HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Trang 1CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : HỒ THỊ KIM NGÂN
Chuyên ngành : KINH TẾ QUỐC TẾ
Trang 2Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo hướng dẫn ThS Đỗ ThịHương người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian thựchiện chuyên đề thực tập cuối khóa này.
Em cũng xin cảm ơn thầy cô giáo trường đại học Kinh tế Quốc dân nóichung và khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế nói riêng đã truyền đạt những kiếnthức quý báu cho em trong suốt những năm học vừa qua
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cô chú, anh chị trongNgân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp
đỡ, chỉ bảo em trong những ngày em thực tập tại Ngân hàng
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Kim Ngân
MỤC LỤC
Trang 31.1 Giới thiệu khái quát về Vietin Bank
1.1.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển VietinBank
1.2.2 Hoạt động cho vay và đầu tư
1.2.2.1 Hoạt động cho vay
1.2.2.2 Hoạt động đầu tư
Trang
14
4457778889999111112
Trang 41.2.3 Các hoạt động dịch vụ
1.2.3.1 Hoạt động thanh toán chuyển tiền
1.2.3.2 Thanh toán xuất nhập khẩu
1.2.3.3 Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử
1.2.3.4 Dịnh vụ kiều hối
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI VIETINBANK
2.1 Tình hình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank
2.1.1 Tình hình chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại
VietinBank 2.1.2 Tình hình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế tại
VietinBank 2.1.1.1 Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền
2.1.1.2 Thanh toán bằng phương thức nhờ thu
2.1.1.3 Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
2.2 Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank
2.2.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế tại
VietinBank
2.2.2 Những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế
2.2.3 Nguyên nhân những hạn chế
2.2.3.1 Từ phía Ngân hàng 2.2.3.2 Từ phía khách hàng 2.2.3.3 Từ phía Nhà nước
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT
131314161820
2020
22
2224263030
313333353637
Trang 5ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK
3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại
VietinBank trong thời gian tới 3.2 Một số giải pháp phát triển và hoàn thiện hoạt động thanh toán
quốc tế tại VietinBank
3.2.1 Tăng cường hoạt động marketing
3.2.2 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ thanh toán quốc
tế
3.2.3 Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ thanh toán quốc tế
3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và tăng cường
nguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán quốc tế
3.2.5 Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng nhằm phục vụ
công tác thanh toán quốc tế
3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động
thanh toán quốc tế
37
3737
3940404445
46
46484952
53
54
54
Trang 63.2.7 Thực hiện tốt dịch vụ tư vấn cho khách hàng
3.3 Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
5556
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
SWIFT Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tếUCP Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
VietinBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang 8Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức của VietinBank 6
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính 6
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh
Bảng 1.3: Tình hình hoạt động thanh toán chuyển tiền 2006-2009 13Biểu đồ 1.1: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu 2006-2009 15
Biểu đồ 1.3: Hoạt động phát hành thẻ tín dụng quốc tế 2006-2009 17
Bảng 2.1: Doanh thu từ hoạt động TTQT tại VietinBank (2006-2009) 21Bảng 2.2: Tình hình hoạt động chuyển tiền đi tại VietinBank (2006-2009) 23Bảng 2.3:Tình hình hoạt động chuyển tiền đến tại VietinBank (2006-
Trang 9Bảng 2.6: Tình hình hoạt động Phát hành và Thanh toán LC nhập khẩu tại
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế ViệtNam đang dần từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Đặc biệt là,việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trongnước mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu Trong quan hệthương mại với đối tác nước ngoài, do sự cách trở về mặt địa lý, sự khác nhau vềphong tục, tập quán và ngôn ngữ đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu kỹcàng thị trường, bạn hàng và sử dụng một phương thức thanh toán đảm bảo cho việcnhận được tiền hàng sau khi đã xuất khẩu
Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việcthanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vựcngoại thương Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế đốingoại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vaitrò quan trọng, nó được xem là công cụ, là cầu nối trong hoạt động kinh tế đốingoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới Hoạt động thanhtoán quốc tế là một trong những mặt hoạt động quan trọng của Ngân hàng, nó cóliên quan đến nhiều mặt hoạt động khác của Ngân hàng
Với thế mạnh là một trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhấttrong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, sản phẩmdịch vụ ngân hàng đa dạng và chất lượng cao, hệ thống máy tính và truyền thônghiện đại, công nghệ xử lý thông tin Ngân hàng tiên tiến, có uy tín đối với kháchhàng trong nước và quốc tế và là thành viên của Hiệp hội Tài chính Viễn thông liênNgân hàng Toàn cầu (SWIFT), hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank đượcthực hiện từ năm 1990 tới nay đã đạt được những thành quả nhất định, đáp ứng mọi
Trang 12nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩuhàng hoá cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank vẫn còn nhiều hạnchế như mất cân đối giữa hoạt động thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu, thủ tụcthanh toán còn mang nặng tính hành chính, quy mô hoạt động TTQT còn hạnchế… Do đó, việc nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank để tìm
ra giải pháp phát triển trong tương lai cần được quan tâm Vì vậy mà đề tài “Hoạt
động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” được chọn để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về hoạt động thanh toán quốc tếtại VietinBank, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động thanhtoán quốc tế tại Ngân hàng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.Nguồn thông tin được sử dụng trong đề tài thu thập từ các nguồn tài liệuchính thức: các sách, web, các báo cáo tổng kết của Ngân hàng, niên giám thốngkê…
5 Kết cấu của chuyên đề
Trang 13Ngoài các phần như lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu
đồ, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Nội dung bài viết gồm 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về hoạt động của VietinBank
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tếtại VietinBank
Trang 14CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIETINBANK
1.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VIETINBANK
1.2.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển VietinBank
Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm
1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là một trong bốn Ngânhàng Thương mại Nhà nước lớn nhất giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngânhàng Việt Nam, và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của ViệtNam
Từ ngày 15/4/2008, thương hiệu mới VietinBank đã chính thức thay thếthương hiệu cũ là “Incombank” đã được sử dụng trong 20 năm với một hình ảnhmới mẻ, trẻ trung, nhất quán và mạnh mẽ hơn nhằm hướng tới mục tiêu “Tin cậy,Hiệu quả, Hiện đại, Tăng trưởng”, với câu định vị thương hiệu “Nâng giá trị cuộcsống” Thương hiệu mới VietinBank đánh dấu một bước đi tất yếu trong quá trìnhđổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, nhằmphát triển VietinBank thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnhvực, phát triển bền vững, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam, hội nhập tích cựcvới khu vực và thế giới, trở thành Ngân hàng thương mại lớn tại Châu Á, đóng gópngày càng nhiều vào việc thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa – hiện đạihóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước
Hệ thống mạng lưới của VietinBank bao gồm Trụ sở chính, hai Văn phòngĐại diện, 3 Sở Giao dịch (tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 138 chi nhánh,
185 phòng giao dịch, 428 điểm giao dịch và quỹ tiết kiệm, 750 máy rút tiền tự động
Trang 15(ATM), Trung tâm Công nghệ Thông tin (tại Hà Nội), Trường Đào tạo & Phát triểnnguồn nhân lực (tại Hà Nội)
VietinBank là chủ sở hữu các công ty: Công ty Cho thuê Tài chính Ngânhàng Công Thương, Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng CôngThương, Công ty Bảo hiểm Châu Á (IAI) và Công ty Bất động sản và Đầu tư Tàichính Ngân hàng Công Thương
