1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN hóa học cây MUA bà

64 1,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 2,83 MB

Nội dung

Melastoma candidum D.Don tên thường gọi là cây mua bà, thuộc họ mua (Melastomataceae) là loại cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta từ vùng núi thấp (dưới 1000m) đến các tỉnh vùng trung du, đôi khi gặp cả ở vùng đồng bằng và hải đảo. Đây là một dược liệu được dùng nhiều trong đời sống, các bộ phận đã được sử dụng riêng biệt trong điều trị bệnh cho các vị thuốc khác nhau. Nó mang nhiều tác dụng dược tính có giá trị: tác dụng hạ huyết áp, săn se (astrigent), tan ứ, cầm máu, giảm đau…Như đã biết, tác dụng chữa bệnh của dược liệu được quy định bởi hoạt tính sinh, dược học của các hợp chất hóa học trong đó. Trên thế giới cây mua bà đã được nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học song ở Việt Nam số lượng các công trình hóa học về cây này rất ít. Do vậy, đề tài khóa luận tốt nghiệp của chúng tôi là: “Nghiên cứu thành phần hóa học cây mua bà (Melastoma candidum D.Don)”.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA HÓA HỌC Phạm Thùy Dương NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY MUA BÀ (MELASTOMA CADIDUM D.DON) Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy Ngành Hóa dược (Chương trình đào tạo chuẩn) Hà Nội 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA HÓA HỌC Phạm Thùy Dương NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY MUA BÀ (MELASTOMA CADIDUM D.DON) Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy Ngành Hóa dược (Chương trình đào tạo chuẩn) Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Đậu Ths. Trần Thanh Hà Hà Nội 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm khoa Hóa thực vật, Viện dược liệu. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Đậu, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện cho chúng em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Ths. Trần Thanh Hà đã giúp đỡ em nhiều trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin cám ơn các anh chị ở phòng thí nghiệm Khoa Hóa thực vật, Viện Dược liệu đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong thời gian em làm việc tại đây. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Phạm Thùy Dương CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO 1 H-NMR: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 13 C-NMR: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13 CC, SKC: Sắc kí cột (Column chromatography) EI-MS: Phổ khối lượng va chạm điện tử (Mass Spectrometry) HMBC: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều HMBC IR: Phổ hồng ngoại TLC: Sắc kí lớp mỏng (Thin Layer Chromatography) TT: Thuốc thử Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D MỤC LỤC Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hóa học Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D MỞ ĐẦU Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Theo ước tính hệ thực vật ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài, trong đó có 3.948 loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc . Đó là nguồn tài nguyên quý chưa được khai thác hết tiềm năng. Ngoài ra, xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ đã đặt ra yêu cầu cần phải đẩy mạnh nghiên cứu để tiêu chuẩn hóa nguồn dược liệu, bào chế các dạng thuốc mới từ thảo mộc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Melastoma candidum D.Don tên thường gọi là cây mua bà, thuộc họ mua (Melastomataceae) là loại cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta từ vùng núi