1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ tài QUAN hệ CÔNG CHÚNG và một số đề XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ của QUAN hệ CÔNG CHÚNG đối với DOANH NGHIỆP ở VIỆT NAM HIỆN NAY

50 607 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 755,5 KB

Nội dung

Đề tài : QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh sôi động như

Trang 1

Đề tài : QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG ĐỐI VỚI DOANH

NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh sôi động như ngày nay, hàng trăm, hàngngàn doanh nghiệp phải liên tục đưa ra những chiến lược makerting nhằm năng caothị phần trên thị trường và khẳng định thương hiệu của mình Chính vì vậy, hoạtđộng Marketing mà trong đó tiêu biểu là PR ngày càng được đề cao Với sự cạnhtranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến thương mại càng trởnên phổ biến, có thể dễ dàng nhận thấy trong đời sống hàng ngày Các đoạn phimquảng cáo hấp dẫn và ấn tượng liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đạichúng, các chiến dịch khuyến mãi rầm rộ vào tận nhà của các gia đình với giá trị lêntới hàng tỷ đồng Tuy nhiên, ít ai nhận biết được rằng đằng sau những hoạt động

bề nổi này, còn có những hoạt động khác nữa tuy không rầm rộ, qui mô hay phôtrương mà vẫn mang hiệu quả xúc tiến cao Giám đốc một hãng ô tô lớn xuất hiệntrên truyền hình cam kết trợ giúp chính phủ Việt Nam giải quyết vấn nạn ách tắcgiao thông bằng loại xe buýt mới xuất xưởng của hãng trong khi một hãng đối thủkhác tài trợ cho cuộc thi viết về an toàn giao thông và tặng mũ bảo hiểm cho trẻem Tất cả những hoạt động này được biết tới như là một chiêu thức xúc tiến hiệuquả mới

Tuy vậy, hoạt động quan hệ công chúng vẫn chưa được các doanh nghiệp, đặcbiệt các doanh nghiệp Việt Nam chú ý tới, ngay cả những nhân viên marketing tạicác doanh nghiệp cũng chưa hiểu và tận dụng hết hiệu quả của nó Do vậy, việc với

đề tài “ Quan hệ công chúng và một số đề xuất nâng cao hiệu quả quan hệ côngchúng đối với doanh nghiệp Việt Nam” nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ vàhoàn thiện hơn trong công tác thực hiện quan hệ công chúng của mình Hy vọngrằng, những đề xuất này trong chừng mực nào đó sẽ góp thêm thông tin hữu ích chocác doanh nghiệp

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 2

I Tổng quan về quan hệ công chúng:

1 Những khái niệm chính:

1.1 Khái niệm về công chúng:

Mọi doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường marketing bị vây bọchay chịu tác động của hàng loạt các tổ chức công chúng Các giới công chúng sẽủng hộ hoặc chống lại các quyết định marketing của doanh nghiệp, do đó có thể gâythuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp Để thành công doanh nghiệp phải phânloại và thiết lập mối quan hệ đúng mức với từng nhóm công chúng trực tiếp

1.2 Công chúng nội bộ:

Bao gồm các thành phần bên trong doanh nghiệp như: công nhân, nhân viênkinh doanh, quản trị viên, v.v…Các đối tượng công chúng này trực tiếp hoặc giántiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Họ cùngthụ hưởng, gánh vác và chia sẻ mọi kết quả hoạt động của doanh nghiệp Các đốitượng công chúng này được xem như nguồn nhân lực của doanh nghiệp, là tài sản,

là sức mạnh nội tại của doanh nghiệp Là những người có liên hệ chặt chẽ và quyếtđịnh sự thành công của doanh nghiệp, họ đồng thời cũng là cầu nối giữa doanhnghiệp và các đối tượng công chúng khác Khi người nhân viên cảm thấy thoải máivới công ty của họ thì thái độ tích cực này sẽ lây lan sang các giới bên ngoài côngty

1.3 Công chúng bên ngoài:

Khách hàng: những người đã, đang hoặc có thể mua sản phẩm, dịch vụ của

doanh nghiệp;

Cơ quan quản lý nhà nước: Các tổ chức nhà nước có ảnh hưởng chi phối

đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống pháp luật Các hoạtđộng của doanh nghiệp đòi hỏi phải tuân thủ các quy định của nhà nước vềvấn đề an toàn thực phẩm, quảng cáo trung thực, quyền lợi và trách nhiệmcủa doanh nghiệp, quyền của người tiêu dùng, môi trường xã hội,… thôngqua hệ thống luật pháp, quy chế… ràng buộc hoạt động của họ

Trang 3

thông này đưa tin có lợi về hoạt động của doanh nghiệp hơn Các thông tin

về doanh nghiệp của giới truyền thông là hết sức quan trọng, có thể ảnhhưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hình ảnh công ty trước người tiêu dùng

và các giới công chúng khác Công ty có thể tranh thủ sự thiện cảm củagiới truyền thông bằng chính chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình vàbằng các hoạt động xã hội như lập các quỹ hỗ trợ, các hoạt động từ thiện,tài trợ cho các cuộc thi,…

Các tổ chức xã hội: Bao gồm các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ

sức khỏe cộng đồng; các nhóm bảo vệ môi trường…Một mối quan hệ tốt

và đáp ứng những yêu cầu của các nhóm này sẽ tạo ra hình ảnh tốt đẹp chosản phẩm và danh tiếng của doanh nghiệp

Cộng đồng dân cư: Những người sinh sống trên địa bàn, nơi doanh nghiệp

hoạt động Họ có thể có những mối quan tâm chung với doanh nghiệp vềmôi trường, về cơ sở hạ tầng, an ninh công cộng, hay những vấn đề xã hộikhác;

Các nhà đầu tư: Các cổ đông góp vốn vào trong công ty cổ phần, các bên

liên doanh liên kết, các quỹ đầu tư mạo hiểm

Như vậy: Công chúng của một doanh nghiệp là tất cả những tổ chức và cá nhân

có liên quan đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.

1.4 Khái niệm về quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng có thể định nghĩa là: Chức năng quản lý giúp xây dựng

và duy trì mối quan hệ cùng có lợi giữa một doanh nghiệp và công chúng của nó.

