THÀNH PHẦN hóa học cây TRÁM

33 1.1K 8
THÀNH PHẦN hóa học cây TRÁM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... nước cần thiết để góp phần hoàn thiện luận án “Nghiên cứu thành phần hóa học số tác dụng dược lý Trám hồng” Canarium bengalense Roxb II CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC ĐÃ ĐƯỢC TIẾN HÀNH.. .Trám hồng (trám ba cạnh) - Canarium bengalense: Vỏ trám hồng thành phần thuốc chữa ung thư dòng họ Hoàng tỉnh Yên bái, nhiên loài có thông tin công bố Việt Nam giới thực vật học, thành phần hóa. .. C cộng phân tích thành phần hóa học nhân Trám đen Kết cho thấy hàm lượng cao chất béo (59.7%), protein (23.9%), axit amino cần thiết, kali, magiê, iốt Ngoài ra, thành phần hóa học có mặt axit

CHUYÊN ĐỂ: TỔNG QUAN THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY TRÁM I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chi Trám (Canarium) là một chi lớn thuộc họ Burseraceae có khoảng trên 100 loài, trong đó 75 loài phân bố chủ yếu khu vực rừng nhiệt đới Châu Á và Châu Thái Bình dương. Ở châu Phi, các loài thuộc chi Trám phân bố chủ yếu ở miền Nam Nigeria, cộng hòa Madagascar và cộng hòa Mauritius. Ở châu Á chi Trám phân bố chủ yếu Ấn Độ, miền nam Trung Quốc, Malaixia, Việt nam, và Philipin . Theo thống kê hiện nay có tám loài phân bố chủ yếu ở các vùng Đông Nam Châu Á, Úc, và Thái Bình dương, các loài này chủ yếu dùng qủa để làm thực phẩm đó là: C. indicum phân bố ở Đảo Solomon Ghi nê và Indonesia; C. ovatum phân bố ở Philipin; C. vulgre (Indonesia); C. salomonense (Đảo Solomon); C. harvey (Đảo Solomon, Vanuatu); C. lamii, C. decumanum, C. kaniense (Papua New Guinea thuộc phía nam Châu Đại Dương) . Ở Úc, quả của loài Canarium odontophyllum rất được ưa dùng vì quả này bổ dưỡng mang hương vị thơm ngon, có chứa protein, lipit và các cacbohyđrat. Đây là loại quả có giá trị thương phẩm cao trên thị trường. Ở các nước Đông Nam Á, nhân dân thường dùng quả của một số loài Trám làm thực phẩm như: ở Trung Quốc Dùng quả Trám đen và Trám trắng thuộc hai loàiC. pimela và C. album); Indonesia và Phillipin: quả Trám thuộc hai loà C. indicum và C. ovatum; Malaixia: quả dabai thuộc loài C. ondotophyllum. Ngoài ra hạt Trám được sử dụng để sản xuất dầu điển hình là dầu từ hạt của loài C. luzonicum. Ở Việt nam tùy địa phương mà tên gọi của Trám là khác nhau ví dụ: Trám là tên gọi ở miền Bắc, Mác cơm (miền Trung), Cà na (miền Nam). Tên chữ Hán trong các sách thuốc: Sơn lãm, cảm lãm, gián quả, thanh quả v.v... Lâu nay, Việt nam thường được biết đến với hai loại phân biệt qua màu vỏ của hai cây khác nhau là Trám trắng và Trám đen . 1 Trám hồng (trám ba cạnh) - Canarium bengalense: Vỏ cây trám hồng là thành phần chính trong bài thuốc chữa ung thư của dòng họ Hoàng tại tỉnh Yên bái, tuy nhiên đây là loài có rất ít thông tin được công bố tại Việt Nam cũng như trên thế giới về cả thực vật học, thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học . Theo các tài liệu chúng tôi thu thập được, những nghiên cứu về thành phần hóa học đã được công bố chủ yếu trên các đối tượng thuộc các loài gồm C. album, C. schweinfurthii, C. indicum, C. odontophyllum, và C. pimela. Tuy nhiên các nghiên cứu tập trung chủ yếu ở bộ phận dùng là quả (vỏ quả, thịt quả, và hạt), một số từ lá. Liên quan đến tác dụng sinh học của các chất được phân lập chủ yếu là các tác dụng chống oxi hóa, chống viêm, chống dị ứng, và chống ung thư. Việc tìm hiểu các kết quả nghiên cứu liên quan đến cấu trúc và tác dụng sinh học một số loài trám đã công bố trong những năm gần đây của các tác giải trong và ngoài nước là rất cần thiết để góp phần hoàn thiện luận án “Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng dược lý của cây Trám hồng” Canarium bengalense Roxb. 2 II. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC ĐÃ ĐƯỢC TIẾN HÀNH TRÊN MỘT SỐ LOÀI CANARIUM L. 2.1. Trám trắng - Canarium album L. 2.1.1. Nghiên cứu trong nước. Theo Phạm Hoàng Hộ, C. album phân bố rộng rãi ở Việt Nam và có nhiều ở miền nam Trung Quốc. Quả và rễ của loài này được nhân dân quen dùng để giải độc, chữa bệnh ỉa chảy và viêm da [1]. Hình 1: cành cây trám trắng mang quả ở Trung Quốc. (hình trích trong tài liệu Chinese Field herbalium 2009) Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, trong quả Trám trắng có 1,2% chất protit, 1% chất béo, 12% chất hydrat cacbon, 0.204% canxi, 0.06% photpho, 0.0014% chất sắt, và 0.021% vitamin. Trong nhân quả Trám trắng có khoảng 50-65% chất dầu béo. Nhựa trám là dạng chất mềm, màu vàng nhạt, nhưng nhiều khi có màu sẫm đen là do các cành lá, vỏ lẫn vào. Có mùi thơm dễ chịu, nếu đun nóng dễ chảy lỏng. Nhựa trám thường chứa khoảng 18-30% tinh dầu [2]. Năm 2001, Trần Đình Thắng và cộng sự đã nghiên cứu lá cây Trám trắng ở Thanh Chương, Nghệ An kết quả cho thấy [4,32]. * Hợp Chất brevifolin 3 Phổ UV của brevifolin cho hấp thụ cực đại tại các bước sóng λ EtOH max nm: 278, 350, 364. Phổ khối va chạm electron (EI – MS) của brevifolin (Hình 2) cho công thức phân tử C12H8O6, pic ở m/z 220 (M+ - CO) xuất hiện là sự cắt mạch loại 1 nhóm CO, tiếp theo là các pic m/c 192 (M+ - 2CO), m/z 164 (M+ - 3CO) xuất hiện do cắt mạch loại lần lượt 2 nhóm CO, 3 nhóm CO. Phổ 1H – NMR của brevifolin (Hình 2) cho 3 tín hiệu, trong đó 1 tín hiệu singulet ở δ = 7,25 ppm tương ứng với một hidro (1H, s) ở nhân thơm, 1 tín hiệu δ = 2.35 ppm tương ứng với 2 hydro (2H, m) nhóm CH 2 ở gần nhóm xeton hơn và 1 tín hiệu δ = 3.20 ppm tương ứng với 2 hidro (2H, m) nhóm CH2 ở xa nhóm xeton hơn. Phổ 13C – NMR của brevifolin (Hình 2) có 12 tín hiệu cho thấy có 12 tín hiệu cho thấy có 12 nguyên tử các bon. Hình 2: cấu trúc hóa học của Brevifolin O 5 HO 12 O 6 11 1 4 7 3 HO O 10 2 9 8 OH Brevifolin * Chất hyperin. Phổ UV của hyperin (Hình 3) cho sự hấp thụ cực đại tại các bước sóng λ EtOH max 258nm đặc trưng cho hệ thống benzoyl của vòng A gây nên và 362nm đặc trưng cho hệ thống xinamoyl của vòng B gây nên. Phổ khối va chạm electron (EI-MS) của mẫu đúng như phổ chuẩn của hyperin như trên phổ chỉ thể hiện cho công thức C 15H10O7 (phần đường đã bị thuỷ phân) và các mảnh chìa khoá m/z 274 (M+ - CO), m/z 245 (M+ - CO – CHO), m/z153, m/z137, m/z109. 4 Hình 3: cấu trúc hợp chất axit ellagic OH HO O OH O O OH OH O Hyperin OH HO OH * Hợp chất axit ellagic. Phổ UV của axit ellagic (Hình 4) cho hấp thụ cực đại tại các bước sóng λ EtOH max 258, 365 nm. Phổ IR của axit ellagic cho hấp thụ đặc trưng: 3384 (νOH), 1716 (νC=O), 1616, 1449, 1339, 1054, 758. Phổ khối va chạm electron (EI – MS) của axit ellagic cho công thức phân tử C12H6O8. Pic m/z 274 (M+ - CO) xuất hiện do sự cắt mạch loại 1 nhóm CO, tiếp theo là các pic m/z 192(M+ - 2CO), m/z 164 (M+ - 4CO) xuất hiện do cắt mạch lần lượt loại 2 nhóm CO, 4 nhóm CO. Phổ 1H – NMR của axit ellagic (Hình 16 ) Phổ 1H – NMR của brevifolin (Hình 9) cho 1 tín hiệu singulet ở δ = 7.10 ppm tương ứng với 2 hidro đối xứng (2H, s) ở nhân thơm. Phổ 1C – NMR của axit ellagic cho 7 tín hiệu, nhưng phân tử axit ellagic đối xứng nên có 14 nguyên tử cacbon. 2.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước. 2.1.2.1. Tinh dầu. Thành phần hóa học chủ yếu của tinh dầu là sabinen (45%), tecpinen (16.7%), tcpineol (10.8%), pinen (9%)…Sau khi cất tinh dầu còn lại chất côlôphan (tan tốt trong ete và tan một phần trong ethanol). Chất nhựa trám được tiêu thụ trên thị trường quốc tế với tên thương mại là Elemi. 5 Năm 2007, nhóm tác giả thuộc Đại học Sun Yat-Sen, Quảng Đông, Trung Quốc là Xie và Lu đã dùng phương pháp sắc ký khí kết hợp sắc ký khối phổ để phân tích thành phần tinh dầu từ lá cây C. album, kết quả cho thấy có 46 chất trong đó các chất chính gồm trans-3-hexenol (36.58%), isoaromadendrene (16.26%), β-caryophyllene (6.51%), hexanal (5.66%), isohexanol (4.92%), 2-ethoxypropane (4.78%), cis-2peneten-1-ol (3.10%), cis-3-hexenyl acetate (2.89%), me salicylate (2.32%) ... . 2.1.2.2. Nhóm chất phenolic. Trước đây nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa đặc tính sinh học và hợp chất phenol. Tuy nhiên hiện nay các báo cáo về phân tích xác định thành phần hóa học của các chất thuộc nhóm phenolic phân lập từ các bộ phận như quả, hạt, và vỏ thân... của cây Trám trắng rất ít [13,18]. Năm 1990, Ito M. và các cộng sự của Trung tâm nghiên cứu thuốc Taisho, Viện nghiên cứu dược liệu Nhật Bản, và Học viện Y học Trung Quốc cùng phối hợp nghiên cứu và công bố các chất phenol chiết từ phân đoạn ethyl acetat của lá và thân trám trắng có tác dụng bảo vệ gan gồm brevifolin, hyperin, ellagic acid . Năm 1999, hai chất thuộc nhóm phenol là gallic acid và axit 3,3′-di-Omethylellagic đã được phân lập từ C. album. Cũng trong năm 1999, các nhà khoa học Trung Quốc đã công bố các chất phân lập từ quả của cây C. album gồm hai chất coumarin là scoparone và scopoletin và hai chất thuộc nhóm phenolic là (E)-3,3'dihydroxy-4,4'-dimethoxystilbene và gallic acid. Những nghiên cứu gần đây nhất [34]. Năm 2007 một số chất chiết được từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây C. album đã được công bố bởi các tác giả chen R thuộc đại học Nam Ninh, Trung Quốc trong đó có mặt của các hợp chất phenol như gallic acid, ethyl gallate, scopoletin, amentoflavon, và quercetin [9]. Năm 2009 Xiang Z thuộc Đại học Chongging công bố các cấu trúc hóa học nhóm phenol phân lập từ quả khô của loài C. album bao gồm gallic acid, axit 3,4-dihydro benzoic, axit pyrogallic, axit 2-hydroxy benzoic, axit ellagic, và ethyl gallate [36]. 6 Năm 2009, He Zhiyong and Xia Wenshui dùng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao phối hợp với khối phổ phát hiện sự có mặt của nhiều chất phenol trong dịch chiết aceton của thịt quả cây C. album (Sơ đồ 1) . Sơ đồ 1. Sơ đồ sắc ký lỏng hiệu năng cao dịch chiết aceton của C. Album Trung Quốc phát hiện ở bước sóng 280 nm. a So sánh với chất chuẩn; b So sánh với tài liệu tham khảo; c Hexahydroxydiphenoyl. Hàm lượng các chất phenol trong quả cũng đã được định lượng (xem Bảng 1). Bảng 1: Kết quả định lượng các chất phenol trong quả cây C. album. 