Lâm Phước Điền Đề tài: Định lượng Metformin trong một số dược phẩm bằng phương pháp quang phổ Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Tuân MSSV: 2102314 Lớp: Hóa học Khóa 36 2.. Mục đích chính
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
2013
Trang 3Trường Đại học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bộ Môn Hóa
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1 Cán bộ hướng dẫn: Ths Lâm Phước Điền
Đề tài: Định lượng Metformin trong một số dược phẩm bằng phương pháp quang phổ
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Tuân MSSV: 2102314 Lớp: Hóa học Khóa 36
2 Nội dung nhận xét:
a Nhận xét về hình thức LVTN:
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
Những vấn đề còn hạn chế:
b Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
c Kết luận, đề nghị và điểm:
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
Cán bộ hướng dẫn
Trang 4Trường Đại học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
Những vấn đề còn hạn chế:
c) Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài ( ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
d) Kết luận, kiến nghị và điểm:
………
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp đại học là công trình khoa học lớn đầu tay cùa sinh viên, thể hiện bao tâm quyết và hoài bão của sinh viên Nó không chỉ là kết quả đúc kết của quá trình học tập, rèn luyện gian khổ mà còn là bước đánh dấu khởi dầu của sinh viên trong nghiên cứu khoa học Không phụ lòng mong mỏi của thầy, cô, bạn bè trong suốt học kì qua, em đã miệt mài, cố gắng làm việc, học tập
và hoàn thành luận văn này
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy, cô khoa Khoa Học Tự Nhiên Đặc biệt là thầy, cô Bộ môn Hóa Học đã truyền dạy cho em những kiến thức đại cương cũng như chuyên ngành
Lời cảm ơn sâu sắc, trân trọng nhất của em gửi đến thầy Lâm Phước Điền
Thầy đã tận tình hướng dẫn, cung cấp cho em những kiến thức chuyên ngành trong nghiên cứu Thầy như một người cha đã quan tâm, chăm sóc, dìu dắt em qua những bước đường khó khăn nhất để hoàn thành tốt luận văn của mình
Cám ơn cô Nguyễn Thị Diệp Chi đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong
quá trình em thực hiện đề tài nghiên cứu
Em xin chân thành cám ơn thầy Phạm Quốc Nhiên đã tận tình chỉ dạy cho
em cách sử dụng máy quang phổ UV-VIs
Em xin cảm ơn cô Lê Thị Ngọc Điệp đã tạo điều kiện về dụng cụ và thiết
bị
Xin chân thành cám ơn các anh, chị học viên cao học và các bạn cùng lớp Hóa Học, Hóa Dược khóa 36 và các bạn Công Nghệ Hóa Học khóa 36 đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi về kỹ thuật thực nghiệm
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 6TÓM TẮT
Metformin là thuốc có tác dụng trị bệnh tiểu đường thuộc họ biguanid Mục đích chính của đề tài là kiểm tra phương pháp định lượng metformin bằng phương pháp quang phổ tử ngoại và tiến hành định lượng một số mẫu dược phẩm đang lưu hành trên địa bàn tp Cần Thơ
Trong phương pháp quang phổ tử ngoại, metformin cho bước sóng hấp thụ cực đại ở 233,5 nm Thiết lập đường chuẩn trong khoảng nồng độ từ 4 – 14 ppm với R2 = 0,9998, khảo sát khoảng tuyến tính, giới hạn định lượng, giới hạn phát hiện, giới hạn đo Dựa trên cơ sở đó sử dụng phương pháp để tiến hành định lượng 5 mẫu dược phẩm: Glucophage 500 mg, Glucophage XR 500 mg, Siofor
500 mg, Glucofast 850 mg, Meglucon 850 mg Phương pháp quang phổ tử ngoại đều cho độ lặp lại và độ đúng cao Kết quả phân tích 5 mẫu đều đạt yêu cầu về hàm lượng
Trang 7
ABSTRACT
Metformin is a drug treatment effects of their diabetes biguanide The main purpose of this project is to examine methods by quantitative methods metformin spectrophotometer and conduct some form of quantitative pharmaceutical circulation in the Can Tho city
In the ultraviolet spectral method, metformin for maximum absorption wavelength at 233.5 nm Setting the standard in calibration curve concentrations from 4-14 ppm with R2 = 0,9998 prospecting linear, quantitation limit, detection limit, the limit measure Based on that basis method used to carry out quantitative
5 types of pharmaceutical samples: Glucophage 500 mg, Glucophage XR 500
mg, Siofor 500 mg, Glucofast 850 mg, Meglucon 850 mg Spectrophotometer methods are for the true repeatability and accuracy high The analysis results are
5 samples satisfactory levels
Trang 8MỤC LỤC
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN i
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
ABSTRACT v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Giới thiệu về đề tài 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Các bước thực hiện đề tài 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ METFORMIN 3
2.1 Tổng quan về Metformin 3
2.1.1 Cấu tạo và danh pháp 3
2.1.2 Tính chất lý hóa 3
2.1.3 Điều chế 3
2.1.4 Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng 4
2.1.5 Dược động học 4
2.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG METFORMIN 4
2.2.1 Phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến (UV-Vis) 5
2.2.2 Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) 8
2.3 SƠ LƯỢC VỀ MÁY QUANG PHỔ HAI CHÙM TIA 10
Trang 92.3.1 Giới thiệu máy quang phổ hai chum tia Model 6800 của công ty JENWAY 10
2.3.2 Sơ đồ cấu tạo máy 11
2.3.3 Các thông số kỹ thuật máy quang phổ 2 chùm tia model 6800 Jenway 14 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 ĐỊNH LƯỢNG METFORMIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ TỬ NGOẠI 16
3.1.1 Nguyên tắc 16
3.1.2 Hoạch định thí nghiệm 16
3.1.3 Hóa chất và dụng cụ 16
3.1.4 Tiến hành thí nghiệm 17
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ TỬ NGOẠI 23
4.1.1 Xác định bước sóng cực đại 23
4.1.2 Giới hạn phát hiện, giới hạn đo 25
4.1.3 Đường chuẩn 26
4.1.4 Định lượng mẫu 27
4.1.5 Khảo sát độ đúng 30
4.1.6 Khảo sát độ lập lại 31
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
5.1 KẾT LUẬN 34
5.2 KIẾN NGHỊ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các thông số kỹ thuật máy quang phổ UV-Vis 6800 JENWAY 15
Bảng 3.1: Hoạch định thí nghiệm 16
Bảng 3.2: Hóa chất và dụng cụ 16
Bảng 3.3: Dãy nồng độ metformin 17
Bảng 3.4: Dãy nồng độ giới hạn phát hiện, giới hạn đo 18
Bảng 3.5: Dãy đường chuẩn metformin 18
Bảng 3.6: Mẫu metformin 500mg 19
Bảng 3.7: Mẫu metformin 850mg 19
Bảng 3.8: Bảng pha dung dịch 20
Bảng 3.9: Bảng pha dung dịch 21
Bảng 3.10: Bảng pha dung dịch 22
Bảng 3.11: Bảng pha dung dịch 22
Bảng 4.1: Dãy giới hạn phát hiện, giới hạn đo 25
Bảng 4.2: Dãy chuẩn 26
Bảng 4.3: Metformin 500mg (Pháp) 27
Bảng 4.4: Metformin 500mg XR (Pháp) 27
Bảng 4.5: Metformin 500mg (Đức) 28
Bảng 4.6: Metformin 850mg (Cty TNHH MTV DƯỢC PHẨM và SHYT) 29
Bảng 4.7: Metformin 850mg (Phần Lan) 29
Bảng 4.8: Khảo sát độ đúng của metformin 500mg (Pháp) 30
Bảng 4.9: Khảo sát độ đúng của metformin 500mg XR (Pháp) 30
Bảng 4.10: Khảo sát độ đúng của metformin 500mg (Đức) 30
Bảng 4.11: Khảo sát độ đúng của metformin 850mg (Cty TNHH MTV DƯỢC PHẨM và SHYT) 31
Bảng 4.12: Khảo sát độ đúng của metformin 850mg (Phần Lan) 31
Bảng 4.13: Độ lặp lại của metformin 500mg (Pháp) 31
Bảng 4.14: Độ lặp lại của metformin 500mg XR (Pháp) 32
Bảng 4.15: Độ lặp lại của metformin 500mg (Đức) 32
Bảng 4.16: Độ lặp lại của metformin 850mg (Cty TNHH MTV DƯỢC PHẨM và SHYT) 32
Trang 11Bảng 4.17: Độ lặp lại của metformin 850mg (Phần Lan)) 33
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ 5
Hình 2.2: Cân điện tử và máy siêu âm 7
Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo máy HPLC 8
Hình 2.4: Máy quang phổ 6800 JENWAY 11
Hình 2.5: Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ 11
Hình 2.6: Cách tử nhiễu xạ và khe 12
Hình 2.7: Đĩa quay 12
Hình 2.8: Khoang chứa cuvet 10×10mm 13
Hình 2.9 Khoang chứa micro cuvet 13
Hình 2.10: Khoang chứa điều nhiệt 14
Hình 2.11: Cuvet thạch anh 10×10mm 14
Hình 2.12: Detector silicon photodiode 14
Hình 4.1: Phổ đồ metformin trong vùng tử ngoại 23
Hình 4.2: Phổ đồ với nồng độ metformin khác nhau 24
Hình 4.3: Giới hạn phát hiện, giới hạn đo 25
Hình 4.4: Đường chuẩn 26
Trang 13DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UV-Vis: Ultraviolet-Visible: Tử ngoại – Khả kiến
ppm: part per million: Một phần triệu
SD: Standard Deviation: Độ lệch chuẩn
RSD: Relative Standard Deviation: Độ lệch chuẩn tương đối
A: Absorbance: Độ hấp thụ
X: Giá trị trung bình
TCYTTG: Tiêu chuẩn y tế thế giới
Trang 14CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu về đề tài
Theo tổ chức y tế thế giới 2002: “đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra
do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc phải hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh”
Tần suất bệnh đái tháo đường trên thế giới: trên thế giới, đái tháo đường chiếm khoảng 60-70% các bệnh nội tiết Trong năm 1995 các quốc gia có số người mắc đái tháo đường nhiều nhất và số người dự đoán mắc đái tháo đường vào năm 2025 là Ấn Độ (19 lên 57 triệu), Trung Quốc (16 lên 38 triệu), Hoa Kỳ (14 lên 22 triệu); trong đó Ấn Độ là nước có tỉ lệ tăng nhanh nhất Theo thống kê của y tế thế giới1985: 30 triệu người mắc đái tháo đường; 2000: 171 triệu; 2030:
dự báo 366 triệu; trong đó đa số bệnh nhân = 65 tuổi ở các nước phát triển và từ 45-64 tuổi ở các nước đang phát triển Có 3,2 triệu người đái tháo đường tử vong
do biến chứng đái tháo đường hàng năm, tương đương 6 trường hợp/phút
Tần suất bệnh đái tháo đường trong nước:2002: Thành phố: 4,4%, đồng bằng: 2,7%, trung du: 2,2%, miền núi: 2,1%.Hà Nội: 1991: 1,2%, 1999-2001: 2,42%, thành phố Huế 1992: 0,96%, thành phố Hồ chí Minh: 1993: 2,52 (0,4%.Theo TCYTTG, năm 2000 Việt nam có 791.653 người mắc đái tháo đường và tăng lên 2.342.879 người vào năm 2030
Các biến chứng mãn tính của đái tháo đường rất là đa dạng, chủ yếu là ở các mạch máu lớn gây bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên; ở các mạch máu nhỏ là bệnh võng mạc, bệnh thận và bệnh biến chứng
về thần kinh Người bệnh đái tháo đường còn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tương đương với người đã từng có nhồi máu cơ tim và nguy cơ suy tim cao gấp hai tới ba lần và dẫn đến tử vong Tổn thương mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường rải rác hơn và ảnh hưởng nhiều đến các mạch máu nhỏ làm cho việc điều trị khó khăn hơn
Như chúng ta thấy bệnh đái tháo đường rất phổ biến, dễ mắc phải và rất là khó trị, ngày nay với việc sử dụng thuốc ngày càng phổ biến hơn.Vì thế đề tài “
Xác định hàm lượng Metformin trong dược phẩm bằng phương pháp quang phổ ” nhằm mục tiêu xác định hàm lượng Metformin trong một số dược phẩm
Trang 15góp phần giúp cho việc sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng của bệnh nhân cũng như hàm lương trong thuốc chỉ định
1.2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát chất lượng một số loại thuốc metformin đang lưu hành rộng rãi trên địa bàn thành phố Cần Thơ bằng máy quang phổ UV-Vis 6800
1.3 Các bước thực hiện đề tài
Tiến hành khảo sát bước sóng hấp thụ cực đại của metformin trong vùng tử ngoại, khảo sát giới hạn đo, giới hạn phát hiện của phương pháp, thiết lập đường chuẩn dựa trên định luật Lambert-Beer, định lượng metformin trong 5 mẫu dược phẩm, xem xét hàm lượng này đã đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn hay chưa
Trang 16CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ METFORMIN 2.1 Tổng quan về Metformin
2.1.1 Cấu tạo và danh pháp
Metformin (N, N-Dimethylimidodicarbonimidic diamide) CTPT: C4H11N5
Phân tử gam: 129,16 g/mol
Trang 172.1.4 Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng
Metformin là một thuốc chống đái tháo đường nhóm biguanid, có cơ chế tác dụng khác với các thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfunylure, metformin không kích thích giải phóng insulin từ các tế bào tuyến tụy Thuốc không có tác dụng hạ đường huyết ở người bình thường, metformin làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không gây tai biến hạ đường huyết Metformin làm giảm nồng độ glucose cả khi đói và sau bữa ăn của người bệnh đái tháo đường typ II
Cơ chế tác dụng ngoại biên của metformin là:
Làm tăng sử dụng glucose ở tế bào
Cải thiện liên kết của insulin với thụ thể
Ức chế tổng hợp glucose ở gan và làm giảm hấp thụ ở ruột
Ngoài ra, metformin phần nào còn ảnh hưởng tốt trên chuyển hóa lipoprotein, thường bị rối loạn ở người bị đái tháo đường không phụ thuộc insulin
2.1.5 Dược động học
- Hấp thu: metformin hấp thu chậm và không hoàn toàn ở đường tiêu hóa, sinh khả dụng tuyệt đối của 500 mg metformin uống lúc đói là 50 – 60% Thức ăn làm giảm mức độ và tốc độ hấp thu của metformin
- Phân bố: metformin liên kết với protein huyết tương với mức độ không đáng kể, thuốc phân bố nhanh chóng vào các mô và dịch, cả vào trong hồng cầu
- Chuyển hóa: metformin không bị chuyển hóa ở gan
- Thải trừ: metformin được thải trừ qua ống thận (90%), không thải trừ qua mật
2.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG METFORMIN
Trang 182.2.1 Phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến (UV-Vis)
2.2.1.1 Cấu tạo máy quang phổ
Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ Những bộ phận chính của máy:
2.2.1.2 Nguyên tắc hoạt động của máy UV-Vis
Để phát ra bức xạ tử ngoại khả kiến, người ta dung đèn phát ra ánh sáng đến
bộ phận tạo tia đơn sắc, thường dùng là lăng kính thạch anh hay cách tử, có nhiệm vụ tách riêng từng dải sóng hẹp ( đơn sắc)
Bộ phận chia chùm sáng sẽ hướng chùm tia đơn sắc liên tục đi tới cuvet đựng dung dịch mẫu
Bộ phận đầu dò (Detector) sẽ so sánh cường độ chum sáng đi qua dung dịch (I) và đi qua dung môi (I0) Tín hiệu quang được chuyển thành tín hiệu điện
Trang 19Sau khi được phóng đại, tín hiệu sẽ chuyển sang bộ phận ghi để vẽ đường cong
sự phụ thuộc của log (I0/I) vào bước sóng
Nhờ sử dụng máy tính, bộ tự ghi còn có thể ghi ra cho ta những số liệu cần thiết như giá trị λmax cùng với giá trị độ hấp thụ (A)
2.2.1.3 Ứng dụng định lượng metformin
Nguyên tắc
Dựa trên khả năng hấp thụ bức xạ tử ngoại của metformin ta tiến hành xác định nồng độ (hàm lượng) của metformin theo định luật Lambert-Beer: Chiếu chùm sáng đơn sắc có cường độ I0 qua dung dịch có bề dày là l (cm) nồng độ C (mol/L) Sau khi ra khỏi dung dịch nó bị hấp thụ mất một phần nên cường độ còn lại là I (I<I0)
Trang 20A = -log (T) = log (I 0 /I) = lc
o Máy siêu âm
Hình 2.2: Cân điện tử và bể siêu âm
Ưu điểm của phép đo phổ UV-Vis
Phương pháp có độ nhạy cao, cho phép xác định nồng độ trong khoảng
10-2-10-6 mol/L (1%-10%)
Phân tích thuận tiện: không đòi hỏi thiết bị, hóa chất quá đắt tiền, có thể phân tích nhiều đối tượng mẫu khác nhau
Trang 21 Dễ tự động hóa: tất các thao tác từ đưa mẫu phân tích vào, đưa các hóa chất cần thiết, vẽ phổ, xử lý phổ, xử lý kết quả, xử lý thống kê đều được thực hiện một cách tự động hóa trên máy móc, thiết bị hiện đại
Phương pháp này rất thuận lợi cho việc nghiên cứu các cơ chế tạo phức, xác định các dạng tồn tại của ion trung tâm, các ligand nằm trong phức đơn và đa ligand trong pha nước cũng như pha hữu cơ
2.2.2 Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Hệ thống trang bị HPLC đơn giản gồm 5 bộ phận chính:
Trang 22Pha loãng dãy chuẩn có nồng độ làm việc lần lượt là 5 ppm, 10 ppm, 15 ppm, 20 ppm, 25 ppm Bằng cách rút chính xác dung dịch chuẩn lần lượt 0,5 ml,
1 ml, 1,5 ml, 2 ml, 2,5 ml cho vào bình định mức 10 ml, sau đó định mức tới vạch bằng dung môi pha động
Pha mẫu đo: Cân 10 viên metfornin 500 mg sau đó nghiền mịn bằng cối đá, cân 1 lượng tương ứng cho vào becher , thêm khoảng 50 ml dung môi pha động, khuấy nhẹ, chuyển toàn bộ dung dịch sang bình định mức 100 ml, định mức tới vạch bằng dung môi pha động
2.2.2.2 Nguyên tắc hoạt động
Pha động từ bình chứa được bơm cao áp và hệ thống tiêm mẫu bơm vào cột C18 với tốc độ 1 ml/phút với thể tích tiêm mẫu mỗi lần 30 µl Khi đến cột, trong cột có chứa các hạt vi tiểu phân, có dạng hình cầu hoặc hình dạng bất định, đường kính khoảng 1,7 đến 10 µm Do các hạt này có kích thước nhỏ nên nó cản trở dòng chảy của dung môi pha động Tại cột có sự cạnh tranh chất phân tích giữa dung môi và các hạt trong cột theo nguyên tắc: “các chất tan không phân cực được hấp thụ một cách tương đối yếu và cần phải được rửa giải bằng một dung môi không phân cực, trong khi một chất tan phân cực được hấp thụ mạnh hơn và cần có một dung môi phân cực hơn để rửa giải, nếu mẫu thử nghiệm chứa các chất có độ phân cực khác nhau nhiều, thì sự phân tách có thể được thực hiện bằng cách thay đổi độ phân cực của hỗn hợp dung môi trong quá trình tách” Trong quá trình phân tích này thì chất tan (metformin) là chất phân cực nên cần dung môi rửa giải là phân cực như: nước, methanol,…
Sau khi qua cột metformin được tách ra khỏi các tạp chất hay tá dược và điều này được ghi nhận bằng một dectector lấp đặt trong hệ thống Thông tin đưa
ra của dectector là tín hiệu điện, sự biến đổi của tín hiệu này được hiển thị trên
Trang 23một máy đo thế năng, một dụng cụ tích phân vi tính, hoặc một màn hình của vi tính, cho biết kết quả cần thiết
2.2.2.3 Lưu ý khi sử dụng HPLC
Xu hướng hiện nay thực hiện HPLC nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo độ phân giải và độ nhạy tốt để không ảnh hưởng đến chất phân tích Điều đó đòi hỏi:
Cột ngắn có đường kính nhỏ, kích cở hạt nhỏ, do đó áp suất phải rất lớn
Thiết bị phải vận hành được dưới áp suất lớn
Để các peak được cao, thon thì dectertor phải nhạy, lấy dữ liệu rất nhanh
để có nhiều điểm dữ liệu đảm bảo peak đúng, lặp lại tốt
Chuẩn bị mẫu phải rất kỹ lưỡng để tránh cột bị nghẽn
2.3 SƠ LƯỢC VỀ MÁY QUANG PHỔ HAI CHÙM TIA
2.3.1 Giới thiệu máy quang phổ hai chùm tia Model 6800 của hãng JENWAY
Đây là phiên bản hai chum tia đầu tiên của hãng JENWAY sản xuất với độ
ổn định quang học cao, bề rộng khe phổ 1,5nm đảm bảo độ phân giải tốt và cho kết quả đo lường chính xác Cùng với phần nềm Flight deck 1.0 cung cấp cho người sử dụng những phương pháp cơ bản như: quét phổ, định lượng, đo DNA/RNA và protein, đo phổ đa bước sóng (6 bước sóng), đo phổ theo thời gian
và động học Kết quả phân tích được lưu cũng như xuất sang tập tin excel một cách dễ dàng
Trang 24Hình 2.4: Máy quang phổ 6800 JENWAY
2.3.2 Sơ đồ cấu tạo máy
Hình 2.5: Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