Là một chức năng quản lý nhằm đánh giá thái độ của công chúng, xác định thủtục và chính sách của một tổ chức đối với mối quan tâm của công chúng, và thực thimột chương trình hành động (và truyền bá) để dành được sự hiểu biết và chấp nhận

của công chúng (Theo Public Relation News)

Quan hệ công chúng bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch,

cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt

Trang 4

được mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau - Frank Jefkins (Public Reations – Framework, Financial Times)

Quan hệ công chúng là môn nghệ thuật và khoa học xã hội của việc phân tíchcác xu hướng, dự đoán kết quả, tư vấn cho lãnh đạo của tổ chức và thực hiện những

kế hoach hành động đã được đề ra Những hoạt động đều hướng tới lợi ích cả tổ

chức lẫn đối tượng công chúng mà tổ chức đó hướng tới (Hiệp hội công chúng thế giới)

Quan hệ công chúng là chức năng quản lý, bao gồm tư vấn ở mức độ cao nhất

và lập kế hoạch chiến lược cho tổ chức (Hiệp hội công chúng Mỹ)

Từ các định nghĩa trên có thể rút ra được rằng:

 PR là một chương trình hành động được hoạch định đầy đủ, duy trì liêntục và dài hạn với mục tiêu nhằm xây dựng và phát triển bền vững mốiquan hệ giữa một tổ chức và công chúng mục tiêu của tổ chức đó

 Chương trình hành động PR dựa trên hệ thống truyền thông, và hệthống này không chỉ chú trọng vào tuyên truyền, quảng bá đến côngchúng bên ngoài mà cả công chúng nội bộ của tổ chức

 Tất cả những nỗ lực đó nhằm thiết lập và duy trì mối thiện cảm và sựthông hiểu lẫn nhau giữa tổ chức và công chúng

 Các chiến dịch PR không chỉ mang lại lợi ích cho tổ chức mà còn đemlại lợi ích cho xã hội

2 Các giai đoạn của PR:

 Xác định và đánh giá thái độ của công chúng

 Xác định các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp đối với sự quantâm của công chúng

 Phát triển và tiến hành những chương trình truyền bá để công chúnghiểu và chấp nhận những sản phẩm và dịch vụ của công ty

II Đặc điểm của PR

Trang 5

1.1 Có đối tượng cụ thể

Mặc dù hoat động quan hệ công chúng động khi nhắm vào nhiều loại đốitượng cùng một lúc, đôi khi quan hệ công chúng cũng nhắm vào thái độ và quantâm cụ thể của đối tượng rất cụ thể Ngược lại với quảng cáo trong đó do chi phí sảnxuất và thuê phương tiện cao nên phải đòi hỏi một số đông đối tượng, nổ lực quan

hệ công chúng có thể điều chỉnh theo quy mô của đối tượng

1.2 Độ tin cậy cao

Nhiều dự án quan hệ công chúng không mang một thông điệp có tính thươngmại hiển nhiên mà có tính thông tin nhiều hơn;vì vậy các đối tượng cảm thấy thôngđiệp đáng tin hơn,hơn nữa điều này là do hình ảnh tích cực của phương tiện thể hiệnthông điệp.Sự “xác nhận của người thứ ba” giúp đánh bóng hình ảnh của doanhnghiệp hay sản phẩm qua hoạt động quan hệ công chúng

1.3 Khó kiểm soát

Nội dung thông điệp được truyền tải qua góc nhìn của bên thứ ba (nhàbáo,nhân vật quan trọng,chuyên gia….) nên khó có thể kiểm soát nó được.Các biêntập viên của phương tiện là người quyết định hoặc phát hoặc không phát hành thôngđiệp và nếu quyết định phát hành thì cần bao nhiêu không gian hay thời gian để pháthành.Vì vậy đối tượng hoạt động quan hệ công chúng,nhà tiếp thị ít có khả năngđiều khiển trực tiếp so với các yếu tố cơ bản của chiến lược tiếp thị

1.4 Chi phí thấp

Các hoạt động PR thường có chi phí thấp hơn do không phải chi các khoảntiền lớn thuê mua thời lượng trên các phương tiện truyền thông và không cần chi phíthiết kế sáng tạo và sản xuất cao Ngân quỹ cho hoạt động PR của các công tythường ít hơn chi phí quảng cáo hàng chục lần Tuy nhiên, hiệu quả thông tinthường lại không thấp hơn, do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tác dụngrộng rãi của truyền miệng (word – mouth)

Chi phí xây dựng và thực hiện các chương trình quan hệ công chúng (tuyêntruyền, sự kiện đặc biệt, các bài báo giới thiệu) tính trên đầu người được tiếp cận thìthấp hơn nhiều so với quảng cáo,khuyến mãi và hội chợ triển lãm thương mại

Trang 6

2 Các công cụ của PR

2.1 Các hoạt động cộng đồng

Hoạt động cộng đồng góp phần xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp bao gồmcác công việc như: Tham gia các đợt vận động gây quỹ (bảo trợ trẻ em nghèo,sinhviên học sinh giỏi :hỗ trợ người già neo đơn,tàn tật:bão lũ,hỏa hoạn…),các quản trịviên của doanh nghiệp tham gia quản lý điều hành các tổ chức phi lợi nhuận,đoànthể,bệnh viện(ví dụ như hội bảo trợ bệnh viện miễn phí) hay tổ chức giáo dục tưnhân;giúp đỡ hay tài trợ các hoạt động của thanh thiếu niên như thể thao,dãngoại,thám hiểm,và văn nghệ sinh viên học sinh

2.2 Các ấn bản của doanh nghiệp

Các ấn bản của doanh nghiệp, cơ quan ngôn luận của doanh nghiệp,được lưuhành trong nội bộ nhân viên hay được lưu hành ra bên ngoài đến hệ thống phân phối

và khách hàng của doanh nghiệp.Các bản tin nội bộ thông tin cho nhân viên vềnhững gì đang diễn ra trong doanh nghiệp và phổ biến các thông báo về giới thiệusản phẩm ,thăng chức nhân sự ,thay đổi chính sách và hàng loạt các thông tin khác

về doanh nghiệp

2.3 Phim ảnh

Phim ảnh là một phương tiện quan hệ thông tin đại chúng chỉ được sử dụnghạn chế tại một tổ chức doanh nghiệp lớn vì chi phí sản xuất cao.Các phim này cóthể cung cấp cho các đối tượng các thông tin về dich vụ,giải trí,hay các thông tin cơbản về doanh nghiệp hay ngành sản xuất Các phim này có thể đưa tới trực tiếp nhàhát,đài truyền hình và đến các cơ sở tổ chức giáo dục và các tổ chức xã hội và dân

sự thông qua những nhà phân phối thương mại

2.4 Trưng bày triển lãm

Trưng bày triển lãm là một hoạt động thông tin quan hệ công chúng nhằm vàođối tượng công chúng rộng rãi hay là đối tượng mục tiêu là các khách hàng triểnvọng.Các doanh nghiệp có thể tham gia vào các cuộc triển lãm trưng bày có tầmvóc quốc tế trong nước hay được tổ chức ngoài nước.Trong nước hằng năm có hàng

