... Đặc điểm lý, hóa nước kênh rạch Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ thực khoảng thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 11/2013 rạch Cái Khế, Đầu Sấu Cái Sơn thuộc Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. .. nước mặt thành phố Cần Thơ 2.3 Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ 11 2.3.1 Sơ lược Quận Ninh Kiều 11 2.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. .. đồ hành Thành phố Cần Thơ Hình 3.1: Sơ đồ vị trí thu mẫu rạch Cái Khế quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 23 Hình 3.2: Sơ đồ vị trí thu mẫu rạch Đầu Sấu rạch Cái Sơn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ---------- LÊ NGỌC HẠNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐẶC ĐIỂM LÝ, HÓA NƯỚC TRÊN CÁC KÊNH RẠCH CHÍNH Ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Cán bộ hướng dẫn: DƯƠNG TRÍ DŨNG Cần Thơ, 2013 PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn kèm theo đây với tựa đề là “Đặc điểm lý, hóa nước trên các kênh rạch chính ở Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ” do Lê Ngọc Hạnh thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua. Cán bộ hướng dẫn Ths. Dương Trí Dũng Cán bộ phản biện Cán bộ phản biện PGS.Ts Bùi Thị Nga Ths. Nguyễn Công Thuận i LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Quý thầy cô thuộc Bộ môn Khoa học Môi trường – Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên – Trường Đại học Cần Thơ đã tận tâm truyền đạt kiến thức trong những năm học qua và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp. Thầy Dương Trí Dũng đã tận tình hướng dẫn, cung cấp những kiến thức, tài liệu quý báu và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Gia đình đã động viên và giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian học tập và đặc biệt trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Tập thể lớp Khoa học Môi trường Khóa 36 đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho em suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Cần Thơ, ngày 13 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Ngọc Hạnh ii TÓM LƯỢC Đề tài “Đặc điểm lý, hóa nước trên các kênh rạch chính ở Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ” được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 11/2013 tại 3 rạch Cái Khế, Đầu Sấu và Cái Sơn thuộc Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ nhằm đánh giá và so sánh chất lượng môi trường nước tại các khu vực nghiên cứu (dựa vào QCVN 08:2008/BTNMT). Mẫu nước được thu 6 điểm trên rạch Cái Khế (từ P1 đến P6), 4 điểm trên rạch Đầu Sấu (từ P7 đến P10) và 5 điểm trên rạch Cái Sơn (từ P11 đến P15) qua 2 lần thu mẫu vào đầu và cuối mùa mưa để phân tích một số chỉ tiêu lý, hóa như: pH, DO, COD, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, Fe tổng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các yếu tố lý hóa môi trường nước (DO, COD, N-NO2-, P-PO43-, Fe tổng) ở 3 rạch khảo sát đều không đạt QCVN 08: 2008/BTNMT (cột A2), ngoại trừ các chỉ tiêu pH, N-NO3- còn nằm trong quy chuẩn cho phép. Trên rạch Cái Khế nồng độ DO thấp hơn từ 1,2 – 33,3 lần; COD vượt từ 1,4 – 3,5 lần; N-NO2- vượt từ 3,4 – 35,3 lần; P-PO43- vượt từ 1,0 – 2,4 lần; Fe tổng vượt từ 1,1 – 2,4 lần. Trên rạch Đầu Sấu nồng độ DO thấp hơn từ 1,1 – 25 lần; COD vượt từ 1,5 – 3,6 lần; N-NO2- vượt từ 3,9 – 42,8 lần; P-PO43- đợt 1 vượt từ 1,1 – 2,8 lần (trừ vị trí P7); Fe tổng vượt từ 1,1 – 4,7 lần. Trên rạch Cái Sơn nồng độ DO thấp hơn từ 1,0 - 25 lần; COD vượt từ 1,3 – 3,4 lần; N-NO2vượt từ 3,2 – 26,2 lần; P-PO43- đợt 1 vượt 1,3 lần tại vị trí P11, đợt 2 vượt 1,1 lần tại P15; Fe tổng vượt từ 1,0 – 2,9 lần cột A2 của QCVN 08: 2008/BTNMT trong 2 đợt khảo sát (trừ 2 vị trí P13, P14). Nhìn chung, giá trị các thông số lý, hóa tại các rạch khảo sát vào đầu mùa mưa đều cao hơn cuối mùa mưa trừ thông số DO thấp hơn. Chất lượng nước mặt tại 3 rạch khảo sát bị ô nhiễm hữu cơ, N-NO2-, P-PO43-, Fe tổng. Rạch Cái Khế và Đầu Sấu có xu hướng ô nhiễm hữu cơ nặng hơn rạch Cái Sơn. iii MỤC LỤC -----oOo----Nội dung Trang Trang bìa trong Trang phê duyệt của hội đồng ............................................................................... i Lời cảm tạ ............................................................................................................. ii Tóm lược...............................................................................................................iii Mục lục ................................................................................................................ iv Danh sách hình .....................................................................................................vi Danh sách bảng ....................................................................................................vii Danh sách các từ viết tắt .....................................................................................viii CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU .................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2 CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................ 3 2.1 Tổng quan về tài nguyên nước .................................................................. 3 2.1.1 Tầm quan trọng của nước đối với con người ....................................... 3 2.1.2 Sơ lược về tài nguyên nước ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) .. 4 2.1.3 Ô nhiễm nước và đặc điểm của nguồn thải.......................................... 5 2.2 Sơ lược về Thành phố Cần Thơ ................................................................. 7 2.2.1 Vị trí địa lý ......................................................................................... 7 2.2.2 Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 7 2.2.3 Điều kiện kinh tế, xã hội ..................................................................... 9 2.2.4 Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt thành phố Cần Thơ......... 9 2.3 Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ ..................................................... 11 2.3.1 Sơ lược về Quận Ninh Kiều .............................................................. 11 2.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ .................................................................................................... 11 2.4 Sơ lược về các kênh rạch chính ở Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ .. 12 2.4.1 Rạch Cái Khế ................................................................................... 12 2.4.2 Rạch Đầu Sấu ................................................................................... 14 2.4.3 Rạch Cái Sơn .................................................................................... 15 2.5 Các thông số lý-hóa đánh giá chất lượng môi trường nước ...................... 15 2.5.1 pH .................................................................................................... 15 2.5.2 Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước – DO ( Dissolved Oxygen) ........ 16 2.5.3 Nhu cầu ôxy hóa học – COD (Chemmical Oxygen Demand)............ 17 2.5.4 Đạm nitrit N-NO2- ............................................................................ 18 2.5.5 Đạm nitrate N-NO3- .......................................................................... 19 2.5.6 Phosphate P-PO43- ............................................................................ 19 2.5.7 Tổng Sắt ........................................................................................... 20 2.6 Giá trị giới hạn của các thông số lý, hóa nước trong QCVN 08: 2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt) ......... 21 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 23 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 23 iv 3.1.1 Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 23 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 23 3.2 Phương tiện nghiên cứu........................................................................... 28 3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 28 3.3.1 Phương pháp thu và bảo quản mẫu ................................................... 28 3.3.2 Phương pháp phân tích ..................................................................... 28 3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 28 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................... 29 4.1 Đặc điểm lý, hóa môi trường nước trên rạch Cái Khế .............................. 29 4.1.1 pH .................................................................................................... 29 4.1.2 Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước – DO ......................................... 30 4.1.3 Nhu cầu ôxy hóa học – COD ............................................................ 31 4.1.4 Đạm nitrit N-NO2- ............................................................................ 32 4.1.5 Đạm nitrate N-NO3- .......................................................................... 33 4.1.6 Phosphate P-PO43- ............................................................................ 34 4.1.7 Tổng Sắt ........................................................................................... 35 4.2 Đặc điểm lý, hóa môi trường nước trên rạch Đầu Sấu ............................. 35 4.2.1 pH .................................................................................................... 