coli gây bệnh viêm khớp trên gà ở tỉnh Đồng Nai” được tiến hành từ tháng 11/2012 đến tháng 08/2013 bằng phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn từ 163 mẫu dịch ở khớp gối hoặc dịch ở
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
NGUYỄN TRƯỜNG AN
PHÂN LẬP VI KHUẨN STAPHYLOCOCCUS
AUREUS VÀ VI KHUẨN E COLI
GÂY BỆNH VIÊM KHỚP TRÊN GÀ
Ở TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y
2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
NGUYỄN TRƯỜNG AN
PHÂN LẬP VI KHUẨN STAPHYLOCOCCUS
AUREUS VÀ VI KHUẨN E COLI
GÂY BỆNH VIÊM KHỚP TRÊN GÀ
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Được sự giúp đỡ của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, nay tôi đã hoàn thành luận văn Tôi xin gửi lời cảm tạ đến:
Ban Giám hiệu, Quý Thầy, Cô Bộ môn Thú y, khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện và truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian học tập tại trường
Cô Hồ Thị Việt Thu đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Chị Nguyễn Thị Thùy Dung lớp cao học Thú y khóa 17 trường Đại học Cần Thơ đã hỗ trợ và chia sẻ những kiến thức quý báu trong quá trình học tập
Các bạn học lớp Thú y khóa 35 đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
Những người thân trong gia đình của tôi đã động viên và là nguồn động lực
để tôi hoàn thành khoá học này
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus và vi khuẩn E coli gây bệnh
viêm khớp trên gà ở tỉnh Đồng Nai” được tiến hành từ tháng 11/2012 đến tháng 08/2013 bằng phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn từ 163 mẫu dịch ở khớp gối hoặc dịch ở gan bàn chân trên 13 đàn gà thuộc 4 huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Khánh tỉnh Đồng Nai; đồng thời tiến hành kiểm tra tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được Kết quả cho thấy trong 163 mẫu gà bệnh viêm khớp thì có 59 trường hợp viêm khớp do nhiễm khuẩn, chiếm tỷ lệ 36,19% Trong đó 46/163 (28,22%) nhiễm
Staphylococcus aureus và 13/163 (7,97%) mẫu nhiễm E coli Kết quả kiểm tra
tính nhạy cảm của vi khuẩn với 8 loại kháng sinh ampicillin, cephalor, gentamycin, neomycin, erythromycin, norfloxacin, doxycillin, trimethoprim-
sulfamethoxazol cho thấy, cả 2 loại vi khuẩn S aureus và E coli đều nhạy cảm
cao đối với kháng sinh norfloxacin (84,78% và 84,62%) và kháng với kháng sinh ampicillin (73,91% và 53,85%)
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Ngày tháng năm 2013
Nguyễn Trường An
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
LỜI CAM ĐOAN iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
Chương 1 Đặt vấn đề 1
Chương 2 Lược khảo tài liệu 2
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 3
2.2 Bệnh viêm khớp do S aureus 3
2.2.1 Nguyên nhân gây bệnh 3
2.2.2 Truyền nhiễm học 8
2.2.3 Triệu chứng 10
2.2.4 Bệnh tích 11
2.2.5 Chẩn đoán 13
2.2.6 Phòng bệnh 13
2.2.7 Điều trị 14
2.3 Bệnh viêm khớp do Escherichia coli (E coli) 14
2.3.1 Nguyên nhân gây bệnh 14
2.3.2 Truyền nhiễm học 16
2.3.3 Triệu chứng và bệnh tích 17
2.3.4 Chẩn đoán 17
2.3.5 Điều trị 18
2.3.6 Phòng bệnh 18
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu 20
3.1 Nội dung và đối tượng nghiên cứu 20
3.1.1 Nội dung 20
3.1.2 Đối tượng nghiên cứu 20
3.2 Vật liệu nghiên cứu 20
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
3.2.2 Mẫu vật và sinh phẩm 20
3.2.3 Dụng cụ và hóa chất 20
3.2.4 Thiết bị máy móc 21
Trang 73.3 Phương pháp nghiên cứu 21
3.3.1 Chẩn đoán bệnh viêm khớp qua dấu hiệu lâm sàng 21
3.3.2 Xác định một số vi khuẩn phổ biến hiện diện và gây viêm khớp trên gà bằng phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn 21
3.3.3 Khảo sát tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn phân lập được bằng phương pháp làm kháng sinh đồ 22
3.3.4 Chỉ tiêu theo dõi 22
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 22
3.4 Kỹ thuật phòng thí nghiệm 23
3.4.1 Phương pháp phân lập vi khuẩn 23
3.4.2 Phương pháp làm kháng sinh đồ 27
Chương 4 Kết quả và thảo luận 28
4.1 Kết quả chẩn đoán bệnh viêm khớp qua dấu hiệu lâm sàng 29
4.1.1 Tỷ lệ gà mắc bệnh viêm khớp 31
4.1.2 Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể 31
4.2 Kết quả phân lập một số vi khuẩn phổ biến gây viêm khớp trên gà 34
4.2.1 Kết quả phân lập vi khuẩn từ gà bị viêm khớp 34
4.2.2 Sự hiện diện của các vi khuẩn trong khớp gà bị viêm 35
Chương 5 Kết luận và đề nghị 38
5.1 Kết luận 38
5.2 Đề nghị 38
Tài liệu tham khảo 39
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Tính gây bệnh của tụ cầu khuẩn trên gia cầm 6
Bảng 3.1 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ nhạy của vi khuẩn đối với một số kháng sinh dựa trên đường kính vòng vô khuẩn 28
Bảng 4.1 Tình trạng vệ sinh ở các trại chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai 30
Bảng 4.2 Tỷ lệ gà mắc bệnh viêm khớp tại bốn huyện ở tỉnh Đồng Nai 31
Bảng 4.3 Tỷ lệ các biểu hiện lâm sàng ghi nhận được trên gà viêm khớp 32
Bảng 4.4 Tỷ lệ các bệnh tích ghi nhận được trên gà bệnh viêm khớp 33
Bảng 4.5 Tỷ lệ gà bệnh nhiễm vi khuẩn tại các huyện ở tỉnh Đồng Nai 34
Bảng 4.6 Sự hiện diện của các vi khuẩn trong khớp gà bị viêm do nhiễm khuẩn
35
Bảng 4.7 Kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus 36
Bảng 4.8 Kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn E coli 37
Trang 9DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình thái vi khuẩn Staphylococcus aureus 3
Hình 2.2 Staphylococcus aureus trên môi trường thạch máu 5
Hình 2.3 Staphylococcus aureus trên môi trường BPA 5
Hình 2.4 Viêm tủy xương ở phần đầu xương đùi 11
Hình 2.5 Gan bị hoại tử 11
Hình 2.6 Khớp gối sưng có chứa dịch viêm 12
Hình 2.7 Hình gan xanh bạc màu 12
Hình 2.8 Gà bị sưng một khớp gối 12
Hình 2.9 Gân bị đứt 12
Hình 2.10 Dịch khớp đục và có màu vàng nhạt 12
Hình 2.11 Áp xe lòng bàn chân 12
Hình 2.12 Hình thái vi khuẩn E coli dưới kính hiển vi điện tử 15
Hình 2.13 Khuẩn lạc E coli trên môi trường EMB 15
Hình 3.1 Quy trình định tính Staphylococcus aureus 23
Hình 3.2 Quy trình định tính Escherichia coli 24
Hình 3.3 Khuẩn lạc S aureus trên môi trường BPA 25
Hình 3.4 Cấy thuần S aureus trên BPA 25
Hình 3.5 Khuẩn lạc E coli trên EMB 26
Hình 3.6 Phản ứng Catalase 26
Hình 3.7 Phản ứng đông huyết tương 26
Hình 3.8 Phản ứng dung huyết 26
Hình 3.9 Thử nghiệm IMViC để xác định E coli: 26
Hình 3.10 Cách đặt đĩa giấy kháng sinh 27
Hình 4.1 Gà bệnh bị què không thể đứng dậy 32
Hình 4.2 Khớp gà bị sưng 33
Hình 4.3 Gan bàn chân gà bị sưng 33
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CLSI Clinical and laboratory standards institute
Trang 11Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm khớp do vi khuẩn ở gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính do nhiều vi khuẩn gây nên như mycoplasma, salmonella,
staphylococcus, E coli… Trong đó, nguyên nhân quan trọng gây thiệt hại trên đàn gà thương phẩm là S aureus, đôi khi cũng có liên quan đến vi khuẩn E coli (Chansiripormchai, 2009) S aureus và E coli hiện diện ở khắp nơi trong môi
trường trang trại gà như ở trong phân, chất độn chuồng, ổ đẻ… Khi sức đề kháng
gà bị giảm sút hay khi cơ thể gà chịu bất kỳ tổn thương nào như xay xát trên da
sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh tiếp xúc, xâm nhập và gây bệnh
Tỷ lệ gà nhiễm Staphylococcus aureus dao động từ 3%–20% (McNamee and Kirk Skeeles, 1998), tỷ lệ bệnh viêm khớp do S aureus thay đổi
tùy thuộc vào mô hình chăn nuôi, điều kiện chăm sóc và lứa tuổi của gà cảm
nhiễm Gà thường nhiễm S aureus lúc 14-70 ngày tuổi, nhưng thường thấy ở gà
35 ngày tuổi (McNamee et al., 2000) Gà bị nhiễm bệnh thường có biểu hiện
viêm bao gân, viêm khớp gối, đi khập khiểng, yếu chân đứt đoạn bao gân và thường xảy ra nặng nề hơn ở gà thương phẩm, bệnh không chỉ gây ra triệu chứng yếu chân sưng khớp cho gà lớn, làm chết gà con, không những gây thiệt hại kinh
tế đáng kể mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng bởi sự vấy nhiễm của vi khuẩn này lên thực phẩm như trứng, sữa, thịt, gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm
rất quan trọng Tuy nhiên, bệnh viêm khớp do S aureus cũng dễ nhầm lẫn với bệnh viêm khớp do E coli do những biểu hiện lâm sàng tương tự và rất khó chẩn
đoán chính xác nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm khớp
Ở nước ta cho đến nay vẫn còn ít nghiên cứu về bệnh viêm khớp do nhiễm
vi khuẩn, đặc biệt là do nhiễm S aureus Do đó, đề tài “Phân lập vi khuẩn
Staphylococcus aureus và vi khuẩn E coli gây bệnh viêm khớp trên gà ở tỉnh
Đồng Nai” được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân gây viêm khớp trên gà,
từ đó đề ra biện pháp phòng và trị bệnh viêm khớp trên đàn gà công nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi
Trang 12Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Louis Pasteur (1880) là người đầu tiên nghiên cứu về chủng tụ cầu khuẩn,
mở đầu cho ngành vi sinh vật học Năm 1972, Nairn và Watson (Úc) cho rằng viêm tủy xương là một nguyên nhân gây ra sự què quặt cho các giống gà thương
mại và đã xác định Staphylococcus aureus là nguyên nhân chính gây viêm tủy
xương Tỷ lệ nhiễm có thể lên đến 50% trên tổng số gà bị què và có thể chết, chiếm 5% tỷ lệ chết trong đàn Năm 1973, Nairn cũng đã phân lập được vi khuẩn
Staphylococcus aureus nhiễm tự nhiên trên gà tây bị bệnh viêm tủy xương và
viêm màng hoạt dịch ở Úc
Kibenge (1983) và Kleven (2003) nghiên cứu trên các gà bị què do đứt gân
và viêm bao gân Kết quả cho thấy mycoplasma và tụ cầu khuẩn là vi khuẩn nhiễm thứ cấp sau khi gà bị nhiễm virus gây viêm bao gân
Năm 1993, Thorp et al đã phân lập vi khuẩn trên mẫu bệnh phẩm đầu
xương đùi từ đàn gà bị què, với tỷ lệ nhiễm tụ cầu dương tính với phản ứng đông
huyết tương (22,2%), E coli và các vi khuẩn khác chiếm 13%
Năm 1997, Riddell đã nghiên cứu trên đàn gà thịt ở phía tây Canada và đã
nhận rằng Staphylococcus spp là vi khuẩn phổ biến gây bệnh viêm khớp, viêm
tủy xương, viêm gân ở gà Trong đó, sự gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng cơ xương có
liên quan tới E coli
Những nghiên cứu của Guang và Skeeles (1997) đã cho thấy tỷ lệ loại thải của bệnh viêm khớp do staphylococcus trên đàn gà giống thịt là trên 3%, và có thể lên tới 20%
Năm 2009, Dinev nhận định rằng hầu hết trường hợp gà què do viêm tủy xương và hoại tử đầu xương đùi đều do nhiễm trùng máu, trong đó chủ yếu là do
nhiễm vi khuẩn E coli
Năm 2011, Rasheed (trường đại học Mosul, Irắc) đã phân lập vi khuẩn trên
60 con gà 30-35 ngày tuổi có triệu chứng viêm khớp Kết quả cho thấy, trong 60 con gà có 51 con gà bị viêm khớp nguyên nhân do vi khuẩn, trong đó 26/51
(50,98%) gà nhiễm Staphylococcus aureus, gà nhiễm Pseudomonas aeruginosa 4/51 (7,8%), 4/51 (7,84%) gà nhiễm Staphylococcus saprophyticus, 2/51 (3,9%)
gà nhiễm Proteus spp, 1/51 (1,9%) gà nhiễm Erysipelothrix rhusiopathiae Khi
Trang 13kiểm tra tính nhạy cảm với kháng sinh của Staphylococcus aureus phân lập được cho thấy S aureus nhạy cảm với amoxycillin và đề kháng với gentamycin và
novobiocin
Năm 2009, Shareef et al đã khảo sát tình hình nhiễm vi khuẩn gây viêm
khớp trên 4 trại gà đẻ trứng (gồm 28.000 con gà 25 tuần tuổi và 24 gà con một ngày tuổi) Trong tổng số 144 mẫu xét nghiệm, có 52,04% mẫu nhiễm
Staphylococcus aureus, trong đó tỷ lệ nhiễm của đàn gà 25 tuần tuổi dao động
62,5-79,16%, tỷ lệ nhiễm S aureus trên đàn gà mới nở là 75% và tỷ lệ nhiễm S
aureus trên gà một ngày tuổi là 29,1%
Từ năm 1938-1965, Garard đã mô tả một thể bệnh u hạt do E coli (Hjarre’s disease), đồng thời xác định vai trò của E coli trong nhiều thể bệnh bao gồm:
viêm túi khí, viêm cuống rốn, viêm mắt, viêm ống dẫn trứng….trong đó có bệnh viêm khớp
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, bước đầu đã ghi nhận sự hiện diện tình trạng các khớp gà bị sưng tại một số trại gà thịt giống bố mẹ Tuy nhiên chưa có thông báo chính thức nào
về bệnh này
2.2 Bệnh viêm khớp do Staphylococcus aureus (S aureus)
2.2.1 Nguyên nhân gây bệnh
2.2.1.1 Phân loại
Theo Jensen và Miller (2001), có khoảng 20 loài staphylococci được phân
lập từ chuồng nuôi gà, trong đó chỉ có loài Staphylococcus aureus (hay còn gọi là
tụ cầu vàng) là loài quan trọng có khả năng gây bệnh viêm khớp trên các giống
gà thương phẩm Vi khuẩn S aureus thuộc chi Staphylococcus, họ
Staphylococcaceae, bộ Bacillales, lớp Cocci, nghành Firmicutes, giới Bacteria
2.2.1.2 Đặc điểm hình thái
Hình 2.1 Hình thái vi khuẩn Staphylococcus aureus
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Staphylococcus_aureus)
Trang 14Staphylococcus aureus là vi khuẩn hình cầu, có đường kính từ 1-3 mm và
thường tụ lại thành từng đám giống hình chùm nho, Gram dương, không có lông,
không sinh nha bào, thường không có vỏ, hiếu khí hay kỵ khí tùy nghi
(Andreasen, 2003)
S aureus có nhiều loại kháng nguyên: protein, polysaccharide và acid
teichoic của vách Các kháng nguyên trên bề mặt tế bào được quan tâm như:
Acid teichoic (kháng nguyên O): là kháng nguyên gây ngưng kết chủ yếu
của staphylococcus, là chất bám dính của S aureus vào niêm mạc mũi
Protein A: là protein quanh bề mặt của Staphyloccus aureus và là tiêu chuẩn
để xác định S aureus, 100% các chủng S aureus có protein này
Vỏ polysaccharide: một số ít chủng S aureus có vỏ và có thể quan sát được
bằng phương pháp nhuộm vỏ Lớp vỏ này có nhiều kháng nguyên đặc hiệu và có
thể chứng minh bằng phương pháp huyết thanh học
2.2.1.3 Đặc tính nuôi cấy
Tụ cầu sống hiếu khí hoặc kỵ khí tùy nghi, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp từ
32-37oC, pH thích hợp 7,2-7,6, dễ mọc trên môi trường nuôi cấy thông thường
Môi trường nước thịt
Sau khi cấy 5-6 giờ vi khuẩn đã làm đục môi trường, sau 24 giờ vi khuẩn làm đục môi trường rõ hơn, lắng cặn nhiều, không có màng
Môi trường thạch thường
Sau khi cấy 24 giờ, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tương đối to dạng S
(Smouth), bề mặt khuẩn lạc hơi ướt, bờ đều phẳng, khuẩn lạc có màu trắng, hoặc
vàng thẫm hoặc vàng chanh Màu sắc khuẩn lạc là do vi khuẩn sinh ra sắc tố, sắc
tố này không tan trong nước Nguyễn Vĩnh Phước (1997) cho rằng, chỉ có khuẩn
lạc của Staphylococcus aureus có màu vàng thẫm là có độc lực và có khả năng
gây bệnh cho động vật, còn khuẩn lạc có màu vàng chanh (S citreus) hoặc màu
trắng (S albus) không có độc lực và không gây bệnh
Môi trường thạch máu
Vi khuẩn mọc rất tốt trên môi trường thạch máu, sau khi cấy ủ trong 24 giờ,
vi khuẩn hình thành những khuẩn lạc bóng loáng, đục, lồi có màu xám hay vàng
nhạt, đường kính khoảng 1-2 mm Hầu hết S aureus xuất hiện hiện tượng dung
huyết xung quanh khuẩn lạc, tạo ra các vùng tan máu, tuy nhiên một số dòng
không tạo ra vùng tan máu này (Trần Linh Thước, 2003)
Trang 15Hình 2.2 Khuẩn lạc Staphylococcus aureus trên môi trường thạch máu
(Williams, 1947)
Môi trường Baird Parker Agar
Sau 24 giờ, khuẩn lạc S aureus trên môi trường Baird Parker Agar (BPA)
có đường kính khoảng 0,5-1 mm, lồi, đen bóng có vòng sáng rộng khoảng 1-2
mm bao quanh Nếu tiếp tục ủ thì sau 48 giờ các khuẩn lạc S aureus có đường
kính khoảng 1-1,5 mm màu đen bóng, lồi, có vòng trắng đục hẹp và vùng trắng
đục rộng khoảng 2-4 mm xung quanh khuẩn lạc Nhưng cũng có một số dòng S
aureus có thể không tạo các vòng sáng xung quanh khuẩn lạc
Trang 16Tụ cầu có khả năng làm đông huyết tương người và động vật Đây là tiêu
chuẩn quan trọng để phân biệt S aureus với các chủng tụ cầu khác
Các phản ứng khác: Indol âm tính, H2S âm tính, MR dương tính, hoàn
nguyên Nitrat thành Nitrit (Tô Minh Châu và ctv, 2001), có phản ứng catalase
dương tính, làm đông huyết tương thỏ, gây dung huyết trên thạch máu
2.2.1.5 Tính gây bệnh
Tụ cầu khuẩn có thể tìm thấy trên da, niêm mạc của người và gia súc Khi sức đề kháng của cơ thể kém, hoặc tổ chức cơ thể bị tổn thương vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây tổn thương
Bảng 2.1 Tính gây bệnh của tụ cầu khuẩn trên gia cầm (Skeeles, 1997)
Vị trí tác động Lứa tuổi nhiễm Bệnh tích Hậu quả
thường xảy ra ở gia cầm già
Viêm khớp Viêm màng hoạt dịch
Què
Máu
(nhiễm trùng máu)
Mọi lứa tuổi Hoại tử tràn lan Chết
Bàn chân Gia cầm trưởng
thành
Áp-xe lòng bàn chân (bumblefoot)
Què
Ngoài ra, tụ cầu còn có khả năng tiết ra các loại độc tố gây nên nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp tính
Độc tố dung huyết (haemolyzin): có 4 loại chính
Dung huyết tố alpha (α): gây dung giải hồng cầu thỏ ở 37oC Dung huyết tố này cũng gây hoại tử da và gây chết Đây là một ngoại độc tố, bản chất là protein, bền với nhiệt độ Là một kháng nguyên hoàn toàn, gây hình thành kháng thể kết tủa và kháng thể trung hòa dưới tác dụng của formol và nhiệt độ nó biến thành giải độc tố và có thể dùng làm vaccine
Dung huyết tố beta (β): gây ly giải hồng cầu cừu ở 4oC, dung huyết tố này kém độc hơn dung huyết tố anpha
Dung huyết tố delta (δ): gây dung giải hồng cầu người, thỏ, cừu, ngựa và gây hoại tử da
Dung huyết tố gamma (γ): khác với các loại trên loại này không tác động lên hồng cầu ngựa
Trang 17Trong các loại dung huyết trên, thì dung huyết tố loại alpha là đặc điểm cần thiết cho các chủng tụ cầu có khả năng gây bệnh
Nhân tố diệt bạch cầu (leucocidin)
Dưới tác dụng của nhân tố này làm cho bạch cầu mất tính di động, mất hạt
và nhân bị phá hủy, nó giữ vai trò quan trọng trong cơ chế gây bệnh của tụ cầu
Độc tố ruột (enterotoxin)
Độc tố ruột là những ngoại độc tố bền với nhiệt và không bị phá hủy bởi dịch vị Độc tố ruột chỉ do một số chủng tụ cầu tiết ra, nó gây ra các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm độc do thức ăn, viêm ruột cấp Độc tố ruột có 4 loại, trong đó có
2 loại đã biết là độc tố ruột A và độc tố ruột B Độc tố ruột A tạo ra do một chủng phân lập trong quá trình nhiễm độc thức ăn Độc tố ruột B tạo ra do một chủng phân lập trong các bệnh nhân bệnh viêm ruột
Các Enzym
Men đông huyết tương (coagulase): men này là một protein bền vững với nhiệt độ, có tính kháng nguyên yếu, làm đông huyết tương của người và thỏ, ngoài ra nó còn tác dụng lên globulin trong huyết tương Coagulase là một yếu tố cần thiết cho các chủng tụ cầu gây bệnh, nó gây nên các cục huyết trong tĩnh mạch và gây nên chứng nhiễm khuẩn huyết Ngoài ra còn có coagulase cố định,
nó tác động trực tiếp trên fibrinogen, chất này gắn vào vi khuẩn tạo thành lớp áo xung quanh vi khuẩn giúp cho vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào (Lưu Hữu Mãnh, 2009)
Men làm tan tơ huyết: những chủng tụ cầu này phát triển trong cục máu, làm cục máu vỡ thành từng mảnh nhỏ, những mảnh này dời chỗ và gây tắt mạch cục bộ (Lưu Hữu Mãnh, 2009)
2.2.1.6 Sức đề kháng
Vi khuẩn staphylococcus có thể dễ dàng bị giết nếu bị nấu chín hoặc nhiệt
độ tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur Trong điều kiện trữ đông lạnh, chúng có thể tồn tại trong thời gian dài khi ở điều kiện kỵ khí
Tụ cầu có sức đề kháng đối với nhiệt độ và hóa chất: ở 70oC chết trong 1 giờ, 80oC chết trong 10-30 phút, ở 100oC chết trong vài phút Acid phenic 3-5% diệt vi khuẩn trong 3-5 phút Formol 1% diệt khuẩn trong 1 giờ Vi khuẩn có thể sống ở nơi khô hanh và đóng băng Ở nơi khô ráo vi khuẩn sống được trên 200
ngày (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997)
Trang 182.2.1.7 Điều kiện tăng trưởng và sự phân bố
Nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của S aureus thay đổi tùy thuộc vào từng dòng S aureus có khả năng phát triển trong khoảng nhiệt độ rất rộng, từ
7-48oC (với nhiệt độ cực thuận là 30-45oC); trong khoảng pH từ 4,2-9,3 (với độ
pH cực thuận là 7-7,5); và trong môi trường chứa trên 15% NaCl Tụ cầu bền vững khi có nồng độ đường cao, nhưng khi nồng độ lên đến 60% tụ cầu bị ức chế; nồng độ từ 33-55%, tụ cầu vẫn phát triển, trong khi các vi khuẩn khác như shigella và salmonella bị ức chế
Ngoài ra, chúng còn có khả năng bám dính tốt trên nhiều loại tế bào Chính
nhờ những đặc điểm trên giúp S aureus có sự phân bố rộng, chủ yếu được phân lập từ da, màng nhầy, tóc và mũi của người và động vật máu nóng S aureus
được cho là vi khuẩn khá mạnh có thể sống tốt bên ngoài kí chủ Vi khuẩn này còn có mặt trong không khí, bụi và trong nước dù chúng thiếu tính di động và rất nhạy với thuốc kháng sinh và chất diệt khuẩn (Anderson, 1986)
2.2.1.8 Tính kháng thuốc kháng sinh
Hầu hết các dòng S aureus kháng với nhiều loại kháng sinh khác nhau Một
vài dòng kháng với tất cả các loại kháng sinh ngoại trừ vancomycin, và những
dòng này ngày càng tăng Những dòng S aureus kháng với methicilin rất phổ
biến và hầu hết các dòng này cũng kháng với nhiều kháng sinh khác Trong phòng thí nghiệm, người ta đã tìm thấy plasmid kháng vancomycin ở
Enterococcus faecalis có thể chuyển sang S aureus và người ta nghĩ rằng việc
chuyển này có thể xảy ra ngoài tự nhiên, chẳng hạn như ở trong đường tiêu hóa
Từ khi sử dụng penicillin vào những năm 1940, tính kháng thuốc đã hình thành ở
tụ cầu sau thời gian rất ngắn Nhiều dòng hiện nay đã kháng với hầu hết kháng sinh thông thường và sắp tới sẽ kháng cả những kháng sinh mới Trong hai năm gần đây, việc thay thế kháng sinh cũ bằng vancomycin đã dẫn đến sự gia tăng các dòng kháng vancomycin (Todar, 2008)
Khảo sát tính kháng kháng sinh tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 cho
thấy, 94,1% chủng S aureus phân lập được từ bệnh phẩm kháng với penicillin,
52,9% kháng ciprofloxacin, 52% kháng amoxillin và 12,5% kháng gentamicin
(Nguyễn Thị Kê và ctv, 2006)
2.2.2 Truyền nhiễm học
2.2.2.1 Loài vật mắc bệnh
Bệnh xảy ra trên nhiều loài, nhưng thường xảy ra trên gà, đặc biệt là gà lúc
14 đến 70 ngày tuổi, nhưng hầu hết các trường hợp đều xảy ra lúc 35 ngày tuổi (McNamee and Smyth, 2000)
Trang 192.2.2.2 Đường lây lan
S aureus có ở khắp nơi trong môi trường xung quanh các trang trại gà và có
thể dễ dàng phân lập được chúng từ rác, bụi, và lông gà Bình thường, vi khuẩn
cư trú trên da, lông, niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa của con vật khỏe mạnh Khi con vật bị tổn thương ở một nơi nào đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể khi bị tổn thương khớp gây rách, hở bao khớp tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập, hoặc vi khuẩn theo đường máu xâm nhập vào khớp và gây viêm Ngoài ra,
vi khuẩn nhiễm trực tiếp từ vết thương trong lúc tiêm thuốc, cắt mỏ, cắt móng hoặc nhiễm trực tiếp từ cuống rốn (Andreasen, 2008)
Theo Jensen và Miller (2001), bệnh thường xảy ra ở gà theo các giai đoạn:
Giai đoạn 0 - 2 tuần tuổi: vi khuẩn nhiễm từ trứng hoặc một số vết thương
nhỏ chẳng hạn như cắt mỏ gây ra tình trạng viêm rốn và hoại tử đầu xương đùi
Giai đoạn 4 - 6 tuần tuổi: vi khuẩn thường nhiễm kế phát từ bệnh cầu trùng
hoăc do vết thương do tiêm ngừa vaccine xâm nhập và gây ảnh đến khuỷu chân sau và khớp
Giai đoạn 10 - 20 tuần tuổi: gà bị viêm khớp do vi khuẩn xâm nhập và gây
bệnh do sức đề kháng giảm, stress từ việc tiêm vaccine, chế độ cho ăn thiếu lúc
gà đang lớn hoặc phân phối thức ăn không đồng đều, thành thục sinh dục Tổng đàn quá đông không đủ không gian cho gà
Giai đoạn 24 - 30 tuần tuổi: vi khuẩn xâm nhiễm gây ra viêm khớp và áp xe
lòng bàn chân do stress từ việc di chuyển đàn, giao phối, vết thương do việc gây hấn giữa các con trống, thiết bị cho ăn hoặc chất liệu làm sàn chuồng sắt nhọn cũng làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm của tụ cầu trong suốt giai đoạn này
2.2.2.3 Cơ chế phát sinh bệnh
Staphylococcus aureus hiện diện phổ biến trên da, lông, đường hô hấp và
tiêu hóa, có thể xâm nhập vào máu để gây bệnh thông qua vết thương trên da, đường tiêu hóa và đường hô hấp Ngoài ra, vi khuẩn còn xâm nhập qua các vết thương nhỏ từ các công việc như: cắt mỏ, cắt móng, tiêm ngừa vaccine… Sau khi
vào máu S aureus sẽ có ái lực cao ở những bề mặt giàu collagen, như là bề mặt
khớp và bề mặt màng hoạt dịch nằm xung quanh khớp hoặc gân Sau đó vi khuẩn định vị và nhân lên, tiết độc tố gây ra viêm bao gân và viêm khớp dẫn đến tình trạng gà bị què không đi được, tăng trọng kém, sau đó có thể chết (Andreasen, 2003) Nhiều thử nghiệm đã chứng minh được việc nhiễm trùng nguyên phát với
S aureus hoặc reovirus thường gây ra viêm khớp gối, viêm bao gân và các vùng
lân cận gân (Hill et al., 1989) Ngoài ra, vi khuẩn này còn có xu hướng định vị
Trang 20trên sụn tăng trưởng gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển xương, làm tăng tỉ lệ hoại tử đầu xương đùi và viêm tủy xương
2.2.3 Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh ngắn, con vật thường có dấu hiệu lâm sàng sau 48-72 giờ sau khi tiêm qua đường tĩnh mạch (Andreasen, 2003)
Thể cấp tính
Ở gà con, khi bị nhiễm S aureus từ trứng ở các lò ấp nở, gà con nở ra bị suy
yếu, tỷ lệ chết tăng cao trong 2 tuần đầu, cuống rốn ướt, viêm rốn, sưng ở gan bàn chân, có thể gây viêm tủy xương và hoại tử đầu xương đùi (Jensen and Miller, 2001)
Ở gà lớn, gà bệnh viêm khớp và viêm bao gân thường có biểu hiện triệu chứng lâm sàng như: sốt, lông xơ xác, khớp gối sưng, khi sờ vào có cảm giác nóng, sau đó khớp khủy chân sau cũng bị sưng và nóng, gà bệnh què một chân hay cả hai chân, cánh rũ xuống một hay cả hai cánh, niêm mạc nhợt nhạt, khó đi lại Sau đó, dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể ngày càng nặng do khó khăn trong việc di chuyển và tranh giành thức ăn, con vật bị giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập, cuối cùng có thể chết (Andreasen,
2003) Ở gà trưởng thành, S aureus thường nhiễm vào gan bàn chân và ngón
chân, làm gan bàn chân và ngón chân bị sưng (“bumblefoot”) và dẫn đến què (Jensen and Miller, 2001)
Trường hợp thể bệnh viêm tủy xương (nhiễm khuẩn ở xương), gà bệnh có thể què hoặc bại liệt Vị trí xương thường bị nhiễm là vùng đầu xương đùi, đầu xương cẳng chân và các đốt sống ngực Gia cầm bị nhiễm đi lại khó khăn Khi nhiễm trùng ở đầu xương đùi sẽ gây bong tróc đầu sụn gây hoại tử đầu xương đùi Khi nhiễm khuẩn vào giữa các đốt sống sẽ gây bại liệt chân, bệnh tích có thể thấy là dịch rỉ màu vàng nâu hoặc hoại tử đầu xương đùi
Thể mạn tính
Gà bệnh thể cấp tính có thể sống và có biểu hiện khớp gối sưng, ngồi bằng
cổ chân và xương ức, không thể đứng và đi lại, viêm da hoại thư Theo Hill et al., (1989), khi bị nhiễm reovirus hoặc S aureus ở vùng bao gân khớp trường hợp
thể mạn tính sẽ gây xơ hóa và vôi hóa ở khớp, ở những gia cầm tăng trọng nhanh hoặc gia cầm được nuôi trên chuồng sàn có thể bị đứt gân dễ dàng làm cho chân
bị liệt vĩnh viễn
Trang 212.2.4 Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
Ở gà bị viêm khớp hoặc viêm bao gân, viêm màng hoạt dịch, khi mổ khám
có thể quan sát thấy khớp và mô xung quanh khớp có chứa dịch mủ màu trắng đến vàng, bề mặt xương và vùng gần gân bị viêm Lúc đầu, vùng xung quanh gân
bị biến đổi màu, xuất huyết màu nâu đỏ đến tím, sau đó chuyển sang xanh lá Ở những vùng gân bị đứt đoạn sẽ bị xơ hóa Viêm đốt sống ở những đốt sống ngực
và đốt sống hông cũng là nguyên nhân gián tiếp gây què chân ở gà (Glisson, 1990)
Bệnh tích ở gà viêm tủy xương có thể thấy là những dịch rỉ có chất bã đậu màu vàng, thường thấy ở xương cẳng chân và vùng gần xương đùi, ít thấy hơn ở những vùng xa xương đùi, xương sườn, xương cánh, xương bàn chân, các đốt sống
Trường hợp nhiễm trùng huyết, bệnh tích có thể thấy là hoại tử và mạch máu bị sung huyết ở nhiều cơ quan nội tạng như lách, gan, thận, phổi; viêm da hoại thư (vùng dưới da bị sẫm màu và ẩm ướt)
Hình 2.4 Viêm tủy xương ở phần đầu Hình 2.5 Gan gà bị hoại tử
(Andreasen, 2003)
Trang 22Hình 2.6 Khớp gối sưng Hình 2.7 Gan xanh bạc màu
có chứa dịch viêm (Andreasen, 2003)
(Andreasen, 2003)
Hình 2.8 Gà bị sưng một khớp gối Hình 2.9 Gân ở khớp gà bị đứt (Jensen and Miller, 2001) (Jensen and Miller, 2001)
Hình 2.10 Dịch khớp gà đục Hình 2.11 Áp xe gan bàn chân gà
và có màu vàng nhạt (Jensen and Miller, 2001)
(Rasheed, 2009)
Trang 23Bệnh tích vi thể
Về mặt mô học, bệnh tích vi thể khi nhiễm tụ cầu khuẩn là hoại tử Khi quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy số lượng lớn các khuẩn lạc hình cầu, gram dương và các bạch cầu đa nhân Tổn thương lâu dài chủ yếu là các u hạt
2.2.5 Chẩn đoán
2.2.5.1 Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán cần dựa vào dữ liệu dịch tễ như tỷ lệ mắc bệnh từ 3-20%, thường thấy ở gà 35 ngày tuổi Triệu chứng lâm sàng như sốt, lông xơ xác, sưng nóng ở khớp gối và khớp khủy chân sau, cánh rũ xuống một hay cả hai cánh, niêm mạc nhợt nhạt, khó đi lại, con bệnh có thể bị què một chân hay cả hai chân Con vật
nhiễm S aureus có thể bị viêm rốn hoặc viêm tủy xương ở gà con, viêm bao gân,
viêm khớp hoặc viêm màng hoạt dịch ở gà lớn Bệnh tích có thể quan sát thấy là viêm khớp có chứa dịch mủ màu trắng đến vàng, đôi khi có chứa chất bã đậu, gân vùng viêm bị đổi màu, xuất huyết, hoại tử và sung huyết ở nhiều cơ quan nội tạng do nhiễm trùng huyết
Khi chẩn đoán cần phân biệt với một số nguyên nhân khác cũng gây viêm khớp như streptococcus, mycoplasma, reovirus, salmonella… Do đó để có kết luận chính xác cần phải dựa vào kết quả phân lập virus hoặc vi khuẩn, chẩn đoán huyết thanh học và mô học Tuy nhiên, rất khó phân biệt bệnh viêm khớp do
S aureus hay do reovirus khi gia cầm nhiễm vào lúc hơn 5 tuần bởi vì các bệnh
tích vi thể tương tự nhau theo thời gian
2.2.5.2 Chẩn đoán vi khuẩn học
Có thể phân lập vi khuẩn S aureus trên môi trường chuyên biệt Mannitol
Sald Agar (MSA) và Baird Parker Agar (BPA) Bệnh phẩm thường dùng để phân lập là dịch ở khớp gối và gan bàn chân
Phát hiện và định danh vi khuẩn bằng kỹ thuật PCR
và chuồng nuôi không được sắt nhọn làm tổn thương gà Nâng cao chất lượng hệ
Trang 24thống thông gió, chiếu sáng và sử dụng núm để cho gà uống nước, nhằm tránh môi trường ẩm ướt tạo điều kiện vi khuẩn phát triển
2.2.6.2 Phòng bệnh bằng vaccine
Phòng bệnh bằng vaccine không cho hiệu quả cao Tuy nhiên, người ta có thể dùng vaccine sống hoặc vaccine nhược độc được điều chế từ các chủng
S aureus và S epidermidis 115 để phòng bệnh do staphylococcus gây ra trên gà
tây và gà thương phẩm Vaccine được phun xịt vào lúc gà 1-10 ngày tuổi, sau đó chủng lại lúc 4-6 tuần tuổi (Andreasen, 2003)
2.2.7 Điều trị
Có thể dùng kháng sinh trộn vào thức ăn hay nước uống để điều trị kết hợp với việc quản lí và vệ sinh chuồng trại để loại trừ mầm bệnh tránh các mầm bệnh khác xâm nhập
Các loại kháng sinh hiệu quả trong điều trị là penicillin, erythromycin, lincomycin và spectinomycin (Morishita, 2012)
2.3 Bệnh viêm khớp do Escherichia coli (E coli)
2.3.1 Nguyên nhân gây bệnh
2.3.1.1 Phân loại
Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Escherichia coli Bệnh thường xảy ra
do giảm sức đề kháng bởi các tác nhân truyền nhiễm và không truyền nhiễm Vi
khuẩn Escherichia coli thuộc chi Escherichia, họ Enterobacteriaceae, bộ
Enterobacteriales, ngành Proteobacteria, giới Bacteria
Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra được 5 nhóm E coli khác nhau là
Enteroaggregative (EAggEC), Enterohemorrhagic (EHEC), Enteroinrasire (EIEC), Enteropathogenic (EPEC), Enterotoxigenic (ETEC)
2.3.1.2 Đặc điểm hình thái
Vi khuẩn E coli là những trực khuẩn hình gậy, ngắn, kích thước 2-3 × 0.6μ
Gram âm, không có khả năng hình thành nha bào Trong tế bào, vi khuẩn có kích
thước nhỏ hơn vi khuẩn ở dạng tự do Hầu hết các chủng E coli đều di động do
có lông ở xunh quanh thân, nhưng một số không thấy di động
Trang 25Hình 2.12 Hình thái vi khuẩn E coli dưới kính hiển vi điện tử
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/32/EscherichiaColi_NIAID.jpg)
2.3.1.3 Đặc tính nuôi cấy
E coli phát triển dễ dàng trên môi trường nuôi cấy thông thường, một số
chủng có thể phát triển được trên môi trường tổng hợp đơn giản Vì vậy, người ta chọn chúng làm mẫu nghiên cứu về sinh vật học
E coli là vi khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt
độ từ 5-40oC, nhiệt độ thích hợp là 37oC, phát triển được ở pH từ 5,5-8,0, thích hợp nhất ở pH 7-7,2 Trên môi trường thạch thường có vi khuẩn dạng S (nhẵn bóng, bờ đều) Đôi khi hình thành khuẩn lạc dạng R (nhăn nheo) hoặc dạng M (nhày) Trong môi trường lỏng, khuẩn lạc có màu xám, đục, sau 1-2 ngày nuôi cấy thường làm đục môi trường, có váng trên bề mặt hoặc dính trên thành ống, tạo thành cặn lắng xuống đáy
Hình 2.13 Khuẩn lạc E coli trên môi trường EMB
(Merck, 2003)
Trang 262.3.1.4 Đặc tính sinh hóa
Chuyển hóa đường: E.coli lên men sinh hơi các loại đường fructose, glucose, galactose, manose, lactose Tất cả các loài E coli đều lên men đường
lactose nhanh và sinh hơi, đó là một đặc điểm quan trọng người ta dựa vào đó để
phân biệt E coli và Salmonella spp Tuy nhiên, cũng có chủng E coli không lên
men lactose
Các phản ứng khác như gây đông sữa sau 24-72 giờ ở 37oC, H2S âm tính,
VP âm tính, MR dương tính, Indole dương tính Galatin, huyết thanh đông và lòng trắng trứng đông không tan chảy
2.3.1.5 Sức đề kháng
E coli không sinh nha bào, không chịu được nhiệt độ đun nóng ở 55oC trong 1 giờ, 60oC trong 30 phút, đun sôi ở 100oC E coli chết ngay Các chất sát
trùng thông thường như acid phenic, formol, hydroperoxide diệt vi khuẩn được
sau vài phút Tuy nhiên, các chủng E coli ở ngoài tự nhiên có thể sống tới 4 tháng Vi khuẩn E coli chịu được khô tốt và tồn tại lâu hơn trong môi trường bảo
quản khô lạnh
2.3.1.6 Tính gây bệnh
E coli có sẵn trong ruột con vật nhưng chỉ tác động khi sức đề kháng của
con vật giảm, bệnh do E coli gây ra có thể xảy ra như một bệnh truyền nhiễm kế
phát trên cơ sở thiếu vitamin, mắc các bệnh do virus và kí sinh trùng (Nguyễn
Như Thanh và ctv, 1997) Bệnh xảy ra khi có đủ số lượng E coli cần thiết sau khi
chúng di chuyển đến dạ dày và ruột non Chúng bám dính trên bề mặt niêm mạc,
gây viêm thành ruột sau đó vào hệ bạch huyết gây nhiễm trùng huyết E coli
không những chỉ gây bệnh trên đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ mà còn có thể gây ra các bệnh khác như viêm rốn, viêm đường tiết niệu, viêm gan, viêm phế quản, viêm khớp…
Trang 272.3.2.2 Đường lây lan
Vi khuẩn E coli hiện diện thường xuyên trong đường ruột và được thải qua
phân với số lượng lớn Bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa, qua vết thương ngoài
da, qua niêm mạc bị tổn thương, ngoài ra bệnh còn có thể lây truyền qua trứng
2.3.2.3 Cơ chế sinh bệnh
Thời gian nung bệnh thường ngắn từ 3-5 ngày Đối với thể nhiễm trùng
huyết thời gian nung bệnh có thể kéo dài từ 5-7 ngày Bệnh có thể quan sát ở gà 1
ngày tuổi cho đến nhiều ngày sau khi nở, hầu hết trường hợp này là do trứng ấp
bị nhiễm từ phân, vi khuẩn có thể xuyên qua vỏ trứng để vào trứng Ngoài ra,
trứng cũng có thể nhiễm vi khuẩn E coli từ buồng trứng và ống dẫn trứng Ở gà
trưởng thành bệnh thường xảy ra lúc gà bắt đầu đẻ, bệnh lây lan chủ yếu qua
đường hô hấp Sau khi xâm nhập qua đường hô hấp gia cầm, vi khuẩn đi vào
mao mạch ở túi khí hoặc niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương do các nguyên
nhân như mycoplasma, virus Newcastle có độc lực vừa, Haemophilius
paragallinarum có thể làm tổn thương biểu mô của đường hô hấp trên như niêm
mạc mũi, thanh quản, túi khí…tạo điều kiện cho sự bám dính của vi khuẩn
E coli Vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng huyết và đến các cơ quan nội tạng
gây nên các biến đổi bệnh lý (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012)
2.3.3 Triệu chứng và bệnh tích
E coli thường định vị trong xương, các mô bao hoạt dịch do hậu quả của
nhiễm trùng huyết Gia cầm mắc bệnh có hiện tượng què từ mức độ nhẹ cho đến
nặng, tăng trọng kém Bệnh có thể xảy ra ở nhiều vị trí khớp Vi khuẩn khu trú
tại chỗ, đi theo mạch máu xâm nhập vào các xương đang phát triển gây ra hiện
tượng viêm xương và tủy xương, viêm khớp và những mô mềm bao xung quanh
khớp Những xương thường bị tổn thương là xương chày, xương cẳng chân,
xương đùi, đốt sống vùng cổ, ngực, xương cánh Viêm khớp hông-đùi, khớp gối,
khớp cánh, viêm cột sống có thể dẫn đến liệt nhẹ rồi bại liệt, viêm gân khớp
thường thấy ở xương ức Có rất nhiều dịch viêm vùng dưới xương ức Gan sưng
có màu xanh của mật
2.3.4 Chẩn đoán
2.3.4.1 Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào các đặc điểm triệu chứng và bệnh tích như: què từ mức độ nhẹ đến
nặng viêm khớp và những mô mềm bao xung quanh khớp, có nhiều dịch viêm,
viêm có thể thấy ở nhiều vị trí khớp, gan sưng có màu xanh mật…Triệu chứng và
bệnh tích rất khó phân biệt với bệnh viêm khớp do các nguyên nhân khác như
Trang 28S aureus, reovirus, mycoplasma,… Để chẩn đoán chính xác cần phân lập mầm
bệnh
2.3.4.2 Chẩn đoán vi khuẩn học
Có thể sử dụng dịch ở khớp gối, gan bàn chân để phân lập vi trùng nhưng
cần tránh ô nhiễm E coli từ phân Tủy xương là bệnh phẩm thường được sử dụng
nhất vì rất ít bị nhiễm tạp khuẩn Có thể phân lập trên môi trường thạch MacConkey hay EMB (Eosin-methylene blue)
Phát hiện và định danh vi khuẩn bằng kỹ thuật PCR
2.3.4.3 Chẩn đoán huyết thanh học
Có thể phát hiện kháng thể từ các gia cầm khỏi bệnh bằng kỹ thuật ELISA hoặc xét nghiệm ngưng kết hồng cầu gián tiếp
2.3.5 Điều trị
E coli nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh như ampicillin, chlortetracylin,
neomycin, nitrofurans, gentamycin, spectinomycin, streptomycin và các sulfamide Hiện nay nhóm fluoroquinolones có hiệu quả cao trong điều trị bệnh trên gia cầm
2.3.6 Phòng bệnh
2.3.6.1 Phòng bằng vaccine
Vaccine vô hoạt bao gồm các serotype O2:K1, O78:K80 được sản xuất trên
thị trường thế giới cho thấy có hiệu quả trong phòng bệnh do nhiễm E coli
Vaccine này cần được sử dụng cho các đàn gia cầm giống để tạo miễn dịch thụ động cho gia cầm con, miễn dịch thụ động giúp bảo vệ gia cầm con ít nhất là 2 tuần
Vaccine sống được sản xuất từ những chủng không gây bệnh ở trong tự nhiên (chủng BT-7), chủng này có hiệu quả trong việc phòng bệnh cho gà trên 14 ngày tuổi
sẽ là nguồn lây nhiễm quan trọng Đảm bảo máy ấp phải thông thoáng, đảm bảo nhiệt độ úm cho gà con Gà cần được ăn uống đầy đủ sẽ có thể giảm được tỷ lệ