Trang 7

các phòng trưng bày ngay tại khu vực thị trường của mình như các phòng trưng bày

ô tô,xe máy,trang trí nội thất,máy tính,máy móc điện tử và điện tử gia dụng cho đốitượng là công chúng hay các khách hàng tiềm năng xem.Các cuộc triển lãm trưngbày này rất có hiệu quả trong việc xây dựng một hình ảnh tích cực và nhận thức têntuổi doanh nghiệp nơi các đối tượng

2.5 Các sự kiện đặc biệt

Các tổ chức tài trợ thường vạch ra kế hoạch và tổ chức các sự kiện đặc biệt đểthu hút sự chú ý của quảng đại quần chúng, hay tham gia tài nhưng dể điều khiểncác tổ chức khác,tại nước ta các sự kiện đặc biệt thường do các doanh nghiệp tài trợnhưng việc tổ chức và điều khiển do các đoàn thể và các tổ chức chuyên môn đảmnhiệm Ví dụ như các cuộc thi hoa hậu, giải Marathon quốc tế tại Hà Nội và TP HồChí Minh, Cúp IBM dành cho đội vô địch quốc gia giải bóng trẻ

3 Chân dung của các nhân viên PR

Họ là những nhân viên năng động với lịch làm việc dày đặc Họ gặp gỡ và tiếpxúc với rất nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau, từ giới truyền thông, cơ quanchính quyền, công ty dịch vụ, đại lý công ty và cả khách hàng….Hầu hết các cuộcgặp bắt đầu bằng những cái bắt thân thiện và kết thúc trong sự hiểu biết

Ngày nay, vị trí của các nhân viên PR đang ngày càng được chú ý nhiều hơn

và nó cũng chiếm một vị trí quan trọng hơn trong các công ty Các nhân viên PRthường xuyên bận rộn với đủ thứ công việc, nào là lập kế hoạch khuếch trương hìnhảnh công ty, triển khai hành động, xem xét các nguy cơ có thể xảy ra từ một hoạtđộng nào đó, tìm cách giải quyết những rắc rối liên quan tới hình ảnh của công ty…Trong quá trình làm việc, các nhân viên PR luôn nhận thưc rõ rằng “Xây dựng vàcải thiện các mối quan hệ là một phần quan trong trong công việc của mình Nhữngmối quan hệ tốt sẽ giúp cho nhân viên nâng cao hiệu quả công việc”

III Phân biệt PR và các hình thức truyền thông Marketing khác:

1 Đặc điểm nổi bật của PR so với phương thức truyền thông Marketing

1.1 Sự khác biệt giữa quan hệ công chúng và quảng cáo

PR là phương cách tốt nhất để chuẩn bị và tạo dư luận tốt Quảng cáo khônglàm được việc này Marketing cũng vậy PR làm rất tốt công việc này PR giúp

Trang 8

doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và cácchuyên gia phân tích thương mại Giữa hoạt động PR và quảng cáo, phương phápnào hiệu quả hơn - lựa chọn một mẫu quảng cáo về sản phẩm mới của một công tyhay một bài báo hay viết về sản phẩm của công ty? Quảng cáo dễ gây ấn tượngnhưng không dễ dàng thuyết phục công chúng tin trong khi đó chi phí cho hoạtđộng PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác.

Hình 1 Sự khác biệt giữa quan hệ công chúng và quảng cáo

Và sau đây là một số khác biệt giữa PR và quảng cáo:

- Thông tin một chiều: thông

báo thương mại, được chuyển từ

-Thông tin hai chiều đa dạng,hướng đến nhiều đối tượng, có sự trao

Trang 9

năng, chủ yếu là hướng đến đối

-Hướng vào việc thay đổi nhu

cầu của khách hàng tiềm năng

- Mục tiêu cuối cùng là lợi

nhuận

ngôn và báo chí, trả lời phỏng vấn…)-PR liên quan đến toàn bộ hoạtđộng giao tiếp và thông tin của tổ chứcnên nó có tầm bao quát rộng hơn quảngcáo

-Là tiếng nói gián tiếp của bênthứ ba (giới truyền thông)

-Hướng vào việc thay đổi nhậnthức cuối cùng dẫn đến thay đổi hànhvi

-Tạo dựng sự hiểu biết lẫn nhau

 5 ưu điểm nổi trội của PR với quảng cáo: Một là, sức ảnh hưởng của PRlớn hơn so với quảng cáo Hai là, các hoạt động PR mang đến nhiều thôngtin đáng tin cậy hơn cho người tiêu dùng Ba là, doanh nghiệp thừa hưởngảnh hưởng của PR lâu dài hơn so với ảnh hưởng của quảng cáo Bốn là,hoạt động PR có tác dụng tích cực cho xã hội Và cuối cùng, doanh nghiệpkhông phải đầu tư chi phí lớn cho hoạt động PR như quảng cáo

1.2 Sự khác biệt giữa quan hệ công chúng và khuyến mãi

Khuyến mãi bao gồm rất nhiều công cụ cổ động nhằm kích thích thị trườngđáp ứng mạnh hơn và nhanh chóng hơn nhưng khuyến mãi bao gồm các chiến lượcngắn hạn, thường ngay tại thời điểm bán và cả trong tiếp thị trực tiếp, để giới thiệu,hay “làm mới” lại sản phẩm, hoặc tăng lượng hàng bán ra Khuyến mãi thườngđược dùng thay thế cho quảng cáo trên phương tiện truyền thống Chi phí khuyếnmãi – một món quà, hay giảm giá – cũng tương tự như chi phí quảng cáo

PR đôi khi bị nhầm lẫn với khuyến mãi Điều này có thể do khuyến mãi cũnggiúp người sản xuất và khách hàng gần nhau hơn Nó là một hình thức tiếp thị mangtính cá nhân nhiều hơn cách quảng cáo truyền thống trên phương tiện truyền thông.Đồng thời nó cũng có những khía cạnh PR, ví dụ như thông tin có quà khuyến mãinhưng lại trao tặng trễ, gây sự thất vọng cho khách hàng

