Định lượng Paracetamol và Quinin Sulfat trong hỗn hợp bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ tử ngoại.... Mục tiêu của khoá luận này là nghiên cứu xây dựng phương pháp định lượng Paraceta
Trang 1BỘ Y TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
TRẦN THỊ THUÝ
ĐỊNH LƯỢNG PARACETAMOL VÀ QUININ SULFAT TRONG VIÊN NÉN ANTIGRIP F BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG PHỔ HẤP THỤ TỬ NGOẠI
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP D ư ợ c s ĩ KHOÁ 1998-2003)
Người hướng dẫn: TS THÁI PHAN QUỲNH NHƯ
TS THÁI DUY THÌN
Nơi thực hiện: Bộ môn hoá Dược
Phòng hoá lý I - Viện kiểm nghiệm
Thời gian thực hiện: 2/2003 đến 5/2003
Hà Nội 5-2003
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Khoắ luận này được thực hiện và hoàn thành tại Bộ môn Hoắ Dược- Trường Đại học Dược Hà Nội và Phòng Hoắ L ý I- Viện kiểm nghiệm -Bộ y tế.
Trước tiên em xin chân thành cảm ƠỈ 1 sự hướng dẫn tận từih của
TS.Thái Phan Quỳnh Như - Trưởng phồng hoá lý I - Viện kiểm nghiệm -
Bộ y tế và thầy giáo TS.Tháỉ Duy Thìn - Bộ môn Hoá Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp em có những tài liệu và k ỹ năng cẩn thiết trong thực nghiệm Đồng thời em cũng XỈĨ1 cảm ơn sự giúp đỡ của cắc thầy cô, cắc
cô k ỹ thuật viên trong Bộ môn Hoầ Dược và các cân bộ phòng Hoá L ý I - Viện Kiểm nghiệm - Bộ y t ế đã giúp em hoàn thành đề tài củ,3 mình trong thời gian ngắn nhất.
Em xin cảm ơn Thư viện trường Đại học Dược Hà Nội đã cung cấp những tài liệu liên quan.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo, thầy cô giắo các Bộ môn đã truyền đạt kiến thức khoa học cho em trong năm năm học qua.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, tháng 5 năm 2003
sv Trần Thị Thuý
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
Phần 1: Tổng quan 2
1.1 Paracetamol 2
1.2 Quinin sulfat 5
1.3 Phương pháp đo quang phổ hấp thụ tử ngoại - khả kiến 8
Phần 2: Thực nghiệm và kết quả 11
2.1 Nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 11
2.2 Định lượng Paracetamol và Quinin Sulfat trong hỗn hợp bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ tử ngoại 13
2.2.1 Định lượng Paracetamol bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ tử ngoại 13
2.2.2 Định lượng Quinin sulfat bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ tử ngoại 21
2.2.3 ứng dụng phương pháp trên để định lượng Paracetamol và Quinin Sulfat trong viên nén bao đường Antigrip F, SKS: 050801 31.
2.3 So sánh phương pháp định lượng Paracetamol và Quinin Sulfat thực hiện trong khoá luận này với phương pháp HPLC [ 8 ] 33
Phần 3: Kết luân và đề xuất 36 Tài liệu tham khảo
Trang 5ĐẶT VÂN ĐỂ
Thuốc là sản phẩm hàng hoá đặc biệt, có quan hệ trực tiếp đến sức khỏe của quảng đại quần chúng, đến chất lượng và hiệu quả của việc phòng bệnh và chữa bệnh và nhiều khi quan hệ đến tính mạng của người bệnh.Vì vậy công tác đảm bảo chất lượng thuốc đang là một trong những vấn đề hàng đầu của ngành Dược.
Nhóm thuốc hạ nhiệt, giảm đau là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay.Với tác dụng hạ nhiệt nhanh, giảm đau và an toàn cho người bệnh, Paracetamol là hoạt chất có mặt rất nhiều trong các biệt dược ở dạng phối hợp Việc phối hợp các thành phần trong công thức thuốc rất đa dạng và phức tạp, thông thường phối hợp từ 2 đến 3 thành phần trong đó có Paracetamol Một trong các dạng phối hợp có mặt trên thị trường hiện nay là hỗn hợp Paracetamol và Quinin sulfat (Ví dụ: Viên nén bao đường Antigrip F, viên nén Tiphagrip của CTDP và VTYT Tiền Giang, viên nén bao phim Anogin quinin của CTDP và VTYT Trà Vinh ).
Tuy được lưu hành và sử dụng nhưng cho đến nay, Dược điển Việt Nam chưa có chuyên luận cho dạng bào chế này Việc định lượng các thành phần trong dạng phối hợp nêu trên chỉ được tiến hành theo tiêu chuẩn cơ sở, trong
đó các phương pháp được đề cập đến chưa có sự thống nhất và còn nhiều nhược điểm Dược điển Mỹ 24[18] có nhiều chuyên luận dạng bào chế phân liều phối hợp Paracetamol với một số hoạt chất khác, nhưng với hỗn hợp chứa Paracetamol và Quinin sulfat thì Dược điển Mỹ 24 chưa thấy đề cập tới.
Mục tiêu của khoá luận này là nghiên cứu xây dựng phương pháp định lượng Paracetamol và Quinin sulfat trong hỗn hợp thuốc bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ tử ngoại với mục đích đưa ra một phương pháp định lượng
phù hợp với trang thiết bị của cơ sở sản xuất để các cơ sở áp dụng Đồng thời
mong muốn được góp phần xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng của ngành.
Trang 6PH ẦN 1
TỔNG QUAN1.1 PARACETAMOL
1.1.1 Đại cương[l][9][ll][15]
Là một thuốc thiết yếu được ghi trong các Dược điển Việt Nam, Anh,
Mỹ, Châu âu và nhiều nước khác.
Là thuốc được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp.
• Công thức phân tử: C8H9N 0 2 Ptl: 151,2
• Công thức cấu tạo:
• Tên khoa học: N - Acetyl - p - aminophenol; p - Hydroxyacetanilid;
- Nhiệt độ nóng chảy từ 168°c -í- 172°c.
- Cho phản ứng của -OH phenol tự do: với Fe3+ cho màu lam tím.
- Dễ bị thủy phân do chức amid không bền.
• Tạp chất cần chú ý là: p - Aminophenol, thường xác định giới hạn tạp chất này bằng phép đo nitrit hoặc phương pháp SKLM.
• Dược động học:
- Hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa, SKD 80 -ỉ- 90%.
2
Trang 7- Thuốc liên kết với protein huyết tương thấp khoảng 25%, sau khi uống khoảng 30 phút xuất hiện tác dụng và đạt nồng độ tối đa sau l-ỉ-2 giờ.
- Chuyển hóa phần lớn ở microsom gan và một phần nhỏ ở thận.
- Thải trừ: Chủ yếu qua thận dưới dạng liên hợp với acid glucuronic và acid sulfonic.
• Tác dụng:
- Có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau Ngoài ra còn có tác dụng làm thư giãn cơ, không gây kích ứng dạ dày, dung nạp tốt Đây là thuốc tương đối an toàn do có ít tác dụng không mong muốn.
- Thuốc không có tác dụng chống viêm và chống kết dính tiểu cầu
do ức chế tổng hợp Prostaglandin yếu.
• Cơ chế:
- Giảm đau: do thuốc làm giảm tổng hợp Prostaglandin E2 nên làm giảm tính cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm giác với chất gây đau như Bradikynin, Histamin, Serotonin.
- Hạ sốt: do thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin synthetase (là chất làm tăng tổng hợp Prostaglandin E1? E2 từ acid arachidonic của vùng dưới đồi, gây sốt do làm tăng quá trình tạo nhiệt và làm giảm quá trình mất nhiệt) làm giảm tổng hợp Prostaglandin Ej, E2, lập lại cân bằng cho trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi.
Trang 8• Phương pháp chuẩn độ Nitrit[12]:
Nguyên tác: Thủy phân Paracetamol trong môi trường acid (dung dịch HC1 10%) và nhiệt độ tạo thành amin thơm bậc một, rồi chuẩn độ bằng dung dịch Natri nitrit trong môi trường acid tạo hợp chất diazoni (phản ứng diazo hóa).
• Phương pháp đo quang [12]:
Nguyên tắc: Dựa vào khả năng hấp thụ tử ngoại của phân tử Paracetamol trong methanol có cực đại hấp thụ tại 245 nm và trong môi trường kiềm có cực đại hấp thụ tại 257 nm.
• Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)[4]:
Dựa vào khả năng phân bố khác nhau của Paracetamol trên pha tĩnh
và pha động, quá trình sắc ký sẽ thực hiện được Kỹ thuật phát hiện dựa vào tính chất hấp thụ u v đã nêu.
• Định lượng Nitơ bằng phương pháp Kendal [17]:
Nguyên tác: Phương pháp này dựa trên sự phân hủy phân tử hữu cơ
có chứa Nitơ khi đun với H2S04 đặc với sự có mặt của Kali sulfat hay Natri sulfat Khi đó Nitơ chuyển thành NH3 kết hợp với H2S04 tạo thành (NH4)2S04 Thêm NaOH vào hỗn hợp phản ứng rồi cất kéo NH3 giải
4
Trang 9phóng ra bằng hơi nước vào dung dịch chuẩn H2S04 0,1N dư, chuẩn độ acid dư bằng dung dịch NaOH 0,1N.
• Định lượng theo phương pháp đo Ceri[2][13][14]:
Trong dung dịch acid có mặt Paracetamol là một chất khử, Ceri IV
là một chất oxy hoá sẽ kết hợp với một điện tử và chuyển thành Ceri III Phát hiện điểm kết thúc bằng chỉ thị feroin Feroin là một phức chất sắt của l,10-diazaphenantren (O-phenatrolin) Fe ở trong phức hợp này
có thể là Fe II hoặc Fe III Phức chất Fe II có màu đỏ, phức chất Fe III
có màu xanh, đến điểm tương đương, lượng Ceri IV thừa sẽ oxy hóa Fell thành Felll và chỉ thị chuyển màu.
[(C12H8N2)3Fe ] 2+ - e' -► [(C12H8N2)3Fe)]3+
1.2 QUININ SULFAT 1.2.1 Đại cương[l][6][[ll][13][15]
• Nguồn gốc: Là alcaloid chính phân lập từ vỏ cây canh ki na.
• Công thức phân tử: (C2oH24N202)2 H2S04 Ptl: 782,9
• Công thức cấu tạo:
• Tên khoa học:
- bis [(i?)-(6-methoxyquinolin-4-yl) - [(25,45,5i?) -5-ethenyl-l- azabicyclo [2.2.2] oct-2-yl] methanol] sulfat.
Trang 10- Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua ruột.
- Đạt nồng độ cao trong huyết tương sau khi uống l-ỉ-3 giờ và hết ở giờ thứ 8 Nồng độ trong huyết tương thường gấp 2 -7-7 lần trong hồng cầu Gắn 70% vào protein huyết tương Thuốc qua được rau
thai, sữa mẹ, 5% vào dịch não tủy.
- Chuyển hóa ở gan.
- Thải trừ qua thận 20% dưới dạng chưa chuyển hoá (thải hết sau
24 giờ) Không tích lũy.
Cơ chế: Thuốc gắn vào ADN của kí sinh trùng sốt rét ngăn chặn
sự tách đôi của ADN khi sao chép mã di truyền.
Trang 11- Thể giao bào của Plasmodium vivax và Plasmodium malariae trong máu.
- Người bệnh ở các vùng mà Plasmodium falciparum kháng nặng với Cloroquin hoặc điều trị sốt rét ác tính.
- Hạ nhiệt trong các trường hợp cảm sốt.
• Liều dùng: 600mg/lần, 3 lần/24 giờ, dùng trong 7 ngày.
Trẻ em: lOmg/kg/lần, 31ần/24 giờ, dùng trong 7 ngày.
• Tác dụng không mong muốn:
- Kích ứng tại chỗ: uống kích ứng dạ dày, buồn nôn, nôn, co cứng.
- Trên cơ: giãn cơ vân; tăng co bóp cơ tử cung đều đặn trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai (tác dụng yếu hơn Ergotamin, Oxytoxin), lúc mới mang thai và lúc bình thường thì tác dụng này rất yếu.
- Hội chứng “Quinin”: nhức đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi lỏng Có thể phát ban, ngủ lịm, mờ mắt
• Chống chỉ định:
- Dị ứng với Quinin.
- Bệnh về tai, mắt, tim mạch.
• Dạng bào chế:
- Viên nén: Quinin sulfat 325mg.
- Dạng phối hợp Quinin sulfat với Paracetamol
Ví dụ: Antigrip F
1.2.2 Các phương pháp định lượng:
• Phương pháp chuẩn độ acid - bazơ [7]:
Nguyên tác: Cân chính xác khoảng một lượng chế phẩm, hoà tan vào hỗn hợp gồm cồn và Cloroform, hỗn hợp cần trung tính hoá trước bằng
Trang 12dung dịch NaOH 0,1N với chỉ thị màu Phenolphtalein Lắc và chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N tới màu hồng.
• Phương pháp định lượng trong môi trường khan [2] [ 16] [ 18]:
Nguyên tác: Hòa tan Quinin sulfat trong hỗn hợp gồm Cloroform và Anhydrid acetic Chuẩn độ bằng dung dịch Acid percloric với chỉ thị tím tinh thể.
• Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)[8]:
Dựa vào khả năng phân bố khác nhau của Quinin sulfat trên pha tĩnh
và pha động, quá trình sắc ký sẽ thực hiện được Kỹ thuật phát hiện dựa vào tính chất hấp thụ u v đã nêu.
1.3 PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG PHỔ HẤP THỤ TỬ NGOẠI - KHẢ KIẾN (U V -V IS ) [3][5].
1.3.1 Nguyên tắc: Chiếu một chùm tia sáng có bước sóng X và cường độ I0
qua dung dịch đồng nhất có nồng độ c , bề dày lớp dung dịch là 1 Khi
đi qua dung dịch, một phần ánh sáng bị hấp thụ, một phần bị phản xạ, phần còn lại I đi qua dung dịch Sự liên quan giữa các đại lượng được biểu thị qua phương trình sau:
8
Trang 13Phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV-VIS được ứng dụng để định tính, thử tinh khiết, định lượng các chất có cấu tạo đăc biệt (Ví dụ: hợp chất thơm, hợp chất có liên kết chưa bão hòa, các chất màu ) Định lượng một chất bằng cách đo độ hấp thụ của dung dịch ở độ dài bước sóng xác định, thường ở độ dài của bước sóng hấp thụ cực đại (Ả,MAX) Khi đó nồng độ của dung dịch (C) được tính theo công thức:
C = - - E k.l
Để tính hệ số hấp thụ k, ta đo độ hấp thụ của các dung dịch có nồng
độ đã biết rồi tính theo công thức:
• Phương pháp so sánh: Đo độ hấp thụ Ex, Ec của dung dịch thử được pha
từ mẫu thử có nồng độ c x (chưa biết) và dung dịch chuẩn được pha từ chất chuẩn có nồng độ Cc (đã biết).
Trang 14Phương pháp đường chuẩn: Pha một loạt dung dịch chuẩn có các nồng
độ khác nhau từ chất chuẩn hay chất đối chiếu Đo E của chúng ở bước
sóng đã chọn, lập đồ thị E-C Đo Ex của dung dịch cđn tìm và xác định
c x dựa trên đường chuẩn Tìm phương trình hồi qui Trong định lượng, nếu khảo sát một đoạn đường chuẩn, hệ số tương quan r > 0,9995 là tốt.
Hìnhl: Ví dụ một đường chuẩn
Trang 15PH Ầ N 2THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1 NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u
2.1.1 Nội dung nghiên cứu
- Tiến hành nghiên cứu khảo sát các điều kiện để xây dựng phương pháp định lượng Paracetamol và Quinin sulfat trong hỗn hợp thuốc.
- So sánh với phương pháp khác và nhận xét.
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu
- Máy quang phổ UV-VIS LAMBDAEZ 210.
- Cân phân tích có độ chính xác 0,lmg.
- Các dụng cụ thủy tinh chính xác.
- Máy lắc hoà tan, nồi đun cách thủy, cân kỹ thuật.
- Dung dịch NaOH 0,1N, dung dịch NaOH 0,0IN, dung dịch HC1 0,1N, Cloroform.
- Paracetamol và Quinin sulfat chất đối chiếu do Viện kiểm nghiệm - Bộ
y tế cung cấp.
- Viên nén bao đường Antigrip F cửa Tipharco, SKS: 050801, HD: 08/03.
Công thức:
Quinin sulfat : 30 mg Paracetamol : 150 mg
Tá dược vừa đủ : 1 viên 2.1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Bằng thực nghiệm, dựa vào kết quả nghiên cứu thu được, xử lý thống kê
và rút ra nhận xét.
- Phương pháp dùng trong thực nghiệm: Đo quang phổ hấp thụ tử ngoại.
Trang 162.1.4 Một số đặc trưng thống kê để xử lý và đánh giá kết quả
Các số liệu thực nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê thông qua các đặc trưng sau:
Trang 172.2 ĐỊNH LƯỢNG PARACETAMOL VÀ QUININ SULFAT TRONG HỖN HỢP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG P H ổ HÂP THỤ TỬ NGOẠI
2.2.1 Định lượng Paracetamol bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ
tử ngoại.
• Xác định bước sóng định lượng Paracetamol:
Chúng tôi tiến hành xác định bước sóng định lượng Paracetamol trên Paracetamol chất đối chiếu do Viện kiểm nghiệm cung cấp.
Cân chính xác khoảng 75mg Paracetamol cho vào bình định mức 200ml, thêm 50ml dung dịch NaOH 0,1N và lOOmi nước cất, lắc kỹ khoảng 15 phút Bổ sung nước cất vừa đủ tới vạch, lắc đều Lọc, bỏ 20ml dịch lọc đầu Hút chính xác 20ml dịch lọc tiếp theo cho vào bình định mức 100ml, làm vừa đủ tới vạch bằng nước cất, lắc đều Hút chính xác 5ml dịch nước cho vào bình định mức 50ml, thêm 5ml dung dịch NaOH 0,1N, bổ sung nước cất tới vạch vừa đủ, lắc đều Ghi phổ hấp thụ của dung dịch này trong khoảng bước sóng từ 200nm đến 400nm với mẫu trắng là dung dịch NaOH 0,0IN.
R eport Date: 10:24:51, 04/29/2003
Hình 2: Phổ hấp thụ của Paracetamol trong môi trường NaOH 0,0IN.
Trang 18Nhận xét Nhìn vào hình 2 ta thấy, Paracetamol trong môi trường
NaOH 0,01N có cực đại hấp thụ tại bước sóng 257nm Vì vậy, chúng tôi tiến hành định lượng Paracetamol ở bước sóng này.
• Khảo sát thời gian đo ảnh hưởng tới độ hấp thụ của Paracetamol:
Qui trình tiến hành tương tự như phần khảo sát độ lặp lại của Paracetamol trên viên nén bao đường Antigrip F, SKS: 050801 Sau đó tiến hành đo độ hấp thụ của dung dịch Paracetamol ở các thời gian khác nhau ta có kết quả được ghi ở bảngl.
Trang 19Nhận xét: Trong vòng 45 phút thời gian đo không ảnh hưởng tới độ
hấp thụ của Paracetamol, nhưng để ổn định chúng tôi tiến hành đo sau khi pha 5 phút và trong vòng 30 phút.
• Khảo sát khả nàng chiết tách Paracetamol ra khỏi hỗn hợp:
Chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng chiết tách Paracetamol ra khỏi hỗn hợp Paracetamol và Quinin sulfat dựa vào độ tan khác nhau của hai chất trong kiềm và Cloroform Paracetamol tan trong kiềm do tạo muối Phenolat, muối Phenolat không tan trong Cloroform Quinin sulfat trong kiềm chuyển sang dạng Quinin bazơ tan trong Cloroform
Để khảo sát hệ số chiết tách, chúng tôi tiến hành trên hóa chất: Paracetamol và Quinin sulfat do Viện kiểm nghiệm cung cấp Các dung dịch thử và dung dịch chuẩn Paracetamol được pha theo qui trình sau:
- Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 75mg Paracetamol và 15mg
Quinin sulfat cho vào bình định mức 200ml, thêm 50ml dung dịch NaOH 0,1N và 100ml nước cất, lắc kỹ khoảng 15 phút, thêm nước cất tới vạch, lắc đều Lọc, bỏ 20ml dịch lọc đầu Hút chính xác 20ml dịch lọc tiếp theo cho vào bình gạn Chiết 3 lần với Cloroform, mỗi lần 20ml
Để cho tách lớp, lớp nước trên bình gạn (có chứa Paracetamol ở dạng muối Phenolat) gộp lại cho vào bình định mức 100ml và thêm nước cất tới vạch vừa đủ, lắc đều Lấy chính xác 5ml dịch nước cho vào bình định mức 50ml, thêm 5ml dung dịch NaOH 0,1N, cho nước cất vừa đủ
và lắc đều.
- Dung dịch chuẩn Paracetamol: Cân chính xác khoảng 75mg
Paracetamol cho vào bình định mức 200ml, thêm 50ml dung dịch NaOH 0,1N và 100ml nước cất, lắc kỹ khoảng 15 phút, thêm nước cất tới vạch, lắc đều Lọc, bỏ 20ml dịch lọc đầu Hút chính xác 20 ml dịch lọc tiếp theo cho vào bình định mức 100ml và thêm nước cất tới vạch vừa đủ, lắc đều Lấy chính xác 5ml dịch nước cho vào bình định mức
Trang 2050ml, thêm 5ml dung dịch NaOH 0,1N, bổ sung nước cất vừa đủ và lắc đều.
Tiến hành đo mật độ quang của dung dịch thử và dung dịch chuẩn Paracetamol ở bước sóng 257nm, trong cuvet lcm, mẫu trắng là dung dịch NaOH 0,0IN.
Tỉ lệ phần trăm Paracetamol chiết được được tính theo công thức:
Dc, D t lần lượt là độ hấp thụ đo được của mẫu chuẩn và mẫu thử.
Kết quả khảo sát được ghi trong bảng 2.
16
Trang 21Bảng 2: Kết quả khảo sát khả năng chiết tách Paracetamol.
Nhận xét Kết quả cho thấy, khả năng chiết tách Paracetamol ra khỏi
hỗn hợp bằng phương pháp trên là rất tốt, tỉ lệ phần trăm chiết được là