... danh sử sách Hàn Quốc Vào thời kỳ này,cơ quan giáo dục Nho giáo lớn nhà Quốc học thức thành lập vào năm thứ đời vua Sinmun (năm 682) Các chức quan trường Quốc học Khanh, Bác sĩ, Trợ giáo, Đại xá... lòng trọng vọng.” Hàn Quốc có hai sử quan trọng Tam quốc sử ký Tam quốc di Tam quốc di xuất muộn Tam Quốc sử ký bổ sung nhiều tư liệu dân gian mà sử ký thiếu Các học giả Hàn Quốc xưa khẳng định... sử sách Hàn Quốc Phải chăng, tôn trọng giá trị tư liệu, ta thấy, chúng phản ánh phát triển sâu rộng Phật giáo xã hội Shilla giờ? Phản ánh đức tin thành kính người Shilla đương thời Phật giáo? Thứ
Trang 1T×m hiÓu gi¸ trÞ cña hyangka (h-¬ng ca) hµn quèc
Lý xu©n chung*
Tóm tắt: Hyangka (Hương ca) là những bài ca của Hàn Quốc xuất hiện từ thời cổ đại và
rất thịnh hành vào thời Shilla Số lượng các bài Hương ca còn lưu giữ lại được không nhiều, chủ yếu tập trung trong Tam Quốc di sự và Quân Như truyện Đây là tư liệu rất quý hiếm để các nhà nghiên cứu tìm hiểu về mọi mặt như văn học, nghệ thuật, tôn giáo, lịch sử… thời bấy giờ Bài viết này tập hợp các tư liệu hiện còn lưu giữ được nhằm cung cấp cho độc giả nhận biết một cách khái quát về Hương ca Hàn Quốc, đồng thời, cũng nêu ra và phân tích một vài nét về giá trị của Hương ca
Từ khóa: Hyang ca, Quân Như, Tam Quốc di sự, Trung Đàm, Vĩnh Tài, Phổ Hiền,
Nguyệt Minh, Shilla
Mở đầu
Trong Quyển 5 thuộc Tam Quốc di sự của
tác giả Nhất Nhiên có ghi: “Người Shilla rất
chuộng Hương ca” Điều đó cho thấy,
Hương ca rất thịnh hành vào thời kỳ
Tam*quốc và Shilla thống nhất Do trải qua
bao phen binh lửa, thiên tai địch họa mà
ngày nay, số lượng Hương ca còn lưu giữ
được chỉ tập trung vào hai tác phẩm là Tam
Quốc di sự và Quân Như truyện Bài viết sẽ
tổng quát, khảo sát tư liệu và tìm hiểu những
giá trị đặc sắc của Hương ca Hàn Quốc
1 Khảo sát tư liệu về Hương ca
Hương ca được ghi chép bằng chữ Hương
trát, tức hệ thống văn tự mượn chữ Hán ghi
* TS, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
lại âm thanh theo thứ tự ngôn ngữ Hàn.1
Hương có nghĩa là quê hương bản quán, là
đất nước của dân tộc Hàn Bởi vậy, vào thời
kỳ Ba vương quốc và Shilla thống nhất, từ
hương ca được hiểu là Bài ca của chúng ta,
tức Bài ca của người Hàn
Trước hết
, phụ nữ… trong đó, chủ yếu là sư sãi
Hai là, về số lượng bài còn lưu lại, tổng
số có 25 bài được ghi chép trong 2 tác phẩm
nổi tiếng là Tam quốc di sự và Quân Như
truyện Xin xem bảng cụ thể dưới đây:
1 Thứ tự ngôn ngữ Hàn ngược với thứ tự ngôn ngữ Hán
Trang 2Thể 4 câu:
ng (579-632)
(632-647)
(702-737)
(742-765)
Thể 8 câu:
1 Oán ca
(737-742)
(875-886)
Thể 10 câu:
(692-702)
c Vương (742-765)
(742-765)
4 Đảo Thiên thủ đại bi ca (Còn gọi là Thiên
(742-765)
Vương (661-681)
(742-765)
(579-632)
(785-798)
11 bài Hương ca trong Quân Như truyện đều
theo thể 10 câu, có tên gọi chung là Phổ Hiền
thập nguyện ca
2 Tùy hỷ công đức ca
3 Thỉnh chuyển pháp luân ca
4 Thỉnh Phật trú thế ca
5 Lễ kính chư Phật ca
6 Xưng tán Như Lai ca
7 Quảng tu cộng dưỡng ca
8 Thường tùy Phật học ca
