Các chỉ tiêu đặc trưng hình thá

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm 12 tổ hợp lúa lai và bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai f1 hệ ba dòng thích hợp điều kiện tây nguyên (Trang 42 - 44)

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠG PHÁP GHIÊ CỨU 3.1 Phạm vi nghiên cứu

3.5.3.1. Các chỉ tiêu đặc trưng hình thá

Lúa có nhiều ngoại hình do điều kiện ngoại cảnh thay đổi, do quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, đã hình thành nhiều giống lúa khác nhau. Hình thái bên ngoài là một đặc điểm thích ứng với điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy đánh giá hình thái cây lúa

gắn với môi trường sinh sống của nó để có những biện pháp kỹ thuật hợp lý là một vấn đề có ý nghĩa thực tế.

Thân lúa

- Chiều cao cây: chọn ngẫu nhiên 10 cây của 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 2 cây trừ các cây ở hàng biên. Đo từ mặt đất đến đỉnh bông không tính râu hạt trước thu hoạch 3 ngày, tính trung bình ba lần lặp lại, đơn vị tính cm.

- Góc thân: quan sát các thân phụ so với thân chính + Cấp 1: đứng (< 300)

+ Cấp 3: trung gian (gần 450) + Cấp 5: mở (gần 600)

+ Cấp 7: tòe (> 600)

+ Cấp 9: bò lan (Thân hoặc phần dưới bò tựa vào mặt đất) Lá lúa: quan sát đặc điểm của lá đòng

- Góc lá đòng: quan sát từ lúc trỗ đến chín được đo theo góc lá đòng với thân + Cấp 1: đứng - góc giữa lá đòng và thân 00 – 150 (thẳng)

+ Cấp 3: trung bình - góc giữa lá đòng và thân 150 – 300 (hơi thẳng) + Cấp 5: ngang - góc giữa lá đòng và thân 300 – 450 (hơi xòe) + Cấp 7: gập xuống - góc giữa lá đòng và thân 450 – 600 (rất xòe)

- Kích thước lá đòng: đo chiều dài, chiều rộng của 5 lá đòng trên một ô theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1 cây và lấy trung bình vào giai đoạn làm đòng, đơn vị tính là cm

+ Chiều dài lá đòng đo từ cổ lá đến chóp lá vào giai đoạn làm đòng, ba lần lặp lại tính trung bình

+ Chiều rộng lá đòng đo chỗ to nhất của lá đòng vào giai đoạn làm đòng, ba lần lặp lại tính trung bình

Bông lúa

- Chiều dài bông: đo từ cổ bông đến chóp bông của 5 bông/ô trước thu hoạch 3 ngày, sau đó tính trung bình ba lần lặp lại, đơn vị tính là cm

- Dạng bông: bông được phân loại theo cách phân nhánh, góc nhánh sơ cấp và độ đóng hạt, quan sát ở giai đoạn vào chắc và cho điểm theo cấp

+ Cấp 5: trung gian + Cấp 9: mở

- Trục bông: quan sát trục bông ở gian đoạn chín sữa tới vào chắc và cho điểm theo cấp

+ Cấp 1: thẳng đứng + Cấp 2: uốn xuống Hạt lúa

- Hình dạng hạt lúa: quan sát hình dạng hạt lúa và miêu tả - Màu sắc vỏ trấu: quan sát màu vỏ hạt lúa và miêu tả

- Chiều dài hạt lúa: đo 10 hạt không kể cả râu, đơn vị tính mm

- Chiều rộng hạt: đo 10 hạt chỗ ngang rộng nhất giữa hai nửa vỏ trấu, đơn vị tính mm

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm 12 tổ hợp lúa lai và bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai f1 hệ ba dòng thích hợp điều kiện tây nguyên (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)