TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THỊ DƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG HEO NÁI ĐẺ LỨA 1 ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN Ở GIAI ĐOẠN NUÔI CON LUẬN VĂN TỐT NGHI
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGUYỄN THỊ DƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG HEO NÁI
ĐẺ LỨA 1 ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN
Ở GIAI ĐOẠN NUÔI CON
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: CHĂN NUÔI - THÚ Y
2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGUYỄN THỊ DƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG HEO NÁI
ĐẺ LỨA 1 ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN
Ở GIAI ĐOẠN NUÔI CON
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: CHĂN NUÔI - THÚ Y
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths TRƯƠNG CHÍ SƠN
2013
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG HEO NÁI
ĐẺ LỨA 1 ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN
Ở GIAI ĐOẠN NUÔI CON
Cần Thơ, ngày…tháng…năm2013 Cần Thơ, ngày… tháng…năm2013
Ths TRƯƠNG CHÍ SƠN
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 4i
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành biết ơn:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và chị hai trong gia đình đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc học tập
Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ cùng quý thầy cô bộ môn Chăn Nuôi,
bộ môn Thú y đã tạo điều kiện và truyền đạt kiến thức kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ
Thầy Trương Chí Sơn là thầy hướng dẫn cũng đồng thời là Cố vấn học tập đã tạo mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Chú Lương Văn Khoa quản đốc trại và các anh chị công nhân tại trại heo Nông trường Cờ Đỏ đã tận tình giúp đỡ cho tôi thực hiện tốt báo cáo tốt nghiệp này
Các bạn bè thân trong nhóm, những người bạn chung lớp và các anh chị khóa trước đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập ở trường Đặc biệt, cảm ơn bạn Võ Thanh Duy đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian lấy số liệu ở trại
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Dương
Trang 5Kết quả thu được như sau:
Chỉ tiêu sinh lý sinh dục: Thời gian mang thai trung bình (ngày) của NT1, NT2, NT3 lần lượt là (114,7; 115,3; 115,3) Thời gian phối giống lại sau cai sữa trung bình (ngày) của NT1, NT2 , NT3 lần lượt là (8,3; 7,7; 6,7) Tỷ lệ hao mòn (%) của NT1, NT2 , NT3 lần lượt là (14,3; 17,0; 17,2)
Khả năng nuôi con của heo nái: Tỷ lệ nuôi sống (%) của NT1, NT2, NT3 lần lượt là (92,31; 96,3; 92,86) Trọng lượng 21 ngày tuổi (kg/ổ) của NT1 NT1, NT2, NT3 lần lượt là (42,83; 44,51; 46,03) Tăng trọng heo con toàn kỳ (kg/ổ) của NT1, NT2, NT3 lần lượt là (42,12; 46,18; 44,02) Trọng lượng cai sữa (kg/ổ) của NT1, NT2, NT3 lần lượt là (54,13; 58,57; 57,23)
Trang 6iii
LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Dương
Trang 7
iv
MỤC LỤC
Tóm tắt ii
Chương 1: Giới thiệu 1
Chương 2: Tổng quan tài liệu 2
2.1 Đặc điểm các giống heo 2
2.1.1 Giống heo ngoại thuần 2
2.1.2 Giống heo nội 4
2.1.3 Giống heo lai 6
2.2 Đặc điểm sinh lý sinh sản của heo nái 6
2.2.1 Tuổi động dục đầu tiên 6
2.2.2 Sự thành thục về thể vóc 7
2.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu 7
2.2.4 Chu kỳ động dục của heo nái 7
2.2.5 Tỷ lệ hao mòn heo mẹ khi nuôi con 7
2.3 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi heo nái sinh sản 8
2.3.1 Khả năng sinh sản của heo nái 8
2.3.2 Khả năng sản xuất sữa của heo nái 11
2.3.3 Chất lượng đàn của đàn heo con 12
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến heo nái trong giai đoạn nuôi con 14
2.4.1 Giống 14
2.4.2 Lứa đẻ 14
2.4.3 Thể trọng heo lúc đẻ 15
2.4.4 Thức ăn và mức ăn 15
2.4.5 Các bệnh sinh sản 17
2.4.6 Tác động của ngoại cảnh 18
2.5 Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái mang thai và nuôi con 18
2.5.1 Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái mang thai 18
2.5.2 Kỹ thuật chăm sóc quản lý heo nái khi đẻ 20
2.5.3 Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng nái nuôi con 20
2.6 Đặc điểm sinh lý ở heo con 24
2.6.1 Sự sinh trưởng và phát triển của heo con 24
2.6.2 Sức đề kháng của heo con 24
2.6.3 Cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo con 24
2.6.4 Đặc điểm tiêu hóa ở heo con 25
2.6.5 Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho heo con 27
2.6.7 Chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ 30
2.6.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của heo con theo mẹ 32
2.7 Thức ăn chế biến công nghiệp dành cho heo con theo mẹ 32
2.7.1 Thức ăn hỗn hợp (TĂHH) 32
2.7.2 Thức ăn đậm đặc 33
Trang 8v
2.7.3 Các chất bổ sung 33
2.8 Một số bệnh thường gặp ở heo con 34
2.8.1 Tiêu chảy ở heo con 34
2.8.2 Bệnh đường hô hấp 34
2.8.3 Bệnh ghẻ 34
2.8.4 Bệnh về khớp 34
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 35
3.1 Phương tiện thí nghiệm 35
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 35
3.1.2 Chuồng trại 36
3.1.3 Đối tượng thí nghiệm 37
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm 37
3.1.5 Thức ăn dùng trong thí nghiệm 38
3.1.6 Nước uống cho heo trong thí nghiệm 40
3.1.7 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm 41
3.1.7 Công tác thú y tiêm phòng cho cái hậu bị, nái mang thai và heo con theo mẹ 41 3.2 Phương pháp thí nghiệm 42
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 42
3.2.2 Phương pháp tiến hành 42
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 44
3.2.5 Xử lý số liệu 45
Chương 4: Kết quả và thảo luận 46
4.1 Kết quả trên heo con theo mẹ 46
4.1.1 Khảo sát số heo con qua các thời điểm 46
4.1.2 Khảo sát trọng lượng heo con qua các thời điểm 50
4.1.3 Khảo sát tỷ lệ heo con tiêu chảy 55
4.1.4 Lượng thức ăn tiêu tốn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng cho heo con 56
4.2 Kết quả trên heo nái nuôi con 57
4.3 Hiệu quả kinh tế 61
Chương 5: Kết luận và đề xuất 63
5.1 Kết luận 63
5.2 Đề xuất 63
Tài liệu tham khảo 64
Phụ lục 67
Trang 9vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Hao mòn cơ thể heo nái theo lứa đẻ 8
Bảng 2.2: Số lứa đẻ của heo nái nội, nái lai và nái ngoại 9
Bảng 2.3: Sản lượng sữa theo lứa đẻ của heo nái nuôi con 11
Bảng 2.4: Thành phần sữa sau khi sinh của heo nái 12
Bảng 2.5: Nhu cầu CP và năng lượng trong khẩu phần nái hậu bị 16
Bảng 2.6: Định mức ăn cho heo nái theo thể trạng 16
Bảng 2.7: Tiêu chuẩn ăn dinh dưỡng cho nái nuôi con 17
Bảng 2.8: Mức ăn heo nái cơ bản theo giai đoạn mang thai (kg/ngày/con) 19
Bảng 2.9: Tiêu chuẩn ăn và chất dinh dưỡng hàng ngày cho heo nái nuôi con…… 21
Bảng 2.10: Mức ăn heo nái nuôi con (kg/con/ngày) 23
Bảng 2.11: Nhiệt độ thích hợp cho heo con (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2004) 25
Bảng 2.12: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con 25
Bảng 2.13: Lượng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm của heo 26
Bảng 2.14: Nhu cầu năng lượng cho heo con 28
Bảng 3.1: Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của thức ăn NOVO 9666 39
Bảng 3.2: Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của thức ăn NOVO 9667 40
Bảng 3.3: Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của thức ăn HI-GRO 550S 40
Bảng 3.4: Tiêm phòng cho heo con theo mẹ 41
Bảng 3.5: Bố trí thí nghiệm 42
Bảng 4.1: Số heo con qua các thời điểm 46
Bảng 4.2: Trọng lượng heo con qua các thời điểm 50
Bảng 4.3: Tỷ lệ tiêu chảy (%) 55
Bảng 4.4: TTTĂ và TTTĂ/kg tăng trọng heo con 56
Bảng 4.5: Thể trọng của heo nái trước và sau khi nuôi con và khả năng sinh sản 59
Bảng 4.6: Chi phí TĂ cho kg tăng trọng heo con 61
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế về mặt thứ ăn của toàn thí nghiệm 62