35 4.2.2 Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước – DO ......................................... 36 4.2.3 Nhu cầu ôxy hóa học – COD ............................................................ 37 4.2.4 Đạm nitrit N-NO2- ............................................................................ 39 4.2.5 Đạm nitrate N-NO3- .......................................................................... 39 4.2.6 Phosphate P-PO43- ............................................................................ 40 4.2.7 Tổng Sắt ........................................................................................... 41 4.3 Đặc điểm lý, hóa môi trường nước trên rạch Cái Sơn .............................. 42 4.3.1 pH .................................................................................................... 42 4.3.2 Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước – DO ......................................... 43 4.3.3 Nhu cầu ôxy hóa học – COD ............................................................ 43 4.3.4 Đạm nitrit N-NO2- ............................................................................ 44 4.3.5 Đạm nitrate N-NO3- .......................................................................... 45 4.3.6 Phosphate P-PO43- ............................................................................ 46 4.3.7 Tổng Sắt ........................................................................................... 47 4.4 So sánh sự biến động các chỉ tiêu lý, hóa tại các rạch nghiên cứu trong 2 đợt thu mẫu ................................................................................................... 48 4.5 Biện pháp quản lý chất lượng môi trường nước mặt tại các kênh rạch nghiên cứu .................................................................................................... 51 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ....................................................... 53 5.1 Kết luận .................................................................................................. 53 5.2 Kiến nghị ................................................................................................ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH SÁCH HÌNH Hình 2: Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ .................................................. 7 Hình 3.1: Sơ đồ vị trí thu mẫu ở rạch Cái Khế quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ... 23 Hình 3.2: Sơ đồ vị trí thu mẫu ở rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. ..................................................................................................... 24 Hình 4.1: Sự biến động của pH qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Cái Khế ................ 29 Hình 4.2: Sự biến động của DO qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Cái Khế................ 30 Hình 4.3: Sự biến động của COD qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Cái Khế ............. 31 Hình 4.4: Sự biến động của N-NO2- qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Cái Khế ......... 32 Hình 4.5: Sự biến động của N-NO3- qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Cái Khế ......... 33 Hình 4.6: Sự biến động của P-PO43- qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Cái Khế ......... 34 Hình 4.7: Sự biến động của Fe tổng qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Cái Khế ......... 35 Hình 4.8: Sự biến động của pH qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Đầu Sấu ................ 36 Hình 4.9: Sự biến động của DO qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Đầu Sấu ............... 37 Hình 4.10: Sự biến động của COD qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Đầu Sấu ........... 38 Hình 4.11: Sự biến động của N-NO2- qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Đầu Sấu ....... 39 Hình 4.12: Sự biến động của N-NO3- qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Đầu Sấu ....... 40 Hình 4.13: Sự biến động của P-PO43- qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Đầu Sấu ....... 41 Hình 4.14: Sự biến động của Fe tổng qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Đầu Sấu ....... 41 Hình 4.15: Sự biến động của pH qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Cái Sơn ............... 42 Hình 4.16: Sự biến động của DO qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Cái Sơn .............. 43 Hình 4.17: Sự biến động của COD qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Cái Sơn ........... 44 Hình 4.18: Sự biến động của N-NO2- qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Cái Sơn ........ 45 Hình 4.19: Sự biến động của N-NO3- qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Cái Sơn ........ 46 Hình 4.20: Sự biến động của P-PO43- qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Cái Sơn ........ 46 Hình 4.21: Sự biến động của Fe tổng qua 2 đợt thu mẫu trên rạch Cái Sơn ........ 47 vi DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Phân bố trữ lượng nước trong môi trường ............................................ 3 Bảng 2.2: Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư ......................................... 6 Bảng 2.3: Giá trị giới hạn của các thông số lý, hóa nước ................................... 22 Bảng 3.1: Phương pháp bảo quản mẫu theo TCVN 5993 – 1995 ....................... 27 Bảng 3.2: Phương pháp và địa điểm phân tích các chỉ tiêu lý, hóa nước ............ 28 Bảng 4: Biến động các chỉ tiêu lý, hóa trên 3 rạch nghiên cứu trong 2 đợt thu mẫu .......................................................................................................................... 48 vii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TPCT ĐBSCL BVTV BTNMT UBND BOD TNMT TNHH QCVN TCVN PE Thành phố Cần Thơ Đồng bằng sông Cửu Long Bảo vệ thực vật Bộ Tài nguyên Môi trường Ủy ban nhân dân Biochemical oxygen demand (Nhu cầu oxy sinh hóa) Tài nguyên Môi trường Trách nhiệm hữu hạn Quy chuẩn Việt Nam Tiêu chuẩn Việt Nam Polyethylene viii CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Thành phố Cần Thơ (TPCT) là một trung tâm kinh tế lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có tổng dân số năm 2011 là 1.209.192 người với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,28‰, chiếm 6.93% dân số của vùng ĐBSCL. Trong đó Quận Ninh Kiều có mật độ dân số cao nhất, khoảng 8.602 người/km2, cao gần gấp 10 lần mật độ dân số trung bình trên toàn thành phố (Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, 2012). Dân số tăng nhanh và sự phát triển kinh tế làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường đặc biệt là môi trường nước. Trong những năm gần đây, dân cư tập trung sống đông đúc dọc hai bên các kênh rạch này, tình trạng xây dựng nhà sàn lấn chiếm gây tắc nghẽn dòng chảy ngày càng tăng, họ thường xuyên thải trực tiếp các chất thải từ sinh hoạt và từ chợ xuống kênh rạch, điều đó cho thấy ý thức về môi trường của người dân còn hạn chế đã và đang làm cho vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong giai đoạn từ 2005 – 2010, sản xuất nông nghiệp ở TPCT phát triển theo mô hình đa canh, diện tích đất nông nghiệp giảm, song giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 5,3%/năm, mức quay vòng 2,3 – 2,6 lần/năm (Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, 2012). Một lượng lớn chất thải từ hoạt động canh tác nông nghiệp được đưa trực tiếp xuống các kênh rạch gây ảnh hưởng đáng kể đến nguồn nước ở đây. Theo kết quả quan trắc 10 tháng đầu năm 2011 của Sở Tài nguyên môi trường Thành phố Cần Thơ cho thấy: Chất lượng nước mặt tại các sông, kênh, rạch bị ô nhiễm hữu cơ, vi sinh và có dấu hiệu ô nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gốc Clo hữu cơ (dẫn xuất BHC và DDT) ở đợt 2 (tháng 6) trong 3 đợt quan trắc. Các kênh rạch chính trên địa bàn Quận Ninh Kiều – TPCT bao gồm rạch Cái Khế, Đầu Sấu, Cái Sơn không chỉ đóng vai trò tiêu thoát nước quan trọng mà còn tạo nên vẻ mỹ quan cho đô thị. Chúng là nơi tiếp nhận và chịu ảnh hưởng trực tiếp các chất thải trong sản xuất, sinh hoạt của con người thải xuống mà không qua khâu xử lý hoặc xử lý chưa đầy đủ, làm suy giảm chất lượng nước mặt và gây tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, tài nguyên thủy sinh vật. Do đó, đánh giá chất lượng nước trên các kênh rạch này là rất cần thiết và là cơ sở để đánh giá tác động của các nguồn thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt đến môi trường nước ở đây. Từ thực tiễn trên, đề tài theo dõi “Đặc điểm lý, hóa nước trên các kênh rạch chính ở Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ” đã được triển khai thực hiện. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Cung cấp dẫn liệu về đặc điểm của các yếu tố lý, hóa nước làm cơ sở khoa học trong việc thiết lập mối tương quan giữa sinh vật và các yếu tố môi trường. Làm cơ sở cho việc bảo vệ môi trường nước ở thành phố Cần Thơ và tạo vẽ cảnh quan đô thị. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đánh giá chất lượng môi trường nước tại các khu vực nghiên cứu (dựa vào QCVN 08:2008/BTNMT). Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, các nội dung đã được thực hiện: - Thu mẫu và phân tích một số chỉ tiêu lý, hóa nước như: pH, DO, COD, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, Tổng Fe ở đầu và cuối mùa mưa trên 3 rạch Cái Khế, Đầu Sấu và Cái Sơn nơi tiếp nhận trực tiếp nước thải sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp khu vực Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. - Đánh giá chất lượng môi trường nước tại các thủy vực nghiên cứu dựa vào QCVN 08:2008/BTNMT. 