Các biện pháp kỹ thuật canh tác đã áp dụng

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm 12 tổ hợp lúa lai và bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai f1 hệ ba dòng thích hợp điều kiện tây nguyên (Trang 41 - 42)

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠG PHÁP GHIÊ CỨU 3.1 Phạm vi nghiên cứu

3.5.2.Các biện pháp kỹ thuật canh tác đã áp dụng

− Phương pháp canh tác:

+ ChuNn bị giống: giống được kiểm tra độ nảy mầm trước khi làm thí nghiệm, giống phải đạt tiểu chuNn trên 85 % hạt nảy mầm mới dùng cho thí nghiệm

+ ChuNn bị đất: đất được cày bữa kỹ, san phẳng, vơ sạch cỏ dại

+ Phương pháp làm mạ: áp dụng phương pháp làm mạ nền, nền gieo mạ là nền xi măng. Đất để gieo mạ lấy từ bùn ao (chiếm 70 %) trộn với sơ dừa (chiếm 30 %) tạo một hỗn hợp dẻo, sau đó trang thành một lớp mỏng khoảng 3 – 4 cm và tạo thành luống rộng khoảng 1,2 m, chiều dài cho vừa với số lượng giống gieo. Hạt giống từng tổ hợp lai cho vào túi vải, ghi nhãn cho từng tổ hợp. Sau đó ngâm 24 giờ (6 – 8 giờ thay nước một lần), sau đó vớt ra rửa sạch, ủ 24 – 26 giờ, kiểm tra thấy mầm dài 1/3 hạt lúa; rễ dài bằng hạt lúa thì đem gieo trên từng ô riêng lẻ với mật độ khoảng 2.000 hạt/m2hay khoảng 30 – 35 g/m2. Sau đó đập nhẹ cho hạt giống chìm xuống bùn và phủ một lớp sơ dứa mỏng lên trên. Tùy theo sự sinh trưởng của mạ mà chúng ta có thể hòa phân urê với nồng độ loãng để tưới cho mạ. Sau 18 ngày thì cắt đất mạ đem đi cấy

+ Mật độ cấy: cấy một dảnh, khoảng cách cây x hàng: 15 cm x 20 cm; mật độ 33 bụi/m2

+ N gày gieo mạ: 25/05/2008 + N gày cấy: 11/06/2008

− Chăm sóc và quản lý:

+ Bón phân: theo quy trình của Công ty Cổ phần Giống Cây trồng Miền N am Công thức bón: 160 N + 120 P2O5 + 60 K2O (cho một ha)

+ Loại phân dùng

Super Lân (Lân Văn Điển): 16 % Urê (Đạm Phú Mỹ): 46 %

N PK Việt N hật 16:16:8 N PK Việt N hật 16:8:14

+ Lượng phân và cách bón (cho khu thí nghiệm hơn 300 m2) Bón lót: ngay khi cấy 10 kg Super Lân

Bón thúc lần 1: sau cấy 5 – 10 ngày bón 3 kg Urê

Bón thúc lần 2: sau cấy 20 – 25 ngày bón 2 kg Urê + 8 kg N PK 16:16:8 Bón thúc lần 3: sau cấy 50 – 55 ngày bón 8 kg N PK 16:8:14

+ Tưới nước: từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước trên ruộng 3 – 5 cm, các giai đoạn sau mực nước không quá 10 cm

+ Cấy dặm: sau cấy 3 – 4 ngày dặm lại

+ Làm cỏ, sục bùn: làm cỏ linh động, diện tích nhỏ nên làm thường xuyên trong lúc kiểm tra đồng ruộng

+ Phòng trừ sâu bệnh: không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mục đích thử khả năng kháng sâu bệnh của các giống

+ Thu hoạch khi có khoảng 85 % số hạt/bông chín. Trước khi thu hoạch thu 10 khóm mỗi tổ hợp để làm mẫu và theo dõi các chỉ tiêu trong phòng

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm 12 tổ hợp lúa lai và bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai f1 hệ ba dòng thích hợp điều kiện tây nguyên (Trang 41 - 42)