9 Hằng thuận chúng sinh ca
10 Phổ giai hồi hướng ca
11 Tổng kết vô tận ca
-(918-1392)
Trang 3Như vậy, trong Tam quốc di sự, thể 4 câu
có 4 bài, thể 8 câu có 2 bài, thể 10 câu có 8
bài; còn trong Quân Như truyện thì cả 11 bài
đều theo thể 10 câu Về thời gian, chỉ có 3
bài được sáng tác trước thời kỳ Shilla thống
nhất (tức trước năm 668) là Thự đồng dao;
Phong dao và Huệ tinh ca Số còn lại đều
được sáng tác vào thời kỳ Shilla thống nhất
và đầu thời Koryeo
2 Những giá trị của Hương ca
Thứ nhất, phản ánh sâu sắc sự phát triển
mạnh mẽ của Phật giáo
Từ đầu thời Ba vương quốc (Koguryeo,
Baekje, Shila), vào năm 372, tức năm thứ 2
đời vua Sosurim, vua Phù Kiên của nhà Tấn
Trung Quốc đã cử sư Thuận Đạo sang
Koguryeo để truyền kinh sách và tượng
Phật Năm 374, nhà sư A Đầu của nhà Tấn
cũng đến Koguryeo Triều đình Koguryeo đã
cho xây dựng Chomunsa (Thiếu môn tự) và
IBunllasa (Y Phật Lan tự) để làm nơi tu hành
và truyền đạo của hai nhà sư trên Đây được
coi là mốc thời gian mà Phật giáo truyền vào
bán đảo Hàn Bởi Baekje và Shilla tiếp nhận
Phật giáo muộn hơn Koguryeo
Dẫu thời gian du nhập Phật giáo vào 3
vương quốc có khác nhau nhưng có một
điểm chung là đều được chính quyền trung
ương tiếp nhận, hoàng thất công nhận và
phát triển thành một thứ tôn giáo chính
thống của quốc gia Đây là nguyên nhân
chính tạo nên sự phát triển nhanh của Phật
giáo thời bấy giờ
Sau khi Shilla thống nhất đất nước (năm
668) thì Phật giáo hưng thịnh Sự hưng thịnh
đó được thể hiện rõ trong việc mở rộng chùa
chiền, tăng nhanh tín đồ, in ấn, phát hành
các sách giải nghĩa kinh Phật Đó là nhìn từ
góc độ quốc gia Còn trong dân gian, để tìm
hiểu xem trăm họ có ủng hộ, sùng bái Phật
giáo hay không thì không thể không nghiên
cứu, phân tích tư liệu dân gian, trong đó, Hương ca là tư liệu quý hiếm
Trong số 14 bài Hương ca trong Tam
quốc di sự 2, ta thấy có tới 9 bài do nhà sư hoặc tín đồ Phật giáo sáng tác Bởi tác giả là
sư sãi nên nội dung đều mang màu sắc tôn giáo mà họ dốc lòng tin, trong đó, đặc biệt
có những bài riêng chỉ ca ngợi Phật giáo hoặc bày tỏ lòng thành kính với đức Phật
như Thiên thủ Quan âm ca, Nguyện vãng
sinh ca Còn 11 bài Hương ca trong Quân Như truyện thì tất cả đều có nội dung liên
quan đến Phật giáo,ca ngợi đức Phật và tuyên truyền giáo lý nhà Phật
Đó là nói về tỷ lệ số lượng bài có liên quan đến Phật giáo Còn nói về “uy lực” có tính chất thần thánh thì ta có thể chiêm nghiệm qua nội dung và xuất xứ các bài như
Thiên thủ Quan âm ca, Đâu suất ca, Ngộ tặc
ca, Nguyện vãng sinh ca Xin nêu 2 ví dụ
điển hình:
Bài Đâu suất ca, còn có tên gọi là Tán
hoa ca được sáng tác trong bối cảnh như
sau:
Ngày mùng 1 tháng 4 năm Canh Tý (năm 760), tức năm thứ 19 đời vua Cảnh Đức, có hai mặt trời cùng xuất hiện suốt cả mười ngày mà không lặn
Quan coi thiên văn tâu rằng:
- Mời nhà sư có nhân duyên tán hoa công đức3 thì mới hóa giải được tai ương này Dương chờ đợi
Nhà
2 Nội dung cụ thể 14 bài Hương ca này đã được đăng trên trang web Nghiên cứu Hàn Quốc của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
3
Tán hoa: dâng hoa niệm Phật; công đức: một hành vi có tâm có đức theo giáo lý nhà Phật
Trang 4Nhà sư Nguyệt Minh liền làm bài Hương ca nêu trên rồi hát ngâm
trước đàn cầu nguyện thì một mặt trời biến
mất
Bài Ngộ tặc ca được sáng tác trong bối
cảnh như sau:
Nhà sư Vĩnh Tài lúc tuổi xế chiều
hơn 60 tên Bọn đạo tặc định sát hại
, khí sắc điềm nhiên như không Bọn đạo tặc thấy
kỳ lạ bèn hỏi họ tên, ông đáp là Vĩnh Tài
Bọn chúng lúc bình thường từng được nghe
danh của ông nên bảo ông làm một bài ca
Ông liền xuất khẩu thành chương rồi hát
ngâm cho chúng nghe
:
- Ta hiểu được của cải là cái căn của địa
ngục, nay muốn lánh trong núi sâu để gửi
gắm cuộc đời thì đâu dám nhận
, xuống tóc làm sư, cùng với Vĩnh
Tài vào ẩn cư trong núi Trí Dị, không trở lại
thế gian nữa
Qua hai ví dụ nêu trên, có thể nhiều người
cho là “duy tâm, phi hiện thực”, không phù
hợp trong xã hội ngày nay Nhưng, sự biến
đổi kỳ lạ cũng như sự lôi cuốn kỳ diệu trong
phần trích dẫn trên là được ghi trong sử sách
của Hàn Quốc Phải chăng, tôn trọng giá trị
tư liệu, ta thấy, chúng đã phản ánh sự phát
triển sâu rộng của Phật giáo ở xã hội Shilla
bấy giờ? Phản ánh đức tin thành kính của
người Shilla đương thời đối với Phật giáo?
Thứ hai, phản ánh sự hòa hợp tam giáo
Tam giáo ở đây là Phật giáo, Nho giáo và
Đạo Hoa lang Vào thời Shilla thống nhất và
thời sơ kỳ Koryeo, Phật giáo hưng thịnh và chiếm vị trí quan trọng Song, Nho giáo và Đạo Hoa lang vẫn cùng tồn tại và phát triển
đan xen Thông qua hai bộ sách Tam quốc sử
ký và Tam quốc di sự cùng tư liệu bi ký, các
sử gia cho biết, năm 372, năm thứ hai đời vua Sosurim, đồng thời với việc du nhập Phật giáo thì ở Koguryo, nhà Thái học đã được xây dựng Nhà Thái học là trường đào tạo nho sinh Sự xuất hiện trường này phản ánh một điều rằng, sự phát triển của việc học chữ Hán và tư tưởng Nho học đã đạt tới một mức độ nhất định, đồng thời, nó cũng khẳng định chỗ đứng chính thức của Nho học ở đây Tư liệu viết về Baekje còn cho biết, vào thời vua Geunchogo trị vì (346-375), nho sĩ nổi tiếng đương thời là Wang In (Vương
Nhân) đã mang sách Luận ngữ và Thiên tự
văn sang Nhật Bản để giảng dạy Ở Shilla, tư
liệu còn phong phú hơn và cho biết rõ Shilla
đã sử dụng niên hiệu theo Trung Quốc, thiết lập thể chế quận huyện và chế độ tang phục theo như Trung Quốc Từ khi Shilla thống nhất bán đảo, Nho học phát triển rất mạnh Những nhà nho nổi tiếng đương thời có công lớn truyền thụ Nho học như Gang su (Cường Thủ: ?-692), Seol Chong (Tiết
Thông:655-?), Choe Chi won (Thôi Trí Viễn: 857-?)…
đã được ghi danh trong sử sách Hàn Quốc Vào thời kỳ này,cơ quan giáo dục Nho giáo lớn nhất là nhà Quốc học đã chính thức được thành lập vào năm thứ 2 đời vua Sinmun (năm 682) Các chức quan trong trường Quốc học như Khanh, Bác sĩ, Trợ giáo, Đại xá đã được đặt ra và tài liệu để
giảng dạy, học tập gồm Lễ ký, Chu dịch,
Luận ngữ, Văn tuyển.v.v…
Những điều nêu trên tuy còn khái quát nhưng cũng chỉ muốn nêu rõ một điều rằng, Nho học, Nho giáo thời kỳ này phát triển song hành với Phật giáo Dẫu rằng Nho giáo không hưng thịnh và phát triển như Phật giáo nhưng đã được áp dụng trong thể chế
Trang 5chính trị, được sử dụng trong việc đào tạo
đội ngũ quan lại và sắp xếp lại trật tự xã hội
theo hướng Nho giáo
Cũng vào thời kỳ này, cùng với sự phát
triển của Phật giáo và Nho giáo, có một đạo
nữa mang đặc trưng riêng của Shilla cùng
tồn tại và phát triển Trong Loan Lang bi tự
(Lời tựa bia Loan Lang), Choe Chi won
(Thôi Trí Viễn) viết: “Nước ta có thứ đạo rất
huyền diệu gọi là Pung nyo (Phong lưu)
Căn nguyên đạo ấy đã được nêu cụ thể trong
sử sách trước đây, trên thực tế, nó bao hàm
cả 3 đạo và tiếp nối mà giáo hóa chúng sinh
Trong nhà thì giữ đạo hiếu với cha mẹ, ra
ngoài thì trung thành với đất nước, đó là lời
dạy của đức Khổng Tử Xử lý sự việc bằng
vô vi, thực hiện cái đạo bất ngôn, đó là tông
chỉ của Lão tử Không làm điều ác, ủng hộ
và làm việc thiện, đó là lời dạy của đức
Phật”4
Ngoài tên gọi Pung nyo do (Phong lưu
đồ) ra, còn có một số tên gọi khác như Pung
wol do (Phong nguyệt đồ); Guk seon do
(Quốc tiên đồ)5 Tới năm thứ 37 đời vua Jin
heung (năm 576), tên gọi thống nhất “thứ
đạo huyền diệu” đó là Hwa rang do (Hoa
Lang đạo) Tới đây, đạo này đã được hoàn bị
về mặt thể chế ở cấp độ quốc gia và là một
tổ chức chuyên giáo dục các thanh thiếu niên
phấn đấu hoàn thiện nhân cách, rèn luyện
tinh thần và thể chất theo giáo lý đã nêu ở
trên, sẵn sàng tham gia chiến đấu, hi sinh khi
đất nước cần
Trong nội dung các bài Hương ca và câu
chuyện dẫn giải, được coi như bối cảnh hoặc
xuất xứ bài Hương ca, ta thấy rõ sự hòa hợp
tam giáo nêu trên Tác giả một bài Hương ca
4
Dẫn lại Kim Seong Beom, Kim Sang Ho, Đào Vũ Vũ,
Dẫn nhập lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, Nxb Khoa học xã
hội 2011, tr 650
5 Chữ do (đồ) ở đây có thể hiểu là nhóm, phái, cũng có thể
hiểu theo ý nghĩa rộng hơn là đạo như lời Thôi Trí Viễn
đã giải thích ở trên
vốn là nhà sư danh tiếng, nhà sư Trung Đàm nhưng thể theo mong muốn của nhà vua đã làm ngay một bài Hương ca rồi hát ngâm
cho vua nghe Bài đó có tên là An dân ca,
nội dung mang đậm triết lý nhà Nho, trong
đó, hai câu kết nói rõ:
Vua ra vua, quan ra quan, dân xứng là dân;
Đất nước sẽ mãi hưởng thái bình
Lại nữa, trong câu chuyện về nhà sư Wol
myong (Nguyệt Minh) sáng tác bài Đâu suất
ca cũng phản ánh rõ sự hòa hợp tam giáo
Khi nhà vua ra lệnh mở đàn và viết bài cầu nguyện thì nhà sư Nguyệt Minh tâu:
- Thần tăng thuộc nhóm Quốc tiên nên chỉ biết hương ca chứ không thông thạo Phạn thanh6
Nhà vua nói:
- Theo nội dung trên, Nguyệt Minh thuộc nhóm Quốc tiên nhưng lại được gọi là sư,
xưng là Thần tăng, lại sáng tác bài Đâu suất
ca dâng lên đức Phật Đoạn sau ghi tiếp và
càng làm sáng tỏ ý tứ vừa nêu trên:
“Điều đó đủ biết Nguyệt Minh chí đức và chí thành, có thể cảm động đến đức Phật như vậy đó! Trong triều ngoài nội ai ai cũng biết chuyện này, nhà vua càng kính trọng nhà sư Nguyệt Minh, lại tặng cho một trăm tấm lụa
để biểu thị tấm lòng trọng vọng.”
