1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỊNH LƯỢNG PYRIDOXINE HYDROCHLORIDE TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN

45 351 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÕ MẠNH KHƯƠNG ĐỊNH LƯỢNG PYRIDOXINE HYDROCHLORIDE TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

VÕ MẠNH KHƯƠNG

ĐỊNH LƯỢNG PYRIDOXINE HYDROCHLORIDE TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP

QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH HÓA HỌC

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

VÕ MẠNH KHƯƠNG

ĐỊNH LƯỢNG PYRIDOXINE HYDROCHLORIDE TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP

QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH HÓA HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS LÂM PHƯỚC ĐIỀN

Trang 3

Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Bộ Môn Hóa Học

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cán bộ hướng dẫn: ThS Lâm Phước Điền

Đề tài: “ĐỊNH LƯỢNG PYRIDOXINE HYDROCHLORIDE TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN”

Sinh viên thực hiện: Võ Mạnh Khương

❖ Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:

Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:

………

……… Những vấn đề còn hạn chế:

………

……… Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài:

………

……… Kết luận, đề nghị và điểm:

………

………

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2017

Cán bộ hướng dẫn

Trang 4

Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN

Cán bộ chấm phản biện:

………

Đề tài: “ĐỊNH LƯỢNG PYRIDOXINE HYDROCHLORIDE TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN”

Sinh viên thực hiện: Võ Mạnh Khương

❖ Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:

Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:

………

……… Những vấn đề còn hạn chế:

………

……… Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài:

………

……… Kết luận, đề nghị và điểm:

………

Trang 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Năm học 2016 - 2017

ĐỊNH LƯỢNG PYRIDOXINE HYDROCHLORIDE TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP

QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN

LỜI CAM ĐOAN

Nội dung đề tài là những kiến thức, thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn cùng với kết quả thu được thông qua những thí nghiệm mà tôi đã tiến hành Đề tài được thực hiện với sự giúp đỡ của thầy Lâm Phước Điền Tôi xin cam đoan

về tính trung thực khi sử dụng những thông tin và số liệu này

Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm 2017

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

- -

Trải qua quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, em đã có cơ hội thực hành, vận dụng những kiến thức đã học ở giảng đường, từ đó tiếp thu những

kỹ năng và kinh nghiệm quý báu để có thể thực hiện tốt công việc sau này Để

có thể hoàn thành luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ về cả kiến thức lẫn tinh thần từ thầy cô, bạn bè, gia đình Thông qua đề tài luận văn này, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến với:

ThS Lâm Phước Điền – Khoa Khoa Học Tự Nhiên, trường Đại học Cần Thơ Thầy đã truyền dạy kiến thức, tận tâm hỗ trợ, giải đáp những vấn đề khó khăn trong quá thực hiện luận văn Xin gửi đến thầy lời cảm ơn chân thành Các Thầy, Cô Bộ môn Hóa, Khoa Khoa Học Tự Nhiên đã tận tâm truyền dạy không chỉ những kiến thức trên giảng đường mà còn là những hiểu biết về cuộc sống giúp em có được những kiến thức chuyên môn và những kỹ năng trong cuộc sống

Những người bạn cùng thực hiện luận văn trong Khoa Khoa Học Tự Nhiên, cảm ơn các bạn đã chia sẻ, giúp đỡ nhau trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài với nhiều niềm vui và kỷ niệm

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, những người đã luôn là động lực, chỗ dựa tinh thần cho con vượt qua mọi khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống

Xin chân thành cảm ơn

VÕ MẠNH KHƯƠNG

Trang 7

TÓM TẮT

Vitamin B6 là một loại vitamin phổ biến thuộc nhóm B, giữ nhiều vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa trong cơ thể: từ việc tạo lập các amino acid, xử lý các carbohydrate đến cung cấp năng lượng khi nghỉ ngơi và hoạt động thể chất… Thành phần chủ yếu của các thuốc Vitamin B6 lưu hành trong thị trường dược phẩm là Pyridoxine hydrochloride Mục tiêu của đề tài luận văn này là kiểm tra phương pháp định lượng Pyridoxine hydrochloride và tiến hành định lượng Pyridoxine hydrochloride trong một số dược phẩm đang lưu hành trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Phương pháp được dựa trên độ hấp thụ cực đại của Pyridoxine hydrochloride ở bước sóng 291 nm Tiến hành xây dựng đường chuẩn trong khoảng nồng độ 10 ppm đến 40 ppm, với R2 = 0,9988 Phương pháp được thẩm định có độ đúng và độ lặp lại cao Sử dụng phương pháp tiến hành định lượng hai mẫu dược phẩm của Công ty Cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar

và Công ty Cổ phần XNK Y tế Domesco Kết quả cho thấy cả hai mẫu dược phẩm đều đạt được yêu cầu về hàm lượng so với hàm lượng ghi trên nhãn thuốc