Trang 10vii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Heo giống Yorkshire 2
Hình 2.2: Heo giống Landrace 2
Hình 2.3: Heo giống Duroc 3
Hình 2.4: Heo giống Pietrain 3
Hình 2.5: Heo giống Ba Xuyên 4
Hình 2.6: Heo giống Thuộc Nhiêu 5
Hình 2.7: Lượng thức ăn hằng ngày cho heo nái sinh sản theo thời kỳ sản xuất 19
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cần Thơ 35
Hình 3.2: Sơ đồ tổng quát trại nuôi heo tại Nông trường Cờ Đỏ 36
Hình 3.3: Dãy chuồng heo thí nghiệm 37
Hình 3.4: Heo thí nghiệm 37
Hình 3.5: Cân dùng trong thí nghiệm 38
Hình 3.6: Thức ăn dùng trong thí nghiệm 38
Hình 4.1: Số heo con qua các thời điểm 47
Hình 4.2: Trọng lượng heo con qua các thời điểm 51
Hình 4.3: Tăng trọng heo con qua các thời điểm 54
Hình 4.4: Tỷ lệ tiêu chảy ở heo con 55
Hình 4.5: Khối lượng hao mòn và tỷ lệ hao mòn của heo nái thí nghiệm 59
Trang 121
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
Chăn nuôi heo có truyền thống rất lâu đời ở nước ta nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, chăn nuôi heo đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định, cung cấp nhu cầu thực phẩm dồi dào cho người tiêu dùng, góp phần nâng cao vị thế của ngành chăn nuôi hiện nay Tuy nhiên, nguồn sản phẩm thịt vẫn chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu theo đầu người Do đó, các nhà nghiên cứu đang tìm giải pháp để nâng cao năng suất chăn nuôi heo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thông qua việc tăng số lượng đầu heo có phẩm chất tốt
Để đạt được hiệu quả như mong muốn thì công tác chăm sóc và quản lý đàn heo giống, trong đó việc nuôi dưỡng heo nái trong giai đoạn mang thai và nuôi con rất được chú trọng, đặc biệt là heo cái hậu bị mới chuyển lên heo sinh sản, chọn đúng thời gian phối giống lứa đầu rất quan trọng nó quyết định năng suất sản xuất của heo nái sau này Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng tuổi phối giống lần đầu cho heo cái hậu bị tùy thuộc vào 2 yếu tố: thể trạng nái đạt yêu cầu để duy trì sức sản xuất ở các lứa đẻ kế tiếp và đảm bảo có nhiều con đẻ ra còn sống ở lứa đẻ đầu (9 con trở lên) Các nghiên cứu tại Úc đề nghị heo cái hậu bị nên có độ dày mỡ lưng ở vị trí P2: 18-20mm vào lần phối giống đầu để đủ năng lượng dự trữ cho gia đoạn nuôi con Ở Thụy Điển người ta thường phối giống cho heo ở trọng lượng đạt 120kg
Thể trọng của heo lúc đẻ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn nuôi con sau này, heo đẻ con lúc trọng lượng đạt chuẩn khuyến cao của các nhà nghiên cứu sẽ giúp heo mẹ nuôi con tốt hơn như khả năng tiết sữa nuôi con và chăm con khéo Theo Nguyễn Thiện (1996), thể trạng của nái quá béo thì sức tiết sữa kém, những nái có tầm vóc vừa phải thì sức tiết sữa cao Khả năng nuôi con của heo mẹ thông qua tỷ lệ hao hụt thấp, tăng trọng heo con và trọng lượng cai sữa heo con Mặc khác, hậu quả sau việc nuôi con là sự hao mòn cơ thể heo mẹ, chính vì thế khi trọng lượng heo đạt chuẩn sẽ giúp heo nái duy trì sức sản xuất ở các lứa đẻ kế tiếp Từ những vấn đề nêu trên, được sự hướng dẫn của thầy Trương Chí Sơn và được sự đồng ý của Bộ môn Chăn nuôi, đề
tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 trên năng suất
sinh sản ở giai đoạn nuôi con” được tiến hành Mục tiêu đề tài: Xác định sự
ảnh hưởng của khối lượng heo nái lúc đẻ trên năng suất sinh sản của heo nái thông qua chất lượng đàn heo con và khả năng sản xuất ở lứa đẻ tiếp theo Từ
đó, khuyến cáo người chăn nuôi chăm sóc nuôi dưỡng heo nái đúng kỹ thuật
để heo đạt thể trọng lớn khi đẻ, góp phần giúp heo nuôi con tốt và năng cao thời gian sử dụng con nái lâu bền về sau
Trang 132
Hình 2.2: Heo giống Landrace
Hình 2.1: Heo giống Yorkshire
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm các giống heo
2.1.1 Giống heo ngoại thuần
2.1.1.1 Giống heo Yorkshire
Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế
Côi (2005), giống heo Yorkshire (Hình 2.1)
xuất xứ từ vùng Yorkshire vương quốc Anh
vào thế kỷ 19, giống heo Yorkshie được công
nhận năm 1851, nhập vào nước ta từ các nước
khác nhau như Liên Xô (cũ), CuBa, Nhật, Bỉ,
Anh, Pháp, Giống heo Yorkshire hiện nay
được nuôi ở hầu hết các nước trên thế giới, bởi
giống heo này có năng suất sinh sản và khả năng thích nghi cao hơn các giống heo nhập nội khác
Đặc điểm riêng của giống Yorkshire là tai đứng, thể chất vững chắc Heo đực trưởng thành nặng 350-380 kg, heo nái trưởng thành nặng 250-280 kg Heo nhập nuôi ở nước ta năng suất thấp hơn 5-10% khối lượng so với gốc Heo nái đẻ 9-10 con/lứa, sơ sinh 1,2 kg/con, cai sữa 60 ngày tuổi 7-8 con, khối lượng ngày tuổi 12-13 kg/con, heo thịt 8 tháng 83-84 kg, 10 tháng 117 kg Heo nái sinh sản ổn định, tiết sữa cao, nuôi con khéo Cho heo Yorkshire lai kinh tế với heo nội có khối lượng heo thịt lớn hơn, dùng F1 lai tiếp tục hướng nâng cao tỷ lệ nạc để đẩy mạnh thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo
2.1.1.2 Giống heo Landrace
Giống heo Landrace (Hình 2.2) là giống
heo hướng nạc xuất xứ từ Đan Mạch, lai tạo
từ heo Yuoland Đức và heo Yorkshire, được
công nhận giống từ 1890 Đặc điểm của heo
Landrace có tầm vóc to, dài mình, ngực nông,
bụng thon, thể chất không vững chắc, có đặc
điểm riêng là tai to trùm xuống mắt Heo đực
trưởng thành nặng 300-320 kg và nái trưởng
thành là 220-250 kg và có 12-14 vú Heo thịt 6
tháng tuổi nặng 100 kg, tỷ lệ nạc 56% Heo nái đẻ 8-11 con/lứa, trọng lượng
sơ sinh 1,3-1,4 kg/con Heo được nhập nuôi trong điều kiện ở nước ta thì khả
(http://ttgiongvatnuoipy.co m)
(http://ttgiongvatnuoipy.co
m)
Trang 143
Hình 2.3: Heo giống Duroc
Hình 2.4: Heo giống Pietrain
năng sinh trưởng, sinh sản thấp hơn Giống Landrace được nuôi theo hướng thuần là lai (ngoại x ngoại) hoặc (ngoại x nội) để thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo (Lê Hồng Mận, 2002)
2.1.1.3 Giống heo Duroc
Theo Nguyễn Thiện (2008) Giống heo Duroc (Hình 2.3) có nguồn gốc
từ vùng Đông Bắc nước Mỹ Heo có màu lông đỏ hung, mõm màu đen, chân
có 4 móng màu đen, lưng vồng, ngắn đòn
Theo Lê Hồng Mận (2002), Đực giống
trưởng thành 250-280 kg, nái 200-230 kg,
thích ứng chịu đựng cao với điều kiện khí
hậu, ít nhạy cảm với stress Khả năng sinh
trưởng và phẩm chất thịt trung bình, năng
suất sinh sản vừa phải trên 9 con/ổ, tiết sữa
kém Con lai của Duroc trong phép lai kinh tế
có khả năng tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), heo Duroc là loại heo hướng nạc, phẩm chất thịt tốt Cho nên việc lai tạo heo con nuôi thịt ta thường
sử dụng con đực Duroc lai với heo nái lai tạo con lai nuôi mau lớn, chịu đựng stress, heo cho nhiều nạc và phẩm chất thịt tốt Heo đạt 100 kg khoảng 6 tháng tuổi, có độ dày mỡ lưng biến thiên 17-30 mm Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của heo cái Duroc là đẻ khó và ít sữa nên trong nuôi con giống thuần đòi hỏi
kỹ thuật và chuyên môn cao cũng như đầu tư lớn cho chăn nuôi
2.1.1.4 Giống heo Pietrain
Heo Pietrain (Hình 2.4) là giống heo
xuất xứ từ Bỉ được công nhận vào năm 1956
Đặc điểm của heo Pietrain có màu sắc lông,
da trắng đan xen từng đám đen-trắng loang
không đều trên cơ thể, tai thẳng đứng, 4 chân
thẳng, mông nở, đùi to, lưng rộng (Phạm Sỹ
Tiệp, 2004)
Theo Lê Minh Hoàng (2002), độ dày
mỡ lưng, trung bình có khối lượng mỡ thịt 90 kg của heo Pietrain là 7,8 mm, trong khi Large White và Landrace Pháp là 11,4 mm
Theo Lê Hồng Mận (2002), heo Pietrain có tuổi đẻ lứa đầu 418 ngày (so với Landrace là 366 ngày) Khoảng cách giữa hai lứa đẻ gần 165,1 ngày, cai
(http://www.vietaz.com.vn)
(vietnam.vnanet.vn)
Trang 154
Hình 2.5: Heo giống Ba Xuyên
sữa ở 35,2 ngày; số con/lứa khoảng 10,2; số con cai sữa khoảng 8,3; số con cai sữa/nái/năm là 18,3 con Khả năng tăng trọng từ 35 kg-90 kg là 770 ngày Tiêu tốn 2,58 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng Tỷ lệ thịt móc hàm (không có đầu): 75,9%, tỷ lệ nạc/thịt xẻ 61,4% trong khi heo Landrace Pháp là 12%, Landrace Bỉ là 58,3%
Heo Pietrain được sử dụng để lai kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới Lông
da có nhiều vết đỏ và đen không đều Khi cho lai với heo có màu trắng thì màu trắng sẻ trội Heo Pietrain là một điển hình về vết loang đen trắng không cố định trên lông da, nhưng năng suất thì rất ổn định Heo Pietrain hiện nay đã có
ở nước ta nhưng chưa nhập chính thức vào Việt Nam, (Nguyễn Thiện, 2008) Theo Lê Hồng Mận (2006), heo Pietrain sinh sản không cao từ 8-10 con/lứa, nuôi con không khéo Mặt khác, heo Pietrain nuôi thịt đến 6 tháng tuổi đạt 90-100 kg với tỉ lệ nạc cao 60-62% Tuy nhiên, nhược điểm đáng chú
ý của giống Pietrain là mẫn cảm với stress, tăng trưởng chậm, khó nuôi, chất lượng thịt thường gặp là PSE (Pale, Soft, Exudative) liên quan tới gene Halothan chiếm tỉ lệ cao Hướng chăn nuôi heo Pietrain làm dòng đực cuối cùng nhằm nâng cao năng suất thịt đùi và tỉ lệ thịt nạc
2.1.2 Giống heo nội
2.1.2.1Giống heo Ba Xuyên
Heo Ba Xuyên (Hình 2.5) là nhóm heo
nuôi rộng rãi ở miền Tây Nam Bộ, nhất là
vùng nhiễm phèn như Gò Công (Tiền
Giang), Cầu Ngang (Trà Vinh), Ô Môn (Hậu
Giang), Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)…
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân (2000), Nhóm giống heo Ba Xuyên bao gồm những heo bông với nền da đen và trắng Đặc điểm của heo Ba Xuyên là có tầm vóc trung bình, mõm hơi cong và gẫy, tai đứng hơi ngã về trước, lưng phẳng, thân mình hơi lép, đùi không nở nang, chân to cứng cáp, má nọng hơi xệ Heo có sức chịu đựng cao, thích nghi tốt với hoàn cảnh chăn nuôi khắc khổ ở miền Đồng bằng sông Cửu Long
Khi heo nuôi đến 10 tháng tuổi có thể đạt thể trọng khoảng 80-90 kg Heo trưởng thành đạt khoảng 160-180 kg Mỗi năm nái đẻ được 1,6 lứa, khoảng 10-12 con/lứa Heo nái có đặc tính tốt nuôi con giỏi, tỷ lệ nuôi sống rất cao, tốt sữa (Võ Văn Ninh, 2001)
(http://tiepnguyen.wordpress com)
Trang 165
Hình 2.6: Heo giống Thuộc Nhiêu
Theo Nguyễn Thiện (2008), giống heo Ba Xuyên có khả năng sinh sản của cũng tương tự như giống heo Thuộc Nhiêu Đối với heo đực thì: tuổi nhảy trung bình 6-7 tháng, tần số nhảy 2-3 ngày/lần Lượng tinh xuất trung bình là 90-100 ml/lần Hoạt lực tinh trùng đạt 80%, nồng độ tinh trùng đạt khoảng
170 triệu/ml
2.1.2.2 Giống heo Thuộc Nhiêu
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ
(2004), Giống heo Thuộc Nhiêu (Hình 2.6) có
nguồn gốc từ làng Thuộc Nhiêu tỉnh Tiền
Giang được công nhận giống năm 1990 Đặc
điểm của heo Thuộc Nhiêu có màu sắc lông
da trắng tuyền, có bớt đen nhỏ ở mắt Heo có
tầm vóc trung bình, ngắn mình, thấp chân, tai
nhỏ, thẳng đứng Heo có hướng sản xuất
mỡ-nạc Khối lượng, vòng ngực và dài thân của giống heo Thuộc Nhiêu là: 2 tháng tuổi đạt 9,4 kg; 48,5 cm và 51,4 cm và khối lượng trưởng thành là 140-
160 kg/con
Heo Thuộc Nhiêu chịu đựng được điều kiện sống kham khổ, có khả năng
sử dụng tốt thức ăn nghèo protein, heo Thuộc Nhiêu nuôi con khéo và nhiều sữa, có khả năng chống bệnh tốt, với những ưu điểm nổi trội như thế heo Thuộc Nhiêu khá phù hợp với chăn nuôi gia đình để đạt hiệu quả kinh tế cao (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)
Heo cái động dục lúc 6-7 tháng tuổi Heo nái đẻ bình quân 9-10 con/lứa, heo con thường được cai sữa vào lúc 30-35 ngày tuổi với trọng lượng khoảng 6-7 kg Heo nái đẻ 2 lứa/năm Heo thịt nuôi lúc 8-9 tháng tuổi đạt 90-100 kg, mức tiêu tốn thức ăn cho kg tăng trọng khoảng 4-4,5 kg, tỷ lệ nạc đạt 48-52%,
độ dày mỡ lưng 30-34 mm (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000) Theo Nguyễn Thiện (2008), Giống heo Thuộc Nhiêu với khả năng sinh sản chỉ đạt mức trung bình, các chỉ tiêu của heo đực ở mức trung bình cao: Heo Thuộc Nhiêu có khả năng làm việc từ lúc khoảng 6-7 tháng tuổi với khối lượng cơ thể khoảng 50-60 kg Lượng tinh xuất trung bình là 90-100 ml/lần Hoạt lực tinh trùng đạt 80%, nồng độ tinh trùng đạt khoảng 175 triệu/ml
(tc08ty.blogspot.com)
Trang 176
2.1.3 Giống heo lai
2.1.3.1 Heo lai 2 máu
Theo hội chăn nuôi Việt Nam (2002), công thức thông dụng nhất là đực Landrace x cái Yorkshire, đực Duroc x cái Yorkshire Hai công thức lai này áp dụng ở các tỉnh phía Nam
Heo lai giữa Yorkshire và Landrace: con lai có đặc điểm lông màu trắng, tròn mình, lưng thẳng, bụng thon, mông xuôi, chân và đầu thanh, con lai nuôi thịt lớn nhanh, 6-7 tháng tuổi đạt khoảng 100 kg, chi phí 3,8-4,1 đơn vị thức
ăn cho 1 kg tăng trọng Tỷ lệ nạc 52-57% Con lai nên được nội dưỡng tốt và đúng kĩ thuật có thể đạt được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị
hiếu của người tiêu dùng và lưu thông xuất khẩu (Phạm Hữu Doanh và ctv,
2004)
2.1.3.2 Heo lai 3 máu
Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2003), ở các trại chăn nuôi quy mô công nghiệp thường dùng nái lai F1 giữa giống Yorkshire và Landrace để lai với đực cuối cùng giống Duroc Con lai lớn nhanh cho nhiều nạc, ít mỡ và thịt có chất lượng thơm ngon Với chăn nuôi nông hộ, có thể dùng nái địa phương lai với đực địa phương tạo con lai F1, sau đó cho nái F1 lai với Landrace hoặc Duroc
2.1.3.3 Heo lai 4 máu
Công thức thông dụng là đực F1 (Duroc x Pietrain) x cái F1 (Landrace x Yorkshire) Heo lai 4 máu theo công thức này thường được áp dụng ở các tỉnh phía Nam Heo con cai sữa 27 ngày tuổi đạt 6,3-6,5 kg, nuôi đến 60 ngày tuổi đạt trọng lượng 20 kg, bán giống cho người chăn nuôi heo thịt Heo nuôi mau lớn 165-167 ngày tuổi (5,5 tháng tuổi) đạt trọng lượng 95 kg, tăng trọng bình quân 645-650 g/ngày, tiêu tốn 2,8-3,0 kg TĂ hỗn hợp/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc trên thân thịt xẻ đạt trên 58% (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2004)
2.2 Đặc điểm sinh lý sinh sản của heo nái
2.2.1 Tuổi động dục đầu tiên
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), tuổi động dục của giống heo nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm 4-5 tháng tuổi Ở heo lai F1 tuổi động dục bắt đầu khoảng 6 tháng tuổi, heo ngoại động dục muộn hơn khoảng 6-7 tháng tuổi Đẻ đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản lâu bền, cần bỏ qua 1-2 chu kỳ động dục, rồi mới cho phối giống
Trang 187
2.2.2 Sự thành thục về thể vóc
Sự thành thục về thể vóc là tuổi con vật có sự phát triển về ngoại hình
và thể vóc đạt tới mức hoàn chỉnh, xương da cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổ định Thời gian thành thục về thể vóc thường chậm hơn thành thục về tính, nghĩa là sau khi con vật thành thục về tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởng lớn lên Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi không nên cho gia súc sinh sản quá sớm Vì nếu phối giống quá sớm khi cơ thể mẹ chưa thành thục về thể vóc sẽ ảnh hưởng xấu như trong thời gian có chửa có sự phân tán chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ, do đó sự phát triển của bào thai cũng bị ảnh hưởng Kết quả mẹ yếu, con nhỏ, khung xương chậu phát triển chưa hoàn toàn làm cho con vật đẻ khó Do đó, việc quyết định tuổi phối giống lần đầu đối với gia súc có ý nghĩa
rất lớn trong chăn nuôi (Võ Trọng Hốt và ctv, 2001)
2.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu
Heo nội (Ỉ, Móng Cái) có tuổi đẻ lứa đầu từ 11-12 tháng tuổi Heo lai và heo ngoại cho đẻ lứa đầu lúc 12 tháng tuổi, nhưng không quá 14 tháng tuổi như vậy, phải phối giống lứa đầu ở heo lai lúc 8 tháng tuổi với khối lượng lớn không dưới 65-70 kg Đối với heo ngoại thích nghi ở Việt Nam cho phối ở 9 tháng tuổi với khối lượng không dưới 80-90 kg (Phạm Hữu Doanh và Lưu
Kỷ, 2004)
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004), tuổi đẻ lứa đầu của heo nái ngoại tốt nhất ở 12 tháng tuổi và không vượt quá 18 tháng tuổi
2.2.4 Chu kỳ động dục của heo nái
Theo Lê Hồng Mận (2002), chu kỳ động dục trung bình của heo nái là 21 ngày, dao động từ 18-24 ngày Ở heo nái tơ thường có chu kỳ động dục ngắn hơn nái rạ Giai đoạn nang noãn, kích thích tố FSH giảm nhanh Cuối giai đoạn nang noãn, kích thích tố LH tăng cao nhất, kết quả là có sự rụng trứng xảy ra Hàm lượng hormone LH tăng cao cực đại là do nồng độ hormone Estrogen trong máu được sản xuất bởi nang noãn cao Nồng độ hormone Estrogen trở nên rất thấp sau khi rụng trứng Trong khi trứng rụng hormone
LH tăng nhanh và khi đó cao gấp 3 lần hormone FSH; khi trứng rụng nếu không cho phối giống thì chu kỳ động dục của heo nái sẽ được lặp lại
2.2.5 Tỷ lệ hao mòn heo mẹ khi nuôi con
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004), tỷ lệ hao mòn ở heo nái nuôi con
so với lúc heo nái chửa chiếm 15-20%, trường hợp tỷ lệ hao mòn cao hơn khoảng 15-20% thì chúng ta cần xem xét lại chế độ nuôi dưỡng, dinh dưỡng
Trang 19Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), heo là loài động vật
ăn tạp, có khả năng sinh sản cao và nuôi con giỏi Heo có nhiều vú (12 vú hay nhiều hơn) nên có thể nuôi 10-16 heo con ở một lứa đẻ Số lượng bầu vú, khả năng tiết sữa của heo, số heo con cai sữa và trọng lượng heo cai sữa, tất cả chúng đều có mối quan hệ mật thiết nhau Heo nái có thể sản xuất khoảng 250-400 kg sữa trong một lứa nuôi và bình quân khoảng 4 kg sữa sẽ cho 1 kg tăng trọng của heo con Do đó, heo nái nuôi con cần phải được cho ăn uống đầy đủ số lượng và chất lượng, uống nước sạch tự do để heo nái sản xuất được nhiều sữa, tránh được trường hợp heo mẹ cắn đuổi con vì đói khát và ít sụt cân Heo hậu bị động dục sớm Heo giống nội đạt tuổi thành thục về sinh dục vào lúc 3-5 tháng tuổi, tuy nhiên heo giống ngoại bắt đầu động dục khoảng 5-8 tháng tuổi
2 3.1.1 Số lứa đẻ/nái/năm
Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), khoảng cách giữa hai lứa
đẻ thể hiện hiệu suất sinh đẻ của heo Nếu khoảng cách giữa hai lứa đẻ quá dài làm cho số lứa đẻ/năm của heo thấp, dẫn tới khả năng sinh sản của đàn heo không tốt
TL heo nái chuẩn bị đẻ – TL heo mẹ khi tách con
TL heo mẹ chuẩn bị đẻ
Trang 209
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), lứa đẻ hiệu quả và tốt nhất là
từ lứa 2 đến lứa thứ 6-7 Tuổi sinh sản ổn định của heo từ năm tuổi thứ 2 đến năm tuổi thứ 4 Khi bước sang năm tuổi thứ 5, heo có thể còn đẻ tốt nhưng heo con đẻ ra bị còi cọc chậm lớn hơn so với các lứa trước
Số lứa đẻ/nái/năm được tính bằng công thức (2.2) theo Lê Hồng Mận (2006) như sau
Số lứa đẻ/nái/năm=
Lê Hồng Mận (2006)
(2.2) Bảng 2.2: Số lứa đẻ của heo nái nội, nái lai và nái ngoại
Số con đẻ lứa đầu (năm thứ nhất)
Năm thứ hai: lứa 2
(Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ năm 2004)
Thường heo đẻ trung bình 1,8 lứa/năm Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu
Kỷ (2004), một năm heo nái đẻ 2 lứa là có thể
Thời gian đẻ một lứa như sau:
Thời gian chờ phối sau tách con: 7 ngày (5-8 ngày)
2.3.1.2 Số con sơ sinh trên ổ
Theo Trần Văn Phùng (2005), chỉ tiêu này nói lên khả năng đẻ nhiều hay
ít con của giống, nói lên kỹ thuật thụ tinh và kỹ thuật chăm sóc heo nái chửa
365
số ngày mang thai + số ngày nuôi con + số ngày lên giống và
phối giống đậu thai lại sau khi tách con
Trang 2110
Theo Vũ Đình Tôn và ctv (2005), heo con được sinh ra trong vòng 24h
chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh rất lớn Vì lúc này là lúc heo con thay đổi hoàn toàn môi trường sống, từ trong bụng mẹ tất cả trao đổi chất đều thông qua nhau thai, nay chuyển sang môi trường mới hoàn toàn khác Heo con chưa thích nghi kịp thời nên chưa nhanh nhẹn, dễ bị mẹ đè chết, hoặc heo mẹ đẻ vào ban đêm không có sự can thiệp kịp thời của kỹ thuật viên nên heo bị chết rét hoặc chết ngạt do không bóc tách kịp thời màng bọc
Tỷ lệ sống (%) = x 100
(Nguyễn Thiện, 2008) (2.3)
2.3.1.3 Số heo con cai sữa trên lứa
Thời gian cai sữa heo ở nước ta thường là 60 ngày (2 tháng) Ở các nước khác trên thế giới thường là 8 tuần (56 ngày) Thời gian cai sữa sớm muộn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn heo con tập ăn và nuôi dưỡng và nhiều trang trại chăn nuôi đã cai sữa sớm heo con vào 21-28 ngày tuổi Cai sữa sớm cho heo con tăng được số lứa đẻ của heo mẹ và hạn chế một số bệnh lây từ heo con sang heo mẹ nuôi con (Lê Hồng Mận, 2006)
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2005), chỉ tiêu số heo con cai sữa/lứa là chỉ
tiêu quan trọng nhất có liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi heo con bú sữa, khả năng tiết sữa và khả năng nuôi con của heo mẹ Tỷ lệ nuôi sống được tính bằng công thức (2.4) theo Nguyễn Thiện (2008) như sau
Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100
(Nguyễn Thiện, 2008) (2.4)
2.3.1.4 Số con cai sữa/nái/năm
Theo Nguyễn Thiện (2008), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sản xuất của heo tổng quát nhất đối với nghề nuôi heo nái Nếu tăng số lứa đẻ/nái/năm và tăng số lượng heo con cai sữa trong mỗi lứa thì số lượng heo cai sữa/nái/năm
sẽ cao
Heo cai sữa ở 26-32 ngày tuổi, heo mẹ đẻ 2,33 lứa/năm cho 22,6 heo con cai sữa Cai sữa trên 40 ngày tuổi, heo mẹ đẻ 2,19 lứa/năm, cho 20,8 heo con cai sữa Như vậy, chỉ tiêu sinh sản quan trọng nhất đối với heo nái là số con cai sữa/nái/năm (Nguyễn Thiện, 2008)
Số con sơ sinh sống đến 24 giờ
Số con đẻ ra sống
Số heo con sống đến cai sữa
Số heo con để lại nuôi
Trang 2211
2.3.1.5 Khoảng cách lứa đẻ
Là thời gian hoàn thành một chu kỳ sinh sản Bao gồm thời gian heo nái
có chữa + thời gian nuôi con + thời gian động dục lại sau tách con và phối giống có chữa Trong 3 yếu tố trên thì thời gian mang thai là không thể thay đổi được, còn thời gian nuôi con và thời gian chờ phối là có thể thay đổi và rút ngắn khoảng cách 2 lứa đẻ (Nguyễn Thiện, 2008)
2.3.2 Khả năng sản xuất sữa của heo nái
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2008), khả năng tiết sữa của heo mẹ là chỉ
tiêu nói lên đặc điểm của giống Giống khác nhau thì khả năng tiết sữa cũng khác nhau
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), sự tiết sữa của heo nái phụ thuộc vào: giống, tuổi hay lứa đẻ của nái, thời kỳ tiết sữa trong một chu
kỳ và số lượng heo con trong lứa đẻ Heo nái thường cho sữa từ 6-8 tuần và sự sản xuất sữa cao điểm ở giữa tuần thứ 3 và thứ 5 của chu kỳ cho sữa Trung bình trọng lượng sữa sản xuất trong 8 tuần là 300-400 kg Năng suất sữa hàng ngày tăng theo số con bú, từ 0,9-1,0 kg cho mỗi heo con của ở có 8 heo con và 0,7-0,8 kg cho ổ có 9-12 heo con Việc đo lường sữa sản xuất của heo nái rất khó khăn nên thường được tính dựa theo sự tăng trọng của heo con Mỗi kilogam tăng trọng heo con cần 3-3,5 kg sữa mẹ
Theo Lê Hồng Mận (2002), sản lương sữa trong 1 lứa đẻ ở các lứa là khác nhau và được trình bày qua Bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3: Sản lượng sữa theo lứa đẻ của heo nái nuôi con
Lứa đẻ Sản lượng sữa trong 1 lứa đẻ (kg) Số heo con (con)
2.3.2.1 Sinh lý tiết sữa
Theo Trần Thị Dân (2004), một chu kỳ cho sữa có thể chia làm 4 thời kỳ: tuyến vú tăng trưởng, bắt đầu tiết sữa, duy trì tiết sữa và cai sữa
Quá trình tăng trưởng của tuyến vú: ở heo mỗi núm vú có 2 lỗ, mỗi lỗ thồn với một ống sữa và hệ thống nang tuyến riêng Sự phát triển của tuyến vú
bị chi phối bởi di truyền và kích thích tố sinh dục Từ lúc sơ sinh đến khi
Trang 2312
trưởng thành thục về tính, tuyến vú phát triển khá chậm và bắt đầu tăng nhanh
do tác động của kích thích tố estrogen và progesterone, khi ấy hệ thống ống dẫn phát triển xung quanh bầu sữa Hàm lượng estradiol ở vào khoảng thời gian mà hệ thống nang tuyến vú phát triển để chuẩn bị cho tạo sữa (Trần Thị Dân, 2004)
2.3.2.2 Thành phần của sữa heo nái
