Các chỉ tiêu nông học, sinh lý

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm 12 tổ hợp lúa lai và bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai f1 hệ ba dòng thích hợp điều kiện tây nguyên (Trang 44 - 47)

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠG PHÁP GHIÊ CỨU 3.1 Phạm vi nghiên cứu

3.5.3.2.Các chỉ tiêu nông học, sinh lý

Chỉ tiêu nông học:

- Sức sống của mạ: quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy + Cấp 1: mạnh

+ Cấp 5: trung bình + Cấp 9: yếu

- Khả năng đẻ nhánh: điều kiện môi trường có thể gây tác động to lớn đến độ đẻ nhánh, đếm số nhánh của 10 cây ngẫu nhiên trong một nghiệm thức, tính trung bình ba lần lặp lại vào giai đoạn đẻ nhánh tối đa, cho điểm theo cấp

+ Cấp 1: rất cao (hơn 25 dảnh/cây) + Cấp 2: tốt (20 – 25 dảnh/cây)

+ Cấp 5: trung bình (10 – 19 dảnh/cây) + Cấp 7: thấp (5 – 9 dảnh/cây)

+ Cấp 9: rất thấp (< 5 dảnh/cây)

- Độ cứng cây: quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch 3 ngày + Cấp 1: cứng – cây không bị đổ

+ Cấp 3: cứng vừa – hầu hết cây nghiêng nhẹ + Cấp 5: trung bình – hầu hết cây bị nghiêng + Cấp 7: yếu – hầu hết cây bị đổ rạp

+ Cấp 9: rất yếu – tất cả cây bị đổ rạp

- Chiều cao cây: chọn ngẫu nhiên 10 cây của 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 2 cây trừ các cây ở hàng biên. Đo từ mặt đất đến đỉnh bông không tính râu hạt trước thu hoạch 3 ngày, ba lần lặp lại tính trung bình, đơn vị tính cm. Sau đó cho điểm theo cấp

+ Cấp 1: bán lùn (vùng trũng, thấp hơn 110 cm; vùng cao < 90cm)

+ Cấp 5: trung bình (vùng trũng < 110 - 130 cm; vùng cao < 90 – 125 cm) + Cấp 9: cao (vùng trũng > 130 cm; vùng cao > 125 cm)

- Độ tàn lá: quan sát sự chuyển màu của lá

+ Cấp 1: muộn và chậm: lá giữ màu xanh tự nhiên + Cấp 5: trung bình: các lá trên biến vàng

+ Cấp 9: sớm và nhanh: tất cả lá biến vàng hoặc chết

- Độ thoát cổ bông: quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần thể + Cấp 1: thoát tốt

+ Cấp 3: thoát trung bình + Cấp 5: vừa đúng cổ bông + Cấp 7: thoát một phần + Cấp 9: không thoát được

- Độ rụng hạt: một tay giữ chặt cổ bông và tay kia vuốt dọc bông, tính tỷ lệ phần trăm hạt rụng, số bông mẫu 5 bông

+ Cấp 1: khó rụng: < 10 % số hạt rụng + Cấp 5: trung bình: 10 – 50 % số hạt rụng + Cấp 9: dễ rụng : > 50 % số hạt rụng

- Độ thụ phấn của bông: xác định bằng cách dùng ngón tay bóp hạt và ghi lại số hạt lép vào giai đoạn chín, cho điểm theo cấp

+ Cấp 1: hữu thụ cao (> 90 %) + Cấp 3: hữu thụ (75 – 85 %)

+ Cấp5: hữu thụ bộ phận (50 – 74 %) + Cấp 7: bất thụ cao (<50 % đến rất ít) + Cấp 9: (0 %)

- Độ thuần đồng ruộng: tính tỷ lệ các cây khác dạng trên mỗi ô thí nghiệm và đánh giá độ thuần các giống, theo dõi từ giai đoạn trỗ bông đến chín

+ Cấp 1: cao – cây khác dạng < 2 %

+ Cấp 5: trung bình – cây khác dạng 2 – 4 % + Cấp 9: thấp – cây khác dạng > 4 %

- Thời gian sinh trưởng và phát dục + N gày bén rễ hồi xanh

+ N gày bắt đầu đẻ nhánh + N gày đẻ nhánh tối đa + N gày trỗ 10 %

+ N gày trỗ hoàn toàn (trên 80 % trỗ)

+ N gày chín hoàn toàn (trên 85 % hạt/bông đã vàng) + Tổng thời gian sinh trưởng (ngày sau khi gieo)

+ Động thái tăng trưởng chiều cao: chọn ngẫu nhiên 10 cây của năm điểm chéo góc, mỗi điểm hai cây trừ các cây ở hàng biên. Dùng cọc làm dấu cho điều tra sau và chăm sóc cho đến chín (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

⋅ Giai đoạn sinh trưởng: đo bảy ngày một lần, đo từ mặt đất đến chóp lá cao

nhất theo từng lần lập lại, tính trung bình ba lần lập lại, đơn vị tính cm

⋅ Giai đoạn sinh thực: đo từ mặt đất đến chóp bông không kể râu hoặc lá đòng

nếu lá cao hơn bông

+ Động thái đẻ nhánh: chọn ngẫu nhiên 10 cây của năm điểm chéo góc, mỗi điểm hai cây trừ các cây ở hàng biên. Ghi nhận bảy ngày một lần bắt đầu từ lúc các giống đều bắt đầu đẻ nhánh, dùng cọc làm dấu cho điều tra sau và chăm sóc cho đến chín, tính trung bình cho ba lần lặp lại

+ Hệ số đẻ nhánh hữu hiệu = (số bông / số nhánh tối đa) x 100 Chỉ tiêu sinh lý

Động thái tích lũy chất khô ở giai đoạn chín: tính bằng gam/cây; lấy phần trên mặt đất sau đó đem phơi dưới ánh sáng mặt trời và sấy ở 800C suốt một ngày cho đến khi khô dòn, sau đó cân trọng lượng khô, đến khi trọng lượng không đổi, tính trung bình từng lần lặp lại sau đó tính trung bình 3 lần lặp lại, đơn vị tính bằng gam. Hệ số kinh tế (HI – Havest Index): chất khô được tích lũy trong cây lúa do quá trình quang hợp, con người không sử dụng hết mà chỉ sử dụng hạt, sản lượng của bộ phận này gọi là năng suất kinh tế, vì vậy HI được tính theo công thức:

HI = N ăng suất kinh tế ( trọng lượng khô hạt) / N ăng suất sinh vật (trọng lượng khô toàn cây)

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm 12 tổ hợp lúa lai và bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai f1 hệ ba dòng thích hợp điều kiện tây nguyên (Trang 44 - 47)