Trang 10

Khuyến mãi nhất là khuyến mãi thường xuyên, không phải là giải pháp lâudài Ưu thế quan trọng nhất của một đợt khuyến mãi là yếu tố bất ngờ Tính bất ngờgiúp thu hút sự chú ý về chương trình khuyến mãi của người xem trên quảng cáo,nhưng sẽ chẳng còn gì đáng ngạc nhiên nếu cứ khuyến mãi hết đợt này đến đợtkhác Bất ngờ chỉ là bước khởi đầu rất chóng vánh, và ngay sau đó, người xem sẽ

“bật” ra ngay cảm xúc thật của họ, có thể là tiếng “wow” đầy thích thú hoặc chỉ

“xời” một cách dửng dưng! Giảm giá liên tục khiến khách hàng quen với việc muahàng giá thấp, và khó tạo ra những bất ngờ khác trong tương lai

Các nghiên cứu trên người mua hàng cho thấy chỉ cần nhìn thấy bảng giá làkhách hàng có phản ứng tiêu cực Theo bản năng, chẳng ai muốn mất tiền, do đóviệc tạo ra những sản phẩm hấp dẫn hơn, hay gợi nên những hình ảnh quyến rũkhiến họ quên mất cảm giác bị “móc túi” sẽ tạo ra một trải nghiệm mua hàng tốtđẹp Vấn đề với chiến lược giá thấp là nó không nhằm vào bản chất thực của hànghóa, mà chỉ là một cách “cứu vãn” tạm thời để giảm mức độ cảm thấy bị “bóc lột”,khi lòng tự trọng bị tổn thương, mức độ trung thành với nhãn hiệu sẽ giảm sút.Lòng trung thành là một thứ cảm xúc, do đó, làm sao một người còn thấy trungthành nếu họ phát hiện ra giá rẻ là dành cho tất cả mọi người, không chỉ riêng họ?Doanh nghiệp sẽ mất nhiều hơn được Khách hàng hiện tại sẽ trả ít tiền hơn chonhững sản phẩm họ đã mua (và có thể không mua lần nữa nếu bán giá gốc) Còn vớinhững khách hàng mới chạy theo giá rẻ, lòng trung thành của họ tan biến ngay khiđợt giảm giá kết thúc.Một thương hiệu giảm giá là một thương hiệu không nhấtquán Trong các quảng cáo về khuyến mãi, hình ảnh công ty trở nên mơ hồ

1.3 Sự khác biệt giữa quan hệ công chúng và Marketing trực tiếp

Marketing được định nghĩa là một chức năng quản lý giúp doanh nghiệp nhậnbiết và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Có thể nói rằng PR và marketing là hai chức năng khác biệt nhau nhưng chúng

có mục tiêu bổ sung cho nhau Hoạt động quan hệ công chúng có hiệu quả sẽ tạonên một sự nhìn nhận thân thiện từ phía công chúng đối với doanh nghiệp từ đó sẽtạo thuận lợi cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp

Trang 11

Nhiều người cho rằng PR là một phần của Marketing và Marketing là mộtphần của PR và đồng nhất hai hoạt động này với nhau Tuy vậy điều này không cónghĩa là có sự dung hòa tuyệt đối giữa hai hoạt động này Ở đây, luôn luôn có mộtmức độ khác nhau nhất định hay có thể nói là sự “đua tranh” giữa PR và Marketingnhất là khi có câu hỏi đặt ra rằng : Hoạt động nào sẽ thống trị trong nay mai hay cóđóng góp nhiều hơn cho công ty? Vậy đâu là điểm khác biệt giữa hai hoạt độngnày?

Bảng dưới đây sẽ đưa ra những yếu tố khác nhau cơ bản nhất để biết rõ đâu là Marketing

và đâu là PR:

Mục đích Tạo dựng mối quan hệ có

lợi, sự hiểu biết lẫn nhau giữa tổchức và công chúng của tổ chức

đó, tạo dựng uy tín, giành sựchấp nhận và ủng hộ, xây dựngthiện chí

Thảo mãn nhu cầu và mongmuốn của khách hàng, mục tiêucuối cùng là lợi nhuận lâu dài vàtổng thể

Hoạt động

cốt lõi

Thông tin truyền thônggiao tiếp, tìm hiểu thái độ củacông chúng, khuyến khích hợptác

Trao đổi, mua bán, nghiêncứu nhu cầu mua hàng, khuyếnkhích mua hàng

Trang 12

Mối quan hệ

chủ yếu

Tổ chức, công chúng Người mua, người bán

IV Vai trò của PR trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

1 Góp phần xây dựng và quảng bá thương hiệu

Vai trò của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng

và những nhóm công chúng quan trọng của họ Khi truyền đi các thông điệp này,

PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúpkhách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu Ví dụ như

tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ

“Bé Huggies năng động” hoặc Unilever vận động chương trình “Gửi tặng đồngphục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO” cho các nữ sinh ở các vùng

xa Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ đượcthiện cảm của công chúng Hoặc các công ty thường thực hiện các chương trình traohọc bổng cho các học sinh nghèo hiếu học…

Doanh nghiệp thực hiện chiến lược PR sẽ tạo nên một niềm tin lớn trongkhách hàng về thương hiệu hơn khi họ sử dụng quảng cáo bởi “PR là người khácnói về mình, trong khi quảng cáo là mình nói về mình”… Hình ảnh khi được côngnhận bởi số đông người ngoài cuộc thường khách quan và đáng tin hơn khi nhận xétchủ quan PR sẽ xây dựng hình ảnh của công ty và thương hiệu cho sản phẩm mangtính nhất quán lâu dài bởi nó là kết quả nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp đểtạo dựng niềm tin vào cộng đồng Với PR, thương hiệu và hình ảnh của doanhnghiệp không chỉ trở nên gần gũi với khách hàng của công ty mà còn được yêumến, tôn vinh bởi nhiều đối tượng bên ngoài khác như: chính phủ, cộng đồng, nhàđầu tư, nhà cung cấp, giới truyền thông, thậm chí với cả thành viên trong nội bộcông ty… Thương hiệu của một doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững bêncạnh một chiến lược PR hoàn hảo