VietinBank là đồng sáng lập và là cổ đông chính trong Indovina Bank vàCông ty Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam Banknet
VietinBank có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 850 ngân hàng tại hơn 80quốc gia và vùng lãnh thổ, có thể gửi điện Swift gắn mã khoá trực tiếp tới hơn19.000 chi nhánh và văn phòng của các ngân hàng trên toàn cầu
Các sản phẩm dịch vụ tài chính của VietinBank: Các dịch vụ ngân hàng bánbuôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh
và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, phát hành
và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứngkhoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính v.v
VietinBank là thành viên chính thức của:
• Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á (The Asian Bankers Association)
• Hiệp hội Ngân hàng Đông Nam Á (The Asean Bankers Association)
• Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam (Vietnam Bankers Association)
• Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT)
• Hiệp hội thẻ Visa/ Master
• Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
• Hiệp hội các Định chế tài chính APEC cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ
• Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Trang 161.2.2 Hệ thống tổ chức của VietinBank
Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức của VietinBank
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính
Trang 17Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi
nhánh cấp 2
(Nguồn: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html)
1.2.3 Các hoạt động chính của VietinBank
Trang 18Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
1.1.3.2 Cho vay, đầu tư
Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốndài
Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức(DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung
Thấu chi, cho vay tiêu dùng
Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tàichính trong nước và quốc tế
Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
1.1.3.3 Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnhthực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán
1.1.3.4 Thanh toán và Tài trợ thương mại
Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanhtoán thư tín dụng nhập khẩu
Trang 19Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) vànhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)
Chuyển tiền trong nước và quốc tế
Chuyển tiền nhanh Western Union
Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc
Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM
Chi trả Kiều hối…
1.1.3.5 Ngân quỹ
Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,thương phiếu…)
Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ
Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằngphát minh sáng chế
1.1.3.6 Thẻ và ngân hàng điện tử
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA,MASTER CARD…)
Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card)
Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
1.1.3.7 Hoạt động khác
Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
Tư vấn đầu tư và tài chính
Cho thuê tài chính
Trang 20Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu
Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi ngày càng
đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động củaVietinBank luôn tăng trưởng qua các năm
Bảng 1.1 cung cấp các số liệu về tình hình hoạt động huy động vốn củaVietinBank từ năm 2006 đến năm 2009 theo chỉ tiêu tiền gửi của khách hàng theođối tượng khách hàng Số liệu cho thấy tổng tiền gửi của khách hàng và tổng nguồnvốn huy động tại VietinBank tăng cao qua các năm
Bảng 1.1: Huy động vốn của VietinBank 2006-2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tiền gửi của các tổ chức
kinh tế 40.643 55.083 46.841 120.856Tiền gửi của cá nhân 52.773 55.060 67.670 69.676
Tiền gửi của các đối tượng
khác 6.267 6.222 7.123 8.254Tổng tiền gửi của khách
hàng 99.683 116.365 121.634 198.786Tổng nguồn vốn huy động 126.624 151.459 174.905 221.700
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank 2006-2009)