thấp (dưới 1000m) đến các tỉnh vùng trung du, đôi khi gặp cả ở vùng đồng bằng và hải đảo. Đây là một dược liệu được dùng nhiều trong đời sống, các bộ phận đã được sử dụng riêng biệt trong điều trị bệnh cho các vị thuốc khác nhau. Nó mang nhiều tác dụng dược tính có giá trị: tác dụng hạ huyết áp, săn se (astrigent), tan ứ, cầm máu, giảm đau… Như đã biết, tác dụng chữa bệnh của dược liệu được quy định bởi hoạt tính sinh, dược học của các hợp chất hóa học trong đó. Trên thế giới cây mua bà đã được nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học song ở Việt Nam số lượng các công trình hóa học về cây này rất ít. Do vậy, đề tài khóa luận tốt nghiệp của chúng tôi là: “Nghiên cứu thành phần hóa học cây mua bà (Melastoma candidum D.Don)”. Các nội dung nghiên cứu như sau: 1. Điều chế các phần chiết và khảo sát lớp chất hóa học có mặt trong cây mua bà (Melastoma cadidum D.Don). 2. Phân tách các phần chiết và phân lập một số thành phần chính. 3. Khảo sát cấu trúc một số chất phân lập được. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hóa học 6 Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Melastoma candidum D.Don đã được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Đây là một cây dược liệu mang nhiều tác dụng dược lý có giá trị: tác dụng hạ huyết áp, gây săn se (astringent), giảm đau, cầm máu, tán ứ…Theo kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian, các bệnh dùng mua bà để điều trị bao gồm: bệnh liên quan đến đường ruột, hệ tiêu hóa, liên quan đến gan, ung thư, các bệnh liên quan đến da, giảm đau, hoạt huyết. 1.1. THỰC VẬT HỌC [1,6,15,16] 1.1.1. HỌ MUA (MELASTOMATACEAE) [6,15] Họ Mua, danh pháp khoa học: Melastomataceae là một họ thực vật hai lá mầm tìm thấy chủ yếu ở khu vực nhiệt đới (hai phần ba các chi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tân thế giới) bao gồm khoảng 188 chi và 5.005 loài (APG III, khi gộp cả họ Memecylaceae). Các loài cây này là cây thân thảo, cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ sống một năm hay lâu năm. Lá của chúng tương đối đặc biệt, mọc đối, chéo chữ thập và thông thường với 3-7 gân lá dọc hoặc là phát sinh từ phần gốc phiến lá, các gân lá bên trong rẽ ra ở phía trên phần gốc phiến lá hoặc gân lá hình lông chim với ba hoặc nhiều hơn các cặp gân chính rẽ ra từ đoạn giữa gân ở các điểm kế tiếp phía trên phần gốc phiến lá. Hoa lưỡng tính, được sinh ra hoặc là đơn, hoặc ở đoạn cuối hay ở nách lá, tạo thành cụm hoa xim hình chùy. Một số loài trong họ Mua bị coi là các loài xâm hại khi chúng đã thích nghi với môi trường sinh sống mới bên ngoài phạm vi phân bổ tự nhiên của chúng. 1.1.2. CHI MUA (MELASTOMA L.) [1,16] Chi Mua hay chi Muôi (danh pháp khoa học Melastoma L.) là một chi thực vật trong họ Mua (Melastomataceae). Chi này có khoảng 50 loài phân bổ khắp Đông Nam Á, Ấn Độ và Australia. Chi này đang có sự xem xét về danh pháp. Nhiều loài được đem trồng khắp nơi vì có hoa đẹp màu tím nhạt. Do trồng tràn lan nên các cây hoa mua bị coi là cỏ dại tại Hawaii và một số nơi tạị Mỹ. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hóa học 7 Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D Các loài: • Melastoma affine - mua tương tư, mua nhiều hoa • Melastoma bauchei - mua Bauche, mua bụi • Melastoma candidum - mua • Melastoma dodecandrum - mua thấp, mua 12 nhị • Melastoma imbrica - mua ông • Melastoma malabathricum - mua sẻ, mua da hung • Melastoma normale - mua thường • Melastoma orientale - mua đông • Melastoma paleaceum - mua dằm • Melastoma saigonense - mua Sài Gòn, mua lông • Melastoma sanguineum - mua đỏ • Melastoma setigerum - mua tơ • Melastoma trungii - mua Trừng Hoa mua có màu tím rất đẹp, nhiều người lầm tưởng với loài hoa sim nhưng thực ra 2 loài cây này khác nhau rõ rệt. Các loài hoa mua trông hoa thì rất giống nhau, chỉ phân biệt ở lá, trái và lông. Chi Melastoma L. có 14 loài ở Việt Nam, phân bố rải rác ở khắp các vùng núi và trung du. Mua được coi là loài đặc hữu của vùng Đông Dương và Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, cùng phân bố của nó có thể ở cả Thái Lan và Malaysia… 1.1.3. MUA BÀ (MELASTOMA CANDIDUM D.DON) [1] Tên khoa học: Melastoma Candidum D.Don, có tên đồng nghĩa là Melastoma septemnervium Lour Thuộc Giới: Plantae; Ngành: Magnoliophyta; Lớp: Mangnoliopsida; Bộ: Myrtales; Họ: Melastomataceae; Chi: Melastoma L. Mua bà, có tên gọi khác như mua mái, dã mẫu đơn, co nát cắm (Thái), bạch niêm, mạy nát (Tày), kiền ông điẳng đao (Dao). Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hóa học 8 Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D Cây nhỏ, cao 1 – 2 m, có khi hơn, cành non hơi có cạnh, phủ lông vảy màu hồng, mọc áp sát. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 5 – 15 cm, rộng 3 – 9 cm gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu nhọn, mặt trên nháp vì có lông ngắn và cứng, mặt dưới nhiều lông mềm, gân lá thường 5, hằn ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới lá. Cụm hoa là một xim phân đôi, ngắn, mọc ở đầu cành; lá bắc bao bọc cụm hoa, dài 2 cm; hoa màu hồng tím, dài phình ở gốc, hơi loe ở đỉnh, có lông, 5 răng; tràng có 5 cánh rộng; nhị 10, loại nhị to có bao phấn màu đỏ, ít uốn lượn, thẳng, loại nhỏ có bao phấn màu vàng, uốn lượn, cong ra phía ngoài, ngắn hơn; trung đới màu vàng, ở dưới bao phấn có hai tai tròn cong về phía trên, ở loại nhị nhỏ, và màu đỏ có 2 sừng mềm, thấp hơn ở loại nhị to, chỉ nhị màu vàng, hơi dẹp ở gốc; bầu hình cầu, nửa dưới hàn liền, nửa trên có vảy ngắn, vòi nhụy màu đỏ, đầu nhụy màu lục. Quả hình trứng, có lông, chứa cơm màu đỏ. Màu hoa quả: tháng 4 -7 Tránh nhầm với nhiều loại mua khác như mua đỏ hay mua ông (Melastoma Sanguimeum Sims), mua núi hay mua thấp (Melastoma dodecandrum Lour), mua leo hay mua dây (Medinilla spirei Guill.) cùng họ. Ở Việt Nam, mua bà là cây rất quen thuộc từ vùng núi thấp (dưới 1000m) đến các tỉnh vùng trung du, đôi khi gặp cả ở đồng bằng hoặc hải đảo. Cây đặc biệt ưa sáng, chịu được hạn và có thể sống được trên nhiều loại đất. Cây thường mọc rải rác hay tạo thành quần thể thuần loại trên các đồi cây bụi, trảng sau nương rẫy, bờ ruộng cao ở vùng núi và ve rừng. Mua bà cùng với sim, chổi xuể được coi là những cây chỉ thị trên đất chua, nghèo dinh dưỡng. Mua bà ra hoa đều hàng năm, thụ phấn nhờ côn trùng hoặc gió, tái sinh tự nhiên từ hạt. Quả mua bà chín là nguồn thức ăn của một số loài chim, thú; hạt giống của nó phát tán đi khắp nơi qua phân chim, thú. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hóa học 9 Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D Cây Mua bà (Melastoma Candidum D.Don) 1.2. ỨNG DỤNG [1,12,17] 1.2.1. TÁC DỤNG CHỮA BỆNH [1,12] Các loài trong chi Melastoma L. được dùng làm thuốc. Chúng có tác dụng làm săn se, trừ độc, cầm máu, tiêu viêm, chữa bệnh khó tiêu, chữa tiêu chảy, bệnh lỵ, bệnh thấp khớp, một số bệnh phụ nữ (rong kinh, kinh nguyệt không đều…). Sử dụng ngoài, dạng thuốc đắp từ lá có ích chữa mụn nhọt, các vết thương bầm tím. Theo y học cổ truyền, mua bà có vị chát, tính bình, có tác dụng hóa trễ, tiêu tích, thu sáp, chỉ huyết, chỉ lỵ. Công năng sinh nhiệt giải độc, lợi thấp tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau, cầm