2 CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về tài nguyên nước 2.1.1 Tầm quan trọng của nước đối với con người Theo Nguyễn Khắc Cường (2000), nước là một tài nguyên vô cùng quý giá. Nhờ nước mà trên trái đất tồn tại sự sống. Nước là yếu tố chủ yếu chi phối mọi hoạt động của xã hội con người. Nước sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt. Bảng 2.1: Phân bố trữ lượng nước trong môi trường Trữ lượng nước, 106 km3 Thành phần môi trường Nước biển 1370 Băng, tuyết ở hai cực 29 Nước ngầm 9,5 Nước bề mặt 0,13 Khí quyển 0,013 Sinh quyển 0,0006 (Đặng Kim Chi, 2001). Theo Lê Huy Bá (2003), nước bao phủ hơn 70% bề mặt trái đất, hầu hết (hơn 97%) tồn tại ở đại dương, phần rất nhỏ là nước ngọt nhưng không thể đáp ứng hết các nhu cầu sử dụng của con người bởi vì 75% nước tồn tại ở dạng băng, nhìn chung nước sông ngòi ở các vực nước ngọt ước tính khoảng 0,02%. Trên hành tinh chúng ta, nước tồn tại ở dạng nước ngầm và nước thổ nhưỡng chiếm khoảng 0,58%, lượng nước tồn tại ở thể hơi trong khí quyển khoảng 0,001% và chỉ có 0,6% lượng nước sạch sử dụng cho con người. Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Theo đánh giá bước đầu vào khoảng năm 2070, với nhiệt độ không khí tăng thêm 2,5 – 4,5ºC, lượng nước ở các con sông, kênh, rạch… cũng sẽ biến đổi tùy theo mức độ biến đổi của lượng mưa, nếu lượng mưa giảm 10% thì lưu lượng nước năm có thể giảm 17 – 53%, nhiệt độ không khí tăng 2,5ºC và giảm 26 – 90% với nhiệt độ không khí tăng 4,5ºC. Mức độ biến đổi mạnh nhất xảy ra ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ vì tại đây là hai khu vực thiếu nước và nhiệt độ cao nhất so với các vùng trong nước (Trần Thanh Xuân, 2004). 3 Nước ta có khoảng 830 tỷ m³ nước mặt trong đó chỉ có 310 tỷ m³ được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ Việt Nam chiếm 37% còn 63% do lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào. Tổng trữ lượng tiềm tàng khả năng khai thác nước dưới đất chưa kể phần hải đảo ước tính khoảng 60 tỷ m³/năm. Trữ lượng nước ở giai đoạn tìm kiếm thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m³/năm (khoảng 13% tổng trữ lượng). Tuy nhiên nếu tính cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi lãnh thổ thì bình quân đầu người chỉ đạt 4.400 m³/người, năm (Thế giới 7.400 m³/người, năm). Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA thì quốc gia nào dưới 4.000 m3/người, năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nước ta là một trong những nước đang và sẽ thiếu nước trong một tương lai rất gần (Thực tế nếu kể cả lượng nước từ các lãnh thổ nước ngoài chảy vào thì Việt Nam trung bình đạt khoảng 10.600 m3/người, năm) (Ngô Đình Tuấn, 2007). 2.1.2 Sơ lược về tài nguyên nước ở Đồng bằng Sông Cửu Long Nguồn nước và chất lượng các nguồn nước là những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định cho phát triển kinh tế và đời sống. Ở ĐBSCL có 3 nguồn nước chính là nước mưa, nước mặt và nước ngầm. Nước mưa là nguồn nước có chất lượng cao cần cho ăn uống và sinh hoạt ở nông thôn, nhất là các vùng thiếu nước mặt và nước ngầm. Tuy nhiên, vì lượng mưa chỉ tập trung vào 6 tháng mùa mưa nên việc lưu trữ để sử dụng trong mùa khô là rất cần thiết. Riêng về nước mặt có trữ lượng rất lớn và phân bố rộng khắp ĐBSCL, 6 tháng mùa mưa trữ lượng rất dồi dào và chất lượng tốt hơn mùa khô. Bênh cạnh nguồn chính – nước sông Mê Kông theo sông Tiền, sông Hậu đổ về đồng bằng có chất lượng tương đối tốt, các nguồn khác còn lại có chất lượng kém vì bị nhiễm mặn (ở đồng bằng ven biển) và bị nhiễm phèn (Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên). Đối với nguồn nước ngầm thì có thể cung cấp 60 triệu m3/ngày, trong đó tổng lượng khai thác mới chỉ khoảng 420.000 m3/ngày (chưa đến 1%). Đây là nguồn nước hết sức quan trọng cho các vùng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn vào mùa khô (Đào Công Tiến, 2002). Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu cho mọi hoạt động, nước không chỉ cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất của con người mà còn cho các sinh vật tồn tại trên trái đất. ĐBSCL có hệ thống sông ngòi dày đặc, cung cấp lượng nước mặt dồi dào, lưu lượng nước trung bình vào mùa khô 5.420 m3/giây, vào mùa mưa là 24.000 m3/giây. Tuy nhiên các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước (Bùi Thị Nga và ctv., 2012). 4 2.1.3 Ô nhiễm nước và đặc điểm của nguồn thải Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thì nhu cầu sử dụng nước cung cấp cho các ngành là rất nhiều. Chính vì vậy, lượng nước thải đưa vào môi trường là rất lớn. Có nhiều nguồn thải gây ô nhiễm nước. Hầu hết các là do hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thủy, sinh hoạt của con người tạo nên. - Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, có đặc điểm chung và phụ thuộc vào từng ngành sản xuất và quy trình công nghệ. Như nước thải từ công nghiệp chế biến thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ phân giải, bán phân giải. Nước thải từ nhà máy giấy chứa nhiều chất tẩy rửa; xí nghiệp sản xuất pin, ắc quy có nồng độ chì cao; nước thải ngành thuộc da, dệt nhuộm thì chứa nhiều chất hữu cơ và kim loại nặng. - Nước thải đô thị là hỗn hợp các loại nước thải có trong đô thị, gặp trong các hệ thống cống rãnh của thành phố. Nó bao gồm nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, đã qua hay chưa qua các trạm xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận (Lê Văn Khoa, 1995). Đặc điểm của nước thải đô thị là có hàm lượng chất hữu cơ cao, khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm với các biểu hiện sau: + Gia tăng trọng lượng, chất rắn lơ lững, độ đục, màu. + Tăng hàm lượng chất hữu cơ, làm giảm lượng oxy hòa tan (DO). + Tăng hàm lượng một số loài tảo dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa. + Làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nước thải từ hộ gia đình, khách sạn, trường học, cơ quan… chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người, gọi chung là nước thải sinh hoạt hay nước thải từ khu dân cư (Lê Trình, 1997). Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ không bền vững, dễ bị phân hủy sinh học (như cacbohydrat, protein, dầu mỡ,…), chất dinh dưỡng (phosphate, nitrate), chất rắn, vi trùng và mùi. 5 Bảng 2.2: Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư Chỉ tiêu Nồng độ Tổng chất rắn (TS), mg/L Cao Trung bình Thấp 1.200 720 350 - Chất rắn hòa tan (TDS),mg/L 850 500 250 - Chất rắn lơ lửng (SS), mg/L 350 220 100 1000 500 250 85 40 20 COD, mgO2/L Tổng Nitơ, mg/L - Nitơ hữu cơ, mg/L 35 15 8 - Nitơ amoni, mg/L 50 25 12 - Nitơ nitrit, mg/L 0,1 0,05 0 - Nitơ nitrate, mg/L 0,4 0,2 0,1 15 8 4 Tổng photpho, mg/L (Nguồn: Metcalf & Eddy, 2004) - Nước thải nông nghiệp bao gồm các loại nước tưới tiêu, chất thải động vật, phân bón và các chất cải tạo đất, các loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp. Cho nên tổng số các chất thải nông nghiệp có thể đưa vào nguồn nước là khá lớn, đặc biệt là những vùng nông nghiệp đã phát triển (Nguyễn Khắc Cường, 2002). - Nguồn nước thải y tế chủ yếu từ các khâu giải phẫu, xét nghiệm, khám chữa bệnh, giặt giũ, vệ sinh của nhân viên y tế, bệnh nhân và thân nhân. Chính vì thế mà trong nước thải y tế sẽ chứa các chất: Nitrogen, phospho, clorua, kali, chất béo, hydrocacbon, vi trùng lao, vi trùng gan, vi trùng tả, lỵ, thương hàn, sốt rét,… (Trịnh Thị Thanh và ctv., 2004). Thế nhưng tại các nước đang phát triển nói chung và tại Việt Nam nói riêng, không phải tất cả các bệnh viện, cơ sở y tế điều có hệ thống xử lý chất thải y tế. Để xây dựng một hệ thống xử lý chất thải y tế thì số tiền đầu tư phải cao, sẽ rất tốn kém. Chính vì thế, hàm lượng chất thải y tế thải ra một cách bừa bãi đang ngày càng tăng cao hơn. Theo Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEP, 1995), có khoảng 88 % các loại bệnh tật có liên quan đến nước sử dụng không sạch. Trên thế giới có khoảng 1,1 tỉ người không được sử dụng nước sạch, 2,6 người không có đủ các điều kiện vệ sinh thích hợp. Hàng năm có hàng tỉ người mắc bệnh và hàng triệu người chết do sử dụng nước bị ô nhiễm (WHO, 1993). 6 2.2 Sơ lược về Thành phố Cần Thơ 2.2.1 Vị trí địa lý TPCT nằm ở khu vực trung tâm ĐBSCL, tọa độ: 10º2′N 105º47′E và 10,033ºN 105,783ºE, giáp với 5 tỉnh: phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp, phía Bắc giáp An Giang, phía Tây giáp Kiên Giang và phía Nam giáp với Hậu Giang. Khoảng cách giữa thành phố Cần Thơ và các đô thị khác trong vùng như sau: Long Xuyên 60km; Rạch Giá 116km; Cà Mau 179km. Riêng thành phố Hồ Chí Minh và biển Đông lần lượt cách Cần Thơ 169km và 75 km. Thành phố có địa hình bằng phẳng và thấp độ cao trung bình khoảng 0,81m trên mực nước biển. Dãy đất chạy dọc theo Sông Hậu, Quốc lộ 1 và Quốc lộ 91 có cao độ cao hơn, từ 1,0 - 1,5 m trên mực nước biển là các khu vực phát triển đô thị chính. Từ sông Hậu, địa hình thấp dần theo hướng từ Đông Bắc đến Tây Nam . (Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ, 2011). Hình 2: Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ 2.2.2 Điều kiện tự nhiên Cần Thơ có diện tích 1,400 km2, chia thành chín quận, huyện và 85 phường xã. Có năm quận nội thành bao gồm: Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy¸ Ô Môn và Thốt Nốt và bốn huyện ngoại thành bao gồm: Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh. 7 Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng nóng và ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27ºC. Tháng Tư thường có nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất là vào tháng Giêng ít khi xuống dưới 15ºC và nhiệt độ không khí trung bình tăng khoảng 0,5ºC trong 30 năm. Mùa mưa của Cần Thơ kéo dài từ tháng năm đến tháng mười một, trùng với gió mùa Tây nam, cung cấp 90% lượng mưa cả năm của thành phố, mùa khô từ tháng Mười Hai đến tháng Tư. Tổng lượng mưa trung bình/năm là 1.600mm đến 2.000mm. Cần Thơ nằm dọc theo con sông Hậu một nhánh của con sông quốc tế MeKong. Cần Thơ có một mạng lưới kênh rạch lớn nhỏ, chằng chịt, có tổng chiều dài khoảng 3.405 km, mật độ kênh rạch khoảng 2km kênh rạch/km2 và có diện tích mặt nước khoảng 6.800 ha. Chế độ thủy văn dòng chảy trên hệ thống sông, kênh thuộc TPCT chịu sự chi phối của dòng chảy thông qua sông Hậu, thủy triều biển Đông, mưa nội vùng và hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong đó, sự tổ hợp giao tranh giữa ảnh hưởng của chế độ dòng chảy thượng nguồn sông MeKong và chế độ triều Biển Đông chi phối mạnh nhất. Hệ thống sông rạch chính tại Cần Thơ gồm: Sông Hậu: là nhánh phía Tây của sông MeKong trong lãnh thổ Việt Nam, vừa là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho ĐBSCL và Cần Thơ, vừa là ranh giới tự nhiên của TPCT với 2 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long. Sông Hậu cũng là thủy lộ Quốc tế cho các tàu đi về Campuchia... Sông Hậu là con sông lớn nhất của vùng với tổng chiều dài chảy qua Cần Thơ là 55 km. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông MeKong). Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông MeKong). Hệ thống các kênh rạch nội đồng: Rạch Cần Thơ (dài 16 km đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều), rạch Bình Thủy, rạch Trà Nóc, rạch Ô Môn, rạch Thốt Nốt, kênh Cái Sắn,... Đây là những kênh rạch lớn dẫn nước từ sông Hậu vào các vùng nội đồng và nối liền với kênh rạch của các tỉnh lân cận thành phố Cần Thơ, có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Hiện nay, một số kênh rạch bị ô nhiễm ngày càng gia tăng như: rạch Tham Tướng, rạch Cái Khế thuộc quận Ninh Kiều, rạch San Trắng quận Bình Thuỷ, rạch Bò Ót quận Thốt Nốt,.... Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nên chất lượng và số lượng nước có khuynh hướng thay đổi trong các năm qua. 8 Hàng năm vào mùa mưa, nước lũ từ thượng nguồn tràn về đến ĐBSCL kết hợp với thủy triều dâng và lượng mưa tập trung trong thời gian ngắn thường gây ra lũ lụt cho Cần Thơ. Tùy thuộc vào biến động của lũ lụt hàng năm, diện tích bị ngập sâu (> 100 cm) tại Cần Thơ trải dài 9.700-36.000 ha, diện tích bị ngập vừa (50-100 cm) khoảng 87.800-88.400 ha. Vào mùa khô lượng nước trên sông Hậu chảy về giảm, trong khi mực nước biển ngày càng dâng cao, gây xâm nhập mặn ảnh hưởng sinh hoạt và sản xuất đang là mối quan ngại lớn. Về lâu dài, nếu không có biện pháp đủ mạnh để ứng phó với mực nước biển tăng thì phần lớn diện tích đất của Cần Thơ có thể sẽ chìm trong nước. (Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ, 2011). 2.2.3 Điều kiện kinh tế, xã hội Theo “Báo cáo đánh giá tình hình ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường” năm 2013: Kinh tế Cần Thơ tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 15,13% (so với giai đoạn 2001 – 2005 chỉ đạt 13,48%); riêng năm 2012, trong tình hình khó khăn chung nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố đạt 11,55%, cao nhất so với 5 thành phố lớn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp công nghệ cao: Ngành công nghiệp – xây dựng, năm 2005 chiếm tỷ trọng 39,84%, đến năm 2012 chiếm 39,22%, giảm không đáng kể trong cơ cấu kinh tế thành phố; ngành thương mại – dịch vụ, năm 2005 chiếm tỷ trọng 41,46%, đến năm 2012 chiếm 50,12%, tăng 8,66%; ngành nông nghiệp, năm 2005 chiếm tỷ trọng 18,7% trong cơ cấu kinh tế thành phố, đến năm 2012 còn 10,66% giảm 8,04%. Các ngành và lĩnh vực kinh tế có những chuyển biến tích cực. Giáo dục và đào tạo của TPCT có nhiều bước tiến bộ về đầu tư phát triển hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn. Nghiên cứu khoa học tập trung vào các lĩnh vực như: Công nghệ sinh học, thông tin, chế biến và bảo quản nông sản và y tế kỹ thuật cao. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. 2.2.4 Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt thành phố Cần Thơ Căn cứ vào báo cáo chính của Viện Nghiên cứu Tài nguyên nước phía Nam (SIWRP 2007) về "Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước của lưu vực sông tại thành phố Cần Thơ" về chất lượng nước, sông Hậu và nước các kênh vẫn chưa bị ô nhiễm nặng (trừ Coliform và E -Coli). Tuy nhiên, dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ đã xuất hiện ở nhiều nơi (sông Cần Thơ, Ô Môn, cửa cống đầu 9 kênh rạch Tham Tướng, và đặc biệt là những nơi đặt nuôi cá lồng ). Trong tương lai, với việc mở rộng quy hoạch các khu công nghiệp (theo kế hoạch từ Thốt Nốt đến Cái Răng) và đô thị hóa cũng như hoạt động sản xuất ngày càng tăng, ô nhiễm và suy thoái chất lượng sẽ là mối đe dọa quan trọng và gây ra nguy hiểm cho việc quản lý chất lượng nguồn nước, trừ khi kế hoạch chiến lược cụ thể về chất thải rắn, nước thải và cách sử dụng các tác nhân hóa học trong hoạt động sản xuất nông nghiệp được đặt ra. Cụ thể, theo kết quả giám sát ô nhiễm hiện tại của Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) TPCT về sự phát triển của chất lượng môi trường ở TPCT 19992008, gần như tất cả các kênh mương thoát nước và nguồn nước cung cấp chính trong thành phố đang có quá nhiều ô nhiễm, nước chuyển sang màu đen và có mùi khủng khiếp. Vấn đề ô nhiễm nước tại TPCT đã trở thành một mối quan tâm bức xúc. Hầu như tất cả nước thải tại thành phố vẫn chưa được xử lý trước khi thải vào sông Hậu, chất thải công nghiệp chưa được phân loại và xử lý. Mặt nước trong khu vực nông thôn bị ô nhiễm chủ yếu là do các chất hữu cơ và vi khuẩn. Nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng gây ô nhiễm nước ngầm, trong khi nước bề mặt của các con sông chính, sông Hậu chẳng hạn, bị ô nhiễm với các chất ô nhiễm hữu cơ và vi khuẩn. Ngoài ra, dựa trên kết quả giám sát ô nhiễm hiện tại của Sở TNMT về sự phát triển của chất lượng môi trường ở TPCT 1999-2008, gần như tất cả các kênh mương thoát nước và nguồn nước cung cấp chính đều bị ô nhiễm nặng nề. Kênh rạch bị ô nhiễm với nồng độ BOD từ 10-15 mg/l vượt quá quy chuẩn 2-3 lần, nồng độ coliform là 4000-160,000 MPN/100ml vượt hơn 20 lần; và hóa chất BVTV chảy xuống kênh rạch và các kênh dẫn nước ở mức báo động. Nguồn nước thải xả ra sông, rạch bao gồm: nước trong khu dân cư (hộ gia đình thải), nước thải từ khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp các xưởng và các làng nghề thủ công mỹ nghệ, và từ thủy sản, sản xuất nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và chất thải rắn. Đây là những nguồn chính gây ra ô nhiễm nước mặt ở nhiều vùng phụ, các nguồn khác bao gồm các hoạt động đầu nguồn trên sông Cửu Long và vận tải đường thủy. Trong vài năm qua, ô nhiễm nguồn nước đã trở nên tồi tệ đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ (BOD và COD) và ô nhiễm vi sinh (Coliform). Theo điều tra gần đây và kết quả đo (Sở TN & MT năm 2009; EEPSEA 2009), hầu hết các mẫu lấy từ các khu vực cụ thể (con sông chính, kênh, mương nội đồng, khu vực chợ, các khu công nghiệp và các cánh đồng) có nồng độ BOD, COD và Coliform không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước (TCVN 5942 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước - nước mặt), và thậm chí vượt quá giới hạn cho phép theo quy định hiện hành trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn môi trường (QCVN 08: 2008/BTNMT) nhiều lần. 10 Hiện nay, nguồn nước mặt của hệ thống kênh rạch trong TPCT đang bị ô nhiễm chất hữu cơ, ammoniac, nitrit và vi sinh ngày càng trầm trọng hơn. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước mặt là nguồn nước thải do nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ngày càng nhiều hơn (Trạm Quan trắc môi trường Thành phố Cần Thơ, 2009). 2.3 Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ 2.3.1 Sơ lược về Quận Ninh Kiều Quận Ninh Kiều là quận trung tâm của TPCT, Bắc giáp quận Bình Thủy; Nam giáp sông Cần Thơ, ngăn cách với quận Cái Răng; Tây giáp huyện Phong Điền; Đông giáp dòng sông Hậu; có 2.922,57 ha diện tích tự nhiên với dân số 206.213 người (hơn 95% là thị dân) sinh sống tại 12 phường. Ngoài 12 phường có từ ngày mới thành lập: An Phú, An Nghiệp, An Hội, An Lạc, An Hoà, An Cư, An Bình, Hưng Lợi, Cái Khế, Xuân Khánh, Thới Bình, Tân An, quận Ninh Kiều vừa có thêm một phường nữa là phường An Khánh (theo Nghị định số 11/2007/NĐ-CP ngày 16/01/2007 của Chính phủ). Đây là nơi có mật độ dân cư 8.416 người/km², cao gần gấp 10 lần mật độ dân số trung bình của cả thành phố (Cục thống kê Cần Thơ, 2011). Báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết năm 2004 của Quận ủy Ninh Kiều cho biết: Quận có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (15,5%) có cấu kinh tế chuyền dịch đúng hướng. Cụ thể: thương mại - dịch vụ (chiếm 60,4%), du lịch và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây dựng (38,3%) và nông nghiệp (1,3%). Với kết quả thu ngân sách đạt 239.79 tỷ đồng. Ninh Kiều trở thành đơn vị dẫn đầu toàn thành phố; thu nhập bình quân cũng cao nhất thành phố với số tuyệt đối 960 USD/người. Ninh Kiều có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ quốc gia đi qua, là nơi hội tụ của nhiều tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thông nguyên liệu và sản phẩm hàng hoá, tạo ra các trục phát triển từ thành phố Cần Thơ đến các thị xã, thành phố của nhiều tỉnh trong vùng. Quận là trung tâm thương mại của thành phố với hàng loạt chợ và trung tâm mua sắm cao cấp, là trung tâm hành chính, văn hoá, giáo dục, công nghệ, y tế, du lịch của thành phố Cần Thơ. 2.