Trang 21Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động là 151.459 tỷ đồng, tăng 24.835 tỷđồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng 19,6%, chiếm 10,5% thị phần toàn ngành ngânhàng Sang năm 2008, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thươngmại về tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo nguồn vốn và thanh khoản, VietinBankvẫn đạt mức tăng trưởng tốt về nguồn vốn Nguồn vốn huy động năm 2008 là174.905 tỷ đồng tăng 15,6% so với năm 2007 Năm 2009, tổng nguồn vốn huyđộng đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2006-2009, tổng vốn huy động là 221.700 tỷđồng, tăng 26,8% so với năm 2008
Qua số liệu ta thấy hoạt động huy động vốn của VietinBank trong nhữngnăm vừa qua đã đạt được những thành tựu nhất định với mức độ tăng trưởng khácao Để đạt được thành quả này VietinBank đã xây dựng và triển khai linh hoạt mộtloạt các giải pháp như: mở rộng mạng lưới giao dịch, chính sách lãi suất linh hoạt,sản phẩm huy động vốn được đa dạng kết hợp các hình thức khuyến mãi, các chiếndịch quảng cáo, áp dụng chính sách khách hàng chiến lược, tăng tiện ích giao dịch,thực hiện nhiều đợt phát hành giấy tờ có giá với tổng khối lượng dự kiến 10.000 tỷđồng Đặc biệt VietinBank đang triển khai thành công và mở rộng diện áp dụng cácchương trình quản lý vốn tập trung, thanh toán song phương, thu thuế hộ ngân sách,trả lương qua tài khoản… là những giải pháp tăng nguồn vốn huy động hiệu quả vớichi phí hợp lý
1.2.2 Hoạt động cho vay và đầu tư
1.2.2.1 Hoạt động cho vay
Trong vòng vài năm trở lại đây, tăng trưởng bình quân tín dụng mỗi năm củaVietinBank ở mức 17 đến 18% ở mức độ thấp hơn bình quân toàn ngành vì chủtrương của ngân hàng trong thời gian qua là cơ cấu lại danh mục tín dụng theohướng an toàn, song song với việc ban hành hệ thống chính sách quy định về côngtác tín dụng, đặc biệt về quản lý rủi ro tín dụng
Bảng 1.2: Hoạt động cho vay của VietinBank 2006-2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Trang 22Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Ngắn hạn 47.329 60.529 68.876 78.156
Trung và dài hạn 31.388 39.707 50.596 80.245
Tổng 80.152 102.191 120.752 162.300
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietin Bank 2006-2009)
Tử bảng 1.2 ta có thể thấy được sự phát triển mạnh mẽ hoạt động cho vaycủa VietinBank trong giai đoạn 2006-2009 Dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2007 là102.191 tỷ đồng, tăng 27,5% so với năm 2006, tỷ lệ tăng và thị phần tín dụng củaVietinBank chiếm 10,5% ngành ngân hàng Sang năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởngcủa cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động cho vay của VietinBank vẫn tăng18,2% so với năm 2007 Năm 2009, với nền tảng kinh nghiệm quản lý, qui mômạng lưới mở rộng cùng với các chính sách vĩ mô khuyến khích cầu đầu tư của nềnkinh tế, dư nợ cho vay nền kinh tế của VietinBank đạt 162,3 ngàn tỷ đồng, tăng42,3 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,2% so với năm 2008 Trên cơ sở các thỏa thuận hợp táctoàn diện với các Tập đoàn, Tổng công ty lớn, năm 2009 VietinBank tập trungnhiều nguồn lực phục vụ các khách hàng chiến lược, phục vụ các ngành kinh tếquan trọng, như: Điện lực, Bưu chính viễn thông, than khoáng sản, cho vay thu mualương thực, chế biến xuất khẩu thuỷ sản, giao thông xây dựng hạ tầng Một số dự
án lớn tiêu biểu trong năm 2009 như: Thủy điện Sơn la, Nhà máy Lọc dầu Dungquất, Nhà máy đạm Cà mau, Xi măng Công Thanh, xi măng Hệ dưỡng, Dự ánBauxit nhôm Lâm Đồng, Cảng biển Cái Mép, Hòn La…
1.2.2.2 Hoạt động đầu tư
Trên thị trường Liên Ngân hàng, VietinBank luôn giữ vai trò là một định chếlớn tham gia tích cực vào thị trường trái phiếu Chính phủ, hỗ trợ thanh khoản trong
hệ thống ngân hàng thương mại, giữ ổn định khả năng thanh toán cho VietinBanknói riêng, ngành ngân hàng nói chung Quy trình nghiệp vụ hoạt động đầu tư kinhdoanh được cập nhật, bổ sung và điều chỉnh phù hợp với mô hình ngân hàng thươngmại hiện đại
Trang 23Năm 2006, hoạt động đầu tư kinh doanh phát triển mạnh cả về qui mô vàchất lượng, so với năm 2005 tăng trưởng 56,2%, đóng góp quan trọng vào kết quảkinh doanh chung của Ngân hàng Danh mục đầu tư kinh doanh trên thị trường tiền
tệ và thị trường vốn đạt số dư 44.936 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,2% tổng tài sản có
Năm 2007, danh mục đầu tư trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn có tổng
số dư đạt 51.669 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2006 và chiếm 31,1% tổng tài sản
có Đầu tư ngắn hạn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong nước và quốc tế đạt
số dư 12.841 tỷ đồng, số dư đầu tư vào các loại giấy tờ có giá đạt 38.144 tỷ đồng,chiếm 73,8% tổng đầu tư
Năm 2008, đầu tư trên thị trường liên ngân hàng đạt 18.274 tỷ đồng, tăng42,3% so với năm 2007 Trong đó, tiền, vàng gửi có kỳ hạn và cho vay các tổ chứctín dụng khác đạt 12.235 tỷ đồng, không kỳ hạn là 6.039 tỷ đồng Không tăngtrưởng mạnh như năm trước khi chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanhtăng gấp hơn hai lần so với năm 2006, năm 2008, tổng đầu tư vào chứng khoán đạt41.714 tỷ đồng chỉ tăng 9,4% so với năm 2007 Các loại chứng khoán doVietinBank nắm giữ đều có tính thanh khoản cao và ít rủi ro
Năm 2009, VietinBank tăng cường đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, đây làthị trường có nhiều tiềm năng vì tính hiệu quả cao hơn so với trái phiếu Chính phủ,đồng thời thanh khoản cao hơn tín dụng do số lượng ngày càng nhiều các tổ chứctài chính tham gia mua bán giấy tờ có giá trên thị trường vốn Tổng số dư hoạt động
là 55,7 ngàn tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 25,5% trên tổng dư nợ cho vay và đầu tư
1.2.3 Các hoạt động dịch vụ
1.2.3.1 Hoạt động thanh toán chuyển tiền
Với thế mạnh về mạng lưới chi nhánh rộng khắp và ứng dụng công nghệ,hoạt động thanh toán chuyển tiền của VietinBank đã duy trì được tốc độ tăng nhanhtrong những năm gần đây
Bảng 1.3: Tình hình hoạt động thanh toán chuyển tiền 2006-2009
Trang 24(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank 2006-2009)
Qua số liệu bảng trên ta có thể thấy doanh số thanh toán năm sau cao hơnnăm trước Cụ thể: Doanh số thanh toán năm 2007 tăng gấp đôi so với năm 2006,đạt 4,8 triệu giao dịch với tổng số tiền 2.178 ngàn tỷ đồng Đến năm 2008, hoạtđộng thanh toán trong nước của VietinBank đạt 6,2 triệu giao dịch, tăng 29,4%;doanh số thanh toán đạt 2.800 tỷ đồng, tăng 28,6% so với năm 2007 Tổng thanhtoán VNĐ năm 2009 đạt gần 9 triệu giao dịch tăng 42%, doanh số thanh toán 3,7triệu tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2008
Các giao dịch thanh toán tại VietinBank trong thời gian qua luôn được xử lýchính xác, kịp thời, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng Cuối năm 2007, VietinBank đã
ký kết với Kho bạc Nhà nước và Tổng cục Thuế thực hiện triển khai thu thuế thôngqua mạng lưới giao dịch của VietinBank và qua tài khoản thẻ ATM do VietinBankphát hành làm tăng hiệu quả thu thuế và tạo nguồn vốn cho VietinBank Trong năm
2008, VietinBank đã triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ liên quan tới hoạt độngthanh toán chuyển tiền như chuyển đổi giao dịch thẻ vào hệ thống INCAS, triểnkhai dịch vụ Home Banking với khách hàng doanh nghiệp lớn VietinBank cũng đã
ký kết Thoả thuận thanh toán song phương với Ngân hàng phát triển Việt Nam vàphối hợp với Kho bạc nhà nước, Tổng cục hải quan và Tổng cục thuế để thực hiệnthu ngân sách Nhà nước qua VietinBank
1.2.3.2 Thanh toán xuất nhập khẩu
Trang 25Uy tín của VietinBank trên trường quốc tế ngày càng nâng cao, thông quaviệc các ngân hàng nước ngoài chấp nhận những thư tín dụng nhập khẩu doVietinBank phát hành có trị giá lên tới cả trăm triệu USD, lựa chọn VietinBank làngân hàng xác nhận cho những thư tín dụng nhập khẩu do các Ngân hàng thươngmại khác tại Việt Nam phát hành, phát hành bảo lãnh cho các thư bảo lãnh đối ứngcủa các ngân hàng nước ngoài với giá trị và số món ngày càng tăng cao.
Biểu đồ 1.1: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu 2006-2009
Đơn vị: triệu USD
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank 2006-2009)
Biểu đồ 1.1 cho ta thấy doanh số hoạt động TTXNK của VietinBank tăngdần qua các năm Năm 2007, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, VietinBank vẫn
Trang 26giữ vững và duy trì vị trí thứ hai trong các ngân hàng thương mại Việt Nam vềdoanh số tài trợ thương mại, chiếm tỉ trọng 7,9% doanh số xuất nhập khẩu toànquốc, đạt hơn 7,7 tỷ tăng khoảng 13,4% so với năm 2006 Doanh số phát hành bảolãnh ra nước ngoài tăng 149% VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên ứngdụng internet banking vào thanh toán biên mậu
Năm 2008, VietinBank tiếp tục mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý trêntoàn cầu, có quan hệ đại lý với hơn 850 ngân hàng tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnhthổ Hợp tác với các ngân hàng nước ngoài được tăng cường cả chiều rộng lẫn chiềusâu trên cơ sở đôi bên cùng có lợi Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2008 đạt7,02 tỷ USD, tăng 62,3% so với năm 2007, chiếm 8,46% doanh số nhập khẩu toànquốc Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 4,25 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2007
