Khảo sát nồng độ tảo và hiệu suất hấp thụ đồng 1 Tảo chết

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng hấp thụ kim loại đồng (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

3.2.1. Khảo sát nồng độ tảo và hiệu suất hấp thụ đồng 1 Tảo chết

Quan sát đồ thị ta có thể thấy, khả năng hấp phụ của tảo tăng tỷ lệ thuận với nồng độ tảo có trong dung dịch. Tại nồng độ Cu2+ 160mg/l (Hình 3.5), khả năng hấp phụ của dung dịch chứa nồng độ tảo 0.2g/l có giá trị thấp nhất trong 3 nồng độ khảo sát là xấp xỉ 40%, tiếp theo tại nồng độ tảo 0.4g/l hiệu suất thu được vào khoảng gần 50%, còn giá trị tại nồng độ tảo 0.6g/l có giá trị cao nhất trong 3 nồng độ khảo sát đạt 65% (Bảng 3.5).

Hình 3. Đồ thị so sánh khả năng hấp phụ tại nồng độ Cu2+ 160mg/l tại các nồng độ tảo chết khác nhau

Hình 3. Đồ thị so sánh khả năng hấp phụ tại nồng độ Cu2+ 320mg/l tại các nồng độ tảo chết khác nhau

Tương tự như vậy, trong các thí nghiệm với nồng độ Cu2+ 320 mg/l (Hình 3.6), thứ tự các giá trị hấp phụ của 3 nồng độ tảo vẫn không thay đổi. Cao nhất là thí nghiệm trên nồng độ tảo 0.6 g/l (đạt giá trị 71%), tiếp theo lần lượt các nồng độ 0.4 và 0.2g/l với các giá trị tương ứng là 45% và 25% (Bảng 3.6).

Như vậy đối với tảo chết, hiệu suất hấp phụ kim loại Cu2+ đạt được tỷ lệ cao nhất trong 3 nồng độ khảo sát ở các nồng độ tảo 0.6g/l, và giá trị hấp phụ cao nhất đạt được là 71% tại nồng độ Cu2+ 320mg/l.

Bảng 3. Hiệu suất hấp phụ đồng của tảo chết – Cu2+ 160mg/l Tảo chết – Cu2+ 160mg/l Thời gian (phút) 10 20 30 40 50 60 90 120 240 % Cu2+ bị hấp phụ 0.2g/l 41.67 40.00 39.17 39.17 40.00 39.17 43.33 42.50 45.83 0.4g/l 45.00 46.67 46.67 47.50 49.17 50.83 50.83 49.17 48.33 0.6g/l 53.33 63.33 65.00 65.00 62.5 67.5 65.00 65.83 63.33 Bảng 3. Hiệu suất hấp phụ đồng của tảo chết – Cu2+ 320mg/l

Tảo chết – Cu2+ 320mg/l Thời gian (phút) 10 20 30 40 50 60 90 120 240 % Cu2+ bị hấp 0.2g/l 20.83 22.92 25.42 25.42 25.00 25.42 25.42 25.00 25.83 0.4g/l 45.00 49.58 46.25 45.83 45.83 46.25 46.67 46.67 46.25 0.6g/l 60.83 64.58 62.08 61.67 62.08 62.08 62.50 62.92 62.92

phụ

3.2.1.2. Tảo sống

Mặc dù tỷ lệ hấp thụ của tảo sống có những biến đổi không ổn định trong giai đoạn đầu của quá trình hấp thụ (theo 3.1.2), dẫn đến một số thời điểm trong quá trình hấp thụ hiệu suất của thí nghiệm có nồng độ tảo cao hơn có thể bằng hoặc thấp hơn so với thí nghiệm có nồng độ tảo thấp hơn (thời điểm 10 phút tại nồng độ tảo 0.2 và 0.4g/l – Cu2+ 160mg/l). Tuy nhiên, nhìn chung trong suốt quá trình sự chênh lệch về tỷ lệ hấp thụ giữa các nồng độ tảo vẫn khá lớn và tỷ lệ này vẫn đảm bảo tăng tỷ lệ thuận theo nồng độ tảo có trong dung dịch. Trong trường hợp nồng độ Cu2+ 160mg/l (Hình 3.7), tại nồng độ 0.2g/l tỷ lệ hấp thụ đạt mức khoảng 14%, tại nồng độ 0.4 g/l hiệu suất thu được là 19%, và hiệu suất này đạt giá trị cao nhất trong 3 nồng độ thí nghiệm tại 0.6g/l (37%) (Bảng 3.7). Ngoài ra, tỷ lệ hấp thụ tại nồng độ 0.2 và 0.4g/l có giá trị không quá chênh lệch, trong khi ở 0.6g/l giá trị này cách xa so với 2 nồng độ còn lại.

Hình 3. Đồ thị so sánh khả năng hấp thụ tại nồng độ Cu2+ 160mg/l tại các nồng độ tảo sống khác nhau

Hình 3. Đồ thị so sánh khả năng hấp thụ tại nồng độ Cu2+ 320mg/l tại các nồng độ tảo sống khác nhau

Từ hình 3.8, có thể thấy rằng tỷ lệ hấp thụ của tảo tăng theo nồng độ tảo có trong dung dịch, ở 0.2, 0.4 và 0.6g/l có giá trị lần lượt là 34%, 39% và 73% (Bảng 3.8). Ngoài ra, cũng giống như trường hợp tảo sống với nồng độ Cu2+ 160mg/l (Hình 3.7), giá trị hiệu suất hấp thụ tại nồng độ 0.2 và 0.4g/l không quá chênh lệch, trong khi tỷ lệ hấp thụ tại nồng độ 0.6g/l có sự chênh lệch lớn so với 2 nồng độ còn lại.

Bảng 3. Hiệu suất hấp thụ đồng của tảo sống – Cu2+ 160mg/l Tảo sống – Cu2+ 160mg/l Thời gian (phút) 10 20 30 40 50 60 90 120 240 % Cu2+ bị hấp thụ 0.2g/l 10.83 15.83 14.17 14.17 13.33 13.33 14.17 13.33 14.17 0.4g/l 12.50 23.33 22.50 19.17 22.50 20.00 20.00 19.17 18.33 0.6g/l 31.67 40.83 33.33 32.50 37.50 38.33 35.00 35.83 34.17 Bảng 3. Hiệu suất hấp thụ đồng của tảo sống – Cu2+ 320mg/l

Tảo sống – Cu2+ 160mg/l Thời gian (phút) 10 20 30 40 50 60 90 120 240 % Cu2+ bị hấp thụ 0.2g/l 10.83 15.83 14.17 14.17 13.33 13.33 14.17 13.33 14.17 0.4g/l 12.50 23.33 22.50 19.17 22.50 20.00 20.00 19.17 18.33 0.6g/l 31.67 40.83 33.33 32.50 37.50 38.33 35.00 35.83 34.17

Nhìn chung, ở các nồng độ tảo 0.6g/l tỷ lệ loại bỏ kim loại luôn đạt giá trị cao nhất so với các thí nghiệm khác, mặc dù tỷ lệ hấp thụ này của tảo sống không đồng đều như tảo chết, nhưng hiệu suất cao nhất của tảo sống trong các thí nghiệm đã thực hiện cũng đạt đến 73% tại nồng độ 0.6g/l – Cu2+ 320mg/l.

Từ các thí nghiệm trên 3 nồng độ tảo đã thực hiện, có thể kết luận rằng khả năng hấp thụ kim loại của tảo Spirulina platensis tăng lên khi tăng nồng độ tảo có trong dung dịch, có nghĩa là tại nồng độ 0.6g/l tảo đạt tỷ lệ hấp thụ cao nhất, và hiệu suất loại bỏ kim loại (ứng với mỗi loại tảo) đạt giá trị cao nhất đều thuộc thí nghiệm với nồng độ Cu2+ 320mg/l với các giá trị lần lượt là 71% cho tảo chết và 73% cho tảo sống.

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng hấp thụ kim loại đồng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w