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Sở TNMT đã chủ trì kết hợp Phòng TNMT quận Ninh Kiều, UBND phường An Cư tiến hành khảo sát thực tế, kiểm tra hiện trạng môi trường, thu mẫu nước mặt tại hồ Xáng Thổi vào tháng 6 năm 2013. Kết quả cho thấy: Khu vực nước mặt bên trong lòng hồ và thảm cỏ, lối đi bộ xung quanh bờ hồ phát sinh các loại rác thải sinh hoạt, rác thải của các cơ sở kinh doanh gây mất mỹ quan đô 11 thị và ô nhiễm môi trường. Lòng hồ đang cạn dần do tiếp nhận bùn thải, nước thải chưa xử lý từ hệ thống cống thoát nước đô thị xung quanh khu vực phường An Cư chảy vào 7 miệng cống xả thải vào hồ; đặc biệt khi thủy triều xuống, lòng hồ đã nổi lên nhiều mảng bùn đáy và phát sinh mùi hôi thối. Chất lượng nước hồ Xáng Thổi đã bị ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh. Theo Phạm Việt Nữ (2004), chất lượng nguồn nước mặt trên kênh, rạch tại khu công nghiệp Cái Sơn – Hàng Bàng qua hai đợt thu mẫu có nhiều chỉ tiêu vượt chuẩn cho phép, các đặc điểm khảo sát gần các khu xả thải của các xí nghiệp thường bị ô nhiễm khá cao, đặc biệt là ô nhiễm các chỉ tiêu DO, COD, BOD5 (200C), độ đục, H2S, Fe, Nt, Pt, E.Coli, Coliforms… Nguyễn Thị Bảo Uyên (2007) cho biết mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt ở quận Ninh Kiều rất nghiêm trọng, đáng báo động, với các thông số ô nhiễm chủ yếu COD, BOD5 (20ºC), Coliforms. Chất lượng nước mặt không còn thích hợp cho sinh hoạt, thậm chí có thể gây hại đến sức khỏe người dân sống gần các thủy vực. Theo kết quả quan trắc nhiều năm của Sở TNMT Cần Thơ (được trích dẫn bởi Dương Trí Dũng, Nguyễn Hoàng Oanh, 2012) trên rạch Cái Khế cho thấy hàm lượng tiêu hao oxy hóa học (COD) trên rạch này tăng từ 9,8 ppm vào năm 1999 đến 19,1 ppm trong năm 2002 và 19,5ppm vào năm 2005 đã chứng minh sự ô nhiễm hữu cơ trên hệ thống kinh rạch nội ô thành ngày càng nghiêm trọng. Qua kiểm tra cho thấy, nguồn ô nhiễm tại các khu dân cư chủ yếu là rác thải, nước thải sinh hoạt và tiếng ồn. Lượng rác thải do người dân tự vứt xuống sông rạch hoặc tự đốt rác dẫn đến ô nhiễm không khí và nguồn nước mặt. Môi trường nước mặt đô thị đã bị ô nhiễm với mức độ ngày càng gia tăng do hiện nay hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị chưa hoàn thành để đưa vào hoạt động, nên tất cả lượng nước thải sinh hoạt của thành phố chưa qua xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia đều đổ ra các sông rạch. Ngoài ra, tình trạng các cơ sở sản xuất, chăn nuôi nằm xen kẽ trong các khu dân cư càng góp phần gây ô nhiễm môi trường (bụi, tiếng ồn, nước thải) làm ảnh hưởng và bức xúc cho cư dân xung quanh (UBND Thành phố Cần Thơ, 2013). 2.4 Sơ lược về các kênh rạch chính ở Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 2.4.1 Rạch Cái Khế Rạch Cái Khế - một trong những con rạch lớn nhất trên địa bàn quận Ninh Kiều. Bắt đầu từ phường An Hòa (giáp với lưu vực Bình Thủy) hướng ra cửa 12 Khải Luông, là lưu vực đông dân nhất của thành phố, đặc trưng bởi hai đầm An Cư và rạch Ngỗng vốn được hình thành do việc lấy đất xây dựng. Hệ thống cống đổ ra rạch Cái Khế khu vực dân cư các phường Thới Bình, An Hội, An Nghiệp, An Cư, An Phú và một phần phường Xuân Khánh. Các cống bố trí chưa hoàn chỉnh, chỉ có trên một số trục lớn. Ngoài ra, còn có thể kể khá nhiều cống hở do dân tự xây dựng, nhận nước từ các khu vực đông dân cư đưa thẳng vào rạch Cái Khế, nhiều nhất trên đoạn giữa hai cầu Cái Khế và ngã ba rạch Ngỗng. Một cách tổng quát, phần lớn tuyến cống chính hữu ngạn rạch Cái Khế là cống ngầm có đường kính 100 – 120 cm, phân bố trên 6 tuyến đường chính. Trên các tuyến đường phụ, hầu hết là mương lộ thiên. Ngoài ra, còn có thể kể một số mương lộ thiên đưa nước thải trực tiếp xuống đầm An Cư. Phía tả ngạn rạch Cái Khế đều là cống hở; khi đổ ra gần rạch, các cống hở mở lớn khẩu độ ra gần như là các đường nước tự nhiên. Tổng chiều dài cống ngầm chỉ khoảng 35,5km, mương lộ thiên 7,22km. Trong thực tế, phần lớn dân cư các phường Thới Bình, An Cư, An Hội, An Nghiệp đều xả trực tiếp nước thải và một phần rác xuống rạch nhất là đoạn qua chợ An Nghiệp, hoặc đầm An Cư có rất nhiều cống hở do người dân tự làm chưa thống kê hết (Cao Thị Minh Thảo, 2009). Vài năm trở lại đây, nhiều người dân dựng nhà lấn chiếm, nhiều hộ sống ven kênh rạch có thói quen vứt rác xuống kênh rạch đã gây tác động xấu đến môi trường nước của rạch. Rạch Cái Khế ô nhiễm khá nặng. Nguyên nhân do nước thải từ Trung tâm thương mại Cái Khế mỗi ngày thải xuống rạch khoảng 2.000 m³ nước bẩn, chất thải rắn và rác sinh hoạt. Cư dân sống trên những nhà sàn dọc theo kênh cũng đổ nhiều loại chất thải xuống rạch làm cho tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng thêm (Nguyễn Hoàng Oanh, 2009 trích từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006). Dữ liệu từ Công Ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ (2009) có 31 cửa xả nước thải thoát ra rạch Cái Khế để ra sông Hậu thuộc các tuyến đường nội ô Trần Quang Khải, Trần Hưng Đạo, Mậu Thân, Phạm Ngũ Lão, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Trãi, Hoàng Văn Thụ, Đề Thám, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Thị Xuân (Đào Minh Minh, 2010). Có 8/31 cửa xả có dòng chảy chậm do bùn hai bên bồi đắp, bê tông và rác xả đầy trước miệng cửa xả. Ngoài ra, người dân còn tự xây dựng nhiều cống hở nhận nước từ khu vực đông dân cư thải thẳng ra rạch Cái Khế. Trong vài năm gần đây, chất lượng nước rạch Cái Khế có khuynh hướng suy giảm. Theo nghiên cứu của Trần Thị Diễm My (2001), Võ Văn Ngoan (2004), Bùi Thị Nga & Nguyễn Hoàng Vinh (2006) cho thấy, hàm lượng COD, 13 tổng Coliform tăng liên tục từ năm 2001-2006; trong khi đó DO ngày càng giảm với các giá trị thể hiện: DO biến động trong khoảng 1,8-3,6 mg/l, DO giảm từ 1,2-2,0 lần năm 2006 so với năm 2001; COD dao động trong khoảng 20,5-30,5 mg/l, cao hơn 1,5-2,2 lần so với năm 2001. Tổng Coliform biến động 4,8x103 – 3x105 MPN/100ml, Coliform năm 2006 cao hơn từ 7- 63 lần so với năm 2001 và 2004. Theo số liệu báo cáo hiện trạng môi trường 1999-2009 của TPCT, cho thấy vào năm 2008, một số các chỉ tiêu như: COD vượt 1,87 lần, TSS đã vượt 1,8 lần, chỉ tiêu N-NH4+ vượt 8,5 lần và Coliform vượt 64 lần so với QCVN 08:2008 cột A1. Nước trong rạch Cái Khế (đoạn từ cầu Rạch Ngỗng 2 đến cầu Cái Khế) bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng, vật chất hữu cơ và coliforms. So với QCVN 08:2008, hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) vượt qui chuẩn 0,5 – 5 lần, COD từ 1 – 2 lần, DO thấp hơn qui chuẩn từ 1 – 5 lần, tổng coliforms vượt từ 1 – 56 lần (Cao Thị Minh Thảo, 2009). Theo Võ Phương Thảo (2009), nước trong rạch Cái Khế đoạn từ cầu Nguyễn Trãi đến cầu Cái Khế đang bị ô nhiễm hữu cơ, DO thấp hơn 3,64 lần/B2, COD vượt 1,55 lần/B1. 2.4.2 Rạch Đầu Sấu Từ trung tâm thành phố Cần Thơ chạy dọc theo tuyến quốc lộ 1A hướng về Hậu Giang đến cầu Đầu Sấu (gần Bệnh Viện Da Liễu TPCT). Rạch Đầu Sấu được xem là ranh giới giữa phường An Bình và phường Hưng Lợi. Rạch Đầu Sấu nối liền với các rạch Xẽo Nhum, Ngã Bát, Mương Củi, Cái Sơn. Chính vì thế, khi rạch Đầu Sấu xảy ra tình trạng ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước của các rạch còn lại và ngược lại khi một trong các rạch trên bị ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước của rạch Đầu Sấu. Chất lượng nước mặt ở rạch Đầu Sấu trong những năm gần đây đã trở nên ngày càng xấu đi. Theo Nguyễn Chí Hiển (2010), rạch Đầu Sấu đang bị ô nhiễm nặng, nồng độ DO ở rạch lúc nước ròng vào mùa mưa từ 0,15 – 1,7 mg/L, COD từ 29,6 – 59,2 mg/L. Do dân cư tập trung sống đông đúc dọc hai bên con rạch, tình trạng một số hộ dân cất nhà sàn trên rạch, mọi sinh hoạt như ăn, uống, tắm, giặt,… điều này làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước của rạch. Đặc biệt là nước thải từ các cơ sở y tế, bệnh viện và chất thải từ các hoạt động nông nghiệp đây là nguồn nước thải có thể là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm như hiện nay. Rạch Đầu Sấu phải hứng chịu cống thoát nước của một số khu dân cư khác và hệ thống thoát nước của các bệnh viện đổ ra, lại hứng thêm rác, chất thải, nước thải từ những nhà lấn chiếm rạch khiến con rạch ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. 14 2.4.3 Rạch Cái Sơn Rạch Cái sơn thuộc phường An Bình, quận Ninh Kiều cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp nguồn thải từ các hộ dân sống dọc theo con rạch và có đoạn đang trong tình trạng bị thu hẹp dòng chảy do người dân dựng nhà lấn chiếm, con rạch ngoài hứng chịu rác thải sinh hoạt, một phần còn bị ảnh hưởng chất thải từ hoạt động công nghiệp của Khu công nghiệp Cái Sơn Hàng Bàng và hoạt động canh tác nông nghiệp gây tác động xấu đến môi trường nước của rạch. Theo Nguyễn Phương Duy (2010) COD trên rạch Cái Sơn Hàng Bàng vào mùa mưa từ 34,61 – 43,20 mg/L, DO từ 0,49 – 0,6 mg/L, nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ. Hơn nữa tại rạch Cái Sơn (khu vực 5, phường An Bình), đoạn từ cầu Cái Sơn trở vào lại có nhiều đoạn bờ sông thẳng đứng, xảy ra tình trạng sụp, lún đường giao thông do tàu, thuyền vận tải của các công ty vật liệu xây dựng ra vào thường xuyên ảnh hưởng đến giao thông trong khu vực, đe dọa tài sản, tính mạng người dân. Hiện tại vẫn có rất ít các nghiên cứu đánh giá chất lượng môi trường nước trên rạch này cũng như chưa thực hiện giải pháp xây dựng tường kè kiên cố, bảo vệ đường, giao thông, tính mạng, tài sản của người dân trong khu vực. 2.5 Các thông số lý, hóa đánh giá chất lượng môi trường nước Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ gây ô nhiễm nước, có thể dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản và quy định giới hạn của từng chỉ tiêu đó tuân theo Luật môi trường của một quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế qui định cho từng loại nước sử dụng cho các mục đích khác nhau (Đặng Kim Chi, 2001). 