh một số chức trách quan trọng nêu trên, Tư hiến phủ dưới vương triều Triều Tiên và Ngự sử đài dưới vương triều Hậu Lê còn có chức trách và các nhiệm vụ kiêm nhiệm khác như tham gia khảo xét thành tích của quan lại để làm cơ sở thăng giáng, công đồng thẩm xét các vụ hình án quan trọng… Trong khuôn khổ bài viết này, các nhiệm vụ đó không đi sâu phân tích. 3. Đóng góp và hạn chế 3.1. Đóng góp Tư hiến phủ, Ngự sử đài là bộ phận quan trọng bậc nhất trong số các cơ quan có chức năng thanh tra, giám sát quan lại để giữ gìn trật tự, kỉ cương triều chính dưới vương triều Triều Tiên và vương triều Hậu Lê. Với trách nhiệm là chức quan “giữ lời nói” (ngôn quan), các quan lại thuộc Tư hiến phủ và Ngự sử đài đã hết lòng can gián và tư vấn cho vua trong điều hành chính sự, bất chấp cả nguy cơ bị cách chức hay xử tội vì dám dâng lời nói thẳng. Nhờ hết lòng can gián với vua mà ít nhiều, một số chính lệnh chưa đúng của triều đình đã được thu lại, bản thân nhà vua cũng nhờ đó mà tự thấy cần phải sửa mình để trị thiên hạ. Chẳng hạn, năm Triều Tiên Định Tông thứ 2 (1400), Tư hiến phủ dâng sớ khuyên nhà vua 11 điều: “Coi sóc việc hiếu đễ, thu nạp quan gián nghị, lập triều đình kỉ cương, minh bạch chuyện thưởng phạt, tiết kiệm tài dụng, cẩn trọng việc săn bắn, tiến cử người trung trực, trừ bỏ kẻ nịnh hót, ưa chuộng sự kiệm giản, chú trọng việc thủ lệnh, không nhẹ lòng dễ dãi”24. Lời khuyên trên đã được vua Định Tông nghe theo. Chỉ qua dẫn chứng như vậy cũng đáng để chúng ta suy ngẫm và đánh giá về vai trò và mối quan hệ của các “phong hiến quan” với vua dưới cả hai vương triều. Trong bộ máy hành chính nhà nước, Tư hiến phủ và Ngự sử đài được coi là hai cơ quan đáng sợ đối với bọn quyền thần nghịch đảng, tham quan ô lại (dù trên thực tế phẩm trật của họ không phải quá cao)… Sự giám sát, kịp thời phát hiện và báo cáo với triều đình những hành vi sai trái, gây tổn hại đến phong hóa, pháp độ của triều đình từ Tư hiến phủ và Ngự sử đài đã phần nào giúp cho kỷ 23 24 Ngô Sỹ Liên và các sử thần Hậu Lê (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.232. 76 “鲜李朝实录”, 定宗二年十一月 (Triều Tiên Lý triều thực lục, Đinh Tông nhị niên thập nhất nguyệt). Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Nghiªn cøu khoa häc cương triều chính của hai vương triều được duy trì ổn định. Không ít người trong số các thuộc quan ở Tư hiến phủ và Ngự sử đài đã được sử cũ ghi lại như là những tấm gương sáng về sự chính trực, ngay thẳng, không e nể quyền thế, thậm chí còn chấp nhận đánh đổi cả con đường hoạn lộ cũng như sinh mạng của bản thân để làm tròn chức trách của mình. Triều Tiên thực lục chép lại câu chuyện về quan Đại tư hiến Lý Thư - người đứng đầu Tư hiến phủ thời Triều Tiên Thái Tổ cầm quyền. Lý Thư vốn là người “khẳng khái, có khí tiết, luôn dùng lời nói thẳng. Mỗi khi được triệu nhập đối chất, hoàn toàn không dùng lời nịnh bợ” 25. Tương tự, Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép sự kiện tháng 11 năm 1437, vua Lê Thái Tông cho Trần Hiển giữ chức Thị ngự sử vì “Hiển không nể người quyền thế, có thể làm chức phong hiến [tức chức quan Ngự sử - tác giả chú] được”26 Với việc làm hết chức trách của mình, đúng như lời Ngự sử Trung thừa Phạm Du từng tâu với vua Lê Nhân Tông: “Bọn chúng tôi lạm dự chức ngôn quan, không thể kiêng sợ người quyền thế, cũng không im lặng không nói, đúng như lời bệ hạ đã dạy”27, các quan lại ở Tư hiến phủ và Ngự sử đài của hai vương triều đã góp phần không nhỏ trong việc phát huy vai trò của cơ quan thanh tra, giám sát trong việc từng bước xây dựng và “朝鲜李朝实录”, 太祖三年十月丙子 (Triều Tiên Lý triều thực lục, Thái Tổ tam niên thập nguyệt, Bính Tý). 26 Ngô Sỹ Liên và các sử thần Hậu Lê (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.173. 27 Ngô Sỹ Liên và các sử thần Hậu Lê (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.227. 