1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và các biện pháp quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam.docx

48 1,5K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 183,93 KB

Nội dung

Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và các biện pháp quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với những khó khăn, biếnđộng và cũng đầy thách thức của nền kinh tế thị trường Bất kỳ một doanhnghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải có những yếu tố như vốn, khảnăng quản lý và nguồn nhân lực đáng tin cậy Do vậy đòi hỏi các nhà kinhdoanh phải tự tổ chức cho mình một bộ máy quản lý thật hiệu quả Trong vòngquay hối hả, gấp gáp của nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc quản lý, sửdụng vốn thế nào cho hợp lý đã trở thành một vấn đề mà mọi doanh nghiệp đềuquan tâm

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng nói riêng là mục tiêu phấn đấu của mỗi doanh nghiệp và cũng là một vấn

đề nan giải cho các nhà lãnh đạo

Với những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và các biện pháp quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam”

Bằng những kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo– TS Đinh Thị Mai và tập thể cán bộ công nhân viên của công Công ty cổ phầnxây dựng và khai thác mỏ Việt Nam, em đã hoàn thành được đề án

Nội dung chính của đề án gồm 3 phần:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động.

Chương 2: Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ VN.

Chương 3: Nhận xét, đánh giá và một số ý kiến đề xuất nhắm nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng

và khai thác mỏ Việt Nam.

Trang 2

CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG

1.1 Vốn lưu động và các nguồn hình thành vốn lưu động.

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động, các doanhnghiệp còn cần có các đối tượng lao động Khác với các tư liệu lao động, các đốitượng lao động (nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm) chỉ tham gia vào mộtchu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nóđược chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm Những đối tượng laođộng nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, cònxét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động ra làm hailoại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông Tài sản lưu độngsản xuất gồm các loại nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thànhphẩm, sản phẩm dở dang … đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc sản xuất,chế biến Tài sản lưu động lưu thông bao gồm các sản phẩm, thành phẩm chờtiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các loại chi phí chờ kết chuyển, chi phí trảtrước…

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của vốn lưu động.

Trang 3

- Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưuđộng chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khidoanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thu được bằng tiền bán hàng Như vậy vốn lưuđộng hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.

*Vai trò của vốn lưu động.

Vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là một bộ phận củasản xuất kinh doanh Nó đóng góp một vai trò rất to lớn trong sự tăng trưởng vàphát triển của doanh nghiệp Cụ thể:

- Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn đầu tư ứng trước để hìnhthành tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục, là yếu tố để doanh nghiệp đạt được kếtquả sản xuất kinh doanh tốt nhất

- Vốn lưu động luôn tồn tại trong các khâu của hoạt động sản xuất kinhdoanh Cụ thể là: vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, vốn lưu động trongkhâu sản xuất, vốn lưu động trong khâu lưu thông Thiếu vốn lưu động ở mộttrong ba khâu đều ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

1.1.3 Phân loại vốn lưu động.

Để quản lý sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loạivốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau Thông thường cónhững cách phân loại sau:

* Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoảnnguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất : bao gồm các khoản giá trị sản phẩm

dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thànhphẩm, vốn bằng tiền ( kể cả vàng, bạc, đá quý), các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu

tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…), các khoản thế chấp, ký cược, kýquỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán ( các khoản phải thu, các khoảntạm ứng…)

Trang 4

Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trongtừng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơcấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.

* Phân loại theo hình thái biểu hiện:

- Vốn vật tư hàng hoá: bao gồm giá trị các loại nguyên vật liệu, thànhphẩm bán thành phẩm, sản phẩm dở dang…

- Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiềngửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán

Cách phân loại này giúp các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho

dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

* Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn:

_ Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, phân phối và địnhđoạt Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu được hình thành từnhững nguồn khác nhau: nguồn đóng góp ban đầu và bổ sung của các nhà đầu

tư, vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn đóng góp bổ sung từ kết quả hoạt độngkinh doanh…

- Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vaycác ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác Doanh nghiệp chỉ cóquyền sử dụng trong một thời gian nhất định

Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp đượchình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ Từ đó cócác quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn,đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp

Ngoài ra còn một số cách phân loại khác như: Phân loại theo nguồn hình

thành ( nguồn vốn điều lệ, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, liên kết,nguồn vốn đi vay, nguồn vốn huy động từ thị trường vốn), phân loại theo thờigian huy động vốn ( nguồn vốn huy động thường xuyên, nguồn vốn lưu động

Trang 5

tạm thời), phân loại theo phạm vi huy động vốn ( nguồn vốn bên trong doanhnghiệp, nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp).