2.5.1 pH Là một trong những chỉ tiêu cần kiểm tra, giá trị pH cho phép ta quyết định xử lý nước theo phương pháp thích hợp. Sự thay đổi các giá trị trong nước có thể dẫn đến những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, hoặc thúc đẩy hoặc ngăn chặn các phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước (Đặng Kim Chi, 1998). Nước tự nhiên thông thường có độ pH khoảng 4 – 9. Xác định độ pH của nước một mặt có ý nghĩa đánh giá về độ axit của nước, mặt khác qua độ pH có thể nhận xét sự có mặt của các dạng muối tan, mức độ ô nhiễm của nước và mức độ xử lý nước (Sổ tay phân tích Đất, Nước, Phân bón, Cây trồng, 1998) Giá trị pH là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định chất lượng nước về mặt hóa học. pH là một chỉ tiêu quan trọng đối với mỗi giai đoạn trong kỹ thuật môi trường, là một chỉ tiêu cần kiểm tra đối với chất lượng. pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tốc độ và giới hạn phát triển của sinh vật trong môi trường nước, sự thay đổi giá trị pH trong nước có thể dẫn tới những thay đổi 15 về thành phần các chất trong nước do hóa trình hòa tan hoặc kết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước (Đặng Kim Chi, 2001). Tính chất của nước được xác định theo các giá trị khác nhau của pH. Khi pH = 7, nước có tính trung tính; khi pH > 7, nước có tính kiềm; khi pH < 7, nước có tính axit. pH được chia thành 14 mức từ 0 – 14. Sự biến động pH theo ngày – đêm là kết quả của sự thay đổi giữa quang hợp và hô hấp của thực vật phù du và các loài thực vật khác trong thủy vực. pH giảm là do quá trình phân hủy hữu cơ, hô hấp của thủy sinh vật. Hai quá trình này giải phóng ra nhiều CO2, CO2 phản ứng với nước tạo ra H+. Ngược lại, quá trình quang hợp được thực vật hấp thu CO2 làm pH tăng dần, khi CO2 tự do hòa tan trong nước bị hấp thu hoàn toàn thì pH tăng lên 8,34 (Trương Quốc Phú, 2008). Nhìn chung, sự sống tồn tại và phát triển tốt nhất trong điều kiện môi trường nước trung tính có pH = 7. Tuy nhiên, sự sống vẫn chấp nhận một khoảng nhất định trên dưới giá trị trung tính (6 < pH < 8,5), đôi khi còn rộng hơn và cá biệt vẫn có những sinh vật sống được ở các pH cực tiểu (0 < pH < 1) và cực đại pH = 14 trong tự nhiên luôn luôn tồn tại hệ đệm, do vậy sự thay đổi nồng độ axit (H+) hoặc bazơ (OH-) đến một mức nào đó mới dẫn đến sự thay đổi pH (Trịnh Lê Hùng, 2007). pH thấp sẽ thúc đẩy sự hòa tan các muối sắt, nhôm, làm tăng sự ảnh hưởng xấu các ion này lên thủy sinh vật. Ngoài ra, pH còn ảnh hưởng lên độc chất, có thể làm tăng tính độc hay giảm tính độc của độc tố (Lê Huy Bá, 2008). 2.5.2 Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước – DO ( Dissolved Oxygen) Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (mg/l) là lượng oxy từ trong không khí có thể hòa tan vào trong nước trong điều kiện nhiệt độ, áp suất xác định. Oxy hòa tan trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất cho các vi sinh vật sống dưới nước. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước giúp ta đánh giá chất lượng nước. Về mặt hóa học, oxy không tham gia phản ứng hóa học mà độ hòa tan của oxy trong nước phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ. Khi chỉ số DO thấp, có nghĩa là nước có nhiều chất hữu cơ, nhu cầu oxy hóa tăng nên tiêu thụ nhiều oxy trong nước. Khi chỉ số DO cao chứng tỏ nước có nhiều rong tảo tham gia quá trình quan hợp giải phóng oxy (Đặng Kim Chi, 2001). Trong nước ngọt lượng oxy hòa tan DO (ở điều kiện 0ºC và 1 at) bằng 14,6 mg/l và DO (ở 35ºC) bằng 7 mg/l, người ta thường lấy DO (ở 25ºC, 1 at) bằng 8 mg/l. Vào các mùa thu, đông lượng oxy hòa tan trong nước nhiều hơn vào 16 các mùa xuân, hè do nhiệt độ mùa xuân hè tăng, nồng độ muối tăng, quá trình hô hấp tăng dẫn đến độ oxy hòa tan giảm (Đặng Kim Chi, 2001). Oxy trong môi trường nước chủ yếu là: sản phẩm của quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh, hay sự khuyếch tán từ không khí vào. Đối với các thủy vực nước đứng như ao, hồ,… thì oxy được cung cấp từ quá trình quang hợp là chủ yếu, còn thủy vực nước chảy như sông, suối… thì oxy được cung cấp từ quá trình khuyếch tán từ không khí vào là chủ yếu (Lê Anh Xuân, 1994 được trích dẫn bởi Nguyễn Phan Nhân, 2008). Thông số DO thường được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ của nguồn nước. Trong các hệ sinh thái nước DO thường có nhịp độ ngày đêm, cực đại vào giữa trưa, cực tiểu vào ban đêm. DO cũng biến đổi theo chiều sâu thường thì oxy hoà tan nhiều ở lớp mặt (Hoàng Hưng, 2000). Các sinh vật sống trong nước gồm các động vật và vi sinh vật hiếu khí cần oxy, các vi sinh vật kị khí không cần oxy, thực vật nói chung cũng như thực vật sống trong nước nói riêng ban ngày quang hợp nên nhả oxy cho môi trường còn ban đêm lại tiêu thụ một phần oxy. Như vậy, nguồn oxy hòa tan trong nước chủ yếu được đưa vào từ không khí thông qua mặt thoáng của khối nước trao đổi với không khí. Ở nhiệt độ và áp suất bình thường, lượng oxy hòa tan trong nước nằm trong khoảng từ 8 – 15mg/L. Trong môi trường có nhiều chất dinh dưỡng, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh, cần tiêu thụ rất nhiều oxy nên lượng oxy hòa tan trong nước giảm rõ rệt. Việc giảm lượng oxy hòa tan trong nước đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn yếm khí hoạt động nên đã sinh nhiều các hợp chất có mùi xú uế. Như vậy, việc xác định chỉ tiêu DO có thể đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm của môi trường nước. Nước có DO thấp thường là nước bị ô nhiễm (Trịnh Lê Hùng, 2007). 2.5.3 Nhu cầu ôxy hóa học – COD (Chemmical Oxygen Demand) Nhu cầu oxy hóa học (chemical oxygen demand) là chỉ tiêu đánh giá nhu cầu oxy cần cho oxy hóa bằng con đường hóa học các chất hữu cơ trong nước. Thông số này có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải, của các sông ngòi và độ sạch của nước được xử lý (Sổ tay phân tích Đất, Nước, Phân bón, Cây trồng, 1998). Đây là chỉ tiêu để đánh giá định lượng chất hữu cơ có trong thủy vực. Khi vật chất hữu cơ trong thủy vực nhiều, quá trình phân hủy chúng làm tiêu hao nhiều oxy trong thủy vực gây nên hiện tượng nhiễm bẩn của thủy vực; ngược lại nếu nó quá ít thủy vực sẽ nghèo dinh dưỡng. - COD = 2 ppm: thủy vực rất nghèo dinh dưỡng. 17 - COD = 2 – 5 ppm: thủy vực nghèo dinh dưỡng. - COD = 5 – 10: thủy vực có dinh dưỡng trung bình. - COD = 10 – 20ppm: thủy vực giàu dinh dưỡng. - COD = 20 – 30 ppm: thủy vực rất giàu dinh dưỡng. - COD > 30ppm: thủy vực bị nhiễm bẩn (Nguyễn Văn Bé, 1995). Ngoài ra, đối với nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải thành phố hoặc nhiều loại nước thải khác, mức độ nhiễm của COD được xác định như sau: + Nước rất sạch khi COD 100mg/L (Vũ Nam, 2003). COD được sử dụng rộng rãi trong phân tích nước thải trong việc vận hành các thiết bị xử lý, trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản do thời gian xác định ngắn (khoảng 3 giờ) nên cho kết quả kịp thời. Tuy nhiên, COD không phản ánh được tốc độ phân hủy của vật chất hữu cơ tồn tại trong điều kiện tự nhiên, đồng thời phép đo COD còn bị sai số bởi chất oxy hóa mạnh cũng có thể oxy hóa chất vô cơ thành các hóa trị cao hơn (Huỳnh Quốc Tịnh, 2003). 2.5.4 Đạm nitrit N-NO2Nitrit là chất trung gian trong chu trình nitơ (Nguyễn Khắc Cường, 2002). Trong thuỷ vực nitrit được tạo thành từ quá trình oxy hóa ammonia và ammonium nhờ hoạt động của nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp Nitrosomonas (Trương Quốc Phú, 2008). Hàm lượng NO2- ở tầng mặt ao luôn thấp hơn ở tầng đáy và tầng mặt có nhiều oxy và nhiệt độ cao hơn tầng đáy. Nếu trong nước hàm lượng oxy hoà tan tăng thì hàm lượng NO2- giảm và ngược lại. Hàm lượng NO2giảm xuống mức thấp nhất vào lúc 14 – 16 giờ và tăng khi hàm lượng oxy hòa tan, nhiệt độ trong nước giảm và đạt đến giá trị cao nhất vào lúc 6 giờ. NH4+ + 3/2 O2 → NO2- + 2H+ + H2O+ 76 kcal Trong điều kiện không có oxy, nhiều loài vi sinh vật có thể sử dụng nitrate hoặc một dạng oxy hóa khác của nitrogen (thay vì oxy) như một chất nhận điện tử trong quá trình hô hấp. Quá trình dị dưỡng này được gọi là khử nitrate hay hô 18 hấp nitrate, khi đó nitrate bị khử thành nitrit, hyponitric, hydroxylamine, ammonia hay khí N2. Quá trình này còn được gọi là quá trình phản nitrate hóa, các hợp chất trung gian trong quá trình chuyển hóa thường là những dạng độc nên không có lợi cho thủy sinh vật (Trương Quốc Phú, 2008). 2.5.5 Đạm nitrate N-NO3Nitrate là dạng oxy hóa cao nhất trong chu trình nitơ và thường đạt đến những nồng độ đáng kể trong các giai đoạn cuối cùng của quá trình oxy hóa sinh học (Nguyễn Khắc Cường, 2002). Trong thủy vực có nhiều đạm ở dạng N-NO3- chứng tỏ quá trình oxy hóa đã kết thúc. Tuy vậy, các nitrate chỉ bền ở điều kiện hiếu khí. Trong điều kiện yếm khí N-NO3- bị khử thành nitơ tự do tách ra khỏi nước, loại trừ được sự phát triển của tảo và các thực vật khác sống trong nước. Nhưng mặt khác khi hàm lượng nitrate trong nước khá cao có thể gây độc hại với người, vì khi vào cơ thể trong điều kiện thích hợp, ở hệ tiêu hóa chúng sẽ chuyển hóa thành nitrit, kết hợp với hồng cầu tạo thành chất không vận chuyển oxy, gây bệnh xanh xao thiếu máu (Đặng Kim Chi, 2001). Nitrate trong nước bề mặt thường có trong khoảng 0,1 – 10mg/l. Nitrate có tác dụng tích cực đối với cây trồng nhưng có tác dụng tiêu cực với môi trường sống của con người (Sổ tay phân tích Đất, Nước, Phân bón, Cây trồng, 1998). Theo Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Thị Hiền Thảo (2003) được trích dẫn bởi Huỳnh Thị Pha (2010), nitrate là một trong những dạng đạm được thực vật hấp thu dễ nhất, ít độc với thủy sinh vật trừ khi hấp thụ quá nhiều. Tuy nhiên, sự có mặt của nitrate cũng là điều không mong muốn vì khả năng chuyển hóa thành nitrit. 2.5.6 Phosphate P-PO43Lân là thành phần quan trọng của acid nucleic và adenosine phosphate, yếu tố trao đổi năng lượng (Lam Mỹ Lan, 2000). Trong môi trường nước, lân tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, thường thì tồn tại ở 3 dạng: orthophosphate, polyphosphate, phosphate có liên kết hữu cơ. Nguồn phosphate đưa vào môi trường là phân người, phân gia súc và nước thải một số ngành công nghiệp sản xuất lân, công nghiệp thực phẩm và trong nước thải từ đồng ruộng (Lê Trình, 1997), nhưng thực vật thủy sinh dễ hấp thụ nhất là dạng orthophosphate hoà tan (PO4³-) (Lam Mỹ Lan, 2000). Tuy là một nguyên tố cần thiết, song nếu quá nhiều sẽ xúc tiến sự phát triển nhanh mạnh của tảo xanh hoặc thực vật lớn gây tắc nghẽn thủy vực. Quá trình này gọi là thừa dinh dưỡng hay phú dưỡng hoá. Những thủy vực thừa dinh 19 dưỡng thường có mùi hôi thối do sự phát triển quá mạnh của những sinh vật phân giải, làm cạn kiệt oxy hoà tan; phân hủy và thối rửa tảo và thực vật lớn đã chết. Đây là dạng ô nhiễm nguy hiểm làm chết tôm cá và sau đó phải bỏ hoang (Lê Văn Khoa, 1995). Nguồn thải đưa vào môi trường là phân (người, súc vật), phân bón trong nông nghiệp, từ các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hằng ngày và trong một số ngành công nghiệp sản xuất phân lân, thực phẩm (Trịnh Xuân Lai, 2000). Bên cạnh đó có thể xác định mức độ ô nhiễm nước thông qua thông số PPO4³ như sau: - + Nước rất sạch khi P-PO4 3- có nồng độ 0.3 mg/L (Vũ Nam, 2003). Theo Trương Quốc Phú (2006) trong thủy vực tự nhiên hàm lượng lân tổng số ít khi vượt quá 1mg/L. Và hàm lượng P-PO4 3- thường rất thấp, ít khi nào vượt quá 200μg/L (chỉ khoảng 5 – 20μg/L) ngay cả trong thủy vực giàu dinh dưỡng. Nếu hàm lượng P-PO4 3- nhỏ hơn 0,005mg/L thì thực vật không phát triển được, nhưng khi vượt quá 0,2mg/L thì gây hiện tượng thực vật nở hoa. 2.5.7 Tổng Sắt Sắt là kim loại phong phú tạo nên vỏ trái đất. Sắt hiện diện ở hầu hết các nguồn nước tự nhiên. Khi trong nước có chứa các ion sắt sẽ gây đục và màu trong nước do: Oxh Fe2+ Fe3+ (màu nâu đỏ) Đồng thời ảnh hưởng tới độ cứng, duy trì sự phát triển của một số vi khuẩn gây thối rửa trong hệ thống phân phối nước. Hàm lượng sắt có thể xuất hiện trong nước là do nó hòa tan trong nước ngầm (dưới dạng Fe2+), hay có trong nước thải công nghiệp. Sắt thường có trong nước ngầm dưới dạng muối tan hoặc phức chất do hòa tan từ các lớp khoáng trong đá hoặc do ô nhiễm nước bề mặt bởi nước thải (Đặng Kim Chi, 1998). Nước có hàm lượng sắt cao (lớn hơn 0,3 mg/L) gây trở ngại rất 20 lớn cho việc sử dụng nước trong sinh hoạt. Nước đục do sắt có màu vàng nhiều cặn là thức ăn của các loại vi khuẩn ưa sắt. Hàm lượng sắt trong nước tự nhiên và nước thải biến động trong khoảng rộng (0,01 – 30mg/l) tùy thuộc vào nguồn nước và nguồn ô nhiễm. Ngoài ra, còn phụ thuộc độ pH của nước và sự có mặt của oxy hòa tan, hàm lượng cacbonate và CO2 cũng như chất hữu cơ (Sổ tay phân tích Đất, Nước, Phân bón, Cây trồng, 1998). Hàm lượng sắt trong nước tự nhiên không lớn (đặc biệt là trong nước mặt) thường nhỏ hơn 1mg/L (Trần Ngọc Lan, 2008). Sắt trong nước tự nhiên thường tồn tại dưới dạng Fe (II), Fe (III) và kết hợp với các chất hữu cơ ở dạng hòa tan hay không hòa tan. Trong đó Fe (II) thường độc hơn vì quá trình oxy hóa nó thành Fe (III) làm tiêu hao oxy của môi trường nước tạo thành các rỉ sắt gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của động vật thủy sinh (Trương Quốc Phú, 2006). Tỷ lệ các muối sắt tỷ lệ nghịch với pH, pH càng cao thì hàm lượng các muối sắt càng nhỏ. Do đó, khi quá trình quang hợp của thực vật xảy ra mạnh làm pH của nước tăng, các muối hòa tan của sắt trong nước hầu như không có (Trương Quốc Phú, 2006). Tuy nhiên, hàm lượng sắt trong nước tự nhiên dao động trong một giới hạn lớn từ 0,01 – 26,1mg/L tùy thuộc vào nguồn nước và những vùng mà nguồn nước chảy qua. Ngoài ra, nồng độ sắt trong nước còn phụ thuộc vào độ pH và sự có mặt của một số chất như cacbonat, CO2, O2 và các chất hữu cơ tan trong nước; chúng sẽ oxy hóa hay khử sắt và làm cho sắt có thể tồn tại ở dạng tan Fe (II) hay kết tủa Fe (III). Trong môi trường pH và nồng độ oxy thấp, sắt trong nước tồn tại dạng khử là Fe2+. Fe (III) sẽ được tạo thành từ Fe (II) khi có sự tiếp xúc với oxy và nếu pH môi trường nước cao, Fe3+ sẽ có thể bị hydrate hóa (thủy phân) tạo thành hydroxide sắt màu đỏ, ít tan, tồn tại ở dạng keo lơ lửng trong nước hay lắng xuống đáy thủy vực (Trần Sỹ Nam, 2011). 2.6 Giá trị giới hạn của các thông số lý, hóa nước trong QCVN 08: 2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt) QCVN 08: 2008/BTNMT áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. Giá trị giới hạn của một số thông số chất lượng nước mặt được quy định trong bảng sau: 21 Bảng 2.3: Giá trị giới hạn của các thông số lý, hóa nước Giá trị giới hạn TT Thông số Đơn vị A B A1 A2 B1 B2 1 pH mg/l 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥6 ≥5 ≥4 ≥2 3 COD mg/l 10 15 30 50 4 Nitrit (NO2-) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 5 Nitrat (NO3-) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 6 Phosphat (PO43-)(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 7 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 (Nguồn: QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt). Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau: A1 – Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2. A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 – Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. 22 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu đã được thực hiện từ tháng 06/2013 đến tháng 11/2013. 3.1.1 Thời gian nghiên cứu Mẫu nước đã được thu theo 2 đợt: vào đầu mùa mưa (tháng 6) và cuối mùa mưa (tháng 10), mỗi đợt đều thu lúc nước ròng. - Đợt 1 thu mẫu vào ngày 08/06/2013. - Đợt 2 thu mẫu vào ngày 01/10/2013. 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu Mẫu nước được thu tại 3 rạch: rạch Cái Khế, rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn thuộc Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Trên hệ thống rạch Cái Khế chọn 06 điểm (từ P1 đến P6), rạch Đầu Sấu chọn 04 điểm (từ P7 đến P10) và rạch Cái Sơn chọn 05 điểm (từ P11 đến P15). Với các đặc điểm như sau: Hình 3.1: Sơ đồ vị trí thu mẫu ở rạch Cái Khế quận Ninh Kiều, TPCT P1: Ngã ba nơi tiếp giáp giữa con rạch với sông Hậu. P2: Cống dẫn nước mưa và nước thải đổ xuống. P3: Góc chợ, nơi tù đọng nước khu vực chợ Cái Khế. 23 P4: Cống xả thải ra từ các tuyến đường trong nội ô thành phố. P5: Tiếp nhận chất thải rắn và nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống trên nhà sàn. P6: Nhận nước thải từ lò mổ giết mổ gia súc và các hộ dân sống dọc theo rạch. Hình 3.2: Sơ đồ vị trí thu mẫu ở rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn quận Ninh Kiều, TPCT P7: Ngã ba nơi tiếp giáp giữa con rạch với sông Cần Thơ. P8: Tiếp nhận chất thải rắn và nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống trên nhà sàn. P9: Tiếp nhận chất thải rắn, nước thải từ các trại cưa và hộ dân sống dọc theo rạch. P10: Tiếp nhận chất thải rắn từ hộ dân và các kênh dẫn phục vụ canh tác nông nghiệp. P11: Nơi giao giữa rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn, nhận chất thải rắn từ hộ dân và các kênh dẫn phục vụ canh tác nông nghiệp. P12: Ít dân cư sinh sống, nhận nước thải chủ yếu từ các hoạt động nông nghiệp. P13: Ít dân cư sinh sống, nhận nước thải chủ yếu từ các hoạt động nông nghiệp. 24 P14: Tiếp nhận chất thải rắn và nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống dọc theo con rạch. P15: Ngã ba nơi tiếp giáp giữa con rạch với sông Cần Thơ. Chú thích: Các vị trí khảo sát trên 3 rạch Cái Khế, Đầu Sấu và Cái Sơn. Ký hiệu P1 P2 P3 P4 Vị trí khảo sát Ngã ba nơi tiếp giáp giữa rạch Cái Khế với sông Hậu Cách cầu Ninh Kiều khoảng 30m về phía cuối rạch Ngay chợ Cái Khế Cách cầu Cái Khế 3m về cuối rạch P7 P8 P9 P10 P11 P12 Đặc điểm Ngay giữa dòng chảy của rạch 48P 0586362 UTM 1109890 Cống dẫn nước mưa và nước thải đổ xuống 48P 0586043 UTM 1110267 48P 0585772 UTM 1110155 Góc chợ, nơi tù đọng nước khu vực chợ Cái Khế Nhận nguồn nước thải từ cống xả thải ra từ các tuyến đường trong nội ô thành phố Nhận chất thải rắn và nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống trên nhà sàn Nhận nước thải từ lò mổ giết mổ gia súc và các hộ dân sống dọc theo rạch Ngay giữa dòng chảy của rạch Đoạn giữa chợ An Nghiệp 48P 0585018 UTM 1110007 Gần cống thải của lò giết mổ 48P 0583959 UTM 1109994 Ngã ba nơi tiếp giáp giữa rạch Đầu Sấu với sông Cần Thơ Cách cầu Đầu Sấu khoảng 100m về phía cuối rạch 48P 0582831 UTM 1106584 Ngã ba, đoạn giao giữa rạch Đầu Sấu và rạch Ngã Bát, cách cầu Đầu Sấu khoảng 500m về phía cuối rạch Ngã ba, đoạn giao giữa rạch Đầu Sấu và rạch Xẻo Nhum 48P 0582461 UTM 1107357 Ngã ba, nơi giao giữa rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn Đoạn cách cầu Nguyễn Văn Cừ khoảng 100m về 48P 0581490 UTM 1109080 P5 P6 Tọa độ 48P 0586703 UTM 1109704 48P 0582565 UTM 1107041 48P 0582399 UTM 1108249 48P 0581243 UTM 1107997 25 Nhận chất thải rắn và nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống trên nhà sàn Nơi nhận chất thải rắn, nước thải từ các trại cưa và hộ dân sống dọc theo rạch Nhận chất thải rắn từ hộ dân và các kênh dẫn phục vụ canh tác nông nghiệp, có ghe tàu neo đậu Nhận chất thải rắn từ hộ dân và các kênh dẫn phục vụ canh tác nông nghiệp Ít dân cư sinh sống, nhận nước thải chủ yếu từ các P13 P14 P15 phía cuối rạch Đoạn cách cầu Nguyễn Văn Cừ khoảng 100m về phía đầu rạch Đoạn cách cầu Cái Răng khoảng 500m về phía cuối rạch Ngã ba nới tiếp giáp giữa rạch Cái Sơn với sông Cần Thơ 48P 0581358 UTM 1107304 48P 0581707 UTM 1106550 48P 0581919 UTM 1106310 hoạt động nông nghiệp Ít dân cư sinh sống, nhận nước thải chủ yếu từ các hoạt động nông nghiệp Nhận chất thải rắn và nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống dọc theo con rạch Ngay giữa dòng chảy của rạch Mẫu nước được bảo quản và phân tích tại phòng thí nghiệm Độc học môi trường, bộ môn Khoa Học Môi Trường, Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên, Khu II- Đại Học Cần Thơ. 3.2 Phương tiện nghiên cứu - Thùng bảo quản mẫu nước. - Máy đo pH - Máy đo oxy hòa tan (DO). - Tủ sấy. - Thiết bị nung COD (Closed Reflux). - Máy so màu U 2800 (Hitachi, Nhật Bản). - Các dụng cụ thu mẫu nước: Chai thủy tinh, can nhựa 1 lít… - Các dụng cụ để phân tích mẫu nước: ống nghiệm, ống đong, bình định mức, bình tam giác, cốc thủy tinh, pipet, buret, cân điện tử,… - Các hóa chất cần thiết phục vụ cho việc phân tích. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu và bảo quản mẫu a. Phương pháp thu mẫu - pH và DO được đo trực tiếp tại hiện trường. - Dụng cụ thu mẫu phải đúng quy cách (lựa chọn chai thu mẫu phải đồng thể tích và rửa kỹ chai bằng xà phòng, xả lại nhiều lần bằng nước vòi, sau đó tráng lại bằng nước cất và để khô trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm). - Các chỉ tiêu NO2-, NO3-, PO4³-, COD được thu bằng chai nhựa PE (polyethylene) 1lít và tráng chai nhựa một lần bằng nước thu tại hiện trường trước khi bắt đầu thu mẫu. Mẫu nước được thu cách bờ 1,5 – 2m, hoặc ở giữa 26 kênh, cầm vào phía đáy chai thu mẫu và nhúng chìm chai xuống nước, cách mặt nước khoảng 20 – 30 cm, giữ cho miệng chai hơi hướng xuống dưới, nếu có dòng chảy thì để miệng chai hướng về phía dòng chảy, các chất rắn có kích thước lớn như: lá cây, rác,… không để chúng rơi vào chai thu mẫu, xoay chai hướng lên trên và lấy đầy thể tích chai và đậy kín miệng chai lại. Riêng chỉ tiêu Tổng Fe được thu bằng chai thủy tinh có nút mài 127ml và cố định bằng dung dịch HNO3 đậm đặc. - Sau khi thu mẫu, ghi vào chai đầy đủ các chi tiết về thời gian (giờ, ngày, tháng, năm…), địa điểm thu mẫu (các chi tiết khác được ghi trong nhật ký thu mẫu kèm theo) và đem các chai mẫu đi trữ lạnh. Tổng số mẫu thu: 15 vị trí x 2 đợt thu = 30 mẫu. b. Phương pháp bảo quản mẫu Bảng 3.1: Phương pháp bảo quản mẫu theo TCVN 5993 – 1995 Chỉ tiêu Loại hình chứa Kĩ thuật bảo quản Thời gian bảo quản COD Chai nhựa PE Lạnh 2 – 4ºC 5 ngày N-NO2- Chai nhựa PE Lạnh 2 – 4ºC 24h N-NO3- Chai nhựa PE Lạnh 2 – 4ºC 24h P-PO43- Chai nhựa PE Lạnh 2 – 4ºC 24h Fe tổng Chai thủy tinh có nút mài Lạnh 2 – 4ºC 24h (Nguồn: TCVN 5993 – 1995) pH và DO được đo trực tiếp tại hiện trường. 27 3.3.2 Phương pháp phân tích Bảng 3.2: Phương pháp và địa điểm phân tích các chỉ tiêu lý, hóa nước Chỉ tiêu Phương pháp phân tích Địa điểm phân tích pH Máy đo pH HANNA HI 98127 (Romania) Tại vị trí thu mẫu DO Máy đo DO YSI 556 Tại vị trí thu mẫu COD Đicromat (K2Cr2O7) Phòng thí nghiệm N-NO2- Diazonium Phòng thí nghiệm N-NO3- Salicylate Phòng thí nghiệm P-PO43- Acid ascorbic Phòng thí nghiệm Fe tổng Thiocianate Phòng thí nghiệm 3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu - Sử dụng phần mềm Excel để xử lý, phân tích các kết quả đo đạc tại hiện trường và các kết quả tại phòng thí nghiệm. - So sánh kết quả với giá trị giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT – cột A2 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt). 28 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm lý, hóa môi trường nước trên rạch Cái Khế 4.1.1 pH Giá trị pH là một trong những yếu tố quan trọng để xác định chất lượng nước về mặt hóa học, sự biến động pH trong nước có ảnh hưởng đến các quá trình sinh hóa trong nước (Đặng Kim Chi, 2001). pH nước mặt tại các vị trí thu mẫu trên rạch Cái Khế dao động không đáng kể trong khoảng 7,2 - 7,5 và nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 08: 2008/BTNMT, cột A2- Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp), kết quả khảo sát về pH trên rạch Cái Khế được biểu thị trên Hình 4.1. 9 8 7 6 5 Đợt 1 (Đầu mùa mưa) 4 Đợt 2 (Cuối mùa mưa) 3 QCVN 08:2008 (6[...]... tiếng ồn, nước thải) làm ảnh hưởng và bức xúc cho cư dân xung quanh (UBND Thành phố Cần Thơ, 2013) 2.4 Sơ lược về các kênh rạch chính ở Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 2.4.1 Rạch Cái Khế Rạch Cái Khế - một trong những con rạch lớn nhất trên địa bàn quận Ninh Kiều Bắt đầu từ phường An Hòa (giáp với lưu vực Bình Thủy) hướng ra cửa 12 Khải Luông, là lưu vực đông dân nhất của thành phố, đặc trưng bởi hai... lượng phù sa sông MeKong) Hệ thống các kênh rạch nội đồng: Rạch Cần Thơ (dài 16 km đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều), rạch Bình Thủy, rạch Trà Nóc, rạch Ô Môn, rạch Thốt Nốt, kênh Cái Sắn, Đây là những kênh rạch lớn dẫn nước từ sông Hậu vào các vùng nội đồng và nối liền với kênh rạch của các tỉnh lân cận thành phố Cần Thơ, có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng... đều thu lúc nước ròng - Đợt 1 thu mẫu vào ngày 08/06/2013 - Đợt 2 thu mẫu vào ngày 01/10/2013 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu Mẫu nước được thu tại 3 rạch: rạch Cái Khế, rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn thuộc Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ Trên hệ thống rạch Cái Khế chọn 06 điểm (từ P1 đến P6), rạch Đầu Sấu chọn 04 điểm (từ P7 đến P10) và rạch Cái Sơn chọn 05 điểm (từ P11 đến P15) Với các đặc điểm như sau:... nguồn nước thải do nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ngày càng nhiều hơn (Trạm Quan trắc môi trường Thành phố Cần Thơ, 2009) 2.3 Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ 2.3.1 Sơ lược về Quận Ninh Kiều Quận Ninh Kiều là quận trung tâm của TPCT, Bắc giáp quận Bình Thủy; Nam giáp sông Cần Thơ, ngăn cách với quận Cái Răng; Tây giáp huyện Phong Điền; Đông giáp dòng sông... trường nước mặt thành phố Cần Thơ Căn cứ vào báo cáo chính của Viện Nghiên cứu Tài nguyên nước phía Nam (SIWRP 2007) về "Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước của lưu vực sông tại thành phố Cần Thơ" về chất lượng nước, sông Hậu và nước các kênh vẫn chưa bị ô nhiễm nặng (trừ Coliform và E -Coli) Tuy nhiên, dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ đã xuất hiện ở nhiều nơi (sông Cần Thơ, Ô Môn, cửa cống đầu 9 kênh rạch. .. Sơn Chính vì thế, khi rạch Đầu Sấu xảy ra tình trạng ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước của các rạch còn lại và ngược lại khi một trong các rạch trên bị ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước của rạch Đầu Sấu Chất lượng nước mặt ở rạch Đầu Sấu trong những năm gần đây đã trở nên ngày càng xấu đi Theo Nguyễn Chí Hiển (2010), rạch Đầu Sấu đang bị ô nhiễm nặng, nồng độ DO ở rạch lúc nước. .. dẫn liệu về đặc điểm của các yếu tố lý, hóa nước làm cơ sở khoa học trong việc thiết lập mối tương quan giữa sinh vật và các yếu tố môi trường Làm cơ sở cho việc bảo vệ môi trường nước ở thành phố Cần Thơ và tạo vẽ cảnh quan đô thị 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đánh giá chất lượng môi trường nước tại các khu vực nghiên cứu (dựa vào QCVN 08:2008/BTNMT) Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, các nội dung... là trung tâm hành chính, văn hoá, giáo dục, công nghệ, y tế, du lịch của thành phố Cần Thơ 2.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Sở TNMT đã chủ trì kết hợp Phòng TNMT quận Ninh Kiều, UBND phường An Cư tiến hành khảo sát thực tế, kiểm tra hiện trạng môi trường, thu mẫu nước mặt tại hồ Xáng Thổi vào tháng 6 năm 2013 Kết quả cho thấy: Khu vực nước mặt bên trong... nguyên và Môi trường Cần Thơ, 2011) Hình 2: Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ 2.2.2 Điều kiện tự nhiên Cần Thơ có diện tích 1,400 km2, chia thành chín quận, huyện và 85 phường xã Có năm quận nội thành bao gồm: Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy¸ Ô Môn và Thốt Nốt và bốn huyện ngoại thành bao gồm: Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh 7 Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng nóng và ẩm... hộ dân sống dọc theo rạch Hình 3.2: Sơ đồ vị trí thu mẫu ở rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn quận Ninh Kiều, TPCT P7: Ngã ba nơi tiếp giáp giữa con rạch với sông Cần Thơ P8: Tiếp nhận chất thải rắn và nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống trên nhà sàn P9: Tiếp nhận chất thải rắn, nước thải từ các trại cưa và hộ dân sống dọc theo rạch P10: Tiếp nhận chất thải rắn từ hộ dân và các kênh dẫn phục vụ canh