Phù hợp với môi trường pháp luật của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 60)

Đối tượng cuối cùng mà BCTC hướng đến đó là những người sửdụng BCTC bao gồm chủ nợ, nhà đầu tư, các cơ quan chức năng…, Vì vậy báo cáo tài chính phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định có liên quan. Để thể hiện tính minh bạch về công bố thông tin thì các công ty phải thực hiện theo những quy định bắt buộc như phải thuyết minh rõ ràng các thông tin vềcác khoản mục trình bày trên bảng cân đối kếtoán, báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ… . Khi các công ty tuân thủ theo đúng luật, chuẩn mực kế toán thì các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính sẽ đạt chất lượng tốt và góp phần làm minh bạch thông tin tài chính.

Tuy nhiên, hệthống các văn bản Việt nam chưa có đủnhững chếtài ràng buộc bắt các công ty phải thực hiện và chưa có cơ chếgiám sát chặt chẽ. Vì vậy, cần thiết phải đưa ra các văn bản đủ sức răn đe, và cần phải có các cơ quan giám sát cũng như đánh giá việc thực hiện thì mới đảm bảo thông tin cung cấp công khai mới thật sựminh bạch.

Bên cạnh việc thực hiện đầy đủcác chuẩn mực vềkếtoán thì các công ty niêm yết còn phải tuân thủ những quy định, luật lệ của Ủy ban chứng khoán Nhà nước nơi tiếp nhận các báo cáo tài chính đãđư ợc kiểm toán.

Dù đã được cập nhật và thay đổi qua ba lần ban hành thông tư hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, nhưng với sự phát triển của thị trường chứng khoán thì nội dung trong thông tư vẫn còn nhiều bất cập, gây nhiều tổn thất cho các đối tượng liên quan. Do vậy Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần phải ban hành và chỉnh sữa kịp thời các quyđịnh vềcông bốthông tin.

5.1.3 Phù hp vi xu thếchung ca thếgii

Hiện nay, trong xu thếhội nhập kinh tếthếgiới, cùng với sựphát triển và đổi mới theo cơ chế thị trường, hệthống chuẩn mực kếtoán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển, góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao hiệu quảquản lý kinh tếvà tài chính. Việc xây dựng hệthống chuẩn mực kếtoán và việc hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý cho công tác kế toán Việt Nam là một đòi hỏi của quá trình hội nhập.

Nước ta đã gia nhập WTO nên các công ty niêm yết muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thì phải tuân thủ những quy định chung của một số chuẩn mực kế toán quốc tế. Vì vậy, quan điểm của tác giả là bản thuyết minh báo cáo tài chính phải có tính hòa hợp cao và có thể trong tương lai sẽhội tụvới chuẩn mực kếtoán quốc tế.

5.2 Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của cáccông ty niêm yết công ty niêm yết

Trên cơ sở lý luận đã phân tíchở chương 2 và phần khảo sát thực tế ở chương 3,4 đãđánh giá thực trạng minh bạch thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp Hồ Chí Minh. Từ đây, tác giả đưa ra một số cơ sở

để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phốHồChí Minh:

 Chỉ tiêu tuyên bố hiện tại về những thay đổi Vốn chủ sở hữu cổ đông (chỉ tiêu S9) các công ty đã trình bày nhưng trình bày một cách ngắn gọn, thậm chí còn không tuân theo mẫu quy định trong bản Thuyết minh báo cáo tài chính của Bộ tài chính.

 Chỉ tiêu các chỉ sốtài chính (chỉ tiêu S14) thì có rất ít công ty niêm yết trình bày vấn đềnày (chỉcó 3 công ty).

 Chỉ tiêu giao dịch với các bên liên quan (S27) các công ty niêm yết thuyết minh còn sơ sài. Một số công ty chỉ nêu các giao dịch với cổ đông, hay trả lương cho giám đốc, mà các giao dịch khác như mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, góp vốn, cho vay…thì không thấy thuyết minh.

 Qua kết quảchạy hồi quy cho thấy

- Biến cơ cấu sở hữu có ảnh hưởng đến minh bạch thông tin. Cơ cấu sở hữu thểhiện lợi ích của cổ đông, theo lý thuyết thì các cổ đông lớn thường chi phối hoạt động của công ty.

- Biến quy mô công ty cóảnh hưởng đến minh bạch thông tin. Công ty có quy mô lớn sẽcung cấp nguồn thông tin tốt cho người sửdụng.

- Biến Lợi nhuận đo theo tỷsốQ có ảnh hưởng đến minh bạch thông tin. Chỉ số Q sửdụng giá trị thị trường của cổphiếu, cho biết khả năng sinh lợi dài hạn của công ty. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công ty nào tính chỉ số này trên bản thuyết minh báo cáo tài chính.

- Biến Kiểm toán cóảnh hưởng tới minh bạch thông tin, tuy nhiên số công ty niêm yết lựa chọn các công ty kiểm toán lớn, có uy tín như Big 4 (gồm EY, Deloitte, KPMG, PWC ) thìđang còn ít (chỉ có 60 công ty niêm yết chọn các công ty này để kiểm toán). Còn các công ty niêm yết lựa chọn các công ty kiểm toán độc lập khác thì chiếm phần lớn (140 công ty niêm yết).

Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin tài chính của đơn vị lập báo cáo cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng. Tính minh bạch của báo cáo tài chính được đảm bảo thông qua việc công bố đầy đủ và có thuyết minh rõ ràng về những thông tin hữu ích, cần thiết cho việc ra quyết định kinh tế của nhiều đối tượng sửdụng thông tin. Sau đây tác giả trình bày một sốgiải pháp để các công ty niên yết nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính:

5.2.1 Gii pháp nhm nâng cao tính minh bch về cơ cấu shu

Cơ cấu sở hữu thểhiện lợi ích của cổ đông, vì vậy xung đột lợi ích giữa các cổ đônglớn với cổ đông thiểu sốlà một vấn đềquan trọng của quản trị trong các công ty.Theo lý thuyết thì các cổ đông lớn thường chi phối hoạt động của công ty. Vì vậy, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sựminh bạch về cơ cấu sở hữu của các công ty nhưsau:

Thứnhất, nâng cao chất lượng quản trịcông ty.Quản trịcông ty tốt đi kèm với minh bạch hóa hoạt động của công ty và trách nhiệm giải trình, nhờ đó sẽ tăng hiệu quảhoạt động của công ty.

Thứhai, các công ty phải cung cấp đầy đủ thông tin vềcác cuộc họp cổ đông, cung cấp lịch các ngày quan trọng của cổ đông, mô tảcác vấn đề đưa ra tại các cuộc họp cổ đông, có báo cáo hàng năm để tham khảo hoặc xuất bản điều lệ quản trị doanh nghiệp.

Thứ ba, thành lập kiểm toán nội bộ độc lập và đầy đủ quyền hạn trong công ty.Hiện nay có một số công ty đã thành lập kiểm toán nội bộ để kiểm tra các hoạt động vềtài chính của công ty. Đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các ông chủ chỉ thỉnh thoảng mới qua Việt Nam để kiểm tra, còn lại thì họkiểm tra báo cáo tài chính thông qua báo cáo của kiểm toán nội bộtrong công ty. Vì vậy, các công ty thành lập được bộphận kiểm toán nội bộminh bạch sẽcung cấp cho người sử dụng một Báo cáo tài chính công bố đáng tin cậy, làm gia tăng sự minh bạch báo cáo tài chính của công ty đó.

Kiểm toán nội bộ hiệu quả đối với báo cáo tài chính là rất cần thiết cho một công ty để quản lý một cách hiệu quả việc kinh doanh và đáp ứng được nghĩa vụ của công ty đối với nhà đầu tư. Bởi vì, các nhà quản lý công ty, chủ công ty, các nhà đầu tư và các đối tác đều phải dựa trên các thông tin tài chính được công bốcủa công ty đểra các quyết định thích hợp.

5.2.2 Gii pháp nhm mrng quy mô công ty

Quy mô công ty được ghi nhận như một yếu tố quyết định quan trọng trong việc cung cấp và công bố các thông tin tài chính.Đầu năm 2013 sựtrầm lắng của thị trường chứng khoán khiến hoạt động huy động vốn của các công ty niêm yết bị đình trệ.Tổng lượng vốn qua phát hành thêm cổphiếu và cổphần hóa sáu tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 5.000tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.Việc tiếp cận vốn từhệthống ngân hàng đối với các công ty cũng gặp khó khăn. Vì vậy, tác giả đưa ra một sốgiải pháp nhằm mởrộng hơn về quy mô các công ty như sau:

Thứnhất, các công ty niêm yết tựnguyện cung cấp nhiều thông tin minh bạch cho các đối tượng sử dụng thì sẽ thu hút được các nguồn vốn đầu tư, từ đó sẽ mở rộng được quy mô công ty.

Thứ hai, nới room cho nhà đầu tư nước ngoài. Giải pháp này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong thu hút thêm dòng vốn mới cho thị trường. Qua đó, vừa góp phần tăng số lượng nhà đầu tư, vừa tạo thuận lợi cho các công ty huy động vốn.

Thứ ba, theo thông lệ quốc tế, Việt Nam cũng nên sớm cho phép các công ty được phép phát hành cổphần dưới mệnh giá đểgiúp các công ty thuận lợihơn trong huy động vốn, tạo thêm động lực phát triển cho thị trường chứng khoán.

5.2.3 Gii pháp nhm ci thin chtiêuli nhun ti các công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo tiến sỹJames Tobin thì lợi nhuận được tính theo tỷsố q (bằng giá trị thị trường/ (tổng tài sản – nợ phải trả)). Giá trị thị trường của các công ty niêm yết được quyết định trên thị trường chứng khoán, vì vậy nó biến động theo thị trường

cho dù lợi nhuận của công ty niêm yết tăng lên hay giảm xuống. Ví dụ như lợi nhuận của công ty cổphần Bibica bị tụt giảm nhưng giá cổphiếu vẫn tăng đều. Như vậy, giá trị thị trường không tác động nhiều đến minh bạch thông tin. Vì vậy, giải pháp để nâng cao lợi nhuận là giảm nợ phải trảbằng cách công ty niêm yết có thể phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu như công ty cổ phần xi măng Vicem Hải Vân (HVX), công ty cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITA), công ty cổphần Quốc Cường Gia Lai (QCG)…

5.2.4 Gii pháp nhm nâng cao chất lượng kim toán

Kiểm toán là một ngành nghề mà đầu ra cóảnh hưởng sâu rộng đến tính minh bạch của thông tin tài chính trong nền kinh tếnói chung và thị trường vốn nói riêng. Vì vậy, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán như sau:

Thứnhất, nâng cao chất lượng kiểm toán

Xuất phát từ yêu cầu chính đáng của các nhà đầu tư là báo cáo tài chính có kiểm toán của các công ty niêm yết phải có chất lượng tốt, cung cấp thông tin tài chính chính xác cho thịtrường chứng khoán.Vì vậy, việc lựa chọn các công ty kiểm toán có đủ năng lực, uy tín, đảm bảo kiểm toán là điều kiện quan trọng đểnâng cao chất lượng các thông tin tài chính.

Chính vì vậy để tăng cường giám sát công việc kiểm toán của các công ty kiểm toán. Bộ tài chính nên ban hành quy định:

Quy định mức phí kiểm toán tối thiểu dựa vào các điều kiện cụ thể như tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận, … của công ty niêm yết để tránh tình trạng kiểm toán với bất kỳgiá nào. Vì hiện nay do sự cạnh tranh không lành mạnh của những công ty kiểm toán có quy mô nhỏ bằng cách hạ giá phí đã gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo kiểm toán. Do giá phí kiểm toán bị cắt giảm nên các công ty

kiểm toán lại phải cắt giảm thời gian kiểm toán, cắt giảm thủtục kiểm toán…, chính vì vậy đãảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán.

Thứ hai, đánh giá đối với Ban kiểm soát công ty

Hiện nay qua khảo sát các công ty niêm yết thì có 83/200 công ty có thành lập Ban kiểm soát. Đểtránh việc tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát của các công ty niêm yết chỉ là hình thức, tác giả đềxuất phải đánh giá kết quảlàm việc của Ban kiểm soát.

Yêu cầu Ban kiểm soát phải xây dựng kế hoạch và báo cáo tình hình thực hiện kếhoạch bao gồm cảcông việc lẫn thời gian tiến hành cụthể.Dựa vào kết quả công việc để đánh giá quá trình làm việc của Ban kiểm soát, đồng thời dựa vào đó có thể đánh giá một phần sựminh bạch thông tin tài chính của công ty.

Sơ đồ5.1 Mô tảsự tương tác và phối hợp giữa các thành phần của hệ thống liên quan đến Ban kiểm soát

Hệ thống các chuẩn mực kế toán và các quy định liên quan Ban giám đốc Kiểm soát nội bộ Ban kiểm soát Kiểm toán độc lập

Ban kiểm soát đảm bảo cho các hoạt động của kiểm toán độc lập được tiến hành thuận lợi và đảm bảo tính độc lập trong cung cấp dịch vụ của kiểm toán độc lập. Chính vì vậy, việc công ty kiểm toán đánh giá quá trình làm việc của Ban kiểm soát là rất cần thiết.

5.3 Một sốkiến nghị

5.3.1 Đối vi các công ty niêm yết

5.3.1.1 Công ty cần đưa thêm các chỉsốtài chính vào báo cáo tài chính

Theo kết quảkhảo sát vềchính sách kếtoán mà các công ty công bốvềcác chỉ số tài chính thì chỉ có 3/200 (chiếm 1,5%) công ty đưa ra các chỉ số này. Các chỉ số tài chính phản ánh khả năng hiện có cũng như kh ả năng tiềm tàng của công ty, vì vậy để tăng sự minh bạch thông tin tài chính công ty cần đưa thêm các chỉ số tài chính vào báo báo tài chính nhằm giúp cho người sử dụng BCTC đánh giá nhanh tình hình tài chính và kết quảkinh doanh của công ty, cũng như tăng thêm tính tinh bạch dễhiểu cho các đối tượng sửdụng BCTC.

Một sốchỉsốtài chính mà các công ty cần đưa vào trong mục những thông tin khác của bản thuyết minh BCTC là:

Bảng 5.1 Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quảkinh doanh

Chỉtiêu Đơn vị tính Năm trước Năm nay 1. Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn

1.1 Bố trí cơ cấu tài sản

- Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản %

- Tài sản dài hạn/Tổng tài sản %

1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn

- Nguồn vốn chủsởhữu/Tổng nguồn vốn % 2. Khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán ngắn hạn Lần

- Khả năng thanh toán nhanh Lần

- Khả năng thanh toán tức thời Lần 3. Tỷsuất sinh lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷsuất lợi nhuân gộp trên doanh thu thuần % - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

thuần

%

- Doanh thu thuần trên tổng tài sản %

- Tỷsuất sinh lời trên tài sản %

- Tỷsuất sinh lời trên vốn chủsởhữu % 4. Hệsố đo lường hiệu quảhoạt động

- Vòng quay tài sản Vòng/lần

- Vòng quay các khoản phải thu Vòng/lần

- Vòng quay hàng tồn kho Vòng/lần

- Vòng quay vốn lưu động Vòng/lần

5.3.1.2 Các công ty phải trình bày cụthểgiao dịch với các bên liên quan

Qua kết quảkhảo sát mục thông tin giao dịch với các bên liên quan có 93,5% các công ty thuyết minh về thông tin này nhưng rất nhiều công ty thuyết minh còn sơn sài, chỉ nêu các giao dịch với các cổ đông, hay chỉnêu trả tiền lương cho giám đốc, còn các khoản giao dịch về góp vốn cho vay, mua bán nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ … thì không thấy thuyết minh trong mục thông

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 60)