7 a Hàm lượng axit gallic; b Hàm lượng hyperin; c Hàm lượng các chất phenol toàn phần. d Phương pháp xác đinh dựa theo Folin–Ciocalteau (mg GAE/100 g trọng lượng tươi). Từ lá, cành con, và vỏ thân của cây trám trắng C. album, một số chất nhóm tanin đã được phân lập bao gồm catechin, epicatechin, gallocatechin, epigallocatechin, catechin gallate, epicatechin gallate, gallocatechin gallate, và epigallocatechin gallate. Ngoài ra, 2 chất procyanidin và prdelphinidin cũng đã được phân lập. Cấu trúc hóa học của các chất này đã được xác định dựa trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H and 13 C NMR và sắc ký khối phổ ,Hàm lượng các chất phenol toàn phần trong lá, cành, và vỏ thân đã được xác định, tuy nhiên hàm lượng hợp chất phenol toàn phần trong lá cao nhất. Cấu trúc hóa học của các hợp chất nhóm phenolic được tổng hợp và đưa ra ở Hình 4 và 5 [19,39]. 8 Hình 4: Cấu trúc hóa học của flavan-3-ol (a) monomer và (b) polymer từ cây C. album. Hình 5: Cấu trúc của các chất nhóm phenol phân lập từ lá, thân, và quả cây C. album. Bảng 2: Hàm lượng phenol toàn phần và tannin được làm giàu trong dịch chiết của lá, cành, và vỏ thân cây C. album. Mẫu a Hàm lượng các chất phenol toàn phần b Hàm lượng cao tannin toàn phần Lá 164.39 ± 14.67 117.70 ± 9.39 Cành con 161.99 ± 13.07 48.99 ± 2.40 9 Vỏ thân a 54.96 ± 3.12 39.98 ± 3.05 Sử dụng tannic acid làm chất chuẩn; b sử dụng các tanin tinh chế từ lá làm chất chuẩn. 2.1.2.3. Nhóm chất triterpen. Năm 1989, Tamai M và cộng sự của ông đã nghiên cứu thành phần hóa học của Canarium album và đã phát hiện 2 triterpen mới là urs-12-ene-3 alpha, 16 betadiol và olean-12-ene-3 alpha, 16 beta-diol . Ngoài ra năm 2007 các tác giả thuộc đại học Nam Ninh, Trung Quốc đã thông báo sự có mặt của β-sitosterol từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây C. album . Năm 2009, Xiang và cộng sự trường đại học Chonggin, Trung Quốc đã chiết tách phân lập, và xác định cấu trúc của 5 chất thuộc khung triterpen từ quả cây C. album bao gồm α-amyrin, β-amyrin acetate, α-amyrin, oleanolic acid, và βamyrenone. Cấu trúc của các triterpen xem hình 6 [12,35]. Hình 6: Cấu trúc hóa học của các triterpen phân lập từ cây C. album. 2.2. Trám Châu phi - C. schweinfurthii Engl. (hay C. chevalieri, C. velutinum) 10 Hình 7: quả Trám Châu phi C. schweinfurthii. Atawodi SE chụp (trích trong tài liệu: Advances in Biological Research 2010) C. schweinfurthii, Engl. thường được biết đến với tên Trám Châu Phi hay Olive Châu Phi, người dân địa phương gọi là Atile và Odah. Cây có chiều cao khoảng 4-5m, phân bố rộng rãi ở rừng nhiệt đới miền Tây, Nam, và Trung Châu Phi. Quả, thân, và vỏ thân được dùng để chữa ho, bệnh phụ khoa, viêm nhiễm. Vỏ quả giữa làm thực phẩm và dùng để chiết tách dầu trám. Vỏ quả giữa của cây Trám Châu Phi chứa 68% lipid tự do dạng lỏng, 14% lipid . Năm 2010, các tác giả thuộc trường Đại học Ahmadu Bello ở Nigeria đã sử dụng pp sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp sắc ký khối phổ để phân tích thành phần hóa học của các chất phenol có trong dầu của vỏ quả giữa của cây C. Swheinfurthii. Các chất này có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả như vậy việc sử dụng vỏ quả giữa của cây Trám Châu Phi, nguồn thực phẩm giàu các chất phenol, có thể có vai trò tích cực trong ngăn chặn và phòng các bệnh ung thư và các bệnh gây ra bởi các tổn thương do quá trình oxi hóa gốc tự do trong cơ thể (Hình 8). 11 Hình 8: cấu trúc hóa học của các chất nhóm phenol trong dầu của vỏ quả giữa loài C . swheinfurthii. Năm 2005, một nhóm tác giả người Pháp thuộc Đại học Bangui đã có những nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của tinh dầu Trám Châu Phi. Những chất chất chính bao gồm octylacetate (60%) và nerolidol (14%), ngoài ra cón có mặt của 15 chất khác, tham khảo Bảng 3 . Bảng 3: Thành phần hóa học của tinh dầu C . swheinfurthii. a Dựa theo thứ tự các chất rửa giải từ cột mao quản được bao bằng chất DB-1 của sắc ký khí . 12 3.3. Trám đen - Canarium tramdenum (hay C. pimela hoặc C. nigrum Engl) Hình 9 : Trám Đen - C. Tramdenum ở Inđônêxia. Zhao DX chụp (trích từ tài liệu Southern Horticulture 2009) 3.3.1. Các nghiên cứu trong nước. Năm 2000, Trần Đinh Thắng và cộng sự đã nghiên về cây trám đen thu hái ở Thanh Chương Nghệ An cho thấy: Các hợp chất từ tinh dầu lá trám đen. Tinh dầu lá Trám đen gồm hỗn hợp 26 thành phần và đã nhận diện 22 cấu tử. Kết quả được dẫn ra ở bảng [4]. Bảng 4: Thành phần hoá học của tinh dầu lá trám đen TT Hợp chất Hàm lượng % 1. α - Pinen 13,28 2. 3 - Thujen 1,09 13 3. β - Pinen 1,29 4. α - Phellandren 28,15 5. ∆3 – Caren 10,31 6. p – Mentha – 1(7) - 3 – dien 7,37 7. p – Cymen 5,35 8. p – Mentha – 1,4 (8) – dien 0,26 9. ∆2 – Caren 0,40 10. p – Mentha – 8 – en, 3 - metylen 0,14 11. Bicyclo[3,1,0] hexan – 2 - ol, 2 – metyl –5 - (1 - metyletyl) 0,09 12. p-Meth-3-en, 2-isopropenyl-1-vinyl 0,16 13. Copaen 0,16 14. Patchulen 0,27 15. α - Caryophyllen 0,59 16. 1β, 4βH, 10βH – Guaia – 5,11 - dien 1,30 17. Humulen 1,83 18. Germacren D 1,84 19. 4β, 5α - Eremophila – 1(10), 11 - dien 1,08 20. Guaia – 1(5), 11 – dien 15,72 21. Caryophyllen oxit 0,46 22. (-) – Spathulenol 0,24 14 Trong tính dầu lá cây Trám đen các monotecpenoit. Các monotecpen hydrocacbon α - phellandren (28,15%), α - pinen (13,28%), ∆3 – caren (10,31%) và p – mentha – 1(7) - 3 – dien (7,37%) là các hợp chất chính. Các hợp chất tinh dầu từ nhựa khô trám đen. Nhựa khô trám đen chưng cất lôi cuốn hơi nước cho tinh dầu với hiệu suất 0,12%. Tinh dầu thu được có màu vàng nhạt, sánh. Các cấu tử nhận biết được dẫn ra trong bảng Bảng 5: thành phần hoá học của tinh dầu nhựa khô Trám đen TT Hợp chất Hàm lượng (%) 1. 3 – Thujen 1,32 2. p-Cymen 0,58 3. p-Meth-3-en, 2-isopropenyl-1-vinyl 6,36 4. α-Cubeben 1,35 5. Copaen 23,18 6. α - Caryophylen 2,36 7. Humulen 1,33 8. 1H - Cycloprop[e]azulen,decahydro -1, 1, 7trimetyl – metylen. 0,47 9. Germacren D 1,62 10. Isoleden 4,91 11. Cadina-4,9-dien 6,19 15 12. τ - Cadinen 12,3 13. Cadina -1(10), 4 - dien 6,09 14. Cadina -1,3,5 –trien 1,43 15. 1β, 4βH, 10βH – Guaia – 5,11 – dien 2,05 16. 1H-Cyclopro[e]azulen – 7 - ol, decahydro -1,1,7 – trimetyl-4-metylen 4,56 17. α - Longgipinen 0,88 18. 1,4-Methanoazulen, trimetyl-9 - metylen 19. (-)-Spathulenol 4,90 20. 5 – Azulenemethanol, 1, 2, 3, 4,5α ,6 ,7 , 8- 1,37 decahydro-4,8,8- 1,70 octahydro- α, α, 3β, 8β - tetrametyl-, axetat 21. (+)- Leden 0,43 22. Cadala-1(10),3,8-trien 0,62 23. 4,7,10,13,19 – Docosahexadenoic, metyl este. 0,55 Trong tinh dầu nhựa khô trám đen chứa chủ yếu là secquitecpen (monotecpen đã bay hết). Thành phần chính của tinh dầu là copaen (23,18%); τ - cadinen (12,3%); p-meth-3-en, 2-isopropenyl-1-vinyl (6,36%); cadina-4,9-dien (6,19%); và cadina -1(10),4-dien (6,09%). Các hợp chất từ vỏ thân cây trám đen. Vỏ thân cây Trám đen chiết bằng cloroform ở nhiệt độ phòng, Lọc lấy dịch chiết, thu hồi dung môi. Dịch chiết chứa hơn 35 cấu tử, trong đó có 24 cấu tử được xác định. Kết quả được trình bày ở bảng 6. 16 Bảng 6: thành phần hoá học của dịch chiết vỏ cây trám đen TT Hợp chất HL(%) 1. α - pinen 4,83 2. Đồng phân của thujen 0,27 3. 3 – Thujen 0,48 4. α - Phellandren 2,02 5. ∆3 – Caren 3,22 6. p – Cymen 5,99 7. Thujol 0,68 8. 2, 3 – Epoxycaran 0,19 9. Bicyclo[3,1,0] hex - 2 - en - 2- ol, 2 – metyl –5 - (1 – metyletyl) 0,33 10. p – Menth – 3 – en, 2 – isopropenyl – vinyl 3,83 11. Copaen 2,77 12. Caryophyllen 2,16 13. 3,5 – Heptadienal, 2-etyliden -6- metyl 0,42 14. Humulen 1,30 15. (+) – Epi – bicyclosesquiphellandren 0,44 16. 1-Propen, 2 –niro-3(1- cyclooctenyl) 3,12 17 17. p – Menthan, 1,2,8,9 - diepoxy 1,54 18. τ -Muurolen 3,31 19. Germacren-D 3,51 20. Isoleden 2,09 21. Cadina – 4,9- dien 2,81 22. τ- Cadinen 5,74 23. Cadina – 1,3,5 - trien 1,41 24. (-) - Spathulenol 3,98 Thành phần hoá học của dịch chiết cloroform chủ yếu là monotecpen và secquitecpen. Thành phần chính là p – cymen (5,99%), τ - cadinen (5,74%), α pinen (4,83%), spathulenol (3,98%). Các hợp chất tinh dầu từ nụ non Trám đen Nụ non Trám đen chưng cất lôi cuốn hơi nước tinh dầu này có màu xanh da trời nhạt, mùi rất thơm, dễ chịu, loãng hơn tinh dầu lá. Tinh dầu này chứa khoảng 30 thành phần, trong đó 16 thành phần được nhận diện. Kết quả được ở trình bày ở bảng 7. Bảng 7: Thành phần hoá học của tinh dầu nụ non trám đen TT Hợp chất Hàm lượng (%) 1. β - Pinen 25.19 2. Phenol, 2,6 – dimetoxy 1,97 3. α - Copaen 2.51 4. Methylbenzoat 4,41 5. Terpinen – 4 – ol 4,95 18 6. β – Caryophyllen 7,25 7. γ - Elemen 11,0 8. α - Humulen 1,10 9. allo- Aromadendren 0,72 10. Aromadendren 1,34 11. δ - Cadinen 2,17 12. Germacren B 3,70 13. Caryophyllen oxit 1,34 14. α - Farnesen 0,92 15. Valerenol 0,90 16. Axit panmitic 1,63 Thành phần chính của tinh dầu nụ non trám đen là β - pinen (25,19%), γ - elemen (11%), β - caryophyllen (7,25%) và terpinen – 4 – ol (4,95%). Các hợp chất từ cành cây Trám đen. Năm 2007, Trần Đình Thắng và cộng sự đã Tách và xác định cấu trúc của genkwanin và β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranzit từ cành cây trám đen [5]. 3.3.2. Các nghiên cứu ngoài nước. Trám đen còn được biết đến dưới một số tên khác như là: C. pimela và C. Nigrum, quả oliu đen Trung Quốc. Loài này phân bố phổ biến ở miền Nam Trung Quốc và các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới của Đông Nam Á. Liên quan đến những ứng dụng trong dược lý và ngành công nghiệp thực phẩm, quả Trám đen đã được dùng phổ 19 biến như là thuốc cổ truyền Trung Quốc với các tác dụng cầm máu và tiêu đờm, thanh nhiệt, bệnh ngoài da, chống viêm và giảm đau. Dầu chiết tách từ quả là một dạng dầu thực vật dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Nhựa trám đen có thành phần côlôphan chiếm 50-65%. Trám đen là loại cây cho quả dùng phổ biến ở Trung Quốc nhưng lại rất ít tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như giá trị dinh dưỡng của nó [8,40,42]. Năm 2011, nhóm tác giả Lv, Z. C. và cộng sự đã phân tích thành phần hóa học trong nhân quả Trám đen. Kết quả cho thấy hàm lượng cao chất béo (59.7%), protein (23.9%), và các axit amino cần thiết, kali, magiê, và iốt. Ngoài ra, thành phần hóa học còn có mặt axit oleic, axit linoleic, axit palmitic... xem chi tiết Bảng 8 [22]. Bảng 8: Thành phần và hàm lượng của các chất trong hạt quả Trám đen Axit béo (% Axit béo toàn phần) Axit myristic (C14:O) 0.030 ± 0.001 Axit pentadecanoic (C15:0) Trb Axit palmitic (C16:O) 24.8 ± 0.05 Axit palmitoleic (C16:1) 0.13 ± 0.01 Axit heptadecanoic (C17:O) 0.12 ± 0.01 Axit stearic (C18:O) 4.81 ± 0.01 Axit oleic (C18:1) 43.0 ± 0.01 Axit linoleic(C18:2) 26.5 ± 0.04 Axit linolenic (C18:2) 0.20 ± 0.01 Axit arachidic (C20:0) 0.29 ± 0.01 Axit Eicosenoic (C20:1) 0.16 ± 0.01 