... động kinh doanh công ty Cổ phần VINACONEX Phần 3: Nhận xét kết luận PHẦN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP VINACONEX 1.1 Giới thiệu khái quát công ty Tên công ty: công ty cổ phần. .. đổi tên doanh nghiệp thành Công ty cổ phần Vinaconex6 – Tên đối ngoại: Vinaconex6 Joint Stock Company – Tên viết tắt: Vinaconex6 ,JSC Ngày 18/01/2008: Cổ phiếu Công ty cổ phần Vinconex6 (Mã chứng... trọng trách với công trình khác mà công ty nhận thầu 10 PHẦN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Với đặc thù mặt lịch sử trình hình thành công ty, lĩnh vực xuyên suốt công ty bao gồm: Xây
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Trang Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty..................................................................................6 Sơ đồ 2.1. Quy trình hoạt động kinh doanh trong thi công......................................9 Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh......................................................................11 Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán..................................................................................14 Bảng 2.3 Bảng xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn..............................................21 Bảng 2.4 Bảng đánh giá khả năng thanh toán.........................................................22 Bảng 2.5 Bảng đánh giá hiệu suất sử dụng tổng tài sản..........................................23 Bảng 2.6 Bảng đánh giá khả năng sinh lời...............................................................23 Bảng 2.7 Cán bộ chuyên môn...................................................................................25 Bảng 2.8 Công nhân kỹ thuật. ..................................................................................................................................... 25LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hiện tại, Việt Nam là một đất nước trong giai đoạn đang phát triển với các chính sách hội nhập, việc đầu tư cơ sở hạ tầng quốc gia nhằm phục vụ mục đích chung hay việc xây dựng tư nhân đơn lẻ nhằm phục vụ mục đích sản xuất tư nhân đều đóng ghóp xây dựng nên sự tiến bộ cũng như hình ảnh của quốc gia. Vì vậy, ngành xây dựng là một trong những ngành quan trọng không thể thiểu để đống góp vào quá trình phát triển cơ sở, hạ tầng này. Ngành xây dựng ngoài những yếu tố đóng góp ảnh hưởng tới sự phát triển tiến trình cũng như hình ảnh quốc gia còn tạo ra công ăn việc làm cho một lượng lao động nhân công do đặc thù thực hiện sản xuất kinh doanh của các công ty trong ngành này. Tuy nhiên, với những khó khăn năm 2011 của nền kinh tế nước nhà đã ảnh hưởng và tác động đến ngành xây dựng và từ đó việc hoạt động kinh doanh của các công ty trở nên khó khăn và thử thách. Trước những vấn đề trong thời điểm khó khăn hiện tại đã đặt ra thách thức đối với các công ty trong ngành xây dựng trong việc quản lý nguồn tài sản, nguồn vốn của công ty cũng như việc quản trị nhân lực sao cho hợp lý nhất để có thể vượt, phát triển trong thời điểm hiện tại. Với những điều kiện học tập trong môi trường Đại học, được sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo trong việc học tập, đông thời điều kiện từ trường trong việc liên hệ và tiếp xúc giữa môi trường học tập và thực tế, em đã có điều kiện được thực tập tại công ty cổ phần VINACONEX 6. Với sự chấp thuận từ ban lãnh đạo của công ty, em đã được thực tập tại phòng Tài chính - Kế toán. Trong quá học tập và làm việc tại công ty em đã phần nào hiểu thêm về nguyên tắc, quy trình làm việc cũng như cá tác phong và kỹ năng cần thiết để có thể ứng dùng vào công việc thực hiện sau này.Qua quá trình thực tập và tìm hiểu, em tổng hợp nên báo cáo thực tập này. Báo cáo gồm: Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần VINACONEX 6. Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần VINACONEX 6. Phần 3: Nhận xét và kết luận. PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP VINACONEX 6 1.1 Giới thiệu khái quát về công ty Tên công ty: công ty cổ phần VINACONEX 6 Tên công ty viết tắt: VINACONEX 6 .,.JSC Mã chứng khoán: VC6 Lĩnh vực kinh doanh: Xây lắp (Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi; Hạ tầng, xử lý nền móng công trình...) và Đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản. Xuất khẩu xây dựng, xuất khẩu lao động. Xuất nhập khẩu hàng hóa. Quy mô công ty: 463 người Địa chỉ: Tầng 5 - Tòa nhà 29T2, phố Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy. Mã số thuế: 0100105503 Điện thoại: 046.2513155 Fax: 84-4-6.2513156 Website: http://www.vinaconex6.vn 1.2 Vốn điều lệ của công ty Vốn điều lệ của công ty là 80.000.000.000 (tám mươi tỉ đồng) Mệnh giá cố phần: 10000 đồng/ cổ phần Tổng số cổ phần 8.000.000 Trong đó Tổng công ty Cổ phần Xuất khẩu và Xây dựng Việt Nam nắm gữ 4.080.000 cổ phần tương ứng 40.080.000.000 đồng, chiếm 51% vốn điều lệ. Các cổ dông khác nắm giữ 3.920.000 cổ phần tương ứng 3.920.000.000 đồng, chiếm 49% vốn cổ phần Công ty đã thực hiện niêm yết và giao dịch cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là VC6 Vốn pháp định: 6.000.000 tỷ đồng. (sáu tỉ đồng) 1.3 Quá trình phát triển của công ty. Ngày 06/08/1991: Công ty xây dựng số 6 – VINASICO- trực thuộc VINACONEX: Được thành lập ngày 6 tháng 8 năm 1991 theo Quyết định số 419BXD/TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng từ việc chuyển và đổi tên Xí nghiệp xây dựng số 2 trực thuộc Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài - VINACONEX (nay là Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam) thành Công ty xây dựng số 6 – tên giao dịch VINASICO trực thuộc VINACONEX. 4 - Nhiệm vụ chủ yếu là : “Nhận thầu xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp và kỹ thuật đô thị” - Lực lượng lao động ban đầu chỉ gồm 38 người chủ yếu là lao động đi hợp tác lao động từ Iraq và các quốc gia Đông Âu trở về do chiến tranh vùng Vịnh, - Trụ sở: tại Hà Nội (Chưa có văn phòng, Công ty phải mượn tạm một căn phòng khoảng 20 m2 tại trụ sở của Tổng Công ty tại 34 Láng Hạ - Hà Nội). Ngày 05/05/1993: Thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Xây dựng số 6 - VINASICO Theo Quyết định số 168A/BXD-TCLĐ ngày 05/5/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nước: Công ty xây dựng số 6, trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam - Bộ Xây dựng: - Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng dân dụng công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở và xây dựng khác; Sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói, tấp lợp, đá ốp lát); Sản xuất cấu kiện bê tông; Kinh doanh vật liệu xây dựng; Kinh doanh nhà. Ngày 31/05/1996: Công ty Xây dựng 6 - VINACONCO6 Theo Quyết định số 992/BXD-TCLĐ ngày 20/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Thành lập Tổng công ty xuất nhập khẩu xay dựng Việt Nam trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam và một số Đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, Công ty xây dựng số 6 – Tên giao dịch: Vinasico thành Công ty xây dựng 6 – Tên giao dịch: VINACONCO6. Ngày 01/07/2000: Công ty cổ phần Xây lắp và xuất nhập khẩu Việt Nam – Tên Viết tắt: VICIMEX Theo quyết định số 890/QĐ-BXD ngày 30/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Chuyển Công ty xây dựng số 6 thành viên của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam thành Công ty cổ phần. - Vốn điều lệ: 6.500.000.000 đồng VN (Sáu tỷ, năm trăm triệu đồng VN) - Ngành nghề kinh