1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

HỒ SƠ KHOA HỌC VÀ Y TẾ VỀ CÂY ARTISO

20 796 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 435 KB

Nội dung

... TPA-hoc DMBA g y u 5.6 Chng oxy húa T Cynara scolymus L., silymarin-mt flavonoid chng oxy húa ó c phõn lp Flavonoid ny c th trờn chut nng l 0,5 mg n 18 mg mi con, nú cho thy tỏc dng c ch ornitin... 150 mg / kg cn chit Cynara scolymus L , ln mt tun, thi gian 75 ngy Trong mt nghiờn cu thc hin vi nam gii, Woyke (1981) cho thy sn phm thng mi t Cynara scolymus L., c gi l Cynarex, cú kh nng lm... compounds from Cynara scolymus against CCl4 toxicity in isolated rat hepatocytes. J Nat Prod 1987; 50(4): 61217 Agarwal R, Katiyar SK, Lundgren DW, Mukhtar H.,Inhibitory effect of silymarin, an anti-hepatotoxic

Trang 1

HỒ SƠ KHOA HỌC

1 Tên gọi

Tên khoa học: Cynara scolymus L.

Tên đồng nghĩa: Cynara cardunculus L var scolymus

Tên Việt Nam: ác ti sô

Tên tiếng Anh: Artichoke, globe artichoke

2 Hình thái thực vật học

Cây thảo lớn, sống hai năm hoặc lâu năm, cao khoảng 1-1, 2 m, có thể đến 2 m thân và lá có lông trắng như bông Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai Cụm hoa hình đầu, mầu tím nhạt Lá bắc ngoài cuả cụm hoa dầy và nhọn Phần gốc nạc của lá bắc và

đế hoa ăn được Lá to, dài 1-1,2m, rộng 50cm Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên

Đặc điểm dược liệu (theo dược điển Việt Nam IV)

Mô tả

Lá nhăn nheo, dài khoảng 1 - 1,2 m, rộng khoảng 0,5 m hay được chia nhỏ Phiến lá xẻ thuỳ sâu hình lông chim, mép thuỳ khía răng cưa to, đỉnh răng cưa thường có gai rất nhỏ, mềm Mặt trên lá màu nâu hoặc lục, mặt dưới màu xám trắng, lồi nhiều và những rãnh dọc rất nhỏ, song song Lá có nhiều lông trắng vón vào nhau Vị hơi mặn và hơi đắng

Trang 2

Mảnh biểu bì phiến lá gồm những tế bào hình nhiều cạnh, mang lỗ khí và lông che chở Mảnh biểu bì gân lá gồm tế bào hình chữ nhật, thành mỏng Mảnh mạch xoắn, mạch mạng, mạch vòng và mạch vạch Mảnh mô mềm Nhiều khối nhựa màu nâu, kích thước to nhỏ không nhất định

Độ ẩm

Không quá 13%

Tro toàn phần

Không quá 15%

Tạp chất

Không được quá 0,5%

Chế biến

Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 – 60 0C Lá cần được ổn định trước rồi mới bào chế thành dạng thuốc, có thể dùng hơi nuớc sôi có áp suất cao để xử lý nhanh lá Sau đó phơi hoặc sấy khô

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, phòng ẩm mốc

Tính vị, quy kinh

Khổ, lương Vào các kinh can, đởm

Công năng, chủ trị

Lợi mật,chỉ thống Chủ trị: Tiêu hoá kém, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 8 -10 g, dạng thuốc sắc

3 Bộ phận dùng làm thuốc

Lá: Folium Cynarae scolymi

4 Thông tin về nông nghiệp của cây thuốc:

Trang 3

Atiso ưa khí hậu lạnh mát quanh năm Nhiệt độ thích hợp khoảng 15-18 ºC Ở Việt Nam thường trồng ở độ cao 1000-1500 m so với mặt nước biển, có thể trồng vào vụ đông xuân ở đồng băng và trung du bắc bộ Cây sinh trưởng mạnh cần chọn đất dày màu, thoát nước và bón nhiều phân

Atiso có thể nhân giống bằng hạt, mầm nhánh hoặc nuôi cấy mô

Thời gian trồng:

Ở miền núi phía Bắc: gieo hạt vào tháng 1, 2 hoặc tháng 9,10

Đồng bằng và trung du bắc bộ : tháng 10

Thời gian ở vườn ươm là 45-50 ngày có thể tách mầm nhánh hoặc sản xuất cây con từ đốt thân, đỉnh chồi hoặc đỉnh sinh trưởng để trồng Ở miền núi, trồng Atiso một lần có thể thu hoạch trong 2-3 năm, cây vừa ra hoa quả, vừa đẻ nhánh xung quanh gốc.Cây mẹ lụi đi, cây nhánh lại tiếp tục phát triển Sau khi trồng 2-3 tháng

có thể bắt đầu dùng dao sắc để tỉa lấy lá, mỗi năm có thể thu hái 2-3 lần Sau mỗi lần thu hái cần bón thúc, làm cỏ và vun xới