Các axit amin thiết yếu (g/100 protein) 20 Mẫu đối chứng của FAO/WHO (1991) Isoleucin 3.78 (135)b 2.8 Leucin 6.80 (103) 6.6 Lysin 2.37 (41) 5.8 Methionin 2.13 Phenylamin 4.55 Methionin + cystin 4.67 (187) 2.5 Phenylalamin + cystin 7.21 (115) 6.3 Threonin 3.19 (94) 3.4 Valin 4.85 (139) 3.5 Tryptophan 1.06 (97) 1.1 Alanin 3.43 Arginin 12.54 Axit asparrtic 8.57 Cystin 2.54 Axit glutamic 21.0 Glycin 5.03 Histidin 2.25 Prolin 2.01 Serin 4.20 Tyrosin 2.66 21 Hàm lượng chất khoáng (mg/100g) K 770 ± 0.2 Ca 216 ± 0.5 Na 39.9 ± 0.6 Mg 602 ± 0.3 Fe 6.18 ± 0.01 Mn 5.58 ± 0.01 Zn 3.70 ± 0.03 Cu 0.96 ± 0.01 3.4. Canarium odontophyllum Miq. Dabai. Canarium odontophyllum (Hình 10), người Sarawak Malaixia thường gọi là Dabai, là loài trám có quả ngon và bổ dưỡng có hương vị như quả lê tàu. Cùi thịt của nó ăn được sau khi ngâm vào nước ấm. Quả chứa protein, lipit và các cacbohyđrat, làm cho nó trở thành một loại quả có giá trị. Hàm lượng axit ascorbic trong quả rất thấp tuy nhiên lại rất giàu các khoáng chất và nguyên tố vi lượng như Kali (325 mg/100 g), phốt pho (65 mg/100 g), canxi (200 mg/100 g), và magiê (106 mg/100 g). Quả dabai cũng chứa hàm lượng protein cao (3.8%), carbohydrat (22.1%), và chất béo (26.2%). Hàm lượng chất béo trong quả dabai cao hơn trong quả lê tàu (25%) và oliu (23%) . 22 Hình 10: A) Quả C. ondotophyllum (dabai) và (B) quả dabai bổ đôi. (Voon BH chụp, trích từ Asia Pacific Journal Clinical Nutrition 1999) Gần đây tác giả Shakirin và cộng sự đã công bố tác dụng chống oxy hóa và mối liên quan với hàm lượng polyphenol cao trong quả dabai. Nghiên cứu sâu về thành phần hóa học của các hợp chất phenol cũng như mối liên quan đến khả năng chống oxy hóa của quả dabai đã được các tác giả người Malaisia công bố năm 2011 [26,29]. Năm 2011, nhóm tác giả người Malaisia đã công bố liên quan đến thành phần dinh dưỡng và đặc tính chống oxi hóa của quả dabai. Sự có mặt của nhóm chất chính carotenoid trong quả dabai quyết định tác dụng chống oxi hóa của vỏ quả, thịt quả, và hạt. Các chất thuộc nhóm carotenoid được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, bao gồm (1) all-trans-lutein; (2) 9-cis-lutein; (3) 13-cis-lutein; (4) di-cis-β-caroten; (5) 15-cis-β-caroten; (6) 9-cis-β-caroten; (7) all- 23 trans-β-carotene and (8) 13-cis-β-caroten. Hàm lượng các chất này được đưa ra trong Bảng 9 [10]. Bảng 9: Hàm lượng các chất carotenoid trong vỏ, thịt, và hạt quả dabai (C. ondotophyllum). III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI CANARIUM BENGALENSE Trám hồng, Trám cạnh - Canarium bengalense (hình 11) Hình 11: cành mang quả cây Trám hồng chụp tại Lục Yên, Yên Bái. 24 3.1. Các nghiên cứu trong nước. Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự đã nghiên cứu tinh dầu lá của cây trám hồng ở vùng đồi xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An cho thấy: Thành phần hoá học của tinh dầu lá trám hồng (C. bengalense Roxb.): sabinen (15,9%), βcaryophyllen (17,5%), epi-bicyclosesquiterpen (10,4%. Thêm vào đó là lượng đáng kể của ∆3-caren (3,6%), p-cymen (3,7%), γ-terpinen (6,2%), terpinen-4-ol (3,7%), αhumulen (3,1%), germacren B (2,6%), γ-elemen (7,3%), caryophyllen oxit (2,0%) và τ-muurolol (1.8%), trong khi đó các hợp chất còn lại có hàm lượng nhỏ hơn 1% [31]. 3.2. Các nghiên cứu trên thế giới. Theo các tài liệu mà chúng tôi thu thập được, cho đến nay có duy nhất một nghiên cứu về thành phần hóa học của vỏ cây Trám hồng do các nhà khoa học người Trung Quốc công bố năm 2003. Các chất được phân lập và xác định cấu trúc thuộc nhóm phenolic gồm gallic acid (1), elgallate (2), gallincin (3), ellagic acid (4) and 1,2,3,4,6-penta-O-galloyl-β-D-glucopyranose (5) [41] Hình 12: cấu trúc các hợp chất chiết được từ vỏ cây Trám hồng. V. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG SINH HỌC Tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Trám đã và đang được quan tâm nghiên cứu gần đây chủ yếu liên quan đến khả năng chống oxi hóa, kháng khuẩn, bảo vệ gan trên in vitro, tác dụng giảm đau và chống viêm. Các báo cáo về tác dụng sinh học trên chủ yếu đề cập đến quả và các phần khác nhau của quả như là vỏ, thịt, và hạt của quả Trám. Tuy nhiên cũng có một số tài liệu công bố tác dụng của vỏ 25 thân và vỏ rễ trên các dòng tế bào ung thư và tác dụng chống đái tháo đường trên chuột gây đái tháo đường bằng streptozocin in vivo, tham khảo ở Bảng 10. Bảng 10: tổng quan tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Trám S T T Tác dụng sinh học Tên khoa học của loài Canarium schweinfurthi Chống oxi hóa: quét gốc tự do 2,2 diphenylpicrylhydrazyl 1 Canarium (DPPH), 2,2′-azin-bis-(3odontophyllum ethylbenzthiazoline-6sulphonic acid (ABTS), butylated hydroxytoluene (BHT), ferric reducing antioxidantpower (FRAP), Canarium reactive oxygen species album (ROS) gây bởi hypoxanthine/xanthine và 2deoxyguanosine. Tác dụng giảm đau: Dùng 26 Bộ phận dùng TL TK Tinh dầu quả, 6,24 dầu vỏ quả giữa (chủ yếu là các hợp chất phenol) Vỏ thịt, và hạt quả (chủ yếu là các hợp chất phenolic, các carotenoid), , 26,29 Lá, cành con, thân rễ (chủ yếu là các hợp chất tannin, các poly phenol và các flavanoid), toàn cây 18,39 Canarium schweinfurthii Các tinh dầu 20 nhựa cây octylacetate (60%), neolidol (14%) Tinh dầu nhựa Cây 3 Tác dụng kháng khuẩn và Canarium kháng nấm: thí nghiệm schweinfurthii tiến hành trên mười hai chủng vi khuẩn và ba chủng nấm sử dụng pp phân tán trên thạch agar và pha loãng môi trường nuôi cấy. Tác dụng kháng phần lớn các chủng vi khuẩn và nấm đã được quan sát trên tinh dầu Trám C. schweinfurthii 4 Tác dụng bảo vệ gan in Canarium vitro và in vivo: nuôi cấy tế album bào gan chuột được phân lập, gây độc bởi GalN và toxin (in vitro) và trên chuột gây độc tính gan bởi CCl4 (in vivo) Dịch chiết 18 thô tòan cây, phân đọan EtOAc và các chất tinh khiết chiết tách từ cây Tác dụng chống ung thư Canarium in vitro: thí nghiệm sử dụng bengalense dòng tế bào tsFT210 kiểm tra hiệu lực của dịch chiết vỏ thân và các chất phân lập Các chất phân lập từ vỏ thân thuộc nhóm polyphenolic (gallic acid, Et 5 27 24 41 được trên khả việc ức chế chu kỳ hoạt động phân bào gallate, gallincin, ellagic acid, and 1,2,3,4,6penta-Ogalloyl-β-Dglucopyranose) VI. KẾT LUẬN Các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Canarium đã được công bố trong những thập kỷ qua góp phần làm sáng tỏ việc sử dụng quả của một số loài Trám làm thực phẩm như là nguồn nguyên liệu dầu chất dinh dưỡng. Sự có mặt của hàm lượng cao khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, các hợp chất phenol và polyphenol, các carotenoid, các protein và acid amin thiết yếu trong quả của một số loài thuộc chi này đã giải thích một phần mối liên quan đến tác dụng sinh học (cụ thể là tác dụng chống oxi hoá) của chúng. Các chất thuộc nhóm phenolic là những chất có mặt các hydroxyphenol gắn với một hay nhiều vòng thơm và được phân thành nhiều nhóm khác nhau như acid phenolic, stibene và oligostibene, lignan, flavonoid... Hiện đang có nhiều quan tâm đến các hợp chất thiên nhiên là các thành phần có hoạt tính sinh học của thực phẩm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được phần nào vai trò của rau, quả, rượu vang đỏ trong việc phòng và trị bệnh được cho là do các thuộc tính chống oxy hóa của polyphenol cấu thành (ví dụ các vitamin E và C, và các carotenoid) [7]. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nhiều chất dinh dưỡng thuộc nhóm polyphenolic có nguồn gốc từ thực vật là chất chống oxy hóa hiệu quả hơn so với vitamin E, C trong các thí nghiệm in vitro và do đó có thể đóng góp đáng kể vào hiệu ứng bảo vệ trong cơ thể đối với các gốc tự do-là tác nhân gây ung thư cao . Nghiên cứu trên một số loài thuộc chi Canarium cho thấy không chỉ quả của chúng giàu hợp chất phenolic mà sự có mặt của nhóm chất này tìm thấy khá cao 28 trong lá và vỏ thân. Đây là nguồn dược liệu thiên nhiên khá tiềm năng cần được khai thác phục vụ trong việc tạo nguồn thực phẩm và thuốc trong tương lai. Tuy nhiên cho đến hiện tại các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở quả của các loài này vì vậy việc nghiên cứu những loài thuộc chi này trên các bộ phận như lá và vỏ thân cần được các nhà khoa học quan tâm hơn trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. 2. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, quyển II, NXB trẻ TPHCM, tr 360362. Đỗ Tất Lợi (2004), Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam, Nhà Xuất Bản Y học, 735-737. 3. Hoàng Thị Lề, Nguyễn Duy Thuần, Nguyễn Trọng Thông (2010), Tạp chí Y học thực hành, số 9 (732), tr 38- 41. Nghiên cứu tác dụng kháng u báng từ bài thuốc của đồng bào dân tộc Tày, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 4. Trần Đình Thắng, Hoàng Văn Lựu, Nguyễn Xuân Dũng (2005), Đa dạng về thành phần hoá học của một số loài thuộc chi Canarium của Việt Nam, Hội thảo quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 650-654. 5. Trần Đình Thắng, Hoàng Văn Lựu (2007), Tách và xác định cấu trúc của genkwanin và β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranzit từ cành cây trám đen (Canarium nigrum Lour. Engl.), Tạp chí Hoá học và ứng dụng, 62 (2) 47-49. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 6. Atawodi SE (2010), Polyphenol composition and in vitro antioxidant potential of Nigerian Canarium schweinfurthii Engl. Oil. Advances in Biological Research, 4(6):314-322. 7. Boffetta P, Couto E, Wichmann J, Ferrari P, Trichopoulos D, Bueno-deMesquita HB, van Duijnhoven FJ, Büchner FL, Key T, Boeing H et al (2010), Fruit and vegetable intake and overall cancer risk in the European Prospective Investigation into Cancer and Nutrition (EPIC). 29 Journal of National Cancer Institute, 102(8):529-537. 8. Canarium species (1977), In: Encyclopedia of Chinese Material Medica (Zhong Yao Da Zi Dian)” Edited by Jiang Su New Medical College. Shanghai: Shanghai Science and Technology Publisher, p. 132. 9. Chen R, Liang J, Lu H, Yang Y, Liu R (2007), Study on chemical constituents of the leaves of Canarium album (Lour.) Raeusch. Linchan Huaxue Yu Gongye, 27(2):45-48. 10. Chew LY, Prasa kN, Amin I, Arina I, Lau CY (2011), Nutritional composition and antioxidant properties of Canarium odontophyllum Miq. (dabai) fruits. Journal of Food Composition and Analysis. 11. Evolution of crop plants (1976), In. Edited by Simmonds NW. London and New York: Longmans, 339. 12. Fresco P, Borges F, Diniz C, Marques MP (2006) New insights on the anticancer properties of dietary polyphenols. Medicinal Research Reviews, 26(6):747-766. 13. Fu BH, Zhou XH (1997), Study on anticorrosive function of wild Chinese olive. Natural Product Research and Development, 1(92-94). 14. Guo W, Kong E, Meydani (2009), Dietary polyphenols, inflammation, and cancer. Nutrition Cancer, 61(6):807-810. 15. He Z, Xia W (2007), Analysis of phenol compounds in Chinese olive Canarium album L.fruit by RPHPLC-DAD-ESI-MS. Food Chemistry, 105:1307-1311. 16. Helene T, Tamboue HT, Helene FS, Bonaventure T, Ngadjui DE, Berhanu MA (2000) Phenolic metabolites from the seeds of Canarium swheinfurthii. Bulletin of the Chemical Society of Ethiopia, 14(2):155-159. 17. Hierro MT, Tomas MC, Fernandez-Martin F, Santa-Maria G (1992), Determination of the triglyceride composition of avocado oil by high performance liquid chromatography using a light-scattering detector. Journal of Chromatography, 607:329-338. 18. Ito M, Shimura H, Watanabe N, Tamai M, Hanada K, Takahasi A, Tanaka Y, Arai I, Peiling Z, Chang R et al (1990), Hepatoprotective compounds from Canarium album 30 and Euphorbia nematocypha. Chemical & Pharmaceutical Bulletin, 38(8):2201-2203. 19. Kong GX, Zhang X, Chen CC, Duan WJ, Xia ZX, Zheng MS (1997), Study on the anti HBsAg/HBeAg component in Canarium album Raeush. Journal of Clinical Medical Officer 1998, 2:5-7. 20. Koudou J, Abena AA, Ngaissona P, Bessière JM (2005), Chemical composition and pharmacological activity of essential oil of Canarium schweinfurthii. Fitoterapia, 76:700-703. 21. Leenhouts, P.W. (1959) Revision of the Burseraceae of the Malaysian area in a wider sense. Canarium Stickm. Blumea, 9(2):275-647. 22. Lv ZC, Chen K, Zeng YW, Peng YH: Nutrition composition of Canarium pimela L.Kernels. Food Chemistry ( 2011), 124(2):692-695. 23. Nevenimo T, Moxon J, Wemin J, Johnston M, Bunt C, Leakey RRB(2007) Domestication potential and marketing of Canarium indicum nuts in the Pacific: 1. A literature review. Agroforestry Systems, 69:117-134. 24. Obame LC, Koudou J, Kumulungui BS, Bassole IHN, Edou P, Ouattara AS, Traore AS (2007), Antioxidant and antimicrobial activities of Canarium schweinfurthii Engl. essential oil from Centrafrican Republic. Journal of Biotechnology, 6(20):2319-2323. 25. Prasa KN, Chew LY, Khoo HE, Kong KW, Azlan A, Ismail A (2010) Antioxidant capacities of peel, pulp, and seed fractions of Canarium odontophyllum Miq. fruit. Journal of Biomedicine and Biotechnology, (Article ID871379):8 pages. 26. Prasad KN, Chew LY, Khoo HE, Bao Y, Azlan A, Amin I (2010), Carotenoids and antioxidant capacities from Canarium odontophyllum Miq. fruits. Food Chemistry 2011, 124:1549-1555. 27. Ramos S (2008), Cancer chemoprevention and chemotherapy: dietary polyphenols and signalling pathways. Molecules Nutritional Food Research, 52(5):507-526. 28. Salvador MD, Aranda F, Fregapane G(2001) Influence of fruit ripening on ‘Cornicabra’ virgin olive oil quality. A study of four successive crop 31 seasons. Food Chemistry, 73:45-53. 29. Shakirin FH, Prasad KN, Ismail A, Yuon LC, Azlan A: Antioxidant capacity of underutilized Malaysian Canarium odontophyllum (dabai) Miq. fruit. . Journal of Food Compositionand Analysis, 23:777-781. 30. Tamai M, Watanabe N, Someya M, Kondoh H, Omura S, Zhang PL, Chang R, Chen WM (1989), New hepatoprotective triterpenes from Canarium album. Planta Medica, 55(1):44-47. 31. Tran Dinh Thang, Hoang Van Luu, and Nguyen Xuan Dung (2004), Chemical composition of the leaf oil of Canarium bengalense Roxb. from Vietnam, Journal of Essential oil and Bearing Plants 7(1), 43-48. 32. Tran Dinh Thang, Le Van Thanh, Hoang Van Luu, Nguyen Xuan Dung, and Ngo Xuan Luong (2004), Chemical composition of the volatile fraction of Canarium album (Lour.) Raeusch. Leaves from Vietnam, Journal of Essential oil and Bearing Plants 7(2), 125-128 33. Voon BH, Kueh HS (1999) The nutritional value of Indigenous fruits and vegetables in Sarawak. Asia Pacific Journal Clinical Nutrition, 8:24-31. 34. Wei H, Peng W, Mao YM, Liu B, Li S (1999) Chemical constituents of fruit from Canarium album. China Journal of Chinese Material Medicine, 24:421-423. 35. Xiang Z, Chen H, Chen W, Xiang L, Li X (2009), Study on triterpenoid compounds in Canarium album fruit. Zhongchengyao,31 (12):1904-1905. 36. Xiang Z, Xu Y, Chen H, Chen W, Zhao Z (2009) Study on phenols chemical constituents in Canarium album. Zhongchengyao, 31 (6):917918. 37. Xie X, Lu H (2007) Analysis of essential oil from the fresh Canarium album Raeusch leaves by gas chromatography-mass spectrometry. Shizhen Guoyi Guoyao, 18(11): 2761-2762. 38. Yuan JG, Liu X, Tang ZQ (2001) Research on antimicrobial activity and functional compounds in Canarium album Raeusch. China Journal of Food Science, 22: 82-84. 32 39. Zhang L-L, Lin Y-M, J (2008) Tannin from Canarium album with potent antioxidant activity. Journal of Zhejiang University Science B, 9(5):407-415. 40. Zhao DX, Qin ZS (2009), Discussion on the characteristics of Wu lan and its prospect in Guangxi Province (in Chinese). Southern Horticulture, 21 (4):10-11. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG TRUNG QUỐC 41. Du, Y.H., et al., (2003), Studies on the anticancer constituents of Canarium bengalense Roxb. polyphenolic cell cycle inhibitors. Zhongguo Yaowu Huaxue Zazhi,. 13(6): p. 320-323. 42. Zhang DX, Guo MJ, Xiao MX, Dong YF, Liang YL: Advance on the pharmacological effects of Wu lan (in Chinese). China Practical Medicine 2008, 20(3):183-184. 33 [...]... ondotophyllum) III THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI CANARIUM BENGALENSE Trám hồng, Trám cạnh - Canarium bengalense (hình 11) Hình 11: cành mang quả cây Trám hồng chụp tại Lục Yên, Yên Bái 24 3.1 Các nghiên cứu trong nước Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự đã nghiên cứu tinh dầu lá của cây trám hồng ở vùng đồi xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An cho thấy: Thành phần hoá học của tinh dầu lá trám hồng (C bengalense... phần hóa học cũng như giá trị dinh dưỡng của nó [8,40,42] Năm 2011, nhóm tác giả Lv, Z C và cộng sự đã phân tích thành phần hóa học trong nhân quả Trám đen Kết quả cho thấy hàm lượng cao chất béo (59.7%), protein (23.9%), và các axit amino cần thiết, kali, magiê, và iốt Ngoài ra, thành phần hóa học còn có mặt axit oleic, axit linoleic, axit palmitic xem chi tiết Bảng 8 [22] Bảng 8: Thành phần và hàm... cứu về thành phần hóa học của vỏ cây Trám hồng do các nhà khoa học người Trung Quốc công bố năm 2003 Các chất được phân lập và xác định cấu trúc thuộc nhóm phenolic gồm gallic acid (1), elgallate (2), gallincin (3), ellagic acid (4) and 1,2,3,4,6-penta-O-galloyl-β-D-glucopyranose (5) [41] Hình 12: cấu trúc các hợp chất chiết được từ vỏ cây Trám hồng V TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG SINH HỌC Tác dụng sinh học của... Thành phần hoá học của dịch chiết cloroform chủ yếu là monotecpen và secquitecpen Thành phần chính là p – cymen (5,99%), τ - cadinen (5,74%), α pinen (4,83%), spathulenol (3,98%) Các hợp chất tinh dầu từ nụ non Trám đen Nụ non Trám đen chưng cất lôi cuốn hơi nước tinh dầu này có màu xanh da trời nhạt, mùi rất thơm, dễ chịu, loãng hơn tinh dầu lá Tinh dầu này chứa khoảng 30 thành phần, trong đó 16 thành. .. và dùng để chiết tách dầu trám Vỏ quả giữa của cây Trám Châu Phi chứa 68% lipid tự do dạng lỏng, 14% lipid Năm 2010, các tác giả thuộc trường Đại học Ahmadu Bello ở Nigeria đã sử dụng pp sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp sắc ký khối phổ để phân tích thành phần hóa học của các chất phenol có trong dầu của vỏ quả giữa của cây C Swheinfurthii Các chất này có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả như vậy việc... những nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của tinh dầu Trám Châu Phi Những chất chất chính bao gồm octylacetate (60%) và nerolidol (14%), ngoài ra cón có mặt của 15 chất khác, tham khảo Bảng 3 Bảng 3: Thành phần hóa học của tinh dầu C swheinfurthii a Dựa theo thứ tự các chất rửa giải từ cột mao quản được bao bằng chất DB-1 của sắc ký khí 12 3.3 Trám đen - Canarium tramdenum... 9 : Trám Đen - C Tramdenum ở Inđônêxia Zhao DX chụp (trích từ tài liệu Southern Horticulture 2009) 3.3.1 Các nghiên cứu trong nước Năm 2000, Trần Đinh Thắng và cộng sự đã nghiên về cây trám đen thu hái ở Thanh Chương Nghệ An cho thấy: Các hợp chất từ tinh dầu lá trám đen Tinh dầu lá Trám đen gồm hỗn hợp 26 thành phần và đã nhận diện 22 cấu tử Kết quả được dẫn ra ở bảng [4] Bảng 4: Thành phần hoá học. .. Trám đen đã được dùng phổ 19 biến như là thuốc cổ truyền Trung Quốc với các tác dụng cầm máu và tiêu đờm, thanh nhiệt, bệnh ngoài da, chống viêm và giảm đau Dầu chiết tách từ quả là một dạng dầu thực vật dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm Nhựa trám đen có thành phần côlôphan chiếm 50-65% Trám đen là loại cây cho quả dùng phổ biến ở Trung Quốc nhưng lại rất ít tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa. .. bố tác dụng chống oxy hóa và mối liên quan với hàm lượng polyphenol cao trong quả dabai Nghiên cứu sâu về thành phần hóa học của các hợp chất phenol cũng như mối liên quan đến khả năng chống oxy hóa của quả dabai đã được các tác giả người Malaisia công bố năm 2011 [26,29] Năm 2011, nhóm tác giả người Malaisia đã công bố liên quan đến thành phần dinh dưỡng và đặc tính chống oxi hóa của quả dabai Sự có... 0,90 16 Axit panmitic 1,63 Thành phần chính của tinh dầu nụ non trám đen là β - pinen (25,19%), γ - elemen (11%), β - caryophyllen (7,25%) và terpinen – 4 – ol (4,95%) Các hợp chất từ cành cây Trám đen Năm 2007, Trần Đình Thắng và cộng sự đã Tách và xác định cấu trúc của genkwanin và β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranzit từ cành cây trám đen [5] 3.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước Trám đen còn được biết đến

Ngày đăng: 29/09/2015, 09:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 5: thành phần hoá học của tinh dầu nhựa khô Trám đen

    • Hợp chất

    • Bảng 6: thành phần hoá học của dịch chiết vỏ cây trám đen

    • TT

      • Hợp chất

      • Bảng 7: Thành phần hoá học của tinh dầu nụ non trám đen

        • Hợp chất

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan