Nghiên cứu của Lê Trường Vinh (2008).
“Minh bạch thông tin các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch Chứng Khoán Thành phốHồ Chí Minh”.
Tác giả đo lường sự minh bạch thông tin thông qua việc khảo sát 30 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, mức độminh bạch thông tin của từng công ty niêm yết được đánh giá bởi 20 nhà đầu tư cá nhân. Phương pháp đo lường là xây dựng mô hình kiểm định tính minh bạch thông qua 5 biến (quy mô, lợi nhuận, nợphải trả, tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản).
Qua khảo sát và xây dựng mô hình kiểm định tính minh bạch, tác giảkết luận làbiến lợi nhuận cóảnh hưởng đến minh bạch thông tin tài chính.
Nghiên cứu của Phạm Đức Tân (2009)
“Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Tác giả đo lường sự minh bạch của thông tin tài chính công bố qua việc khảo sát báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính thường niên của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phốHồChí Minh trong ba năm 2006, 2007, 2008.
Qua khảo sát tác giả kết luận, hiện tượng che dấu thông tin, dàn xếp số liệu, làm đẹp báo cáo tài chính vẫn là hiện tượng phổbiến trong các công ty niêm yết.
Nghiên cứu của Nguyễn ThịHồng Thủy (2010)
“Hoàn thiện minh bạch hóa thông tin tài chính công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Tác giả đo lường sựminh bạch thông tin bằng cách lập bảng câu hỏi dành cho nhà đầu tư khảo sát vềcác chỉ tiêu mà nhà đầu tư quan tâm khi phân tích báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán là thành phốHồ Chí Minh và Hà Nội trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Qua khảo sát tác giả kết luận, minh bạch hóa thông tin tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những mặt tích cực như nhà đầu tư có một kênh thông tin đáng tin cậy từcác tổchức phân tích tài chính chuyên nghiệp, còn hạn chếlà thông tin cung cấp cho thị trường chứng khoán chưa đầy đủvà kịp thời, thông tin còn bị rò rỉ trước khi công bố.
Nghiên cứu của Standard & Poor
Tác giảcông nhận việc thiếu thông tin chung so sánh và đưa ra nghiên cứu về tính thanh khoản của các công ty trên thế giới để hoàn thành phạm vi của các sản phẩm quản trị doanh nghiệp. Minh bạch và công bố thông tin ước tính bằng cách phân tích các báo cáo thường niên của các công ty dựa trên 98 các yếu tốthông tin.
Nghiên cứu của Abdelmohsen M. Desoky và Gehan A. Mousa
Tác giả đánh giá về tính minh bạch và công bốthông tin thông qua 6 biến(cơ cấu sở hữu, niêm yết nước ngoài, quy mô công ty, đòn bẩy, tính thanh khoản, kiểm toán) và 65 chỉ sốthông tin (14 thông tin hội đồng quản trị, 51 thông tin tài chính và phi tài chính).
Tác giảkết luận các phân tích cho thấy có mối liên hệ tích cực giữa biến phụ thuộc là minh bạch thông tin với các biến độc lập cụ thể là biến niêm yết nước ngoài, quy mô công ty, kiểm toán.
Hạn chếcủa nghiên cứulà mẫu nghiên cứu có kích thước nhỏchỉ có 100 công ty, và nghiên cứu chỉ xem xét tác động của một số đặc trưng doanh nghiệp như kích thước đòn bẩy, thanh khoản, cơ cấu sở hữu mà bỏ qua những yếu tố khác như lợi nhuận và phát hành cổphiếu mới.
2.4 Những kinh nghiệm quốc tế về việc nâng cao tính minh bạch thông tin trênbáo cáo tài chính của các công ty niêm yết.