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

Chương 2: TỔNG QUAN 3

2.1 Tổng quan về Pyridoxine hydrochloride 3

2.1.1 Cấu tạo và danh pháp 3

2.1.2 Tính chất vật lý 3

2.1.3 Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng 3

2.1.4 Dược động học 4

2.1.5 Độ ổn định và bảo quản 4

2.1.6 Dạng thuốc và hàm lượng 4

2.2 Phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến 4

2.2.1 Giới thiệu 4

2.2.2 Nguyên tắc 4

2.2.3 Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ 5

2.2.4 Nguyên tắc hoạt động 5

2.2.5 Ưu điểm 6

2.2.6 Ứng dụng 6

2.2.7 Một số phương pháp định lượng 8

2.2.8 Một số yêu cầu của phương pháp 10

2.2.9 Sai số trong phép đo 11

2.3 Thẩm định quy trình phân tích 11

2.3.1 Tầm quan trọng của việc thẩm định 11

Trang 9

3.1 Thời gian, địa điểm, hóa chất và thiết bị thí nghiệm 17

3.1.1 Thời gian, địa điểm 17

3.1.2 Hóa chất và thiết bị thí nghiệm 17

3.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 18

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 19

3.3 Hoạch định thí nghiệm 20

3.4 Tiến hành thí nghiệm 20

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Định tính 25

4.2 Xác định bước sóng cực đại 25

4.3 Khoảng nồng độ tuyến tính 26

4.4 Đường chuẩn 27

4.5 Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng 28

4.6 Độ đúng 29

4.7 Độ lặp lại 30

4.8 Định lượng mẫu 30

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32

5.1 Kết luận 32

5.2 Kiến nghị 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Hóa chất và thiết bị thí nghiệm 17

Bảng 3.2: Nội dung thí nghiệm 20

Bảng 3.3: Dãy nồng độ khảo sát bước sóng cực đại 21

Bảng 3.4: Dãy nồng độ khảo sát khoảng tuyến tính 21

Bảng 3.5: Dãy nồng độ xây dựng đường chuẩn 22

Bảng 3.6: Dãy nồng độ khảo sát độ đúng 23

Bảng 3.7: Mẫu thuốc Pyridoxine hydrochloride 23

Bảng 4.1: Kết quả khảo sát nồng độ tuyến tính 26

Bảng 4.2: Kết quả khảo sát độ hấp thu của dãy 27

Bảng 4.3: Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng 28

Bảng 4.4: Hàm lượng Pyridoxine hydrochloride trong mẫu thử 29

Bảng 4.5: Kết quả độ đúng của mẫu Vitamin B6 (dược phẩm Mekophar) 29

Bảng 4.6: Hàm lượng Pyridoxine hydrochloride trong mẫu thử 29

Bảng 4.7: Kết quả độ đúng của mẫu Vitamin B6 (dược phẩm Mekophar) 29

Bảng 4.8: Độ lặp lại của mẫu Vitamin B6 (dược phẩm Mekophar) 31

Bảng 4.9: Độ lặp lại của mẫu Vitamin B6 (dược phẩm Domesco) 31

Bảng 4.10: Kết quả định lượng Vitamin B6 250 mg (Mekophar) 31

Bảng 4.11: Kết quả định lượng Vitamin B6 250 mg (Domesco) 32

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Cấu trúc của Pyridoxine hydrochloride 3

Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ UV – Vis 5

Hình 2.3: Tương quan của phương pháp thêm chuẩn sử dụng đồ thị 9

Hình 2.4: Đồ thị đường chuẩn tương quan A – C 10

Hình 3.1: Máy quang phổ UV – Vis Jasco V – 730 17

Hình 3.2: Chứng nhận phân tích Pyridoxine hydrochloride 18

Hình 4.1: Màu của mẫu dược phẩm khi phản ứng với FeCl3 25

Hình 4.2: Phổ đồ Pyridoxine hydrochloride với nồng độ khác nhau 25

Hình 4.3: Đồ thị khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính 10 – 40 ppm 26

Hình 4.4: Đồ thị khảo sát độ tuyến tính nồng độ 10 – 55 ppm 26

Hình 4.5: Đường chuẩn biểu thị mối tương quan A – C 27

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UV – Vis: Ultrviolet – Visible: Tử ngoại – Khả kiến

Ppm: part per million: một phần triệu

SD: Standard Devitation: Độ lệch chuẩn

SE: Standard Error: Sai số chuẩn

RSD: Relative Standard Devitation: Độ lệch chuẩn tương đối A: Absorbance: Độ hấp thụ

C: Concentration: Nồng độ

Trang 13

Chương 1: GIỚI THIỆU

Thành phần của các chế phẩm vitamin B6 được bán rộng rãi trong thị trường là Pyridoxine hydrochloride Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất như hiện nay thì công tác kiểm định chất lượng là rất quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Bên cạnh đó, trong các mặt hàng thuốc thì các chế phẩm viên Vitamin là loại thuốc có nhiều vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng của thuốc Điều này không chỉ xảy ra đối với những thuốc sản xuất trong nước mà còn xảy ra cả đối với những thuốc ngoại nhập của các hãng nổi tiếng trên thế giới Hàng năm, vẫn có tới hàng trăm lô thuốc Vitamin không đạt tiêu chuẩn chất lượng

bị đình chỉ lưu hành trên thị trường Việt Nam

Xuất phát từ thực tế đó, với mong muốn có một đánh giá toàn diện

về vấn đề chất lượng một số sản phẩm thuốc Vitamin B6 bằng phương pháp đơn giản hơn để kiểm tra chất lượng thuốc mà thuận tiện về máy móc, thiết bị, chi phí và thời gian

Phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến được biết đến với độ nhạy,

độ chính xác cao, phân tích đơn giản và tiện lợi Phương pháp này dựa trên sự hấp thụ có chọn lọc các bức xạ chiếu xuyên qua dung dịch nghiên cứu, mỗi chất có một cực đại hấp thụ riêng, vì vậy phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến hiện nay được dùng để kiểm nghiệm nhiều loại dược phẩm

Trang 14

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài “Định lượng Pyridoxine hydrochloride trong một số dược phẩm bằng phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến” được thực hiện nhằm kiểm định chất lượng và phương pháp định lượng Pyridoxine hydrochloride bằng quang phổ

Mục tiêu chính của đề tài nhằm kiểm tra phương pháp định lượng Pyridoxine hydrochloride bằng phương pháp quang phổ và thực hiện định lượng một số mẫu thuốc đang lưu hành trên địa bàn thành phố Cần Thơ

1.3 Nội dung nghiên cứu

Định lượng Pyridoxine hydrochloride bằng phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến:

+ Khảo sát độ hấp thu cực đại (λmax) của Pyridoxine hydrochloride

+ Lập đường chuẩn, tiến hành định lượng Pyridoxine hydrochloride + Khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng

+ Khảo sát độ đúng, độ lặp lại của phương pháp

+ Định lượng một số mẫu Pyridoxine hydrochloride đang lưu hành trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Trang 15

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về Pyridoxine hydrochloride

Pyridoxine hydrochloride, (2-metyl-1-hydroxy-4,5 bis pridridinum chloride) là một trong những thành viên của nhóm vitamin B6, phần lớn tham gia vào các quá trình chuyển hóa amino acid, carbohydrate và chuyển hóa chất béo. [9]

(hydroxyl-methyl)-2.1.1 Cấu tạo và danh pháp

Hình 2.1: Cấu trúc của Pyridoxine hydrochloride

▪ Công thức phân tử: C8H12ClNO3

▪ Tên khoa học: Pyridoxine hydrochloride

2.1.2 Tính chất hóa lý

Vitamin B6 là dạng bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96%, thực tế không tan trong chloroform và ether; nóng chảy ở 205 oC kèm theo phân hủy

Dung dịch Pyridoxine hydrochloride trong nước có một cực đại hấp thụ ở bước sóng từ 288 nm đến 296 nm

2.1.3 Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng

Vitamin B6 tồn tại dưới 3 dạng: pyridoxal, pyridoxine và pyridoxamine, khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxal phosphate và một phần thành pyridoxamine phosphate Hai chất này hoạt động như những coenzyme trong chuyển hóa proteine, glucid và lipid Pyridoxine tham gia tổng hợp acid γ - aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp hemoglobulin[2]

Trang 16

Sự thiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra nhiều triệu chứng: mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu, rối loạn tâm thần, môi nứt nẻ, da khô, rụng tóc Những người nghiện rượu, bị xơ gan, suy tim, hội chứng urê huyết thường dễ gặp nguy cơ thiếu hụt vitamin B6

2.1.4 Dược động học

Pyridoxine được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa, trừ trường hợp mắc các hội chứng kém hấp thu Sau khi tiêm hoặc uống, thuốc phần lớn

dự trữ ở gan và một phần ở cơ và não

Pyridoxine thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chuyển hóa Lượng đưa vào, nếu vượt quá nhu cầu hằng ngày, phần lớn đào thải dưới dạng không biến đổi.[2]

2.1.5 Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.[2]

2.1.6 Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 10 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg, 500 mg

Viên nén tác dụng kéo dài 100 mg, 200 mg, 500 mg

Viên nang tác dụng kéo dài 250 mg

2.2.2 Nguyên tắc của phương pháp

Trang 17

2.2.3 Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ

Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ UV-VisNhững bộ phận chính của máy:

Để phát bức xạ tử ngoại khả kiến, người ta dùng đèn phát ra ánh sáng đến

bộ tạo đơn sắc, thường dùng là lăng kính thạch anh hay cách tử, có nhiệm vụ tách riêng từng dãy sóng hẹp (đơn sắc) Bộ phận chia chùm sáng sẽ hướng chùm

tia đơn sắc liên tục đi tới cuvet đựng dung dịch mẫu và tới cuvet đựng dung môi

Bộ phận đầu dò (detector) sẽ so sánh cường độ chùm sáng đi qua dung dịch (I) và đi qua dung môi (Io) Tín hiệu quang được chuyển thành tín hiệu điện Sau khi được phóng đại, tín hiệu sẽ chuyển sang bộ phận ghi để

vẽ đường cong sự phụ thuộc của log (Io/I) vào bước sóng Nhờ sử dụng máy

Trang 18

Cường độ của tia tới đơn sắc trước và sau khi đi qua môi trường hấp thụ được liên hệ với nhau bởi định luật Lambert – Beer:

A = -log(T) = log (Io/I) = ɛ × l × C

2.2.5 Ưu điểm

Phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến có các ưu điểm:

Phương pháp có độ nhạy cao, cho phép xác định nồng độ trong khoảng

Phương pháp này rất thuận lợi cho việc nghiên cứu các cơ chế tạo phức, xác định các dạng tồn tại của ion trung tâm, các ligand nằm trong phức đơn và đa ligand trong pha nước cũng như pha hữu cơ

2.2.6 Ứng dụng

➢ Xác định mức độ tinh khiết của hợp chất

Nếu hợp chất trong suốt, các vết của tạp chất dể phát hiện khi chúng có

Trang 19

Nhận biết sản phẩm của sự tổng hợp bằng cách so sánh đường cong hấp thụ của sản phảm tổng hợp và đường hấp thụ của sản phẩm thiên nhiên hay mẫu chuẩn

Nhận biết nhóm chức của hợp chất dựa vào quang phổ, các thông tin

về các nguyên tố và phản ứng định các nhóm chức Có thể sử dụng cường độ vạch hấp thụ với mục đích nhận dạng trong trường hợp chất tinh khiết

Nhận biết cấu tạo của hợp chất ban đầu dựa vào số liệu hấp thụ của các dẫn xuất hay sản phẩm phân hủy của nó

Xác định đồng phân hình học, dạng trans có λmax,max lớn hơn dạng

Nếu hệ số hấp thụ này không đổi trong bất cứ dẫn xuất nào thì độ hấp thụ

A sẽ phụ thuộc vào M của chất ban đầu:

l là chiều dày cuvet

➢ Nghiên cứu phản ứng hóa học

Theo dõi biến đổi nồng độ các chất trong phản ứng

Xác định vận tốc phản ứng

Trang 20

Phương pháp so sánh

So sánh cường độ màu của dung dịch cần xác định với cường độ màu

của dung dịch chuẩn đã biết nồng độ Gọi nồng độ chất chuẩn là C k, của mẫu

phân tích là C x, dựa theo định luật Lambert-Beer có thể viết:

A k = ɛ k l k C k hay ɛ k = A k / l k C k

A x = ɛ x l x C x hay ɛ x = A x / l x C x

Từ hai phương trình trên suy ra C x =

x k

k k x l A

l C A

Nếu chọn cuvet đo mẫu chuẩn và mẫu phân tích có độ dày như nhau l k

= l x thì có thể viết C x =

k

k x A

C A

Khi sử dụng hai dung dịch chuẩn:

C x = ( 1)

1 2

1 2

A A

C C

Với A 1 , A 2 , C 1 , C 2 là độ hấp thu và nồng độ của dung dịch chuẩn tương

ứng sao cho C 1 < C x < C 2 có nghĩa C 1 < C x < C 2

Phương pháp thêm chuẩn

Phạm vi ứng dụng là các chất có hàm lượng vi lượng hoặc siêu vi lượng, loại bỏ ảnh hưởng của chất lạ Có 2 phương pháp là phương pháp sử dụng công thức và phương pháp đồ thị

+ Phương pháp sử dụng công thức

C x = C a

x a x

x

A A

A

Trong đó

A x là độ hấp thu của dung dịch xác định tương ứng với thể tích V x

A x+a là độ hấp thu của dung dịch có thêm chuẩn

C là nồng độ chất chuẩn thêm vào

Trang 21

Lấy 3 lần của dung dịch cần xác định nồng độ cho vào 3 bình định mức

có thể tích V (mL)

Bình 1: Thêm thuốc thử và các chất để tạo môi trường pH cho dung

dịch, dung dịch gọi là dung dịch xác định C x, độ hấp thu quang tương ứng là

A

Bình 2: Thêm một lượng chính xác dung dịch chuẩn đã biết chính xác

nồng độ C a, tiến hành phản ứng như bình 1 Dung dịch có độ hấp thu tương

x

A A

V

C 0

+ Phương pháp sử dụng đồ thị

Có ít nhất 3 dung dịch thêm chuẩn Lấy ít nhất 4 lần của dung dịch cần

xác định nồng độ cho vào 4 bình định mức V (mL) Sau đó thêm chính xác một lượng V 1 , V 2 , V 3 dung dịch chuẩn có nồng độ tương ứng C a1 , C a2 , C a3 vào

3 bình định mức trên Tiến hành phản ứng Bình còn lại để so sánh cũng

chuẩn bị giống như trong phương pháp sử dụng công thức

Độ hấp thu của các dung dịch thêm so với dung dịch so sánh

Trang 22

A = aC + b (hồi quy tuyến tính y = ax + b )

A x = b

C x =

a

b

Phương pháp lập đường chuẩn

Phương trình cơ bản của phép đo định lượng phổ UV – Vis là

A= ɛ lC (ɛ = const vậy A = f(C) là hàm bậc nhất)

Bằng cách chuẩn bị một dãy dung dịch chuẩn có nồng độ tăng dần và biết chính xác trước C1, C2, C3, (thường là 5-7 nồng độ nằm trong vùng tuyến tính của mối quan hệ A-C) và dung dịch mẫu có chất cần xác định nồng độ trong cùng điều kiện phân tích như dãy dung dịch chuẩn Nghiên cứu chọn điều kiện phù hợp nhất đo phổ của các mẫu chuẩn và mẫu phân tích như các thông số về thời gian, môi trường, loại cuvet,… Đo độ hấp thu quang của các dung dịch chuẩn, dựng đường chuẩn theo hệ tọa độ A-C, sau đó đo

độ hấp thu quang của dung dịch mẫu cần xác định (giả sử là Ax) rồi áp vào đường chuẩn ta sẽ có nồng độ Cx tương ứng với nồng độ chất cần xác định

Hình 2.4: Đồ thị đường chuẩn tương quan A-C

2.2.8 Một số yêu cầu của phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến

Ax

Cx

Ngày đăng: 31/07/2018, 20:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Nguyễn Thị Diệp Chi, 2008. Bài giảng các phương pháp phân tích hiện đại. Khoa Khoa học Tự nhiên. Trường Đại học Cần Thơ Khác
[4] Lâm Phước Điền, 2007. Giáo trình phân tích trắc quang. Khoa Khoa học tự nhiên. Trường Đại học Cần Thơ Khác
[5] Vĩnh Định, 2011. Kiểm nghiệm thuốc: dùng cho đào tạo dược sĩ đại học, NXB giáo dục Khác
[6] Đỗ Trung Hiếu, 2012. Định lượng Aspirin trong một số dược phẩm bằng phương pháp quang phổ. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Trường Đại học Cần Thơ Khác
[7] Trần Cao Sơn, 2010. Thẩm định phương pháp trong phân tích hóa học và vi sinh vật. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. Hà Nội Khác
[8] United States Pharmacopoeia, 2012. U.S. Pharmacopeial Convention Khác
[10] V.Niraimathi, J.Jaisudha and A.Jerad Suresh, 2015. Estimation of Pyridoxine hydrochloride in pharmaceutical oral solid dosage form by UV- Spectrophotometry. Department of Pharmaceutical Chemistry, College Of Pharmacy, Madras Medical College. India Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w