Hàn Quốc có hai bộ sử rất quan trọng là
Tam quốc sử ký và Tam quốc di sự Tam quốc di sự xuất hiện muộn hơn bộ Tam
Quốc sử ký và đã bổ sung nhiều tư liệu trong dân gian mà bộ sử ký còn thiếu Các học giả
Hàn Quốc xưa nay đều khẳng định rằng 14
bài Hương ca trong Tam quốc di sự phản ánh
đa chiều trong dân gian thời Ba vương quốc,
6
Trang 6
trong đó, sự hòa hợp tam giáo như đã nêu
trên cũng thống nhất và là sự bổ sung cần
thiết cho bộ sử ký
Thứ ba, Phản ánh đời sống văn hóa tinh
thần sâu sắc của người Shilla
- Phản ánh sâu sắc đời sống văn hóa tâm
linh phong phú
Hương ca được sáng tác bằng ngôn ngữ
Hàn, có nghĩa là từ cách tư duy, tiếp cận, sử
dụng công cụ giao tiếp để sáng tác thuận lợi
hơn nhiều so với sử dụng ngôn ngữ ngoại lai
(cụ thể là chữ Hán), bởi vậy, Hương ca dễ
dàng phản ánh đời sống văn hóa tâm linh
của người Shilla tinh tế và sâu sắc Hơn nữa,
như trên vừa nêu, tam giáo cùng tồn tại và
phát triển ở Shilla, đó chính là chất liệu
phong phú tạo cho dòng Hương ca phản ánh
văn hóa tâm linh đương thời Trong tam giáo
nêu trên, Phật giáo phát triển mạnh nhất thì
lẽ đương nhiên văn hóa tâm linh Phật giáo
được phản ánh đậm nét nhất Tiếp sau đó,
dòng Quốc tiên cũng được thể hiện rõ nét,
trong đó, nổi bật nhất là bài Mộ Trúc chỉ
lang ca, Đâu suất ca, Tán Kỳ bà lang ca
cùng nhiều ý tứ tâm linh trong một số bài
khác Văn hóa Nho giáo cùng văn hóa tín
ngưỡng dân gian cũng được thể hiện đan xen
trong một số bài ca như An dân ca, Oán ca,
Tế vong muội ca
- Thể hiện sự lãng mạn của người Shilla
Một số bài Hương ca như Thự đồng dao,
Hiến hoa ca được coi là những bài ca lãng
mạn nhất, thậm chí được coi như những
chuyện lạ kỳ, hư cấu mang tính tưởng tượng
chứ không thể xảy ra trong đời thường Tác
giả của bài ca thứ nhất vốn chỉ là anh chàng
nghèo khó bán khoai lang ở đầu phố lại si
mê công chúa xinh đẹp quý phái Anh ta
sáng tác bài ca trên rồi vừa cho trẻ con ở đầu
phố khoai lang vừa dạy chúng hát bài đồng
dao đó Nội dung bài đồng dao tiết lộ câu
chuyện tình lén lút của công chúa mà hoàng tộc nghiêm cấm Bài ca lan truyền rộng rãi rồi lọt vào cung cấm Công chúa Seon Hwa (Thiện Hoa) bị đuổi khỏi cung Khi đó, anh chàng mới gặp được công chúa, thổ lộ tình cảm và hai người yêu nhau Câu chuyện chỉ
có thể là truyền thuyết và để hiện thực hóa, dân gian truyền rằng anh chàng đó là Baekje
Vũ Vương cho xứng đôi với công chúa Shilla Điều đó phản ánh niềm mơ ước và khát khao một tình yêu tự do, không bị ràng buộc bởi thân phận sang hèn và quốc tịch khác nhau
Câu chuyện được coi như xuất xứ của bài
Hiến hoa ca còn lãng mạn hơn nữa Phu
nhân Suro (Thủy Lộ) được coi là tuyệt sắc
mỹ nhân trên đường cùng chồng đi nhận chức Thái Thú ở Kangneung trông thấy một cành hoa đỗ quyên nở rất đẹp trên vách đá cheo leo bên bờ biển Phu nhân truyền cho binh lính tháp tùng lên hái nhưng không ai dám mạo hiểm Lúc đó, một ông lão dắt con
bò đi ngang qua, ông đã không sợ hiểm nguy trèo lên hái hoa rồi vừa đưa tặng nàng vừa hát bài Hương ca trên Sự tuyệt vời của ông lão là ở chỗ đó! Trước sự quyến rũ của vẻ đẹp tuyệt trần, ông lão đã mang hết công sức
và lòng nhiệt tình để làm sao có thể quyến rũ người đẹp Lòng nhiệt thành ấy đã biến ông trở thành chàng trai trẻ cường tráng để có thể trèo lên vách đá hiểm trở hái một nhành hoa tặng nàng7
- Phản ánh đời sống văn hóa dân gian đa dạng
7 Komisook – Jungmin – Jungbyungsul, Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX, Jeon Hye Kyung – Lý
Xuân Chung dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội 2006, tr.58-59
Trang 7Trong những câu chuyện tạo bối cảnh cho
bài Hương ca và nội dung cụ thể bài ca,
người đọc thấy rõ, nhiều mặt của đời sống
dân gian đã được khắc họa rõ nét Những
câu chuyện thần bí về nhà sư Nguyệt Minh,
nhà sư Trung Đàm, Vĩnh Tài; Câu chuyện và
bài Hương ca Xử Dung; Nội dung bài Tế
vong muội ca đã phản ánh nhiều mặt, đa
chiều, vừa kỳ ảo vừa hiện thực trong mối
quan hệ giữa con người với con người, con
người với thiên nhiên và các vong linh là
người thân của tác giả
Thứ tư, Giá trị về nghệ thuật
Về mặt thể tài, Hương ca được sáng tác
theo 3 thể: 4 câu, 8 câu và 10 câu Nếu nhìn
về thể 4 câu và 8 câu thì nhiều nhà nghiên
cứu thơ ca sẽ liên tưởng ngay đến thể thơ tứ
tuyệt và thất ngôn bát cú rất thịnh hành vào
đời nhà Đường Trung Quốc Thời Shilla
cũng tương đương với thời kỳ nhà Đường,
bởi vậy, ảnh hưởng của thể thơ Đường sang
Shilla là không thể phủ nhận Song, ở đây, ta
thấy có một sự độc đáo mà không thể liên
tưởng, đó là thể 10 câu của riêng Hương ca
Shilla Theo thể này, bài ca được chia làm 3
đoạn: 4-4-2 Đoạn đầu được coi như phần
nhập đề, thường nêu triết lý, luận điểm và
nội dung chủ yếu Đoạn giữa thường nêu
cảm xúc, bình luận Hai câu cuối là phần kết
luận Nét độc đáo thể hiện ở hai câu cuối
này Ở đầu câu thứ 9, luôn luôn phải có từ
cảm thán “A…” đưa cảm xúc thơ ca lên cao
và sau đó, đến câu thứ 10 thì hạ dần cung
bậc, kết thúc toàn bộ bài ca Bởi nét độc đáo
của thể Hương ca 10 câu mà hầu hết các bài
ca mang tính nghệ thuật cao đều được sáng
tác theo thể này
*
* *
Ngay từ trước thế kỷ X, trong khi nhiều nước ở khu vực Đông Á còn chưa hình thành triều đại phong kiến, văn học viết còn chưa phát triển thì ở bán đảo Hàn, văn học đã phát triển khá cao, trong đó, Hương ca được ghi chép bằng ngôn ngữ của dân tộc Hàn (chữ Hương trát) đã rất thịnh hành Sử liệu đã ghi
rõ như vậy và số lượng 25 bài Hương ca tìm được trong thư tịch cổ là minh chứng cho sử liệu đã ghi
Giá trị của Hương ca được biểu hiện rõ ở các mặt nội dung và nghệ thuật Giá trị về nội dung rất phong phú mà bài viết dẫu đã nêu ở trên nhưng chưa thể đề cập hết Giá trị
về nghệ thuật đã khẳng định nét riêng của văn chương Hàn Quốc và sự sáng tạo nghệ thuật cao của các văn nhân thời Shilla Hương ca thực sự là những viên ngọc quý trong thi ca cổ điển Hàn Quốc!
1 Kim Seong Beom, Kim Sang Ho, Đào Vũ
Vũ, Dẫn nhập lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, Nxb
Khoa học xã hội 2011
2 Komisook – Jungmin – Jungbyungsul, Văn
học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX,
Jeon Hye Kyung – Lý Xuân Chung dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2006
3 Jo Yun je, Văn học sử Hàn Quốc, bản dịch
Trung văn của Trương Liên Khôi; Nxb Văn hiến Khoa học xã hội, Trung Quốc 1992
4 Vi Húc Thăng, Triều Tiên văn học sử, Nxb
Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc 1986
5 Kim Dong Ook, Quốc văn học sử, Nxb
Nhật tân, Seoul Hàn Quốc 1997
Won-jung, 2007, Nxb Mineum