TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO ĐỊNH LƯỢNG MELOXICAM TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN LUẬN VẶN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
ĐỊNH LƯỢNG MELOXICAM TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN
LUẬN VẶN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH HÓA DƯỢC
2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
ĐỊNH LƯỢNG MELOXICAM TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH HÓA DƯỢC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS PHẠM QUỐC NHIÊN
2013
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Năm học 2013-2014
Đề tài: “ĐỊNH LƯỢNG MELOXICAM TRONG
MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN”
LỜI CAM ĐOAN
………
………
……… Cần thơ, ngày tháng năm 2013
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC
Hội đồng chấm luận văn đã phê duyệt luận văn với đề tài:
“ĐỊNH LƯỢNG MELOXICAM TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN”
Do sinh viên Phạm Thị Phương Thảo, chuyên ngành Hóa Dược – Khóa 36
thực hiện và báo cáo trước Hội đồng vào ngày tháng năm 2013
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Chủ tịch Hội đồng
Xác nhận của Khoa Khoa học Tự nhiên
Trang 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Hóa Dược với đề tài:
“ĐỊNH LƯỢNG MELOXICAM TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN”
Do sinh viên Phạm Thị Phương Thảo thực hiện
Kính chuyển lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Cán bộ hướng dẫn
ThS Phạm Quốc Nhiên
Trang 6Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Hoc Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Bộ Môn Hóa Học
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1 Cán bộ hướng dẫn: ThS Phạm Quốc Nhiên
2 Tên đề tài: “Định lượng meloxicam trong một số dược phẩm bằng phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến”
3 Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Phương Thảo MSSV: 2102481
Lớp: Hóa Dược Khóa: 36
4 Nội dung nhận xét:
a Nhận xét về hình thức LVTN:
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
Những vấn đề còn hạn chế:
b Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
c Kết luận, đề nghị và điểm:
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Cán bộ hướng dẫn
ThS Phạm Quốc Nhiên
Trang 7Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
3 Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Phương Thảo MSSV: 2102481
Lớp: Hóa Dược Khóa: 36
4 Nội dung nhận xét:
a Nhận xét về hình thức của LVTN:
b Nhận xét về nội dung của LVTN ( Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
Những vấn đề còn hạn chế:
c Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
d Kết luận, đề nghị và điểm:
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Cán bộ phản biện
Trang 8Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
3 Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Phương Thảo MSSV: 2102481
Lớp: Hóa Dược Khóa: 36
4 Nội dung nhận xét:
a Nhận xét về hình thức của LVTN:
b Nhận xét về nội dung của LVTN ( Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
Những vấn đề còn hạn chế:
c Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
d Kết luận, đề nghị và điểm:
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Cán bộ phản biện
Trang 9Phạm Thị Phương Thảo LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, con xin cảm ơn Cha, Mẹ đã không quản khó nhọc, luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con hoàn thành tốt khóa học và thực hiện tốt luận văn này
Xin cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy, Cô Bộ môn Hóa Khoa Khoa học Tự nhiên đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Phạm Quốc Nhiên, Thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
Xin cảm ơn chị Huệ Nhi đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về thiết bị giúp em hoàn thành tốt luận văn
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận văn
đã dành thời gian quý báu đọc và đưa ra những nhận xét giúp em hoàn thiện luận văn
