VẬT LIỆU VÀ PHƯƠG PHÁP GHIÊ CỨU 3.1 Phạm vi nghiên cứu
3.5.3.3. Tính chống chịu sâu, bệnh
Tính chống chịu sâu bệnh đánh giá theo thang điểm của tiêu chuNn ngành quy phạm khảo nghiệm giống lúa 10 TCN 558 – 2002 và thang điểm chuNn của IRRI. Số liệu được đánh giá theo cảm quan ngoài đồng
Các đối tượng sâu hại đã được theo dõi gồm:
- Sâu đục thân: nhiều tác nhân gây ra như Chilo suppressalis (sâu sọc); Chilo polychrysus (sâu đầu đen); Scirpophaga incertulas (sâu đục thân hai chấm), theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín, cho điểm theo cấp
+ Cấp 0: không bị hại
+ Cấp 1: 1 – 10 % dảnh hoặc bông bị hại + Cấp 3: 11 – 20 % dảnh hoặc bông bị hại + Cấp 5: 21 – 30 % dảnh hoặc bông bị hại + Cấp 7: 31 – 50 % dảnh hoặc bông bị hại + Cấp 9: 51 – 100 % dảnh hoặc bông bị hại
- Rầy nâu: ilaparvata lugens Stal.; là tác nhân truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, triệu chứng: chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ cây thấp dần, nếu trầm trọng cây sẽ chết trên đồng ruộng
+ Cấp 0: không bị hại
+ Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây
+ Cấp 3: lá biến vàng bộ phận nhưng chưa bị cháy rầy
+ Cấp 5: những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10 – 25 % số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng
+ Cấp 7: hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn nghiêm trọng + Cấp 9: tất cả các cây chết
- Dòi đục lá: Hydrellia philippina; dòi đục mép lá gây thiệt hại rõ ràng, đôi khi làm cây bị còi cọc, quan sát ở giai đoạn sinh trưởng từ mạ đến đẻ nhánh và cho điểm
+ Cấp 0: không bị hại
+ Cấp 3: trên 2 lá bị hại/khóm nhưng diện tích lá bị hại nhỏ hơn 1/3 + Cấp 5: 1/3 – 1/4 số lá bị hại
+ Cấp 7: hơn 1/2 số lá bị hại, nhưng không lá nào bị gãy + Cấp 9: hơn 1/2 số lá bị hại, có lá bị gãy
- Bệnh đạo ôn
Hại lá: Maganaporthe grisea (Pyricularia oryza); quan sát giai đoạn mạ đến đẻ nhánh
+ Cấp 0: không thấy có vết bệnh
+ Cấp 1: các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sinh sản bào tử
+ Cấp 2: vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1 – 2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh
+ Cấp 3: dạng hình vết bệnh như ở cấp 2, nhưng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên
+ Cấp 4: vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơn, diện tích vết bệnh trên lá dưới 4 % diện tích lá
+ Cấp 5: vết bệnh điển hình chiếm 4 – 10 % diện tích lá + Cấp 6: vết bệnh điển hình chiếm 11 – 25 % diện tích lá + Cấp 7: vết bệnh điển hình chiếm 26 – 50 % diện tích lá + Cấp 8: vết bệnh điển hình chiếm 51 – 75 % diện tích lá + Cấp 9: hơn 75 % diện tích lá bị bệnh
Hại bông: Maganaporthe grisea ( Pyricularia oryza); quan sát giai đoạn vào chắc đến chín
+ Cấp 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuốn bông + Cấp 1: vết bệnh có trên một vài cuốn bông hoặc trên gié cấp 2 + Cấp 3: vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữ của trục bông
+ Cấp 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông
+ Cấp 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc ở phần gần cổ bông, có hơn 30 % hạt chắc
+ Cấp 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30 %
- Bệnh đốm nâu: Cochliobolus miyabeanus (Bipolaris oryza, Drechslera oryzae); vết bệnh lá điển hình nhỏ, hình ovan hoặc tròn, màu nâu đậm, có viền vàng nhạt bên ngoài;theo dõi ở giai đoạn mạ từ làm đòng đến chín sữa theo thang cấp đánh giá diện tích vết bệnh trên lá
+ Cấp 0: không có vết bệnh
+ Cấp 1: dưới 4 % diện tích vết bệnh trên lá + Cấp 3: 4 – 10 %
+ Cấp 5: 11 – 25 % + Cấp 7: 26 – 75 % + Cấp 9: > 76 %
- Bệnh bạc lá: tác nhân Xanthomonas oryzae pv.oryzal; vết bệnh thường xuất hiện gần đỉnh lá, từ mép lá và lan xuống theo mép lá. Vết bệnh ban đầu có màu xanh nhạt đến xanh xám, sau đó từ vàng đến xám, giống nhiễm nặng vết bệnh có thể lan rộng khắp chiều dài lá đến tận bẹ lá. Bệnh bạc lá (Kresek) trên mạ làm cho cây héo rũ và chết non. Theo dõi từ làm đòng đến vào chắc và cho điểm theo thang cấp đánh giá diện tích lá bị bệnh + Cấp 1: 1 – 5 % + Cấp 3: 6 – 12 % + Cấp 5: 13 – 25 % + Cấp 7: 26 – 50 % + Cấp 9: 51 – 100 %
- Bệnh đốm sọc vi khuNn: tác nhân Xanthomonas oryzae pv. oryzicola; đánh giá theo diện tích vết bệnh vào giai đoạn đẻ nhánh đến trỗ và cho điểm theo cấp
+ Cấp 0: không bị bệnh + Cấp 1: nhỏ hơn 1 % (vết bệnh trên đỉnh lá) + Cấp 3: 1 – 5 % (vết bệnh trên đỉnh lá) + Cấp 5: 6 – 25 % (vết bệnh trên đỉnh hoặc một số ở mép lá) + Cấp 7: 26 – 50 % (vết bệnh ở đỉnh hoặc mép lá) + Cấp 9: 51 – 100 % (vết bệnh ở đỉnh và mép lá)
- Bệnh vàng lùn: tính số bụi bị lùn, sau đó tính tỷ lệ bị lùn (%) Tỷ lệ lùn (%) = (số bụi lùn / tổng số bụi) x 100