Cải cách kinh tế của cộng hoà dân chủ nhân dân triều tiên thời kỳ trước 2002

5 159 0
Cải cách kinh tế của cộng hoà dân chủ nhân dân triều tiên   thời kỳ trước 2002

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

... nghiờn cu chuyờn sõu v ch ngha t bn v kinh t th trng Mt s cỏch thc khỏc cng c Triu Tiờn s dng nõng cao kin thc v kinh t th trng thụng qua vic phỏi cỏc quan chc kinh t nc ngoi nh Australia v Trung... trin v chp nhn nhng cụng ngh mi, cũn ci thin li cp ti cỏc phng phỏp qun lý kinh t v a quyt sn xut tiờn tin vo hot ng kinh t Ci thin cũn bao gm thng cụng lao ng nhm khuyn khớch nụng dõn v cụng... tro Chollima l nhm vt qua nhng khú khn kinh t hin ti bng cỏch t hi sinh thụng qua huy ng qun chỳng tham gia Ngi ta ó nhn thy cú s thay i phng hng phỏt trin kinh t xó hi ca nc ny, ú, k t nm 1998,

Nghiªn cøu khoa häc C¶I c¸ch kinh tÕ cña chdcnd triÒu tiªn – ThêI Kú TR¦íc 2002 Ng« xu©n b×nh* hững thay đổi gần đây của Triều Tiên làm cho nhiều người tin rằng Bình Nhưỡng đang theo đuổi mô hình cải cách kinh tế và mở cửa như kiểu Trung Quốc và Việt Nam. Dường như họ đang theo đuổi kinh tế thị trường. Điều này thể hiện cố gắng của Triều Tiên trong việc hồi sinh cho nền kinh tế kế hoạch tập trung vốn rất ốm yếu. Mặc dù cần nhiều thời gian hơn để thẩm định xu hướng phát triển này, song điều rõ ràng là Triều Tiên đang tái thiết nền kinh tế bằng cách áp dụng cơ chế thị trường cho dù đây chỉ là bước đi đầu tiên. Tuy nhiên, khả năng của Bình Nhưỡng duy trì cải cách phụ thuộc phần lớn vào môi trường xung quanh Triều Tiên, đặc biệt là quan hệ của Triều Tiên với Mỹ với Hàn Quốc và với các nước lớn khác trong khu vực. Điều này cũng có nghĩa là sự phát triển của Triều Tiên trong tương lai chứa đựng nhiều ẩn số. * I. Như đã biết, từ năm 1998 trở đi, Triều Tiên thực hiện chiến lược phát triển kinh tế dựa trên tổng huy động quần chúng và phát triển khoa học và kỹ thuật. Sự huy động toàn quốc này dưới hình thức làm sống lại “phong trào Chollima”, ban đầu do Kim Nhật Thành phát động năm 1958 nhằm hiện thực hoá tái thiết quốc gia. Kim Jong-Il dọn N đường cho thực hiện “bước nhảy Chollima thứ hai” vào tháng Giêng năm 1998 bằng cách tiến hành hàng loạt những chuyến thăm động viên tại hiện trường để huy động quần chúng. Chuyến thăm đầu tiên của ông là tới tỉnh Jagang-dong, nơi ông tuyên bố cái gọi là “tinh thần Ganggye”, tạo lập nền tảng tinh thần ngoan cường tiến hành xây dựng kinh tế. Sau đó, Kim thăm xưởng luyện thép Sungjin ở tỉnh Hamgyeongbuk-do, nơi ông kêu gọi người dân “một lần nữa đứng trong hàng ngũ và là một phần quân tiên phong của phong trào Chollima”. Từ đây về sau, phương tiện truyền thông đại chúng Triều Tiên bắt đầu truyền bá những thuật ngữ như “phong trào Chollima mới” và “hồi sinh phong trào Chollima” nhằm tập hợp quần chúng tham gia. Trong “Bài xã luận Năm mới” 1999, Rodong Shinmun và những tờ báo hàng đầu khác kêu gọi “cần thúc đẩy bước nhảy Chollima thứ hai trong trật tự để đưa đất nước trở thành quốc gia hùng cường và thịnh vượng dưới sự lãnh đạo của Kim Chủ tịch”. Bài xã luận này báo hiệu chính thức phát động phong trào Chollima thứ hai, với những khẩu hiệu liên quan thay đổi từ “tinh thần Ganggye” và “người dẫn đường Sunggang (xưởng luyện