và chiếm 8% doanh số xuất khẩu toàn quốc Hoạt động thanh toán biên mậu vẫntiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh với tỷ lệ tăng trên 50% so với năm trước
Sang năm 2009, VietinBank đã hoàn thành việc tập trung tất cả các giaodịch thanh toán quốc tế của hệ thống về xử lý tại Sở giao dịch theo mô hình mới.Cùng với chính sách ưu đãi lãi suất, phí dịch vụ, doanh số thanh toán xuất nhậpkhẩu đã được tăng lên So với năm 2008, doanh số nhập khẩu ước đạt 7,6 tỷ USDtăng 7,7%, doanh số xuất khẩu đạt 4,5 tỷ USD tăng 7,3% , doanh số bảo lãnh đạt
790 triệu USD tăng 53%
1.2.3.3 Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử
Qua biều đổ 1.2 và 1.3 ta có thể thấy sự phát triển của hoạt động dịch vụ thẻ
và ngân hàng điện tử của VietinBank Trong giai đoạn 2006-2009, doanh số hoạtđộng phát hành thẻ ATM và thẻ tín dụng quốc tế tăng dần qua các năm
Biểu đồ 1.2: Hoạt động phát hành thẻ ATM 2006-2009
Trang 27(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank 2006-2009)
Biểu đồ 1.3: Hoạt động phát hành thẻ tín dụng quốc tế 2006-2009
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank 2006-2009)
Trang 28Năm 2007, tổng số thẻ phát hành là 1,2 triệu thẻ ATM tăng gấp 3 lần lượngthẻ ATM phát hành năm 2006, sô thẻ tín dụng quốc tế tăng 5% đạt 3149 thẻ Một
số tiện ích mới được cung cấp cho khách hàng như gửi tiết kiệm qua thẻ, nạp tiềnđiện thoại di động VNPay, thanh toán cước S-phone, cước sử dụng điện cho Báocáo thường niên Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, vé tàu hỏa cho Tổng Công tyĐường sắt Việt Nam Đến cuối năm 2008, VietinBank đã thu hút trên 2,3 triệukhách hàng cá nhân dùng thẻ ghi nợ, phát hành 900.000 thẻ ATM giảm 25% so vớinăm 2007 3.905 là số thẻ tín dụng quốc tế VietinBank phát hành trong năm 2008,tăng 24% so với năm 2007 Doanh số thanh toán thẻ đạt trên 626 tỷ đồng tăng 40%
so với năm 2007 VietinBank đã thiết lập 1.700 cơ sở chấp nhận thẻ tín dụng quốc
tế VietinBank và 20.000 cơ sở chấp nhận thẻ trong mạng lưới Banknet Từ tháng5/2008, dịch vụ SMS Banking đã được triển khai và thu hút trên 35.000 khách hàngđăng ký sử dụng
Năm 2009, VietinBank phát hành thêm gần 1 triệu thẻ ATM, tổng số đến naytrên 3 triệu thẻ ATM, với số dư hơn 2 ngàn tỷ đồng, sử dụng mạng lưới 1.047 máyATM của VietinBank Phát hành 4.730 thẻ tín dụng quốc tế tăng 21% so với năm
2008, có thể thanh toán tại 1.330 cơ sở chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế củaVietinBank và mạng lưới Bank net, Smartlink Đã chuyển đổi thành công Hệ thốngthẻ tín dụng quốc tế sang hệ thống Switch mới Các sản phẩm mới về thẻ như: Thẻ
12 Con giáp, giải ngân vốn vay cho các sinh viên, học sinh qua thẻ E-Partner, thanhtoán thẻ sử dụng thiết bị không dây, triển khai bổ sung giao dịch thẻ không xuấttrình, giao dịch thẻ qua điện thoại, qua Internet Kết nối và triển khai thành côngdịch vụ thanh toán thẻ JCB Mở rộng dịch vụ cung cấp cho nhiều khách hàng lớn,đặc biệt đã ký kết cung cấp dịch vụ thanh toán phí đường cao tốc bằng thẻ tự động.Năm 2009, đã có trên 87.000 khách hàng đã sử dụng SMS Banking
1.2.3.4 Dịnh vụ kiều hối
Trong thời gian vừa qua, dịch vụ kiều hối của VietinBank đã đạt được nhiềuthành công đáng kể, mạng lưới chi trả kiều hối đã được triển khai đến hầu hết các
Trang 29phòng giao dịch, điểm giao dịch và quỹ tiết kiệm của VietinBank Các giao dịchkiều hối được xử lý tập trung tại Hội sở chính VietinBank, cho phép tài khoảnkhách hàng được ghi Có ngay khi nhận được và xử lý giao dịch Khách hàng không
có tài khoản có thể nhận tiền tại bất kỳ chi nhánh, điểm giao dịch nào thuận tiệnnhất của VietinBank
Biểu đồ 1.2 cho ta thấy doanh số hoạt động kiều hối tại VietinBank tăng dầnqua các năm trong giai đoạn 2006-2009
Doanh số chi trả kiều hối năm 2007 đạt 750 triệu USD, tăng 67% so với năm
2006 và chiếm 15% thị phần về dịch vụ kiều hối trên thị trường chính thức ở ViệtNam Năm 2008 đạt 900 triệu USD, tăng 20% so với năm 2007 và chiếm 16% thịphần về dịch vụ kiều hối trên thị trường chính thức ở Việt Nam
Biểu đồ 1.4: Hoạt động kiều hối 2006-2009
Đơn vị: triệu USD
Trang 30(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank 2006-2009)
Đến năm 2009, VietinBank đã thiết lập thêm được nhiều kênh chuyển tiềntrực tiếp về Việt Nam, đặc biệt từ các quốc gia có nhiều kiều bào và lao động ViệtNam như Đài loan, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Đông, Mỹ, Australia VietinBank
đã ký hợp đồng trực tiếp và trở thành đại lý chính thức của của Western Union, đẩynhanh doanh số và lượng ngoại tệ mua được từ dịch vụ này rất lớn Kết quả, thịphần của VietinBank tăng từ 12% lên 15% với tổng số tiền là 920 triệu USD
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
VIETINBANK
VIETINBANK
2.1.1 Tình hình chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank
Hoạt động TTQT là hoạt động đòi hỏi phải có một quy trình thống nhất trongviệc thực hiện để đảm bảo được tính chính xác, an toàn và hệ thống Vì vậy,VietinBank đã ban hành" Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế" để phục
vụ việc thanh toán thống nhất trong hệ thống
Trang 31Theo đó, mọi hoạt động TTQT của toàn bộ hệ thống VietinBank đều đượcthực hiện tập trung về sở giao dịch III – trung tâm TTQT của VietinBank bằngmạng INCAS, mạng SWIFT và các hệ thống khác theo một chương trình phần mềmthống nhất, qua đó Sở III thực hiện việc quản lý và thanh toán vốn tập trung toàn hệthống.
VietinBank là pháp nhân duy nhất được đặt quan hệ đại lý, mở và duy trì tàikhoản NOSTRO tại các ngân hàng đại lý nước ngoài, mở tài khoản tiền gửi, tiềnvay bằng ngoại tệ tại các ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng thương mại kháctrên lãnh thổ Việt Nam Đồng thời, VietinBank cũng được phép mở và quản lý cáctài khoản cho các ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng thương mại khác ở ViệtNam
Trong quan hệ với chi nhánh, Hội sở chính VietinBank mở các tài khoản điềuchuyển vốn ngoại tệ cho từng chi nhánh Hàng quý, VietinBank thông báo hạn mức
sử dụng vốn ngoại tệ cho các chi nhánh để chủ động giải quyết quan hệ với kháchhàng Mọi nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phát sinh từ ngân hàng khởi tạo và kết thúc ởngân hàng nhận đều phải thực hiện hạch toán tập trung tại Sở giao dịch III
Căn cứ vào khả năng xử lý nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, các chi nhánh cấp
I được phép thực hiện nghiệp vụ TTQT được phân thành chi nhánh loại I và chinhánh loại II Sở giao dịch III là chi nhánh loại I, được phép thực hiện đầy đủ cácnghiệp vụ TTQT như chuyển tiền, nhờ thu bằng ngoại tệ và thư tín dụng
Với chiến lược phát triển hoạt động TTQT đáp ứng nhu cầu của hội nhậpkinh tế quốc tế và xu hướng mới cùng với việc hướng tới đạt tiêu chuẩn ISO 9001VietinBank đã không ngừng hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêucầu mới, không ngừng đổi mới công nghệ thông tin, sắp xếp lại mạng lưới hoạtđộng cho hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT Nhờ đó mà trongnhững năm gần đây, VietinBank đã đạt được những kết quả tích cực, số lượng giaodịch cũng như chất lượng dịch vụ không ngừng tăng lên Qua hoạt động TTQT,
Trang 32VietinBank ngày càng nâng cao uy tín của mình đối với doanh nghiệp, khách hàngtrong nước và quốc tế
Bảng 2.1: Doanh thu từ hoạt động TTQT tại VietinBank (2006-2009)
Số món Doanh thu
(triệu USD)
Tốc độtăng tưởng(%)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động VietinBank 2006-2009)
Qua bảng 2.1 ta có thể thấy sự chênh lệnh tình hình hoạt động TTQT giữahàng nhập và hàng xuất của VietinBank Hàng nhập khẩu và thanh toán nhập khẩuluôn cao hơn so với tình hình thanh toán hàng xuất khẩu về cả số món thực hiện vàdoanh thu Năm 2007, số món thanh toán nhập khẩu đạt 53.725 với doanh thu 4.320triệu USD Trong khi đó, số món thanh toán xuất khẩu chỉ đạt 47.168 chủ yếu là giátrị thấp với tổng doanh thu là 3.371 triệu USD Đến năm 2009, thanh toán nhậpkhẩu đạt 79.220 món, tổng doanh thu là 7.600 triệu USD nhưng số món thanh toánxuất khẩu chỉ đạt 52.780 với doanh thu 4.500 triệu USD Nguyên nhân chủ yếu là
do các doanh nghiệp thường nhập các mặt hàng kỹ thuật, hàng có giá trị cao nhưnglại xuất các mặt hàng nông sản, ít chế biến nên giá thành thấp Doanh thu thanh toánxuất nhập khẩu đều tăng dần qua các năm Điều đó cho thấy hoạt động TTQT ngàycàng phát triển ở VietinBank
2.1.2 Tình hình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế tại VietinBank
2.1.2.1 Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền
Trang 33Hiện nay, theo quy định của chế độ quản lý ngoại hối của Ngân hàng NhàNước Việt Nam, mọi tổ chức cá nhân cư trú và không cư trú đều phải tuân thủ theocác quy định này Chính vì vây, việc chuyển tiền của cá nhân ra nước ngoài còn hạnchế, chủ yếu là chuyển tiền cá nhân cho đối tượng khách hàng là người không cưtrú tại Việt Nam Tỷ trọng chuyển tiền cá nhân tại VietinBank chỉ chiếm một phầnrất nhỏ trong tổng doanh số chuyển tiền.
Bảng 2.1 cung cấp các số liệu về tình hình chuyển tiền đi của VietinBankqua số món thực hiện và giá trị thu được từ hoạt động này Theo kết quả kinh doanhcủa VietinBank năm 2006-2009 ta có thể thấy hoạt động chuyển tiền đi ngày càngphát triển tăng về cả số món và giá trị thu được
Năm 2007 số món thực hiện tăng 21,47% tương ứng với mức tăng 45,25%giá trị thu được so với năm 2006 Năm 2008 tăng 57,86% về số món thực hiện,121% giá trị thu được so với năm 2007 Điều này chứng tỏ giá trị mỗi món chuyểntiền đi tăng lên
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động chuyển tiền đi tại VietinBank (2006-2009)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động VietinBank 2006-2009)
Tuy nhiên, năm 2009 số món chuyển tiền đi đã giảm đi so với năm 2008 là21,5% giá trị thu được cũng giảm 14,36% Sự giảm đi này là do môi trường kinhdoanh cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt: giữa các tổ chức tín dụng với nhau,giữa các chi nhánh VietinBank trên cùng địa bàn với nhau Điều này trực tiếp ảnhhưởng đến thị phần kinh doanh của các chi nhánh Bên cạnh đó, các doanh nghiệp làkhách hàng của các chi nhánh chiếm phần đông là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên
Trang 34chịu ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước Tạicác chi nhánh, công tác tiếp thị, duy trì khách hàng cũ, khai thác khách hàng tiến hànhchưa hiệu quả, còn mang tính hình thức, chưa tính đến bản chất vấn đề dẫn đến việcchi cho khách hàng vẫn lớn nhưng tính hiệu quả không cao.
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động chuyển tiền đến tại VietinBank (2006-2009)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động VietinBank 2006-2009)
Về chuyển tiền đến: hoạt động này bao gồm các hoạt động kiều hối, thực hiện
lệnh thanh toán tiền hàng bằng cách chuyển tiền trước hoặc sau khi giao hàng Đây
là các sản phẩm dịch vụ sẵn có, tuỳ thuộc rất nhiều vào lượng khách hàng mở tàikhoản và uy tín thanh toán của VietinBank Từ bảng 2.3, ta có thể thấy trong nhữngnăm qua số lượng tài khoản giao dịch ngoại tệ không ngừng tăng lên, chủ yếu là tàikhoản giao dịch cá nhân Năm 2007 số lượng giao dịch tăng 10% so với năm 2006.Đến năm 2008, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, số mónchuyển tiền đến chỉ tăng 2,56%, giá trị tăng 56,44% so với năm 2007 Năm 2009,với nhiều biện pháp kích thích kinh tế Việt Nam dần hồi phục, số lượng giao dịchchuyển tiền đến cũng như giá trị giao dịch của VietinBank tăng mạnh so với năm
2008 Trong đó số lượng giao dịch thực hiện tăng 15% tương ứng với mức tăng 9%
về giá trị
VietinBank đã thiết lập thêm được nhiều kênh chuyển tiền trực tiếp về ViệtNam, đặc biệt từ các quốc gia có nhiều kiều bào và lao động Việt Nam như Đàiloan, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Đông, Mỹ, Australia