Thu hái: Đồng bằng và trung du bắc bộ: ngừng thu hái vào đầu tháng 2 Thường thu hái một lần vào đầu tháng 4-5 tùy tình hình thời tiết Cắt toàn bộ thân lá hoặc có thể dùng cả rễ làm thuốc Dùng hơi nước sôi có áp lực cao để xử lý nhanh thân lá, sau đó phơi hoặc sây khô năng suất lá khô 1,5-2 tấn/ha

5 Phân bố trong tự nhiên, vùng nuôi trông dược liệu truyền thống trong nước: Atisô có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (được trồng quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15 Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước

Mỹ Latinh

Trang 4

Atisô di thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt Tổng diện tích lên tới vài trăm hecta

6 Thành phần hóa học chính

Trong atiso chứa chất đắng có phản ứng acid gọi là cynarin (acid 1 - 4 Dicafein Quinic) Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri

Acid 1- 4 dicafein quinic

Lá atiso chứa :

- Acid hữu cơ bao gồm: acid phenol: cynarin (acid 1 - 4 dicafeyl quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (acid cafeic, acid clorogenic, acid neoclorogenic), acid alcol, acid succinic

- Hợp chất flavonoid (dẫn chất của luteolin), bao gồm: cynarozid ( luteolin - 7 - D glucpyranozid), scolymozid (luteolin - 7 - rutinozid - 3’ - glucozid)

-Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm guaianolid

Dược điển Rumani VIII qui định dược liệu phải chứa trên 1% polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất flavonoid

Theo R.Paris, hoạt chất (polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến ho (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá

Trang 5

Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% Polyphenol, clorogenic acid 4%, hợp chất flavonoid (đặc biệt là rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%) Dẫn chất caffeic như clonogenic acid, neoclorogenic acid, cyptoclorogenic acid, cynarin sesquiterpen lacton: cynarpicrin, dehydrocynaropicrin, grossheimin, cynatriol

Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lần trong cuống lá

Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hình hoa thị ở mặt đất (0,38%) Nếu sấy ở nhiệt độ cao thì lá mau khô nhưng lại mau mất hoạt chất Ở nhiệt

độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn Lá cần được ổn định trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế Ngọn có hoa chứa inulin, protein (3,6%), dầu béo (0,1%), carbohydrate (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3mg/100g), caroten (60 Unit/100g tính ra vitamin A)

Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na (hàm lượng kali rất cao)

Rễ: hầu như không có dẫn chất của acid cafeic, bao gồm cả clorogenic acid và sesquiterpen lacton Rễ chỉ đều thông tiểu chứ không có tác dụng tăng tiết mật

Bảng 1: Thành phần hóa học của cây atiso Trong lá cây có một chất kết tinh, thường là phức hợp với calcium, magnesium, kalium, natrium, là một glucosid mà người ta gọi là cynarin, có công thức C25H24O12

Trang 6

H2O mang hai phân tử acid cafeic và một phân tử acid quinic Trong lá tươi ngoài cynarin, có một tannoid, hai heterosid flavonic là cyanosid và một chất khác không tan trong ete gọi là scolymosid Các chất: cynarin, cynarosid và scolymosid được cho là có tác dụng hỗ trợ, phòng và điều trị bệnh ung thư, gan mật

7 Phương pháp kiểm nghiệm chất lượng dược liệu :

-Theo dược điển Việt Nam IV

-Nhận dạng nhanh dược liệu

Định tính

A Cắt nhỏ 3 g dược liệu, cho vào bình cầu , thêm 50 ml ethanol 96% (TT), đun sôi cách thuỷ với ống sinh hàn ngược trong 30 phút, lọc (dung dịch A)

Lấy 5 ml dung dịch A, bốc hơi trên cách thuỷ cho hết ethanol Hoà cắn còn lại trong 1

ml dung dịch acid hydrocloric 1N (TT) và 4 ml nước cất, lọc Thêm vào dịch lọc 1 ml dung dịch natri nitrit 10% (TT), để lạnh ở 10 0C trong 20 phút Thêm 4 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), xuất hiện màu hồng cánh sen bền vững

B.Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Bản mỏng : Silica gel G

Dung môi khai triển : Acid formic- butyl acetat- nước (5 : 14 : 5)

Dung dịch thử: Dung dịch A

Dung dịch đối chiếu : Dung dịch cynarin trong methanol (0,01 mg/ml)

Cách tiến hành: Chấm lên bản mỏng 15 l dung dịch thử, 10 l dung dịch đối chiếu Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng Phun dung dịch natri nitrit 10% (TT) và sau 1 phút phun dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) Trên sắc

ký đồ của dung dịch thử phải có 1 vết màu vàng (flavonoid);1 vết màu hồng (cynarin )

có cùng trị số Rf với vết của cynarin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu

Định lượng

Trang 7

Cân chính xác khoảng 3 g dược liệu và cắt nhỏ hoặc xay thành bột thô Làm ẩm với ethanol 96% (TT) trong 30 phút, cho vào bình Soxhlet chiết với ethanol 70% (TT) trên cách thuỷ cho tới hết hoạt chất (thử bằng phản ứng định tính A: dịch thử không xuất hiện màu hồng cánh sen) Cất thu hồi dung môi Cắn còn lại thêm 20 ml nước cất, lọc qua giấy lọc Cho dịch lọc vào ống quay ly tâm và thêm 20 ml dung dịch chì acetat 10% (TT), khuấy đều Ly tâm với vận tốc 3000 vòng/phút, trong 15 phút Gạn bỏ lớp nước Thêm vào cắn 5 ml dung dịch acid acetic 10% (TT) và 25 ml dung dịch acid sulfuric 0,05 M (TT) Chuyển hỗn hợp vào bình định mức 100 ml, lắc đều trong 30 phút Thêm nước cất đến vạch Lấy 20 ml hỗn hợp vào ống ly tâm và ly tâm như trên Lấy chính xác 1 ml dung dịch trong ở phía trên, cho vào bình định mức 50 ml Thêm methanol (TT)đến vạch Đo độ hấp thu cực đại ở bước sóng 325 nm Mẫu trắng là methanol (TT)

Hàm lượng hoạt chất trong dược liệu được tính theo công thức sau: A x 10000/616 x P Trong đó:

A: Độ hấp thu của mẫu đo

616: Độ hấp thu của dung dịch cynarin 1% trong methanol (TT) ở bước sóng 325 nm P: Khối lượng dược liệu thô (đã trừ độ ẩm)

Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,1% hoạt chất tính theo cynarin

8 Các sản phẩm có thể có từ dược liệu

Trà Atiso, nước uống, thực phẩm chức năng, cao mềm Atiso, thuốc viên, thuốc nước, một số loại kháng sinh

9 Thống kê các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học về dược liệu trong 10 năm

Thử nghiệm trồng cây thuốc actiso tại Sơn La / Cầm Thị Tú Lan // Kỷ yếu Các

đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 2001 - 2005 - ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La -

Sở Khoa học và Công nghệ - 2006 -no 0 -tr 130-134.

10 Các phụ lục

Chuyên luận trong dược điển Việt Nam

Trang 8

Các trang web có thông tin về cây thuốc, ảnh cây thuốc

http://www.pkdiet.com/pages/herbs/herbs/artichoke.htm

Các tài liệu đọc thêm có thông tin quan trọng về cây thuốc

1 Đỗ Huy Bích (chủ biên), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, nxb KH-KT

Hà Nội, tập 1, tr 79-81

2 Đặng Thị Ngọc Dung, Atiso và các sản phẩm từ atiso, tr 11-40, TaiLieu.vn

3 Adzet, T., et al “Hepatoprotective activity of polyphenolic compounds from Cynara scolymus against CCl4 toxicity in isolated rat hepatocytes.” J Nat Prod 1987; 50(4): 612–17

4 Agarwal R, Katiyar SK, Lundgren DW, Mukhtar H.,Inhibitory effect of silymarin,

an anti-hepatotoxic flavonoid, on 12-O-tetradecanoylphorbol-13-acetate-induced epidermal ornithine decarboxylase activity and mRNA in SENCAR mice,

Carcinogenesis 1994 Jun;15(6):1099-103.

5 Agarwal R, Mukhtar H., Cancer chemoprevention by polyphenols in green tea and artichoke, Adv Exp Med Biol 1996;401:35-50

6 Bobnis, W., et al “Case of primary hyperlipemia treated with cynarin.” Wiad Lek 1973; 26(13): 1267–70

7 Brown, J E and C A Rice-Evans “Luteolin-rich artichoke extract protects low density lipoprotein from oxidation in vitro.” Free Radic Res 1990; 29(3): 247–55

8 Englisch, W., et al “Efficacy of artichoke dry extract in patients with hyperlipoproteinemia.” Arzneimittelforschung 2000; 40(3): 260–65

9 Gebhardt, R “Anticholestatic activity of flavonoids from artichoke (Cynara scolymus L.) and of their metabolites.” Med Sci Monit 2001; (7) Suppl 1: 316–20

Trang 9

10 Gebhardt, R “Inhibition of cholesterol biosynthesis in HepG2 cells by artichoke extracts is reinforced by glucosidase pretreatment.” Phytother Res 2002; 16(4): 368–

72

11 Gebhardt, R “Inhibition of cholesterol biosynthesis in primary cultured rat hepatocytes by artichoke (Cynara scolymus L.) extracts.” J Pharmacol Exp Ther 1998; 286(3): 1122–28

12 Gebhardt, R “Prevention of taurolithate-induced hepatic bile canalicular distortions

by HPLC-characterized extracts of artichoke (Cynara scolymus) leaves.” Planta Med 2002; 68(9): 776–79

13 Gebhardt, R., et al “Antioxidative and protective properties of extracts from leaves

of the artichoke (Cynara scolymus L.) against hydroperoxide-induced oxidative stress

in cultured rat hepatocytes.” Toxicol Appl Pharmacol 1997; 144(2): 279–86

14 Granado F, Olmedilla B, Blanco I, Rojas-Hidalgo E.,Major fruit and vegetable contributors to the main serum carotenoids in the Spanish diet, Eur J Clin Nutr 1996

Apr;50(4):246-50

15 Grogan, J L., et al “Potential hypocholesterolemic agents: dicinnamoyl esters as analogs of cynarin.” J Pharm Sci 1972; 61(5): 802–3

16 Ilieva P, Khalkova Zh, Zaĭkov Kh, Kapurdov V, Ivanova-Chemishanska L.,The

action of the artichoke (Cynara scolymus) on the male gonads in an experiment, Probl

Khig 1994;19:105-11.

17 Khalkova Zh, Vangelova K, Zaĭkov Kh., An experimental study of the effect of an artichoke preparation on the activity of the sympathetic-adrenal system in carbon disulfide exposure, Probl Khig 1995;20:162-71

18 Maros, T., et al “Effects of Cynara scolymus extracts on the regeneration of rat liver 1.” Arzneimittelforschung 1966; 16(2): 127–29

Trang 10

19 Montini, M., et al “Controlled application of cynarin in the treatment of hyperlipemic syndrome Observations in 60 cases.” Arzneimittelforschung 1975; 25(8): 1311–14

20 Mukhtar H, Agarwal R.,Skin cancer chemoprevention, J Investig Dermatol Symp Proc 1996 Apr;1(2):209-14.

21 Noemi Fantini, Giancarlo Colombo, Andrea Giori, Antonella Riva, Paolo Morazzoni, Ezio Bombardelli, Mauro A M Carai, Evidence of glycemia-lowering effect by a Cynara scolymus L extract in normal and obese rats, Phytotherapy Research, Volume 25, Issue 3, pages 463–466, March 2011

22 Perez-Garcia, F., et al “Activity of artichoke leaf extract on reactive oxygen in human leukocytes.” Free Rad Res 2000; 33(5): 661–65

23 Pristautz, H., et al “Cynarin in the modern management of hyperlipemia.” Wien Med Wochenschr 1975; 125(49): 705–9

24 Ruppelt BM, Pereira EF, Gonçalves LC, Pereira NA.,Pharmacological screening

of plants recommended by folk medicine as snake venom I Analgesic and

anti-inflammatory activities, Mem Inst Oswaldo Cruz 1991;86 Suppl 2:203-5.

25 Shimoda, H., et al “Anti-hyperlipidemic sesquiterpenes and new sesquiterpene glycosides from the leaves of artichoke (Cynara scolymus L.): structure requirement and mode of action.” Bioorg Med Chem Lett 2003; 13(2): 223–28

26 Walker, A F., et al “Artichoke leaf extract reduces symptoms of irritable bowel syndrome in a post-marketing surveillance study.” Phytother Res 2001; 15(1): 58–61

27 Wegener, T., et al “Pharmacological properties and therapeutic profile of artichoke (Cynara scolymus L.).” Wien Med Wochenschr 1999; 149 (8–10): 241–47

Trang 11

28 Woyke M, Cwajda H, Wójcicki J, Kośmider K., Platelet aggregation in workers

chronically exposed to carbon disulfide and subjected to prophylactic treatment with

Cynarex, Med Pr 1981;32(4):261-4.

29 Yasukawa K, Akihisa T, Oinuma H, Kaminaga T, Kanno H, Kasahara Y, Tamura

T, Kumaki K, Yamanouchi S, Takido M., Inhibitory effect of taraxastane-type triterpenes on tumor promotion by 12-O-tetradecanoylphorbol-13-acetate in two-stage

carcinogenesis in mouse skin, Oncology 1996 Jul-Aug;53(4):341-4.

30.Zapolska-Downar, D., et al “Protective properties of artichoke (Cynara scolymus) against oxidative stress induced in cultured endothelial cells and monocytes.” Life Sci 2002; 71(24): 2897

Các sản phẩm từ dược liệu

Ngày đăng: 29/09/2015, 10:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w