1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP hồ chí minh

136 643 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

NGUYỄN THỊ ĐỨC HẠNHGIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên n

Trang 1

NGUYỄN THỊ ĐỨC HẠNH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số ngành: 60340301

TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2015

Trang 2

NGUYỄN THỊ ĐỨC HẠNH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Dương Thị Mai Hà Trâm

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM ngày

17 tháng 4 năm 2015

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT Họ và tên Chức danh Hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửachữa

Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

Trang 4

TP HCM, ngày 15 tháng 03 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Thị Đức Hạnh Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 13/09/1983 Nơi sinh: Nghệ An

Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1341850015

I- Tên đề tài:

Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty

niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

II- Nhiệm vụ và nội dung:

Khảo sát tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết

trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh qua hai năm 2012 và 2013 Từ

đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính

của các công ty niêm yết

III- Ngày giao nhiệm vụ:18/08/2014

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/03/2015

V- Cán bộ hướng dẫn:TS Dương Thị Mai Hà Trâm

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kếtquả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Đức Hạnh

Trang 6

LỜI CÁM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Dương Thị Mai Hà Trâm,người hướng dẫn khoa học, cô đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên và hỗ trợ tác giảtrong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu

Tác giả xin bày tỏ sự cám ơn chân thành đến bạn bè tại trường Đại học CôngNghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẽ, giúp đỡ tác giả hoàn tất luận văn này

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Đức Hạnh

Trang 7

TÓM TẮT

Nội dung trình bày trong luận văn là đánh giá sự minh bạch thông tin trên báocáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố HồChí Minh Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã trình bày các nội dung nhưsau:

Thứ nhất, trình bày các vấn đề như lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đưa

ra các câu hỏi nghiên cứu, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, đồng thời đưa ra cácđóng góp và bố cục của luận văn

Thứ hai, nêu lên cơ sở lý thuyết về tính minh bạch thông tin trên báo cáo tàichính của các công ty niêm yết.Tác giả trình bày một số khái niệm, quan điểm cũngnhư là kết quả nghiên cứu trước đây về minh bạch thông tin tài chính Tác giả cũngđưa ra một số cách đo lường minh bạch thông tin tài chính của các công trìnhnghiên cứu trước đây

Trong phần này tác giả cũng đã nêu nh ững quy định về công bố thông tin của

Sở giao dịch chứng khoán và tình hình công bố thông tin trên thị trường chứngkhoán

Thứ ba, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập là cơ cấu sởhữu, quy mô công ty, đòn bẩy, lợi nhuận, thanh khoản, kiểm toán và biến phụ thuộc

là biến minh bạch thông tin Các biến độc lập được tác giả thu thập số liệu từ báocáo tài chính qua hai năm 2012, 2013 Biến phụ thuộc được thu thập số liệu thôngqua việc khảo sát các chỉ số thông tin liên quan đến tài chính của công ty

Thứ tư, tác giả trình bày kết quả chạy hồi quy và đưa ra các kết luận về cácbiến trong mô hình

Thứ năm, tác giả trình bày các cơ sở để đưa ra các giải pháp và từ đó đề ra cácgiải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của cáccông ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 8

The aim of my thesis is to evaluate the transparency of information on thefinancial statements of publicly traded companies in Ho Chi Minh City In myresearch, I would like to present the following contents:

First, the paper includes reasons to select topic, research objectives, datasources and research methods and the layout of the thesis Through it, I give somecontributive ideas, as well

Second, there are the theoretical bases of information transparency of thefinancial statements Here, I show some concepts, perspectives as well as the results

of previous research relevant to the transparency of financial information of publicheld companies I also give some measures of the transparency in the previousstudies

In this article, I indicate provisions of disclosure of the Stock exchange anddisclosure situation of Hochiminh security market

Third, the research model conducted consists of six independent variables:Ownership structure, company size, leverage, profitability, liquidity and audit Itsdependent variable is Transparency of information The independent variables weremeasured base on data collected from the last two-year financial statements of 2012,

2013 The dependent variable is collecting data through surveys of informationindex relating to corporate finance

Fourth, results of regression research and conclusions about the variables inthe model are given

Fifth, there are the bases for solution and my own solutions to improving theinformation transparency of the financial statements by publicly traded companies

in Ho Chi Minh City

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN v

LỜI CÁM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC CÁC BẢNG x

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Đóng góp của luận văn 3

1.6 Bố cục của luận văn 4

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT 6

2.1 Cơ sở lý thuyết về tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết 6

2.1.1 Khái niệm minh bạch 6

2.1.2 Lợi ích của minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính 8

2.1.3 Đo lường tính minh bạch thông tin 9

2.1.4 Lợi ích của Minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ……… 14

2.1.4.1 Minh bạch thông tin báo cáo tài chính làm gia tăng sự bảo vệ nhà đầu tư 15

2.1.4.2 Minh bạch thông tin báo cáo tài chính khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào thị trường, thúc đẩy tính thanh khoản của thị trường 15

Trang 10

2.1.4.3 Minh bạch thông tin báo cáo tài chính góp phần phát triển tính hiệu quả của

thị trường chứng khoán 16

2.2 Công ty niêm yết 16

2.2.1 Giới thiệu khái quát công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 16

2.2.2 Yêu cầu pháp lý về công bố thông tin 17

2.2.2.1 Công bố thông tin trên thị trường sơ cấp 17

2.2.2.2 Công bố thông tin trên thị trường thứ cấp 19

2.2.2.3 Phương tiện và hình thức công bố thông tin 21

2.2.3 Tình hình công bố thông tin của các công ty niêm yết 22

2.3 Tổng quan về các công trình nghiên cứu trước 23

2.4 Những kinh nghiệm quốc tế về việc nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết 24

2.4.1 Kinh nghiệm của Mỹ 25

2.4.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 25

2.4.3 Kinh nghiệm của New Zealand 26

2.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 28

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 29

3.1 Xây dựng mô hình kiểm định 29

3.2 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin 31

3.3 Phương pháp đo lường và tính toán 31

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 32

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

4.1 Khảo sát và đo lường sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp Hồ Chí Minh 33

4.2 Phân tích hồi quy 36

Trang 11

4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu 40

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 45

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 46

5.1 Quan điểm để đưa ra giải pháp 46

5.1.1 Phù hợp với môi trường pháp luật của Việt Nam 46

5.1.2 Phù hợp với các quy định, luật lệ của thị trường chứng khoán Việt Nam 46

5.1.3 Phù hợp với xu thế chung của thế giới 47

5.2 Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết 47

5.2.1 Giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch về cơ cấu sở hữu 49

5.2.2 Giải pháp nhằm mở rộng quy mô công ty 50

5.2.3 Giải pháp nhằm cải thiện chỉ tiêu lợi nhuận tại các công ty 50

5.2.4 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán 51

5.3 Một số kiến nghị 53

5.3.1 Đối với các công ty niêm yết 53

5.3.1.1 Công ty cần đưa thêm các chỉ số tài chính vào báo cáo tài chính 53

5.3.1.2 Các công ty phải trình bày cụ thể giao dịch với các bên liên quan 54

5.3.1.3 Lựa chọn công ty kiểm toán báo cáo tài chính 56

5.3.2 Một số đề xuất đối với Bộ tài chính 56

5.3.2.1 Lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có sự tách biệt giữa công ty tiếp tục hoạt động hay công ty không tiếp tục hoạt động 56

5.3.2.2 Bổ sung báo cáo vốn chủ sở hữu vào danh mục các báo cáo cần phải có đối với các công ty .57

5.3.3 Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán 58

5.3.3.1 Xây dựng chỉ số đánh giá minh bạch thông tin tài chính nói riêng và minh bạch thông tin nói chung đối với các công ty .58

Trang 12

5.3.3.2 Nâng cao sự kiểm soát về công bố thông tin và điều chỉnh mức xử phạt các

hành vi gây ra sự không minh bạch thông tin tài chính .59

5.3.3.3 Bổ sung quy định xử phạt hành chính đối với các trường hợp chênh lệch số liệu trên báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán 59

5.4 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 60

5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu 60

5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 61

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 62

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

I Danh mục tài liệu tiếng việt 64

II Danh mục tài liệu tiếng anh 65

Trang 13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCĐKT: Bảng cân đối kế toán

BCKQHĐKT: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCLCTT: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCTC: Báo cáo tài chính

SEC: Securities and Exchange Commission (Ủy ban giao dịch chứng khoánMỹ)

TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 14

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Chỉ số tiết lộ thông tin tài chính

Bảng 4.1 Kết quả khảo sát chỉ số minh bạch thông tin báo cáo tài chính 33Bảng 4.2 Bảng phân tích phương trình hồi quy của mô hình nghiên cứu 38Bảng 4.3 Bảng dữ liệu ANOVA 39Bảng 4.4 Bảng đánh giá mức độ giải thích của các biến độc lập trong mô hình 39Bảng 4.5 Danh sách các công ty niêm yết được kiểm toán bởi 4 công ty kiểm toánlớn 43Bảng 5.1 Môt số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinhdoanh 53Bảng 5.2 Thông tin giao dịch với bên liên quan 55

Trang 15

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài

Trên thị trường chứng khoán thì thông tin là yếu tố mang tính nhạy cảm, đặcbiệt là các thông tin tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của nhà đầu

tư, vì vậy để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư thì thông tin tài chính cần phảiđảm bảo tính trung thực và minh bạch

Khi nói đến tínhminh bạch trong thông tin tài chính, những người làm nghề

Kế toán thường hiểu theo nghĩa Báo cáo tài chính phải được lập t heo đúng các quyđịnh, chuẩn mực về Kế toán Điều này tuy đúng nhưng chưa đủ,v iệc lập báo cáo tàichính theo đúng các quy định hiện hành mới chỉ bảo đảm được tính tuân thủ, nhưngchưa phát huy được vai trò của Kế toán như là một “ngôn ngữ của thế giới kinhdoanh”

Báo cáo tài chính là cơ sở dữ liệu quan trọng trong việc cung cấp thông tin chonhững người sử dụng báo cáo tài chính (như đối tác, chủ nợ, nhà đầu tư…).Mụcđích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin tài chính của doanh nghiệp cho cácđối tượng có nhu cầu sử dụng.Để có thể phân tích nhằm đưa ra những đánh giáđúng đắn về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng phát triển củadoanh nghiệp, các nhà đầu tư phải dựa vào nguồn thông tin trung thực, đầy đủ, kịpthời của doanh nghiệp thông qua hệ thống báo cáo tài chính

Chính vì vậy, vai trò của Kế toán trong một nền kinh tế phát triển không chỉgiới hạn ở việc tuân thủ đúng các quy định hiện hành về Kế toán, mà yêu cầu giờđây đã trở nên cao hơn là cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư

Sự minh bạch thông tin của doanh nghiệp là một thứ tài sản rất có giá trị đốivới bản thân doanh nghiệp Một khi doanh nghiệp đã tạo được niềm tin với các nhàđầu tư, các đối tác kinh doanh sẽ tạo điều kiện tốt cho việc huy động vốn đầu tư, tìmkiếm đối tác kinh doanh, vay vốn ngân hàng

Trang 16

Tính minh bạch của thông tin trên báo cáo tài chính được đảm bảo thông quaviệc công bố đầy đủ và có thuyết minh rõ ràng về những thông tin hữu ích, cần thiếtcho việc ra quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin.

Trong thực tế, tồn tại một khoảng cách không nhỏ giữa nội dung thông tinphải công bố theo quy định và nội dung thông tin mà các công ty niêm yết thực tếcông bố Điều này dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho mục tiêu minhbạch hóa thông tin trên báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam Sựchênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau khi kiểm toán của các công tyniêm yết như: năm 2010 công ty cổ phần tập đoàn Sara với lợi nhuận sau thuế là 3,7

tỷ đồng, sau khi kiểm toán còn lại 1,4 tỷ đồng, một trong những nguyên nhân là doviệc trích lập dự phòng đầu tư dài hạn, công nợ chưa được đối chiếu đầy đủ …, năm

2011 công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 xin gia hạn thời gian công bố báo cáo tàichính năm 2010 đến 25/04/2011 vì nguyên nhân công ty nâng cấp hệ thống, sai sót

số liệu kế toán…

Như vậy, ngày càng nhiều công ty có sự chênh lệch đáng kể số liệu trước vàsau kiểm toán, cũng như nhiều công ty niêm yết chưa tuân thủ quy định về phươngtiện, hình thức và thời gian công bố thông tin báo cáo tài chính Đó là lý do tôichọn

đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”.

1.2 Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của đề tài là đưa ra các giải pháp nâng cao tínhminh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trườngchứng khoán Thành phốHồ Chí Minh

-Mục tiêu cụ thể:

Trang 17

Thứ nhất, Tìm hiểusự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính và tiêu chuẩn

để đo lường sự minh bạch

Thứ hai, Tìm hiểu và đánh giá thực trạng sự minh bạch thông tin trên báo cáotài chính của các công ty niêm yết

Thứ ba, Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáotài chính của các công ty niêm yết

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, thế nào là minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính và tiêu chuẩnnào để đo lường sự minh bạch?

Thứ hai, thực trạng sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công

ty niêm yết hiện nay như thế nào?

Thứ ba, những nội dung nào cần đề xuất để nâng cao tính minh bạch thông tintrên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết?

1.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: sở giao dịch chứng khoán Thành phốHồ Chí Minh, đốitượng là 200 công ty cổ phần của Việt Nam được niêm yết trên sàn giao dịch chứngkhoán Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, 2013

Dữ liệu của các công ty được thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo tàichính, các thông tin được công bố chính thức, website của các công ty, website của

sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu như thống

kê, phân tích mô tả, tổng hợp, đồng thời đề tài sử dụng mô hình hồi quy đa biến: cácbiến phụ thuộc, biến độc lập, được tổ chức thành dữ liệu bảng theo từng công ty.Các kết quả thống kê và hồi quy được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS

1.5 Đóng góp của luận văn

Trang 18

Luận văn tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin trên báo cáo tàichính của các công ty niêm yết tới quyết định của người sử dụng báo cáo tài chínhtừ

đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chínhcủa các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.Những người sử dụng báo cáo tài chính cũng có thể dựa vào những kết quảcủa bài nghiên cứu này để chú ý nhiều hơn vào tính minh bạch thông tin trên báocáo tài chính của các công ty để có thể đưa ra quyết định thích hợp và đúng đắnnhất

1.6 Bố cục của luận văn

Kết cấu của luận văn gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài, trong chương này tôinêu lý do chọn đề tài, mục tiêunghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp và bố cục củaluận văn

Chương 2: Cơ sở lý thuyết, trong chương này tôi nêu lên cơ sở lý thuyết về minhbạch thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết

Chương 3: Xây dựng mô hình kiểm định tính minh bạch thông tin trên báo cáo tàichính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phốHồ Chí Minh.Chương 4: Kết quả nghiên cứu, trong chương này tôitrình bày kết quả hồi quy vềtính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thịtrường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Chương 5: Giải pháp và kiến nghị nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáotài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ ChíMinh

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã trình bày những vấn đề sau:

Trang 19

Thứ nhất, nêu lên lý do để chọn đề tài đó là tầm quan trọng của báo cáo tàichính cũng như là tầm quan trọng của sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chínhcủa các công ty niêm yết.

Thứ hai, nêu được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đưa ra mục tiêu tổng quát

và mục tiêu cụ thể để thực hiện đề tài.Đặt ra các câu hỏi để thực hiện nghiên cứu đềtài

Thứ ba, trình bày cách lấy dữ liệu nghiên cứu và đưa ra phương pháp nghiêncứu cho bài luận văn

Thứ tư, trình bày những ý kiến đóng góp của luận văn, và đưa ra bố cục củaluận văn

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT

2.1 Cơ sở lý thuyết về tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết

2.1.1 Khái niệm minh bạch

Mục đích của các báo cáo tài chính là cung cấp thông tin tài chính của đơn vịlập báo cáo cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng Tính minh bạch của các báo cáotài chính được đảm bảo thông qua việc công bố đầy đủ và có thuyết minh rõ ràng vềnhững thông tin hữu ích, cần thiết cho việc ra quyết định kinh tế của nhiều đốitượng sử dụng thông tin

Sự minh bạch là một thuật ngữ dùng để đánh giá chất lượng của báo cáo tàichính.Chức năng cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin cho các đốitượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng bên ngoàidoanh nghiệp đưa ra các quyết định tối ưu Ngoài ra sự minh bạch còn được đề cậpđến rất nhiều trong các lĩnh vực như sự minh bạch của thị trường tài chính hay sựminh bạch trong việc quản trị công ty Việc minh bạch trong hoạt động quản trị sẽđảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định và tăng trưởng vững chắc Một doanhnghiệp có hệ thống quản trị tốt và minh bạch bao giờ cũng có các chính sách quảntrị rủi ro thích hợp

Trong phạm vi nghiên cứu, tôi chỉ đề cập đến sự minh bạch thông tin tài chínhcông bố hay là sự minh bạch của thông tin được trình bày trên các báo cáo tài chínhcông bố bởi các công ty niêm yết

Có nhiều khái niệm về sự minh bạch được đưa ra bởi các tổ chức nghề nghiệpcũng như trong nghiên cứu, có thể nêu một vài khái niệm như sau:

Theo tổ chức S&P (Standard & Poors), sự minh bạch là công bố kịp thời vàđầy đủ của việc điều hành, hoạt động và tài chính của công ty cũng như các thông l ệ

Trang 21

quản trị công ty liên quan đến quyền sở hữu, hội đồng quản trị, cơ cấu quản lý vàquy trình quản lý.

Theo nghiên cứu thực nghiệm của Trung Quốc, Robert W McGee, XiaoliYuan (2008), tính minh bạch là một thành phần rất quan trọng của báo cáo tàichính.Các công ty phải công bố bất cứ điều gì mà có thể ảnh hưởng đến quyết địnhđầu tư của một nhà đầu tư và không có bất cứ thông tin quan trọng nào có thể đượcche dấu

Theo nghiên cứu của Robert M.Bushman, Piotroski và Smith (2003), xem xét

sự minh bạch trên góc độ công ty.Minh bạchthông tinđược định nghĩa như là s ự sẵn

có phổ biến của các thông tin thích hợp và đáng tin cậy về công việc thực hiện định

kỳ, những vị thế tài chính, các cơ hội đầu tư, quản trị và những rủi ro của các giaodịch công khai

Theo Barth và Schipper (2008), sự minh bạch là một đặc tính được mong đợicủa báo cáo tài chính, được định nghĩa là phạm vi mà các báo cáo tài chính cho thấycác giá trị kinh tế ngầm định của tổ chức theo cách sẵn sàng cho sự hiểu biết củanhững người sử dụng các báo cáo này

Theo Kulzick (2004), Blanchet (2002) và Prickett (2002), nghiên cứu sự minhbạch trên quan điểm của người sử dụng thông tin, theo họ minh bạch của thông tinbao gồm:

- Sự chính xác: thông tin phản ánh chính xác dữ liệu tổng hợp từ sự kiện phátsinh

- Sự nhất quán: thông tin được trình bày có thể so sánh được và là kết quả củanhững phương pháp được áp dụng đồng nhất

- Sự thích hợp: khả năng thông tin tạo ra các quyết định khác biệt, giúp người

sử dụng dự đoán kết quả trong quá khứ, hiện tại và tương lai

- Sự đầy đủ: thông tin phản ánh đầy đủ các sự kiện phát sinh và các đối tượng

có liên quan

Trang 22

- Sự rõ ràng: thông tin truyền đạt được thông điệp và dễ hiểu

- Sự kịp thời: thông tin có sẵn cho người sử dụng trước khi thông tin làm giảmkhả năng ảnh hưởng đến các quyết định

- Sự thuận tiện: thông tin được thu thập và tổng hợp dễ dàng

Tóm lại, từ các định nghĩa trên cho thấy sự minh bạch là đặc điểm mong muốncủa báo cáo tài chính, là sự sẵn có của thông tin tài chính đáng tin cậy cho các đốitượng sử dụng báo cáo tài chính, để từ đó họ có thể đưa ra được các quyết địnhthích hợp

2.1.2 Lợi ích của minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính

Mục tiêu cuối cùng của báo cáo tài chính đó là cung cấp thông tin cho người

sử dụng, hỗ trợ cho người sử dụng ra quyết định tối ưu Do đó việc cung cấp thôngtin tài chính minh bạch cho người sử dụng giúp cho họ đưa ra các quyết định thíchhợp

Theo Pankaj Madhani (2007), minh bạch là công bố kịp thời và đầy đủ thôngtin về hoạt động và tài chính của công ty và thông lệ quản trị doanh nghiệp liênquan đến vốn chủ sở hữu, cơ cấu quản lý và quy trình của nó Minh bạch là một yếu

tố quan trọng ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của công ty đối với các nhà đầu tư và làmột yếu tố quan trọng của quản trị doanh nghiệp Mức độ minh bạch phụ thuộc vào

sự sẵn sàng và khả năng quản lý để khắc phục bất kỳ sự khác biệt thông tin vớinhững người tham gia thị trường Trong thời đại của nền kinh tế thông tin, minhbạch trong báo cáo tài chính là rất quan trọng.Các công ty không đạt tiêu chuẩn vềminh bạch thông tin thì sẽ có nguy cơ thiệt hại đáng kể trong sự tín nhiệm quảnlý.Trong trường hợp xấu nhất, các công ty có thể phải đối mặt với sự xói mòn niềmtin cổ đông, giá trị vốn hóa thị trường sẽ bị giảm xuống.Việc minh bạch thông tintrên báo cáo tài chính sẽ giúp cho việc xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững lâu dàicủa các công ty niêm yết

Trang 23

Sự minh bạch thông tin tài chính sẽ là cơ sở quan trọng để các công ty pháttriển bền vững, làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp.Muốn phát triển nhanh và bềnvững, các công ty cần phải đề cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính.

2.1.3 Đo lường tính minh bạch thông tin

Theo một số nghiên cứu trước đây đã đo lường minh bạch thông tin trên báocáo tài chính như sau:

a Đo lường mức độ công bố thông tin theo Desoky và Mousa (2012)

Trong nghiên cứu của Desoky và Mousa đo lường mức độ công bố thông tintrên báo cáo tài chính của các công ty dựa vào 65 chỉ số tiết lộ thông tin Trong đó:

- Thông tin chung và hội đồng quản trị: 14 mục

- Thông tin tài chính: 44 mục

- Thông tin phi tài chính: 7 mục

Chi tiết các chỉ số tiết lộ thông tin được trình bày tại bảng 1.1 như sau:

Bảng 1.1 Chỉ số tiết lộ thông tin tài chính

Thông tin chung và hội

đồng quản trị

S1Nhiệm vụ, tầm nhìn, mục tiêu của công ty

S2Các hành vi chi phối công ty

S3Thông tin về tuổi niêm yết của công ty

S4Cơ cấu tổ chức của công ty

S5Cơ cấu sở hữu

S6Công ty có các kênh khác nhau để phổ biến thông tin

S7Thông tin về các thành viên của hội đồng quản trị

S8Thông tin về các thành viên của ban giám đốc

S9Thông tin về các cuộc họp hội đồng quản trị

S10Thông tin về bồi thường thiệt hại cho ban giám đốc

Trang 24

S11Hội đồng quản trị tạo thành một số tiểu ban

S12Thông tin về ban kiểm toán

S13Thông tin về kiểm toán viên bên ngoài

S14Thông tin về quyền biểu quyết và kết quảThông tin tài chính S1Bảng cân đối kế toán năm nay

S2Bảng cân đối kế toán năm trước

S3Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm nay

S4Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm trước

S5Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay

S6Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước

S7Thuyết minh báo cáo tài chính năm nay

S8Thuyết minh báo cáo tài chính năm trước

S9Tuyên bố hiện tại của những thay đổi trong vốn chủ sởhữu

S10Báo cáo trước đây về thay đổi vốn chủ sở hữu cổ đông

S11Báo cáo kiểm toán

S12Thông tin về trách nhiệm và kiểm tra bằng chứng kiểmtoán viên

S13Thông tin về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúcnăm tài chính

S14Chỉ số tài chính (tỷ lệ lợi nhuận, thanh khoản…)

S15Thông tin về dự báo bán hàng

S16 Thông tin về dự báo sản lượng

S17Thông tin về thu nhập trên mỗi cổ phiếu

S18Hiện tại và chuyển động của giá cổ phiếu

S19Thông tin về số lượng và loại cổ phần

S20Thông tin về các cổ phiếu có thẩm quyền ban hành vànổi bật

Trang 25

S21Thông tin về phát hành chứng khoán mới

S22 Số lượng và chi phí của cổ phiếu quỹ

S23Thông tin về các quy định của cổ phiếu quỹ

S24Thông tin về lợi nhuận giữ lại

S25Thông tin về cổ tức

S26Chính sách kế toán thuế

S27Thông tin về giao dịch với bên liên quan

S28Phát hành thông tin về các sự kiện đặc biệt

S29Chi tiết về tài sản nhà máy

S30Thông tin về cầm cố tài sản

S31Thông tin về phương pháp khấu hao tài sản

S32Thông tin về phương pháp tính giá hàng tồn kho

S33Thông tin về tài sản vô hình và chính sách kế toán liênquan

S34Thông tin về chi phí nghiên cứu và quỹ phát triển khoahọc và công nghệ

S35Thông tin về doanh số bán hàng tháng hoặc hàng năm

S36Thông tin về năng suất của công ty

S37Thông tin về công nợ tiềm tàng

S38Thông tin chi tiết về vay và nợ dài hạn, ngắn hạn

S39Thông tin về chuyển giá

S40Thông tin về giao dịch ngoại tệ

S41Thông tin về đầu tư vào các công ty khác

S42 Chính sách kế toán liên quan đến hợp đồng thuê tàisản

S43Chính sách kế toán liên quan đến hợp đồng dài hạn

S44Những rủi ro sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và tàichính của công ty

Trang 26

Thông tin phi tài chính S1Tuyên bố của chủ tịch

S2Thông tin về các nhà phân tích dự báo

S3Thông tin về Môi trường

S4An toàn, sức khỏe, chính sách cho người lao động

S5Chiến lược tuyển dụng và đào tạo nhân viên của côngty

S6Lịch cho các sự kiện trong tương lai

S7Đạo đức kinh doanh(Nguồn: theo nghiên cứu của Desoky và Mousa (2012))Tất cả các chỉ số thông tin được gán là 0 nếu như công ty không trình bày mụcnào trong bất cứ hạng mục tương ứng, gán là 1 trong những trường hợp còn lại

b Đo lường mức độ công bố thông tin theo Mine Aksu (2012)

Đo lường sự minh bạch và công bố thông tin về chất lượng của các công tythông qua tổng điểm của mỗi loại chỉ số thông tin minh bạch cho mỗi công tytheocông thức như sau:

 Điểm minh bạch thông tin từng công ty:

1 1

S jk TRANSP = X 100

TotS jk

(2.1)

Trang 27

S jk= một nếu các mục thông tin trong thể loại j k được tiết lộ (trả lời là “có”) vàkhông (trả lời “khác”).

TotSjklà tổng số câu trả lời trong các mục

 Điểm minh bạch thông tin trong từng mục chỉ số thông tin:

Trong đó:

S k/j= một nếu các mục thông tin k được tiết lộ (trả lời là “có”) trong mục j và không(trả lời “khác”)

TotS j = tổng số câu trả lời trong từng mục

c Đo lường mức độ công bố thông tin theo Standard & Poor (2001)

Năm 2001, tổ chức Standard & Poor lần đầu tiên đưa ra một cách thức xếphạng tính minh bạch và công bố thông tin.Standard & Poor đánh giá tính minh bạchcủa công ty dựa trên các báo cáo tài chính thường niên bằng 98 câu hỏi được chiathành 3 nhóm:

- 28 câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin về cấu trúc sở hữu và quyềncủa nhà đầu tư

- 35 câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin tài chính và tình hình kinhdoanh công ty

- 35 câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin về cơ cấu và hoạt động quản trịcủa hội đồng quản trị và ban giám đốc

n

j k

k

1 ,

/j S k/j

TRANSP = X 100

TotS j

(2.2)

Trang 28

d Chỉ số GTI (Governance and Transparency Index) của singapore

Chỉ số GTI được trung tâm quản trị công ty CGIO, các học viện và các tổ chứcthuộc Trường Kinh doanh – Đại học Quốc gia Singapore phối hợp cùng xây dựng.Chỉ số này được chia thành 2 nhóm quản trị công ty và minh bạch thông tin.Các điểm đánh giá công ty dựa trên:

- Vấn đề về hội đồng quản trị và ban giám đốc

- Vấn đề về chính sách lương thưởng

- Vấn đề về kế toán và kiểm toán

- Vấn đề về minh bạch và mối quan hệ với nhà đầu tư

e Chỉ số CIFAR (Center for International Financial Analysis and Research)

Chỉ số CIFAR được xây dựng bởi trung tâm nghiên cứu và phân tích tài chínhquốc tế Chỉ số này đo lường dựa trên sự sẵn có của thông tin nên sự minh bạch cóthể đo lường bằng mức độ công bố thông tin, nếu mức độ công bố thông tin càngcao thì sự minh bạch thông tin càng rõ và ngược lại

Chỉ số CIFAR bao gồm khoảng 90 thông tin tài chính và phi tài chính đượccông bố trên các báo cáo thường niên của các công ty niêm yết, chỉ số này được xâydựng riêng cho từng quốc gia khác nhau tùy thuộc vào môi trường kinh doanh vàpháp luật

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, do thời gian có hạn nên tác giả chỉ

sử dụng các chỉ số của Desoky và Mousa (2012), để đo lường tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp Hồ Chí Minh.

2.1.4 Lợi ích của Minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.

Minh bạch thông tin của các công ty niêm yết là sự công bố thông tin xácthực, kịp thời cho cơ quan quản lý chuyên ngành và những người sử dụng báo cáo

Trang 29

tài chính, bảo đảm rằng những người sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính đều có

cơ hội tiếp cận các thông tin như nhau trong việc đánh giá tình hình hoạt động vàhiệu quả sản xuất kinh doanh và rủi ro của doanh nghiệp để ra các quyết định thíchhợp

Minh bạch thông tin báo cáo tài chính cung cấp nhiều lợi ích quan trọng đốivới nhà đầu tư nói riêng, thị trường nói chung Những lợi ích này bao gồm:

- Minh bạch thông tin báo cáo tài chính làm gia tăng sự bảo vệ nhà đầu tư

- Minh bạchthông tin báo cáo tài chính khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào thịtrường, thúc đẩy tính thanh khoản của thị trường

- Minh bạch thông tin báo cáo tài chính góp phần phát triển tính hiệu quả của thịtrường chứng khoán

Mỗi lợi ích vừa thúc đẩy vừa là chức năng của các lợi ích còn lại.Ví dụ, bằngcách tạo ra sự bảo vệ cho nhà đầu tư, tính minh bạch khuyến khích sự tham gia đầu

tư ngày càng nhiều trên thị trường chứng khoán, và vì thế làm tăng tính thanh khoảncủa những thị trường này

2.1.4.1 Minh bạch thông tin báo cáo tài chính làm gia tăng sự bảo vệ nhà đầu tư

Lợi ích đầu tiên của tính minh bạch là gia tăng sự bảo vệ nhà đầu tư và tăngtính công bằng thực sự và có thể cảm nhận được của thị trường chứng khoán

Minh bạch cho phép nhà đầu tư quyền kiểm soát chất lượng của những giaodịch mà họ nhận được sau khi có thông tin đầy đủ và chính xác

Gia tăng tính minh bạch cho phép cơ quan quản lý bảo vệ nhà đầu tư tốt hơnthông qua cải thiện việc giám sát của thị trường

2.1.4.2 Minh bạch thông tin báo cáo tài chính khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào thị trường, thúc đẩy tính thanh khoản của thị trường

Trang 30

Để gia tăng việc bảo vệ nhà đầu tư, minh bạch làm tăng tính trung thực của thịtrường chứng khoán và thúc đẩy lòng tin của nhà đầu tư trên thị trường, do đókhuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư Sự tham gia này làm tăng tính thanhkhoản của thị trường.

2.1.4.3 Minh bạch thông tin báo cáo tài chính góp phần phát triển tính hiệu quả của thị trường chứng khoán

Một lợi ích khác của sự minh bạch là khả năng xóa bỏ một vài nhược điểm củacấu trúc thị trường không tập trung hoặc cấu trúc thị trường phân khúc.Cụ thể là,bằng cách tạo điều kiện dễ dàng trong việc tìm giá cả, sự minh bạch có thể giảiquyết nhiều vấn đề không hiệu quả trong việc định giá vốn bị gây ra bởi phân khúccủa thị trường

Như vậy, minh bạch thông tin là một trong những nhân tố quan trọng giúp thịtrường chứng khoán phát triển.Với tư cách là một người chủ sở hữu của công ty, cổđông của công ty hoàn toàn được quyền biết rõ tình trạng công ty của mình Khi cáccông ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì phải có trách nhiệm công bốthông tin một cách rõ ràng minh bạch theo đúng pháp luật để cho các nhà đầu tư cónhững quyết định đúng đắn

2.2 Công ty niêm yết

2.2.1 Giới thiệu khái quát công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh được thành lập theo quyếtđịnh số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thựchiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 đã đánh dấu một sự kiện quantrọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước

Sự ra đời của trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh có ý nghĩarất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công

Trang 31

cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cáchpháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sáchnhà nước cấp, trung tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ vàquyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tại Việt Nam Đó là:

tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thốnggiao dịch; thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giaodịch, hoạt động đăng ký, lưu trú và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạtđộng khác

2.2.2 Yêu cầu pháp lý về công bố thông tin

2.2.2.1 Công bố thông tin trên thị trường sơ cấp

Khi một tổ chức phát hành thực hiện phát hành chứng khoán lần đầu ra côngchúng để niêm yết thì cần phải công bố thông tin theo các bước sau:

 Công bố thông tin khi xin giấy phép phát hành

Tổ chức đăng ký niêm yết chứng khoán phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho

Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán

Hồ sơ niêm yết bao gồm: giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng; Bảnbáo hạch theo quy định tại Điều 15 Luật chứng khoán; điều lệ của tổ chức pháthành; quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành vàphương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng; Cam kếtbảo lãnh phát hành (nếu có)

 Công bố thông tin khi nhận được giấy phép phát hành

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Ủy banChứng khoán Nhà nước xem xét và cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán racông chúng Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằngvăn bản và nêu rõ lý do

Trang 32

Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng của Ủy ban Chứngkhoán Nhà nước là văn bản xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra côngchúng đáp ứng đủ điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày giấy chứng nhận chào bán chứng khoán

ra công chúng có hiệu lực, tổ chức phát hành phải công bố Bản thông báo phát hànhtrên một tờ báo điện tử hoặc báo viết trong ba số liên tiếp

Chứng khoán chỉ được chào bán ra công chúng sau khi đã công bố theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 20 Luật chứng khoán (2006)

 Công bố thông tin khi có sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứngkhoán ra công chúng

Trong thời gian hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đangđược xem xét, tổ chức phát hành có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiệnthông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định phải cótrong hồ sơ hoặc thấy cần thiết phải giải trình về vấn đề có thể gây hiểu nhầm.Trong thời gian xem xét hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêucầu tổ chức phát hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán racông chúng để bảo đảm thông tin được công bố chính xác, trung thực, đầy đủ, bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư

Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán chứngkhoán ra công chúng mà phát sinh thông tin quan trọng liên quan đến hồ sơ đăng kýchào bán chứng khoán ra công chúng thì trong thời hạn bảy ngày, tổ chức phát hànhphải công bố thông tin phát sinh theo phương thức quy định tại khoản 3 Điều 20 củaLuật Chứng khoán và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ

 Công bố thông tin sau khi phát hành

Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thực hiện chế độ báo cáo và công bố thông tintheo quy định hiện hành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Trang 33

2.2.2.2 Công bố thông tin trên thị trường thứ cấp

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin về công ty niêm yết chocác nhà đầu tư, hiện nay việc công bố thông tin trên thị trường thứ cấp được phânthành 3 loại: công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường, công bốthông tin theo yêu cầu:

 Công bố thông tin định kỳ

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểmtoán, công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính nămtheo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Luật chứng khoán, cụ thể như sau:

- Ngày hoàn thành báo cáo tài chính năm được tính từ ngày tổ chức kiểm toánchấp nhận ký báo cáo kiểm toán Thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính năm chậmnhất là chín mươi (90) ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính

- Nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính năm bao gồm Bảng cân đối

kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bảnthuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán

- Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ của một tổ chức khác thì nộidung công bố thông tin về báo cáo tài chính năm bao gồm Báo cáo tài chính củacông ty đại chúng (công ty mẹ) và Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định củapháp luật về kế toán

- Công ty đại chúng phải lập và công bố Báo cáo thường niên đồng thời vớicông bố báo cáo tài chính năm

- Công ty đại chúng phải công bố Báo cáo tài chính năm tóm tắt trên ba số báoliên tiếp của một từ báo Trung ương và một tờ báo địa phương nơi công ty đạichúng đóng trụ sở chính hoặc thông qua phương tiện công bố thông tin của Ủy banchứng khoán nhà nước

 Công bố thông tin bất thường

Trang 34

Công ty đại chúng công bố thông tin bất thườngtheo quy định tại khoản 2,khoản 3 Điều 101 Luật chứng khoán, cụ thể như sau:

- Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn hai mươibốn giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

+ Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc tài khoản được phép hoạtđộng trở lại sau khi bị phong tỏa

+ Có quyết định khởi tố với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc, phó giám đốc, Kế toán trưởng của công ty; có bản án, quyết định của Tòa

án liên quan đến hoạt động của công ty; có kết luận của cơ quan thuế về việc công

+ Quyết định của hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và

kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kếtoán áp dụng

+ Công ty nhận được thông báo của Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sảndoanh nghiệp

Trang 35

+ Công ty đại chúng phải công bố thông tin về các sự kiện trên đây thành các ấnphẩm, trang thông tin điện tử của Ủy ban chứng khoán nhà nước.

+ Công ty đại chúng khi công bố thông tin bất thường phải nêu rõ sự kiện xảy ra,nguyên nhân, kế hoạch và các giải pháp khắc phục (nếu có)

 Công bố thông tin theo yêu cầu

Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 101Luật chứng khoán trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của

Ủy ban chứng khoán Nhà Nước, bao gồm các sự kiện sau:

- Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đếnlợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;

- Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứngkhoán và cần phải xác nhận thông tin đó

Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo yêu cầu thông qua các ấnphẩm, trang thông tin điện tử của công ty đại chúng, qua phương tiện thông tin đạichúng hoặc phương tiện công bố thông tin của Ủy ban chứng khoán nhà nước Nộidung công bố thông tin phải nêu rõ sự kiện được Ủy ban chứng khoán nhà nước yêucầu công bố; nguyên nhân; mức độ xác thực của sự kiện đó

2.2.2.3 Phương tiện và hình thức công bố thông tin

Việc công bố thông tin của các tổ chức niêm yết phải thực hiện theo quy địnhtại Điều 4 mục 2 của thông tư số 52/2012/TT-BTC

Phương tiện và hình thức công bố thông tin của các tổ chức niêm yết chứngkhoán được thực hiện dưới hình thức văn bản và dữ liệu điện tử như sau:

Các thông tin dưới hình thức văn bản: 01 bản chính có đầy đủ dấu và chữ kýcủa người có thẩm quyền công bố thông tin Các tổ chức niêm yết niêm yết sẽchuyển văn bản qua đường fax hoặc đường bưu điện cho Sở giao dịch chứng khoán

Trang 36

Thành phố Hồ Chí Minh Thời điểm tiếp nhận thông tin được xác định theo thờigian vào sổ công văn đến Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.Trường hợp gửi fax thì bản chính phải gửi ngay qua đường bưu điện trong vòng 24giờ kể từ thời gian chuyển fax.

Các thông tin bằng dữ liệu điện tử của các tổ chức niêm yết được chuyển đến

Sở giao dịch chứng khoán Tp HCM thông qua địa chỉ email hoặc phương tiện khác

do sở giao dịch chứng khoán quy định

Các công ty niêm yết phải thông báo số fax, địa chỉ email dùng để chuyển vănbản hoặc dữ liệu điện tử cho Sở giao dịch chứng khoán Tp HCM trong hồ sơ đăng

ký niêm yết

2.2.3 Tình hình công bố thông tin của các công ty niêm yết

Các công ty niêm yết trở thành công ty đại chúng bắt buộc phải có cổ đônghay các nhà đầu tư Điều này có ý nghĩa sống còn đối với các công ty niêm yết.Tuynhiên trên thực tế, phần lớn các công ty niêm yết trên sàn ít quan tâm đến cổ đôngcủa mình Sự kém minh bạch, lập lờ trong công bố thông tin của các công ty niêmyết có thể gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư

Theo thống kê năm 2013, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, việc minhbạch thông tin của các công ty niêm yết là rất ít Chỉ có 29/694 công ty niêm yết(chiếm tỷ lệ chỉ 4,18%) đảm bảo tốt việc công bố thông tin cho các nhà đầu tư Nhưvậy, có đến hơn 95% công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam viphạm lỗi về công bố thông tin bắt buộc

Việc chấp hành công bố thông tin trên thị trường chứng khoán cho thấy có rất

ít các công ty niêm yết quan tâm thực sự đến các nhà đầu tư Khi các công ty niêmyết không minh bạch thông tin thì các cổ đông, các nhà đầu tư khó định được đườnghướng, chiến lược phát triển cũng như xác định chính xác giá trị của cổ phiếu mà họđang nắm giữ

Trang 37

2.3 Tổng quan về các công trình nghiên cứu trước

Nghiên cứu của Lê Trường Vinh (2008).

“Minh bạch thông tin các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch ChứngKhoán Thành phố Hồ Chí Minh”

Tác giả đo lường sự minh bạch thông tin thông qua việc khảo sát 30 công tyniêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, mức độ minh bạchthông tin của từng công ty niêm yết được đánh giá bởi 20 nhà đầu tư cá nhân.Phương pháp đo lường là xây dựng mô hình kiểm định tính minh bạch thông qua 5biến (quy mô, lợi nhuận, nợ phải trả, tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản)

Qua khảo sát và xây dựng mô hình kiểm định tính minh bạch, tác giả kết luậnlàbiến lợi nhuận có ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tài chính

Nghiên cứu của Phạm Đức Tân (2009)

“Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanhnghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”

Tác giả đo lường sự minh bạch của thông tin tài chính công bố qua việc khảosát báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính thường niên củacác công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong

ba năm 2006, 2007, 2008

Qua khảo sát tác giả kết luận, hiện tượng che dấu thông tin, dàn xếp số liệu,làm đẹp báo cáo tài chính vẫn là hiện tượng phổ biến trong các công ty niêm yết

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thủy (2010)

“Hoàn thiện minh bạch hóa thông tin tài chính công ty niêm yết trên thị trườngchứng khoán Việt Nam”

Tác giả đo lường sự minh bạch thông tin bằng cách lập bảng câu hỏi dành chonhà đầu tư khảo sát về các chỉ tiêu mà nhà đầu tư quan tâm khi phân tích báo cáo tài

Trang 38

chính của các công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán là thành phố HồChí Minh và Hà Nội trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Qua khảo sát tác giả kết luận, minh bạch hóa thông tin tài chính các công tyniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những mặt tích cựcnhư nhà đầu tư có một kênh thông tin đáng tin cậy từ các tổ chức phân tích tài chínhchuyên nghiệp, còn hạn chế là thông tin cung cấp cho thị trường chứng khoán chưađầy đủ và kịp thời, thông tin còn bị rò rỉ trước khi công bố

Nghiên cứu của Standard & Poor

Tác giả công nhận việc thiếu thông tin chung so sánh và đưa ra nghiên cứu vềtính thanh khoản của các công ty trên thế giới để hoàn thành phạm vi của các sảnphẩm quản trị doanh nghiệp Minh bạch và công bố thông tin ước tính bằng cáchphân tích các báo cáo thường niên của các công ty dựa trên 98 các yếu tố thông tin

Nghiên cứu của Abdelmohsen M Desoky và Gehan A Mousa

Tác giả đánh giá về tính minh bạch và công bố thông tin thông qua 6 biến (cơcấu sở hữu, niêm yết nước ngoài, quy mô công ty, đòn bẩy, tính thanh khoản, kiểmtoán) và 65 chỉ số thông tin (14 thông tin hội đồng quản trị, 51 thông tin tài chính vàphi tài chính)

Tác giả kết luận các phân tích cho thấy có mối liên hệ tích cực giữa biến phụthuộc là minh bạch thông tin với các biến độc lập cụ thể là biến niêm yết nướcngoài, quy mô công ty, kiểm toán

Hạn chế của nghiên cứulà mẫu nghiên cứu có kích thước nhỏ chỉ có 100 công

ty, và nghiên cứu chỉ xem xét tác động của một số đặc trưng doanh nghiệp như kíchthước đòn bẩy, thanh khoản, cơ cấu sở hữu mà bỏ qua những yếu tố khác như lợinhuận và phát hành cổ phiếu mới

2.4 Những kinh nghiệm quốc tế về việc nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.

Trang 39

2.4.1 Kinh nghiệm của Mỹ

Chứng khoán Mỹ là một trong những thị trường chứng khoán lớn nhất thếgiới.Nhằm minh bạch hóa thông tin, Mỹ đã có những quy định rất chặt chẽ về công

bố thông tin

Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) đưa ra quy định bắt buộc nhữngcông ty niêm yết phải chỉ rõ trong bản báo hạch của mình những rủi ro trong hoạtđộng của công ty và công bố rõ ràng đến công chúng.Những rủi ro đó bao gồm cáckhoản nợ của công ty trước khi phát hành cổ phiếu, những tranh chấp pháp lý liênquan đến công ty (nếu có).Và báo cáo tài chính của công ty phải được một công tykiểm toán trung lập kiểm tra tài chính nhằm đảm bảo tính xác thực của thông tin.SEC cũng yêu c ầu ghi rõ việc công khai hóa những khoản chi thưởng, tăng lương,đồng thời thể hiện quyền làm chủ của cổ đông qua việc phải có ý kiến cổ đông trongnhững quyết định quan trọng của công ty

2.4.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Thị trường chứng khoán Trung Quốc là một thị trường lớn trên thế giới, sựphát triển của thị trường chứng khoán Trung Quốc tương ứng với sự phát triển kinh

tế nhanh chóng của đất nước này

Để đánh giá mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trườngchứng khoán các tác giả đã xem xét tác đ ộng của quyền sở hữu, cơ chế quản trị vàđặc điểm cụ thể của công ty, những nhân tố này được công bố đầy đủ và chính xác

sẽ làm tăng tính minh bạch thông tin

 Cơ cấu vốn chủ sở hữu và cơ chế quản trị công ty bao gồm:

- Tập trung quyền sở hữu;

- Quyền sở hữu Nhà nước và các tổ chức liên quan đến nhà nước;

- Quyền sở hữu cá nhân;

- Giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị;

Trang 40

- Hội đồng quản trị độc lập;

- Sự tồn tại của một Ủy ban kiểm toán

 Các đặc điểm cụ thể của công ty, bao gồm:

- Quy mô doanh nghiệp;

- Đòn bẩy tài chính;

- Lợi nhuận;

- Loại hình công nghiệp

Với việc sử dụng một số công bố thông tin tương đối đo lường mức độ công

bố thông tin, kết quả cho thấy quyền sở hữu cá nhân, sự tồn tại của một ủy ban kiểmtoán, quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính là các nhân tố có ảnh hưởng đến mức

độ công bố thông tin

2.4.3 Kinh nghiệm của New Zealand

Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán New Zealand (NZSE) đãxây dựng chiến lược để thu hút các nhà đầu tư thông qua sự tự nguyện tiết lộ thôngtin Đặc điểm công ty sẽ ảnh hưởng đến mức độ tự nguyện tiết lộ thông tin, 5 đặcđiểm cụ thể công ty có ảnh hưởng đến mức độ tiết lộ thông tin đó là quy mô doanhnghiệp, đòn bẩy tài chính, tài sản cố định, loại hình kiểm toán viên và tình trạngniêm yết trên thị trường nước ngoài

2.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Như vậy thông qua kinh nghiệm quốc tế về minh bạch thông tin của các công

ty niêm yết, rút ra bài học kinh nghiệm cho các công ty niêm yết trên thị trườngchứng khoán Việt Nam như sau:

Thực trạng hiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam, do mới thành lậpnên các yếu tố của thị trường như quy mô, số lượng nhà đầu tư tham gia vào thịtrường, hệ thống luật lệ,…còn đang trong giai đoạn hình thành, muốn phát triển vàhoàn thiện đòi hỏi phải có thời gian hoạt động để làm biến đổi cả về chất và vềlượng của thị trường.Để nâng cao tính minh bạch thông tin tài chính các công

Ngày đăng: 24/09/2015, 15:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bushman, Robert M., and A. J. Smith, 2003. “Transparency, Financial Accounting Infofmation, and Corporate Governance”. Federal Reserve Bank of New York Economic Policy Review 9, no. 1 (April): 65-87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Transparency, FinancialAccounting Infofmation, and Corporate Governance
7. Nguyễn Thị Minh Tâm, 2009. Kiểm toán - Kiểm toán với sự minh bạch thông tin tài chính trên thị trường, xem tại http://.ketoanthue.vn/index.php/cac-tin-kiem-toan-da-dang/1708-kiem-toan-kiem-toan-voi-su-minh-bach-thong-tin-tai-chinh-tren-thi-truong.html Link
8. Lê Hoàng Phúc, 2012. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Xem tại:http://www.sav.gov.vn/1595-1-ndt/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-chat-luong-thong-tin-tai-chinh-cua-cong-ty-niem-yet-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam.sav Link
9. Sơn Long (2013). 95% Doanh nghiệp niêm yết vi phạm lỗi công bố thông tin, thời báo kinh doanh, 23/12/2013. Xem tại: http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/95-doanh-nghiep-niem-yet-vi-pham-loi-cong-bo-thong-tin-201312230838209800.chn Link
10. Hoàng Ly (2011). Lợi nhuận sau kiểm toán sụt giảm, Việt báo, 14/04/2011.Xem tại: http://vietbao.vn/Kinh-te/Loi-nhuan-sut-giam-sau-kiem-toan-vi-doanh-thu-tai-chinh/11215138/91/.II. Danh mục tài liệu tiếng anh Link
1. Abdelmohsen M. Desoky and Gehan A. Mousa, 2012. Corporate Governance Practices: Transparency and Disclosure – Evidence from the Egyptian Exchange. Available at:http://wbious.org/4.Gehan.pdf, Accessed 1 July 2012 Link
2. Standard & Poor’s, 2002. Transparensy and Disclosure: Overview of Methodology and Study Results United States. Available at:http://repository.binus.ac.id/content/F0024/F002455955.pdf, Accessed 12 October 2011 Link
4. James Tobin, 1969. A General Equilibrium Approach To Monetary Theory.Available at: http://en.wikipedia.org/wiki/Tobin’S_q Link
6. Robert M.Bushman, Joseph D. Piotroski and Abbie J Smith, 2003. What Determines Corporate Transparency? Available at:http://public.kenan- flagler.unc.edu/faculty/bushmanr/bushman jar transparency.pdf Link
1. Lê Trường Vinh, 2008. Minh bạch thông tin các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Khác
2. Ngô Thị Thanh Hòa, 2012. Giải pháp nâng cao sự minh bạch thông tin tài chính của các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài chính. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Khác
3. Nguyễn Thị Hồng Thủy, 2012. Hoàn thiện minh bạch hóa thông tin tài chính công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Khác
4. Phạm Đức Tân, 2009. Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thồn tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Khác
5. Nguyễn Đình Hùng, 2010. Hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Khác
5. Robert M.Bushman and Abbie J Smith, 2003. Transparency, Financial Accounting Information, and Corporate Governance. FRBNY Economic Policy Review, April 2003 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w