Theo Trần Thị Dân (2006), mỡ, protein và lactose lần lượt chiếm 60%, 22%, 10% của tổng năng lượng trong sữa Phần lớn axít béo trong sữa heo là acid béo 16-18 cacbon và không bão hòa Sữa heo thiếu sắt và đồng dù khẩu phần heo mẹ đủ những chất này Mặt khác, nồng độ kẽm và mangan trong sữa tăng khi tăng các chất này trong khẩu phần heo mẹ Thành phần của sữa không khác nhau nhiều giữa các bầu vú nếu các bầu được bú như nhau Các chất trong tuyến vú chỉ xuất hiện trong vòng 2 ngày trước khi sanh, sự tích tụ các kháng thể cũng chỉ xảy ra trong 2 ngày cuối của thai kỳ Vào lúc sanh, nồng
độ của kháng thế trong sữa đầu rất cao và giảm nhanh trong vòng 24 giờ sau khi sanh Hàm lượng kháng thể trong sữa đầu gia tăng theo lứa đẻ Heo nái đẻ lứa lứa một có hàm lượng kháng thể thấp nhất trong sữa đầu Thành phần sữa sau khi sinh của heo nái được trình bày qua Bảng 2.4
Bảng 2.4: Thành phần sữa sau khi sinh của heo nái
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)
2.3.3 Chất lượng đàn của đàn heo con
2.3.3.1 Trọng lượng sơ sinh toàn ổ
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2009), trọng lượng sơ sinh là trọng lượng được cân sau khi heo được đẻ ra, cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa đầu Khối lượng sơ sinh toàn ổ phản ánh khả năng nuôi dưỡng thai của heo mẹ, kỹ thuật chăm sóc chăn nuôi heo nái mang thai của người chăn nuôi Việc cân khối lượng sơ sinh là cần thiết để có kế hoạch chăm sóc cho từng con ngay từ đầu như cố định đầu vú chẳng hạn
Khối lượng sơ sinh càng cao thì khả năng sinh trưởng càng nhanh, khối lượng cai sữa sẽ cao và khối lượng khi xuất chuồng sẽ lớn cho nên heo có
Trang 2413
chửa cần được chăm sóc nuôi dưỡng tốt để đàn con có khối lượng sơ sinh cao
(Trần Văn Phùng, 2005)
2.3.3.2 Trọng lượng 21 ngày tuổi toàn ổ
Theo Vũ Đình Tôn và ctv (2005), trọng lượng 21 ngày tuổi toàn ổ là chỉ
tiêu đánh giá khả năng tăng trọng của heo con, tiết sữa của heo mẹ và kỹ thuật
chăm sóc nái nuôi con của người chăn nuôi Do đó, người ta dùng khối lượng
21 ngày tuổi để đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ vì heo mẹ tiết sữa nuôi
con theo chu kỳ, thường cao nhất ở 21 ngày tuổi và sau đó giảm dần
2.3.3.3 Trọng lượng cai sữa toàn ổ
Theo Vũ Đình Tôn và ctv (2005), khối lượng cai sữa là chỉ tiêu đánh giá
khả năng nuôi con của heo mẹ và kỹ thuật sử dụng thức ăn cho heo con Tuy
nhiên, khối lượng cai sữa còn phụ thuộc vào ngày tuổi của heo con khi cai sữa
Ngày nay, với việc chế biến ra thức ăn tập ăn phù hợp cho heo con, rất đa
dạng, đã giúp cho việc cai sữa cho heo con sớm hơn Heo con có thể được tập
ăn từ 7-10 ngày tuổi Việc cân trọng lượng heo con ở thời gian cai sữa có thể
giúp cho người chọn giống căn cứ để gây thành lợn giống hậu bị hay không
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2007), trọng lượng cai sữa có liên quan chặt
chẽ đến trọng lượng sơ sinh, làm nền tảng và điểm xuất phát cho trọng lượng
xuất chuồng
Ngày nay, kỹ thuật chế biến thức ăn cho heo con có bước phát triển lớn
Tùy theo trọng lượng heo con khi cai sữa, thời gian bắt đầu cai sữa: 24, 28 hay
35 ngày tuổi mà có loại thức ăn phù hợp (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt,
2008)
2.3.3.4 Tỷ lệ đồng đều đàn heo con
Theo Nguyễn Thiện (2008), trong một lứa của heo, sự đồng đều giữa các
cá thể (heo con) trong bầy, phản ánh khả năng nuôi con của heo mẹ, kỹ thuật
chăm sóc nuôi dưỡng và phòng dịch bệnh cho heo con của người chăn nuôi
Sự chênh lệch trọng lượng giữa các cá thể càng ít thì tỉ lệ đồng đều càng cao
Tỷ lệ đồng đều được tình băng công thức (2.5) theo Nguyễn Thiện và Võ
Trang 2514
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến heo nái trong giai đoạn nuôi con
Khả năng sinh sản của heo nái được đánh giá thông qua khả năng nuôi con, chất lượng đàn heo con và tầm vóc cũng như thời gian lên giống lại sau tách con Các yếu tố dưới đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến heo nái trong thời gian nuôi con và ảnh hưởng gián tiếp đến đàn con theo mẹ thông qua khả năng tiết sữa và chăm con của heo nái
2.4.1 Giống
Theo Nguyễn Thiện (2008), Giống heo là yếu tố quyết định tới sức sản xuất của heo nái Giống với đặc tính sản xuất của nó gắn liền với năng suất
Giống khác nhau cho năng suất khác nhau Ngoài ra, theo Vũ Đình Tôn và ctv
(2005), giống là nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đến tuổi thành thục về tính của heo nái Giống khác nhau thì heo nái có khả năng tiết sữa cũng khác nhau, thường các giống heo lai, heo ngoại cho năng suất sữa cao hơn
Ví dụ:
Heo Móng Cái đẻ: 12-14 con/lứa
Heo Yorkshire đẻ: 10-13 con/lứa
2.4.2 Lứa đẻ
Theo Lê Hồng Mận (2002), heo đẻ tốt từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 6-7, tuổi sinh sản ổn định từ năm tuổi thứ 2 đến thứ 4, vào năm tuổi thứ 5 heo con đẻ ra thường yếu còi, chậm lớn Heo nái già có hiện tượng đẻ khó, chết thai, cắn con Lứa đẻ và số heo con/lứa:
Năm thứ nhất: lứa đầu 7-8 con
Năm thứ 2: lứa 2: 9-10 con; lứa 3: 9-11 con
Năm thứ 3: lứa 4: 9-11 con; lứa 5: 9-11 con
Năm thứ 4: lứa 5: 9-11 con; lứa 7: 8-9 con
Năm thứ 5: lứa 8: 8 con; lứa 9: 8 con
Theo Võ Văn Ninh (2001), thông thường nái đẻ lứa 1, 2 thường kém khả năng tiết sữa hơn lứa 3, lứa 4 nhưng những lứa sau đó bắt đầu giảm sút, do những nái già và nuôi con kém Heo nái tiết sữa tăng dần từ lứa 2 và giảm dần
từ lứa 5 về sau (Lê Hồng Mận và ctv., 2000)
Trang 2615
Theo Nguyễn Thiện (2008), khả năng sản xuất của heo nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác nhau Lứa 1 có số con sơ sinh thấp là do sinh lý sinh dục heo nái hậu bị chưa ổn định, chưa chuẩn bị đủ điều kiện nuôi con, số trứng rụng biến động cao (13-15 trứng/lần lên giống) đến lứa đẻ tiếp theo, số trứng rụng ổn định hơn (22-25 trứng/lần lên giống) Do đó, số con đẻ ra ở những lứa sau thường cao hơn lứa trước (Thạch Thanh Thúy, 2002)
2.4.3 Thể trọng heo lúc đẻ
Thể trọng heo lúc đẻ ở lứa đẻ đầu phản ánh rất lớn đến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo cái hậu bị của trại, chẳng những thế nó còn cho biết thời gian phối giống heo ở lứa đẻ đầu sớm hay muộn Nếu phối giống quá sớm khi cơ thể mẹ chưa thành thục về thể vóc sẽ ảnh hưởng xấu như trong thời gian có chửa có sự phân tán chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ, do đó sự phát triển của bào thai cũng bị ảnh hưởng Kết quả mẹ yếu, con nhỏ, khung xương chậu phát triển chưa hoàn toàn làm cho con vật đẻ khó Do đó, việc quyết định tuổi phối giống lần đầu đối với gia súc có ý nghĩa rất lớn trong chăn nuôi (Võ Trọng
Trọng lượng heo quá lớn hay mập mỡ lúc đẻ sẽ ảnh hưởng đến heo con
bú mẹ dễ bị tiêu chảy do lượng mỡ trong sữa nhiều Trọng lượng heo quá nhỏ hoặc gầy ốm cũng đồng nghĩa với việc heo mẹ chưa chuẩn bị tốt thỏa mãn điều kiện để nuôi con, cung cấp sữa quá ít heo con không đủ bú dẫn đến dễ chết do đói không đủ sữa bú,… Trọng lượng để phối giống lứa đẻ đầu vào khoảng 110-120 kg và cung cấp dưỡng chất đầy đủ nhu cầu để bào thai phát triển khoảng 25-35 kg là hợp lý Nếu phối heo trước 110 kg thì ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và sự hao mòn nhanh do đó heo nái sẽ bị loại thải sớm (Viện Chăn nuôi Việt Nam, 2004)
2.4.4 Thức ăn và mức ăn
Theo Vũ Đình Tôn và ctv (2005), kỹ thuật chăm sóc nái hậu bị rất quan
trọng, làm sao cho nái hậu bị khi đến tuổi phối giống đạt khối lượng yêu cầu,
Trang 2716
đảm bảo thành thục về tính và thể vóc Chăm sóc heo nái hậu bị là một khâu khó, đòi hỏi heo không được quá gầy yếu dẫn đến sức sinh sản kém, tránh heo quá béo sẽ khó động dục Như vậy, khẩu phần ăn cho heo cần phải phù hợp, theo từng tháng tuổi Khẩu phần không đảm bảo dinh dưỡng, mức dinh dưỡng cung cấp không đủ thì làm giảm khả năng tăng trọng, kéo dài ngày đạt khối lượng phối giống lần đầu tiên, dẫn đến kéo dài tuổi đẻ lứa đầu (Phùng Thị Văn, 2004)
Theo Viện chăn nuôi quốc gia (1995), đã đưa ra mức nhu cầu CP và năng lượng trong khẩu phần nái hậu bị qua Bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5: Nhu cầu CP và năng lượng trong khẩu phần nái hậu bị
2,31 300,00 7,11
2,45 318,00 7,54
(Viện chăn nuôi quốc gia, 1995)
Bên cạnh đó, định mức ăn của nái chửa cần căn cứ vào thời kỳ mang thai, để cung cấp lượng thức ăn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng nhưng không ảnh hưởng đến thai, heo nái khi mang thai cần cho ăn nhiều bữa trong ngày, chú ý không nên cho nái ăn quá no sẽ dễ gây chèn ép thai Ngoài ra, định mức
ăn của nái còn phải căn cứ vào tình trạng của nái béo hay gầy để có chế độ chăm sóc phù hợp (Nguyễn Thiện, 2008)
Định mức ăn cho heo nái theo từng thể trạng khác nhau do Lê Hồng Mận (2002) đề xuất được trình bày qua Bảng 2.6 như sau
Bảng 2.6: Định mức ăn cho heo nái theo thể trạng
Thời kỳ mang thai
Thể trạng nái Nái gầy Nái bình
thường Nái béo Sau cai sữa đến khi phối giống
Phối giống đến 21 ngày
Chửa kỳ I
Từ 85 – 110 ngày
Từ 111 – 113 ngày
3,5 2,5 2,5 3,0 2,0
3,0 2,5 2,5 3,0 2,0
3,0 1,8 1,8 2,5 2,0
(Nguồn: Lê Hồng Mận, 2002)
Theo Vũ Đình Tôn và ctv (2005), nuôi dưỡng heo nái nuôi con cần phải
tính đến không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho duy trì cơ thể mà một phần dinh dưỡng rất quan trọng sẽ được dùng để phục vụ nhu cầu tiết sữa Do cơ thể heo
Trang 2817
mẹ rất ưu tiên cho việc tiết sữa nên nếu không cung cấp đủ heo mẹ sẽ phải huy động chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể để tiết sữa Từ đó, dẫn đến heo nái bị hao mòn nhiều và sẽ ảnh hưởng đến lần sinh sản sau đó Ngoài ra, thức ăn có ảnh hưởng đến cả số và chất lượng sữa, loại thức ăn khác nhau thì kích thích tiết sữa khác nhau Theo Vũ Duy Giảng (1997), heo nái nuôi con cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và mức ăn hợp lý để hạn chế mức thấp nhất sự hao mòn sau khi nuôi con và được trình bày qua Bảng 2.7
Bảng 2.7: Tiêu chuẩn ăn dinh dưỡng cho nái nuôi con
2000
200
10 0,75 0,5
80
5
10 0,14
tế nghiêm trọng cho các trại heo
Bệnh viêm tử cung ở heo nái là một trong những tổn thương đường sinh dục của heo nái sau khi sinh, làm mất sữa, heo con không có sữa sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, heo con chậm phát triển Heo nái chậm động dục trở lại, không thụ thai, có thể dẫn đến vô sinh, mất khả năng sinh sản ở heo nái (Đặng Thanh Tùng, 2006) Ngoài ra, bệnh còn do nhiều bệnh khác như: sốt sữa sau khi đẻ, mất và ít sữa,… cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của heo nái
Trang 2918
2.4.6 Tác động của ngoại cảnh
Theo Nguyễn Thiện (2004), tiểu khí hậu chuồng nuôi phụ thuộc vào số phân trong chuồng và sự trao đổi trong không khí Chuồng không có phân, độ thoáng khí tốt sẽ kết hợp với dinh dưỡng đầy đủ (năng lượng và protein) sẽ đưa năng suất heo lên nhanh
Chuồng trại: giữ vai trò quan trọng trong việc chăn nuôi, vì chuồng trại
là nơi tạo nên tiểu khí hậu thích hợp cho heo sinh trưởng, sinh sản tốt nhất, chuồng trại sạch sẽ hạn chế được những bệnh do nhiễm khuẩn, kí sinh trùng Heo mẹ nhiễm bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe heo mẹ lẫn heo con do heo con bú mẹ và sức đề kháng của heo con còn kém (Võ Văn Ninh, 2003)
Nhiệt độ và ẩm độ: Đối với heo nái, khả năng chịu nóng tốt hơn heo
thịt, tuy nhiên heo nái nuôi con mập mỡ gặp thời tiết nóng thì giảm mức độ tiêu thụ thức ăn nên dễ bị mất sữa Khi nhiệt độ môi trường từ 200C lên 320C (nóng) lượng thức ăn tiêu thụ và năng suất sữa của heo nái bị giảm Ẩm độ cao
sẽ ảnh rất lớn heo con (Võ Văn Ninh, 2001)
Ánh sáng: thời gian chiếu sáng trong ngày tăng từ 8h lên 16h, sản lượng
sữa tăng 20%, trọng lượng toàn ổ 21 ngày tăng 13% và tỷ lệ heo con còn sống tăng 10% (Trần Thị Dân, 2004)
2.5 Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái mang thai và nuôi con
2.5.1 Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái mang thai
Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái mang thai đúng kỹ thuật với mục tiêu heo
đẻ được nhiều con, heo con đẻ ra khỏe mạnh, heo mẹ đủ sữa cho con bú và cơ thể hao mòn đúng mức Heo nái có chửa bình quân 114 ngày Sau khi phối giống 20-23 ngày mà heo nái không động dục trở lại là đã có chửa (Võ Văn Ninh, 2001)
Theo Lê Thị Mến (2010), heo nái có chửa chia làm 2 thời kỳ gồm chửa
kì 1 (từ phối giống đến ngày chửa thứ 90) và chửa kì 2 (từ ngày chửa thứ 90 đến ngày dự kiến đẻ) Tùy theo thời kỳ sản xuất mà mức ăn hằng ngày cho heo nái mang thai được cung cấp phù hợp theo nhu cầu (Hình 2.7)
Trang 3019
Hình 2.7: Lượng thức ăn hằng ngày cho heo nái sinh sản theo thời kỳ sản xuất
Quản lý chăm sóc heo nái chửa cần phải hết sức cẩn thận tránh không để sẩy thai Cần nhốt nái chửa vào ô chuồng riêng, nền chuồng phải đạt tiêu chuẩn tránh gây bất lợi về vấn đề móng, chân, đi đứng Một tuần trước khi đẻ nếu có ô chuồng đẻ riêng thì chuyển nái chửa đến, nếu không có thì làm vệ sinh chuồng heo nái đang cho ở sạch sẽ, khô ráo phun thuốc sát trùng như Crezyl 5%, tiếp theo đó là quan tâm đến việc chuẩn bị đèn và bếp sưởi, ngăn riêng ô nhỏ trong chuồng chuẩn bị ổ úm có sưởi nhiệt cho heo con Công tác trợ sản là khâu quan trọng đảm bảo ổ heo con hoàn hảo Ở trang trại cần lên lịch sinh đẻ của đàn heo nái (Lê Hồng Mận, 2002)
Theo Lê Hồng Mận (2006), xác định mức ăn cho heo nái chửa vào các giai đoạn chửa (Bảng 2.8) rất quan trọng để có khẩu phần vừa đủ cho bào thai phát triển tốt, cơ thể heo mẹ giảm hao mòn Vì vậy, nuôi dưỡng heo nái chửa cần chú ý các yếu tố như khối lượng cơ thể heo mẹ (heo to cho ăn nhiều hơn); heo nái chửa quá béo hoặc quá gầy mà giảm hoặc tăng lượng thức ăn; giai đoạn chửa kỳ 2 cho ăn nhiều hơn chửa kỳ 1; tiểu khí hậu chuồng nuôi vì khi trời nóng heo ăn ít cần tăng chất lượng thức ăn (tăng protein) và trời lạnh tăng mức ăn cao hơn cho chống rét
Bảng 2.8: Mức ăn heo nái cơ bản theo giai đoạn mang thai (kg/ngày/con)
Chờ phối Chửa kỳ I Chửa kỳ II Chờ đẻ Thời kỳ
ợng TĂ
Trang 3120
Lê Hồng Mận (2006)
Bên cạnh đó, cần bổ sung vào thức ăn heo nái các loại vitamin cũng như đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu các acid amin thiết yếu như: phenylalanine, valine, tryptophan, methionnine, arginine, threonine, histidine, isoleucine, leucine, lysine,…
Theo Lê Hồng Mận (2006), phòng bệnh cho heo nái từ 10 ngày trước ngày dự kiến đẻ cho tẩy giun sán (có thể trộn thuốc vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y) Vệ sinh tắm rửa cho heo nái cần dùng khăn thấm nước ấm lau sạch bầu vú và âm hộ tránh lây nhiễm khuẩn cho heo con Tiêm phòng các loại vaccine như vaccine tụ dấu, Lepto, dịch tả 2 lần/năm cho heo nái, nhưng cần chú ý không tiêm cho heo nái có chửa từ ngày phối giống đến 60 ngày, trừ khi có dịch Theo dõi kiểm tra để phát hiện và phòng trị bệnh ghẻ kịp thời, thường xuyên Hai tuần trước ngày dự kiến đẻ cho tắm ghẻ lần 1
và sau đó 7 ngày cho tắm ghẻ lần 2, bắt buộc phải tắm ghẻ đề phòng heo mẹ
bị ghẻ sẽ lây cho heo con ngay lúc mới sinh
2.5.2 Kỹ thuật chăm sóc quản lý heo nái khi đẻ
Theo Lê Hồng Mận (2006), biểu hiện của heo nái sắp đẻ bao gồm:
+ Có hiện tượng vú căng ra và chảy sữa là heo sẽ đẻ trong vòng 20-24 giờ + Âm hộ sưng hẳn lên, mọng lên, tiết dịch nhờn và mở to Khi heo mẹ chảy chất nhờn ra từ âm hộ có cứt su là heo nái sắp đẻ, heo tìm chổ nằm và âm hộ chảy chất nhờn nhiều là lúc bắt đầu đẻ
+ Có hiện tượng giãn khớp xương chậu như cảm nhận heo nái bị sụt mông + Heo đi đi lại lại bồn chồn, bỏ ăn, đi phân không vào chổ nhất định, ủi cả máng ăn
2.5.3 Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng nái nuôi con
Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2006), chăn nuôi heo mẹ nuôi con là giai đoạn hết sức quan trọng và khó nhất, nó quyết định trực tiếp đến năng suất, tỷ lệ heo con nuôi sống, heo nái tách con nhanh chóng động dục trở lại Vì mục đích kinh tế trong chăn nuôi nên chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái nuôi con có một số yêu cầu như sau:
- Thức ăn phải đủ dinh dưỡng, không ẩm mốc, không bị nhiễm khuẩn, phòng bệnh phân trắng heo con Khẩu phần heo nái nuôi con phải đảm bảo đầy đủ thành phần và tỷ lệ chất dinh dưỡng để tiết sữa cho con bú, có độ hao mòn heo mẹ vừa phải tạo thuận lợi cho lấy giống lứa đẻ kế tiếp
Trang 3221
- Nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần heo nái nuôi con đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết Sử dụng thức ăn thức ăn hỗn hợp đậm đặc cho heo nái đẻ nuôi con cần quan tâm nhiều yếu tố Trong đó, yếu tố nên được quan tâm đầu tiên là mức ăn hằng ngày cho heo nái nuôi con Tùy vào nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất sữa nuôi con của heo nái mẹ ta sẽ phối hợp khẩu phần với các lượng ăn hằng ngày được thay đổi sao cho tối ưu nhất được trình bày qua Bảng 2.9 như sau
Bảng 2.9: Tiêu chuẩn ăn và chất dinh dưỡng hàng ngày cho heo nái nuôi con
Trang 3322
- Thức ăn tốt sẽ cho chất lượng sữa tốt Thiếu ăn, heo con bú làm hao mòn heo mẹ nhiều quá mức gây liệt chân sau, chậm động dục trở lại, đẻ thưa, không kinh tế vì phải loại thải sớm Lượng sữa mẹ tăng dần từ lứa đẻ thứ 2 và giảm từ lứa đẻ thứ 5 về sau
- Phải cần đảm bảo có tiểu khí hậu trong chuồng nuôi tốt: chuồng ấm, thoáng, không khí lưu thông tốt, tránh gió lùa, tránh phòng nóng, lạnh và ẩm gây stress cho heo con
Theo Võ Văn Ninh (2001), Lượng sữa heo mẹ tiết dần ngay sau khi đẻ đến ngày thứ 20-25, sau đó giảm dần Lượng sữa nhiều ít phụ thuộc chế độ nuôi dưỡng và di truyền của giống heo, ít chịu ảnh hưởng của số con đẻ ra Lượng sữa tương đối ổn định nên heo mẹ nhiều con thì heo con bé hơn con của heo mẹ đẻ ít con Chất lượng sữa đầu cao hơn sữa thường và có chứa chất miễn dịch globulin, tăng sức đề kháng cho heo con Sữa heo giàu chất dinh dưỡng, chất béo và vitamin A, D
Theo Lê Hồng Mận (2006), Khi chăm sóc heo nái nuôi con điều đáng quan tâm đầu tiên là cần giữ chuồng luôn khô ráo, có đệm lót rơm, bao tải để giữ ấm cho heo mẹ và heo con, tránh gió lùa, có đèn, bếp sưởi Tuyệt đối tránh
để heo mẹ và heo con nằm trên nền xi măng lạnh dễ bị phân trắng Sau khi đẻ, tháng đầu không được tắm cho heo mẹ nhưng hàng ngày phải chải khô toàn thân mình heo Dùng nước ấm lau sạch vú heo mẹ cho heo con bú, sau đó tắm chải cho heo mẹ vào những ngày ấm trời Trong chuồng không để đọng nước tránh heo con uống bị nhiễm khuẩn đường ruột
Khẩu phần cho heo nái nuôi con: Nái không cần ăn trong 12-24 tiếng sau khi sinh nhưng luôn luôn cần nhiều nước Khẩu phần đầu tiên của heo nái sau khi đẻ nên vào khoảng 1-1,5kg thức ăn nhuận trường; tăng dần lượng thức ăn cho nái đến mức ăn tối đa sớm nhất có thể sau khi sinh Có thể cho heo nái ăn nhiều vào ngày sinh Nhóm nái gầy sau khi sinh sẽ hồi phục hồi tốt hơn nếu được cho ăn nhiều ngay sau khi sinh (Heo Team theo thepigsite, 2013)
Theo NRC (1998), heo nái trước khi đẻ 5 ngày nên giảm ăn cho heo nái
và 3 ngày sau khi đẻ heo ăn cũng khá ít Sau đó tăng dần lượng thức ăn, khi đẻ con được 1 tuần heo nái nuôi con sẽ có lượng ăn hằng ngày dần ổn định cho đến khi tách con Theo khuyến cáo của NRC (1998) thông qua Bảng 2.10, sẽ giúp người chăn nuôi cung cấp đủ dưỡng chất cho nái trong giai đoạn nuôi con
và hạn chế mất sức cho heo nái sau tách con
Trang 3423
Bảng 2.10: Mức ăn heo nái nuôi con (kg/con/ngày)
Lứa đẻ 1-5 Lứa đẻ 6 trở đi Trước khi đẻ
Chuẩn bị cai sữa
(NRC, 1998)
Trang 3524
2.6 Đặc điểm sinh lý ở heo con
2.6.1 Sự sinh trưởng và phát triển của heo con
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2008), heo con trong thời kỳ này phát triển rất nhanh thể hiện qua sự tăng khối lượng của cơ thể Thông thường, khối lượng heo con ở ngày thứ 7-10 đã gấp 2 lần khối lượng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi khối lượng cơ thể gấp 4 lần khối lượng sơ sinh, lúc 30 ngày tuổi khối lượng cơ thể gấp 5 lần khối lượng sơ sinh và đến 60 ngày tuổi khối lượng
cơ thể gấp 10-15 lần khối lượng sơ sinh
Theo Trần Cừ (1972) thì trong quá trình sinh trưởng và phát triển, heo con gặp hai thời kỳ khủng hoảng là lúc 3 tuần tuổi và lúc cai sữa Lúc 3 tuần tuổi: do nhu cầu sữa cho heo con tăng, trái lại lượng sữa heo mẹ lại bắt đầu giảm, một số chất dinh dưỡng trong heo con giảm dần đặc biệt là sắt, sắt là thành phần cấu tạo hemoglobin khi thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu; Lúc cai sữa: do bị tách khỏi mẹ, từ dinh dưỡng phụ thuộc sữa mẹ chuyển sang dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn Nếu sự chuyển biến này đột ngột sẽ tác động xấu đến tăng trưởng heo con
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), trọng lượng heo con đạt lúc sơ sinh, cai sữa và xuất chuồng có mối tương quan thuận với nhau, có nghĩa là trọng lượng lúc sơ sinh càng cao dẫn đến trọng lượng lúc cai sữa cao
và từ đó trọng lượng sau cai sữa, xuất chuồng càng cao Điều này giúp các nhà chăn nuôi cần có kỹ thuật chăn nuôi heo nái chửa thích hợp để làm tăng được trọng lượng sơ sinh của heo con cũng như tăng trọng lượng heo cai sữa
2.6.2 Sức đề kháng của heo con
Theo Nguyễn Thiện Và Võ Trọng Hốt (2009), heo con từ khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể Song, lượng kháng thể trong máu heo con được tăng rất nhanh sau khi heo con bú sữa đầu Cho nên, ở heo con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động Nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa mẹ Trong sữa đầu của heo mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ trong sữa có tơi 18-19% protein Trong đó, lượng -globulin chiếm số lượng rất lớn (34-45%) cho nên nó có vai trò miễn dịch ở heo con
2.6.3 Cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo con
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), trong giai đoạn này heo
có khả năng duy trì thân nhiệt là do sự hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn Ngoài ra, heo con mới sinh trong cơ thể có lượng nước rất cao, nước có vai trò
Trang 3625
rất quan trọng trong việc điều tiết thân nhiệt của heo Trong những ngày đầu khả năng điều tiết thân nhiệt của heo rất kém, nó chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố môi trường và phụ thuộc vào tuổi hơn là khối lượng heo Heo con từ 20 ngày tuổi trở đi khả năng điều tiết than nhiệt tốt hơn
Khuyến cáo nhiệt độ thích hợp cho heo con trong thời kỳ theo mẹ (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2004) được thể hiện qua Bảng 2.11 như sau
Bảng 2.11: Nhiệt độ thích hợp cho heo con (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2004)
Ngày đầu (mới lọt lòng mẹ)
Ngày thứ 2 sau khi sinh
Ngày thứ 3 sau khi sinh
Ngày thứ 4 sau khi sinh
Ngày thứ 5 sau khi sinh
Ngày thứ 6 sau khi sinh
Ngày thứ 7 sau khi sinh
Từ ngày thứ 8 đến cai sữa
35
34
33 31-32 30-31 28-29 26-27 23-25
(Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2004)
2.6.4 Đặc điểm tiêu hóa ở heo con
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2009), thời kỳ này đặc điểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa heo con đó chính là sự phát triển rất nhanh song chưa hoàn thiện Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa còn chưa hoàn thiện thể hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số enzyme trong đường tiêu hóa heo con bị hạn chế Sự lớn dần của bộ máy bộ tiêu hóa ở heo con được trình bày qua Bảng 2.12
Bảng 2.12: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con
Sơ sinh 70 ngày tuổi
(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)
Trang 372.6.4.1 Sự tiêu hóa ở miệng
Theo Trương Lăng (2000), heo mới sinh những ngày đầu hoạt tính enzyme amylase nước bọt cao, cao nhất ở ngày thứ 14 Thức ăn có phản ứng acid yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch Vì vậy, cần lưu ý không cho heo con ăn thức ăn lỏng