máu, tiêu viêm ở ruột, gan, mạch máu, chữa tắc mạch máu, tắc tia sữa, chữa ung thư, chữa đau dạ dày, đại tiện ra máu, chống nhiễm trùng, trị tiêu chảy, chứng khó tiêu, tiêu mủ, chữa rong kinh. Ngoài ra, mua bà có tác dụng hạ huyết áp, gây săn se. Lá tươi giã nát, hơ nóng đắp rất tốt dùng trong điều trị mụn nhọt, đinh râu. Lá tươi, giã nát trộn nước vo gạo tốt cho vết thương bầm tím. Lá sao vàng sắc uống chữa băng huyết, vàng da. Cây mua bà được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước, đặc biệt là các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia hay Thái Lan… Ở Trung Quốc, nước sắc quả mua được dùng chữa xuất huyết tử cung. Rễ mua chữa lỵ trực trùng, viêm tuyến vú, viêm khớp, kinh nguyệt không đều. Ở Đài Loan, thân và lá mua được dùng làm thuốc hạ sốt 1.2.2. MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN TỪ MUA BÀ [1,17] 1. Bong gân, trật khớp, gẫy xương: Bột đại hồi 10 g, bột quế chi 10 g, vỏ cây gạo tươi 200 g, lá dâu 50 g, lá mua bà 100g. Lá tươi giã nhỏ, quyện với các loại bột cho dẻo để bó đắp. 2. Chữa ung thư dạ dày: Rễ mua tươi 30 g, ngưu bì đồng 30 g, hạ khô thảo 15 g, dung thụ căn 15 g, kê nhãn thảo 15 g, hướng dương quỳ căn 15 g, bạch dương kim 10 g, xuyên phá thạch 10 g. Sắc uống ngày 1 thang. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hóa học 1 0 [...]... cây mua bà: β-sitosterol Campesterol Daucosterol Campesterol-β-Dglucopyranoside H H H HO O HO H O OH OH Khóa luận tốt nghiệp 1 5 Khoa Hóa học Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D Bentulinic acid Ursolic acid H OH HO 2α,3β-dihydroxyurs-12-en28-oic-acid H HO O H 2α,3β,23-trihydroxyurs-12en-28-oic acid Khóa luận tốt nghiệp 1 6 Khoa Hóa học Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua. .. chỉ số thực bào Kết luận: Mua bà (Melastoma Candidum D.Don) có một số tác dụng và vai trò điều tiết chống viêm và giảm đau trên chức năng miễn dịch của chuột ức chế miễn dịch Khóa luận tốt nghiệp 1 9 Khoa Hóa học Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để phân tích và phân tách các phần chiết của cây đã sử... diclometan Cặn diclometan Dịch chiết etyl axetat Khóa luận tốt nghiệp Cô đuổi etyl axetat 2 7 Cặn etyl axetat Dịch etanol + nước Khoa Hóa học Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D Sơ đồ 1: Quy trình chiết cây Mua bà 3.2 PHÂN TÁCH PHẦN CHIẾT n-HEXAN Phần chiết n- hexan (MCH) được khảo sát bằng TLC để định hướng cho việc phần tách các thành phần của nó Sự phân tách được thực hiện trên... tách phần chiết n-hexan MCH (20,19g) 1-12 Khóa luận26-95 tốt nghiệp 13-25 96-128 MCH-4.8 129-156 2 8 157-182 Khoa Hóa học 183-201 202-234 235-261 Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D Sơ đồ 2: Sơ đồ phân tách phần chiết n-hexan 3.3 PHÂN TÁCH PHẦN CHIẾT ETYL AXETAT Phần chiết etyl axetat (MCE) được khảo sát bằng TLC để định hướng cho việc phần tách các thành phần của nó Phần. .. chiết tương ứng Bảng 3: Hiệu suất các phần cặn chiết từ cây mua bà Khóa luận tốt nghiệp 2 0 Khoa Hóa học Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D STT Khối lượng (g) Hiệu suất* (%) 1 n-hexan 20,19 0.505 2 Diclometan 7,43 0.186 3 * Phần chiết Etyl axetat 20,00 0.500 Tính theo khối lượng mẫu khô ban đầu 2.4 PHÂN TÁCH PHẦN CHIẾT n-HEXAN Phân tích phần chiết n-hexan (MCH) bằng TLC Dùng... các quá trình sinh học trong cơ thể sống Cho đến nay, người ta đã biết đến hàng chục nghìn steroid và trong số đó có hàng trăm chất được sử dụng trong y học Từ cây mua bà phân lập được β-sitosterol [4]; Daucoserol[4]; Bentulinic acid[4]; Ursolic acid[4]; Campesterol-β-D-glucopyranoside[19]; Campesterol; 