25 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 phát triển thể chế quân chủ tập quyền. 3.2. Hạn chế Bên cạnh những “ngôn quan” cương trực, luôn đấu tranh cho lẽ phải để bảo vệ kỉ cương, pháp độ của triều đình thì cả Tư hiến phủ (vương triều Triều Tiên) và Ngự sử đài (vương triều Hậu Lê) vẫn còn những viên quan chưa làm hết chức trách của mình. Trong thành phần nhân sự của Tư hiến phủ, có người mẫn cán, cũng có kẻ tắc trách, bị các cơ quan khác phản ánh, hạch tội ngược trở lại vì tội tắc trách trong công việc. Năm Định Tông thứ 2 (1399): “Môn hạ phủ hạch tội Tư hiến Tạp đoan là Mẫn Công Sinh. Trước có việc Trương Tư Tĩnh giết người thiếp của Nam Cung Thứ, con của người bị hại mới kêu oan lên Hiến phủ. Công Sinh lấy cớ nhân chứng chưa đủ, không thụ lí nên bị Lang Xá [tên gọi khác của Tư gián viện– tác giả chú] hạch tội”28. Ngoài thái độ tắc trách, quan liêu trong công việc, một số viên quan thuộc Tư hiến phủ tuy giữ trọng trách là người giữ nghiêm phép nước, nhưng bản thân lại có những hành vi không chuẩn mực, gây ảnh hưởng xấu đến kỉ cương, phong hóa của triều đình. Năm Triều Tiên Thái Tông nguyên niên (1401), quan Đại tư hiến Lý Nguyên phạm tội đêm muộn mới về nhà, bị Tuần quan hộ quân bắt giải rồi mới tha cho. Các quan ở Tư gián viện biết chuyện đã dâng sớ hạch tội: “Đại tư hiến Lý Nguyên là người đứng đầu cơ quan giữ cương kỉ, mọi việc xuất nhập động tĩnh, không thể cẩu thả”. Sau vụ việc này, Lý Nguyên đã bị bãi chức “朝鲜李朝实录”, 定宗元年九月辛未 (Triều Tiên Lý triều thực lục, Đinh Tông nguyên niên, cửu nguyệt, Tân Mùi). 28 77 Nghiªn cøu khoa häc Đại tư hiến29. Ngự sử đài đầu thời Hậu Lê cũng có những trường hợp tương tự. Ngoài số đông các quan viên liêm khiết, cương trực, dám nghĩ, dám nói vẫn còn một bộ phận thiểu số những thuộc quan thiếu trách nhiệm trong công việc, không giữ được phẩm chất đáng có của “ngôn quan”. Chẳng hạn, Đại Việt sử ký toàn thư có chép về sự kiện năm 1448 đời vua Lê Nhân Tông, biên giới phía đông có tin đồn rằng nước Minh sai sứ sang hội khám địa giới. Triều đình sai người đi dò xét hư thực, các quan lại nhân dịp ấy đua nhau nói dối vua để trục lợi tiền của, Ngự sử đài quan là bọn Hà Lật biết rõ nhưng lại “vào hùa với nhau, không tâu hặc lên”30. Bên cạnh hiện tượng quan ngự sử Hà Lật “tát nước theo mưa” còn có một số viên quan khác tỏ ra e sợ quyền uy, không dám đấu tranh với những điều sai trái của bọn quyền thần. Thời Lê Nhân Tông, Thái úy Lê Thụ nhân việc con trai mình kết hôn cùng Vệ quốc trưởng công chúa đã nhận hối lộ bừa bãi, Ngự sử quan là Đồng Hanh Phát trước còn đem việc ấy tâu lên, nhưng sau thấy Lê Thụ vẫn chứng nào tật ấy thì lại “không đề cập đến việc đó nữa, rồi lại đem đồ lễ đến nhà Lê Thụ và nói xin lỗi!”31. Trường hợp khác cũng xảy ra vào thời Lê Nhân Tông: Con trai Đại đô đốc Lê Khuyển là Lê Quán Chi ban đêm họp nhau đánh giết người ở giữa kinh đô. Vụ việc bị phát giác, Quán “朝鲜李朝实录”, 太宗元年九月 (Triều Tiên Lý triều thực lục, Thái Tông nguyên niên, cửu nguyệt). 30 Ngô Sỹ Liên và các sử thần Hậu Lê (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.194, 201. 31 Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr. 451. Chi cùng hơn 10 người khác là nội quan và con trai của những người có chức trách bị hạ ngục. Khi án sắp xử xong thì Thái hậu can thiệp, hạ lệnh tha cho Quán Chi và chỉ thu tiền đền mạng. Trước hiện tượng đó, “các quan trong Ngự sử đài là bọn Lê Lâm không dám nói”32. Ngoài ra, sử nhà Lê còn cho biết thêm một số quan lại khác thuộc Ngử sử đài phạm tội cố ý làm trái pháp luật như: Giám sát ngự sử Quản Công Thiêm (phạm tội dung túng kẻ đưa hối lộ), Đô ngự sử Trần Xác (phạm tội bảo cử người bậy)33... Những hiện tượng kể trên phần nào đã làm mất đi hình ảnh và phẩm chất ngay thẳng, liêm khiết, chí công vô tư vốn có của Ngự sử đài thời Lê. Đương nhiên, những những hiện tượng tiêu cực của một số quan lại thuộc Tư hiến phủ và Ngự sử đài kể trên không khiến chúng ta dễ dàng phủ nhận một cách sạch trơn những đóng góp và cống hiến của đại đa số các quan lại thuộc hai cơ quan đối với sự phát triển chung của hai vương triều. * * * Cùng giữ chức năng là cơ quan tư vấn cho hoàng đế, giám sát và đàn hặc quan lại, Tư hiến phủ (vương triều Triều Tiên) và Ngự sử đài (vương triều Hậu Lê) có nhiều đặc điểm chung về cơ cấu tổ chức, chức trách, nhiệm vụ và cả đóng góp, hạn chế. Tuy nhiên, hai cơ quan này cũng có những điểm khác nhau về biên chế tổ chức, về phẩm trật quan lại và 29 78 32 Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mụ Sđd, tr. 457. 33 Ngô Sỹ Liên và các sử thần Hậu Lê (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.276, 290. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Nghiªn cøu khoa häc sự phân công phân nhiệm khi đặt trong mối quan hệ với các cơ quan khác. Sự khác biệt về tên gọi các chức quan và cơ quan trực thuộc Tư hiến phủ và Ngự sử đài cho phép nghĩ rằng, cùng là ảnh hưởng từ mô hình quan chế Trung Quốc nhưng vương triều Triều Tiên chủ yếu ảnh hưởng từ tổ chức quan chế của nhà Đường và nhà Tống trong khi vương triều Hậu Lê, từ sau cải cách của Lê Thánh Tông lại ảnh hưởng chủ yếu từ tổ chức quan chế của nhà Minh. Điều này gợi cho chúng ta nghĩ rằng, nếu đặt “cặp đôi” Tư hiến phủ và Tư gián viện của vương triều Triều Tiên trong sự đối sánh với Ngự sử đài và Lục khoa thời Hậu Lê thì sự tương đồng và khác biệt giữa hệ thống thanh tra, giám sát của hai vương triều này còn thể hiện rõ rệt và có chiều sâu hơn. Mong muốn của bài viết này là góp phần đặt cơ sở cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn như thế./. Đại Việt sử ký toàn thư (bản dịch), tập 2, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 6. Thái Minh Luân (2007), Nghiên cứu quần thể ngôn quan thời Minh, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Sư phạm Hoa Trung, Trung Quốc (蔡明 伦, “明代言官群体研究”,华中师范大 学2007 博士学位论文). 7.Nguyễn Ngọc Nhuận (Chủ biên, 2006), Một số văn bản điển chế pháp luật Việt Nam, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục (bản dịch), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Triều Tiên Lý triều thực lục, phần “Thái Tổ thực lục”, “Định Tông thực lục”, “Thái Tông thực lục” (“朝鲜李朝实录”, “太祖实录”, “定宗 实录”, “太宗实录” 部分). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Ly sử, quyển 76, chí thứ 30, phần “Bách quan, Tư hiến phủ”(“高丽史”,卷76, 志13, “百官 一·司宪 府”). 2. Phan Huy Chú (2008), Lịch triều hiến chương loại chí (bản dịch), tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Phan Ngọc Huyền (2011), “Đài quan thời Lê sơ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 11 (32 44). 4. Kinh quốc đại điển, phần Lại điển, bản khắc in lưu tại Sử khố Thái Bạch Sơn năm Vạn Lịch thứ 41 (1613) (“经国大典·吏典”, 太白山1613 年刻本). 5. Ngô Sỹ Liên và các sử thần Hậu Lê (2004), Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 79 [...]...Nghiên cứu khoa học s phõn cụng phõn nhim khi t trong mi quan h vi cỏc c quan khỏc S khỏc bit v tờn gi cỏc chc quan v c quan trc thuc T hin ph v Ng s i cho phộp ngh rng, cựng l nh hng t mụ hỡnh quan ch Trung Quc nhng vng triu Triu Tiờn ch yu nh hng t t chc quan ch ca nh ng v nh Tng trong khi vng triu Hu Lờ, t sau ci cỏch ca Lờ Thỏnh Tụng li nh hng ch yu t t chc quan... nh ng v nh Tng trong khi vng triu Hu Lờ, t sau ci cỏch ca Lờ Thỏnh Tụng li nh hng ch yu t t chc quan ch ca nh Minh iu ny gi cho chỳng ta ngh rng, nu t cp ụi T hin ph v T giỏn vin ca vng triu Triu Tiờn trong s i sỏnh vi Ng s i v Lc khoa thi Hu Lờ thỡ s tng ng v khỏc bit gia h thng thanh tra, giỏm sỏt ca hai vng triu ny cũn th hin rừ rt v cú chiu sõu hn Mong mun ca bi vit ny l gúp phn t c s cho nhng nghiờn

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w