doanh: Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng, các khu đô thị và khu công nghiệp, thi công các loại nền móng, công trình có quy mô lớn, các công trình đường giao thông, cầu, đường bộ, các công trình thuỷ lợi quy mô vừa (kênh, mương, đê kè, cống, trạm bơm); Xây dựng đường dây và trạm biến thế đến 35KV, lắp đặt kết cấu thép, các thiết bị cơ điện, nước, điều không, thông tin tín hiệu, trang trí trí nội ngoại thất; Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; Xây dựng và phát triển nhà, kinh doanh bất động sản; Dịch vụ tư vấn quản lý dự án công trình; Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá; Xuất khẩu lao động; Xuất khẩu Xây dựng. - Trụ sở công ty: H10, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội Ngày 04/10/2001: Công ty cổ phần Vinaconex6 – Tên viết tắt: VINACONEX6., JSC. 5 Để thuận tiện trong việc giao dịch và và chuẩn hoá tên gọi của các thành viên trong Đại gia đình Vinaconex, ngày 04/10/2001 Công ty cổ phần Xây lắp và Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Tên viết tắt: VICIMEX được Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội chứng nhận đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp thành Công ty cổ phần Vinaconex6 – Tên đối ngoại: Vinaconex6 Joint Stock Company – Tên viết tắt: Vinaconex6 .,JSC. Ngày 18/01/2008: Cổ phiếu Công ty cổ phần Vinconex6 (Mã chứng khoán: VC6) chính thức được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) và ngày 28/01/2008 cổ phiếu VC6 chính thức thực hiện phiên giao dịch đầu tiên. Sau 20 năm xây dựng và trưởng thành đồng hành cùng đại gia đình Vinaconex, Đến nay lực lượng Cán bộ công nhân viên Công ty đã lên tới 1.500 người, với 05 phòng ban chức năng và các Ban quản lý Toà nhà H10, Ban quản lý dự án Đại Lải, 16 Đội Xây dựng và trên 05 Ban chỉ huy công trình, Ban điều hành Công trường trực thuộc. Vốn điều lệ là 80 tỷ đồng và tổng tài sản ước lên tới trên 375 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng ổn định, bền vững với mức tăng trưởng bình quân trong thời gian 10 năm trở lại đây (sau thời điểm cổ phần hoá) năm sau tăng hơn năm trước từ 25% đến 35%. Với mục tiêu tăng trưởng phát triển bền vững, xác định Thi công xây lắp là lĩnh vực then chốt, đầu tư kinh doanh bất động sản là lĩnh vực mũi nhọn, Vinaconex 6 luôn nỗ lực phấn đấu để vinh dự là Top các Đơn vị mạnh của thương hiệu Vinaconex, trở thành “Nhà thầu uy tín, đẳng cấp – Nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp” thực hiện sứ mệnh: “Xây những giá trị - Dựng những ước mơ” của Đại gia đình Vinaconex. 6 1.4 Chính sách chất lượng Xây dựng các công trình đật chất lượng, tiến độ, an toàn và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng đẩm bảm uy tín Công ty là mục tiêu hàng dầu Vinaconex6. Cải tiến khoonag ngưng trong quản lý sản xuất kinh doanh, phát triển đa doanh, đa dạng hóa sản phẩm,, khả năng cạnh tranh và thỏa mãn khách hàng là sức mạnh của Vinaconex 6. Duy trì, phát triển và tập trung sức mạnh tập thể, thống nhất một khối trong đường lói lãnh đạo, đoàn kết nhất trí trong toàn thể cán bộ công nhân viên là đường lối của Vinaconex6 Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên đầu tư chiều sau trang thiết bị và áp dụng công nghệ mới là trách nhiệm của vinaconex6. Kết Quả lao động của vinaconex 6 luôn xuất phát từ:mục tiêu cụ thể, huy động sức mạnh, xác định đường lối, thực hiện Trách nhiệm. Hệ thống chứng nhận quản lý chất lượng: TCVN ISO 9001:2008/ISO 9001 : 2008 7 1.5 Sơ đồ tổ chức công ty. Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc kế toán trưởng Phòng tổ chức hành chính Phòng KHKT & QLDA Các phó giám đốc Phòng tài chính kế toán Đội XD số lượng: 16 đội Phòng đầu tư Ban điều hành các công Ban vật tư thiết bị cơ giới - Ban quản lý dự án H10 - Ban quản lý dự án Đại Lải Các công trình trực thuộc (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 8 Chức năng từng bộ phận tổ chức. Hội đồng Quản trị có các quyền và nhiệm vụ được quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh của công ty. Các quyết định liên quan tới cổ phần trong việc quản lý và chào bán tuân thủ theo các điều luật cũng như các yếu tố liên quan tới cổ tức. Đưa ra các quyết định ảnh hưởng với Tổng giám đốc, giám đốc đồng thời có thể giám sát, chỉ đạo công việc.Cơ cấu tổ chức các bộ phận của công ty. Ban giám đốc Ban giám đốc công ty có trách nhiệm lập báo cáo cáo tài chính hang năm phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong năm. Trong việc lập báo cáo tài chính này, Ban giám đốc được yêu cầu phải: Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách đí một cách nhất quán Đưa ra các xét đoán và ước tính một cách hợp lý và thận trọng; Nêu rõ nguyên tắc kế toán thích hợp có được tuân thủ hay không, có những áp dụng sai lệch trọng yếu cần được công bố và giải thích trong báo cáo tài chính hay không Lập báo cáo tài chính trên cơ sỏ hoạt đôajt động lien tục trừ trường hợp không thể cho rằng Công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh Thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ một cách hữu hiệu cho mục đichs lập và trình bày báo cáo tài chính hợp lý nhắm hạn chế rủi ro và gian Giám đốc: Trực tiếp điều hành hoạt đồng kinh doanh, chịu trách nhiệm với hội đồng quản trị: tổ chức kế hoạch, chiến lược kinh doanh và đầu tư của công ty, ban hành các nguyên tắc quy chế nội bộ của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm tới các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị. Các phó giám đốc: Quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc; Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động. Kế toán trưởng Kế toán trưởng là thành viên của Ban giám đốc, là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán, người chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất (có lợi cho doanh nghiệp mà vẫn hợp pháp) 9 Phòng tổ chức hành chính Phòng hành chính nhân sự tuyển dụng và giải quyết các vấn đề về hợp đồng lao động. Xây dựng phương án tổ chức, quản lý đối với đội ngũ cán bộ, công nhân viên, luuw trữ bảo quản hồ sơ, sổ, văn bản theo quy điịnh, quản lý cơ sở vật chất, kiểm kê tài sản, lập báo cáo thông kê theo định kỳ. Phòng tài chính kế toán Nhiệm vụ lập các nghiệp vụ thu chi, hạch toán, lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ. Các nhiệm vụ như soạn thảo, xây dựng các văn bản liên quan đến công tác tài chính, kế toán, quy định quản lý chi tiêu tài chính.Đứng ra làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính, kế toán tài chính.Các nhiệm vụ quản lý sổ sách, chứng từ kế toán, tính toán và cân đối tài chính. Phòng Kế hoạch và quản lý dự án. Lập các phương án, kế hoạch hoạt động, kế hoạch vốn, kế hoạch giám sát đánh giá để làm cơ sở chuẩn bị cho báo cáo. Thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát và đề xuất các phương thức thực hiện dự án, giám sát đảm bảo hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của mục đích đề ra đối với cả kế hoạch kinh tế và dự án. Ban vật tư thiết bị cơ giới. Quản lý và lên kế hoạch sử dụng cũng như đầu tư các thiết bị cơ giới ngành xây dựng. Kiểm tra và thống kê lượng máy móc cũng như quản lý mua, bán thanh lý cũng như khấu hao và xác định các phương án khác như thuê và cho thuê tài chính. Ban quản lý dự án H10, ban quản lý dự án Đại Lải Ban quản lý hai dự án do công ty làm chủ đầu tư, làm nhiệm vụ giám sát, kiểm kê thi công, chất lượng và việc đảm bảo đúng các mục đích đưa ra về tiến độ cũng như các vấn đề. Đội xây dựng: Các đội xây dựng bao gồm có chi huy trưởng, kỹ sư quản lý và kỹ sư kỹ thuật cũng như quyết định tới nhân công lao động tại mỗi công trường thi công do công ty đảm nhận. Đồng thời các quyết định như sử dụng máy móc, lượng nhân công, chi phí sử dụng cần phối hợp với cả các phòng ban khác trong công ty.Công ty bao gồm 16 đội thi công đảm nhiệm trọng trách với các công trình khác nhau mà công ty nhận thầu. 10 PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Với đặc thù về mặt lịch sử trong quá trình hình thành của công ty, lĩnh vực chính và xuyên suốt của công ty bao gồm: Xây dựng và phát triển nhà, kinh doanh bất động sản, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước, môi trường các khu đô thi, khu công nghiệp, thi công các loại nền móng, công trình có quy mô lớn các công trình giao thông, cầu đường bộ, các công trình thuyer lợi có quy mô vừa. Trong đó số năm kinh nghiệm: • Xây dưng công nghiệp: 29 năm. • Xây dựng dân dụng: 39 năm. Với việc kinh doanh bất động sản trong việc bán các căn hộ và bán văn phòng làm việc cũng như bán các vật liệu, vật tư xây dựng. 2.1 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty VINACONEX 6 2.1.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty Trong việc thi công Sơ đồ 2.1. Quy trình hoạt động kinh doanh trong thi công Lập hồ sơ dự thầu Đấu thầu Ký kết Thi công Bàn giao (Nguồn: Phòng KHKT & QLDA) Lập hồsơ dự thầu: Bao gồm các hồ sơ năng lực, báo cáo, thực hiện dự tính về phương án, quy trình thi công và báo giáo các hạng mục dự tính thi công Đầu thầu: Tham dự phiên đấu thầu Ký kết: Thực hiện các thủ tục giấy tờ và hợp đồng của hai bên A và B, quyền lợi, phạm vi trách nhiệm thực hiện của mỗi bên trong quá trình xây dựng và xử dụng hạng mục, công trình. Thi công: Bao gồm việc thực hiện xây dựng hoàn thành khối lượng hạng mục đặt ra của bên A. Bàn giao: Hoàn thành và bàn giao nghiệm thu với bên A hoặc giám sát công trình do bên A thuê. 11 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP VINACONEX năm 2010 và năm 2011 2.2.1 TÌnh hình doanh thu – chi phí – Lợi nhuận năm 2010 và 2011 của công ty CP VINACONEX 6. Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP VINACONEX 6 trong 2 năm 2011 và 2010 có sự chênh lệch trong việc năm 2011 đạt doanh thu sau thuế thấp hơn tuy nhiên đây có thể là một vấn đề tạm chấp nhận được trong tình hình khó khăn kinh tế và đặc biệt là đối với ngành Bất Động Sản ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Qua báo cáo về doanh thu của công ty trong hai năm cũng cho ta thấy được sự ảnh hưởng của sức khỏe nền kinh tế đối với kết quả của công ty mỗi năm. 12 Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh. Đơn vị tính: Đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 1 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 3 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí hoạt động tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN Tương đối (%) 5 Tuyệt đối 4 518.798.310.362 379.653.797.112 139.144.513.250 37% - - - - 518.798.310.362 379.653.797.112 139.144.513.250 37% 481.513.124.555 340.900.549.088 140.612.575.467 41% 37.285.185.807 38.753.248.024 (1.468.062.217) -4% 963.072.222 1.668.694.972 (705.622.750) -42% 7.144.812.536 3.987.582.417 3.157.230.119 79% 3.823.652.536 970.133.617 2.853.518.919 294% - - - - 19.778.286.281 14.878.336.097 4.899.950.184 33% 11.325.159.212 21.556.024.482 (10.230.865.270) -47% 2.203.965.612 891.748.931 1.312.216.681 197.963.274 159.511.260 38.452.014 2.006.002.338 732.237.671 1.273.764.667 1013% 459% 3313% 12.637.375.893 21.594.476.496 (8.957.100.603) -41% 3.262.493.622 5.273.005.910 (2.010.512.288) -38% 9.374.882.271 16.321.470.586 (6.946.588.315) -43% 13 17. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) (1.6 -54% 33) (Nguồn: Phòng tài chính, kế toán) 2.998 1.365 14 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh: Về doanh thu + Doanh thu: Tại năm 2011, doanh thu là 518.798.310.362 đồng, tăng 139.144.513.250 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 37% so với năm 2010. Nguyên nhân doanh thu tăng mạnh là do công ty đã ký kết được thêm nhiều hợp đồng mới, do số lượng công trình thi công hoàn thành tăng, đồng thời nguồn thu từ các văn phòng cho thuê tại Hoàng Đạo Thúy và 29T2 tại Khuất Duy Tiến. Cụ thể, doanh thu chính từ các hoạt động xây lắp là 515.616.223.382 đồng và hoạt động kinh doanh bất động sản là 3.182.086.980 đồng. Ta có thể thấy trong năm 2011 lượng doanh thu từ Bất động sản giảm đáng kể do tình hình suy thoái kinh tế ảnh hưởng mạnh tới lĩnh vực kinh doanh này và tác động trực tiếp tới công ty. Tuy vậy, tổng doanh thu tăng lên làm tăng khả năng thanh toán, khả năng quay vòng vốn và tăng vị thế công ty trên thị trường. + Các khoản giảm trừ doanh thu: Trong cả 2 năm 2010 và 2011, công ty không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu. Nguyên nhân do các công trình xây lắp của công ty đều đạt chất lượng tốt, đạt yêu cầu kĩ thuật. Điều đó đã làm tăng uy tín của công ty với các đối tác kinh doanh và khách hàng. + Doanh thu thuần: Do công ty không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu của công ty cũng chính là doanh thu thuần. + Doanh thu hoạt động tài chính: năm 2011, doanh thu từ hoạt động tài chính là 963.072.222 đồng, giảm so với 2010 là 705.622.750 đồng, tương ứng giảm 42%. Đây là một mức giảm đáng kể trong năm 2011. Nguyên nhân cụ thể là, so với năm 2010, lãi tiền gửi, tiền cho vay giảm 103.494.694 đồng, cổ tức, lợi nhuận được chia giảm 413.630.000 đồng, lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện giảm 188.498.056 đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm đã làm giảm một lượng doanh thu của công ty. Về chi phí + Giá vốn hàng bán: Năm 2011, giá vốn hàng bán của công ty là 481.513.124.555 đồng, tăng 140.612.575.467 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 41%. Do trong năm 2011 số lượng dự án công trình thi công tăng thêm nên lượng chi phí đổ vào cho nhân công, thiết bị, máy móc và vật liệu xây dựng tăng. Giá vốn hàng bán có tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, khiến cho giá đầu vào nguyên vật liệu xây dựng chịu ảnh hưởng mạnh của lạm phát, trong khi công ty không thể giảm giá bán, vì đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp khác. Giá vốn hàng bán là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty, việc giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn doanh thu cũng khiến cho lợi nhuận suy giảm, gây tác động xấu tới tài chính công ty. 15 + Chi phí tài chính: Năm 2011, chi phí tài chính của công ty là 7.144.812.536 đồng, tăng 3.157.230.119 đồng, tương ứng tăng 79% so với năm 2010. Mức tăng lớn chủ yếu do lãi vay tăng mạnh trong năm 2011, tăng 2.853.518.919 đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh, dẫn đến công ty cần gia tăng nguồn vốn để đáp ứng khả năng quay vòng vốn, tăng khả năng thanh toán. Công ty muốn đa dạng hoá nguồn vốn, giảm sự phụ thuộc vào phải trả người bán nên đã tiến hành vay ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex – Viettel và một số cá nhân. Đây là những khoản vay có chi phí sử dụng vốn khá cao, tuy nhiên ổn định và linh hoạt nên vẫn được công ty lựa chọn. + Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là 19.778.286.281 đồng , tăng 4.899.950.184 đồng, tương ứng tăng 33% so với năm 2010. Nguyên nhân chính dẫn đến tăng chi phí quản lý doanh nghiệp là do trong năm 2011, văn phòng chuyển đổi qua địa điểm mới là tầng 5 tòa nhà 29T2 phố Hoàng Đạo Thúyvới diện tích lớn hơn đồng thời việc mua sắm các đồ đạc văn phòng chiếm chi phi lớn. Ngoài ra, các hoạt động tổ chức hoặc đầu thầu công trình, tỏ chức chào bán sản phẩm như căn hộ và bất động sản được đẩy mạnh, dẫn đến chi phí tăng cao. + Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. Năm 2011, lợi nhuận khác của công ty là 1.312.216.681 đồng, tăng1.273.764.667 đồng, tương ứng tăng 3313% so với năm 2010. Lợi nhuận khác tăng lên là do trong năm này hoạt động bán thanh lý các thiết bị, máy móc ở một số công trình đã hoàn thành thi công tăng thêm. Số tiền tương đối lớn, gây tác động tăng lợi nhuận ròng của công ty. + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty là 25%. Trong năm 2011, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của công ty là 3.262.493.622, giảm 2.010.512.288 đồng, tương ứng giảm 38% so với năm 2010. Nguyên nhân khiến cho thuế giảm so với năm 2010 là do lợi nhuận trước thuế của công ty giảm sút. + Lợi nhuân sau thuế của công ty: Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của công ty là 9.374.882.271 đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2010 là 16.321.470.586 đồng. Như vậy, so với năm 2010 thì lợi nhuận sau thuế năm 2011 giảm6.946.588.315 đồng, tương ứng giảm 43%. Như vậy, ta có thể thấy mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, tuy nhiên do sự tăng mạnh của giá vốn, chi phí hoạt động tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp… nên lợi nhuận sau thuế của công ty đã giảm sút so với năm 2010. Lợi nhuận sau thế giảm dẫn tới giảm quy mô vốn chủ sở hữu, giảm khả năng thanh toán, khả năng quay vòng vốn và gây khó khăn cho vị thế của công ty trên thị trường. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 16 và những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới ngành xây dựng nên đây là một tình trạng chung đối với các doanh nghiệp trong ngành, và việc công ty vẫn hoạt động kinh doanh có lãi cũng là một tín hiệu tốt. Tổng kết: Như vậy trong năm 2011, cuộc khủng hoảng kinh tế và sự đi xuống của lĩnh vực bất động sản đã ảnh hưởng không ít đối tình hình kinh doanh của công ty, khiến cho lợi nhuận công ty thu về giảm so với nãm 2010. Mặc dù công ty vẫn kinh doanh có lãi, song ban giám đốc nên nghiên cứu, đưa ra các quyết định, chiến lược định hướng kinh doanh mới nhằm đưa công ty sớm thoát khỏi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tiếp tục phát triển, chiếm lĩnh thị trường xây dựng, bất động sản trong nước. 17 2.2.2 Phân tích tình hình tài sản - nguồn vốn năm 2010 – 2011 của công ty CP VINACONEX6 Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán Ngày 31/12/2011 Đơn vị tính: Đồng TÀI SẢN (A) 2011 2010 (1) (2) Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (4) = (3)/ (3) = (1) - (2) (2) 100.535.250.806 39% TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1. Tiền 2. Các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 357.355.965.797 256.820.714.991 25.644.351.775 10.932.009.843 14.712.341.932 135% 20.644.351.775 10.932.009.843 9.712.341.932 89% 5.000.000.000 - (3.321.160.000) -64% 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước cho người bán 5. Các khoản phải thu khác 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 5. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN II. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá 5.000.000.000 - 1.870.780.000 5.191.940.000 7.150.638.800 7.150.638.800 (5.279.858.800) (1.958.698.800) 101.370.276.218 122.817.518.100 86.285.979.726 113.459.634.093 12.230.271.897 9.346.686.524 2.883.585.373 31% 3.032.250.119 1.096.126.244 1.936.123.875 177% (178.225.524) (1.084.928.761) 906.703.237 -84% 227.050.954.863 227.050.954.863 117.565.068.181 117.565.068.181 109.485.886.682 109.485.886.682 93% 93% 1.419.602.941 314.178.867 1.105.424.074 352% 26.405.357 (26.405.357) -100% 1.419.602.941 92.359.573.861 60.411.015.882 287.773.510 77.391.693.437 54.589.832.783 1.131.829.431 14.967.880.424 5.821.183.099 393% 19% 11% 56.186.632.697 37.721.435.821 18.465.196.876 49% 75.864.727.518 54.897.125.855 20.967.601.663 38% - 18 (3.321.160.000) (21.447.241.882 ) (27.173.654.367 ) 0% 170% -17% -24% - Giá trị hao mòn luỹ kế 3. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn kuỹ kế 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang III. Bất động sản đầu tư - Nguyên giá - Giá trị hao mòn kuỹ kế IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3. Đầu tư dài hạn khác 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí trả trước dài hạn Tổng cộng tài sản (19.678.094.821) (17.175.690.034) (2.502.404.787) 15% - - - - 300.000.000 300.000.000 (300.000.000) (300.000.000) 4.224.383.185 16.868.396.962 21.321.341.611 12.851.579.637 8.469.761.974 66% 23.801.034.182 (2.479.692.571) 12.851.579.637 - 10.949.454.545 (2.479.692.571) 85% 4.950.000.000 4.950.000.000 - 0% 6.462.500.000 6.462.500.000 - 0% (1.512.500.000) (1.512.500.000) - 0% 5.677.216.368 5.000.281.017 676.935.351 14% 5.677.216.368 5.000.281.017 676.935.351 14% 449.715.539.658 334.212.408.428 2011 2010 (1) (2) NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi II. Nợ dài hạn 4. Vay và nợ dài hạn (12.644.013.777 ) 0% 0% -75% 115.503.131.230 35% Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (4) = (3)/ (3) = (1) - (2) (2) 87.331.627.416 35% 89.869.576.419 37% 22.472.001.205 63% 62.876.813.134 49% 335.373.885.334 332.331.166.436 58.094.027.104 190.552.618.856 248.042.257.918 242.461.590.017 35.622.025.899 127.675.805.722 60.881.481.813 53.808.491.572 7.072.990.241 13% 13.946.777.656 13.369.815.920 576.961.736 4% 673.509.500 - 673.509.500 3.985.449.991 4.312.829.339 (327.379.348) (8%) 3.004.882.320 3.830.688.419 (825.806.099) (22%) 410.371.410 (410.371.410) (100%) 1.192.419.196 3.431.561.736 (2.239.142.540) (65%) 3.042.718.898 1.808.984.335 5.580.667.901 5.353.190.665 (2.537.949.003) (3.544.206.330) (45%) (66%) - 19 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 8. Doanh thu chưa thực hiện B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2. Thặng dư vốn cổ phần 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7. Quỹ đầu tư phát triển 8. Quỹ dự phòng tài chính 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Tổng cộng nguồn vốn 227.477.236 227.477.236 1.006.257.327 - - 0% 1.006.257.327 114.341.654.324 114.341.654.324 86.170.123.510 86.170.123.510 28.171.530.814 28.171.530.814 33% 33% 80.000.000.000 50.000.000.000 30.000.000.000 60% 14.612.324.709 14.698.824.709 (86.500.000) (1%) 2.682.395 (2.682.395) (100%) 8.809.171.560 7.255.609.851 1.553.561.709 21% 1.545.275.784 272.791.641 1.272.484.143 466% 9.374.882.271 13.940.214.914 (4.565.332.643) (33%) - 449.715.539.658 334.212.381.428 115.503.158.230 35% (Nguồn: Phòng tài chính, kế toán) 20 Tình hình tài sản CTCP VINACONEX 6: Tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2011, công ty đã gia tăng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền, gồm có Cụ thể, năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 25.644.351.775đồng, tăng 14.712.341.932 đồng, tương ứng tăng 35% so với năm 2010. Ta có thể thấy lượng tiền và các khoản tương đương tiền tăng khá lớn trong năm 2011. Nguyên nhân là do nhiều dự án được hoàn thành vào năm 2011 lớn nên dòng tiền vào ra tăng, cả ở tài khoản tiền mặt và tài khoản tiền gửi ngân hàng. Đồng thời do chính sách của công ty muốn duy trì lượng tiền mặt lớn trong thời kì kinh tế khủng hoảng, nhiều biến động nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và đề phòng rủi ro trong quả trình thi công của các công trình có lượng vốn lớn. Các khoản phải thu: năm 2011 khoản phải thu là 101.370.276.218 đồng, giảm so với năm 2010 là 21.447.241.882 đồng, tương ứng giảm 17%, cụ thể là: + Phải thu khách hàng:Năm 2011, khoản phải thu khách hàng là 86.285.979.726 đồng, giảm 27.173.654.367 đồng, tương ứng giảm 24% so với năm 2010. Điều này cho thấy rằng lượng vốn bị chiếm dụng của công ty giảm nhờ việc quản lý tốt các giao dịch hợp đồng và đánh giá tín dụng cũng như hiệu quả của các đội thi công công trình. + Trả trước cho người bán: Năm 2011, khoản trả trước cho người bán là 12.230.271.897 đồng, tăng 2.883.585.373 đồng, tương ứng tăng 31% so với năm 2010. Nguyên nhân của việc tăng khoản trả trước cho người bán là do trong năm, công ty đã ký kết nhiều hợp đồng mua hàng có giá trị lớn để đáp ứng cho các dự án xây dựng quy mô lớn. + Các khoản phải thu khác: Năm 2011, các khoản phải thu khác là 3.032.250.119 đồng, tăng 1.936.123.875 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 177%. Nguyên nhân là do các khoản phải thu về bắt bồi thường hàng hoá, vật tư hư hại, các khoản cho vay, cho mượn vật tư không lấy lăi, tiền lăi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính. Hàng tồn kho: năm 2011, hàng tồn kho của công ty là 227.050.954.863 đồng, tăng 109.485.886.682 đồng, tương ứng tăng 93% so với năm 2010. Lượng tiền trong chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên khá lớn, gần gấp đôi (lượng dự phòng giảm giá hàng tồn kho của công ty là 0 nên việc tăng chủ yếu phụ thuộc vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang). Trong năm 2011 do tình hình kinh tế suy thoái, ảnh hưởng đến lĩnh vực bất động sản nên rất nhiều các căn hộ thuộc các dự án như Đại Lải tuy đã hoàn thành nhưng chưa hề chào bán do việc mất giá chung. Do số lượng các căn hộ không bán được lớn dẫn đến phát sinh chi phí quản lý, trông coi, gây ảnh hưởng xấu tới thu nhập của doanh nghiệp. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: năm 2011, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 1.870.780.000 đồng, giảm 3.321.160.000 đồng so với năm 2010, tương 21 ứng giảm 64%. Nguyên nhân giảm là do dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn tăng một lượng tương ứng, do giá thị trường của chứng khoán đầu tư ngắn hạn bị giảm so với năm 2010, cụ thể là 210200 cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, mã chứng khoán VCG. Cũng như bất động sản, thị trường chứng khoán chịu tác động mạnh của suy thoái kinh tế, và đã ảnh hưởng tới hoạt động tài chính của công ty. Tài sản dài hạn Tài sản cố định: năm 2011, giá trị tài sản cố định thuộc sở hữu của công ty là 60.411.015.882 đồng, tăng 5.821.183.099 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 11%. Nguyên nhân tăng là do công ty tăng đầu tư xây dựng phân xưởng, mua các loại máy móc thiết bị phục vụ việc xây dựng. Điều đó chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty vẫn tốt nên công ty đã đầu tư thêm tài sản, mở rộng hoạt động kinh doanh.Tài sản cố định vô hình đã khấu hao hết giá trị trong năm nên không ảnh hưởng đến tài sản công ty. Bất động sản đầu tư: năm 2011, bất động sản đầu tư là 21.321.341.611 đồng, tăng 8.469.761.974 đồng, tương ứng tăng 66% so với năm 2010. Đầu tư bất động sản là một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của công ty. Mặc dù thị trường bất động sản đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng do có tiềm lực tài chính mạnh nên công ty vẫn đầu tư với số vốn lớn với kì vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao trong tương lai. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: trong cả 2 năm, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty không đổi, luôn ở mức 4.950.000.000 đồng. cụ thể là các khoản đầu tư vốn tại Công ty Cổ phần Ống sợi thuỷ tinh Vinaconex, Công ty Cổ phần Trang trí nội thất Việt Nam, Công ty Cổ phần vật tư ngành nước Vinaconex. Đây đều là các công ty trực thuộc Vinaconex và cũng là đối tác quan trọng của công ty.Bởi vậy, việc đầu tư vào các công ty trên đem lại nhiều lợi ích lâu dài cho công ty. Các tài sản dài hạn khác: trong năm 2011, các tài sản dài hạn khác của công ty là 5.677.216.368 đồng tăng 676.935.351 đồng so với 2010 tương ứng tăng 14%, mức tăng không đáng kế và mang tính chất thường kì. 22 Tình hình nguồn vốn CTCP VINACONEX 6: Nợ phải trả Nợ ngắn hạn: năm 2011, nợ ngắn hạn của công ty là 332.331.166.436 đồng, tăng 89.869.576.419 đồng, tương ứng tăng 37% so với năm 2010, trong đó, cụ thể là: + Vay và nợ ngắn hạn: Năm 2011, khoản vay và nợ ngắn hạn của công ty là 58.094.027.104 đồng, tăng 22.472.001.205 đồng, tương ứng tăng 63% so với năm 2010. Cụ thể là công ty đã tăng các khoản vay như vay ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex – Viettel, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội và vay cá nhân. Nguyên nhân khiến công ty tăng các khoản vay ngắn hạn là do các hợp đồng kí kết và các dự án được triển khai trong năm tăng nhanh, và công ty gặp khó khăn tạm thời trong việc quay vòng vốn, nên mặc dù phải chịu chi phí sử dụng vốn ở mức cao, công ty vẫn tìm đến nguồn vốn này, do tính chất dễ tiếp cận, linh hoạt. + Phải trả người bán: Năm 2011, khoản phải trả người bán của công ty là 190.552.618.856 đồng, tăng 62.876.813.134 đồng, tương ứng tăng 49% so với năm 2010. Các khoản này bao gồm các khoản nợ vật liệu công trình hoặc nợ mua máy móc thiết bị phục vụ công trình.Đây là nguồn vốn chiếm dụng có chi phí sử dụng vốn thấp nên được công ty lựa chọn, trong thời điểm mà việc huy động vốn trở nên khó khăn. Tuy nhiên, công ty cũng cần cân nhắc kĩ khi lựa chọn, do đây là nguồn vốn không ổn định, và dễ ảnh hưởng tới uy tín của công ty đối với các đối tác kinh doanh. + Người mua trả tiền trước: Đây là khoản như việc đặt mua căn hộ, hoặc các bên mua vật liệu từ công ty đặt trước. Năm 2011, khoản người mua trả tiền trước là 60.881.481.813 đồng, tăng 7.072.990.241 đồng, tương ứng tăng 13% so với năm 2010. Tăng khoản người mua trả tiền trước là hệ quả của việc tăng doanh thu. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh trong năm 2011 của công ty vẫn đạt kết quả tốt. + Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Năm 2011, thuế và các khoản phải nộp nhà nước là 13.946.777.656 đồng, tăng 576.961.736 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 4%. Cụ thể gồm có thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. So với năm 2010, do lợi nhuận tính thuế giảm, nên thuế thu nhập doanh nghiệp giảm sút, tuy nhiên, do thuế giá trị gia tăng tăng cao, dẫn đến thuế và các khoản phải nộp nhà nước vẫn tăng. Nợ dài hạnbao gồm vay và nợ dài hạn, dự phòng trợ cấp mất việc làm, doanh thu chưa thực hiện. Năm 2011, nợ dài hạn là 3.042.718.898 đồng tức giảm 2.537.949.003 đồng tương ứng giảm 45% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản vay và nợ dài hạn giảm (giảm 3.544.206.330 đồng, tương ứng giảm 66%). Việc này cho thấy trong năm 2011, một lượng lớn nợ dài hạn đã đáo hạn và đã được 23 công ty thanh toán.Điều này cũng cho thấy công ty không muốn phụ thuộc nhiều vào nguồn vay nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu: năm 2011 đạt mức 114.341.654.324 đồng, tăng28.171.530.814 đồng, tương ứng tăng 33% so với năm 2010. Vốn chủ sở hữu tăng đáng kể là do trong năm 2011, khoản vốn đầu tư của chủ sở hữu của công ty được tăng 30.000.000.000 đồng, tương ứng tăng 60% (trong năm 2011, vốn chủ sở hữu là 80.000.000.000 đồng so với mức 50.000.000.000 đồng của năm 2010). Cụ thể, công ty đã chào bán được 3.000.000 cổ phiếu phổ thông ra công chúng trong năm. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh ổn định của công ty đã tạo ra uy tín, vị thế vững chắc đối với các nhà đầu tư. Vốn chủ sở hữu tăng khá mạnh, tạo nên thực lực tài chính vững chắc cho công ty, giúp công ty có nguồn vốn cần thiết để thực hiện các dự án mới, mở rộng hoạt động xây lắp, đầu tư bất động sản, phát triển quy mô công ty. Nhận xét: Qua những số liệu trong bảng cân đối kế toán, ta có thể nhận thấy tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2011 đều tăng so với năm 2010, tăng 115.503.131.230 đồng, tương ứng tăng 35%. Mặc dù lợi nhuận của công ty có sụt giảm, tuy nhiên tài sản – nguồn vốn tăng lên chứng tỏ công ty vẫn mở rộng được hoạt động kinh doanh sản xuất, dù đang trong thời điểm kinh tế khó khăn, đặc biệt là với các doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản. Điều đó chứng tỏ tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý tài chính và khẳng định được vị thế của công ty trên thị trường trong nước. 24 2.2.3 Chỉ tiêu xác định tài sản nguồn vốn Bảng 2.3 Bảng xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn. Đơn vị:% STT Chỉ tiêu 2011 2010 Chênh lệch Tỉ trọng tài sản ngắn hạn = Tổng TS ngắn 1 79% 77% 2% hạn / Tổng tài sản Tỉ trọng Tài sản dài hạn = tổng TS dài 2 21% 23% (2%) hạn/ Tổng tài sản 3 Tỉ trọng Nợ = tổng nợ / tổng nguồn vốn 75% 74% 1% Tỉ trọng vốn CSH = Tổng vốn CSH / 4 25% 26% 1% Tổng nguồn vốn Nhận xét Tỷ trọng tài sản ngắn hạn: Năm 2011, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty là 79%, tăng 2% so với năm 2010. Mặc dù là một doanh nghiệp kinh doanh xây dựng, bất động sản nhưng lượng tải sản ngắn hạn của công ty luôn ở mức cao vì trong 2 năm 2011 và 2012, kinh tế suy thoái kéo theo thị trường bất động sản, xây dựng đi xuống, dẫn tới công ty không bán được nhà đất, dẫn đến lượng hàng tồn kho tăng cao. Mặt khác, trong thời kì kinh tế suy thoái, nhều biến động, công ty muốn quản lý tài sản thận trọng, tăng lượng tiền và các khoản tương đương tiền, nhằm đề phòng rủi ro cho các dự án lớn và đảm bảo khả năng thanh toán tốt. Tài sản ngắn hạn cao dẫn tới thời gian quay vòng tiền dài, rủi ro trong hoạt ðộng kinh doanh thấp, tuy nhiên thu nhập yêu cầu thấp. Tỷ trọng tài sản dài hạn: Năm 2011 tỉ trọng tài sản dài hạn của công ty là 21%, năm 2010 là 23%. Như vậy từ năm 2010 tới năm 2011, tỉ trọng tài sản ngắn hạn của công ty giảm 2%. Trong năm 2011 tuy công ty đầu tư nhiều hơn vào các máy móc thiết bị cũng như về bất động sản hoặc đầu tư tài chính tuy nhiên do tài sản ngắn hạn, cụ thể là lượng hàng tồn kho (lượng nhà, căn hộ chưa bán, lượng vật tư tại các đội thi công), lượng tiền mặt tăng mạnh hơn, dẫn tới tỷ trọng tài sản dài hạn vẫn giảm so với năm 2010. Tỉ trọng nợ: Năm2011, tỷ trọng nợ của công ty là 75%, tăng 1% so với năm 2010. Tỷ trọng nợ cho biết để đầu tư 1 đồng tài sản, công ty phải huy động 0,75 đồng nợ vào năm 2011 và 0,74 đồng nợ vào năm 2010. Nguyên nhân dẫn tới tỷ trọng nợ ở mức cao, và có xu hướng tăng là do nợ ngắn hạn và khoản phải trả người bán tăng mạnh. Điều đó khiến cho rủi ro thanh toán cao.Công ty cần có các biện pháp nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vay nợ, giúp ổn định nguồn vốn. Tỉ trọng vốn CSH: Năm 2011, tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 25%, giảm 1% so với năm 2010. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cho biết để đầu tư 1 đồng tài sản, công ty phải huy động 25% đồng năm 2011 và 26% đồng năm 2010 của nguồn vốn chủ sở hữu. Mặc dù do hoạt động phát hành trái phiếu, nguồn vốn chủ sở hữu được gia tăng đáng kể, tuy 25 nhiên do sự tăng mạnh của các khoản nợ ngắn hạn và phải trả người bán, tỷ trọng vốn chủ sở hữu vẫn có xu hướng giảm nhẹ. 2.2.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Bảng 2.4 Bảng đánh giá khả năng thanh toán. Đơn vị: Lần Năm Năm Chênh Chỉ tiêu Công thức tính 2011 2012 lệch Khả năng thanh Tổng TS ngắn hạn 1,08 1,12 (0,04) Tổng nợ ngắn hạn toán ngắn hạn Khả năng thanh TSNH-Hàng tồn kho 0,68 1,2 (0,52) Tổng nợ ngắn hạn toán nhanh Tiền và tài khoản tương đương Khả năng thanh 0,08 0,16 (0,08) tiền toán tức thời Tổng nợ ngắn hạn Nhận xét Khả năng thanh toán ngắn hạn: Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vào năm 2011 là 1,08 lần, giảm 0,04 lần so với năm 2010. Chỉ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,08 đồng vào năm 2011 và 1,12 đồng vào năm 2010. Mặc dù công ty theo đuổi chính sách nợ cấp tiến, duy trì một mức nợ ngắn hạn cao, nhưng công ty cũng có trạng thái tài sản lưu động thận trọng. Như vậy các khoản vay ngắn hạn đang được sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.Mặc dù khả năng thanh toán ngắn hạn có sự giảm sút, tuy nhiên chỉ số này vẫn lớn hơn 1, cho ta thấy sự ổn định trong khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty. Khả năng thanh toán nhanh: Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2011 là 0,68lần giảm 0,52 lần so với năm 2010. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh cho ta biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.68 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng thanh khoản vào năm 2011 và 1,2 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao vào năm 2010. Chỉ số này cho thấy răng khả năng thanh toán nhanh cũng như thanh khoản của năm 2011 giảm sút so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng hàng tồn kho trong năm 2011 tăng mạnh, tới 93% và đồng thời, nợ ngắn hạn cũng tăng 37%. Chỉ số này giảm trong năm 2011 và nhỏ hơn 1, cho ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty đã trở nên khó khăn.Công ty cần tìm biện pháp khắc phục bằng các cố gắng bán lượng hàng tồn kho và chi trả dần khoản nợ ngắn hạn, để ổn định lại khả năng thanh toán nhanh. Khả năng thanh toán tức thời: Năm 2011, khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0,08 lần, giảm 0,08 lần so với năm 2010. Chỉ số này cho thấy mỗi đồng nợ trong năm 2011 được đảm bảo là 0,08 đồng và trong năm 2010 là 0.16 đồng. Khả năng thanh toán tức thời trong năm 2011 giảm mạnh do lượng nợ ngắn hạn tăng mạnh so 26 với sự tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền. Chỉ số này nhỏ hơn 1 vào năm 2011, cho thấy sự mất an toàn trong khả năng thanh toán tức thời. Công ty nên gia tăng lượng tiền mặt, hoặc tiến hành chi trả, làm giảm nợ ngắn hạn để tránh rủi ro trong khả năng thanh toán tức thời. 2.2.5 Đánh giá hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Bảng 2.5 Bảng đánh giá hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Đơn vị: lần Chỉ tiêu Công thức Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân 2.011 2.010 Chênh lệch 1 1 0 Nhận xét Trong cả hai năm mức doanh thu thuần trên tổng tài sản bình quân đều bằng 1. Chỉ tiêu này cho ta biết rằng bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh ra 1 đồng doanh thu. Mặc dù tình hình kinh tế trong năm 2011 bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, nhưng công ty vẫn giữ được mức doanh thu ổn định. Đó là một tín hiệu tốt, chứng tỏ tài sản được sử dụng hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu. 2.2.6 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời: Bảng 2.6 Bảng đánh giá khả năng sinh lời. Đơn vị: % 27 Chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời trên doanh thu Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Công thức tính 2011 2010 Chênh lệch 1,81% 4,30% (2,49%) 2,08% 4,88% (2,80%) 2,08% 4,88% (2,80%) Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân Nhận xét Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 1,81%, giảm 2,49%so với năm 2010. Con số trên cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có 0.018 đồng lợi nhuận ròng năm 2011 và 0.043 đồng lợi nhuận ròng năm 2010. Trong năm 2011, do ngành kinh doanh xây dựng, bất động sản gặp nhiều khó khăn, công ty đã phải tiến hành giảm giá bán nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Chỉ số giảm xuống khá thấp nên mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng lợi nhuận ròng bị sụt giảm so với năm 2010. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 2,08%, giảm 2,8% so với năm 2010. Con số trên cho thấy cứ 1 đồng tài sản thì có 0.0208 đồng lợi nhuận ròng năm 2011 và 0,0488 đồng lợi nhuận ròng năm 2010. Chỉ tiêu này cho thấy tài sản của công ty đã giảm khả năng sinh lời. Công ty nên có biện pháp nâng cao năng lực quản lý, sử dụng tài sản trong quá trình kinh doanh Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 2,08%, giảm 2,80% so với năm 2010. Con số trên cho thấy, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 0,0208 đồng lợi nhuận ròng vào năm 2011 và 0,0488 đồng lợi nhuận ròng vào năm 2010. Chỉ tiêu cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu đã bị suy giảm. Công ty nên có biện pháp thắt chặt quản lý, sử dụng nguồn vốn nhằm thu về lợi nhuận kì vọng và thu hút các nhà đầu tư. Nhận xét chung Trong một năm với nhiều khó khăn biến động, với tình hình kinh tế khó khăn thể hiện qua việc giảm sút các số liệu chỉ số cũng như về tỷ suất sinh lời nói riêng của công ty. Trong hoàn cảnh đa phần các công ty đều hoạt đồng cầm chừng thì tình trạng tài chính của công ty là tạm chấp nhận được, tuy nhiên công ty sẽ có nhiều thách thức 28 trong việc quản lý và kiểm soát nguồn tài sản cũng như nguồn vồn trong việc xử lý các vấn đề như lượng bất động sản đang đóng băng chưa bán. 29 2.3 Tình hình lao động tại công ty CP VINACONEX 6 Công ty với lĩnh vực đặc thù cần một lượng nhân lực lớn và được phân chia rõ ràng để phục vụ hiệu quả cao nhât. Trong đó cán bộ chuyên môn có 205 người và lượng công nhân kỹ thuật trong mức 1400 người với các trọng trách cũng như nhiệm vụ thi hành ở các cấp độ khác nhau. Bảng 2.7 Cán bộ chuyên môn. Số Cán bộ chuyên môn lượng Đại học và trên đại học 184 Trong đó KSXD 115 KS giao thông 12 KS điện 12 KS cấp thoát nước 9 Cử nhân kinh tế 15 Trung cấp 21 > 1 > 5 >= 10 >= 15 Ghi năm năm năm năm chú 61 59 38 26 43 42 19 11 5 3 2 2 3 3 3 3 2 3 4 5 3 4 4 4 6 2 8 Bảng 2.8 Công nhân kỹ thuật. Công nhân kỹ thuật Công nhân theo nghề Số lượng Bậc 4/7 Bậc 5/7 Bậc 6/7 Bậc 7/7 Tổng cộng 1319 980 268 63 8 Thợ mộc 280 200 60 18 2 Thợ nề 345 239 82 19 5 Thợ sắt 185 113 56 15 1 Thợ hàn 19 14 3 2 Thợ điện + thợ nước 47 15 29 3 Thợ cẩu tháp + thợ lốp 12 5 6 1 Thợ khác 25 19 6 0 Lao động + bê tông 370 360 10 0 Thợ nước 36 15 16 5 Do có lượng nhân công lớn, công ty gồm hai hệ lao đông bao gồm Cán bộ chuyên môn và Công nhân kỹ thuật. Cán bộ chuyên môn Cán bộ chuyên môn đảm nhận các nhiệm vụ quản lý, điều phối, phân tích, giám sát và kiểm tra với mỗi dự án hoặc nhiệm vụ chuyên biệt trong các lĩnh mực và mảng hoạt động khác nhau. 30 Cán bộ chuyên môn đảm nhiệm các nhiệm vụ chuyên biệt và có tỉ lệ đại học và trên đại học cao và nhiều với thâm niên làm việc lâu năm. Công ty cổ phần Vinaconex6 luôn chú ý tới các chính sách phát triển nhân lực như các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cũng như giải trí cho cán bộ trong công ty. Trong đó các cán bộ bao gồm có làm việc tại văn phòng trụ sở chính hoặc tại công trường thi công (trực thuộc đội xây dựng) và các chi huy trưởng quản lý tại công trình. Công nhân kỹ thuật Công nhân kỹ thuật đảm nhận các nhiệm vụ thực thi tại công trường của dự án, lượng nhân lực sẽ được chia đều theo các đội thi công hoặc điều phối giữa các công trình dự án với nhau do thời điểm nhu cầu thi công. Thường chịu sự quản lý bởi các kỹ sư chuyên trách, quản lý và chỉ huy trưởng công trình. Lượng lớn công nhân thuộc bậc 4/7, 5/7. Trong đó lượng công nhân trình độ cao ở bậc 6/7 và 7/7 chiếm số lượng 63 và 8 người tương đương với tỉ lệ.Điều này phù hợp đối với hệ thống xây dựng đòi hỏi những thợ cả lành nghê và kỹ năng tốt trong xử lý các công việc đòi hỏi yêu cầu cao. Trong đó công ty luôn thực hiện các chính sách bảo hiểm cũng như phúc lợi y tế cho các công nhân trong quả trình lao động, tổ chức đào tạo dạy nghề cho các lao động đạt kỹ năng tốt. 31 PHẦN 3.NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN. 3.1 Môi trường kinh doanh tới công ty. Năm 2011 có nhiều biến động trong nền kinh tế của đất nước, tác động và ảnh hưởng lớn cũng như trực tiếp đối với lĩnh vực như bất động sản từ đó cũng ảnh hưởng tới ngành xây lắp. Các dự án nhà, các khu vực nhà đất rơi vào khủng hoảng, tình trạng ảm đạm về nhà đất cùng với các khó khăn trong huy động vốn của các công ty, có một số công ty còn mất khả năng thanh toán nợ. Trong đó có những ảnh hưởng tới cả các công ty đối tác và bản thân chính công ty gây ra ít nhiều khó khăn trong hoạt động tại lĩnh vực chính như xây lắp của công ty. Tuy nhiên trong tình hình khó khăn này, dù sụt giảm về doanh thu cũng như đối mặt với các thử thách kinh tế. Công ty CP Vinaconex vẫn cho thấy được tiềm năng, sức khỏe của công ty cũng như khả năng phát triển của công ty trong thời gian tới. 3.1.1 Thuận lợi Xây lắp vẫn là ngành cốt yếu để xây dựng hạ tầng, phát triền đất nước đi lên nên việc ảnh hưởng của nền kinh tế là yếu tốt nhất thời có thể trong trung hạn, tuy nhiên không thể kéo dài trong dài hạn.Vì vậy công ty vẫn luôn có tiềm năng trong việc phát triển kinh doanh tại ngành nghề chính.Đồng thời tình hình tài chính khả quan hơn đối với công ty trong việc tiếp tục duy trì và thầu thêm được các hợp đồng xây lắp nhờ có thâm niên, kinh nghiệm cũng như uy tín trong ngành và lĩnh thực tham gia. 3.1.2 Khó khăn Khó khăn tạo nên trong ngắn và trung hạn rõ rệt nằm tại bản thân nền kinh tế nước nhà, khi mà ngành kinh doanh bất động sản và xây dựng ảnh hưởng nặng nề và có đà xuống dốc tới trang thái ảm đạm trong năm 2011 và các vấn đề trong huy động vốn với lãi suất bị chi phối bới yếu tố kinh tế như lạm phát và các siết chặt về nguồn vốn đặt ra rất nhiều thách thức cho công ty trong việc sản xuất kinh doanh. Đồng thời một số đối tác rơi vào khủng hoảng và mất khả năng chi trả, thanh toán trong hiện thời hoặc dài hạn hơn cũng là một yếu tố thách thức công ty trong trước mắt. Ngoài ra việc giá cả nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng từ giá cả tạo ra tác động lớn do các dự án xây dựng thường mang tính chất đặc thù với các khoản chi phí được chi ra trong thời gian dài. 32 3.2 Những ưu điểm, tồn tại của công ty CP Vinaconex6 và biện pháp khắc phục. 3.2.1 Ưu điểm Công ty có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có thâm niên cùng với kinh nghiệm chung và uy tín trong lĩnh vực xây dựng với kinh nghiệm xây dựng lớn đã giúp công ty đứng vững trong việc thầu dự án và chứng minh đảm bảo cho lượng cổ phiếu của công ty tăng hay cách khác huy động thêm nguồn vốn cho công ty. Quản lý tài chính minh bạch, rõ ràng qua các báo cáo về từng quý, từng năm, từng dự án, cập nhật đầu tư, thay đổi nhân sự cao cấp trên các trang tin tức hoặc sàn giao dịch chứng để chứng minh rõ tính minh bạch để chứng minh về khả năng kinh tế của công ty. 3.2.2 Tồn tại Trong hệ thống nhân sự, các đội trưởng có quyền quyết định lớn tại các công trình thi công (từ việc chọn hệ thống nhân sự riêng