2α,3β- Khóa luận tốt nghiệp 1 4 Khoa Hóa học Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương... 72,0 (C-2’’); 71,9 (C-5’’); 17,6 (C-6’’) Khóa luận tốt nghiệp 2 6 Khoa Hóa học Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D Nguyên liệu Ngâm với etanol 95% trong 6 ngày Cặn chưa kiệt Gom VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ dịch chiết, cô đuổi etanol 3.1 ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT Dung dịch nước + etanol Quy trình điều chế các phần chiết từ cây Mua bà (Melastoma candidum D.Don) được miêu tả... thông, hạt muồng sao, ngưu tất, mỗi vị 12g 6 Chữa ứ huyết sau khi sinh Lá màu phối hợp với lá mè đất, mỗi vị 20g, sao vàng sắc uống 1.3 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MUA BÀ[1,2,3,4,5,7,9,12,14,18,19,20,21] Các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây mua bà cho thấy trong cây có chứa các hợp chất flavonoid, tanin, steroid, tocopherol 1.3.1 Flavonoid[1,2,5,7,19] Flavonoid là dẫn xuất của phenol có nguồn gốc... phân lập được từ lá cây mua bà: Quercetin Isoquercitrin Rutin Quercitrin Helichrysoside Khóa luận tốt nghiệp 1 2 Khoa Hóa học Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D Procyanidin B2 Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Tsing Hua đã phân lập được từ quả của cây mua bà một flavonoid là Kaempferol-3-O-(2,6-di-O-trans-p-coumaroyl)-βD-glucopyranoside[19]: 1.3.2 Tanin[1,3,7,12,14] Tanin... bào cơ trơn, đồng thời tấn công vào thành động mạch trong chống xơ vữa động mạch, cũng như sự tăng sinh đối với một vài tế bào ung thư Nghiên cứu năm 2001 của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tsing Hua cho thấy đã phân lập được một α-tocoperol từ lá cây mua bà (Melastoma candidum D.Don) là 5-formyl-7,8-dimethyltocol[19] CHO HO CH3 H3C O C16H33 CH3 Khóa luận tốt nghiệp 1 7 Khoa Hóa học Nghiên cứu . Chromatography) TT: Thuốc thử Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D MỤC LỤC Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hóa học Nghiên cứu thành phần hóa học cây Mua bà Phạm Thùy Dương - K55D MỞ. 20g, sao vàng sắc uống. 1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MUA BÀ [1,2,3,4,5,7,9,12,14,18,19,20,21] Các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây mua bà cho thấy trong cây có chứa các hợp chất flavonoid,. tính sinh, dược học của các hợp chất hóa học trong đó. Trên thế giới cây mua bà đã được nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học song ở Việt Nam số lượng các công trình hóa học về cây này

Ngày đăng: 05/08/2014, 20:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:Các  flavonoids phân lập được từ lá cây mua bà: - NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN hóa học cây MUA bà
Bảng 1 Các flavonoids phân lập được từ lá cây mua bà: (Trang 12)
Bảng 4: Kết quả khảo sát TLC phần chiết n-hexan - NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN hóa học cây MUA bà
Bảng 4 Kết quả khảo sát TLC phần chiết n-hexan (Trang 21)
Bảng 5: Kết quả sắc kí cột phần chiết n-hexan - NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN hóa học cây MUA bà
Bảng 5 Kết quả sắc kí cột phần chiết n-hexan (Trang 22)
Bảng 6: Kết quả khảo sát TLC phần chiết etyl axetat - NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN hóa học cây MUA bà
Bảng 6 Kết quả khảo sát TLC phần chiết etyl axetat (Trang 23)
Sơ đồ 2: Sơ đồ phân tách phần chiết n-hexan - NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN hóa học cây MUA bà
Sơ đồ 2 Sơ đồ phân tách phần chiết n-hexan (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w