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến tất cả các bạn tại PTN Hóa Sinh 1, các bạn lớp Hóa Dược K36 và Hóa Học K36 đã luôn quan tâm, giúp
đỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Phạm Thị Phương Thảo
Trang 10Phạm Thị Phương Thảo TÓM TẮT
ii
TÓM TẮT
Meloxicam là thuốc kháng viêm không steroid, thuộc họ oxicam, có tác dụng kháng viêm, hạ sốt và giảm đau Mục đích chính của đề tài là kiểm tra phương pháp định lượng meloxicam bằng quang phổ tử ngoại khả kiến và tiến hành định lượng meloxicam trong một số mẫu dược phẩm đang lưu hành trên địa bàn TP Cần Thơ
Trong phương pháp quang phổ tử ngoại, meloxicam cho độ hấp thụ cực đại tại bước sóng 362 nm, thiết lập được đường chuẩn trong khoảng nồng độ
từ 5 ppm đến 30 ppm với R2 = 1,0000 Phương pháp quang phổ khả kiến dựa trên nguyên tắc meloxicam khử K3[Fe(CN)6]thành K4[Fe(CN)6], sau đó ion
Fe3+ kết hợp với ion [Fe(CN)6]4- hình thành hợp chất Fe4[Fe(CN)6]3. Hợp chất tạo thành có màu xanh lục cho độ hấp thụ cực đại tại bước sóng 764 nm, tiến hành xây dựng đường chuẩn trong khoảng nồng độ từ 1 ppm đến 3 ppm với
R2 = 0,9997 Cả hai phương pháp đều cho độ lặp lại và độ đúng cao
Sử dụng hai phương pháp trên tiến hành định lượng 4 mẫu meloxicam 7,5 mg của 4 công ty Hậu Giang, Centerpharco, Stada, Eurolife Healthcare Kết quả cho thấy cả 4 mẫu thuốc đều cho kết quả định lượng đạt yêu cầu về hàm lượng
Trang 11Phạm Thị Phương Thảo TÓM TẮT
ABSTRACT
Meloxicam is a non steroidal anti inflammatory drug (NSAID) of the oxicam class with analgesic, anti-inflammatory and antipyretic properties The main purpose of this study is to check UV-Vis spectrophotometric methods for the determination of meloxicam and apply for the determination
of meloxicam in some pharmaceutical preparations
The research focus on two methods In UV method, meloxicam estimated at 362 nm, using 1 N NaOH as a blank The linearity was observed
in the concentration range of 5-30 ppm with correlation co-efficient of 1,0000 The other was based on reducing of meloxicam solution with potassium ferricyanide to potassium ferrocyanide which, together with Fe3+ ions in acid medium form ferric ferrocyanide and the resulting green colour compound was measured at 764 nm in the linearity range and correlation co-efficient of 1-3 ppm and 0,9997 The developed methods were used for analyzing meloxicam in four different tablets Analysis was performed under optimum conditions The data obtained from estimation of meloxicam in dosage show that the amount of drug was in good agreement with the label claim of the formulation
All these methods are simple, accurate, rapid and sensitive The result of analysis for all the methods was validated statistically and by recovery studies
Trang 12TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác
Phạm Thị Phương Thảo
Ngày:………
Trang 13Phạm Thị Phương Thảo MỤC LỤC
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Tóm tắt tiếng Việt ii
Tóm tắt tiếng Anh iii
Mục lục iv
Danh sách bảng vi
Danh sách hình vii
Danh mục từ viết tắt viii
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan về meloxicam 3
2.1.1 Cấu tạo, danh pháp và tính chất 3
2.1.2 Công dụng, cơ chế và tác hại của thuốc 3
2.1.3 Một số chế phẩm Meloxicam 5
2.2 Các phương pháp định lượng meloxicam 6
2.2.1 Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) 6
2.2.2 Phương pháp chuẩn độ đo điện thế 8
2.2.3 Phương pháp Von – Ampe hòa tan 8
2.3 Phương pháp quang pháp quang phổ tử ngoại khả kiến (UV - Vis) 10
2.3.1 Cấu tạo máy quang phổ 10
2.3.2 Nguyên tắc hoạt động của máy UV - Vis 10
2.3.3 Ưu điểm của phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến 11
2.3.4 Các yêu cầu đối với hợp chất cần phân tích 11
2.4.5 Sai số trong phép đo phổ hấp thu UV - Vis 12
2.4 Quy trình phân tích 12
2.4.1 Các yêu cầu đối với quy trình phân tích 12
2.4.2 Tầm quan trọng của việc thẩm định quy trình phân tích 12
2.4.3 Nội dung thẩm định 13
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Thời gian, địa điểm, thiết bị và hóa chất thí nghiệm 16
3.1.1 Thời gian, địa điểm 16
3.1.2 Thiết bị và hóa chất thí nghiệm 16
3.2 Định lượng meloxicam bằng phương pháp quang phổ tử ngoại 17
3.2.1 Nguyên tắc 17
3.2.2 Hoạch định thí nghiệm 17
3.2.3 Tiến hành thí nghiệm 17
3.3 Định lượng meloxicam bằng phương pháp quang phổ khả kiến 21
3.3.1 Nguyên tắc 21
3.3.2 Hoạch định thí nghiệm 21
3.3.3 Tiến hành thí nghiệm 22
Trang 14Phạm Thị Phương Thảo MỤC LỤC
v
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Phương pháp quang phổ tử ngoại 28
4.1.1 Xác định bước sóng cực đại 28
4.1.2 Giới hạn phát hiện, giới hạn đo 30
4.1.3 Đường chuẩn 31
4.1.4 Định lượng mẫu 32
4.1.5 Độ đúng 33
4.1.6 Độ lặp lại 34
4.2 Phương pháp quang phổ khả kiến 35
4.2.1 Xác định bước sóng cực đại 35
4.2.2 Giới hạn phát hiện, giới hạn đo 37
4.2.3 Đường chuẩn 38
4.2.4 Định lượng mẫu 39
4.2.5 Độ đúng 40
4.2.6 Độ lặp lại 41
4.3 So sánh 2 phương pháp 42
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
5.1 Kết luận 44
5.2 Kiến nghị 44
Tài liệu tham khảo 45
Phụ lục 46
Trang 15Phạm Thị Phương Thảo DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH SÁCH BẢNG
Trang Bảng 3.1 Thiết bị và hóa chất thí nghiệm 16
Bảng 3.4 Dãy nồng độ giới hạn phát hiện, giới hạn đo 18
Bảng 3.10 Dãy nồng độ giới hạn phát hiện, giới hạn đo 24
Bảng 4.7 Hàm lượng meloxicam trong mẫu thử 33
Trang 16Phạm Thị Phương Thảo DANH MỤC CÁC HÌNH
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1 Phổ đồ meloxicam trong vùng tử ngoại 28
Hình 4.2 Phổ đồ với nồng độ meloxicam khác nhau 29
Hình 4.6 Phổ đồ meloxicam trong vùng khả kiến 36
Hình 4.7 Phổ đồ với nồng độ meloxicam khác nhau 36
Hình 4.11 Biểu đồ so sánh độ lệch chuẩn tương đối của 2 phương pháp 43
Trang 17Phạm Thị Phương Thảo DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NSAID Thuốc kháng viêm không steroid
UV-Vis Phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến
HPLC Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
HDME Điện cực giọt thủy ngân treo
Trang 18Phạm Thị Phương Thảo Chương 1: GIỚI THIỆU
đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị Meloxicam là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), thuộc họ oxicam, dùng điều trị trong một số trường hợp như: bệnh thoái hoá khớp, viêm cột sống dính khớp và các bệnh khớp mạn tính khác Meloxicam đã được sử dụng từ rất lâu và được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: viên nén, hỗn dịch uống, dung dịch tiêm Trong đó, dạng viên nén được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Bên cạnh tác dụng trị liệu, meloxicam còn có độc tính cao đối với người, gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, thiếu máu và tác dụng phụ trên hệ hô hấp, thần kinh trung ương, niêm mạc, tiết niệu Mặt khác, thị trường dược phẩm hiện nay vô cùng đa dạng và tồn tại khá nhiều thuốc tân dược giả hoặc thuốc có hàm lượng hoạt chất không đúng với hàm lượng ghi trên nhãn Ngoài ra, việc xác định meloxicam hiện nay đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, tốn nhiều chi phí
và thời gian Do đó, công tác kiểm tra chất lượng thuốc đang gặp phải rất nhiều khó khăn Vì vậy, vấn đề thử nghiệm phương pháp đơn giản để định lượng meloxicam là hết sức cần thiết, nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm nghiệm thuốc, tiết kiệm thời gian và chi phí
Trong những năm gần đây, phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến được biết đến như một phương pháp có nhiều ưu điểm đó là: độ nhạy cao, phân tích thuận tiện và dễ tự động hóa Phương pháp này dựa trên khả năng hấp thụ chọn lọc các bức xạ rọi vào dung dịch chất nghiên cứu, mỗi chất sẽ có một cực đại hấp thụ riêng (một vị trí cực đại xác định) Hiện nay, phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến được sử dụng phổ biến trong định lượng một số dược phẩm
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Vấn đề đặt ra là có thể dùng phương pháp quang phổ để định lượng meloxicam hay không? Mức độ tin cậy và hiệu quả của phương pháp định lượng như thế nào?
Trang 19Phạm Thị Phương Thảo Chương 1: GIỚI THIỆU
so sánh ưu nhược điểm của hai phương pháp trên
1.4 Nội dung và giới hạn của nghiên cứu
Trong khuôn khổ một Luận văn tốt nghiệp đại học đề tài tập trung vào các nội dung sau:
- Định lượng meloxicam bằng phương pháp quang phổ:
+ Khảo sát độ hấp thu cực đại (λmax) của meloxicam
+ Khảo sát giới hạn đo, giới hạn phát hiện
+ Lập đường chuẩn, tiến hành định lượng meloxicam
+ Khảo sát độ đúng, độ lặp lại của phương pháp
- Định lượng meloxicam trong một số mẫu dược phẩm đang lưu hành trên địa bàn TP Cần Thơ
Trang 20Phạm Thị Phương Thảo Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trang 21Phạm Thị Phương Thảo Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Meloxicam dạng viên được chỉ định trong điều trị một số bệnh lý như: [6]
- Viêm đau xương khớp (hư khớp, thoái hóa khớp)
Meloxicam có khả năng ức chế sinh tổng hợp các prostaglandine, chất trung gian gây viêm Ở cơ thể sống (in vivo), meloxicam ức chế sinh tổng hợp prostaglandine tại vị trí viêm mạnh hơn ở niêm mạc dạ dày hoặc thận, giúp hạn chế tác dụng phụ Đặc tính an toàn cải tiến này là do thuốc ức chế chọn lọc đối với COX-2 so với COX-1 So sánh giữa liều gây loét và liều kháng viêm hữu hiệu trong thí nghiệm gây viêm ở chuột cho thấy thuốc có độ an toàn và hiệu quả hơn các NSAID thông thường khác [6]
- Meloxicam có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, rối loạn công thức máu
- Trên hệ hô hấp: làm khởi phát cơn hen
- Meloxicam còn ảnh hưởng đến một số cơ quan khác như: hệ thần kinh,
hệ hô hấp, hệ tiết niệu
- Khi dùng quá liều sẽ có các hiện tượng như hôn mê, chóng mặt, buồn nôn, nôn và đau thượng vị, nói chung những triệu chứng này sẽ nhanh chóng phục hồi với các biện pháp điều trị hỗ trợ Trường hợp ngộ độc nặng có thể làm cao huyết áp, suy thận cấp, suy gan, suy hô hấp, hôn mê co giật suy tim mạch, ngừng tim, phản ứng phản vệ đã được báo cáo khi sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid có thể xảy ra khi sử dụng thuốc quá liều. [8]
Trang 22Phạm Thị Phương Thảo Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tá dược vừa đủ 1 viên
Mebilax 15 mg (Công ty cổ phần dược Hậu Giang)
Thành phần
Meloxicam 15 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
2.1.3.2 Meloxicam dạng dung dịch tiêm
Meloxicam STADA 15 mg (Công ty Liên doanh TNHH Stada)
Thành phần
Meloxicam 15 mg
Quy cách đóng gói
Hộp 5 ống x 1,5 mL
Trang 23Phạm Thị Phương Thảo Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2 Các phương pháp định lượng meloxicam
Hiện nay có nhiều phương pháp định lượng meloxicam trong dược phẩm như: phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), phương pháp quang phổ UV - Vis, phương pháp chuẩn độ điện thế
2.2.1 Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Tại cột có sự cạnh tranh chất phân tích giữa dung môi và các hạt trong cột theo nguyên tắc: “Các chất tan không phân cực được hấp thu một cách
Trang 24Phạm Thị Phương Thảo Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
7
tương đối yếu và cần phải được rửa giải bằng các dung môi không phân cực, trong khi một chất tan phân cực được hấp thu mạnh hơn và cần có một dung môi phân cực hơn để rửa giải, nếu mẫu thử nghiệm chứa các chất có độ phân cực khác nhau nhiều, thì sự phân tách có thể được thực hiện bằng cách thay đổi độ phân cực của hỗn hợp dung môi trong quá trình tách” Trong quá trình phân tách này thì chất tan (meloxicam) là chất phân cực nên cần dùng dung
môi rửa giải có tính phân cực như methanol, 2-propanol,… [10]
2.2.1.2 Chuẩn bị các dung dịch
Pha động: Trộn đều 630 mL dung môi A và 370 mL dung môi B
- Dung môi A: Dung dịch diamoni hydrophosphat 0,20%, điều chỉnh tới
pH = 7 bằng dung dịch acid phosphoric loãng
- Dung môi B: Trộn 650 mL methanol với 100 mL 2-propanol, trộn đều
Dung dịch thử: Cân 20 viên, tính khối lượng trung bình viên và
nghiền thành bột mịn Cân chính xác một lượng bột viên tương ứng với
khoảng 30 mg meloxicam, thêm 10 mL dung dịch natri hydroxyd 1 M , thêm
40 mL methanol, lắc siêu âm trong 5 phút Thêm tiếp 40 mL methanol, lắc bằng khuấy từ trong 3 giờ và sau đó lắc siêu âm trong 5 phút Để nguội, thêm
methanol vừa đủ 100 mL và lọc (qua màng lọc 0,45 μm)
Dung dịch chuẩn: Hoà tan 30 mg meloxicam chuẩn trong 10 mL
dung dịch natri hydroxyd 1 M, thêm 40 mL methanol, để nguội và thêm
methanol vừa đủ 100 mL [5]
2.2.1.3 Điều kiện sắc ký
Các điều kiện sắc ký như sau: [5]
- Cột thép không gỉ (10 cm x 4.0 mm) nhồi pha tĩnh C (10 μm)
- Nhiệt độ cột: 40o C
- Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm
- Tốc độ dòng: 0,8 mL/phút
- Thể tích tiêm: 20 μL
Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử
Tính hàm lượng meloxicam, C14 H13N3O4S2 , trong viên dựa vào diện tích peak chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng C14 H13N3O4S2 trong meloxicam chuẩn [5]
Trang 25Phạm Thị Phương Thảo Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1.4 Lưu ý khi sử dụng HPLC
Xu hướng hiện nay thực hiện HPLC nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo độ phân giải và độ nhạy tốt để không ảnh hưởng đến chất phân tích Điều đó đòi hỏi một số yêu cầu sau: [9]
- Cột ngắn, có đường kính nhỏ, kích cỡ hạt nhỏ, do đó áp suất phải lớn
- Thiết bị phải vận hành được dưới áp suất lớn
- Để các peak được cao, thon thì detector phải nhạy, lấy dữ liệu rất nhanh
để có nhiều điểm dữ liệu đảm bảo peak đúng, lặp lại tốt
- Chuẩn bị mẫu phải rất kỹ lưỡng để tránh cột bị nghẽn
2.2.2 Phương pháp chuẩn độ điện thế
2.2.2.1 Nguyên tắc
Meloxicam có chứa nhóm amin mang tính base rất yếu, không thể chuẩn
độ bằng phương pháp thông thường Trong môi trường khan (acid acetic băng), tính base này tăng lên gấp nhiều lần Do đó dùng acid percloric chuẩn để chuẩn độ xác định hàm lượng meloxicam Điểm tương đương được xác định bằng phương pháp đo điện thế
2.2.2.2 Kỹ thuật phân tích
Hoà tan 0,25 g chế phẩm trong hỗn hợp bao gồm 50 mL acid acetic khan
và 5 mL acid formic khan Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 M, xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ điện thế. [10]
Chú ý: 1 mL dung dịch acid percloric 0,1 M tương đương 35,14 mg
C14H13N3O4S2 [5]
2.2.3 Phương pháp Von - Ampe hòa tan
Phương pháp Von - Ampe hòa tan dùng để định tính và định lượng những hợp chất có hàm lượng rất nhỏ nhờ việc làm giàu nồng độ chất cần xác định trong quá trình tích góp chúng lên bề mặt điện cực làm việc
2.2.3.1 Nguyên tắc
Gồm hai giai đoạn chính: [8]
- Giai đoạn điện phân (tích góp): để làm giàu chất cần phân tích lên bề mặt điện cực đo Điện cực đo thường là điện cực giọt thủy ngân treo (HMDE) có kích thước nhỏ như giọt thủy ngân trong cực phổ cổ điển, cực
Trang 26Phạm Thị Phương Thảo Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.3.2 Phương pháp xử lý mẫu
Cân 20 viên thuốc, xác định khối lượng trung bình từng viên, nghiền thành bột mịn Lấy phần khối lượng chính xác của mẫu chứa khoảng 7,5 mg meloxicam (khoảng 170-280 mg trong một viên) chuyển vào becher chứa
8 mL dimethylformamide và đánh siêu âm khoảng 15 phút Dung dịch được lọc vào bình định mức 10 mL, rửa với phần nhỏ dimethylformamide, pha loãng đến vạch bằng dimethylformamide [8]
2.2.3.3 Quy trình phân tích mẫu dược phẩm
Đánh sạch bề mặt điện cực bằng bột kim cương, thiết lập hệ ba điện cực Hoạt hóa anod trong 50 mL đệm phosphate 0,2 M (pH = 6,0) ở +1,8 V trong 240s Quét thế tuần hoàn từ -0,8 V đến +1,0 V (khoảng 10 vòng) Chuyển mẫu vào cell đo Tích góp meloxicam 120 s trên bề mặt điện cực GC hoạt hóa anod được thực hiện bằng cách khuấy trong khoảng thế từ 0,00 V đến 0,01 V Thời gian cân bằng 15 s, tiến hành quét thế hòa tan từ 0,3 V đến 0,7 V (so với điện cực calomel), tốc độ quét thế 10 mV/s Thể tích cell đo
50 mL Dùng micropipet hút 100 µL mẫu [8]
Trang 27Phạm Thị Phương Thảo Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3 Phương pháp quang pháp quang phổ tử ngoại khả kiến (UV-Vis) 2.3.1 Cấu tạo máy quang phổ
Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ
2.3.2 Nguyên tắc hoạt động của máy UV - Vis
Để phát bức xạ tử ngoại khả kiến, người ta dùng đèn phát ra ánh sáng đến bộ tạo đơn sắc, thường dùng là lăng kính thạch anh hay cách tử, có nhiệm
vụ tách riêng từng dãy sóng hẹp (đơn sắc) Bộ phận chia chùm sáng sẽ hướng chùm tia đơn sắc liên tục đi tới cuvet đựng dung dịch mẫu và tới cuvet đựng dung môi. [10]
Bộ phận đầu dò (detector) sẽ so sánh cường độ chùm ánh sáng đi qua dung dịch (I) và đi qua dung môi (I0) Tín hiệu quang được chuyển thành tín hiệu điện Sau khi được phóng đại, tín hiệu sẽ chuyển sang bộ phận ghi để vẽ đường cong sự phụ thuộc của log (I0/I) vào bước sóng Nhờ sử dụng máy tính,
bộ tự ghi còn có thể ghi ra cho ta những số liệu cần thiết như giá trị λmax cùng với giá trị độ hấp thụ A. [10]
Trang 28Phạm Thị Phương Thảo Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chú ý: Dung môi dùng để đo phổ UV - Vis phải không hấp thụ ở
vùng cần đo và cần được tinh chế một cách cẩn thận, vì một lượng nhỏ tạp chất trong đó cũng làm sai lệch kết quả nghiên cứu. [10]
2.3.3 Ưu điểm của phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến
Phương pháp quang phổ khả kiến có các ưu điểm: [9]
- Phương pháp có độ nhạy cao, cho phép xác định nồng độ trong khoảng
- Phương pháp này rất thuận lợi cho việc nghiên cứu các cơ chế tạo phức, xác định các dạng tồn tại của ion trung tâm, các ligand nằm trong phức đơn và
đa ligand trong pha nước cũng như pha hữu cơ
2.3.4 Các yêu cầu đối với hợp chất cần phân tích
Hợp chất phân tích cần đáp ứng các yêu cầu sau: [10]
- Có độ bền cao, ít phân ly Hằng số bền K > 108
- Có thành phần xác định
- Ổn định theo thời gian, phải ổn định ít nhất là 15 phút
- Hệ số ɛ càng lớn càng tốt
Trang 29Phạm Thị Phương Thảo Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.4.5 Sai số trong phép đo phổ hấp thu UV-Vis
Sai số trong phép đo quang phổ hấp thu UV-Vis có thể do các nguyên nhân sau: [10]
- Sự phụ thuộc giữa mật độ quang (A) và nồng độ chất hấp thụ ánh sáng (C) không tuân theo định luật Lambert-Beer Những yếu tố gây ra sự sai lệch này là: bước sóng của ánh sáng tới (ánh sáng không đơn sắc) và các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ (sự pha loãng dung dịch, nồng độ ion H+, các ion lạ trong dung dịch,…)
- Nguồn bức xạ điện từ có cường độ (I0) không ổn định (do hiệu điện thế nguồn không ổn định) Do vậy, cường độ dòng bức xạ điện từ đơn sắc chiếu qua dung dịch ở các thời điểm khác nhau không giống nhau
- Để cuvet đựng mẫu không đúng vị trí hoặc vị trí không ổn định trong lúc đo
- Sai số chủ quan do người thực hiện phép đo phạm phải khi đo các giá trị mật độ quang hay độ truyền quang
2.4 Quy trình phân tích
2.4.1 Các yêu cầu đối với quy trình phân tích
Các yêu cầu chính đối với quy trình phân tích bao gồm: [10]
- Có tính tiên tiến: thể hiện ở độ đúng, độ chính xác, tính đặc hiệu
- Có tính thực tế: phương pháp thử đưa ra phải phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi cao (phù hợp với trang thiết bị, hóa chất, thuốc thử, trình độ con người, )
- Có tính kinh tế: phương pháp thử đưa ra ít tốn kém mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu nêu trên
- Có tính an toàn cao: an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe (hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, tránh được các thao tác kỹ thuật phức tạp, nguy hiểm, )
2.4.2 Tầm quan trọng của việc thẩm định quy trình phân tích
Thẩm định quy trình phân tích là một quá trình tiến hành thiết lập bảng thực nghiệm các thông số đặc trưng của phương pháp để chứng minh phương pháp đáp ứng yêu cầu phân tích dự kiến Nói cách khác, việc thẩm định một
Trang 30Phạm Thị Phương Thảo Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
13
quy trình phân tích yêu cầu chúng ta phải chứng minh một cách khoa học rằng khi tiến hành thí nghiệm các sai số mắc phải là rất nhỏ và chấp nhận được [11]Trong các tiêu chuẩn chúng ta phải xây dựng phương pháp phân tích hay cũng gọi là quy trình thử nghiệm để giúp cho việc thực hiện kiểm tra chất lượng cũng như các tiêu chí đề ra cho các tiêu chuẩn đó [11]
Mục tiêu của việc thẩm định các phương pháp phân tích là để chứng tỏ rằng quy trình đáp ứng với yêu cầu dự kiến. [11]
2.4.3 Nội dung thẩm định
Cơ sở cần thiết cho việc thẩm định phương pháp phân tích để định lượng những thành phần chủ yếu trong nguyên liệu làm thuốc, hoạt chất trong các chế phẩm cần dựa vào các tiêu chuẩn sau: [10]
Cách thực hiện
Tiến hành thực nghiệm để xác định ứng với các nồng độ x biết trước, các giá trị định lượng được y Như ta đã biết nếu y phụ thuộc tuyến tính vào x có nghĩa là trong khoảng nồng độ cần khảo sát đường biểu diễn của y theo x là
một đường thẳng (đoạn thẳng) theo phương trình sau: [12]
) ( ) (
) ).(
(
y y x x
y y x x
Trang 31Phạm Thị Phương Thảo Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Yêu cầu: tùy theo hoạch định mà chọn giá trị R Thông thường chọn
0,99 ≤ R ≤ 1 thì có sự tương quan tuyến tính. [12]
2.4.3.2 Độ lặp lại
Độ lặp lại (hay độ chính xác) là mức độ sát gần giữa các kết quả thử riêng lẻ với giá trị trung bình thu được khi áp dụng phương pháp đề xuất cho cùng một mẫu thử đồng nhất trong cùng điều kiện xác định Độ lặp lại bị ảnh hưởng bởi sai số ngẫu nhiên [12]
Độ lặp lại thường được thể hiện bằng độ lệch chuẩn (SD) hay độ lệch chuẩn tương đối (RSD) của một loạt các lần thử ngiệm [12]
Yêu cầu: RSD càng nhỏ, phương pháp phân tích càng chính xác, RSD
do mỗi phòng thí nghiệm đưa ra Thông thường ta chọn RSD ≤ 2%. [10]
2.4.2.3 Độ đúng
Độ đúng của một phương pháp phân tích là mức độ gần sát của các giá trị tìm thấy trong phân tích so với giá trị thực Độ đúng sẽ được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa lượng chất chuẩn tìm thấy so với chất chuẩn thêm vào. [10]
Trang 32Phạm Thị Phương Thảo Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU