Triển vọng, định hướng phát triển lúa lai Việt am và sự cấp thiết của đề tài Việt N am có lợi thế lớn về tự nhiên, chúng ta có truyền thống sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm 12 tổ hợp lúa lai và bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai f1 hệ ba dòng thích hợp điều kiện tây nguyên (Trang 34 - 37)

nước từ lâu đời, diện tích trồng lúa trong cả nước khá lớn, nông dân cần cù năng động. N hững yếu tố này đã giúp đất nước ta trở thành một nước sản xuất lúa gạo nổi tiếng trên thế giới. Việt N am đông dân, có khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa, bình quân đầu

người khoảng 500 m2 nhưng đã áp dụng thâm canh, đưa năng suất lúa lên mức 42,7 tạ/ha, cao nhất khu vực Đông N am Á (N guyễn Công Tạn và ctv, 2002)

- Trong tương lai sản xuất lúa gạo vẫn là ngành sản xuất lớn trong nền nông nghiệp của chúng ta. Sản xuất lúa gạo phải trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, phát triển bền vững, theo hướng năng suất cao, phNm chất tốt, hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt phải có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới, vì vậy cần có hai yêu cầu quan trọng nhất: Thứ nhất, lúa gạo sản xuất ra phải đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, và đáp ứng nhu cầu xuất khNu, có sức cạnh tranh mạnh, qua đó làm tăng giá trị xuất khNu. Thứ hai, nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa trên đất lúa, tăng thu nhập cho người trồng lúa.

Qua 17 năm (1991 – 2008) công nghệ lúa lai đưa vào Việt N am, nó đã có chỗ đứng khá bền vững, nông dân chấp nhận, góp phần đưa công nghệ trồng lúa của Việt N am vươn tới trình độ cao của khu vực.

Theo N guyễn Công Tạn và ctv (2002), triển vọng và định hướng phát triển lúa lai của Việt N am trong tương lai có thể dự đoán như sau:

+ Chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng diện tích lúa lai ở các tỉnh miền Bắc, ven biển miền Trung và Tây N guyên, đây là các vùng sinh thái thích nghi với các tổ hợp lúa lai hiện nay, đảm bảo sản xuất lúa lai có hiệu quả

+ Tổ chức tự sản xuất hạt giống đối với các tổ hợp lai đang dùng phổ biến và có đủ vật liệu khởi đầu. Áp dụng công nghệ sản xuất hạt giống cho năng suất cao, hạ giá thành, chủ động cung cấp hạt giống chất lượng cao, giá rẻ cho nông dân

+ Tập trung nghiên cứu và nhập nội các tổ hợp lúa lai mới không chỉ năng suất cao mà chất lượng phải tốt, đáp ứng yêu cầu xuất khNu, thích ứng rộng và chống chịu sâu bệnh

+ Xây dựng cơ sở mạnh về nghiên cứu lúa lai, đào tạo đội ngũ các nhà khoa học nghiên cứu về khoa học và công nghệ lúa lai có trình độ cao, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của các Viện, Trường

+ Xây dựng mạng lưới kỹ thuật về lúa lai, chủ yếu là hệ thống sản xuất hạt giống để tạo ra đủ hạt giống chất lượng cao cung cấp cho sản xuất. Xây dựng mạng lưới khuyến nông rộng khắp để đưa tiến bộ kỹ thuật về lúa lai đến với nông dân

+ Tăng cường hợp tác khoa học kỹ thuật với các nước trên thế giới, đặc biệt là với Trung Quốc. Có chính sách hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nghiên cứu khoa học, sản xuất hạt giống lúa lai

Lúa lai hiện tại đang phát triển mạnh ở các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, tuy nhiên nơi đây gặp một số khó khăn như diện tích đất manh mún, vấn đề nhân dòng bất dục, sản xuất hạt giống F1 thương phNm gặp khó khăn vì các khâu này cần diện tích đất lớn và nhiều lao động. Theo Dương Văn Chín (2007), sản xuất hạt giống lúa lai có nhu cầu lao động tăng 30 % (hoặc 100 ngày công lao động/ha), tại miền Bắc Việt N am, sản xuất hạt giống F1 cần 400 – 500 ngày công lao động/ha.

Với những lợi thế trong thời gian tới miền Trung, Tây N guyên và N am Bộ sẽ trở thành nơi chính để sản xuất lúa lai. Đề tài này bước đầu tiếp cận với lúa lai tại vùng Tây N guyên, một nội dụng mới, có triển vọng rấtlớn trong hiện tại và tương lai. Do giới hạn của nội dung khóa luận tốt nghiệp, thời gian ngắn chỉ có bốn tháng, nên nội dụng đề tài tập trung vào so sánh sự sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lúa lai và học tập thực tiễn công nghệ sản xuất hạt lai F1 hệ ba dòng. N ội dung đề tài là bước đệm quan trọng để thực hiện các chuyên đề sâu hơn về lúa lai, đặc biệt là công nghệ sản xuất hạt giống trong tương lai

Chương 3 Chương 3

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm 12 tổ hợp lúa lai và bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai f1 hệ ba dòng thích hợp điều kiện tây nguyên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)