1.2 Quản lý vốn lưu động.

1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý vốn lưu động.

Trong nền kinh tế thị trường để có thể tồn tại và phát triển các doanhnghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý các hoạt động kinh doanhcủa mình Một trong những vấn đề phải quan tâm là nâng cao hiệu quả quản lý

và sử dụng vốn lưu động Đây có thể nói là một bộ phận rất quan trọng và có ýnghĩa quyết định đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố đểdoanh nghiệp đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất Vậy sự cần thiếtphải quản lý vốn lưu động xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

- Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của vốn lưu động trong quá trìnhsản xuất kinh doanh Nó là bộ phận không thể thiếu được đối với mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh, là bộ phận chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn kinhdoanh cùa doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp quản lý tốt vốn lưu động sẽ tránhđược tình trạng ứ đọng vốn và là tiền đề cho việc sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm

và hiệu quả

- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợinhuận là chỉ tiêu chất lượng nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh và là nguồn tích luỹ để tái sản xuất mở rộng Đạt được lợi nhuận ngàycàng nhiều là mục tiêu hướng tới của tất cả các doanh nghiệp Để đạt được điều

đó các doanh nghiệp phải tăng cường công tác tổ chức quản lý vốn kinh doanhnói chung và vốn lưu động nói riêng

Tóm lại, việc quản lý vốn lưu động trong mỗi doanh nghiệp là rất cần

thiết, là yêu cầu khách quan phải thực hiện tốt để giúp doanh nghiệp mở rộngsản xuất, tăng lợi nhuận

1.2.2 Nội dung quản lý vốn lưu động.

Như đã nói ở trên, quản lý tốt vốn lưu động sẽ tạo tiền đề cho việc sửdụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả giúp doanh nghiệp mở rộng sảnxuất, tăng lợi nhuận Nội dung quản lý vốn lưu động bao gồm:

Trang 6

- Quản lý vốn bằng tiền: hoạt động thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệpdiễn ra hàng ngày, hàng giờ; hơn nữa vốn tiền mặt là một loại tài sản đặc biệt, cókhả năng thanh khoản cao, dễ dàng chuyển sang các hình thức tài sản khác Vìvậy doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý vốn tiền mặt một cách chặt chẽ,nhất là phải có sự phân định rõ ràng trong quản lý vốn tiền mặt để tránh bị mấtmát, lợi dụng Nội dung quản lý vốn bằng tiền trong doanh nghiệp thông thườngbao gồm:

+ Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý để có thể tránh được các rủi rokhông có khả năng thanh toán ngay

+ Dự đoán và quản lý các luồng nhập xuất vốn tiền mặt Trên cơ sở sosánh các luồng nhập, xuất ngân quỹ doanh nghiệp có thể thấy được mức thặng

dư hay thâm hụt ngân quỹ

+ Quản lý sử dụng các khoản thu chi vốn tiền mặt

- Quản lý vốn tồn kho dự trữ:

Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưugiữ để sản xuất hoặc bán ra sau này Trong các doanh nghiệp, tài sản tồn kho dựtrữ thường ở ba dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm

dở dang và bán thành phẩm; các thành phẩm chờ tiêu thụ Tuỳ theo ngành nghềkinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ trên có khác nhau Việc quản lýtồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng vì sẽ giúp cho doanhnghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán,đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động

- Quản lý các khoản phải thu:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thườngtồn tại một khoản vốn trong thanh toán, đó là các khoản phải thu, phải trả Tỷ lệcác khoản phải thu trong các doanh nghiệp có thể khác nhau, thông thườngchúng chiếm từ 15% - 20% trên tổng tài sản của doanh nghiệp Để giúp doanhnghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế việc phát sinhcác chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, doanh nghiệp cần phải có biện phápquản lý tốt

-Quản lí các khoản phải trả:

Trang 7

Khác với các khoản phải thu, các khoản phải trả là các khoản vốn doanh nghiệpphải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộpcho Ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động Việcquản trị các khoản phải trả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyênduy trì một lượng vốn tiền mặt để đáp ứng yêu cầu thanh toán mà còn đòi hỏiviệc thanh toán các khoản phải trả một cách chính xác, an toàn và nâng cao uytín của doanh nghiệp đối với khách hàng, đặc biệt giúp doanh nghiệp có thể chủđộng về phần vốn hoạt động của mình, từ đó nâng cao hiệu quả đồng vốn, nắmbắt được thời cơ kinh doanh.

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp có thể sử dụng một

số chỉ tiêu sau:

1.3.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển

và kì luân chuyển vốn:

*Số lần luân chuyển VLĐ: phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một

thời kì nhất định, thường tính trong một năm Công thức tính như sau:

L = L: Số vòng quay VLĐ trong kỳ

M: Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳVLĐBQ: Vốn lưu động bình quân trong kỳTrong đó:

M = Tổng doanh thu bán hàng – Thuế gián thu, phản ánh trong giá trị vốn thamgia luân chuyển thực hiện trong năm của doanh nghiệp

V q 1 , V q2 , V q3 , V q4 : Vốn lưu động bình quân các quý 1,2,3,4

Vđq1: Vốn lưu động đầu quý 1

Vcq1; Vcq2; Vcq3; Vcq4: Vốn lưu động cuối quý 1,2,3,4

Trang 8

*Kỳ luân chuyển vốn: phản ánh số ngày thực hiện một vòng quay vốn lưu động.

Công thức xác định như sau:

K = hay K =

K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động

VLĐbq: Vốn lưu động bình quân trong kỳ

M: Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ

Vòng quay VLĐ càng nhanh thì kì luân chuyển vốn càng được rút ngắn,chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả

1.3.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động

Mức tiết kiệm VLĐ: là chỉ tiêu phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăngtốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luânchuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô VLĐ.Công thức được xác địng như sau:

M1 : tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch

K1, K0 : kì luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo.

1.3.3 Hàm lượng vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh mức VLĐ cần thiết sử dụng để tạo ra một đồngdoanh thu thuần Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao

Hàm lượng VLĐ =

1.3.4 Tỷ suất lợi nhuận( mức doanh lợi) vốn lưu động

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân bỏ ra trong kì sẽ tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế( sau thuế) Chỉ tiêu này càng cao thì hiệuquả sử dụng VLĐ càng tốt và ngược lại

1.3.5 Số vòng quay hàng tồn kho.

- Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân trong kìluân chuyển, được xác định:

Trang 9

Số vòng quay hàng tồn kho =

-Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số ngày trung bình củamột vòng quay hàng tồn kho

Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho =

Hai chỉ tiêu này cho thấy việc tổ chức quản lí và dự trữ vật tư, hàng hoácủa doanh nghiệo tốt hay xấu

1.3.6 Vòng quay các khoản phải thu.

- Vòng quay các khoản phải thu =

Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh.Điều này là tốt với các doanh nghiệp

Kỳ thu tiền trung bình = x 360

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu Chỉtiêu này càng nhỏ càng tốt

Trên đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Căn

cứ vào các chỉ tiêu này có thể biết được doanh nghiệp quản lí và sử dụng VLĐtốt hay không, để từ đó có thể phát huy hay khắc phục

1.4 Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Kinh doanh có hiệu quả là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Để kinh doanh có hiệu quảdoanh nghiệp phải có những chính sách, những biện pháp thực hiện và mộttrong những biện pháp đó là nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ

Thứ nhất: Xác định chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc xác định chính xác nhu cầu VLĐ sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất củadoanh nghiệp được tiến hành bình thường liên tục Nếu không xác định chínhxác sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Ngược lại, sẽ dẫn đến thừa vốn, gây lãng phí, vốn luânchuyển chậm sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí không hợp lí làm cho chi phí sảnxuất tăng lên kéo theo lợi nhuận cua doanh nghiệp giảm xuống Do đó, cần thúcđẩy VLĐ luân chuyển nhanh nhằm nang cao hiệu quả sử dụng VLĐ

Trang 10

Thứ hai: Lựa chọn các hình thức huy động VLĐ thích hợp Tích cực tổ

chức khai thác triệt để các nguồn VLĐ bên trong doanh nghiệp, vừa đáp ứng kịpthời vốn cho nhu cầu VLĐ tối thiểu cần thiết một cách chủ động, vừa giảm đượckhoản chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp Tránh tình trạng tồn kho dưới hìnhthái tài sản không cần sử dụng, vật tư hàng hoá kém phẩm chất… mà doanhnghiệp lại phải đi vay để duy trì sản xuất với lãi suất cao, chịu sự giám sát củachủ nợ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thứ ba: Tổ chức tốt công tác thanh toán.

Tổ chức thực hiện tốt công tác thanh toán là đảm bảo thu hồi vốn nhanh,

đủ, kịp thời Đồng thời cũng đảm bảo chi trả các khoản nợ của doanh nghiệpđúng thời hạn Tổ chức thanh toán hợp lí, có kế hoạch sẽ giúp cho doanh nghiệpchủ động về phần vốn hoạt động của mình Từ đó nâng cao hiệu quả đồng vốn,nắm bắt được các thời cơ kinh doanh, thanh toán các khoản nợ đúng kì hạn đảmbảo được chữ tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, đồng thời giảm thiểu cáckhoản chi phí về nợ quá hạn

Trong kinh doanh, việc doanh nghiệp phải bán chịu là một điều tất yếu vì nóthúc đẩy quá trình lưu chuyển hàng hoá, thu hút được thêm nhiều bạn hàng.Nhưng nếu doanh nghiệp cứ để tình trạng nợ đọng kéo dài, khó thu hồi thì điềunày sẽ nảh hưởng trực tiếp đến vốn kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy đểtránh tình trạng trên doanh nghiệp cần có các biện pháp thu hồi các khoản nợ,nhằm thu hút vốn một cách toàn diện nhất

Thứ tư: Chủ động phòng ngừa rủi ro, nhất là với nền kinh tế thị trường rủi

ro luôn thường trực và xảy đến bất cứ lúc nào đối với mọi doanh nghiệp Để chủđộng phòng ngừa daonh nghiệp cần phải mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tàichính để có nguồn bù đắp khi rủi ro xảy ra

Thứ năm: Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lí và

sử dụng vốn lưu động.

Thực hiện biện pháp này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường công táckiểm tra tài chính đối với việc sử dụng tiền vốn trong tất cả các khâu dự trữ, sảnxuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm

Trên đây là một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngVLĐ của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong thực tế mỗi doanh nghiệp thuộc các

Trang 11

ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau nên đặc điểm kinh doanhcũng khác nhau Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần dựa vào điều kiện cụ thể củamình để lựa chọn biện pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngVLĐ, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 12

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG QUẢN LÍ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC MỎ VIỆT NAM

2.1 Khái quát tình hình chung về công ty cổ phần xây dựng và khai thác

mỏ Việt Nam.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam( COMICO) đượcthành lập theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0103001183 do sở kế hoạch Đầu

tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 26/06/2002 Công ty có trụ sở kinh doanh tại 203

DN 3/3 khu đô thị Nghĩa Đô, Dịch Vọng, phố Nguyễn Khánh Toàn, PhườngQuan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Công ty có ba chi nhánh:

- Văn phòng đại diện tại Cao Bằng

- Văn phồng đại diện tại Hà Giang

- Văn phòng đại diện tại nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm: Bốc xúc đất đá và khai thácmỏ; xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, cầu, hầm; xây lắpcác công trình điện đến 35kV; xây dựng dân dụng, công nghiệp; dịch vụ chothuê máy móc, xây dựng; buôn bán trng thiết bị, vật tư, phụ tùng; khảo sát, thăm

dò, khai thác và buôn bán các loại khoáng sản( trừ một số khoáng sản Nhà nướccấm); buôn bán và sản xuất điện năng

Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam đã tham gia thi côngnhiều công trình lớn như: thi công mở đường mới tại tỉnh Hà Giang, tham giaxây dựng công trình thư viện Quốc gia Hà Nội, thi công xây dựng kênh dẫnđoạn II Nhà máy thuỷ điện Nà Loà- Cao Bằng… Các công trình công ty thamgia thi công đều hoàn thành tốt về chất lượng, đúng tiến độ và được các chủ thầuđánh giá cao Lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty liên tục tăng Cụ thể:

Đvt: 1000đ

Trang 13

2.1.2 Đặc điểm của bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam.

2.1.2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và sản xuất của công ty.

Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam tổ chức quản lí theo 02cấp:

Bộ máy lãnh đạo gồm:

- Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị

- Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc phụ trách chung và 02 Phó Giám đốccác

Phòng ban chức năng:

1 Phòng tổ chức hành chính: có chức năng quản lí con dấu của công ty; lưu

giữ thu phát công văn, tài liệu, quản lí trang thiết bị; tuyển dụng, điềuđộng nhân sụ theo yêu cầu của Ban Giám đốc

2 Phòng Tài chính- Kế toán: có chức năng xây dựng, theo dõi, kiểm soát,

chỉ đạo hệ thống Tài chính Kế toán của Công ty theo đúng quy định củaNhà nước; tổ chức thực hiện công tác hoạch toán kế toán chính xác, đúngpháp luật; xây dựng kế hoạch khai thác thị trường vốn có hiệu quả

3 Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật: có chức năng xây dựng và quản lí kế hoạch

sản xuất kinh doanh toàn công ty; nghiên cứu, tư vấn và triển khai thựchiện công tác sản xuất kinh doanh đúng pháp luật; xây dựng phương án

kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng công trình khi hoàn thành

4 Phòng Thiết bị- Vật tư: Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản lí

thiết bị; tổng hợp nhu cầu sửa chữa và chỉ đạo công tác quản lí, sửa chữathiết bị toàn công ty; lập nhu cầu mua sắm, thuê các vật tư, nắm chắc tìnhtrạng kỹ thuật của thiết bị để kiểm tra, hỗ trợ các dự án

Trang 14

Ban giám đốc

Phòng tổ

chức- hành chính

Phòng tài chính- kế toán

Phòng kế hoạch-

kỹ thuật

Phòng thiết bị- vật tư

Chi nhánh Cao Bằng

Chi nhánh tại Lào

Chi nhánh Hà Giang

Các dự án khác

2.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty.

Như đã biết, sản phẩm xây dựng là những công trình, nhà cửa xây dựng

và sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có kích thước và chi phílớn, thời gian sử dụng lâu dài Xuất phát từ đặc điểm đó nên quá trình sảnxuất của các loại sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần xây dựng và khaithác mỏ Việt Nam nói riêng và các công ty xây dựng nói chung có đặc điểm

là sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi côngtrình đều có dự toán, thiết kế riêng Tuy nhiên, hầu hết tất cả các công trìnhđều phải tuân theo một quy trình công nghệ sản xuất như sơ đồ sau:

Chủ tịch hội đồng quản trị

Trang 15

2.1.2.3 Đặc điểm về bộ máy kế toán của công ty

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tại Phòng Tài chính-Kế toán,chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty Công ty tổ chức kế toán theohình thức tập trung- tổ chức hoạch toán cho công trình, dự án thuộc công ty

do bộ máy kế toán của Văn phòng Công ty thực hiện

Trang 16

KT

tổng

hợp

KT ngân hàng

KT thanh toán

KT tiền lương

KT TSCĐ

Thủ quỹ

KT chi nhánh Cao

Bằng

KT chi nhánh Hà Giang

KT chi nhánh Lào

Kế toán trưởng

1 Kế toán trưởng: Chỉ đạo trực tiếp toàn hệ thống kế toán của toàn Công ty,

có nhiệm vụ báo cáo cho Giám đốc tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty, trợ giúp cho Ban giám đốc trong các quyết định tàichính

2 Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ báo cáo cho kế toán trưởng các thông tin

tài chính cần thiết, tập hợp chi phí và tính giá thành lập báo cáo tài chính,xác định kết quả kinh doanh( lỗ, lãi) hàng tháng, báo cáo cho kế toántrưởng

3 Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình vay, trả tiền vay của

Công ty với Ngân hàng Thiết lập quan hệ với các Ngân hàng, lập hồ sơvay vốn, tìm kiếm nguồn vốn cho các dự án của Công ty

4 Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình các khoản nợ phải thu của khách

hàng, các khoản nợ phải trả nhà cung cấp

5 Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính lương và các khoản trích theo lương

như: BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn Công ty

6 Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ cũng như sự biến

động, điều chuyển TSCĐ của toàn Công ty Hàng tháng trích khấu khaoTSCĐ theo vị trí sử dụng của từng dự án

7.Kế toán quỹ: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ.

Trang 17

8.Kế toán tại các chi nhánh, dự án: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu, chi

tiền mặt và các khoản chi phí tại dự án, hàng tháng gửi báo cáo quyết toánchi phí và báo cáo kế toán khác về Văn phòng Công ty

2.2 Thực trạng quản lí và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam.

2.2.1 Thành phần và kết cấu vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng

và khai thác mỏ Việt Nam.

Một doanh nghiệp muốn thành lập, tồn tại và phát triển thì đều phải cần

có vốn Trong đó có hai nguồn vốn quan trọng nhất của doanh nghiệp là vốn

cố địmh và vốn lưu động

Trang 18

Bảng 2.0: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2006.

*Cơ cấu vốn lưu động

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2006.

Trang 19

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006.

Tính đến ngày 31/12/2006, tổng tài sản của Công ty so với năm 2005 tăng119,8% tương ứng số tiền là: 31.066.845( nghìn đồng) Tài sản của công ty đượchình thành từ hai nguồn:

- Nguồn vốn chủ sở hữu: 2.279.933(nghìn đồng)

- Nợ phải trả: 54.718.375( nghìn đồng)

Để đánh giá tình hình quản lí và sử dụng vốn lưu động của Công ty trước hếtchúng ta hãy xem xét bảng số liệu sau:

Trang 20

Bảng 2.2 Tình hình tài trợ vốn của Công ty năm 2006

Nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam gồm

nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn thường xuyên năm 2006 chiếm

tỉ lệ nhỏ: 5,4% tổng nguồn vốn( bảng 2.2) Công ty đầu tư cho TSCĐ 8.405.361nghìn đồng( bảng 2.1), đầu tư cho TSLĐ 48.592.947( nghìn đồng) Nguồn vốnthường xuyên chiếm tỉ lệ nhỏ vì Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ ViệtNam hoạt động trong lĩnh vực xây lắp Do đó cơ cấu vốn và tài sản mang đặctrưng ngành xây dựng, công trình xây dựng có thời gian thi công kéo dài, trongquá trình thi công một công trình công ty phải huy động vốn ngắn hạn nhiều đợt,làm tăng chi phí vốn và tăng giá thành công trình

Nguồn vốn tạm thời của công ty năm 2006 là 53.920.399 nghìn đồng; chiếm tỉ lệcao trong tổng nguồn vốn 94,6%(bảng 2.2) Nguồn vốn tạm thời là nguồn đầu tưchủ yếu cho nhu cầu VLĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Để nhận định cơ cấu VLĐ của Công ty một cách cụ thể hơn, chúng ta sẽxem xét bảng số liệu sau:

Trang 21

Bảng 2.3: Cơ cấu VLĐ của Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ

Việt Nam Đvt: 1000đ

Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền trọng%Tỷ

1 Tiền 1.376.190 7,1 1.143.021 2,35 - 233.169 -4,752.Các khoản

4

0

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006.

Theo bảng số liệu trên ta thấy VLĐ của công ty cuối năm 2006 là48.592.947(nghìn đồng) tăng thêm 29.200.454( nghìn đồng) so với năm 2005.Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu độngkhác tăng lên Năm 2006 các khoản phải thu là 27.148.563(nghìn đồng) so vớinăm 2005 Năm 2005 khoản phải thu chiếm tỉ trọng cao 58,12% trong tổng sốVLĐ của công ty, nhưng đến 2006 thì tỉ lệ này giảm xuống 55,87%, tức là giảm2,25% về tỉ trọng Điều này có nghĩa là công ty đã chủ động trong việc rút tỉtrọng chỉ tiêu này xuống

Ngoài ra, ta thấy lượng hàng tồn kho lớn và ngày càng tăng lên Năm 2005 hàngtồn kho chiếm tỉ trọng 23,72% trong tổng số VLĐ Năm 2006 tỉ trọng đó tănglên 35,94% tức là tăng 12,22%

Bên cạnh đó, tài sản lưu động khác cũng tăng tương đối cao Năm 2006tài sản lưu động khác: 2.835.923( nghìn đồng) tăng hơn so với năm 2005 là691.687(nghìn đồng) Tuy nhiên xét về tỉ trọng 2006 tài sản lưu động khác giảm5,22% so với năm 2005 Riêng về lượng vốn bằng tiền năm 2005 là1.376.190(nghìn đồng) chiếm tỉ trọng 7,1% trong tổng số VLĐ Năm 2006 là1.143.021(nghìn đồng) chiếm tỉ trọng 2,35% trong tổng số VLĐ Trong toàn bộvốn bằng tiền thì lượng tiền mặt chiếm tỉ lệ ít, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng

Trang 22

Điều này là phù hợp nhằm tạo sự linh hoạt cho đồng vốn Năm 2006, lượng tiềnmặt tại quỹ chỉ đạt tỉ trọng 0,71%, giảm 1,11% so với năm 2005 Tiền gửi ngânhàng là một lượng tiền dự trữ cần thiết dù không trực tiếp đi vào kinh doanhnhưng nó lại thu một khoản lợi cho công ty đó là lãi mà ngân hàng phải trả Năm

2006, lượng tiền này là 798.096(nghìn đồng) chiếm tỉ trọng 1,64% và giảm225.224(nghìn đồng) so với năm 2005

Tóm lại, qua phân tích ta thấy cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần xây

dựng và khai thác mỏ Việt Nam là phù hợp Cơ cấu vốn nghiêng về VLĐ, điềunày tạo điều kiện thuận lợi để công ty đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình được tiến hành liên tục Nhưng có lúc Công ty gặp khó khăn do vốnvay chiếm tỉ trọng lớn Và vẫn còn một số bất cập vì lượng hàng tồn kho và cáckhoản phải thu 2006 đã tăng nhiều so với năm 2005 Nhưng qua những số liệu ởtrên có thể thấy công ty đang ngày càng phát triển và mở rộng Vì vậy, để đạtkết quả tốt hơn, công ty cần hoàn thiện hơn nữa cơ cấu VLĐ nhằm nâng caohiệu quả sử dụng VLĐ

*Xác định nhu cầu VLĐ của Công ty.

Để VLĐ phát huy hiệu quả cao nhất đòi hỏi công tác quản lí , phân bố vấo giưũacác khâu của quá trình sản xuất phải hợp lí, đảm bảo VLĐ được linh hoạt Đểhiểu rõ hơn nhu cầu VLĐ của Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ ViệtNam, ta đi sâu xem xét cơ cấu VLĐ trong từng khâu

Trang 23

Bảng 2.4 Kết cấu vốn lưu động trong từng khâu:

Đvt: 1000đ

Vốn lưu động Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

khâu lưu thông

Trang 24

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006

VLĐ trong khâu dự trữ bao gồm vật liệu tồn kho và công cụ dụng cụ tồnkho Đây là hai yếu tố rất cơ bản của sản xuất Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh Do đó việc cung ứng nguyên vật liệu phải đầy đủ vàkịp thời Năm 2006 số VLĐ trong khâu này là 1.039.746(nghìn đồng), chiếm tỉtrọng 2,14%, giảm 0,45% về tỉ trọng so với năm 2005 Tuy nhiên số VLĐ trongkhâu này tăng 537.444( nghìn đồng) so với năm 2005 Điều này chứng tỏrằngcông ty đã có những biện pháp để vừa không bị ứ đọng vốn trong dự trữ sảnxuất, vừa đảm bảo nguyên vật liệu tồn kho ở mức tối thiểu để sản xuất được tiếnhành liên tục không bị ngừng trệ gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty

VLĐ trong khâu sản xuất bao gồm: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang,chi phí chờ kết chuyển,chi phí trả trước Năm 2006, VLĐ trong khâu sản xuất là6.046.867 (nghìn đồng), đạt tỉ trọng 12,44%, tăng so với năm 2005 là3.016.878(nghìn đồng)

VLĐ trong khâu lưu thông chủ yếu là khoản hàng tồn kho và các khoảnphải thu VLĐ trong khâu này năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là25.646.132(nghìn đồng) hay tăng 3,63% về tỷ trọng Nguyên nhân chủ yếu là dohàng hoá tồn kho, phải thu của khách hàng năm 2006 tăng hơn rất nhiều so vớinăm 2005 Cụ thể hàng hoá tồn kho năm 2006 đạt 12.192.136 ( nghìn đồng) tăng10.039.904 (nghìn đồng ) hay tăng 13,99% so với năm 2005 Khoản phải thucủa khách hàng năm 2006 cũng tăng so với năm 2005 là 23.016.629 ( nghìnđồng), nhưgn giảm về tỷ trọng 1,71% Nếu xét về số tiền thì năm 2006 cáckhoản phải thu tưng hơn rất nhiều so với năm 2005, nhưng xét về etỷ trọng lạigiảm.Điều này cho thấy công ty đã có sự quan tâm đến công tác thu tiền sau bánhàng để tránh tình trạng VLĐ có thể tăng quá cao ở khâu này làm giảm hiệu quả

sử dụng VLĐ

Qua bảng 2.4, ta thấy kết cấu VLĐ trong từng khâu của công ty cổ phầnxây dựng và khai thác mỏ Việt Nam là tương đối hợp lý Tuy nhiên, công ty cầnxác định một kết cấu VLĐ trong từng khâu một cách tối ưu để tạo nền tảng tàichính vững chắc và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ hơn nữa

2.2.2 Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của công ty

cổ phần Xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quản trị tài chính doanh nghiệp - Chủ biên: PTS. Vũ Duy Hào - Đàm Văn Huệ - NXBTK 1997 Khác
2. Giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh - Chủ biên: PTS. Mai Văn Bưu - PTS. Phan Kim Chiến - NXB KHKT 1999 Khác
3. Điều lệ Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam Khác
4. Tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Khác
5. Các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.0: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2006. - Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và các biện pháp quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam.docx
Bảng 2.0 Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2006 (Trang 16)
Bảng 2.0: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2006. - Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và các biện pháp quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam.docx
Bảng 2.0 Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2006 (Trang 16)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006. - Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và các biện pháp quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam.docx
gu ồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006 (Trang 17)
Bảng 2.3: Cơ cấu VLĐ của Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ - Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và các biện pháp quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam.docx
Bảng 2.3 Cơ cấu VLĐ của Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ (Trang 19)
Bảng 2.4. Kết cấu vốn lưu động trong từng khâu: - Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và các biện pháp quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam.docx
Bảng 2.4. Kết cấu vốn lưu động trong từng khâu: (Trang 21)
Bảng 2.4. Kết cấu vốn lưu động trong từng khâu: - Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và các biện pháp quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam.docx
Bảng 2.4. Kết cấu vốn lưu động trong từng khâu: (Trang 21)
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty                                                                                                   Đvt: 1000 đ - Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và các biện pháp quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam.docx
Bảng 2.5 Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty Đvt: 1000 đ (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w