1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nhận thức và thái độ đối với học tập và một số vấn đề xã hội của học sinh cuối cấp phổ thông trung học hiện nay

89 297 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 4,65 MB

Nội dung

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HỌC TẬP, ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM VÀ CHỌN NGHỀ CHO HỌC SINH CUỐI CẤP PTTH HIỆN NAY 1.. Với tư cách là những nhà nghiên cứu gi

Trang 1

của học sinh cuối cấp phổ thông

trung học hiện nay

Ths Phan Ngoc Anh

Ths Trinh Anh Hoa

Trang 2

MUC LUC

Trang

PHAN IL NHUNG VAN ĐỀ CHUNG

PHẨNI KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU

I Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

1 Tìm hiểu một số khái niệm được sử dụng trong đề tài

1.2 Khái niệm thái độ 7

1.3 Một số nội dung nghiên cứu của để tài 9

3 Một số đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh phổ thông tung học 14

II Những biểu hiện trong nhận thức và thái độ của học sinh

cuối cấp phổ thông trung học hiện nay

Trang 3

3 Định hướng giá trị

4 Xu hướng nghề nghiệp và chọn nghề của học sinh PTTH

4.1 Biểu hiện qua định hướng giá trị 45

PHẦN II MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÁI

ĐỘ ĐỐI VỚI HỌC TẬP, ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM VÀ CHỌN NGHỀ

CHO HỌC SINH CUỐI CẤP PTTH HIỆN NAY

1 Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về tình hình

II Đề xuất những hình thức và biện pháp giáo dục 61

PHU LUC 72

Trang 4

2000 là “thực hiện giáo dục toàn diện, đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất

cả các bậc học Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành” (1) nhằm khắc phục tình trạng đáng lo ngại của giáo dục và đào tạo trong một số năm qua là “ một bộ phận học smh sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản

thân và đất nước” (2)

Với mục tiêu chung đó, vận dụng vào nhà trường phổ thông trung

học ( PTTH) hiện nay, ngoài việc truyền thụ kiến thức, còn cần phải coi trọng

giáo dục tư tưởng, đạo đức chính trị để nhân cách học sinh được phát triển một

cách hài hoà, phong phú, phù hợp với sự thay đổi và phát triển từng ngày của đời sống kinh tế - xã hội

Việc nghiên cứu nhận thức và thái độ với một số đặc trưng lứa tuổi của

học sinh PTTH là nhằm đáp ứng những mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 đã đề ra

1.2 Trong mối băn khoăn về những vấn đề xã hội nảy sinh từ nền kinh

tế thị trường những năm gần đây, nổi cộm lên một số vấn để đáng chú ý đã

gây bao lo lắng, thậm trí lo sợ đối với các thế hệ đàn anh đi trước Đó là các tệ

nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, trộm cướp, bạo hành cho đến những thay đối xoay chiều, thực dụng, cơ hội trong nhận thức của thanh niên dẫn đến suy

Trang 5

thoái về đạo đức, lý tưởng, nhân cách Lứa tuổi học sinh PTTH không nằm ngoài quỹ đạo của những thay đổi này Trước một hiện tượng của sự vận động thay đối không ngừng của xã hội, thanh niên tiếp nhận thành quả, kế thừa cha anh những di sản của thời đại trước cho phù hợp với thời đại của mình Trong

quá trình tiếp nhận đó, có cả chiều hướng tích cực và tiêu cực

Với tư cách là những nhà nghiên cứu giáo dục, cần thiết phải di sau tim hiểu thực trạng, xác định và phân tích nguyên nhân ảnh hưởng tới những thay đổi trong nhận thức và thái độ của học sinh PTTH hiện nay về một số vấn đề

mang tính xã hội và đặc trưng của lứa tuổi như quan niệm về tình bạn, tình yêu, mơ ước về tương lai hay ý thức trong việc lựa chọn nghề nghiệp Cần phải

biết được họ suy nghĩ gì và thể hiện thái độ của mình như thế nào trước hoàn

cảnh đổi mới, mở cửa với nền kinh tế thị trường ở nước ta

1.3 Nhân cách người học sinh chỉ có thể hình thành và phát triển bên vững khi cả 3 mặt nhận thức, tình cảm và hành động cùng phát triển, hoà

quyện vào nhau Nhận thức và thái độ tích cực sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy người học sinh nhiệt tình, hăng say rèn luyện, phấn đấu, khó bị sa đà vào

những hành vi lệch lạc so với những hành vi chuẩn mực được xã hội chấp

nhận

I4 Học sinh PTTH cuối cấp là lực lượng hùng hậu chiếm một tỉ lệ

tương đối lớn trong sự phát triển nguồn nhân lực của nước ta Họ là lực lượng

đáng kể cho tạo nguồn, thực hiện "đào tạo nhân lực” có kỹ thuật, đáp ứng

những yêu cầu mới của đất nước Tuy vậy ở các em, sự phát triển đầy đủ, ổn

định về nhân cách còn đang được xác lập, định hình và còn gặp những trở

ngại Nghiên cứu đối tượng này lại càng quan trọng và cấp thiết nhằm dé ra

một số biện pháp giúp đỡ giáo dục các em

Trang 6

1.5 Từ trước đến nay ở nước ta, rất ít công trình nghiên cứu về lứa tuổi học sinh PTTH Đặc biệt, những điều tra xã hội học về tâm tư, nguyện vọng, mong muén và những ý kiến đóng góp của lứa tuổi này trong cuộc sống Sôi -

động thay đối từng ngày đang diễn ra ở nước ta hầu như ít được đề cập Đó

chính là nhận thức và thái độ của các em trước những hiện tượng của cuộc

sống - vấn đề cần thiết đặt ra cho các nhà nghiên cứu

I MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Mục đích nghiên cứu

Chỉ ra hiện trạng các biểu hiện nhận thức và thái độ của học sinh PTTH

cuối cấp (lớp12) trong học tập và một số vấn đề như tình bạn, tình yêu, định hướng giá trị và chọn nghề - là những đặc trưng của lứa tuổi này

Qua đó xây dựng và hình thành một tài liệu khoa học lí luận và thực tiễn về học sinh PTTH cuối cấp, làm cơ sở cho công tác giáo dục học sinh và thanh niên hiện nay

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Sưu tập hệ thống tài liệu về học sinh PTTH cuối cấp làm tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2 Tìm hiển cơ sở lý luận, một số khái niệm trong nội dung nghiên

cứu

2.3 Điều tra, khảo sát, phân tích hiện trạng mức độ nhận thức, thái độ của học sinh PTTH cuối cấp hiện nay trong học tập và những vấn đề về tình bạn, tình yêu, chọn nghề và định hướng giá trị

2.4 Đề xuất một số biện pháp giúp đỡ và giáo dục cho học sinh PTTH

cuối cấp hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:

Trang 7

3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này dùng để đọc, phân tích và xác định các tài liệu, sách báo có liên quan tới nội dung nghiên cứu Nội dung đó là nhận thức và thái độ học sinh PTTH cuối cấp đối với một số vấn đề về học tập, tình bạn, tình yêu, chọn nghề và định hướng giá trị

Phương pháp này được sử dụng kết hợp với một số phương pháp khác

trong việc phân tích kết quả điều tra

3.2 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong quá trình thực hiện đề

tài khi cần xin ý kiến đóng góp, ý kiến chỉ đạo của các nhà khoa học, các cán

bộ nghiên cứu cho từng bước thực hiện để tài (Chẳng hạn khi xác định các nội

dung điều tra, thiết kế các phiếu điều tra và phân tích các kết quả nghiên cứu)

3.3 Phương pháp điều tra

Điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ

của đề tài Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh và một số giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đối với các nội

dung về học tập, đời sống tình cảm, định hướng giá trị và chọn nghề của lứa tuổi học sinh này

Chúng tôi đã sử dụng hai loại phiếu hỏi: một loại dành cho học sinh

và một loại đành cho giáo viên và cán bộ quản lý các trường PTTH

( Xem phần phụ lục)

Khách thể điều tra của chúng tôi gồm 1011 học sinh lớp 12 của một số

trường PTTH thuộc 3 khu vực thành phố, nông.thôn và miền núi

Vùng thành phố: Học sinh lớp 12 trường PTTH Kim Liên, quận Đống

Đa - Hà nỘI

Vừng nông thôn, đồng bằng: Học sinh lớp 12 của 2 trường PTTH Lê Quý Đón và PTTH Vũ Tiên huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Trang 8

Vùng miền núi: học sinh lớp 12 của 2 trường PTTH Chuyên Cao Bằng

và PITH Pò Tấu, tỉnh Cao Bằng

Để có những thông tin đa dạng phản ánh thực chất hiện trạng nhận thức

và thái độ của học sinh với một số nội dung xác định ở những vùng, miền có

mặt bằng dân trí, nhu cầu nguồn nhân lực đào tạo, trình độ phát triển kinh tế -

khác nhau, các nhóm khảo sát đã thu thập thông tin và xử lý 1011 phiếu điều tra, thăm dò ý kiến học sinh trong đó có 499 em nam và 512 em nữ Đồng thời lấy ý kiến 27 giáo viên đang trực tiếp tham gia quản lý và giảng dạy các trường nói trên Họ là những người có kinh nghiệm trong dạy học, trong công tác giáo dục học sinh và tâm huyết với ngành giáo dục Chúng tôi đã tìm hiển

sự đánh giá của họ về tình hình và các biện pháp giáo dục học sinh PTTH hiện nay

3.4 Phương pháp toán học

Trong đề tài khi xử lý các số liệu điều tra, chúng tôi đã dùng phương pháp toán học để xác định tỉ lệ phần trăm số học sinh và giáo viên tham gia

nhằm tính toán kết quả điều tra

4 Kế hoạch nghiên cứu

4.1 Xây dựng để cương nghiên cứu chỉ tiết: xác định mục đích, nội

dung, phương pháp, kế hoạch triển khai đề tài

4.2 Nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan để xác định một số nội dung cần điều tra

4.3 Soạn thảo các phiếu điều tra

4.4 Chọn địa bàn, đối tượng và mẫu điều tra

4.5 Tổ chức, triển khai, thực hiện điều tra

4.6 Xử lý kết quả điều tra

4.7 Viết báo cáo tổng hợp đề tài.

Trang 9

5.Những người tham gia nghiên cứu

Các cán bộ tham gia gồm:

1 PTS Lé Van Anh-Ban Phổ thông-Viện NCPTGD-Chủ nhiệm

Cử nhân Nguyễn Xuân Ngạn - Ban Phổ thông - Viện NCPTGD

3 Thạc sỹ Phan Thị Ngọc Anh - Ban Mầm nơn - Viện NCPTGD

4 Thạc sỹ Đào Vân Vy-Ban Phổ thông-Viện NCPTGD-Thư ký

5 Thạc sỹ Trịnh Thị Anh Hoa -Ban Phổ thông-Viện NCPTGD

Cac céngtdc viên

Một số hiệu trưởng và giáo viên ở các đơn vị mà để tài đã tổ chức

nghiên cứu, trao đổi:

Trường PTTH Kim liên- Thành phố Hà nội

Trường PTTH Vũ Tiên- huyện Võ thư- Tỉnh Thái bình

3 Trường PTTH Lê Quý Đôn-Tỉnh Thái bình

4 Trường PTTH Chuyên Cao bằng- Tỉnh Cao bằng

5 Trường PITH Pò Tấu- Tỉnh Cao bằng

6 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 1996 đến tháng 12 năm 1997

7 Kinh phí được cấp trong 2 năm tổng cộng là 8.500.000 đồng.

Trang 10

PHAN

KET QUA NGHIEN CUU

L CO SG LY LUAN VA THUC TIEN CUA DE TAI

1 Tìm hiểu một số khái niệm co bản

I.1 Khái niệm nhận thức

Như chúng ta đã biết, nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người ( Nhận thức, tình cảm, hành động) Nhận thức là tiền đề của hai mặt tình cảm và hành động, đồng thời có quan hệ chặt chế với chúng

và với các hiện tượng tâm lý khác

Nhờ hoạt động nhận thức, chúng ta không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh ta, mà cả hiện thực bản thân ta, không chỉ phản ánh cái bên ngoài mà

cả bản chất bên trong, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua và cái

sẽ tới, phản ánh các quy luật phát triển của biện thực

Trong phạm vi và các điều kiện thực hiện của đề tài, khái niệm nhận thức ở đây được dùng với nghĩa là “Sự biểu biết, sự nắm bắt của con người về các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người Là sự hiểu biết về một vấn đề nào

đó." (3)

Sự hiểu biết đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực được xã hội chấp nhận sẽ trở

thành nhân tố quan trọng cho hành động đứng và ngược lại

1.2 Khái niệm thái độ

Khi xem xết một con người với tư cách là một nhân cách, người ta phải chú ý phân tích những biểu hiện tâm lý có tinh bản chất của người ấy Trong tâm lý học nhân cách, khi nghiên cứu đời sống tâm lý con người đều chú ý phân tích những biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi của họ Một nhân cách lành mạnh, bình thường nghĩa là giữa nhận thức, thái độ, hành vị có sự

Trang 11

thống nhất tương đối, thể hiện sự ổn định nội tại của nhân cách và quan hệ cân

bằng với môi trường xung quanh

Về khái niệm này, có thể nêu ra một số định nghĩa khác nhau

a Thái độ của cá nhân là sự phản ánh mối quan hệ của cá nhân ấy đối với hiện thực Do đó, có thể nói hệ thống thái độ của cá nhân là nói đến hệ thống các mối quan hệ của cá nhân đó đối với hiện thực

Thái độ chủ yếu do tình cảm , nhận thức, xu hướng, ý chí , niém tin tạo

nên (4)

b Thái độ được coi như một chỉnh thể, hệ thống các mối liên hệ mang

tính cá nhân, có lựa chọn và có ý thức của nhân cách đối với một số khía cạnh

xác định thực tại khách quan (5)

c Thái độ là những thuộc tính liên kết

của nhân cách, chúng để lại dấu ấn nhất định trên toàn bộ quá trình tâm lý,

hiện tượng tâm lý, đặc biệt được biểu hiện dưới sắc thái tình cảm và trong các

khâu của quá trình gắn liền với sự lựa chọn và quyết định (6)

d Thái độ là sự phản ứng cơ bản đầu tiên đối với tác động của tình

huống trong đó chủ thể phải đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ (7)

e Tâm lý học Mác xít cho rằng : Thái độ là sự sẵn sàng ổn định của cá

nhân để phản ứng với một tình huống, hay một phức thể tình huống, thái độ

vốn có xu hướng rõ rệt, hình thành theo quy luật nhất quán phương thức xử thế của các cá nhân

g Thái độ của một người đối với các vấn đề hoặc các sự kiện là sự đáp ứng bằng lời hoặc sự đáp ứng trực tiếp hay là sự đối chiếu, so sánh mà có hên quan tới cảm giác, nguyện vọng ( 8)

h Tất cả mọi người đều có thái độ Đó là sự-phản ứng tích cực hay tiêu

cực đối với người khác, với một nhóm người, một vật thể, tình huống có liên

quan tới đối tượng con người hoặc tư tưởng nào đó Thông thường khi biết được thái độ có thể dự đoán được con người đó phản ứng theo hướng nào, tức

là dự đoán được hành vi trong nghề nghiệp và cuộc sống (9)

Trang 12

i Theo Từ điển Tâm lý do Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chủ biên: Thái độ

là sự phản ứng tức thời, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay phản đối để tạo ra sự định hướng cho việc ứng phó Thái độ có liên quan đến động

cơ và các dục vọng bản năng Thái độ thay đổi trong quá trình hoạt động và tuỳ hoàn cảnh (10)

k Từ điển Tâm lý học định nghĩa: Thái độ là tâm thế hướng tới sự phân

ứng nào đó Thái độ bao gồm những ý kiến, những niềm tin, cảm xúc, tâm trạng và được biểu hiện bằng sự hưởng ứng hay phản đối, thừa nhận hay

không thừa nhận, thích hoặc là không thích v v (11)

Như vậy, qua một số khái niệm nêu trên, chúng tôi nhận thấy bản chất

của thái độ chính là sự phản ứng, chính là những thuộc tính liên kết của nhân

cách Thái độ là thành phần quyết đmh trong hành vi, có ý nghĩa chế định

quan điểm, ý kiến, cách nhìn của chúng ta đối với mọi vấn đề và tạo ra sự nhất

quán trong hành vị

Thái độ có liên quan mạnh mẽ với các thuộc tính tâm lý như hứng thú,

lý tưởng, niềm tin, thế giới quan

Xuất phát từ bản chất của thái độ, để tài của chúng tôi nghiên cứu

những biểu hiện thái độ của học sinh PTTH theo ý nghĩa là sự phản ứng của

họ với các nội dung nghiên cứu đã định, biểu hiện bằng sự tán thành hay phản

đối, thừa nhận hay không thừa nhận, thích hoặc không thích Chúng tôi cho rằng với quan niệm thái độ như vậy có thể chưa hoàn toàn đầy đủ, nhưng trong điều kiện và phạm vi cho phép của đề tài, chúng ta vẫn có thể thu nhận những

thông tin bổ ích và cập nhật về biểu hiện nhận thức và thái độ của học sinh

PTITH đối với một số vấn đề đặc trưng cho lứa tuổi và những bất cập trong

1.3 Một số nội dung nghiên cứu trong đề tài

Đề tài của chúng tôi đi sâu tìm hiểu nhận thức - thái độ của học sinh lớp cuối cấp PTTH đối với một số hoạt động đặc trưng của lứa tuổi Những

hoạt động đặc trưng đó là:

Trang 13

1 Hoat dong hoc tap

2 Đời sống tình cảm: bao gồm tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu

3.Định hướng giá trị

4 Xu hướng nghề nghiệp và chọn nghề

Theo chúng tôi, đây là những mặt hoạt động chủ yếu nhất trong đời sống của học sinh PITH Những mặt hoạt động chủ đạo này, nếu được nghiên cứu và có những biện pháp giáo dục phù hợp sẽ góp phần đáng kể vào

sự hình thành và phát triển nhân cách của các em theo những yêu cầu mà xã hội mong muốn trong những giai đoạn lịch sử nhất định

1.3.1 Hoạt động học tập là một trong những hoạt động chủ đạo đối với học sinh PTTH $o với hoạt động học tập của thiếu niên, hoạt động học tập của học sinh PTTH đề ra những yêu cầu cao hơn đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em Muốn lĩnh hội sâu sắc các môn học, các em cần phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duy khái quát phát triển đầy đủ

Thái độ của học sinh PTTH đối với việc học tập cũng có những

chuyển biến rõ rệt Học sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái

quát nghĩa là các em ý thức được rằng các em đang đứng trước ngưỡng cửa

của cuộc sống tự lập Vì vậy, thái độ có ý thức đối với việc học tập của các

em được tăng lên mạnh mẽ Học tập bắt đầu mang ý nghĩa sống còn trực tiếp

vì các em đã ý thức được một cách rõ ràng rằng vốn tri thức, kỹ năng và kỹ xảo hiện có, kỹ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà trường phổ thông là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống

1.3.2 Cùng với hoạt động học tập, đòi sống tình cảm ở học sinh PTTH cũng

là nét đặc trưng, cơ bản, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển

nhân cách của các em Tình cảm chiếm vị trí quan trọng trong số những động lực và nhân tố điều chỉnh hành vi, hoạt động của cá nhân Nếu con người không có thái độ cảm xúc đối với hoạt động lý luận hay thực tiễn thì sẽ không

Trang 14

nỗ lực đến mức độ cần thiết Tình cảm thôi thúc con người làm việc có kết quả

và góp phần nâng cao sức mạnh tỉnh thần và thể chất

Tinh cảm là những kết cấn sâu kín nhất, mật thiết nhất của nhân cách ˆ

con người, là thái độ của con người đối với các mặt khác nhau của hiện thực

là nhân sinh quan của cá nhân

Vấn đề nổi bật trong đời sống tình cảm của thanh niên là tình bạn, tình

yêu Các em có nhu cầu giao lưu với bạn bè để trao đổi, bàn bạc với nhau

những chuyện về tương lai, về quan điểm sống v v Chính nhu cầu giao lưu được phát triển là cơ sở của các mối quan hệ cá nhân được mở rộng ở học sinh PTTH Hoc sinh PTTH có một đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc hơn tất cả các lứa tuổi trước Tình cảm thanh niên rộng lớn hơn và có cơ sở lý trí vững chắc Họ có yêu cầu cao trong tình bạn Bên cạnh tình bạn thì tình yêu cũng đã xuất hiện Đó là những mối tình đầu mang tính chất thuần khiết, lý tưởng và chưa rõ ràng, chưa dứt khoát ranh giới giữa tình bạn và tình yêu

Trong tình cảm của thanh niên cũng còn những nét đặc sắc, như tình yêu đối với cái mới và cái đẹp Thanh niên rất nhạy bén và háo hức với cái mới, cái đẹp.Họ có khát vọng muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống Họ không chỉ biết cảm thụ cái đẹp mà còn biết sáng tạo cái đẹp, sáng tạo nghệ thuật

1.3.3 Liứa tuối học sinh PTTH còn là lứa tuổi tự xác định về nghề

nghiệp, về cuộc sống lao động của mình Vì vậy, hoạt động lao động và lựa chọn nghề nghiệp cũng là hoạt động có ý nghĩa cơ bản đối với sự phát triển

nhân cách của học sinh lứa tuổi này Loại hoạt động nậy có liên quan khăng

khít và chi phối lẫn nhau với hoạt động học tập Thái độ lựa chọn của các em đối với từng môn học lại là những hứng thú, khuynh hướng có liên quan tới xu

hướng nghề nghiệp Các em bắt đầu có hứng thú ổn định, đặc trưng đối với

một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một lĩnh vực hoạt động nào đó

Xu hướng về tương lai gắn liền với xu hướng nghề nghiệp Xu hướng về tương lai là xu hướng đặc trưng cho lứa tuổi học sinh PTTH Nó chịu ảnh hưởng viễn cảnh gần gối về cuộc sống lao động tự lập của học sinh PTTH Do

Trang 15

đó, học sinh PTTH có những ước mơ táo bạo và muốn làm những việc có ý nghĩa xã hội lớn lao Nói về tuổi thanh niên, M.I.Kalmm đã từng viết :

"Thanh niên bao giờ cũng có ý nguyện cuốc bộ khắp thế giới, làm thuỷ thi, làm thuyên trưởng, khám phá ra những đại châu mới, Và đó cũng là lễ tự

nhiên"

1.3.4 Đặc trưng cuối cùng trong sự hình thành và phát triển nhân cách lứa tuổi học sinh PTTH là /Øhế giới quan đã được phát triển hoàn chỉnh về cơ bản và định hướng giá trị có những thay đổi Điều này có nghĩa là ở học

sinh PTTH, hệ thống các quan điểm về xã hội, về tự nhiên, về các nguyên tắc

chính trong phạm vi đề tài nghiên cứu của chúng tôi

2 Sơ lược tình hình nghiên cứu

Việc nghiên cứu và xác định những đặc điểm tâm lý và nhân cách lứa

tuổi học sinh PTTH là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết bởi không có một thời kỳ nào lại có tầm quan trọng đối với suốt quãng đời về sau như thời kỳ

thanh niên Bác Hồ đã nói:

Một năm bắt đầu từ mùa xuân Một đời bắt đâu từ tuổi trẻ

Ai cũng thấy được tầm quan trọng, nhưng nghiên cứu về lứa tuổi này còn rất hạn chế

Trang 16

Điểm lại tình hình nghiên cứu về nhận thứcvà thái độ của hoc sinh

PTTH ở những mặt góp phần cho sự phát triển nhân cách, chúng tôi xin nêu

một số nhận xét sau đây:

2.1 Hệ thống giáo dục thái độ đối với tự nhiên, xã hội và bản thân tuy

đã được quan tâm giáo dục từ tuổi mẫu giáo, nhi đồng, thiếu niên và thanh niên, nhưng những yêu cầu về giáo dục nhân cách nói chung và giáo dục thái

độ nói riêng có lẽ còn quá cao , quá lý tưởng và thiên về lý thuyết, về những

giá trị chung có tính chất xã bội, chính trị là chủ yếu Những thái độ ứng xử trong quan hệ cá nhân, gia đình, thái độ trong tình bạn, tình yêu, chọn nghề và các hành vi cụ thể trong cuộc sống còn rất ít được quan tâm nghiên cứu cụ

thể

2.2 Những công trình nghiên cứu về học sinh PTTH từ những năm

1980 trở lại đây chủ yếu là những nghiên cứu về xu hướng nghề nghiệp của

các em Trong 40 tài liệu mà chúng tôi thu nhận và tham khảo thì đã có tới 20 tài liệu nghiên cứu về nguyện vọng, xu hướng nghề nghiệp của học sinh

PTTH Những mặt nghiên cứu nhân cách khác hầu như chưa được đề cập Có

chăng, một số công trình nghiên cứu về tình bạn, tình yêu, lý tưởng hay định hướng giá trị của thanh niên lại tập trung chủ yếu vào lứa tuổi thanh niên sinh

viên ở các trường Đại học, Cao đẳng hay Dạy nghề Từ những luận án Sau đại

học của Phan Quốc Lân "Bước đâu tim hiểu một số biểu hiện lý tưởng của

thanh niên sinh viên"- ĐHSP, 1983 hay "Bước đầu tìm hiểu quan niệm về

tình bạn khác giới, tình yêu của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc họa

Trung uong va một số đề xuất trong việc giáo dục tình bạn, tình yêu cho sinh

viên" -ÐĐHSP, 1987 của Định Thị Hà cho đến công trình nghiên cứu cấp nhà nước KX-07 chủ yếu-tập trung vào lứa tuổi thanh niên sinh viên đại học

Một số nghiên cứu về nhận thức, thái độ của Đỗ Thị Hoà, Phan Thị

Ngọc Anh cũng lại chỉ tập trung vào đối tượng thanh niên học sinh học nghề

Như vậy, số công trình nghiên cứu về học sinh PTTH cho đến nay còn quá ít

ôi Có chăng mới tập trung vào một đặc trưng tiêu biểu của lứa tuổi là những

Trang 17

xu hướng và nguyện vọng chọn nghề của các em Các mặt đặc trưng khác

trong sự phát triển nhân cách lứa tuổi này chưa được quan tâm nghiên cứu một

cách thoả đáng Do vậy, đề tài của chúng tôi mạnh đạn ởi sâu tìm hiểu thực :

trạng về nhận thức và thái độ đối với học tập, đời sống tình cảm như tình bạn tình yêu, định hướng giá trị, xu hướng về tương lai và chọn nghề của học sinh

PTTH hiện nay Hy vọng gớp phần xây dựng và hình thành một tài liệu khoa

học về lý luận và thực tiễn cho dù còn sơ lược, chưa hoàn toàn đầy đủ về lứa

tuổi học sinh PTTH Đây là lứa tuổi của nguồn lao động và nhân lực, đóng

góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước trong những năm tdi cua thé ky 21

3 Một số đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh PTTH

La tuổi học sinh PTTH thường được gọi là tuổi đầu thanh niên, là thời

kỳ phát triển của trẻ từ 15,16 đến 17,18 tuổi Tới cuối lứa tuổi này, học sinh đã

có được mức độ trưởng thành về tư tưởng và tâm lý, đủ để các em bắt đầu

cuộc sống tự lập, học tiếp lên đại học hoặc lao động sản xuất sau khi tốt nghiệp trường phố thông trung học

Đứng về mặt sinh học, tuổi thanh niên là thời kỳ mà sự tăng trưởng của cơ thể đã đạt đến trình độ hoàn thiện Thời kỳ tăng trưởng và phát triển mãnh liệt của cơ thể đặc trưng cho tuổi thiếu niên được kết thúc, bắt đầu một

thời kỳ phát triển thể chất êm đềm, sự dậy thì được kết thúc, sự mất cân đối

đặc trưng cho tuổi thiếu niên trong sự tăng trưởng của tim và các mạch máu

được san bằng, huyết áp được điều hoà, sự hoạt động nhịp nhàng của các

tuyến nội tiết được xác lập Nhịp độ tăng trưởng của thân hình bị chậm lại, lực

cơ tăng rõ rệt, thể tích lồng ngực tăng thêm; quá trình cốt hoá của bộ xương

được kết thúc Tới cuối tuổi học sinh PTTH thì nam và nữ thanh niên thường

đạt tới mức độ trưởng thành nhất định về thể chất Vào thời kỳ này, con người

có một cơ thể cân đối, đẹp đế nhất và có sức lực đồi dào nhất.

Trang 18

Về sự phát triển nhân cách, học sinh PTTH có những đặc điểm sau

đây

Sư tự ý thức của học snh PTTH mang một tính chất mới về chất, găn với nhu cầu nhận thức và đánh giá các phẩm chất tâm lý, đạo đức trong nhân cách của mình cả trên bình diện các mục đích và nguyện vọng cụ: thể trong

cuộc sống Nếu thiếu niên đánh giá mình theo cái hiện tại, thì thanh mên

đánh giá mình theo cái tương lai

Một nét đặc trưng của sự phát triển đạo đức ở lứa tuổi này là sự tăng cường vai trò của các niềm tin đạo đức, ý thức đạo đức trong hành vi

Chính ở đây đã hình thành nên kỹ năng lựa chọn con đường đúng đắn

cho hành vi trong những hoàn cảnh và tình huống khác nhau, kỹ năng điều khiển hành vi của mình theo những con đường đó So với thiếu niên, học sinh

PTTH nhận thức và hiểu biết các phẩm chất đạo đức của nhân cách sâu sắc bơn nhiều, hiểu rõ các sắc thái tĩnh tế nhất của các khái niệm tương ứng

Về sự phát triển trí tuệ

Trí tuệ của học sinh PTTH mang tính nhạy bén và phát triển đến trình

độ tương đối cao Tư duy của thanh niên tỏ ra chặt chẽ và nhất quán, phân biệt được giữa bản chất và hiện tượng, tư duy trở nên sâu sắc nhờ khả năng

khái quát hoá, trừu tượng hoá được phát triển

Ngôn ngữ của thanh niên phát triển gấn chặt với sự phát triển của tư duy

Trí nhó của thanh miên cũng có những chất lượng mới, trước hết thiên

về nhớ có ý nghĩa, thường ít ghi nhớ một cách máy móc Tuy nhiên còn có

nhược điểm như ghi nhớ chung chung, ít cụ thể, thiếu chính xác

Tưởng tượng của thanh niên phát triển mạnh Biểu tượng và tưởng

tượng của thanh niên mang tính sáng tạo và khoáng đạt, nhưng lại được gắn liên với hiện thực Đó là cơ sở cho những hoạt động sáng tạo của thanh niên

Sự hình thành thế giới quan

Đến tuổi thanh niên thế giới quan được phát triển, hoàn chỉnh về cơ

Trang 19

bản Nghĩa là ở họ đã hình thành hệ thống các quan điểm về xã hội, về tư

nhiên, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử Thế giới quan đó dân dân biến

thành niềm tin, vạch phương hướng cho thanh niên trong cuộc sống

Về đời sống tinh cam

Học sinh PTTH là lứa tuổi có nhiều đối mới trong quá trình phát triển

và xã hội hoá các xúc cảm, được biểu hiện ở một số đặc điểm sau đây:

+ Nội dung chất lượng của các rung động, thể nghiệm trở nên phong phú hơn Phạm vi các khách thể gây nên sự đáp ứng xúc cảm được mở rộng, xúc cảm được phân hoá

+ Khả năng tự kiểm soát và tự điều chỉnh xúc cảm và hành vi được hình

thành

+ Sự nhạy cảm với các ấn tượng mới của đời sống được biểu hiện ở chỗ

các em có những rung động sâu sắc với các quan hệ qua lại trong gia đình, trong sinh hoạt, trong nhà trường Đặc biệt lứa tuổi này rất nhạy cảm với những rung động của người khác

+ Cùng với sự phát triển của ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức cũng được hình thành ở các em Thế giới tình cảm của thanh niên vô cùng đa dạng và phong phú Vấn đề nổi bật trong đời sống tình cảm của thanh miên là tình bạn, tình yêu

Tình bạn là tinh cam quyến luyến quan trọng nhất ở đầu tuổi thanh

niên và là giai đoạn tất yếu của quá trình cảm thông và hiểu biết lẫn nhau của con người Sự giao lưu với bạn bè cùng tuổi vẫn giữ một vai trò trọng yếu

trong đời sống tình cảm của tuổi đầu thanh niên Ở tuổi này, tình bạn với

những người cùng tuổi có màu sắc xúc cảm đặc biệt, mang tính chất ổn định

và sâu sắc Quan hệ bạn bè cùng tuổi chiếm vị trí tuyệt đối Quan hệ với

những bạn bè lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn chiếm một vị trí nhỏ bé Điều này

chứng tỏ thanh niên khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc

sống Quan hệ phụ thuộc dựa đẫm vào cha mẹ dân dần được thay bằng quan

hệ bình đẳng, tự lập.

Trang 20

Tinh bạn của thanh niên lại đưa sự tâm tình, thân mật, tình cảm ấm áp,

thái độ chân thành lên hàng đầu Các em luôn muốn được "dốc bầu tâm sự”

với bè bạn Chính tình bạn thân thiết ,, chân thành sẽ cho phép các em đối chiếu được những thể nghiệm, ước mơ, lý tưởng, cho phép các em học được cách nhận xét, đánh giá về mình

Ở tuổi học sinh PTTH, bên cạnh tình bạn thi finh yéu cũng đã xuất

hiện Tình yêu nam nữ là một trạng thái hoàn toàn mới mẻ trong đời sống tình cảm của thanh niên mà ở thiếu niên chưa có Thực ra ở thiếu niên đã xuất hiện

sự quan tâm đến bạn khác giới nhưng tình yêu thực sự mạnh mẽ và sâu sắc

chỉ xuất hiện ở đầu tuổi thanh niên Đó là những mối tình đầu mang tính chất

thuần khiết, lý tưởng và chưa rõ ràng, chưa dứt khoát danh giới giữa tình bạn

và tình yêu Tình yêu ở lứa tuổi thanh niên về cơ bản là tình cảm lành mạnh,

trong trắng

Xu hướng về tương lai là nét nổi bật của thanh miên Đây là thời kỳ

mà thanh niên rất khát khao lý tưởng và muốn xây dựng cho mình một lý tưởng tốt đẹp Lý tưởng của thanh niên mang tính khái quát cao và đậm màu

sắc lãng mạn Xu hướng về tương lai gắn liền với xu hướng nghề nghiệp

Các nét tính cách khác của thanh niên

Tính độc lập, tính kiên quyết và quả cảm, tính thẳng thắn là những nét

tiêu biểu của tính cách thanh niên Họ thường có thái độ đứt khoát trong hành

động, không sợ khó khăn trở ngại Tuy vậy không phải bao giờ thanh riên

cũng suy tính mọi hoàn cảnh, lường hết những khó khăn trở ngại có thể nảy

sinh và nhiều khi cũng không đánh giá đúng sức lực của mình, thậm chí có

khi vì nôn nóng mà liều mạng

Tóm lại, tuổi thanh niên có một vị trí đặc biệt quan trọng trong cả đời

người Đây là thời kỳ hoàn thành về căn bản cả một quá trình trưởng thành và phát triển lâu dài của con người về mặt sinh lý cũng như tâm lý Đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất và tinh thân, và được coi là mùa

xuân của cuộc đời

Trang 21

II NHŨNG BIẾU HIỆN TRONG NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH

PTTH CUỐI CẤP HIỆN NAY

1 Đối với hoạt động hoc tập

1.1 Sơ lược vấn đề lý thuyết của hoạt động hoc tap

Mọi người đều hiểu rằng con người phải tiếp thu mọi kiến thức và kỹ

nang của mình thông qua học tập Những kinh nghiệm hàng ngày cũng cho

thấy kiến thức được truyền từ người lớn sang đứa trẻ và đứa trẻ thu nhận được bằng những cách thức rất khác nhau trong quá trình trẻ tiếp xúc với sự vật, hiện tượng của môi trường xung quanh Vậy thì những gì sẽ được bao hàm

trong khái niệm học tập? Và có thể xem xét quá trình học tập cũng như các

nhân tố ảnh hưởng tới nó như thế nào?

Theo J Lompso- nha Tam lý hoc Dite thi :" Hoc tập không chỉ là tiếp thu các kiến thức và kỹ năng mà là hình thành nên toàn bộ nhân cách hoc

sinh với tư cách là thực thể xã hội."(12)

Ngay từ khi bắt đầu cuộc sống của mình, con người đã chung sống với những người khác trong cộng đồng Giữa họ và những người khác có mối quan

hệ gián tiếp hay trực tiếp, nghĩa là có những mối quan hệ liên nhân cách hoặc

mang tính chất xã hội Với tư cách là một nhóm những điều kiện xã hội, tuỳ

theo vị trí của chúng trong hệ thống các điều kiện, họ có ảnh hưởng đến quá

trình phát triển của cá nhân và những đặc điểm của hành vi Những điều kiện

xã hội trong nhóm mà học sinh phụ thuộc vào (còn gọi là nhóm quy chiếu) có

ý nghĩa đặc biệt đối với diễn biến của quá trình học tập Học sinh hướng thái

độ và nhận thức của mình theo yêu cầu và chuẩn mực của nhóm; nhóm đánh giá thái độ, kết quả nhận thức của họ và góp phần cải thiện họ Từng hoc sinh _.g6p phần tạo nên cuộc sống xã hội của nhóm, học tập và rèn luyện cho phù hợp với yêu cầu của nhớm Vì vậy có thể nói rằng, quá trình học tập của học

sinh đều được diễn biến theo những động cơ nhất định, trong đó động cơ có

tính chất xã hội mang ý nghĩa quan trọng Những người liên quan trong nhóm

Trang 22

mà các em đang sống sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình học tập của các em như : bố, mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, người thân v.V

Mặt khác, sự nỗ lực của cá nhân, ý chí cũng như năng lực của từng em cũng có những ảnh hưởng quan trọng tới quá trình học tập Một yếu tố được xem là chủ yếu đối với việc học tập là : Trong từng trường hợp cụ thể học sinh

có muốn học hay không ( hứng thú học tập); học để làm gì (động cơ học tập)

và học tập với kết quả như thế nào (năng lực học tập) Trong bất kỳ trường hợp nào thì động cơ học tập và tỉnh thần sẵn sàng học tập cũng là những điều kiện

cơ bản , bên trong của quá trình học tập

1.2 Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh PTTH

Cùng với các đặc điểm tâm lý-nhân cách, học sinh cuối cấp PTTH nổi bật lên trong hoạt động học tập bởi ý chí và tính độc lập khi giải quyết nhiệm

vụ các môn học Điều này được thể hiện trước hết qua động cơ học tập của

các em Động cơ học tập luôn được hình thành và phát triển trong từng tiết học qua những công việc của thầy và trò

Trong thực tiễn giáo dục, phần lớn học sinh cuối cấp PTTH déu hoc tap bởi sự thôi thúc của hai nhân tố sau:

+ Một là, học tập, sức hấp dẫn, lôi cuốn của bản thân trị thức và những

phương pháp giành lấy tri thức ấy Mỗi buổi đến trường là một lần các em cảm

thấy nguyện vọng hoàn thiện tri thức của mình được thực hiện một phần Ở trường hợp này nguyện vọng hoàn thiện tri thức được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học Động cơ này được gọi là động cơ hoàn thiện tri thức

+ Hai là, các em học tập không phải vì sức hấp dẫn của tri thức khoa học mà là sự hài lòng của cha mẹ, thầy cô, sự khâm phục của bạn bè và địa vị của cá nhân trong cuộc sống sau này Trong trường hợp này, những mối quan

hệ xã hội của cá nhân được hiện thân ở đối tượng học tập

Về mặt trí tuệ, ở giai đoạn cuối cấp PTTH, tư duy của học sinh có đặc

điểm dựa vào những vật liệu có tính chất tượng trưng, dựa vào một hệ thống

Trang 23

ký hiệu quy ước như ngôn ngữ hoặc hệ thống ký hiệu toán học, sự suy luận hình thức boá tiến hành nhờ các giả thuyết và các suy diễn Các khái miệm hình thành được trong giai đoạn này là những khái niệm chân chính (khái

niệm khoa học, khái niệm lý luận) đạt đến trình độ lý tính Sự kiện này đánh

dấu sự hoàn tất về mặt phát triển trí tuệ của trẻ em Những gì được hình thành các em sẽ mang theo trong suốt phần cuộc đời còn lại

Tuy nhiên học sinh cuối cấp PTTH chưa phải là tuối đã hoàn thiện về

mặt nhân cách Đó là kết quả của mâu thuẫn giữa khả năng hiện có của bản

thân và kỳ vọng, ước mơ hoài bão vượt qua khả năng đó Vì vậy, trong quá

trình học tập, học sinh sẽ gặp phải nhiều khó khăn bởi chính những đặc điểm

tâm lý trên, đồng thời cả những tác động về mặt xã hội Tuổi học sinh cuối

cấp PTTH bao giờ cũng cần sự giúp đỡ và hướng dẫn của người lớn, những

người đang truyền đạt cho họ hệ thống kinh nghiệm xã hội lịch sử của loài người Giáo dục sẽ có hiệu quả nếu tính tới những đặc điểm tâm lý đặc thù của các em một cách đầy đủ

1.3 Kết quả

1.3.1 Nhận thức và thái độ của học sinh cuối cấp PTTH về mục đích và

khó khăn của việc học tập

a Về mục đích

Đại đa số học sinh coi mục đích của việc học tập là nhằm vào ích lợi

cho cuộc sống sau này 69,2% học sinh Hà nội, 73,1% học sinh Thái bình và

§1,25% học sinh Cao bằng đều cho rằng việc học tập của các em hiện nay sẽ giúp ích cho cuộc sống trong tương lai

Về mục đích để nâng cao kiến thức cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn,

trong đó 78,3% học sinh Hà nội, 69,2% học sinh Thái bình và 76,25% học sinh Cao bằng trả lời cho câu hỏi "Theo em, học để làm gì “?

Kết quả bảng 1 cho ta thấy rõ điều đó

Trang 24

Bảng 1 Mục đích của việc học tap(%)

Mục đích | Vì kiến thúc | Vì kih tế Vì sự bắt Vì thấy cóích |

buộc của cha | cho cuộc sống

sự độc lập và tính tự đánh giá khá điển hình ở lứa tuổi thanh niên mới lớn Các

em đã biết nhận ra mục đích chính đáng, thiết thực cho cuộc sống tương lai

của mình, khẳng định mình và không còn muốn phụ thuộc vào cha mẹ

b.Về khó khăn: Trên thực tế, học sinh cuối cấp PTTH còn đang gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình học tập Với câu hỏi: " Em gặp những khó khăn gì trong học tập hiện nay"? Các em đã trà lời theo tỷ lệ như sau Kết quả bảng 2 chứng minh điều này

Bang 2 Các khó khăn trong học tập (%)

XCáckhókhăn | Sách | Chươn | Phương | Thời Su Su giúp | Phương tiện

giáo | gưình | pháp | giantự | quan | đỡ của hoc |

Ha noi 16,5 | 52,1 42,2 25,1 | 8,2 9,3 42,1

Thai binh 33,8 40,3 16,3 22,3 21,1 20,1 51,3 Cao bang 25,2 14,4 15 23,7 13,7 40 23,7

Bảng 2 cho thấy học sinh lớp 12 gặp những khó khăn hết sức cơ bản

trong quá trình học tập Song nổi bật nhất là những khó khăn về chương trình,

Trang 25

sách giáo khoa, phương pháp truyền thụ của thầy cô và các phương tiện học tập Trên thực tế vấn đề chương trình quá tải, sách giáo khoa bất hợp lý,

phương pháp giảng dạy lỗi thời đang là vấn để nan giải cần có phương án thực sự để giải quyết Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy có sự chênh lệch đáng

kể về tí lệ các khó khăn giữa học sinh thành phố và nông thôn

+ Có 16,5 % học sinh Hà nội coi sách giáo khoa là một khó khăn song

có tới 33,8 % học sinh Thái Bình coi đây là một khó khăn cần khắc phục Có thể khẳng định rằng : nội dung sách giáo khoa lớp 12 còn quá nhiều bất cập đối với trình độ nhận thức của học sinh nông thôn hoặc số lượng sách giáo

khoa ở nông thôn thiếu rất nhiều so với ở thành phố

+ Về phương pháp giảng dạy : 42,2% học sinh thành phố coi phương

pháp dạy học là vấn dé khó khăn đối với các em trong việc lnh hội kiến

thức, thì chỉ có 16,3% học sinh nông thôn quan tâm đến vấn đề này Tý lệ này

cho chúng ta thấy rằng yêu cầu về chất lượng giảng dạy của giáo viên ở thành

phố đòi hỏi phải cao hơn và hoàn thiện hơn so với địa bàn nông thôn

+Về sự quan tâm của gia đình: Chỉ có 8,2% học sinh Hà nội coi vấn đề này là khó khăn, trong khi đó tỉ lệ này ở Thái Bình là 21,1 % Điều này lý

giải một thực tế hiển nhiên là sự đầu tư của gia đình bằng vật chất cũng như

tỉnh thần của các bậc cha mẹ ở thành phố luôn cao hơn, đầy đủ hơn so với học sinh nông thôn

+ Số học sinh miền núi cơi các vấn đề trên là khó khăn chiếm một tỉ lệ phần trăm tương đối thấp Kết quả này không có nghĩa là các em không phải không gặp các khó khăn nói trên trong học tập bởi vì có toí 45% học sinh miền núi không trả lời cho vấn để 1 và có tới 23,5 % số em này không trả lời

cho vấn đề 7 Có thể lý giải bởi 1 trong 2 nguyên nhân sau:

-Các em chưa hiểu rõ những khó khăn nêu ra do trình độ nhận thức

thấp

-Rất ít hoặc có thể chưa bao giờ các em nhận thức được sự thoả đáng

cũng như thuận lợi trong học tập

Trang 26

——

Ví dụ như: sự quan tâm của gia đình, chương trình học phù hợp phương

tiện học tập tốt v.v Qua bảng | và bảng 2 có thể đi tới một nhận Xét sau :

Đa số học sinh lớp 12 có nhận thức đúng, đầy đủ và hiểu rõ mục đích việc học tập đối với yêu cầu xã hội hiện nay Song trong học tập các em còn gặp phải khá nhiều bất lợi cần được thay đối, đặc biệt đối với học sinh vùng cao miền núi, là nơi đang còn nhiều khó khăn về điều kiện học tập

4.3.2 Nhận thức và thái độ của học sinh đối với các môn học cụ thể

Khi tìm hiểu hứng thú nói chung của học sinh lớp 12 đối với việc học tập, chúng tôi thu được kết quả như sau:

+ Tỉ lệ học sinh của cả 3 vùng địa bàn trả lời thích học chiếm 95,7% và

Trang 27

Bảng 4 Nhận thức về khối lượng và độ khó dễ của kiến thức

với năng lực học tập(%)

DIA BAN HA NOI | THAI BINH CAO BANG

MON HOC |Nhdn thic|Danh giớ| Đánh giá về| Nhận thúc | Đánh giá về | Đánh _ giá | Nhận thức | Đánh giá về | Đánh giá về

về - khối | về độ khó | năng lực học |vềẽ khối | độ khó của | về — năng về khối | đệ khó của | năng luc lượng kiến | của khối | tập lượng kiến | khối lượng | lực học tập | lượng kiến | khối lượng | học lập

thức MỨC ĐỘ It [Dé ] Khó | Khá |Yếu tt [Đế [Khó | Kha | Yeu It |Dễ | Kho | Khá | Yếu

Toán 7,2 | 19,2 | 48,1 | 18,2 | 40,1 19,7 | 7,3 | 18,1 | 45,2 | 17,2 | 43,2 | 23,1 [3,75 | 1,25 32,5 | 10 15,2 | 10,0

Ly 6,3 | 6,1 | 32,2 | 22,6 | 38,2 | 24,3 | 85 | 7,1 | 22,6 | 20,1 29,2 | 28,1 | 5,0 3,75 | 7,5 18/7 | 11,0 | 10,0 Hoa 2,4 | 13,1 | 20,7 | 20,1 | 26,7 | 21,3 | 3,6 14,5 | 21,8 | 22,3 | 29,3 | 31,2 | 1,25 | 3,75 | 6,25 | 31,2 | 10,0 5,0 Sinh vat 3,5 | 3,2 | 6,3 | 24,7] 2,8 11,7 [3,7 |34 16,5 [15,2 | 10,6 | 24,3 | 1,25 | 2,5 5,0 25 16

Van 6,3 | 12,1 | 36,2 | 12,7| 11,2 | 37,8 | 6 12,3 | 37,2 | 10,8 | 38,7 | 24,3 | 5,0 2,5 20 5 1,25 | 16,25

Sử 6,2 | 6,1 | 30,11 4,5 | 12,2 | 13,1 | 6,05 | 6,7 | 28,1 |4,5 24,3 | 13,1 1,25 | 15 2,5 13 2,75 Dia 4,3 | 2,1 | 16,2] 4,5 | 24,6 5,4 3,3 |4,9 | 14,7| 4,5 14,2 | 18,2 | 1,25 | 2,5 10 5,0 14,7 | 3,75 Anh van 5,3 | 13,4 | 32,2 | 28,7| 11,8 | 41,3 | 4,9 | 134 | 20,6 | 28,3 25,1 | 39,2 12,5 | 7,5 2,5 3,75

GDCD 6,1 | 3,6 | 8,7 | 6,2 | 20,2 9,1 6,2 |24 (98 | 363 | 7,1 | 35,6 2,5 13,7 | 6,25 | 5,25 | 2,75 Thé duc 3,6 | 2,2 | 7,2 | 1,2 | 24,3 8,1 3,6 |2,2 | 7,2 | 1,4 7,1 | 10,7 | 1,25 | 1,25 | 3,75 7,75 | 1,2 KTCN 7,2 | 1,1 | 2,2 | 11,4] 13,1 5,9 72 41,1 [2,3 | 12,3 [1,7 | 14,1 2,5 2,5 2,5 1,2 KTNN 6,6 | 1,2 | 4,1 | 6,1 | 4,8 3,4 66 |1,22 |3,3 | 7,1 5,1 | 11,2 2,5 2,5 2,5 1,2 | 1,2 Tin hoc 1,8 12,9 1,7 | 4,2 75 10,0 | 5,0 | 10,0

Trang 28

Kết quả trên cho chúng ta một số nhận xét :

+ Các em đều có hứng thú cao, tập trung đối với một số môn mà các em

thích như Toán, Lý, Hoá, Anh văn ( học sinh Hà nội), Toán, Lý, Văn ( học

sinh Thái bình), Toán , Văn ( học sinh Cao Bằng)

+ Các em tỏ ra không thích học với một số môn như Sinh vật, Giáo dục

công dân, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp ,Thể dục

Từ hứng thú học tập đối với các môn học, chúng tôi nhận thấy hứng thú học tập, khối lượng và độ khó, dễ của kiến thức có mối tương quan chặt chẽ,

ảnh hưởng tới kết quả học tập đối với từng môn học (bảng 4)

Qua bảng 4, chúng tôi nhận thấy:

+ Hứng thú học tập có ảnh hưởng khá quan trọng tới kết quả học tập

chung của từng môn Trong 73,2 % học sinh Hà nội thích môn toán thì 48,1

% các em coi Toán là môn học dễ tiếp thu và có 40,1% số em học tốt môn

này Ngược lại, khi 23,7 % học sinh Hà nội cơi Sinh vật là môn học không gây hứng thú thì 24,7 % coi đây là môn khó và chỉ có 2,8% các em học tốt môn này

+ 50,2 Ø% học sinh Thái bình coi Văn là môn học gây hứng thú thì 37,8% số em thấy môn Văn là môn dễ tiếp thu và có 38,7 ?% các em học khá môn này Song 23,2 Ø% có hứng thú với môn GDCD thì 36,3 % coi GDCD là môn học khó, đồng thời có 35,6 % số em học yếu môn này

Qua đây chúng tôi nhận thấy : hứng thú học tập, khối lượng kiến thức

và độ khó, đễ của tri thức có ảnh hưởng khá quan trọng tới kết quả học tập của học sinh lớp 12 PTTH

4.3.3 Vấn để học thêm của học sinh lớp 12 PTTH

Đa số học sinh lớp 12 đều tham gia học thêm Toán, Lý, Hoá, Văn và

Anh văn (đối với địa bàn thành phố và nông thôn) Số học sinh Hà nội học

thêm các môn này chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với học sinh nông thôn và

miền núi Học sinh miền núi có tỉ lệ đi học thêm thấp hơn cả Khi tìm hiểu

về việc học thêm đối với các môn học trong nhà trường hiện nay và động cơ

Trang 29

thúc đẩy việc đi học chúng tôi thu được kết quả như sau: (Xem bang 5 và

bang 6)

Bảng 5 Vấn đề học thêm đối với các bộ môn (%)

Nâng cao kiến thức 97 15- 15

Thi vào dai hoc 98,2 58

Trang 30

Qua bảng 5 chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

+ Số học sinh học thêm do nhu cầu muốn thi vào đại học ở thành phố chiếm 98,2 %, học sinh nông thôn chiếm 58% , trong khi không có em học

sinh miền núi nào có nhu cầu đi học thêm để thi đại học

+ Số học sinh cho rằng học thêm để nâng cao kiến thức ở miền xuôi chiếm 97% và học sinh miền núi chỉ là 15%

+ Học sinh miền núi chỉ để cập tới một số nguyên nhân dẫn tới việc

học thêm như : nâng cao kiến thức, có điều kiện giao tiếp, trong khi đó học

sinh miền xuôi (nông thôn và thành thị) đề cập tới nhiều nguyên nhân hơn như: để nâng cao kiến thức, do sở thích, vì cuộc sống và đặc biệt là để thi

vào đại học

Vấn đề học thêm ở học sinh lớp 12 chính là sự thể hiện thái độ của các

em trước nhiệm vụ học tập

Từ thực trạng trên, chúng tôi có thể rút ra một vài nhận xét sau:

+ Số học sinh đi học thêm chủ yếu nằm ở địa bàn miền xuôi và với mục

đích để thi vào đại học

+ Các em học sinh miền núi hầu như không có điều kiện đi học thêm,

có thể là do hoàn cảnh khó khăn của những vùng này hoặc nhu cầu kinh tế xã hội của địa phương chưa đặt ra cấp bách

+ Các em học sinh thành thị và nông thôn có quan điểm thực tế và nhân thức đầy đủ về động cơ của việc học thêm hơn là các em học sinh miền núi

+ Học thêm là một vấn đề khá phổ biến ở các vùng nông thôn, đặc biệt

ở thành thị Có thể coi đây là hiện tượng đại trà đang tồn tại và là vấn đề gay cấn hiện nay của ngành giáo dục

Tom lai, qua xem xét phân tích kết quả nhận thức và thái độ của học sinh PTTH trong hoạt động học tập, chúng tôi có một vài đề xuất sau đây

Trang 31

1.4 Một số dé xuất

1 Học sinh lớp 12 là lớp học cuối của bậc PTTH, một bậc học có nhiệm

vụ nặng nề bởi kì thi tốt nghiệp cuối cấp và vấn đề định hướng cho sự lựa chọn

nghề nghiệp trong tương lai Vì vậy, các em có những đặc điểm tâm lý khá điển hình và rất cần được sự quan tâm đúng, hướng dẫn cụ thể của các nhà

giáo dục

2 Trên thực tế học sinh lớp 12 còn phải gặp nhiều khó khăn trong học

tập, đặc biệt là vấn đề chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy của thầy cô Đây là vấn đề nan giải, bức bách còn tồn tại trong nhà trường

hiện nay Để khắc phục tình trạng này cần biên soạn một chương trình học tập

hợp lý, nội dung sách giáo khoa vừa sức và cải tiến phương pháp dạy học hiện

nay để sao cho vừa đáp ứng được tốc độ gia tăng của khối lượng thông tim

mạnh mẽ trên toàn cầu, đồng thời khích lệ học sinh học tập đạt kết quả

3 Do sức ép của nhu cầu thi vào đại học quá lớn, đặc biệt ở các vùng nông thôn và thành thị nên số lượng học sinh đi học thêm với nguyện vọng để

thi vào đại học chiếm một con số lớn Điều này làm cho các em có thiên

hướng học lệch và chỉ chú trọng vào luyện thi để vào đại học Do vậy, cần có những chính sách hợp lý để giải quyết vấn đề phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và PTTH, đồng thời giải toá tâm lý ham thi vào đại học

4 Sự khác biệt về những khó khăn cũng như điều kiện học tập giữa các vùng là khá lớn Học sinh miền núi hầu như không được hưởng sự ưu đãi về thiết bị cũng như các phương tiện học tập, đồng thời do mặt bằng dân trí thấp

nên các em còn có những lệch lạc trong nhận thức về động cơ và mục đích

học tập Vì vậy, cần có những giải pháp giúp đố, tạo điều kiện tốt hơn nhằm

- thúc đẩy chất lượng giáo dục các vùng núi, vùng xa và vùng khó khăn

2 Đời sống tình cảm

Tình cảm là một phạm trù quan trọng trong đời sống con người Xét

trong cấu trúc nhân cách, tình cảm là một trong 3 mặt (3 thành phần) của nhân

cách, đó là nhận thức, tình cảm, hành động (thái độ )

Trang 32

Tình cảm là những thuộc tính phức tạp và tương đối ổn định của cá

nhân con người, được biểu hiện qua sự xúc động, qua thái độ trước hiện thực

Từ xúc động, cảm xúc - là những qúa trình tâm lý, những thể nghiệm đưa đến

kết quả là tình cảm được hình thành

Tình cảm có vai trò giúp cho con người có sức mạnh, có động lực để hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành sự nghiệp vĩ đại Lịch sử, thực tiễn và nhiều

công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng : có nhiệt tình (tình cảm) con

người sẽ vượt qua tất cả mọi trở ngại Trong đời sống, mọi người sống có tình

với nhau sẽ tạo nên những động lực cộng hưởng, làm nên mọi sự thành công,

cũng như trạng thái cân bằng thoải mái trong cuộc sống Sống không có tình

cảm, con người sẽ trở nên khô cứng, “/Zø” hoá

Tình cảm là khâu quan trọng nối liền nhận thức (trí tuệ) với ý chí (hành động), tình cảm giữ vai trò “xúc tác” mạnh mẽ, mặt kích thích nhận thức, mặt ,

khác thúc đẩy hành động nhằm thoả mãn nhu câu của con người

Tình cảm thể hiện ở nhiều trạng thái : vui, buồn, yêu, ghét, dưới dạng thái độ như ủng hộ đánh giá, tán thành, phản đối, tình cảm cũng có khi biểu

hiện ở trạng thái : lo âu, tức giận, hồi hộp, bi quan Tinh cam trong cấu trúc nhân cách được coi là thuộc tính đặc trưng cho người lớn và tuổi thanh niên Ở

tuổi thanh niên, tình cảm lại đồng thời khẳng định sự độc lập của mình như là

sự cấu tạo mới về tâm lý quan trọng nhất (13)

Ở tuổi này thanh niên có sự xác định khá mạnh về các giá trị và sự xây dựng lại các mối quan hệ tình cảm

Sự trưởng thành và phát triển về mặt xã hội là sự chuẩn bị cho trẻ sẵn

sàng đi vào cuộc sống xã hội với tư cách là một thànhviên có day đủ những

giá trị và bình đẳng Quá trình này đời hỏi thanh niên phải chuẩn bị những

điêu kiện chủ quan cần thiết để lĩnh hội những yêu cầu xã hội đối với hoạt

động, đối với quan hệ và hành vi của người lớn Những biến đối cơ bản trong cấu trúc nhân cách của trẻ ở lứa tuổi này được quyết định không chỉ bởi sự

tiến triển về chất trong sự phát triển tự ý thức, mà cả sự phát triển về tình cảm.

Trang 33

Điều này thể hiện ở thái độ của các em đối với các mối quan hệ qua lai, đối

với đất nước, đó là tình yêu tổ quốc , tình yêu đân tộc, hiểu biết và thực hiện

nghĩa vụ của người công dân, đối với con người nói chung (người già, người lớn, trẻ em, bạn bè) đối với gia đình (cha, mẹ, anh, chị, em .) đối với xã hội (có trách nhiệm với những yêu cầu xã hội, tham gia vào các hoạt động xã hội:

trường, lớp, khu phố, nhóm bạn), và đối với thiên nhiên Những chuẩn mực

mới về tình cảm của thanh niên thể hiện qua sự đánh giá, thái độ của họ đối

với hiện thực khách quan

Đặc trưng quan trọng nhất trong tình cảm ở lứa tuổi này là mối quan hệ giữa tình bạn, tình yêu gia đình và sự đánh gía các giá trị (định hướng giá trỊ)

Nhiều công trình nghiên cứu trước đây cho rằng ở lưá tuổi thanh niên, tình cảm gia đình thường có nhiều xung đột, do người lớn không hiểu và không thông cảm với các em, trong nhiều trường hợp do quan hệ giữa trẻ và

cha mẹ được xây dựng trên cơ sở “không có sự bình đẳng” về chuẩn mực đạo

đức (đạo đức vâng lời), vì vậy dẫn đến hậu quả là thiếu sự tương tác nhịp

nhàng hoặc gây ra sự xung đột trong quan hệ.(14)

2.1.Vé tình cảm gia đình

Tình cảm gia đình có vai trò rất quan trọng Gia đình là chỗ dựa chủ

yếu về đời sống vật chất và tỉnh thần cho thanh niên.Tình cảm gia đình biểu

hiện ở nhận thức đánh giá về vai trò của gia đình, mức độ thân thiết của học

sinh đối với các thành viên trong gia đình, thái độ xử sự khi bị trách ‘mang, cách giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình

Theo nghiên cứu của chúng tôi, học sinh lớp 12 ở 3 khu vực Hà nội, Thái bình và Cao bằng đã nhận thức về vị trí và vai trò của gia đình như sau:

a Đánh giá về vị trí và vai trò của gia đình, học sinh cho rằng gia đình

có vai trò rất quan trợng và là một trong những điều cần thiết nhất của cuộc sống Các em đã xếp hạng hệ thống thứ bậc về những điều cần thiết cho cuộc sống, đó là các yếu tố nghề nghiệp, tri thức, gia đình, hạnh phúc tình yêu và

Trang 34

cuối cùng là yếu tố danh vọng, tiền bạc - Trả lời cho câu hỏi : “Điều gì cần

- nhất cho cuộc sống của bạn”-

Bảng 7 Vị trí thứ bậc các yếu tố cần thiết cho cuộc sống

Qua kết quả bảng 7, chúng tôi có mấy nhận xét:

+ Điều quan trọng nhất cho cuộc sống, được các em nhận thức theo các

mức độ sau :

Quan trọng nhất là : Nghề nghiệp- Tri thức

Quan trọng thứ hai là : Gia đình - Hạnh phúc

Rồi đến tình yêu, sau đó là tiền bạc và danh vọng

+ So sánh sự đánh giá này ở 3 khu vực, cũng cho thấy không có sự khác biệt lớn trong nhận thức về mức độ quan trọng của các yếu tố Chẳng hạn yéu t6 “tri thức” được học sinh PTTH Hà nội xếp ở vị trí thứ 2 thì học sinh PITH ở Thái bình và Cao bằng xếp hạng thứ 1; yếu tố “giz đình” học sinh PTTH Hà nội xếp ở vị trí thứ 2 thì học sinh PTTH Thái bình và Cao bằng xếp thứ 3; yếu tố “#ê» bạc” được học sinh PTTH cả 3 khu vực đều xếp ở vị trí thứ 6; còn yếu tố “danh vọng” được họ xếp ở vị trí thứ 7 (vị trí cuối cùng) Điều này chứng tỏ nhận thức về những yếu tố cần thiết đối với cuộc sống của học

Trang 35

sinh PTTH ở cả khu vực thành phố, đồng bằng nói chung và miền núi nói

riêng đêu có sự đánh giá như nhau Gia đình là một trong ba yếu tố hàng dau được các em ghi nhận Qua day chứng tỏ nhận thức của các em là đúng đắn Các em đã thấy hết giá trị ,vai trò gia đình trong đời sống của mình Đó

là nơi mà các em sinh ra, trưởng thành và gắn bó với nó trơng suốt cả cuộc

đời

b Gia đình được coi là yếu tố rất quan trọng đối với học sinh PTTH Nhưng mức độ thân thiết đối với từng thành viên trong gia đình như thế nào ? Tìm hiểu vấn đề này qua câu hỏi : "Em thường hay tâm tình chia sẻ vui buôn với ai ?" chúng tôi đã thu được một vài kết quả lý thú sau

Bảng 8 Mức độ quan hệ đối với các thành viên trong gia đình

Qua bảng §, chúng tôi nhận thấy:

+ Điều rất phù hợp giữa học sinh PTTH của cả 3 khu vực là : Yếu tố bạn bè được xếp ở vị trí thứ nhất Sau đó trong gia đình, các thành viên được

các em coi là gần gũi, thân thiết hơn cả theo thứ tự:

_ Thứl: Mẹ; Thứ2: Anh, chị, em ;Thứ 3: Bố

+ Nếu so sánh tỉ lệ giữa các yếu tố, chúng ta thấy yếu tố bạn bè được

học sinh PTTH đánh giá cao gấp 2 lần yếu tố “Mẹ” và gấp 3 lần yếu tố "Bố"

ở học sinh Hà nội

Trang 36

Thực tế cho thấy trong gia đình người mẹ là chỗ dựa tinh thần vô cùng

quý giá đối với các em Ở đây, sự coi trọng vai trò người bố tuy không cao,

nhưng theo chúng tôi điều này chỉ phản ánh về quan hệ tình cảm, chứ không phản ánh vị trí uy thế của người bố Rõ ràng là các thành viên trong gia đình đều có ý nghĩa rất quan trong đối với bọc sinh PTTH Kết quả này là một dấu hiệu đáng mừng xét ở góc độ giáo dục, vì nó khá phù hợp với lí luận về tâm lý tình cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên

c Khi tìm hiểu các mối quan hệ trong gia đình, chúng tôi còn thu thập thêm những thông tin thể hiện thái độ của học sinh PTTH đối với người thân

trong gia đình ở những tình huống mâu thuẫn đôi lúc xảy ra, điều không tránh khỏi giữa nếp nghĩ, cách sống của hai thế hệ Với câu hỏi : “Khi bị qué

trách, thái độ của em thường như thế nào”

Kết quả thể hiện ở bảng 9 sau đây

Bang 9 Thái độ thể hiện trong gia đình

Thái đó JT 5% ]IXp| 8 | % [X6p| 8#] % | Xếp

Tranhmận | 90119 | 3 |34|08| 5 | 17 | 213 | 3 Imling | 2991 63) 1 |174| 41 | 2 | 37 | 463 | 2

Bò đì nơi khác | 46 | 10) 5 | 37/09] 4/7 | 8&7 | 5 Tìm người hứ | 59 [12] 4 | 64 | is] 5 | 12] 15 |-4

vực, sự lựa chọn này là xấp xỉ như nhau Tỷ lệ trung bình là 80% Điều này

chứng tỏ dấu hiệu đáng mừng là học sinh ngày nay có thái độ dân chủ trong

gia đình hơn trước kia, các em dám nghĩ rằng phải "giải thích cho bố mẹ

Trang 37

hiéu", hodc “im lang” để chờ thời cơ Một số em còn mạnh dạn “tranh luận”

để bày tỏ thái độ của mình Thái độ ít phổ biến hơn là : tìm người thứ 3 để dãi

bày (chiếm khoảng 15%) Thái độ “bỏ đi nơi khác” được xếp ở thứ hạng cuối cùng Theo chúng tôi đây cũng là điều đáng mừng bởi các em đã không thờ ơ, c6 tinh lang tránh hoặc thiếu mạnh dạn trước các sự kiện cần thể hiện

thái độ của mình

Tuy nhiên, số học sinh “không trả lời” ở Cao Bằng cũng chiếm | ty lé

tương đối, điều đó cho thấy còn một số học sinh chưa dám mạnh dạn bày tỏ thái độ của mình, hoặc dé dat, khong dim đưa ra ý kiến, quan điểm của mình với gia đình.Thái độ này chỉ phù hợp với trẻ em ở lứa tuổi nhỏ hơn

đ Mối quan hệ và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt

là trong một nếp nhà có nhiều thế hệ như hiện nay là vô cùng phức tạp Để

thấy hết những khó khăn mà các em thường gặp trong cuộc sống gia đình,

chúng tôi cho các em đánh giá, nhận thức về những khó khăn và mâu thuẫn

thường xẩy ra trong gia đình hiện nay xem đó là những mâu thuẫn gì và cách giải quyết của các em ra sao Vấn dé này được thể hiện qua bảng 10 sau đây:

Bảng 10 Những khó khăn, mâu thuẫn xảy ra trong gia đình

Trang 38

Ngoai ra, con | sé ¥ kién khdc mà học sinh cho rằng sở đĩ trong gia

đình đôi lúc có mẫu thuẫn còn do tồn tại nhiều thế hệ, nhiều tính cách dưới

một mái nhà (ông, bà, bố, mẹ, con,cháu)

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào để tạo nên một

không khí hoà thuận, hạnh phúc là vấn đề ai cũng mong muốn, nhưng không phải dé dàng Vấn đề là ở chỗ cần có những tài liệu, thông tin, chương trình

truyền thông phong phú, đa dạng về “hạnh phúc gia đình” thật gần gũi thiết thực cho mọi đối tượng ở Việt nam cũng như ở một số nước khu vực châu Á phổ biến là kiểu "nếp nhà ba thế hệ" hơn nữa mặt khác, xã hội càng phát triển, nhu cầu cá nhân càng cao thì càng cần sớm có những tài liệu hướng dẫn, tư vấn cho mọi người về những mẫu gia đình kiểu mới hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống của người á Đông Nếu giáo dục trong gia đình (theo nghĩa rộng) không được chú trọng nhiều khi sẽ dẫn trẻ em đến chỗ sa đà vào

cuộc sống tiêu cực, phóng túng Đặc biệt lứa tuổi thanh niên, tuổi dễ bị kích

động, nếu các em “chán” gia đình, coi gia đình là thế giới ngoài “bản thân”

sẽ dễ dàng dẫn các em đến con đường tiêu cực nhanh chóng Thực tế nhiều bài học, nhiều tấm gương trẻ phạm tội là do mâu thuẫn gia đình, do cha mẹ ly dị,

do thiếu hoặc quan tâm không đúng mức của bố mẹ Do đó giáo dục gia đình hay vai trò của gia đình trong việc giáo đục cơn cái ở tuổi thanh, thiếu niên là hết sức quan trọng

Giáo dục gia đình đang là cả một vấn để lớn mang tính xã hội, tuy nhiên những số liệu còn rất khiêm tốn này cho chúng ta sự cảnh tỉnh về những yếu tố tiền khởi về mâu thuẫn gia đình để chúng ta thiết kế những nội dung và biện pháp giáo dục cho phù hợp

Về cách giải quyết mâu thuẫn trong gia đình, học sinh đã có rất nhiều

phương án giải quyết, nhưng cách tích cực phổ biến nhất được các em coi

trọng là sự thuyết phục làm lành trước, sau đó bình fĩnh giải quyết, xin lỗi,

tâm sự những biện pháp mà các em cho là hữu hiệu

Trang 39

Tuy nhiên còn một số đông các em giải quyết bằng cách "im lang",

"không tham gia" chiếm 56,6 % và do vậy cần phải lưu ý đến hiện tượng này của các em

Vấn đề là ở chỗ gia đình cần nhạy cảm để đón nhận những thái độ đúng đắn của các em vì lứa tuổi này tính tự trọng và tự chủ của học sinh đã

hình thành khá ổn định, nếu không các em sẽ dễ tự ái,nổi khùng hoặc xa lánh

Chúng ta biết sự thuận hoà trong quan hệ giữa người lớn và thanh thiếu niên, sự tiếp xúc, sự hiểu biết lẫn nhau là hoàn toàn cần thiết, nhất là ở lứa tuổi

đầu thanh niên như học sinh PTTH Trong giáo dục cần chú ý đặc điểm này,

day là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn dễ tạo ra những nảy sinh quan hệ phức tạp giữa hai hệ thống giao tiếp của thanh niên, ở hệ thống thứ 1, trẻ ở vị trí không bình đẳng và ở hệ thống thứ 2, trẻ ở vị trí bình đẳng với

người lớn Nếu không hiểu đặc điểm này, gia đình sẽ thiếu tôn trọng trẻ, và sẽ

làm mất dần tính tự tin, khả năng tự chủ của trẻ cũng như làm giảm niém tin

của trẻ đối với người lớn, và cuối cùng sẽ dẫn đến thái độ, cách sử sự không

phù hợp Tao duoc bâu không khí thuận hoà, cởi mở trẻ dễ bộc lộ tâm tư,

tình cảm, hành động, do vậy cha mẹ dễ dàng hiểu được các em Ngược lại, nếu trẻ "ngụy trang" thái độ của mình, cha mẹ sẽ khó điều khiển, đánh giá

được trẻ, điều đó rất bất lợi trong vấn đểgiáo dục

2.2 Tình bạn

Là một dạng tình cảm tiêu biểu ở lứa tuổi thanh, thiếu niên nói riêng và

loàingười nói chung Nhu cầu tình bạn có thể nói là nhu cầu thiết yếu của con người Tình bạn giúp cho con người chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn những tình bạn cao cả sâu sắc và bền chặt giúp cho con người vượt qua trở ngại, khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, giúp con người có “cái tôi” mạnh hơn, có lòng tự trọng cao hơn và vững vàng hơn trong cuộc sống.Đối với tuổi thanh niên, fình bạn trở thành nhu cầu cực kỳ quan trọng Có lẽ “người” có ý nghĩa hơn cả đối với các em là bạn bè.a Nhu cầu tinh ban cua hoc sinh PITH trước hết là nhu cầu có người để giãi bày, tâm sự, để chia sẻ vui buồn Trả lời

Trang 40

câu hỏi : "Khí có điều gì làm các em buôn phiên, em hay tâm tinh, chia sé vui buồn voi ai?”

Kết quả thể hiện qua bảng 11 dưới đây:

Bảng 11 Đối tượng thường trao đổi của hoc sinh PTTH

Ving] Hanéi | Thai binh | Cao bang | Téng % Xếp

Bang 11] cho thay trao déi với bạn bè được các em xếp thứ nhất, với

62,9 %.- trao đổi với người thân xếp thứ hai , với 41,9 % ý kiến Thứ ba là với

me 6,44 % và cuối cùng là với bố - 19,2%

Kết quả trên, chúng ta thấy bạn bè đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tình cảm của học sinh PTTH, bạn bè là người các em tin yêu, gửi gắm

những tâm trạng vui buồn khi cần chia sẻ hơn cả

b Với một câu hỏi khác, tương tự để kiểm chứng về nhu cầu và thái độ đối với bạn bè "Nếu gặp khó khăn em sẽ làm thế nào?"

Kết quả trả lời như sau:

Bảng 12 Thái độ đối với các khó khăn

cách giải quyết

Khong TL 37 16 14 67 7,4

Ngày đăng: 20/02/2016, 20:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w