2 Xây dựng hình ảnh và uy tín cho doanh nghiệp

Trang 13

Với sứ mệnh là “xây dựng sự hiểu biết và tạo niềm tin”, hoạt động PR nhằmlàm cho khách hàng hiểu rõ tôn chỉ và các giá trị mà doanh nghiệp hướng tới, củng

cố niềm tin khách hàng thông qua các cách tác nghiệp độc đáo, đặc biệt của PRnhư: tài trợ một chương trình hấp dẫn, hoặc một hoạt động mang tính cộng đồng Ví

dụ, các chương trình tài trợ như “Tiếp sức mùa thi” của Bút bi Thiên Long, hay

“Ươm mầm tài năng” của Vinamilk, “Giai điệu tình thương” của Kinh Đô…ngoàiviệc mang đến cho xã hội những giá trị thiết thực, thì những chương trình PR nàycòn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp “tìm chỗ đứng trong tâm tríkhách hàng” (top of mind) của những thương hiệu này

3 Củng cố niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp

Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp giúp củng cố niềm tin của khách hàng.Nếu doanh nghiệp luôn thể hiện quan tâm đến khách hàng thì họ cũng sẽ gắn bó vớidoanh nghiệp hơn Doanh nghiệp có thể thường xuyên cập nhập thông tin liên quanđến những sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp cho khách hàng Việc nàymột mặt giúp khách hàng hiểu doanh nghiệp hơn, mặt khác làm cho họ cảm thấyrằng doanh nghiệp luôn quan tâm đến họ

4 Bảo vệ doanh nghiệp trước những cơn khủng hoảng

Một sản phẩm không đạt chất lượng lưu hành trên thị trường, một sai lầm củanhân viên cũng có thể đạt doanh nghiệp bạn vào cuộc khủng hoảng Những tin đồnthất thiệt có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cũng như công chúng Quan hệcông chúng là là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp ngăn ngừa và giải quyếtkhủng hoảng Một mặt các hoạt động quan hệ công chúng dự đoán nguy cơ khủnghoảng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa Mặt khác, khi khủng hoảng thực sự xảy

ra quan hệ công chúng giúp xử lý khủng hoảng một cách hiệu quả nhất Thực tế chothấy những doanh nghiệp có quan hệ công chúng tốt thì khi khủng hoảng xảy ra họcũng dễ dàng vượt qua hơn

Quan hệ công chúng có thể mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho doanhnghiệp, dù doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nào và dù doanh nghiệp lớn haynhỏ Ngoài ra, quan hệ công chúng đặc biệt thích hợp với những doanh nghiệp bịhạn chế về ngân sách, khi họ không thể chạy đua được với các công ty “đại gia” với

Trang 14

ngân sách khổng lồ cho các hoạt động quảng cáo và khếch trương sản phẩm, thươnghiệu Với các hoạt động quan hệ công chúng, họ có thể tìm ra con đường riêng củamình bằng cách sáng tạo.

5 Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên

Nếu nhân viên chỉ nghĩ rằng họ là người làm công ăn lương, thì doanh nghiệpcũng chỉ hy vọng họ làm tốt những việc mà họ được giao Làm thế nào để doanhnghiệp nhận được nhiều hơn từ năng lực tiềm tàng của họ? Để làm được điều này,doanh nghiệp cần phải làm cho nhân viên cảm thấy họ là một thành viên của doanhnghiệp bằng cách thể hiện sự quan tâm và luôn cập nhập thông tin về doanh nghiệpcho họ Các hoạt động của quan hệ công chúng giúp tăng cường sự hiểu biết giữadoanh nghiệp và nhân viên, trên cơ sở đó thúc đẩy mối quan hệ này thêm bền chặt

Trang 15

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN PR TẠI CÁC DOANH

NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

I Thực trạng hoạt động PR tại các doanh nghiệp :

1 Thực trạng chung:

Như chúng ta đã biết thì PR có vai trò rất lớn đối với sự thành công của doanhnghiệp nhưng thực sự hoạt động PR của các doanh nghiệp nước ta thì chưa đượcphát huy hết lợi ích to lớn mà PR mang lại Các doanh nghiệp nước ta cần quan tâmvới chú trọng tới PR nhiều hơn để mà có thể sử dụng hết khả năng của nó

Giá trị và hiệu quả của hoạt động PR chưa được các doanh nghiệp khai tháctối đa, và doanh nghiệp chưa gặt hái được trọn vẹn những ích lợi to lớn từ hoạt động

Bên cạnh một số ít doanh nghiệp hiểu và nhận thức đúng về PR thì cũng nhềudoanh nghiệp còn chưa hiểu rõ về PR cũng như công tác nhân sự liên quan Nênngười chủ đạo thực hiện công tác “có liên quan đến PR” thường là đích thân giámđốc, vì có nhiều doanh nghiệp quan niệm làm PR là đi “quan hệ”, đi “ngoại giao”

Có nhiều người còn nghĩ PR với quan hệ báo chí là một Nhưng không biết đây mớichỉ là một trong nhiều nhóm người mà doanh nghiệp phải xây dựng quan hệ

Đa số các doanh nghiệp chưa có sự đầu tư sáng tạo đúng mức để đưa ra nhữngchương trình, hoạt động, sự kiện thật sự tạo quan tâm chú ý; chưa lưu tâm đến việcchấn chỉnh mọi qui trình trong công ty, cải thiện việc chăm sóc khách hàng, tăngchất lượng sản phẩm… Đây là mầm mống gây nên sự cố, tạo ra khủng hoảng, gây

Trang 16

thiệt hại khá nặng nề cho hoạt động kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.Tuynhiên có một số doanh nghiệp cũng rất chú trọng PR và đưa ra nhiều chiến dịch PRsáng tạo đạt được kết quả cao.Ví dụ các chiến dịch quảng bá bằng PR cho phimNhững cô gái chân dài của hãng phim Thiên Ngân, Chương trình ánh sáng họcđường của công ty Điện Quang… hàng loạt các bài báo, kênh truyền thông đưa tin

đã góp phần quan trọng tạo nên thành công của các thương hiệu này

Nhân sự PR thì chưa được doanh nghiệp xem trọng cũng như phân công laođộng chưa hợp lý Thông thường các công ty trong nước thì chỉ có một người phụtrách công tác này trong bộ phận Marketing, thế nhưng “chuyện thường ngày” củangười này đôi khi chỉ đơn thuần là quan hệ với giới báo chí, giúp đăng tải thông tincho công ty Ở những công ty khác, PR thường được xem là “quan hệ đối ngoại” và

là phần việc thuộc về bộ phận hành chính – nhân sự, hoặc là việc của thư ký - trợ lýgiám đốc Nhưng những nhân sự này thường như ít thông qua đào tạo, ít có kinhnghiệm về truyền thông hay PR Điều này còn nói lên một thực trạng phân công laođộng chưa hợp lý, chưa khai thác hết năng suất của người lao động ở các công tytrong nước Tuy nhiên cũng có một số ít công ty thực hiện tốt công tác nhân sự PRnày như Việt Nam Airlines ,Viettel….Nhưng nhìn chung với lượng công việc nhưvậy, với nền tảng đào tạo PR như vậy, khó trách trình độ và tính chuyên nghiệp củađội ngũ đang thực hiện công tác PR tại các công ty trong nước không cao, dù số nàycũng rất ít ỏi

Hiện nay, các công ty mới chỉ chú ý công tác PR trong việc xây dựng hình ảnhcông ty trong mắt người tiêu dùng, khách hàng, hỗ trợ cho việc kinh doanh sảnphẩm/dịch vụ, mà theo phân loại của ngành PR là PR trong tiếp thị (Marketing PR).Còn những mối quan hệ (relations) với nhiều nhóm người khác (publics) như cổđông, ngân hàng, người lao động trong công ty, các trường đại học, hội đoàn, cácnhà phân phối – đại lý… lại bị bỏ quên

Trang 17

2 Thực trạng quan hệ công chúng của công ty Dutch Lady Việt Nam.

2.1 Khái quát chung về công ty

Tên công ty: FrieslandCampina Việt Nam hay Dutch Lady Việt Nam

Địa chỉ: Xã Bình Hòa, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Hình 2 Logo sản phẩm Dutch Lady Việt Nam

Năm 1994, công ty FrieslandFoods Dutch Lady Việt Nam đã ra đời đánh dấucho bước xâm nhập sản phẩm sữa của Friesland Campina tại thị trường ViệtNam.Thực tế, thương hiệu Dutch Lady đã có mặt tại Sài Gòn từ năm 1924 qua cácsảnphẩm nhập khẩu từ Hà Lan phục vụ cho một số tầng lớp nhất định có khả năngchi tiêu cho việc sử dụng sữa ngoại Sau một thời gian gián đoạn, năm 1994FrieslandFoods đã quay lại Việt Nam liên doanh với Công ty cổ phần Sản xuất Xuấtnhập khẩu Bình Dương (Protrade) để thành lập công ty FrieslandFoods Dutch LadyViệt Nam

Đến năm 2009, sau sự hợp nhất giữa hai tập đoàn sản xuất sữa hàng đầu HàLan là FrieslandFoods và Campina, công ty FrieslandFoods Dutch Lady Việt Nam

Trang 18

(thuộc tập đoànthực phẩm FrieslandFoods) cũng chính thức công bố đổi tên thànhFrieslandCampina ViệtNam.

Trong 15 năm hợp tác cũng như sau việc hợp nhất của 2 tập đoàn sữa lớn trởthành công ty mẹ của FrieslandCampina Việt Nam, cơ cấu vốn góp của phía đối tácViệt Nam vẫn là 30% cổ phần trong liên doanh Đi vào hoạt động tại Việt Nam,công ty FrieslandCampina Việt Nam đã đầu tư 125triệu USD xây dựng ban đầu nhàmáy chế biến sữa tại tỉnh Bình Dương và đến năm 2008 đưa vào hoạt động thêmnhà máy chế biến sữa xây dựng tại Hà Nam nhằm đáp ứng nhu cầungày một caocủa người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm sữa

Tuy nhiên, chỉ với việc thiết lập 2 nhà máy sản xuất thôi là chưa đủ,FrieslandCampina Việt Nam đã thiết lập tổng thể đồng bộ các yếu tố đầu vào, đầura để triển khai việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam là tốt nhất

Trang 19

http://www.frieslandcampina.com/english/about-us/brands/friso.aspx

http://www.frieslandcampina.com/english/about-us/brands/fristi.aspx

2.2 Hoạt động PR và giới công chúng mục tiêu:

Trong thời gian vừa qua để gây dựng hình ảnh của mình trong lòng người tiêudùng công ty đã thực hiện rất nhiều chương trình để lại nhiều ấn tượng, trong đócông ty đã thực hiện các chương trình PR như:

 “Ngày của mẹ”

 “Thắp sáng ước mơ”

 “Ngày hội những ngôi sao nhỏ”

 “Đèn đom đóm”

 “Chương trình phát triển ngành sữa”

Với mục tiêu của các chương trình này là:

Giúp công ty và tổ chức cộng đồng có mối liên hệ với nhau một cách tương

hỗ Mục tiêu ngắn hạn là sự thấu hiểu lẫn nhau hoặc sự định vị vị trí của tổ chứctrong lòng khách hàng và cộng đồng

Có được sự yêu mến và những cái nhìn đầy tích cực của công chúng đối vớicông ty Có được ý kiến từ phía cộng đồng hay bằng những ủng hộ từ phía côngchúng Và mục tiêu cuối cùng mà công ty hướng đến là xây dựng và quảng báthương hiệu

Các giới công chúng sẽ ủng hộ hoặc chống lại các quyết định truyền thông củacông ty, do đó có thể gây thuận lợi hay khó khăn cho công ty Để thành công, công

ty phải phân loại và thiết lập mối quan hệ đúng mức với từng nhóm công chúng trựctiếp

Các nhóm công chúng của công ty bao gồm:

2.2.1 Khách hàng:

Trang 20

Công ty tích cực tổ chức các hoạt động cộng đồng đóng góp đầu tư cho giáodục như quỹ khuyến học Đèn Đom Đóm giúp đỡ các học sinh giỏi có hoàn cảnhkhó khăn được tiếp tục đến trường, xây dựng trường Đèn Đom Đóm ở vùng sâuvùng xa, kết hợp với các cơ quan chức năng nâng cao nhận thức, theo đuổi mục tiêu

sứ mệnh “cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt Nam”, chươngtrình khuyến học này đã nhận được nhiều tình cảm và sự hưởng ứng nhiệt tình củacộng đồng Còn có chương trình : “Ngày hội những ngôi sao nhỏ” nhằm tạo điềudiện cho trẻ em từ độ tuổi 1 đến 6 khám phá khả năng của bản thân, học hỏi và trảinghiệm qua các trò chơi, khám phá thế giới xung quanh để từ đó học được nhữngđiều bổ ích Không chỉ có trò chơi dành cho con, ngày hội còn có hai trung tâmthông tin để cung cấp các kiến thức khoa học mới về sự phát triển não bộ của trẻ,phụ trách bởi các bác sĩ uy tín giúp cho các giới phụ huynh có thêm nhiều kiến thức

về chăm sóc sức khỏe cho các em

Ngoài ra công ty còn thực hiện các chương trình “ Ngày của mẹ” như một cầunối khuyến khích con cái và gia đình bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương đối với

mẹ - người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người

Chương trình với nhiều hoạt động hấp dẫn như tặng hoa cho mẹ thông quawebsite www.ngaycuame.com; cùng các em học sinh mẫu giáo và cấp 1 làm thiệphoa tặng mẹ

Thông qua việc tổ chức “Ngày của Mẹ”, Dutch Lady mong muốn cùng xã hội Việt Nam tôn vinh hình ảnh người mẹ, khuyến khích nhân rộng tình yêu thương, tinh thần biết ơn, hiếu thảo với mẹ bằng những hành động cụ thể.

Cũng nhân dịp này, thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM, Dutch Ladydành tặng nhiều phần quà cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Và vào dịp Quốc tế thiếu nhi 1-6 hàng năm, hàng nghìn thiếu nhi thành phố sẽ

có dịp vui chơi thoả thích trong lễ hội “Chia niềm vui - Nhân hạnh phúc” Và gầnđây nhất trong năm này 2011 với sự kiện “Vũ Hội Đường Phố” của công ty với gần

30000 thiếu nhi tham gia đã thành công Sự thành công của sự kiện sẽ không đủlàm nên sự thành công của Dutch Lady trong chiến lược tiếp thị nếu không có sự

Trang 21

hợp (Integrated Marketing Strategy) luôn được các công ty đánh giá là mang lạihiệu quả tối ưu nhất Ý tưởng của những chương trình này cũng mang tính sáng tạođộc đáo là tạo nhiều sân chơi hoàn toàn miễn phí và hấp dẫn ở các siêu thị lớn chotất cả các em thiếu thi có độ tuổi từ 1-6 ở các thành phố lớn Các chương trình nàycũng đã thu hút đông đảo các bé tham gia, đặc biệt là trò chơi kích thích sự sáng tạocủa trẻ Đây là những hoạt động chiêu thị truyền thống nhưng mang tính sáng tạođộc đáo được thực hiện bởi Masso Events Có thể nói rằng chính sự kết hợp của cácchương trình khuyến mãi với sự kiện tưng bừng “Vũ Hội Đường Phố” vào ngày30/5/2011 đã tạo nên một chiến lược marketing tổng hợp thành công cho công tyDutch Lady.

Với chủ đề “Tuổi thơ với ước mơ xanh”, chương trình “Vũ Hội Đường Phố”được tổ chức bởi Masso Events đã để lại cho người tiêu dùng và các doanh nghiệpnhững ấn tượng sâu sắc về một sự kiện tiếp thị sáng tạo và một vũ hội mang tínhvăn hoá cao Chương trình này do công ty Dutch Lady Việt Nam tổ chức Dưới cáinhìn của người viết, có thể nói tài trợ là một trong những hoạt động quan trọng tạo

ra điểm nhấn của thương hiệu Dutch Lady so với các đối thủ cạnh tranh

 Dutch Lady Việt Nam hiểu rằng đem đến cho người dân Việt Nam cuộcsống tốt đẹp hơn không đơn thuần chỉ là sản xuất ra những sản phẩm chấtlượng mà còn nhận thức rõ trọng trách của mình đối với các hoạt động xãhội và giáo dục cộng đồng Các chương trình của công ty luôn hướng đếnkhách hàng mục tiêu là những trẻ em mọi lứa tuổi và những bà mẹ - nhữngngười phụ nữ của gia đình Luôn để lại trong họ những tình cảm thânthương, tốt đẹp nhất

2.2.2 Giới truyền thông:

Công ty luôn quan tâm để làm thế nào các phương tiện truyền thông này đưatin có lợi về hoạt động của công ty hơn Các thông tin về công ty của giới truyềnthông là hết sức quan trọng, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hình ảnhcông ty trước người tiêu dùng và các giới công chúng khác Công ty có thể tranh thủ

sự thiện cảm của giới truyền thông bằng chính chất lượng sản phẩm và dịch vụ củamình và bằng các hoạt động xã hội như lập các quỹ hỗ trợ, các hoạt động từ thiện,

Trang 22

tài trợ cho các cuộc thi,… chẳng hạn như chương trình khuyến học” Đèn đom đóm”gây sức vang dội cho công ty Dutch Lady quan hệ tốt với nhiều tờ báo như báo giađình và tiếp thị, báo phụ nữ , báo sức khoẻ và gia đình.……để thường xuyên đăngtải nhiều bài viết tạo dư luận tốt trước khi tung ra sản phẩm mới Như các tờ báođều thông tin cho người tiêu dùng Việt Nam Dutch Lady sữa tươi tiệt trùng , Friso,sữa đặc cô gái Hà Lan

2.2.3 Các tổ chức xã hội:

Chương trình hội thảo về dinh dưỡng và thực trạng béo phì do Công ty DutchLady Việt Nam và Hội Dinh Dưỡng Việt Nam (VINUTAS) tổ chức đã mang lạinhững thông tin cụ thể hết sức giá trị cho các chuyên gia y tế và dinh dưỡng của cácbệnh viện mang tính cộng đồng sâu sắc Thông qua hội thảo dinh dưỡng Việt Nam,công ty đã tài trợ dự án “ Hiệu quả của việc sử dụng sữa dinh dưỡng bình thường vàsữa đa vi chất đối với học sinh tiểu học” với tổng kinh phí là 35.950 Và DutchLady cũng đã tài trợ 210.000 USD cho dự án lâm sàng do Vụ Điều trị (Bộ Y tế) vàViện Dinh dưỡng thực hiện trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2004 - 2007.Từđây các tổ chức xã hội luôn đánh giá tốt trách nhiệm vì sức khỏe cộng đồng củacông ty, thấy rõ được sự chăm lo của công ty đối với người tiêu dùng, họ sẽ là tổchức lên tiếng đảm bảo sự uy tín nhãn hiệu, giúp cho người tiêu dùng luôn tin tưởngvào sản phẩm của công ty

2.2.4 Cộng đồng dân cư:

“Chương trình phát triển ngành sữa” với mong muốn là công ty quốc tế mangtrái tim địa phương, dutch lady không ngừng nghiên cứu, sản xuất, cung cấp nhữngsản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng củangười Việt Nam, đồng hành cùng Việt Nam trong hỗ trợ nông dân xây dựng cáctrang trại bò sữa hiệu quả hơn, nâng cao huấn luyện đào tạo nhân viên, qua đó tạo racác chuyên gia cho ngành sữa Việt Nam, giúp các đối tác chuyên nghiệp hóa cáchoạt động sản xuất kinh doanh của mình Tuy nhiên, với mục tiêu phát triển lâu dàitại Việt Nam, Dutch Lady đã quyết định mạnh dạn đi đầu trong việc triển khaichương trình phát triển ngành sữa với số kinh phí ban đầu được dự kiến trên 10

Trang 23

lúc bấy giờ Điều đó cho thấy Dutch Lady muốn gắn bó chặt chẽ, lâu dài với cộngđồng tại địa phương như lời cam kết mà công ty đã phát biểu “Chúng tôi địnhhướng tập trung vào các nhu cầu của địa phương, tập trung mọi nỗ lực của mình vàoviệc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người dân Việt Nam, đưa những nhãn hiệuquốc tế của mình trở nên gần gũi, thân thuộc hơn với người tiêu dùng Việt Nam”.

2.2.5 Nhân viên:

Tổ chức nhiều sân chơi thể thao cũng như các hoạt động vui chơi giải trí nhiềuhơn nữa dành cho các nhân viên cũng như các đại lý của mình nhằm tạo ra khôngkhí thư giãn và nâng cao tinh thần trong môi trường làm việc đồng thời thiết lập nênmối quan hệ khăng khít và đoàn kết với nhau hơn trong đại gia đình Dutch Lady Ngày 19/6/2010, công ty tổ chức sự kiện Vietmark nhận đơn đặt hàng củaDutch Lady tổ chức chương trình teambuilding với chủ đề “ Đi tìm cô gái Hà Lan”cho hơn 200 bé là con của các cán bộ làm cho công ty Dutch Lady

Hình 3 Đi tìm cô gái Hà Lan

Chương trình được tổ chức với mục tiêu teambuilding, huấn luyện, rèn luyện

kỷ năng làm việc nhóm, hợp tác… bên cạnh đó tạo cho các bé sự vui chơi, tậnhưởng một mùa hè thú vị

Trang 24

Chương trình được diễn ra thành công, để lại một kỷ niệm, một kỳ nghỉ hè đầyvui tươi cùng “ cô gái Hà Lan”.

Vietmark cố gắng phấn đầu để thiết kế chương trình, cũng như không ngừngtạo ra những sản phẩm mới để phục vụ cho mọi tần lớp, đặc biệt là những công ty,trường học có nhu cầu làm về teambuilding

Ngày 20/10, nhãn hàng sữa giàu canxi, ít béo Calcimex thuộc công ty Dutch Lady Việt Nam đã thực hiện chương trình tặng quà cho chị em phụ nữ nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam, cũng là ngày Thế giới Phòng chống loãng xương 20/10/2006 Chương trình được thực hiện trên quy mô lớn tại 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM trong 2 ngày 19 và 20/10.

Theo đó, Calcimex đã trao hàng ngàn phần quà cho các chị em tại Hội Phụ NữViệt Nam, Hội Phụ Nữ Hà Nội, tòa nhà Vincom Tower A&B, Lake View, nhà hátBến Thành, Hội Phụ Nữ các quận 3, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh, các trung tâmthương mại, cao ốc văn phòng và trụ sở riêng của từng công ty

Ngoài chương trình tặng quà trên, Calcimex còn tổ chức nhiều hoạt động có ýnghĩa khác nhằm nâng cao ý thức của chị em về việc ngăn ngừa loãng xương từ khicòn trẻ Trong thời gian qua, Calcimex đã tổ chức nhiều hoạt động quy mô như:chương trình tham vấn sức khỏe xương khớp, tổ chức chạy bộ đồng hành gây QuỹPhòng chống loãng xương, tài trợ các trương trình đào tạo cán bộ y tế, tổ chức cáchội thảo khoa học về phòng chống loãng xương Trong tháng 10 vừa qua,Calcimex đã tổ chức chương trình tham vấn sức khỏe xương cho cán bộ công nhânviên của các đoàn thể, công ty và đã được chào đón nồng nhiệt

2.3 Chương trình PR nổi bật “Đèn đom đóm” của Công ty Dutch Lady

Trang 25

Xuất phát từ tấm gương hiếu học Mạc Đĩnh Chi - một trạng nguyên đã làmrạng danh đất nước với xuất thân từ một cậu bé nhà nghèo phải bắt đom đóm bỏ vào

vỏ trứng lấy ánh sáng học bài Năm 2002, nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan thành lập

và triển khai chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm dưới hình thức kết hợp cùngbáo Khăn Quàng Đỏ và Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh thành trao học bổng cho các

em học sinh cấp I và II trên toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn, nhưng đạt kết quảxuất sắc trong học tập

2.3.1 Mục tiêu

“Với một bữa ăn, bạn chia sẻ cho trẻ em nghèo một ngày hạnh phúc, nhưngvới một ngôi trường bạn đem đến cho các em cả một tương lai”.Những suy nghĩ vàtrăn trở đó là mục tiêu thực hiện chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm củaDutch Lady Chương trình khuyến học “Đèn Đom Đóm” do nhãn hàng sữa Cô gái

Hà Lan tổ chức chính là nhằm tạo điều kiện cho học sinh nghèo trong cả nước cóđiều kiện đến trường học tập

Quỹ khuyến học Đèn Đom Đóm được thành lập từ năm 2002 là một chươngtrình vì cộng đồng của công ty Friesland Foods Dutch Lady Vietnam Mục tiêuchính của chương trình luôn là:

 Xây dựng thêm được nhiều ngôi trường cho các em học sinh

 Trao các suất học bổng cho những tấm gương vượt khó hiếu học

Mỗi năm, chương trình sẽ thay đổi cách thức hoạt động, nhưng vẫn duy trì 2mục tiêu lớn trên.Với HÀNH TRÌNH ĐÈN ĐOM ĐÓM, các anh chị làm việc trongchương trình sẽ đi đến các vùng miền khó khăn của đất nước để trực tiếp trao họcbổng và tìm hiểu về ngôi trường các em đang học tập Từ đó Nhãn hàng DutchLady sẽ tài trợ cho chương trình và Đèn Đom Đóm cũng kêu gọi các nhà hảo tâmtrong cộng đồng cùng góp sức chung tay hỗ trợ những ngôi trường này

Ngày đăng: 27/09/2015, 06:10

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w