Heo nhai thức ăn tương đối kỹ, hạt to cứng nhai lâu hơn, tuổi càng lớn thời gian nhai càng giảm Khi nhai nước bọt thấm vào thức ăn cho dễ nuốt, dễ tiêu hóa Trong nước bọt có 2 loại men là amylase, maltase thủy phân tinh bột thành đường glucose (Lê Hồng Mận, 2002)
2.6.4.2 Tiêu hóa ở dạ dày
Theo Trương Lăng (2003), heo con 10 ngày tuổi dạ dày tăng gấp 3 lần,
20 ngày đạt 0,2 lít, hơn hai tháng tuổi đạt 2 lít, đến tuổi trưởng thành đạt 3,5-4 lít Nồng độ acid của dịch vị heo sơ sinh thấp nên hoạt hoá pepsinogen kém, đồng thời diệt khuẩn kém Hydrochloric acid (HCL) tự do xuất hiện ở 25-30 ngày tuổi và diệt khuẩn rõ nhất ở 40-45 ngày tuổi Trong tháng tuổi đầu, dạ dày hầu như không tiêu hoá protein thực vật Sữa sau khi rời khỏi dạ dày 1-1,3 giờ, trộn dịch vị với sữa tỷ lệ 1 : 5, sau 5-6 giây sữa đông vón lại, sữa được tiêu hoá hoàn toàn Bên cạnh hydrochloric acid trong dạ dày còn có các loại acid lactic, acetic và propionic; còn acid butyric thì ít hơn Ở dạ dày không tiết enzyme tiêu hoá tinh bột, nhưng vẫn có chức năng tiêu hoá chút ít tiêu hoá tinh bột nhờ enzyme amylase và enzyme maltase của nước bọt thấm vào thức
ăn Trương Lăng (2003), cho rằng lượng dịch vị trong dạ dày của heo sẽ biển đổi tùy theo tuổi và ngày đêm của heo và được thể hiện qua Bảng 2.13
Bảng 2.13: Lượng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm của heo
Thời gian Loại heo
(Trương Lăng, 2003)
Trang 3827
Thành phần dịch tiêu hóa ở dạ dày bao gồm: 99,5% là nước và 0,5% vật chất khô Vật chất khô gồm các muối vô cơ, chất nhầy, acid lactic, pepsinogen, creatinin, ATP và đặc biệt là có sự hiện diện của HCl (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002)
2.6.4.3 Tiêu hoá ở ruột
Heo sơ sinh dung tích ruột non 100 ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ
3 đạt 6 lít, 12 tháng đạt 20 lít Hầu hết các dưỡng chất được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, chủ yếu nhờ các men tiêu hóa từ dịch tụy và dịch mật Sản phẩm cuối cùng phân giải protein acid amin (AA), các AA này được hấp thu qua màng ruột vào máu rồi đến các mô bào cơ thể ở đó chúng được tổng hợp thành protein của các bộ phận cơ thể, enzyme, hormone, Lipid thức ăn được tiêu hóa thành các acid béo và glycerin nhờ enzyme lipase Còn các loại tinh bột và đường đa dưới tác động thủy phân của hệ thống các enzyme: amylase, maltase, lactase, saccharase của tuyến tụy, phân giải thành đường đơn và glucose để heo hấp thu (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002)
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2004), ruột già heo sơ sinh dung tích 40-50
ml, 20 ngày là 100 ml, tháng thứ 3 khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 là 7 lít, tháng thứ 7 là 11-12 lít Ở ruột già quá trình tiêu hóa, hấp thụ và tổng hợp vẫn được tiếp tục nhưng không đáng kể Sự phân giải chủ yếu do vi sinh vật là chủ yếu nhưng so với gia súc nhai lại thì không khá khiêm tốn
Theo Trần Thị Dân (2006) Trong một ngày đêm, heo con một tháng tuổi tiết dịch từ 1,2-1,7 lít; 3-5 tháng có từ 6-9 lít dịch Lượng dịch tiêu hoá phụ thuộc vào tuổi và tính chất khẩu phần thức ăn Heo con 1,5 đến 2 tháng tuổi, lượng dịch ngày đêm tăng đáng kể nếu tăng thức ăn thô xanh vào khẩu phần
2.6.5 Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho heo con
Đàn heo con khỏe mạnh và phát triển tốt đồng đều, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và trong đó cách chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo đủ nhu cầu cho
sự phát triển của heo con
2.6.5.1 Nhu cầu năng lượng
Từ tuần tuổi thứ 3 heo con bắt đầu cần có nhu cầu bổ sung năng lượng, nhu cầu này ngày càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm và nhu cầu của heo con ngày càng tăng Để có cơ sở bổ sung năng lượng cho heo con cần căn cứ vào mức năng lượng được cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của heo con,
từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Dân, 2005)
Trang 39DE trong khẩu phần (Kcal/kg)
ME trong khẩu phần (Kcal/kg)
DE ăn vào ước tính (Kcal/ngày)
ME ăn vào ước tính (Kcal/ngày)
Lượng ăn vào ước tính (g/ngày)
(NRC, 1998)
2.6.5.2 Nhu cầu về nước
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), Nước được xem là yếu tố rất cần thiết cho cơ thể sống Nước tham gia vào sự cấu tạo của tế bào
và là môi trường trao đổi chất trong cơ thể Hàng ngày heo tiêu hao một khối lượng nước trong cơ thể nên cần bù đắp thường xuyên Lượng nước bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: thời kỳ sản xuất (heo nái nuôi con cần nhiều nước hơn heo thịt), loại thức ăn và lượng thức ăn tiêu thụ, nhiệt độ chuồng nuôi và chất lượng của nước
2.6.5.3 Nhu cầu protein và acid amin
Protein là chất thiết yếu và được coi là cơ sở của sự sống, là chất cấu tạo nên các loại mô bào trong cơ thể, đồng thời cũng là cấu tạo của những chất điều hòa sự sống như hormon, enzyme trong cơ thể (Võ Văn Ninh, 2001) Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2009), cung cấp đủ protein cho heo con trong giai đoạn theo mẹ rất quan trọng bởi vì đây là thời kỳ sinh trưởng rất mạnh của hệ cơ và lượng protein được tích lũy rất lớn Thông thường trong khẩu phần cho heo con phải đảm bảo từ 120-130 g protein tiêu hóa/đơn vị thức ăn Hoặc lượng protein thô trong khẩu phần 17-19%
Trong 20 loại AA thì có 10 AA cần được cung cấp trong khẩu phần của heo hay còn gọi là những AA thiết yếu bao gồm: phenylalanine, valine, tryptophan, methionnine, arginine, threonine, histidine, isoleucine, leucine, lysine Tuy nhiên, trong thực tế không có nhu cầu về protein chung chung mà chỉ có nhu cầu trong khẩu phần là: số lượng đặc trưng của các AA không thay thế và nitơ không đặc trưng để tổng hợp các AA thay thế (NRC, 1998)
Trang 4029
Theo Võ Văn Ninh (2003), trong một công thức bao giờ cũng có tối thiểu 5% là protein gốc động vật để cung cấp đủ AA thiết yếu và vitamin B12 Nếu dùng nhiều protein động vật trong khẩu phần ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe heo con Đối với heo nái tơ ta nên cung cấp khẩu phần dư protein một ít
để thú tăng trưởng cơ thể và không mất sức ở các lứa đẻ kế tiếp Đối với heo nái rạ, đực giống trưởng thành cần phải cung cấp protein sát nhu cầu hoặc thấp hơn một ít, để tránh heo mập mỡ, không sung sức, vụng về khi giao giống, sinh sản…
2.6.5.4 Nhu cầu chất khoáng và vitamin (vit)
a) Nhu cầu khoáng : có 2 dạng là khoáng đa lượng và khoáng vi lượng
- Khoáng đa lượng
Khoáng đa lượng bao gồm : Ca, P, Cl, Mg…
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2009), Ở heo con nhu cầu chất khoáng rất cao do đây là giai đoạn heo con phát triển rất mạnh cả hệ cơ và hệ xương Trong khẩu phần thức ăn, nhu cầu các chất khoáng như sau: Ca và P Hai nguyên tố này có vai trò rất quan trọng trong hình thành xương
- Khoáng vi lượng
Khoáng vi lượng bao gồm: Fe, Cu, Zn, Mn, I2, Co,
Sắt (Fe) có vai trò rất quan trọng, nó góp phần cấu tạo nên huyết sắc tố, nếu thiếu sắt heo sẽ bị thiếu máu, tiêu chảy, heo chậm lớn, da lông xơ xác… Đồng (Cu) rất cần thiết cho sự hấp thu dễ dàng chất Fe qua ruột, đồng thời cũng giúp cơ thể dễ dàng huy động chất Fe từ nguồn dự trữ khi cơ thể cần đến Kẽm (Zn) đóng vai trò quan trọng trong sự biến dưỡng protein, cacbonhydrate và lipid, thiếu kẽm heo sẽ bị viêm da sừng hóa nhưng nếu thừa cũng có khả năng gây độc và heo dẫn đến heo có thể chết
Mangan (Mn) là chất cần thiết cho sự tổng hợp chất sụn của xương, kiến tạo mô liên kết, phối hợp với vitamin K trong sự đông máu
Iot (I2) là thành phần cấu tạo của kích thích tố tuyến giáp trạng, giữ vai trò điều hòa cường độ trao đổi chất trong cơ thể, thiếu Iot heo chậm lớn, thai khô, xảo thai, chu kỳ động dục thất thường (Võ Văn Ninh (2003)
b) Nhu cầu vitamin
Các vitamin cần cho cơ thể: A, B, C, D, E, H, K,