thép Sungjin)” sang “người dẫn lên thiên đường”. * Phã Gi¸o s-, TiÕn sÜ, Tæng biªn tËp T¹p chÝ Nghiªn cøu §«ng B¾c ¸, ViÖn tr-ëng ViÖn Nghiªn cøu §«ng B¾c ¸ Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 1(95) 1-2009 41 Nghiªn cøu khoa häc Trong khi phong trào Chollima thứ nhất trong những năm 1950 phục vụ sự nghiệp củng cố nền tảng chủ nghĩa xã hội trong các giai đoạn ban đầu, phong trào thứ hai này hiển nhiên nhằm khích lệ một lực lượng chi phối cụ thể có thể dẫn đến xây dựng một quốc gia hùng cường và thịnh vượng. Theo những tuyên bố công khai của Bình Nhưỡng, phong trào thứ hai này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho đổi mới và phát triển không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở tất cả những lĩnh vực khác, bao gồm chính trị, quân sự và xã hội. Khẳng định này có thể hiểu là Triều Tiên vẫn theo đuổi mục tiêu truyền thống tiếp thêm sinh lực cho chủ nghĩa xã hội bằng sức mạnh của mình và tổng động viên người dân tham gia. Mục tiêu chính của phong trào Chollima là nhằm vượt qua những khó khăn kinh tế hiện tại bằng cách tự hồi sinh thông qua huy động quần chúng tham gia. Người ta đã nhận thấy có sự thay đổi trong phương hướng phát triển kinh tế xã hội của nước này, trong đó, kể từ năm 1998, vai trò của khoa học và công nghệ được Triều Tiên nhắc đi nhắc lại là nguồn lực không thể thiếu cho phát triển kinh tế. Tất nhiên, việc Triều Tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học và công nghệ bắt nguồn từ thập niên 1960. Thời kỳ đó, họ tập trung chủ yếu vào gia tăng sản xuất, nâng cấp các phương tiện kỹ thuật, và cải tiến năng suất lao động thông qua “cách mạng công nghệ”. Ngược lại, trong thời gian gần đây họ lại coi trọng khoa học và công nghệ theo hướng thực hiện những nỗ lực tái cơ cấu công nghiệp trên phạm vi rộng. Theo cách tiếp cận chính sách mới của Bình Nhưỡng đối với khoa học và công nghệ 42 được nêu rõ trong Xã luận Năm mới 2000 nói trên thì khoa học và công nghệ là một trong ba trụ cột chính, cùng với tư tưởng chính trị và sức mạnh quân sự, cần phải có để xây dựng quốc gia hùng cường và thịnh vượng. Trước đó, Triều Tiên thực hiện những bước đi nâng cao vai trò khoa học và công nghệ, bao gồm thành lập Bộ Công nghiệp điện tử năm 1999, và tổ chức hội nghị các nhà khoa học và chuyên gia công nghệ để khuyến khích họ đóng góp vào đẩy mạnh phát triển kinh tế. Tháng 7 năm 2000, một bài xã luận của Rodong Shinmun đề cập sự nổi lên của “chính trị khoa học và công nghệ”, thảo luận kỹ lưỡng bản chất của khoa học và công nghệ, và thêm rằng “một chính sách coi trọng hơn vào khoa học là một trong những lựa chọn chiến lược của chúng ta khi chúng ta tiến hành nhiệm vụ cấp thiết xây dựng quốc gia hùng cường và thịnh vượng”. Kể từ năm 1998, Triều Tiên thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để đạt được mục tiêu trở thành cường quốc kinh tế. Đi tiên phong trong cách tiếp cận này là nỗ lực thúc đẩy đất nước hồi phục dựa trên sức mạnh của mình và huy động toàn quốc, nâng cao hiệu quả kỹ thuật bằng cách tập trung phát triển khoa học và kỹ thuật. Để đạt tới mục tiêu này, Bình Nhưỡng tìm cách xoá bỏ hoặc cơ cấu lại những bộ phận không hiệu quả của hệ thống. Những thay đổi này tác động rộng khắp đến