Hiệu quả quản lý sử dụng vốn
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản của K.Marx là một trong những lý luận quan trọng hàng đầu và nó có giá trị rất lớn đối với hệ thống lý luận của ông Việc chúng ta nghiên cứu nó để vận dụng là một công việc hết sức cần thiết và đòi hỏi sự tỉ mỉ và sáng suốt cao Cần đứng trên một cái nhìn khách quan mà không phải là một cách hiểu áp đặt và tuỳ tiện Bởi sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, giữa quá trình tạo ra giá trị thặng dư và quá trình thực hiện giá trị thặng dư Vì vậy sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất, cần nghiên cứu quá trình lưu thông cùng những quan hệ bóc lột của tư bản, giải thích được đầy đủ những biểu hiện bên ngoài của chủ nghĩa tư bản
1
Trang 2NỘI DUNG
TUẦN HOÀN CỦA TƯ BẢN:
Sự tuần hoàn của tư bản ở đây là gì?
Nó được hiểu như một chu kỳ hay một vòng quay của tiền tệ (Tư bản), sự tuần hoàn đó nó sẽ không mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, nó được hiểu qua công thức sau:
T - H - T'
T - là số tiền tệ (tư bản), bỏ ra ban đầu để mua tư liệu sản xuất, sức lao động, sau đó biến thành "H" đem bán để thu về một lượng giá trị là T' T' ở đây là số tiền hay giá trị kết tinh của sản xuất hàng hoá mà chúng ta nói một cách chính xác hơn là lợi nhuận mà nhà tư bản thu được qua quá trình đầu tư sản xuất Mỗi quá trình của tư bản, tiền tệ càng lớn thì lợi nhuận thu được càng cao tức "T' " và để minh chứng cho những khái niệm trên đây, chúng ta sẽ xem kỹ hơn các qúa trình chu chuyển của tư bản trong bài dưới đây để từ đó có thể hiểu rõ hơn về quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản!
Mọi tư bản sản xuất trong qúa trình vận động đều trải qua 3 giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thức và thực hiện ba chức năng.
Giai đoạn thứ nhất - Giai đoạn lưu thông: Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường với tư cách người mua, thực hiện hành vi T - H, tức là mua.
Giai đoạn thứ hai - Giai đoạn sản xuất: Nhà tư bản tiêu dùng sản xuất các hàng hoá đã mua, tức tiến hành sản xuất, kết quả là nhà tư bản có được một hàng hoá có giá trị lớn hơn giá trị các yếu tố sản xuất ra hàng hoá đó.
Giai đoạn thứ ba - Giai đoạn lưu thông: Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán, thực hiện hành vi H' - T', tức là bán.
1.1 Giai đoạn thứ nhất: T - H: Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường các yếu tố sản xuất, để mua tư liệu sản xuất (TLSX) và sức lao động (SLĐ).
Về hình thức, T - H ở đây chỉ là hành vi mua bán thông thường, tiền tệ được sử dụng làm phương tiện mua như mọi số tiền khác trong lưu thông Tuy nhiên xét về mục đích thì có sự khác biệt, tiền ở đây tuy làm phương tiện mua nhưng phải mua được hàng hoá sức lao động và tư liệu sản xuất nhằm mục đích sản xuất giá trị thặng dư Hành vi T - H không chỉ đơn thuần
T - H
Trang 3biểu thị việc chuyển hoá một món tiền thành hàng hoá, mà nó đã bước vào các giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản.
Hơn nữa, việc mua tư liệu sản xuất và sức lao động không những phải phù hợp với loại
hàng hóa cần chế tạo, mà phải tỉ lệ thích hợp với nhau về số lượng Tỉ lệ đó nhằm bảo đảm cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường và nhất là để sử dụng được triệt để toàn bộ thời gian lao động của công nhân Nếu thiếu tư liệu sản xuất thì công nhân không không đủ việc làm Ngược lại, thiếu công nhân thì tư liệu sản xuất cũng không được tận dụng để tạo ra sản phẩm Do đó, lòng thèm khát lao động thặng dư của nhà tư bản cũng không được thoả mãn.
Quá trình này thể hiện như sau:
Slđ TLsx
Rõ ràng, trong quá trình này hành vi T - SLĐ (việc mua sức lao động) là yếu tố đặc trưng khiến tiền xuất hiện ngay từ đầu với tư cách là tư bản Hành vi T - TLSX chỉ cần thiết để sức lao động đã mua có thể hoạt động được song T - SLĐ được coi là nét đặc trưng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải do tính chất tiền tệ của mối quan hệ đó Tiền đã xuất hiện rất sớm để mua cái được gọi là sự phục vụ, nhưng tiền lúc ấy vẫn không biến thành tư bản tiền tệ Nét đặc trưng không phải ở chỗ người ta có thể mua sức lao động bằng tiền, mà sức lao động biến thành hàng hoá Đây là một việc mua bán, một quan hệ hàng hoá tiền tệ, những người mua là nhà tư bản - kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất và người bán là người lao động làm thuê bị tách rời hoàn toàn với tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt Vậy không phải bản chất của tiền tệ đã đẻ ra mối quan hệ tư bản chủ nghĩa; trái lại, chính sự tồn tại của quan hệ tư bản chủ nghĩa mới làm cho chức năng của tiền tệ là công cụ của lưu thông hàng hoá nói chung biến thành chức năng của tư bản Do đó, trên cơ sở tư liệu sản xuất và sức lao động đã hoàn toàn bị tách rời nhau, quan hệ giai cấp giữa nhà tư bản và người lao động làm thuê đã có rồi, thì tiền của nhà tư bản ứng ra để thực hiện hành vi:
Slđ Tlsx
Hoàn thành quá trình này, giá trị tư bản đã trút bỏ hình thái tiền tệ và mang hình thái các yếu tố của sản xuất TBCN: tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là hình thái tư bản sản xuất Như vậy, kết quả của giai đoạn thứ 1' là tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất.
1.2 Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn sản xuất SX :
3 T - H
T - H
T - H
Trang 4Tư bản ứng ra mua hàng hoá sức lao động tư liệu sản xuất nhằm mục đích thu về một tư bản có gía trị lớn hơn Mục đích đó không thể thực hiện được bằng cách bán ngay các hàng hoá đã mua mà chỉ có thể đạt được bằng cách sử dụng các hàng hoá ấy sản xuất ra một hàng hoá mới Do đó, tiếp theo giai đoạn thứ 1' (mua sức lao động và tư liệu sản xuất) tất yếu dẫn đến giai đoạn thứ hai - giai đoạn sử dụng các hàng hoá đã mua, tức sản xuất Quá trình này có thể biển diễn như sau:
Slđ Tlsx
Quá trình sản xuất ở đây diễn ra cũng giống như quá trình sản xuất của mọi hình thái xã hội khác, là sự kết hợp của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất Phương thức kết hợp đặc thù này không chỉ là kết quả, mà còn là yêu cầu của sự vận động tư bản, qúa trình sản xuất vì vậy trở thành một chức năng của tư bản, trở thành quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa Trong khi thực hiện chức năng của mình, tư bản sản xuất tiêu dùng các thành phần của nó để biến thành một khối lượng sản phẩm có giá trị lớn hơn Kết quả là một hàng hoá mới được tạo ra khác cả về giá trị sử dụng và lượng giá trị so với các hàng hoá cấu thành tư bản sản xuất Hàng hoá mới này là hàng hoá mang giá trị thặng dư, đã trở thành H', có giá trị bằng giá trị của tư bản hao phí sản xuất ra nó cộng với gía trị thặng dư (m) do tư bản sản xuất ấy đẻ ra Nhờ vậy kết quả của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất biến thành tư bản hàng hoá.
1.3 Giai đoạn thứ ba: H ' - T'
Sản xuất hàng hoá, tư bản chưa thể ngừng vận động Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, với chức năng là thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất Trong giai đoạn này, nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng Hàng hóa của nhà tư bản được chuyển hóa thành tiền.
Quá trình này có thể biểu hiện bằng công thức H' - T' Xét về hình thức, hàng hóa ở đây
không khác gì hàng hoá thông thường, hàng hoá tư bản đưa ra lưu thông cũng chỉ thực hiện chức năng vốn có của hàng hoá là bán để lấy tiền Nhưng về bản chất, nó là tư bản hàng hoá, có giá trị bằng giá trị tư bản ứng trước và giá trị thặng dư Nhờ vậy, tiến hành trao đổi theo đúng quy luật giá trị của nó thu về được T', nghĩa là thu về được số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra ban đầu Chức năng của H' không chỉ là chức năng của mọi sản phẩm hàng hoá, mà quan trọng hơn còn là chức năng thực hiện giá trị thặng dư được tạo ra trong qúa trình sản xuất.
SX H' T - H
Trang 5Kết thúc giai đoạn này, tư bản hàng hoá đã chuyển hóa thành tư bản tiền tệ Đến đây, mục đích của tư bản được thực hiện Tư bản quay trở lại hình thái ban đầu, với số lượng lớn hơn trước.
Tổng hợp quá trình vận động của tư bản trong cả ba giai đoạn, ta có công thức: Slđ
Trong công thức này, với tư cách là một giá trị, tư bản đã trải qua một chuỗi biến hoá hình thái có quan hệ với nhau, qui định lẫn nhau; có bao nhiêu biến hoá hình thái là có bấy nhiêu thời kỳ hay giai đoạn của quá trình vận động từ tư bản Trong ba giai đoạn đó, có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông và một giai đoạn thuộc lĩnh vực sản xuất Sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái của tư bản công nghiệp: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa rồi quay trở về hình thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên, gọi là sự tuần hoàn của tư bản.
2. Điều kiện để cho tuần hoàn Tư Bản được bình thường
Sự vận động của TB chỉ diễn ra bình thường khi các giai đoạn của nó được diễn ra liên tục, kế tiếp nhau
Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường chừng nào các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng chuyển tiếp Mặt khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi một giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định Hay nói khác đi, tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành một cách bình
thường khi thỏa mãn hai điều kiện: một là, các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục; hai là, các
hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hóa một cách đều đặn Do đó, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng; đồng thời là sự vận động không đứt quảng Mỗi sự gián đoạn ở bất kỳ giai đoạn nào cũng khiến cho sự tuần hoàn này bị đình trệ
Trang 6Chính trong sự vận động mâu thuẫn đó mà tư bản tự bảo tồn, chuyển hoá giá trị và không ngừng lớn lên.
Mặt khác, TB phải tồn tại dưới cả ba hình thái là TB tiền tệ, TB sản xuất, TB hàng hoá.
3. Các hình thái tuần hoàn của tư bản
Trong quá trình vận động trải qua 3 giai đoạn, tư bản lần lượt khoát lấy các hình thái tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hoá và ở mỗi hình thái nó hoàn thành một chức năng thích hợp Đó là tư bản công nghiệp (công nghiệp với ý nghĩa bao quát mọi ngành sản xuất vật chất kinh doanh) Tư bản công nghiệp là hình thái tồn tại duy nhất của tư bản với chức năng không chỉ chiếm lấy giá trị thặng dư mà còn tạo ra giá trị thặng dư.
Tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hoá đều không phải là những loại tư bản độc lập mà chỉ là những hình thái chức năng đặc thù của tư bản công nghiệp Tư bản này lần lượt mang 3 hình thái và xét trong qúa trình vận động liên tục, mỗi hình thái đều có thể xem là điểm xuất phát đồng thời là điểm hồi qui của nó Vì vậy, tư bản công nghiệp vận động đồng thời cùng một lúc dưới cả 3 dạng tuần hoàn: tuần hoàn của tư bản tiền tệ, tuần hoàn của tư bản sản xuất, tuần hoàn của tư bản hàng hoá.
3.1 Dưới chủ nghĩa tư bản, tư bản cho vay là một bộ phận của tuần hoàn tư bản công
nghiệp dưới hình thức tư bản tiền tệ tách ra Trong quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến hai hiện tượng ngược nhau: Một số nhà tư bản có một lượng tiền tạm thời chưa dùng đến, họ cần cho vay để thu lợi tức; trong khi đó, một số nhà tư bản khác cần tư bản để mua NVL, cần mở rộng kinh doanh mà chưa tích luỹ đủ vốn họ cần phải đi vay Từ đó xuất hiện tư bản cho vay.
Tư bản cho vay là tư bản mà quyền sở hữu và quyền sử dụng tách rời nhau Cùng một tư bản, đối với người cho vay nó là tư bản sở hữu, tức là nó chỉ được tạm giao cho người khác sử dụng sau kỳ hạn nhất định sẽ được hoàn lại kèm theo một số lãi , đối với người đi vay nó là tư bản hoạt động, làm chức năng tạo ra lợi nhuận - tư bản cho vay là một loại hàng hoá đặc biệt vì người bán không mất quyền sở hữu còn người mua khi dùng thì giá trị của nó không mất đi mà còn tăng lên, giá cả của nó không do giá trị mà do giá trị dùng của nó quyết định và thấp hơn nhiều so với giá trị Tuần hoàn của tư bản tiền tệ có công thức: T - H SX H' - T', với điểm xuất phát là T và điểm kết thúc là T', biểu thị một cách rõ nhất động cơ và mục đích vận động của tư bản là giá trị tăng thêm giá trị, tiền đẻ ra tiền hay tư bản cho vay Trong tuần hoàn này, T là phương tiện ứng ra trong lưu thông và T' là mục đích đạt được trong lưu thông nên hình như lưu thông đẻ ra giá trị lớn hơn, còn giai đoạn sản xuất chỉ là khâu trung gian Do đó hình thái
6
Trang 7tuần hoàn của tư bản tiền tệ là hình thái nổi bật nhất, đặc trưng nhất nêu rõ nhất động cơ, mục đích của tuần hoàn của tư bản đồng thời cũng là hình thái phiến diện nhất, che giấu nhất quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa, tư bản cho vay trở nên thần bí và được sùng bái.
3.2 Tuần hoàn của tư bản sản xuất có công thức:
SX H' - T' - H SX
Nói lên sự hoạt động lặp đi lặp lại theo chu kỳ của tư bản sản xuất Tư bản hàng hoá trong tuần hoàn này cho thấy rõ nó là kết quả trực tiếp của sản xuất, còn tư bản tiền tệ kết thúc sự thực hiện tư bản hàng hoá (H') - là phương tiện mua, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sản xuất, tức là chỉ làm môi giới cho tư bản hàng hoá chuyển thành tư bản sản xuất Tuần hoàn này vạch rõ nguồn gốc của tư bản Dù là tái sản xuất giản đơn hay tái sản xuất mở rộng, nguồn gốc tư bản đều từ qúa trình sản xuất mà ra Song tuần hoàn này không biểu thị việc sản xuất giá trị thặng dư Dù là sản xuất hay sản xuất kết cục của nó chỉ xuất hiện dưới hình thái cần thiết để làm chức năng tư bản sản xuất, thực hiện qúa trình tái sản xuất, nó không hề chỉ ra mục đích của quá trình là làm tăng thêm giá trị Do đó người ta dễ lầm rằng mục đích của nó chỉ là sản xuất, trung tâm của vấn đề là cố gắng sản xuất thật nhiều, thật rẻ, có trao đổi sản phẩm cũng chỉ là trao đổi sản phẩm để sản xuất được liên tục.
3.3 Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản
công nghiệp dưới hình thái tư bản hàng hoá tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa Nó được hình thành khi có một số thương nhân ứng tư bản tiền tệ ra đảm bảo việc mua và bán hàng hoá cho tư bản công nghiệp nhằm mục đích thu lơị nhuận Tư bản thương nghiệp là tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá Nó thực hiện chức năng của tư bản hàng hoá đã tách ra khỏi quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp Sự tách rời này phản ánh sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội.
Ra đời từ tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp có quan hệ hai mặt đối với tư bản công nghiệp: sự "phụ thuộc ở bên trong" và "độc lập ở bên ngoài".
Tuần hoàn của tư bản hàng hoá có công thức: H' - T' - H SX H' khác hẳn với các hình thái tuần hoàn khác, điểm xuất phát của nó bao giờ cũng bắt đầu bằng H' - một giá trị đã tăng thêm giá trị, một giá trị tư bản ứng trước đã chứa đựng giá trị thặng dư với bất kỳ qui mô như thế nào Do đó tuần hoàn tư bản hàng hoá có một số đặc điểm sau đây:
- Ngay từ đầu nó đã biểu hiện là hình thái của sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa nên đã bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân
7
Trang 8- Kết thúc bằng H chứ chưa chuyển hoá trở lại thành tiền đã tăng thêm giá trị mới (T'), nó là hình thái chưa hoàn thành, còn phải tiếp tục vận động.
- Tuần hoàn của tư bản hàng hoá là hình thái nổi bật sự liên tục của lưu thông hàng hoá H' là điểm bắt đầu tuần hoàn và H' điểm kết thúc tuần hoàn đều biểu hiện một khối lượng giá trị sử dụng được sản xuất ra để bán Do đó H' điểm bắt đầu tuần hoàn đòi hỏi lưu thông thì điểm kết thúc H' cũng đòi hỏi ngay một qúa trình lưu thông mới.
- Hình thái tuần hoàn này còn trực tiếp bộc lộ mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá với nhau Nó không phải là một hình thái vận động chung cho mọi tư bản công nghiệp cá biệt - mà đồng thời còn là hình thái vận động của tổng số những tư bản cá biệt, tức là toàn bộ tư bản của các giai cấp các nhà tư bản, là một vận động trong đó vận động của mỗi một tư bản công nghiệp cá biệt chỉ là một vận động bộ phận, chằng chịt với những vận động của các tư bản khác nhau và được qui định bởi những vận động này
Tóm lại, nếu xét riêng từng hình thái tuần hoàn, mỗi hình thái chỉ phản ánh hiện thực tư bản chủ nghĩa một cách phiến diện, làm nổi bật bản chất này và che dấu bản chất khác sự vận động của tư bản công nghiệp Do đó, phải xem xét đồng thời cả 3 hình thái tuần hoàn mới nhận thức đầy đủ sự vận động thực tế của tư bản, mới hiểu biết đúng đắn bản chất của mối quan hệ giai cấp mà tư bản biểu hiện trong sự vận động của nó.
Trong thực tế, chỉ có sự thống nhất của 3 hình thái tuần hoàn thì qúa trình vận động của tư bản mới có thể tiến hành liên tục không ngừng Tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành được bình thường khi cả ba giai đoạn chuyển tiếp một cách trôi chảy Nếu một giai đoạn nào ngừng trệ thì toàn bộ tuần hoàn sẽ bị ngừng trệ Song muốn đảm bảo tuần hoàn không ngừng của tư bản, bảo đảm cho tư bản liên tục chuyển hoá hình thái qua các giai đoạn kế tiếp nhau thì phải đủ hai điều kiện.
Thứ nhất, toàn bộ tư bản phải phân ra ba bộ phận, tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái.
Thứ hai, mỗi bộ phận tư bản ở mỗi hình thái khác nhau đều phải không ngừng liên tục trải qua 3 hình thái Hai điều kiện này quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau Chỉ khi có sự sắp xếp của các bộ phận tư bản tồn tại đồng thời ở cả 3 hình thái thì mới có sự kế tục nhau của các bộ phận tư bản ấy Vì vậy, tuần hoàn của tư bản trong sự liên tục của nó không những là sự thống nhất của quá trình lưu thông và quá trình sản xuất, mà còn là sự thống nhất của cả 3 giai đoạn tuần hoàn của nó nữa.
8
Trang 9I. Ý NGHĨA THỰC TIỄN KHI NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT TUẦN HOÀN
1 Trong quá trình vận động của nó đã chứa đựng khả năng tách rời giữa ba hình thái tư bản, làm xuất hiện tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay, hình thành các tập đoàn khác nhau trong giai cấp tư sản, chủ công nghiệp, nhà buôn, chủ ngân hàng Các tập đoàn này cùng chia nhau giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp
2 Việc nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn đem lại lợi ích vô cùng to lớn đối với sự thành bại của doanh nghiệp Rõ ràng ta thấy hiện nay trong nền kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng có nhiều doanh nghiệp thành công và đi lên, tuy nhiên cũng có không ít doanh nghiệp thua lỗ và dẫn đến
nợ nần, phá sản Do đó, Ngay từ khi có quyết định bỏ vốn thành lập doanh nghiệp nhà quản trị
phải trả lời được 3 câu hỏi: doanh nghiệp sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? chỉ khi trả lời ba câu hỏi này một cách đầy đủ và chính xác nhất thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới được tiến hành bình thường và liên tục hay nói cách khác doanh nghiệp góp phần thực hiện quá trình tuần hoàn tư bản.
3 Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả: Việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là một chìa khoá quan trọng cho thành công của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung Để thấy được vai trò của việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, chúng ta nhìn lại nền kinh tế nước ta thời kỳ kế hoạch hoá tập trung Như chúng ta đã biết, công nghiệp nặng là ngành đòi hỏi phải có một lượng TB ứng trước lớn, thời gian chu chuyển của TB cố định rất dài, do đó hiệu quả TB đương nhiên không cao và hiệu quả kinh tế thu được rất chậm Do nguồn vốn ít ỏi, thực lực kinh tế còn yếu cho nên nhà TB đã không đầu tư vào các ngành có thời gian chu chuyển ngắn hay tốc độ chu chuyển nhanh Chính vì sai lầm này, mọi nguồn lực đều bị sử dụng vô tội vạ, các nguồn vốn tài trợ đều được đổ vào công nghiệp nặng bất chấp hiệu quả, bất chấp quy luật cung cầu Hậu quả là ngân sách nhà nước cạn kiệt, nợ nước ngoài chồng chất, lạm phát tăng, hệ thống công nghiệp nặng đồ sộ không còn được nuôi dưỡng bỗng chốc trở thành gánh nặng kinh tế.
Như vây, việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là hết sức quan trọng, đặc biệt là trong việc xác định mục tiêu và hoạch định chiến lược PT kinh tế, từđó có chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn thích hợp.
Mà muốn làm được điều này tốt, rõ chúng ta phải có những kiến thức tốt về sự vận động tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp Phải hiểu được sự xoay vòng của tư bản, những giá trị tích cực mà tư bản đem lại sau vòng tuần hoàn của nó Đồng thời củng phải thấy được những
9
Trang 10thách thức, rũi ro, những tiêu cực mà chính vòng xoay ấy tạo ra Xét cho cùng, mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiêp đều là những nhà tư bản, là những người hưởng lợi từ tư bản, và củng có thể là nạn nhân của tư bản.
10