1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Đánh giá hiểu biết, thái độ đối với trầm cảm ở một số quần thể

28 915 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 771,85 KB

Nội dung

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới 5% dân số mắc trầm cảm và đây là nguyên nhân gây suy giảm các chức năng nghề nghiệp, xã hội thứ hai sau các bệnh lý về tim mạch.. Trầm cảm được

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀTrầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, tỷ lệ mắc cả đời là 15% trong dân chúng và tỷ lệ này ở nữ có thể lên đến 25% Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới 5% dân số mắc trầm cảm và đây là nguyên nhân gây suy giảm các chức năng nghề nghiệp, xã hội thứ hai sau các bệnh lý về tim mạch Ở khu vực châu Á Thái Bình Dương

có trên 2,1 tỷ người, chiếm 32% dân số thế giới, nhưng có trên 36,5 triệu người đang bị trầm cảm (chiếm 54% số người trầm cảm trên thế giới) và hầu hết trong số họ không nhận thức đầy đủ về bệnh trầm cảm đồng thời không nhận được sự điều trị phù hợp Theo WHO, chỉ có khoảng 5% bệnh nhân trầm cảm được điều trị thỏa đáng ở các cơ sở tâm thần Trầm cảm được biẻu hiện bằng rất nhiều triệu chứng cơ thể, sinh học, chính vì vậy bệnh nhân trầm cảm thường đến với các cơ sở đa khoa, các chuyên khoa khác trước khi đến với chuyên khoa tâm thần [1]

Bên cạnh đó có sự khác nhau về văn hóa, xã hội cũng như hệ thống chăm sóc sức khỏe giữa các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương Kiến thức và thái độ về trầm cảm cũng rất khác nhau giữa các nước và các nền văn hóa Nghiên cứu thực hiện tại nhiều nước đã cho thấy rằng người dân thực sự ít có kiến thức và có thái độ tiêu cực đối với trầm cảm cũng như với những phương pháp điều trị bệnh này Sự thiếu kiến thức

và thái độ tiêu cực có thể gây trở ngại cho việc tiếp cận với y tế để được chẩn đoán sớm

và điều trị thích hợp Nhưng cho đến nay chưa có những nghiên cứu so sánh giữa các nước về hiểu biết và thái độ với trầm cảm, đặc biệt ở Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này Chính vì vậy, dưới sự hợp tác và tài trợ của trường đại học Sydney, Dự án “Làm giảm gánh nặng kinh tế và xã hội của trầm cảm ơ châu Á Thái

Bình Dương” đã được triển khai bằng việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiểu

biết, thái độ đối với trầm cảm ở một số quần thể” tại các nước trong khu vực Tại Việt

Nam, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu sau:

Phân tích hiểu biết, thái độ đối với trầm cảm ở một số quần thể

Trang 2

được mô tả là có các biểu hiện của trầm cảm trong sách kinh Cựu Ước Trong thời kỳ này, người ta cho rằng trầm cảm chính là do sự trừng phạt của Chúa trời, chính vì vậy những linh mục là những nhà trị liệu cho rối loạn này.

2.5.2 Thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên, Hippocrates đã đưa ra thuật ngữ “trầm cảm sầu uất” (melancholia) và tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò của các rối loạn cân bằng thể dịch trong bệnh sinh của trầm cảm

2.5.3 Vào thời kỳ La Mã cổ, vào năm 120 -180 sau Công Nguyên, Aretaeus đưa

ra khái niệm về trầm cảm nội sinh và trầm cảm ngoại sinh

2.5.4 Vào thế kỷ II sau Công nguyên, Galen một thầy thuốc người Hy Lạp tiếp tục truyền thống về thể dịch của Hippocrates đã đề cập đến bệnh sinh của trầm cảm là

cơ thể, chính vì vậy tác giả đã dùng liệu pháp nhận thức để điều trị trầm cảm

2.5.8 Theo bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 ( ICD 10: International Classification of Diseases), năm 1992, trầm cảm được xếp ở các mục: [8]

+ F06.32: Trầm cảm thực tổn

+ F31.2, F31.3, F31.4: Giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡngcực

+ F32: Giai đoạn trầm cảm + F33: Trầm cảm tái diễn + F41.2: Rối loạn hỗn hợp

lo âu - trầm cảm + F43.20 và F43.21: Trầm cảm trong rối loạn sự thích ứng +

F20.4: Trầm cảm sau phân liệt

3 Dịch tễ học của trầm cảm [1]

Theo Kaplan và Sadock, trầm cảm là một rối loạn thường gặp, tỷ lệ cả đời là 15%, tỷ lệ mới mắc của trầm cảm là 10% trong số các bệnh nhân đến khám ở các trung

Trang 3

tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu và 15% trong số các bệnh nhân nội trú Theo P.T Loosen và CS, tỷ lệ cả đời của trầm cảm là 13 - 20 % và tỷ lệ hiện mắc của rối loạn này

là 3,7 - 6,7% Ở Việt Nam, nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia năm 1999 cho thấy tỷ lệ hiện mắc của trầm cảm là 8,35% Tuổi khởi phát của trầm cảm khoảng 40 tuổi, có khoảng 50% bệnh nhân trầm cảm có khởi phát ở độ tuổi từ 20 - 50 tuổi Tuy nhiên, trầm cảm cũng có thể khởi phát ở trẻ em, trẻ vị thành niên và người cao tuổi Những nghiên cứu về dịch tễ học gần đây cho thấy tỷ lệ trầm cảm khởi phát ở độ tuổi dưới 20 ngày càng tăng

Trầm cảm thường gặp ở nữ nhiều hơn so với nam, tỷ lệ nam: nữ là 1:2 Nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự liên quan giữa tình trạng kinh tế xã hội và trầm cảm.2.5.9 Hiểu biết và thái độ của người dân đối với trầm cảm

o Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng 70 - 80% số bệnh nhân trầm cảm (nhất là trầm cảm với nhiều triệu chứng cơ thể) thường là đến với các bác sỹ tim mạch, tiêu hóa trước khi đến được với chuyên khoa tâm thần o Bên cạnh đó còn có nhiều người không nhận thức đây là bệnh cần phải được điều trị phù hợp, thay vào đó họ thường sử dụng các biện pháp điều trị bằng tâm linh hay y học cổ truyền

o Ngược lại, cũng có không ít những người dân lại nghĩ rằng trầm cảm là bệnh không thể điều trị được, hoặc thuốc điều trị trầm cảm là những thuốc rất có hại

do đó không nên sử dụng những thuốc này

4 Bệnh nguyên, bệnh sinh của trầm cảm [1]

3.2 Nguyên nhân do tổn thương não:

Bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh MRI và PET người ta đã nhận thấy mối liên quan giữa tổn thương não và trầm cảm

2.5.10. Chụp cắt lớp phát xạ điện tử dương (PET):

+ Thay đổi lưu lượng máu và chuyển hóa glucose vùng hải mã, vỏ não và hạnh nhân xuất hiện sớm, tăng rõ rệt trong các giai đoạn sau của trầm cảm

+ Tác giả Mayberg H.S., Robinson R.G (1998), khoa chẩn đoán hình ảnh, trường đại học Johns Hopkins đã sử dụng kỹ thuật PET và xác định được mối liên quan rõ rệt giữa sự giảm sút các thụ thể S2 serotonine vỏ não ở những bệnh nhân đột quỵ và sự xuất

Trang 4

hiện trầm cảm sau đột quỵ.

2.5.12. Các nghiên cứu giải phẫu bệnh: ở bệnh nhân trầm cảm thấy

+ Teo đét và giảm mật độ tế bảo thần kinh và thần kinh đệm

+ Giảm phân nhánh các đuôi gai và giảm tạo synapse mới + Mất sự tạo

muối & tăng trưởng tế bào thần kinh ở hồi hải mã

2.5.13. Cơ chế NeuroPlasticity của trầm cảm:

Các kết quả thu được trên lâm sàng cũng như trên thực nghiệm đã chỉ ra trầm cảm liên quan đến sự thay đổi đặc tính cấu tạo thần kình (Neuroplasticity) Các nghiên cứu bệnh học thần kinh đã cho thấy sự biến đổi cấu trúc và chưc năng không chỉ xảy ra

ở hồ hải mã mà còn xảy ra ở những tổ chức não kiểm soát khí sắc và cảm xúc như vỏ não và hạch nhân

Những mô hình thực nghiệm cũng đã phát hiện ra những biến đổi đặc tính neuroplasticity Giống như ở bệnh nhân trầm cảm, việc giảm kích thước hồi hải mã ở chuột trưởng thành đã được phát hiện khi động vật thực nghiệm phải chịu một tác độngstress kéo dài gây trầm cảm Gần đây, một loạt các

nghiên cứu khác trên động vật thực nghiệm cũng cho thấy những biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ liên quan đến biến đổi chức năng ở hạch nhân não

Vậy cơ chế sinh lý bệnh học của trầm cảm dẫn đến một tiếp cận thực tổn: biến

cảm xúc, đặc biệt là hồi hải mã, hạch nhân, thùy não trước trán Kết quả là làm giảm tính tạo hình thần kinh (Neuroplasticity), là điều then chốt trong bệnh sinh trầm cảm

3.3 Các yếu tố tâm lý xã hội

đó là những sự kiện sang chấn xuất hiện thường gây nên những biến đổi kéo dài yếu tố sinh học ở não Những biến đổi kéo dài này có thể tạo ra những thay đổi hoạt tính nhiều

Trang 5

chất dẫn truyền thần kinh và hệ thống tín hiệu bên trong tế bào thần kinh như mất tế bào thần kinh và giảm đáng kể sự tiếp xúc của synapse Thật vậy, bằng thực nghiệm dùng stress kéo dài gây trầm cảm trên chuột người ta thấy những thay đổi bất thường về giải phẫu trong não giống ở bệnh nhân trầm cảm (giảm thể tích hồi hải mã - phì đại đuôi gai

ở Amydal)

II. Do nhận thức sai:

Aaron Beck đã phát triển học thuyết nhận thức hành vi (cognitive behavioural theory) về trầm cảm Ông cho rằng trầm cảm được hình thành là do bệnh nhân diễn giải sai lệch những sự kiện trong cuộc sống Điểm cốt lõi của học thuyết này bao gồm bộ ba nhận thức trong trầm cảm, đó là:

2.5.14 Cái nhìn tiêu cực về bản thân: ví dụ mọi việc đều tệ hại vì tôi là người tàn

tật, người mất khả năng làm việc

2.5.15 Diễn giải những sự kiện trải nghiệm một cách tiêu cực: ví dụ mọi thứ đều

luôn luôn tệ hại

2.5.16 Nhìn về tương lai ảm đạm: mọi việc đều sẽ tệ hại

2.5.17 Nguyên lý cơ bản của học thuyết nhận thức hành vi là bệnh nhân diễn giải thế giới theo chiều hướng tiêu cực bệnh nhân chỉ tập trung vào những yếu tố tiêu cực trong những thông tin tích cực

2.5.18 Phóng đại hóa và đánh giá thấp các sự kiện: bệnh nhân quá nhấn mạnh đến yếu tố tiêu cực, không chú ý đến những điểm tích cực của sự việc

I.2.6.3 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIEM LÂM SÀNG CỦA TRẦM CẢM [1],[2]

Theo kinh điển, trầm cảm điển hình là một quá trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần thể hiện qua cảm xúc, tư duy và hành vi biểu hiện bằng các triệu chứng sau:

2.5.19 Cảm xúc bị ức chế: khí sắc trầm, buồn rầu, ủ rũ, mất thích thú cũ, nhìn xung quanh thấy ảm đạm, bi quan về tương lai

2.5.20 Tư duy bị ức chế: suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng khó khăn, tự cho mình là hèn kém, mất tin tưởng vào bản thân Trong trường hợp nặng có hoang tưởng bị tội hay tự buộc tội, ảo thanh nghe tiếng nói tố cáo tội lỗi của mình hay báo trước về những hình phạt sẽ xảy đến với mình làm cho bệnh nhân xuất hiện ý tưởng hoặc hành

vi tự sát

Trang 6

2.5.21 Hoạt động bị ức chế: bệnh nhân ít hoạt động, ít nói, thường hay ngồi hoặc nằm lâu ở một tư thế, trường hợp nặng có thể có bất động.

Bệnh cảnh lâm sàng của trầm cảm biểu hiện như sau:

2.5.22 Khí sắc trầm: khí sắc trầm là triệu chứng đặc trưng nhất trong trầm cảm, xảy ra ở 90% bệnh nhân Bệnh nhân thường có cảm giác buồn chán, trống trải (empty), vô vọng, ảm đạm Một số bệnh nhân thường hay khóc mà không có sự tác động đáng kể nào từ bên ngoài, trong khi đó một số khác lại mô tả cảm giác không thể khóc được

2.5.23 Mất quan tâm thích thú (Anhedonia): là triệu chứng hầu như luôn luôn xuất hiện, bệnh nhân thường phàn nàn về cảm giác ít thích thú, ít vui vẻ trong các hoạt động mà bệnh nhân đã từng yêu thích trước đó

2.5.25 Thay đổi những hoạt động cơ thể (change in body activity): bệnh nhân

thường vận động chậm chạp, suy nghĩ khó khăn, nói nhỏ, nhịp chậm, kéo dài thời gian giữa các lời nói Ngược lại, có một số bệnh nhân lại biểu hiện bằng một trạng thái kích thích với đứng ngồi không yên, xoắn vặn tay, gõ tay liên tục xuống bàn Trong những

trườnghợp nặng bệnh nhân có thể xuất hiện trạngthái sững sờ, bất động

2.5.26 Những ý nghĩ tự ti, tự buộc tội: bệnh nhân trầm cảm thường tự ti, giảm tự trọng và tự tin, bi quan với cuộc sống, họ cho rằng mình là người thất bại, tự buộc tội mình vì những lỗi lầm nhỏ của bản thân hay thất bại của người khác và của bản

Trang 7

thân Hậu quả của những ý nghĩ bi quan này là ý tưởng và hành vi tự sát vì bệnh nhân cho rằng chỉ có cái chết mới là cách giải thoát duy nhất.

2.5.27 Giảm tập trung chú ý: Nhiều bệnh nhân than phiền rằng họ không thể suy nghĩ tốt như trước, mau quên, kém tập trung chú ý, dễ bị đãng trí Bệnh nhân thường cảm thấy khó khăn khi phải quyết định một vấn đề gì ngay cả những việc nhỏ, khả năng phán đoán, phân tích, giải quyết tình huống giảm

2.5.28 Thay đổi khẩu vị: khoảng 70% bệnh nhân trầm cảm than phiền về cảm giác không ngon miệng dẫn đến chán ăn và sụt cân Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp, bệnh nhân lại ăn nhiều dẫn đến tăng cân

2.5.29 Rối loạn giấc ngủ: khoảng 80% bệnh nhân trầm cảm có rối loạn giấc ngủ, thường gặp nhất là mất ngủ Có nhiều loại mất ngủ như mất ngủ đầu giấc, giữa giấc hoặc cuối giấc nhưng mất ngủ cuối giấc thường hay gặp nhất Bệnh nhân thường thức dậy sớm hơn thường lệ khoảng 1- 2 giờ

Ngoài ra bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng khác như giảm hoặc mất khả năng tình dục, táo bón hoặc nhiều triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật Lo âu cũng là một biểu hiện thường đi kèm trong trầm cảm

Bên cạnh bệnh cảnh lâm sàng điển hình như trên, một số trường hợp có thể biểu hiện bằng các triệu chứng không điển hình như bệnh nhân không biểu hiện khí sắc trầm

mà thường than phiền về các triệu chứng cơ thể, dễ bị kích thích, hay cáu gắt, giảm giao tiếp, ăn nhiều, ngủ nhiều

Theo Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) của Tổ chức Y tế Thế giới, trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc biểu hiện bằng 3 triệu chứng đặc trưng và 7 triệu chứng phổ biến Các triệu chứng này phải kéo dài trong thời gian ít nhất 2 tuần

III Các triệu chứng đặc trưng bao gồm: khí sắc trầm, mất mọi quan tâm và thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động

IV Những triệu chứng phổ biến bao gồm:

2.5.30 Giảm sút sự tập trung, chú ý

2.5.31 Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin

2.5.32 Xuất hiện những ý tưởng bị tội và không xứng đáng

2.5.33 Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan

Trang 8

2.5.34 Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại cơ thể hoặc tự sát.

2.5.35 Rối loạn giấc ngủ: bệnh nhân thường mất ngủ vào cuối giấc

2.5.36 Ăn ít ngon miệng

Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện của mất hoặc giảm khả năng tình dục, các triệu chứng của lo âu, rối loạn thần kinh thực vật Trong những trường hợp trầm cảm nặng bệnh nhân có thể xuất hiện hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng về những tai họa sắp xảy ra hoặc ảo thanh với những lời kết tội, phỉ báng, ảo khứu với mùi thịt thối rữa

Theo Sổ tay Thống kê và Chẩn đoán các Rối loạn Tâm thần phiên bản thứ IV (DSM IV) của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, trầm cảm được xếp ởmục 296.2 và 296.3, có tiêu chuẩn chẩn đoán như sau:

1 Có ít nhất 5 trong số các triệu chứng sau xuất hiện đồng thời trong thờigian 2 tuần và làm thay đổi đáng kể những chức năng trước đó Trong số các

Khí sắc trầm

Mất quan tâm thích thú

Sụt cân rõ rệt không phải trong thời gian ăn kiêng hoặc tăng cân hoặc thay đổi

khẩu vịMất ngủ hoặc ngủ nhiều

Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động

Mệt mỏi hoặc mất năng lượng

Cảm thấy không xứng đáng hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp

Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khả năng quyết định

Những suy nghĩ về cái chết hoặc ý tưởng tự sát

2 Các triệu chứng này không đáp ứng tiêu chuẩn của rối loạn hỗn hợp

3 Những triệu chứng này gây suy giảm đáng kể các chức năng nghề nghiệp, xã hội hoặc chức năng trong các lĩnh vực quan trọng khác

4 Những triệu chứng này không phải do ảnh hưởng trực tiếp về mặt cơ thể của nghiện chất hoặc bệnh lý thực tổn (ví dụ như nhược giáp)

5 Các triệu chứng này không phù hợp với bối cảnh tang tóc (các triệu chứng trầm cảm, buồn phiền kéo dài ít hơn 2 tháng)

Chẩn đoán trầm cảm

Trang 9

Theo ICD10 [2]

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10, trầm cảm được chẩn đoán theo 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng tùy thuộc vào số lượng của các triệu chứng đặc trưng và phổ biến (các triệu chứng này đã được liệt kê ở mục 1.1.4) và các triệu chứng này phải kéo dài trong thời gian ít nhất 2 tuần

; Trầm cảm mức độ vừa

Khi bệnh nhân có ít nhất 2 trong số 3 triệu chứng đặc trưng và ít nhất 3 trong số các triệu chứng phổ biến Các triệu chứng này gây khó khăn đáng kể trong việc tiếp tục các chức năng nghề nghiệp, xã hội hoặc các sinh hoạt trong gia đình Bệnh nhân có thể

có hoặc không có các triệu chứng cơ thể

; Trầm cảm mức độ nặng

Khi bệnh nhân có cả 3 triệuchứng đặc trưng và ítnhất4 trong

số cáctriệu chứng phổ biến, vài triệu chứng trong số này phải ở mức độ nặng Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân có kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động rõ rệt thì khó có thể mô

tả các triệu chứng khác một cách chi tiết Do đó, trầm cảm nặng vẫn được chẩn đoán trong trường hợp này Nếu các triệu chứng trầm cảm xuất hiện nặng nề và khởi phát nhanh thì thời gian dùng để chẩn đoán có thể < 2tuần Trong giai đoạn trầm cảm nặng bệnh nhân không thể tiếp tục sinh hoạt và làm việc được

Trong trầm cảm mức độ nặng được phân thành hai loại là trầm cảm mức độ nặng không có các triệu chứng loạn thần và trầm cảm mức độ nặng có các triệu chứngloạn thần Các triệu chứng loạn thầncó thểlà hoang tưởng liênquan đến những ý nghĩ về sự nghèo đói, tội lỗi hoặc những thảm họa sắp xảy ra mà bệnh

Trang 10

nhân là người gây ra nó Ảo giác có thể là ảo thanh với lời lẽ kết tội, phỉ báng bệnh nhân hoặc ảo giác khứu giác với mùi thịt thối rữa.

Điều trị trầm cảm

Hóa liệu pháp

Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm có hiệu quả thông qua sự làm giảm các triệu chứng trầm cảm và bệnh nhân trở lên nhanh nhẹn hơn Có nhiều hướng dẫn (Algorithms) về việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm trong thực hành lâm sàng như hướng dẫn của S.H Preskorn và M Burke, hướng dẫn của

J Stein và CS, hướng dẫn của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, về thực chất thì thuốc chống trầm cảm 3 vòng

có hiệu quả hơn SSRIs nhưng lại nhiều tác dụng phụ Thuốc Fluoxetine, citalopram và Nortriptyline được nghiên cứu nhiều nhất và có hiệu quả điều trị tốt với trầm cảm và ít

I.2.6.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu VỂ HIEU BIẾT, THÁI ĐỘ Đốl vớl TRẦM CẢM VÀ

ĐIỂU TRỊ TRẦM CẢM TRÊN THẾ' Glớl VÀ VIỆT NAM

Trên thế giới

Các tác giả Hickie I.B, Tracey A Davenport và cộng sự (2004) đã nghiên cứu trên 103

sinh viên năm thứ 2 của trường y thuộc đại học Sydney,

159 sinh viên Trung Quốc về hiểu biết và thái độ của các nhóm sinh viên này đối với trầm cảm và việc điều trị trầm cảm cho thấy hầu hết sinh viên hiểu được các triệu chứng bệnh của trầm cảm và đa số học đều chi rằng bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ đa khoa (bác

sĩ gia đình), một số ít vẫn còn tìm sự trợ giúp từ các phương pháp cổ truyền như thày

mo, thày cúng (sinh viên Trung quốc)

Trang 11

Việt nam

Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này

CHƯƠNG 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Chọn đối trượng nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi gồm 493 người trên 18 tuổi được phỏng vấn theo bộ câu hỏi “Điều tra quốc tế về sức khỏe” là sinh viên của trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, nhân viên ngành Tâm thần, người nhà bệnh nhân tâm thần tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tâm thần trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Tiêu chuẩn loại trừ

; Không có mặt tại thời điểm nghiên cứu

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Thiết kế nghiên cứu

; Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đánh giá thái độ và hiểu biết về trầm cảm tại thời

điểm nghiên cứu

Trang 12

thành 7 phần:

2.5.37 Phần A: Nhân khẩu học bao gồm 14 câu hỏi: giới, tuổi, nơi sinh sống 2.5.38 Phần B: những vấn đề sức khỏe chính bao gồm 7 câu hỏi về nhứng hiểu biết về nguyên nhân chính gây tử vong, loạn chức năng ở Việt Nam Các bệnh tâm thần gây tử vong Các hiểu biết về biểu hiện của một người bị trầm cảm,

2.5.39 Phần C: Sự trợ giúp và điều trị bao gồm 11 câu hỏi về hiểu biết và suy nghĩ

sẽ tìm kiếm sự trợ giúp khi có trầm cảm

2.5.40 Phần D: bao gồm 2 câu hỏi về sự tìm kiếm thông tin về trầm cảm

2.5.41 Phần E: Bao gồm 3 câu hỏi về sự tìm kiếm sự trợ giúp khi có trầm cảm2.5.42 Phần F: gồm 2 câu hỏi về thái độ của mọi người về trầm cảm

2.5.43 Phần G: bao gồm 5 câu hỏi về trạng thái sức khỏe tâm thần và tình trạng công việc trong thời gian vừa qua

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN cứu

Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại của trường Đại học Y Hà Nội, trường Đạihọc khoa học xã hội và nhân văn, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch

Mai, Bệnh viện Tâm thần trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 4/2007-8/2008

4 CÁC BIÊN số VÀ CHỈ số NGHIÊN cứu

2.5.44 Nhóm nguyên nhân chính gây tử vong hoặc loạn hoạt năng: bao gồm cácnhóm bệnh như: ung thư, bệnh tim và đột quỵ, rối loạn tâm thần và hành vi, bệnh phổi và lồng ngực, chấn thương do tai nạn, bệnh nhiễm trùng

2.5.45 Các bệnh được coi là nguyên nhân chính của tử vong hoặc loạn hoạt năng:

là các bệnh cụ thể: nhồi máu cơ tim, trầm cảm, đái đường, ung thư phổi, lạm dụng

rượu

2.5.46 Các bệnh tâm thần gây tử vong hoặc loạn hoạt năng: là các bệnh tâm thần

cụ thể như: trầm cảm, nghiện rượu, ma túy, tự sát, sa sút trí tuệ

2.5.47 Các triệu chứng của trầm cảm: mất ngủ, mệt mỏi, ý tưởng hành vi tự sát

Trang 13

2.5.48 Thái độ tìm kiếm sự giúp đỡ khi có trầm cảm: bác sĩ đa khoa, nhà tâm thần, nhà tâm lý, cán sự xã hội

TÍNH KHẢ THI VÀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN cứu CỦA ĐỂ TÀI

Tính khả thi

2.5.49 Đối tượng nghiên cứu đều là sinh viên các trường đại học, nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân đều là những người đang công tác, học tập, chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện nên đảm bảo cho việc điều tra rất thuận tiện

2.5.50 Nguồn lực và vật lực của khoa như đã mô tả ở trên có thể đảm bảo cho vấn

đề nghiên cứu mang tính khoa học và khách quan

2.5.51.Ban Giám đốc các bệnh viện, Ban Giám hiệu và Ban Chủ nhiệm bộ môn đồng ý cho thực hiện đề tài nghiên cứu này tại các bệnh viện, trường và bộ môn,

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

2.5.52.Đây là nghiên cứu điều tra về thái độ và hiểu biết về trầm cảm nên tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu đề tự nguyện và có thể chấm dứt hợp đồng nghiên cứ bất

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN cứu

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 493 người, kết quả như sau: Bảng

1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu (tỉ lệ %)

SV Y5 (n=130)

SVTL(n=99)

NVYT(n=95)

NN BN (n=169)

Trang 14

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 130 sinh viên Y5, 99 sinh viên năm thứ 3 khoa Tâm lý ĐHKHXH&NV, 95 nhân viên y tế (bác sĩ, bác sĩ tâm thần, điều dưỡng tâm thần), 169 người nhà bệnh nhân tâm thần Tuổi trung bình của các nhóm lần lượt

là 23,3; 22,6; 38,5 và 37,2 tuổi Về cơ cấu giới: nữ giới chiếm đa số ở nhóm sinh viên tâm lý

NHẬN THỨC VỀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH CỦA TỬ VONG HOẶC LOẠN HOẠT NĂNG

Bảng 2 Nhận thức về các nhóm bệnh (chuyên khoa) dược coi là nguyên nhân chính

của tử vong hoặc loạn hoạt năng

Nhóm nguyên nhân SV Y5

(n=130)

SVTL(n=99

NVYT(n=95)

NN

BN (n=1

Bảng 3 Nhận thức về các bệnh (trong các chuyên khoa) được coi là nguyên nhân

chính của tử vong hoặc loạn hoạt năng ở Việt Nam

Nhận xét:

Ngày đăng: 26/09/2015, 17:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w