các lĩnh vực gồm nông nghiệp và công nghiệp cũng như chính sách của chính phủ. Theo đánh giá của nhiều học giả thì cuộc cải cách này có đặc điểm “cải cách trong phạm vi chế độ” hơn là “cải cách chế độ”. Và, dường như đây là một phần chuẩn Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 1(95) 1-2009 Nghiªn cøu khoa häc bị cho cải cách vượt ra ngoài mô hình truyền thống. Triều Tiên công bố những khẩu hiệu như “tái thiết” và “cải thiện”, và điều này được nhận diện thông qua cải cách và được tiến hành theo cách riêng của Triều Tiên. “Tái thiết” và “cải thiện” được chấp nhận là những đặc điểm nổi trội của những thay đổi diễn ra ở Triều Tiên kể từ năm 1998. Trong khi tái thiết chỉ bao gồm phát triển và chấp nhận những công nghệ mới, còn cải thiện lại đề cập tới các phương pháp quản lý kinh tế và đưa bí quyết sản xuất tiên tiến vào trong hoạt động kinh tế. Cải thiện còn bao gồm thưởng công lao động nhằm khuyến khích nông dân và công nhân hăng say làm việc, điều chỉnh các đơn vị nông trường tập thể và hợp lý hoá hoạt động doanh nghiệp và cải thiện chế độ kế toán. Mặc khác, những sáng kiến về tái thiết bao gồm công nghệ hiện đại được các xí nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp sử dụng, và giới thiệu những phương tiện công nghệ cao. Người ta cho rằng hai khẩu hiệu này thực chất phản ánh ý định của giới lãnh đạo Triều Tiên chấp nhận cải cách và dần dần mở rộng phạm vi mở cửa nền kinh tế, trong khi vẫn đảm bảo an ninh của chế độ dưới cái ô “chính trị quân đội làm nền tảng”. Điều lưu ý là việc truyền bá khẩu hiệu tái thiết và cải thiện được thực hiện tiếp sau Kim Jong-Il kêu gọi “tư duy mới”. Đây là ý kiến được nêu ra sau khi ông trở về từ chuyến công du không chính thức đến Trung Quốc năm 2001. Tại thời điểm đó, Kim cũng nhấn mạnh rằng “tất cả các đồng chí nên loại bỏ những khái niệm lỗi thời và chấp nhận tư duy mới để điều chỉnh căn bản thái độ làm việc gắn với tình hình thực tế”. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 1(95) 1-2009 Trên thực tế, Triều Tiên tăng cường “nghiên cứu chủ nghĩa tư bản” để có thể vận dụng. Người ta cho rằng một “viện nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản” thuộc Bộ Thương mại đã được thành lập để thu thập thông tin và tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu về chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường. Một số cách thức khác cũng được Triều Tiên sử dụng để nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường thông qua việc phái các quan chức kinh tế ra nước ngoài như Australia và Trung Quốc để nghiên cứu. Những động thái này thể hiện Triều Tiên tìm cách mở cửa và hướng đến trở thành cường quốc kinh tế bằng cách bắt tay vào con đường tái thiết và đổi mới. II. Những nỗ lực cải cách và mở cửa do Triều Tiên tiến hành kể từ năm 1998 tập trung vào hai mục tiêu có tính bao quát. Thứ nhất là nhằm đảm bảo duy trì chế độ hiện tại, và thứ hai là hướng đến phát triển kinh tế. Do mâu thuẫn cố hữu của cách tiếp cận hai hướng này, cho đến gần đây, Bĩnh Nhưỡng buộc phải xúc tiến thận trọng khi việc chấp nhận cải cách có thể dẫn tới những thay đổi chế độ hiện tại. Tuy nhiên Triều Tiên tự thấy phải đối mặt với một thực tế là nếu không cải cách căn bản chế độ hiện nay, nước này khó có thể phát triển kinh tế và ngược lại. Có nhiều vấn đề nghiêm trọng không thể giải quyết thoả đáng nếu chỉ thông qua nỗ lực “cải cách từ bên trong hệ thống”. Đó là thiếu hụt nguồn cung trên phạm vi rộng và mạng lưới phân phối méo mó, những vi phạm tràn lan liên quan đến phân bổ nguồn lực và tình trạng lỏng lẻo trong quản lý của nhà nước do thịnh hành các hoạt động kinh 43 Nghiªn cøu khoa häc doanh trái phép (phi xã hội chủ nghĩa). Để đối phó với tình hình này, Triều Tiên buộc phải thực hiện những biện pháp cải cách mạnh hơn. Cho đến nay, cải cách và mở cửa của Triều Tiên được người ta ghi nhận không giống như các nước chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu nhưng có những nét giống với Trung Quốc và Việt Nam. Thực tế cho thấy, phương hướng phát triển của Triều Tiên dường như theo “kiểu chủ nghĩa xã hội thứ ba”. Điều lưu ý là, cải cách của Triều Tiên là vấn đề không chỉ gắn với kinh tế, mà còn liên quan chặt chẽ với chính trị, quân sự, xã hội và văn hoá. Vì tiến trình này chịu ảnh hưởng từ sự chia cắt lãnh thổ Triều Tiên và quan hệ liên Triều phức tạp, không thể đánh giá triển vọng cải cách và mở cửa của Triều Tiên chỉ đơn giản thông qua so sánh với các nước xã hội chủ nghĩa khác, do vậy khó dự báo những kết quả có thể xảy ra. Hơn nữa, vấn đề này gắn liền với sự thay đổi của tình hình quốc tế ở Đông Á, trong đó có ảnh hưởng của các nước lớn như Mĩ, Nhật Bản và Trung Quốc. Do đó, Bình Nhưỡng sẽ phải cực kỳ thận trọng khi hướng đến cải cách và mở cửa. Điều này có nghĩa là Triều Tiên sẽ phải đánh giá cẩn thận kết quả của mỗi giai đoạn trước khi tiếp tục một giai đoạn mới. Cách tiếp cận thận trọng như vậy cho đến giờ đã thấy rõ trong tình hình cải cách của nước này. Người ta dự đoán những nỗ lực cải cách và mở cửa của Triều Tiên sẽ đi theo tiến trình thận trọng. Mà như người ta nói đó là sự dịch chuyển từ “cải cách trong phạm vi chế độ” sang “cải cách chế độ” và, phụ thuộc vào kết quả của tiến trình này, dẫn đến 44 “đổi mới chế độ” hay sự nổi lên của “kiểu chủ nghĩa xã hội thứ ba”. Theo ý kiến của một số học giả, cải cách xã hội nói chung là sự thay đổi trong nhiều hơn một trong những lĩnh vực sau đây: hệ tư tưởng thống trị, cơ cấu quyền lực, quyền sở hữu tài sản, hoặc cải cách cơ chế vận hành bộ máy hành chính theo hướng cấp tiến nhưng vẫn chưa đạt đến mức đổi mới chế độ đang tồn tại. Nói cách khác, những thay đổi đối với từ hai lĩnh vực kể trên trở lên trong một xã hội có thể gọi là cải cách, mà mục tiêu chủ yếu của nó là nâng cao hiệu quả của chế độ hiện tại. Vì vậy, để phân biệt giữa “cải cách trong phạm vi chế độ” của Triều Tiên và “cải cách chế độ”, cần thiết phải xem xét những điểm sau đây: “Cải cách trong phạm vi chế độ” là nhằm nâng cao hiệu quả của chế độ trong khi giảm thiểu thay đổi chế độ. Do đó, các biện pháp cải cách được chấp nhận dưới tiến trình “cải cách trong phạm vi chế độ” nhằm cải thiện hiệu quả “mang tính kỹ thuật” của chế độ mà không cần cơ cấu lại các thể chế hiện hành. Những ví dụ thuộc loại này bao gồm thay đổi hoạt động của các đơn vị nông trường mà không làm tổn hại chế độ nông trường tập thể, và đưa ra nhiều khuyến khích hấp dẫn hơn đối với công nhân và nông dân, trong khi duy trì chế độ lương đã thiết lập. Trong khi đó, “cải cách chế độ” là nhằm nâng cao hiệu quả xã hội tổng thể, và do đó dẫn đến thay đổi thể chế khi cần thiết. Vì vậy, một sáng kiến cải cách có thể thúc đẩy cải thiện chế độ trả công lao động và đổi mới cơ chế kế hoạch, đồng thời thể chế hóa những thông lệ thị trường và thậm chí điều chỉnh hệ tư tưởng chi phối. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 1(95) 1-2009 Nghiªn cøu khoa häc Ở Triều Tiên, “cải cách trong phạm vi chế độ” bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, “cuộc hành quân gian khổ” và “hệ tư tưởng ngọn cờ đỏ”, gắn với nỗ lực bảo vệ chế độ và vượt qua khủng hoảng kinh tế. Trong giai đoạn từ 1991 đến 1998, Triều Tiên thảo luận sôi nổi về phương hướng, chính sách kinh tế và đánh giá lại tư tưởng juche. Đáng lưu ý trong giai đoạn này là sự nổi lên các khái niệm mới, chẳng hạn “hệ tư tưởng ngọn cờ đỏ” mà mục tiêu chính là xác định cách thức bảo vệ lợi ích của đất nước trước những cuộc khủng hoảng khác nhau. Giai đoạn này thực chất là thời kỳ chuẩn bị xây dựng chính sách mới. Ở giai đoạn thứ hai, từ 1998 đến 2002, những biện pháp cải cách một phần được thực hiện tích cực hơn thông qua các chương trình “tái thiết” và “cải thiện”. Thời kỳ này lần đầu tiên họ coi “chính trị quân đội làm nền tảng” là ưu tiên; thực hiện “chính sách kinh tế mang tính cách mạng”; chấp nhận chế độ tổng động viên; tiến hành tái cơ cấu công nghiệp dựa trên ứng dụng khoa học và công nghệ tiến tiến; bãi bỏ và sau đó phục hồi hệ thống “khu liên hợp”; và thúc đẩy chủ nghĩa thực dụng và “tư duy mới”. * * * Tuy nhiên, những biện pháp “cải cách trong phạm vi chế độ” đã không giải quyết căn bản những khó khăn kinh tế gia tăng của Triều Tiên. Tình trạng thiếu hụt kéo dài và gay gắt của nhiều mặt hàng thiết yếu hàng ngày và nguyên liệu cơ bản, trong đó có Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 1(95) 1-2009 lương thực, và gần như sụp đổ mạng lưới phân phối đi kèm với hoạt động của những thành phần trái phép lan tràn, đã hối thúc cần có những biện pháp cải cách cấp tiến hơn. Cần lưu ý rằng, bối cảnh quan hệ liên Triều được cải thiện đáng kể năm 2000 đã tạo ra môi trường thuận lợi khuyến khích Triều Tiên thực thi các biện pháp cải cách ở tầm “cải cách chế độ”. Đó là “biện pháp cải thiện kinh tế” ngày 01/07/2002. Một số chuyên gia cho rằng với việc thực thi biện pháp này, Triều Tiên đang hướng tới xây dựng “chủ nghĩa xã hội thực dụng”. Tµi liÖu tham kh¶o 1. Tổng Cục Thống kê, 2006, Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, Nxb thống kê, Hà Nội, Việt Nam 2. Các tài liệu về Đổi mới kinh tế ở Việt Nam tại toạ đàm khoa học, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng 11 năm 2008, Hà Nội, Việt Nam. 3. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế -Chính trị Thế giới, các số của năm 2006, 2007, 2008 4. http://www.koreaherald.co.kr/ 5.http://www.northkoreatimes.com/index.php /ct/10/id/08aysdf7tga9s7f7/ 6. http://www.bignewsnetwork.com 7. www.mofa.gov.vn/vi/tt_vietnam/nr 040810155228 8.www.nhandan.org.vn/kinhte 9. www.vneconomy.vn 10.www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Ob ject=5&news_ID=10452240 45

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan