Ghiên cứu, phát triển lúa lai trên thế giới và Việt am 1 ghiên cứu, phát triển lúa lai trên thế giớ

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm 12 tổ hợp lúa lai và bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai f1 hệ ba dòng thích hợp điều kiện tây nguyên (Trang 27 - 30)

2.5.1. ghiên cứu, phát triển lúa lai trên thế giới

Theo khuyến cáo của Hội đồng lúa gạo quốc tế, FAO đã hỗ trợ phát triển lúa lai trên diện rộng cho các quốc gia trồng lúa, với các chương trình thường xuyên. Hơn một thập kỷ qua, FAO đã tiến hành xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật để giúp đỡ các chương trình lúa lai của các nước trên thế giới. N hư tại Myanmar là dự án FAO/TCP/MYA/6612 thời gian từ 3/1997 – 3/1999 với ngân sách 221.000 USD; Ấn Độ là dự án UN DP/IN D/91/008 và IN D/98/140 thời gian 1991 - 2002 ngân sách 6.550.000 USD; dự án FAO/TCP/BGD/6613 tại Bangladesh thời gian 5/1997 - 4/1999 ngân sách 201.000 USD (Dat Tran, 2004; Dương Văn Chín, 2007 )

Một số nghiên cứu và phát triển lúa lai của các nước trồng lúa lai

(1)Trung Quốc

Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng lúa lai trong sản xuất đại trà từ năm 1976, diện tích gieo cấy là 133,3 ngàn ha (N guyễn Công Tạn và ctv, 2002).

N ghiên cứu và sản xuất lúa lai của Trung Quốc đã nhận được giải thưởng đặc biệt về phát minh năm 1981. Mặc dù phát triển lúa lai thương phNm sớm nhưng lúa lai lúc đó còn nhiều nhược điểm “Ưu không sớm, sớm không ưu” nên khó mở rộng diện tích. Đầu thập kỷ 80, giống lúa lai Uỷ ưu 35, Uỷ ưu 49 phù hợp với sản xuất vụ xuân ra đời thì diện tích gieo cấy lúa lai Trung Quốc mở rộng tương đối nhanh

Qua nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc đã tạo ra nhiều vật liệu bất dục đực di truyền tế bào chất và dòng duy trì tương ứng, tạo ra nhiều dòng phục hồi để tạo ra nhiều tổ hợp lúa lai gieo trồng phổ biến trong sản xuất. N goài hệ thống lúa lai ba dòng vNn giữ vai trò chủ lực trong sản xuất, Trung Quốc đã thành công đưa vào sản xuất lúa lai hai dòng cho năng suất cao hơn lúa lai ba dòng từ 5 – 10 %. Diện tích lúa lai hai dòng năm 2002 là 2,6 triệu ha, chiếm 18 % tổng diện tích lúa lai ở Trung Quốc (Yuan Longping, 2004)

Trung Quốc cũng đạt được thành tựu trong việc tạo giống siêu lúa lai. Tạo ra được hai tổ hợp lúa siêu lai Peiai 64S/E32 và Peiai 64S/9311 năng suất cao nhất từ 14,8 – 17,1 tấn/ha

N gày nay, Trung Quốc đã hình thành hệ thống nghiên cứu lúa lai đến tận các tỉnh, đào tạo cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật viên đông đảo, xây dựng hệ thống sản xuất, kiểm tra, kiểm nghiệm, khảo nghiệm và chỉ đạo thâm canh lúa lai thương phNm. Hình thành một hệ thống sản xuất hạt lai F1 rất chặt chẽ từ trung ương đến địa phương

(2) Ấn Độ

Bắt đầu nghiên cứu lúa ưu thế lai từ 1970, nhưng đến 1989 mới được hệ thống hóa và tăng cường thực sự. Sau năm năm đã phóng thích được sáu giống ưu thế lai, tính đến tháng 12/2001 đã phóng thích 18 giống (Dương Văn Chín, 2007). Việc phát triển lúa lai đang được phát triển ở Ấn Độ, tuy gặp một số khó khăn do chất lượng gạo thấp, giá lúa giống cao, nhưng phần lớn nông dân vẫn muốn tiếp tục canh tác lúa lai.

N ăm 1996, Ấn Độ đã sản xuất được 1.300 tấn hạt giống lai F1 và gieo cấy khoảng 500.000 ha lúa lai thương phNm, năng suất hạt lai chỉ đạt 1,5 – 2 tấn/ha (N guyễn Công Tạn và ctv, 2002)

Trong nghiên cứu phát triển lúa lai hai dòng Ấn Độ cũng đã gây tạo và xác định được 12 dòng TGMS, tạo ra hai tổ hợp lai chuNn bị đưa ra sản xuất

(3) Philipines

Bắt đầu thương mại hóa lúa lai từ năm 2002, với sự nổ lực của chính phủ, năm 2003 lúa lai đã phát triển vượt bật, diện tích tăng lên từ 25.232 ha trong mùa nắng lên đến 56.802 ha trong mùa mưa, năng suất bình quân 6 tấn/ha (Dương Văn Chín, 2007). Chính quyền Philipines đã có những hỗ trợ cần thiết về mặt thị trường cho sự phát của các chương trình lúa lai như: cho vay vốn sản xuất, bù một phần giá hạt giống, hỗ trợ hạt giống, thu mua lúa lai của nông dân với giá cao. Với nỗ lực này, chương trình lúa lai sẽ được phát triển mạnh trong thời gian tới.

(4) Bangladesh

Theo M.A. Khaleque Mian (2007) Bangladesh là một đất nước của lúa gạo. Ở đây lúa gạo được coi trọng còn hơn cả một loại lương thực, hạt lúa có ảnh hưởng lớn đến bữa ăn, kinh tế, văn hóa và lối sống của người dân nơi đây. N ó cung cấp tinh bột cho toàn bộ 140 triệu người Bangladesh, 70 % lượng calo là do từ gạo. Lúa gạo chiếm khoảng 90 % sản lượng ngũ cốc của đất nước. Khoảng 11,23 triệu ha trong tổng số đất canh tác được dùng để trồng lúa. Mỗi năm khoảng 29,75 triệu tấn lúa gạo được sản xuất sử dụng các giống lúa truyền thống, các loại giống HYV được phát triển bởi Viện N guyên cứu lúa Bangladesh, Viện N ghiên cứu N ông nghiệp hạt nhân Bangladesh, trường Đại học N ông nghiệp Bangladesh và các giống lúa lai nhập nội được nhập bởi công ty giống tư nhân. Bangladesh là một trong những nước có dân số đông nhất trên thế giới. Do việc dân số tăng nhanh và giới hạn năng suất của các giống lúa hiện tại cho nên mỗi năm đất nước thiếu từ 2 – 3 triệu tấn lương thực. Để giải quyết vấn đề thiếu lương thực, cần phải chọn tạo các giống lúa mới có năng suất cao để thay thế cho các giống hiện đang được sử dụng. Sử dụng các giống lúa lai có thể là một hướng đi đúng nhằm tăng sản lượng lúa và bảo đảm về tự túc lương thực. Các nghiên cứu về lai tạo các giống lúa lai đã được tiến hành tại Viện N ghiên cứu lúa Bangladesh từ năm 1983. N hưng những nghiên cứu chính thức về các giống lúa lai phù hợp với quốc gia này được bắt đầu từ năm 1993 trong khuôn khổ hợp tác với Viện N ghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI). Các kết quả nghiên cứu trong giai đoạn này không được như mong muốn do thiếu sự tập trung và nguồn nhân lực được đào tạo. Các nỗ lực mang tính hệ thống chỉ được bắt đầu từ năm 1996 với sự hỗ trợ về tài chính từ Hội đồng nghiên cứu Bangladesh.

Các chính sách mới của chính phủ Bangladesh về hạt giống, khuyến khích các công ty giống tư nhân tham gia vào thị trường giống lúa và cũng cho phép các công ty giống được nhập 33 giống lúa lai đã được kiểm định cho việc sản xuất thương mại.

Lúa lai được trồng tại đất nước này bắt đầu từ năm 2001 – 2002 trong diện tích khoảng 2.510 ha. Trong năm 2005 – 2006 diện tích trồng lúa lai tăng lên nhanh chóng đạt 202.429 ha do ưu thế về năng suất cao. Sự nỗ lực của các nhà khoa học, chính phủ trong việc thực hiện chương trình nghiên cứu, cung cấp tài chính và hỗ trợ khác cũng góp phần quan trọng vào thành công này

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm 12 tổ hợp lúa lai và bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai f1 hệ ba dòng thích hợp điều kiện tây nguyên (Trang 27 - 30)