Đề cương môn luật hành chính (phần 4)Câu 39 : Tại sao phải kết hợp giữa phương pháp thuyết phục và cưỡng chế trong QLHCNN?Câu 40 : Lấy 1 ví dụ về việc kết hợp giữa thuyết phục hành chính và cưỡng chế hành chính trong QLHCNN và chỉ rõ từng phương pháp trong ví dụ đó?Câu 41: Hình thức quản lí hành chính nhà nước là gì? Trình bày các hình thức quản lí trong quản lí hành chính nhà nước?Câu 42: Cho ví dụ về một hình thức quản lý hành chính mang tính pháp lí , một hình thức quản lí hành chính ít mang tính pháp lí tương ứng và phân tích mố quan hệ giữa chúng.
Trang 1Đề cương môn luật hành chính (phần 4) Câu 39 : Tại sao phải kết hợp giữa phương pháp thuyết phục và cưỡng chế trong QLHCNN?
Bởi :
- QLHCNN quản lí đối với nhiều chủ thể khác nhau, có người chỉ cần
tuyên truyền, nhắc nhở, giáo dục là họ hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành nhưng cũng có những người cố ý không chịu hiểu, không chịu chấp hành Như vậy, phải kết hợp các phương pháp với nhau để thích hợp cho từng đối tượng
- QLHCNN là quản lí trên nhiều lĩnh vực mà mỗi lĩnh vực có phương pháp phù hợp và không phù hợp Như vậy, phải kết hợp để có sự thích ứng giữa phương pháp và lĩnh vực quản lí
VD: Trong lĩnh vực xã hội cụ thể là vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình thì ta cần tuyên truyền vận động mỗi gia đình chỉ nên có 2 con để cho gia đình hạnh phúc khi đó sử dụng phương pháp giáo dục thuyết phục là hợp lí
- Phải kết hợp bởi mỗi phương pháp đều có ưu và nhược riêng
+ Phương pháp giáo dục thuyết phục
Ưu: Tính nhân văn cao , hiệu quả cao , tác dụng lâu dài
Nhược: tác động chậm , yêu cầu cao đối với chủ thể thuyết phục giáo dục , tốn kém , cầu kì
+ Phương pháp cưỡng chế
Ưu: được đảm bảo thực hiện trên cơ sở quyền lực NN nên có tác động nhanh
Nhược: cứng rắn , không tác động được vào ý thức của người dân
==> cần phải kết hợp giữa phương pháp thuyết phục và cưỡng chế trong QLHCNN
Câu 40 : Lấy 1 ví dụ về việc kết hợp giữa thuyết phục hành chính và cưỡng chế hành chính trong QLHCNN và chỉ rõ từng phương pháp trong ví dụ đó?
Trang 2VD: Chiều 13/1 Uỷ ban an toàn giao thông Quốc Gia đã công bố kế hoạch hành động về thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm với trẻ em năm 2015
Theo kế hoạch , ngày 6-9/4 lực lượng chức năng tiến hành tuyên truyền,nhắc nhở tại các trường học Rất nhiều băng rôn với khẩu hiệu "Đội mũ cho con trọn tình cha mẹ" được treo trước các trường học, trạm xe buýt, ở những nơi công cộng Sau thời gian dài tuyên truyền, nhắc nhở, từ ngày 10/4 , CSGT toàn quốc sẽ xử phạt phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em Theo Nghị Định 171, trẻ em từ 6 tuổi trở lên ngồi sau xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy cách Nếu người điều khiển xe gắn máy không đội
mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên sẽ bị phạt từ 100k-200k
+ thuyết phục hành chính: hoạt động tuyên truyền , nhắc nhở với nhiều băng rôn , khẩu hiệu
+ cưỡng chế hành chính: Nếu không tuân thủ việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ
từ 6 tuổi trở lên sẽ bị CSGT xử phạt từ 100k-200k
Câu 41: Hình thức quản lí hành chính nhà nước là gì? Trình bày các hình
thức quản lí trong quản lí hành chính nhà nước?
Hình thức quản lí hành chính nhà nước là sự biểu hiện ra bên ngoài của
những hoạt động cùng loại về nội dung, tính chất và phương thức tác động do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện đối với các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng bị quản lí
Hệ thống các hình thức quản lí của các cơ quan hành chính nhà nước được
chia thành 2 nhóm: những hình thức mang tính pháp lí và những hình thức ít mang tính pháp lí Cụ thể:
+ Hình thức mang tính pháp lí
Những hình thức quản lí mang tính pháp lí là những hình thức được pháp luật quy định cụ thể gắn với việc ban hành và áp dụng các quy phạm pháp luật, thể hiện rõ tính chất quyền lực của hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước Chúng đem đến sự biến đổi trong
cơ chế điều chỉnh pháp luật, tức là làm nảy sinh ,thay đổi hoặc điều chỉnh các quan hệ pháp luật hành chính
Những hình thức mang tính pháp lí bao gồm :
Trang 3- Ban hành các quyết định có ý nghĩa chung, chủ đạo: là hình thức quản lí có vai trò định hướng cho các hình thức quản lí khác của cơ quan hành chính nhà nước
- Ban hành các quyết định quy phạm pháp luật: là hình thức quản lí nhằm mục đích cụ thể hóa các luật, nghị quyết, pháp lệnh của các cơ quan dân
cử và các văn bản quy phạm pháp luật khác
- Ban hành những văn bản cá biệt áp dụng các quy phạm pháp luật là một hình thức quan trọng trong hoạt động chấp hành và điều hành
+ Hình thức ít mang tính pháp lí
Đó là những hình thức quản lí không đem đến sự thay đổi trong
cơ chế điều chỉnh pháp luật, không làm phát sinh các quan hệ pháp luật hành chính Những hình thức này thông thường kéo theo những hình thức mang tính pháp lí
Những hình thức ít mang tính pháp lí bao gồm:
- Tiến hành các hoạt dộng tổ chức trực tiếp: gồm các hoạt động nghiên cứu, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến
- Thực hiện các hoạt động mang tính chất tác nghiệp vật chất kĩ thuật là hình thức quản lí bổ sung, trợ giúp cho các hình thức mang tính pháp lí Ví dụ: chuẩn bị tư liệu, dữ kiện, thông tin cho việc ban hành các quyết định
Câu 42: Cho ví dụ về một hình thức quản lý hành chính mang tính pháp lí , một hình thức quản lí hành chính ít mang tính pháp lí tương ứng và phân tích mố quan hệ giữa chúng.
Ví dụ:
+ Về HTQLHC mang tính pháp lý: Nghị Định 171/2013/ NĐ-CP về quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt + Về HTQLHC ít mang tính pháp lý: Trước khi ban hành Nghị Định, Chính Phủ phải tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo về việc sưả đổi, bổ sung, chuẩn bị những tài liệu, số liệu cần thiết, lấy ý kiến cá nhân về đối tượng áp dụng, phạm
vi điều chỉnh, mức xử phạt đối với từng đối tượng vi phạm trong từng trường hợp cụ thể vv…
Trang 4Mối quan hệ: Do HTQLHC mang tính pháp lí khi áp dụng trực tiếp sẽ làm thay
đổi cơ chế điều chỉnh của pháp luật, nó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể còn HTQLHC ít mang tính pháp lí thì không trực tiếp làm thay đổi cơ chế điều chỉnh của PL nhưng có ý nghĩa, vai trò gián tiếp làm thay đổi, phát sinh các QHPLHC
Tóm lại: HTQLHC mang tính pháp lý quyết định hình thức ít mang tính pháp
lí Tuy vậy, HTQLHC ít mang tính pháp lý lại có vai trò là tiền đề, cơ sở hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết cho việc tiến hành hoạt động mang tính chất pháp lý
Câu 43: Trình bày phương pháp cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước? Tại sao phải sử dụng phương pháp cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước.
Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của các nhân hay tổ cức hoặc tự do thân thể của cá nhân
Phương pháp cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước thể hiện trong việc áp dụng những quyết định bắt buộc đơn phương đối với đối tượng quản lí Phương pháp cưỡng chế thường được sử dụng trong những trường hợp quyết định đơn phương không được thực hiện 1 cách tự giác
Phương pháp cưỡng chế giữ vai trò quan trọng trong quản lí hành chính nhà nước Nếu không có cưỡng chế thì kỉ luật nhà nước không được bảo đảm, pháp chế không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển, cho kẻ thù hoạt động chống phá nhà nước
Câu 44 : Quyết định quản lý của cơ quan hành chính nhà nước là gì? Chỉ
rõ các loại quyết định quản lí hành chính và nêu ra những khác biệt giữa các quyết định quản lí này?
- Quyết định quản lí của cơ quan hành chính nhà nước là kết quả của sự thể
hiện ý chí nhà nước mang tính chính trị - pháp lí do các chủ thể có thẩm quyền ban hành trong hoạt động quản lý hành chính NN
- Phân loại: Chia làm 3 loại:
+ Quyết định chủ đạo là loại quyết định mà các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đưa ra những chủ trương, chính sách, những giải pháp lớn về
Trang 5quản lí hành chính đối với cả nước, một vùng hoặc đối với một đơn vị hành chính nhất định
VD: Nghị quyết số 30c/NQ-CP về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
+ Quyết định quy phạm: Ban hành quyết định quy phạm là hoạt động mang tính đặc trưng của các chủ thể được sử dụng quyền hành pháp Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủ thể trong hệ thống hành chính nhà nước sẽ ban hành những quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hóa luật , pháp lệnh để quản lí xã hôi trên từng lĩnh vực với nội dung là những quy tắc xử sự, xác định các quyền và nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan , quyết định quy phạm tạo ra một khuôn khổ pháp lí, trong đó các chủ thể của pháp luật hahnhf chính sẽ thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của mình
VD :Nghị Định 171/2013/ NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
+ Quyết định cá biệt: Trên cơ sở của quyết định quy phạm, quyết định cá biệt được ban hành nhằm mục đích hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Do vậy đây là hoạt động thường xuyên và cũng nhờ có các quyết định này mà pháp luật được thi hành Vốn dĩ là loại quyết định để áp dụng quy phạm pháp luật vì thế nó có đặc trưng riêng , ví dụ như nó được áp dụng một lần, cho 1 hoặc 1 số đối tượng nhất định
VD: quyết định cưỡng chế, quyết định xử phạt
- Phân biệt 3 loại quyết định dựa trên 4 tiêu chí:
Quyết định chủ đạo
Quyết định quy phạm
Quyết định cá biệt
Chủ thể ban hành do Chính Phủ ban
hành
do các CQHCNN ban hành
do các cơ quan hoặc người có thăm quyền ban hành
VBQPPL,chứa đựng những quy
Là các VB chứa đựng các mệnh
Trang 6tắc xử sự chung trong lĩnh vực HCNN
lệnh hành chính
VBQPPL,chứa đựng những quy tắc xử sự chung trong lĩnh vực HCNN
Là các VB chứa đựng các mệnh lệnh hành chính
Mục đích ban
hành
đưa ra những chủ trương, chính sách, những giải pháp lớn về quản
lí hành chính đối với cả nước, 1 vùng hoặc 1 đơn
vị hành chính nhất định
nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh để quản lí xã hội trên từng lĩnh vực
hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện các quyền và nghĩa vụ ; để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực
Thời gian áp dụng,
phạm vi áp dụng ,
hiệu lực
Thời gian tồn tại lâu dài, có phạm
vi điều chỉnh rất lớn, áp dụng nhiều lần không làm mất
đi hiệu lực của văn bản
Thời gian tồn tại lâu dài , phạm vi điều chỉnh lớn , hiệu lực lâu dài
Thời gian tồn tại ngắn, được áp dụng một lần cho
1 hoặc 1 số đố tượng nhất định
Câu 45: Trình bày các yêu cầu của quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước Các hình thức xử lý các quyết định quản lý hành chính nhà nước bất hợp pháp, bất hợp lý, cho một ví dụ minh họa.
a Các yêu cầu của quyết định hành chính (QĐHC) của cơ quan hành chính nhà
nước:
* Tính hợp pháp của QĐHC:
Trang 7- QĐHC phải được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyền theo qui định của PL thực hiện quyền hành pháp
- QĐHC phải phù hợp với luật về nội dung cũng như mục địch bởi lẽ đây là những quyết định dưới luật
- QĐHC phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và hình thức do PL quy đinh
* Tính hợp lý của QĐHC:
- QĐHC phải đảm bảo được lợi ích của nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, không được tách rời giữa lợi ích của NN với nguyện vọng của nhân dân
- QĐHC phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, tuyệt đối không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của chủ thể ra quyết định
- Ngôn ngữ của quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, các thuật ngữ pháp lý phải chính xác, không được đa nghĩa
- QĐHC phải có tính dự báo
- QĐHC phải có tính khả thi
b Các hình thức xử lý các quyết định quản lý HCNN bất hợp pháp, bất hợp lý:
- Đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ các quyết định quản lý HCNN bất hợp pháp, bất hợp lý tùy theo mức độ không tuân thủ
- Truy cứu trách nhiệm người có lỗi
Người có lỗi là người ban hành các quyết định trái pháp luật
Người thi hành chỉ bị truy cứu trách nhiệm khi thi hành trái quyết định Các trách nhiệm phải chịu là trách nhiệm vật chất, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự
- Thực hiện các biện pháp khôi phục lại tình trạng cũ do việc thực hiện quyết định trái PL gây ra
- Tăng cường công tác giám sát kiểm tra hoạt động xây dựng, ban hành và
tổ chức thực hiện các quyết định QLHCNN
Trang 8- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước; tang cường kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng, ban hành các quyết định; tổ chức rà soát thường xuyên, phát hiện những quyết định có dấu hiệu sai trái, nhanh chóng đình chỉ, sửa đổi cho phù hợp hoặc bãi bỏ nếu cần thiết; tăng kinh phí hoạt động xây dựng ban hành, hướng dẫn áp dụng
VD: Ngày 23/4/2008, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số
22/2008/TT-BGDĐT hướng dẫn về tiêu chẩn, qui trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (gọi tắt là thông tư 22 )
Tuy nhiên, Thông tư 22 đã có dấu hiệu vượt quá Điều 62 Luật thi đua khen thưởng năm 2003
Vì vậy, lãnh đạo Bộ tư pháp và lãnh đạo 1 số đơn vị thuộc Bộ đã có buổi làm việc với đại diện của Bộ GD&ĐT bàn về cách xử lý Thông tư 22
Câu 46: Cưỡng chế hành chính là gì? Trình bày các đặc điểm của cưỡng chế hành chính Phân loại cưỡng chế hành chính.
Cưỡng chế hành chính (CCHC) là tổng hợp các biện pháp do luật hành chính qui định mà Nhà Nước áp dụng để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên tư tưởng và hành vi của cá nhân, tổ chức; buộc các chủ thể đó phải thực hiện các nhiệm vụ pháp lý nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những hành vi trái pháp luật
a Đặc điểm của CCHC:
- Chủ yếu do cơ quan QLHCNN áp dụng theo thủ tục hành chính
- Nằm ngoài trình tự xét xử của tòa án
- Nhằm bảo đảm thực hiện, bảo vệ qui phạm vật chất của luật hành chính và của nhiều ngành luật khác
- Mối quan hệ giữa chủ thể áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính với đối tượng được áp dụng là kiểm tra, giám sát
b Các biện pháp CCHC bao gồm:
- Biện pháp phòng ngừa hành chính: nhằm phòng ngừa VPPL hoặc phòng ngừa hiểm họa có thể xảy ra,gồm:
Trang 9* Phòng ngừa có tính chất bắt buộc trực tiếp; kiểm tra giấy tờ, hộ khẩu, hàng hóa, trưng thu, trưng mua, kiểm tra bắt buộc sức khỏe,
* Phòng ngừa có tính chất hạn chế quyền ngăn cấm người vào khu vưc dịch bệnh
- Biện pháp ngăn chặn hành chính: áp dụng khi cần thiết phải ngăn chặn, dập tắt hành vi VPPL, đảm bảo việc xử phạt hay ngăn chặn hậu quả thiệt hại, gồm:
* Nhằm đình chỉ VPPL
* Bảo đảm việc xử phạt: giữ, khám người, đồ vật, phương tiện
* Ngăn ngừa thiệt hại do vi phạm: đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp, chữa bệnh bắt buộc, tịch thu công cụ, vật liệu, vũ khí, cưỡng chế phá dỡ nhà,…
Câu 47: Phòng ngừa hành chính là gì? Phòng ngừa hành chính gồm những biện pháp cụ thể nào?
Phòng ngừa hành chính là biện pháp do các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền áp dụng nhằm phòng ngừa vi phạm pháp luật có thể xảy ra hoặc hạn chế những thiệt hại do thiên tai, dịch họa gây ra
Những biện pháp phòng ngừa gồm:
Phòng ngừa có tính chất bắt buộc: kiểm tra giấy tờ, kiểm tra hộ khẩu, hàng hóa, hành lý,….nhằm ngăn ngừa những VPPL; kiểm tra bắt buộc định kỳ sức khỏe,
Phòng ngừa có tính chất hạn chế quyền: ngăn cấm hoặc hạn chế đi vào khu vực nguy hiểm, khu vực đang xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm,…
=> T.chất cưỡng chế của các bp phòng ngừa thể hiện ở chỗ: việc áp dụng các bp phòng ngừa không cần sự đồng ý của đối tượng bị áp dụng và quyết định phòng ngừa pải được chấp hành
Các bp phòng ngừa hành chính k liên quan đến VPPL.Ví dụ như tiêu hủy gia cầm khi có dịch
Câu 48: Phòng ngừa hành chính là gì? Các biện pháp phòng ngừa hành chính?
Trang 10Phòng ngừa hành chính là biện pháp do các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền áp dụng nhằm phòng ngừa vi phạm pháp luật có thể xảy ra hoặc hạn chế những thiệt hại do thiên tai, dịch họa gây ra
Những biện pháp phòng ngừa gồm:
Phòng ngừa có tính chất bắt buộc: kiểm tra giấy tờ, kiểm tra hộ khẩu, hàng hóa, hành lý,….nhằm ngăn ngừa những VPPL; kiểm tra bắt buộc định kỳ sức khỏe,
Phòng ngừa có tính chất hạn chế quyền: ngăn cấm hoặc hạn chế đi vào khu vực nguy hiểm, khu vực đang xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm,…
=> T.chất cưỡng chế của các bp phòng ngừa thể hiện ở chỗ: việc áp dụng các bp phòng ngừa không cần sự đồng ý của đối tượng bị áp dụng và quyết định phòng ngừa phải được chấp hành
Các bp phòng ngừa hành chính k liên quan đến VPPL.Ví dụ như tiêu hủy gia cầm khi có dịch
Câu 49: Cho ví dụ về biện pháp phòng ngừa hành chính và biện pháp ngăn chặn hành chính, phân tích ví dụ đó để phân biệt giữa chúng
a Biện pháp phòng ngừa hành chính: CSGT Kiểm tra giấy tờ xe, bằng lái xe
máy của người tham gia giao thông
- Kiểm tra khi người tham gia giao thông chưa có bất kì hành vi vi phạm ATGT
- Nhằm phát hiện những đối tượng chưa có giấy phép lái xe, bảo hiểm hết hạn hoặc không có giấy tờ xe,….để phòng ngừa những đối tượng này sử dụng
xe trộm cắp hoặc chưa đủ điều kiện tham gia giao thông có thể gây tai nạn,…
b Biện pháp ngăn chặn hành chính: CSGT giữ giấy tờ xe,phương tiện tham gia
giao thông và phạt tiền đối với người tham gia giao thông
- Biện pháp này được áp dụng khi người tham gia giao thông đã có hành vi
vi phạm luật an toàn giao thông
- Mục đích nhằm dập tắt hành vi vi phạm đó của người tham gia giao thông
và bảo đảm việc xử lý sau vi phạm đúng với pháp luật quy định