tới việc điều chỉnh và nắm các chi phí) có thể gây thất thoát. Việc cho thuê và bán bất động sản gặp khó khăn do tình hình kinh tế, ảm đạm trong ngành bất động sản cũng như việc sụt giảm giá khiến cho công ty ngừng, hạn chế bán các bất động sản nhằm tránh những thiệt hại về tài chính của công ty. Rủi ro trong kinh doanh tồn tại có thể gây ảnh hưởng tới công ty trong thời gian tới nếu có sai lầm trong quản lý.Mỗi rủi ro công ty gặp phải đều có tác động nhất định tới giá trị của công ty cũng như hình ảnh của một công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán. 3.2.3 Biện pháp khắc phục Thực hiện tốt việc quản lý, giám sát nhân sự. Đào tạo, thực hiện các hoạt động giải trí cho cán bộ, nhân viên trong công ty nhằm tăng cường kỹ năng và sự liên kết trong doanh nghiệp của mình. Nâng cao năng lực quản lý, sử dụng tài sản trong quá trình kinh doanh.Các tài sản có phương án tích trữ hoặc chuyển hướng đầu tư sao cho phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề của công ty để giúp công đạt được hiệu quả trong thời gian hiện tại. Công ty nên gia tăng lượng tiền mặt, hoặc tiến hành chi trả, làm giảm nợ ngắn hạn để tránh rủi để có thể đảm bảo an toàn cho công ty trong thời điểm hiện tại của nền kinh tế nước nhà. 33 3.3 Kết luận Như vậy trong năm 2011, với những biến động của nền kinh tế và tác động tới các lĩnh vực hoạt động của công ty, công ty cổ phần VINACONEX 6 vẫn chứng minh được giá trị cũng như năng lực hoạt động của bản thân công ty trong thời điểm hiện tại. Với những tín hiệu tốt như việc tạo ra doanh thu trong thời điểm hiện tại, đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở mức an toàn và Tỷ trọng tài sản ngắn hạn an toàn... Đây là những dấu hiệu tích cực từ công tác quản trị định hướng của ban lãnh đạo công ty trong thời điểm hiện tại. Như vậy trong hoàn cảnh các công ty trong ngành đều hoạt đồng cầm chừng thì tình trạng tài chính của công ty là tạm chấp nhận được, tuy nhiên công ty sẽ có nhiều thách thức trong việc quản lý và kiểm soát nguồn tài sản cũng như nguồn vồn trong việc xử lý các vấn đề mà công ty sẽ có thể gặp phải. Những thách thức tới công ty như việc cải thiện giảm bớt tỷ trọng nợ để chứng tỏ tài sản được sử dụng hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu, thiếu lượng dữ trữ hay các rủi ro về khả năng thanh toán tức thời. Công ty nên gia tăng lượng tiền mặt, hoặc tiến hành chi trả, làm giảm nợ ngắn hạn để tránh rủi ro trong khả năng thanh toán tức thời. Hay giảm sự phụ thuộc vào nguồn vay nợ và giúp ổn định nguồn vốn. Như vậy, công ty cần có có biện pháp và phương pháp thắt chặt quản lý, sử dụng nguồn vốn hay tài sản nhằm thu về lợi nhuận kì vọng và thu hút các nhà đầu tư. cũng như các điều chỉnh đúng đắn để tăng mức độ an toàn và duy trì hoạt động trong thời điểm khó khăn hiện tại. Được tạo điều kiện từ công ty cổ phần Vinaconex 6, sự cho phép từ nhà trường và dưới sự hướng dẫn của thày giáo Nguyễn Duy Thành, em đã hoàn thành khóa thực tập với những thu hoạch tốt cũng như rèn luyện được những kỹ năng bản thân và có những kinh nghiệm quý báu để có thể chuẩn bị cho công việc cũng như các môi trường sau này. 34 [...]... 5.191.940.000 7.150 .63 8.800 7.150 .63 8.800 (5.279.858.800) (1.958 .69 8.800) 101.370.2 76. 218 122.817.518.100 86. 285.979.7 26 113.459 .63 4.093 12.230.271.897 9.3 46. 6 86. 524 2.883.585.373 31% 3.032.250.119 1.0 96. 1 26. 244 1.9 36. 123.875 177% (178.225.524) (1.084.928. 761 ) 9 06. 703.237 -84% 227.050.954. 863 227.050.954. 863 117. 565 . 068 .181 117. 565 . 068 .181 109.485.8 86. 682 109.485.8 86. 682 93% 93% 1.419 .60 2.941 314.178. 867 1.105.424.074... 1.312.2 16. 681 197. 963 .274 159.511. 260 38.452.014 2.0 06. 002.338 732.237 .67 1 1.273. 764 .66 7 1013% 459% 3313% 12 .63 7.375.893 21.594.4 76. 4 96 (8.957.100 .60 3) -41% 3. 262 .493 .62 2 5.273.005.910 (2.010.512.288) -38% 9.374.882.271 16. 321.470.5 86 (6. 9 46. 588.315) -43% 13 17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) (1 .6 -54% 33) (Nguồn: Phòng tài chính, kế toán) 2.998 1. 365 14 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh: Về doanh thu + Doanh. ..PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Với đặc thù về mặt lịch sử trong quá trình hình thành của công ty, lĩnh vực chính và xuyên suốt của công ty bao gồm: Xây dựng và phát triển nhà, kinh doanh bất động sản, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước, môi trường các khu đô thi, khu công nghiệp, thi công. .. 2011, công ty không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu Nguyên nhân do các công trình xây lắp của công ty đều đạt chất lượng tốt, đạt yêu cầu kĩ thuật Điều đó đã làm tăng uy tín của công ty với các đối tác kinh doanh và khách hàng + Doanh thu thuần: Do công ty không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu của công ty cũng chính là doanh thu thuần + Doanh thu hoạt động tài chính: năm 2011, doanh. .. doanh của công ty vẫn tốt nên công ty đã đầu tư thêm tài sản, mở rộng hoạt động kinh doanh. Tài sản cố định vô hình đã khấu hao hết giá trị trong năm nên không ảnh hưởng đến tài sản công ty Bất động sản đầu tư: năm 2011, bất động sản đầu tư là 21.321.341 .61 1 đồng, tăng 8. 469 . 761 .974 đồng, tương ứng tăng 66 % so với năm 2010 Đầu tư bất động sản là một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của công ty Mặc... ty Cổ phần Trang trí nội thất Việt Nam, Công ty Cổ phần vật tư ngành nước Vinaconex Đây đều là các công ty trực thuộc Vinaconex và cũng là đối tác quan trọng của công ty. Bởi vậy, việc đầu tư vào các công ty trên đem lại nhiều lợi ích lâu dài cho công ty Các tài sản dài hạn khác: trong năm 2011, các tài sản dài hạn khác của công ty là 5 .67 7.2 16. 368 đồng tăng 67 6.935.351 đồng so với 2010 tương ứng tăng... toàn cho công ty trong thời điểm hiện tại của nền kinh tế nước nhà 33 3.3 Kết luận Như vậy trong năm 2011, với những biến động của nền kinh tế và tác động tới các lĩnh vực hoạt động của công ty, công ty cổ phần VINACONEX 6 vẫn chứng minh được giá trị cũng như năng lực hoạt động của bản thân công ty trong thời điểm hiện tại Với những tín hiệu tốt như việc tạo ra doanh thu trong thời điểm hiện tại, đảm... 4.224.383.185 16. 868 .3 96. 962 21.321.341 .61 1 12.851.579 .63 7 8. 469 . 761 .974 66 % 23.801.034.182 (2.479 .69 2.571) 12.851.579 .63 7 - 10.949.454.545 (2.479 .69 2.571) 85% 4.950.000.000 4.950.000.000 - 0% 6. 462 .500.000 6. 462 .500.000 - 0% (1.512.500.000) (1.512.500.000) - 0% 5 .67 7.2 16. 368 5.000.281.017 67 6.935.351 14% 5 .67 7.2 16. 368 5.000.281.017 67 6.935.351 14% 449.715.539 .65 8 334.212.408.428 2011 2010 (1) (2) NGUỒN VỐN A... 1.419 .60 2.941 314.178. 867 1.105.424.074 352% 26. 405.357 ( 26. 405.357) -100% 1.419 .60 2.941 92.359.573. 861 60 .411.015.882 287.773.510 77.391 .69 3.437 54.589.832.783 1.131.829.431 14. 967 .880.424 5.821.183.099 393% 19% 11% 56. 1 86. 632 .69 7 37.721.435.821 18. 465 .1 96. 8 76 49% 75. 864 .727.518 54.897.125.855 20. 967 .60 1 .66 3 38% - 18 (3.321. 160 .000) (21.447.241.882 ) (27.173 .65 4. 367 ) 0% 170% -17% -24% - Giá trị hao mòn... 58.094.027.104 190.552 .61 8.8 56 248.042.257.918 242. 461 .590.017 35 .62 2.025.899 127 .67 5.805.722 60 .881.481.813 53.808.491.572 7.072.990.241 13% 13.9 46. 777 .65 6 13. 369 .815.920 5 76. 961 .7 36 4% 67 3.509.500 - 67 3.509.500 3.985.449.991 4.312.829.339 (327.379.348) (8%) 3.004.882.320 3.830 .68 8.419 (825.8 06. 099) (22%) 410.371.410 (410.371.410) (100%) 1.192.419.1 96 3.431. 561 .7 36 (2.239.142.540) (65 %) 3.042.718.898