Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 32 - 34)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK

2.1.2.1 Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền

Hiện nay, theo quy định của chế độ quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, mọi tổ chức cá nhân cư trú và không cư trú đều phải tuân thủ theo các quy định này. Chính vì vây, việc chuyển tiền của cá nhân ra nước ngoài còn hạn chế, chủ yếu là chuyển tiền cá nhân cho đối tượng khách hàng là người không cư trú tại Việt Nam. Tỷ trọng chuyển tiền cá nhân tại VietinBank chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh số chuyển tiền.

Bảng 2.1 cung cấp các số liệu về tình hình chuyển tiền đi của VietinBank qua số món thực hiện và giá trị thu được từ hoạt động này. Theo kết quả kinh doanh của VietinBank năm 2006-2009 ta có thể thấy hoạt động chuyển tiền đi ngày càng phát triển tăng về cả số món và giá trị thu được.

Năm 2007 số món thực hiện tăng 21,47% tương ứng với mức tăng 45,25% giá trị thu được so với năm 2006. Năm 2008 tăng 57,86% về số món thực hiện, 121% giá trị thu được so với năm 2007. Điều này chứng tỏ giá trị mỗi món chuyển tiền đi tăng lên.

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động chuyển tiền đi tại VietinBank (2006-2009)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Số món thực

Giá trị (1000

USD) 848.128 1.231.953 2.724.076 2.332.636

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động VietinBank 2006-2009)

Tuy nhiên, năm 2009 số món chuyển tiền đi đã giảm đi so với năm 2008 là 21,5% giá trị thu được cũng giảm 14,36%. Sự giảm đi này là do môi trường kinh doanh cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt: giữa các tổ chức tín dụng với nhau, giữa các chi nhánh VietinBank trên cùng địa bàn với nhau. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến thị phần kinh doanh của các chi nhánh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp là khách hàng của các chi nhánh chiếm phần đông là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chịu ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước. Tại các chi nhánh, công tác tiếp thị, duy trì khách hàng cũ, khai thác khách hàng tiến hành chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức, chưa tính đến bản chất vấn đề dẫn đến việc chi cho khách hàng vẫn lớn nhưng tính hiệu quả không cao.

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động chuyển tiền đến tại VietinBank (2006-2009)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Số món thực

hiện 25.149 27.683 28.336 32.639 Giá trị (1000

USD) 1.567.745 1.950.908 3.052.001 3.346.225

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động VietinBank 2006-2009) Về chuyển tiền đến: hoạt động này bao gồm các hoạt động kiều hối, thực hiện lệnh thanh toán tiền hàng bằng cách chuyển tiền trước hoặc sau khi giao hàng. Đây là các sản phẩm dịch vụ sẵn có, tuỳ thuộc rất nhiều vào lượng khách hàng mở tài khoản và uy tín thanh toán của VietinBank. Từ bảng 2.3, ta có thể thấy trong những năm qua số lượng tài khoản giao dịch ngoại tệ không ngừng tăng lên, chủ yếu là tài khoản giao dịch cá nhân. Năm 2007 số lượng giao dịch tăng 10% so với năm 2006. Đến năm 2008, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, số món chuyển tiền

đến chỉ tăng 2,56%, giá trị tăng 56,44% so với năm 2007. Năm 2009, với nhiều biện pháp kích thích kinh tế Việt Nam dần hồi phục, số lượng giao dịch chuyển tiền đến cũng như giá trị giao dịch của VietinBank tăng mạnh so với năm 2008. Trong đó số lượng giao dịch thực hiện tăng 15% tương ứng với mức tăng 9% về giá trị.

VietinBank đã thiết lập thêm được nhiều kênh chuyển tiền trực tiếp về Việt Nam, đặc biệt từ các quốc gia có nhiều kiều bào và lao động Việt Nam như Đài loan, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Đông, Mỹ, Australia ...

Năm 2009, VietinBank triển khai thành công sản phẩm chuyển tiền kiều hối “online VietinBank eRemit”, người gửi tiền ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào cũng có thể kết nối vào trang Web của VietinBank để chuyển tiền cho người thân ở Việt Nam. Bên cạnh đó, việc ký hợp đồng trực tiếp và trở thành đại lý chính thức của của Western Union, đẩy nhanh doanh số và lượng ngoại tệ mua được từ dịch vụ này rất lớn. Kết quả, thị phần chuyển tiền kiều hối của VietinBank tăng từ 12% lên 15% với tổng số tiền là 920 triệu USD.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w