Chuẩn bị canh khuẩn
Vi khuẩn đã được định danh, tiến hành ria cấy trên đĩa thạch môi trường TSA, cho vào tủ ấm ở 370C trong 24 giờ. Kế đó dùng que cấy vô trùng chuyển khuẩn lạc vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch nước muối sinh lý 0,9% và lắc đều khi độ đục trong ống nghiệm bằng độ đục của ống nghiệm chứa dung dịch chuẩn Mac Farland 0.5.
Phương pháp thực hiện kháng sinh đồ
Dùng que tăm bông vô trùng nhúng vào ống canh khuẩn đã chuẩn bị, kéo lên thành ống cho ráo bớt nước. Sau đó, lấy ra dàn đều vi khuẩn lên trên mặt thạch môi trường MHA dày khoảng 4 mm. Chờ cho mặt thạch khô, dùng kẹp vô trùng gấp các đĩa giấy tẩm kháng sinh đặt trên mặt thạch. Sau đó, cho đĩa thạch đã đặt kháng sinh vào tủ ấm ở 370C/ 24 giờ.
Hình 3.10 Cách đặt đĩa giấy kháng sinh
(Hình ghi nhận được trong lúc thực hiện đề tài) Đọc kết quả kháng sinh đồ
Đọc kết quả kháng sinh đồ bằng cách đo đường kính vòng vô khuẩn (mm). Vi khuẩn được cho là nhạy với kháng sinh khi kích thước vòng vô khuẩn nằm trong khoảng giới hạn trung bình và nhạy với kháng sinh, vi khuẩn được cho là kháng với kháng sinh khi kích thước đường kính vòng vô khuẩn nằm trong khoảng giới hạn kháng với kháng sinh theo bảng tiêu chuẩn đo đường kính vòng vô khuẩn (bảng 3.1).
28
Bảng 3.1 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ nhạy của vi khuẩn đối với một số kháng sinh dựa trên đường kính vòng vô khuẩn (CLSI, 2011)
STT Kháng sinh
Đường kính vòng vô khuẩn (mm) Nhạy Trung bình Kháng 1 Ampicillin 10 µg ≥ 17 14-16 ≤ 13 ≥ 29* - ≤ 28* 2 Cefalor 30 µg ≥ 18 15-17 ≤ 14 3 Doxycillin 30 µg ≥ 14 11-13 ≤ 10 4 Erythromycin 15 µg ≥ 23 14-22 ≤ 13 5 Gentamicin 10 µg ≥ 15 13-14 ≤ 12 6 Neomycin 30 µg ≥ 17 13-16 ≤ 12 7 Norfloxacin 10 µg ≥ 17 13-16 ≤ 12 8 Trimethoprim-sulfamethoxazol 25 µg ≥ 16 11-15 ≤ 10 Ghi chú: *
29
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN