Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Và Sử Dụng Máy Thiết Bị Công trình Của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số 3-VINACONEX 3
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH LÀ NHÂN TỐ CƠ BẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 5
1.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY MÓC THIẾT BỊ 5
1.1.1 Quan niệm về máy móc thiết bị 5
1.1.1.1 Xét về mặt giá trị 6
1.1.1.2 Xét về mặt giá trị sử dụng 7
1.1.1.3 Xu thế phát triển về máy móc thiết bị đối với các doanh nghiệp trongcơ chế thị trường 7
1.1.2 Phân loại máy móc thiết bị 8
1.1.2.1 Theo phương thức hoạt động 8
1.1.2.2 Theo hình thức sử dụng 9
1.1.2.3 Theo quyền sở hữu 10
1.1.2.4 Theo nguồn hình thành 11
1.1.3 Vai trò của máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất 11
1.2 NHỮNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ, SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ 13
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng về mặt hiện vật 14
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt giá trị 15
1.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÁY MÓC THIẾT BỊ 17
1.3.1 Nội dung công tác quản lý máy móc thiết bị 18
1.3.1.1 Công tác tổ chức bố trí máy móc thiết bị: 18
1.3.1.2.Công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị: 19
1.3.2 Hao mòn máy móc thiết bị 20
1.3.3 Khấu hao máy móc thiết bị 21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY VINACONEX 3 26
Trang 22.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÔNG TY 26
2.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3 28
2.2.1 Đặc điểm về nhiệm vụ, quyền hạn và thị trường kinh doanh của Công ty 28
2.2.2 Đặc điểm về cơ cấu và tổ chức của công ty: 35
2.2.3 Đặc điểm về nhân sự của Công ty 41
2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁYMÓC THIẾT BỊ 44
2.3.1 Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị của Công ty 44
2.3.2 Phân tích tình hình đổi mới và hiện đại hoá máy móc thiết bị 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH Ở CÔNG TY
3.2.2.Quản lý xe máy thiết bị tại các Công ty trực thuộc Tổng công ty do PhòngKế hoạch -Kỹ thuật(hoặc phòng Cơ giới vật tư) của đơn vị đảm nhiệm 60
3.3.NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG ĐÁPỨNG YÊU CẦU SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ CAO 63
3.4.MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẰM TĂNG CƯỜNG PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA MÁY MÓC THIẾT BỊ 65
3.5 Đ ẦU T Ư M ỚI V À THANH L Ý MAY M ÓC THI ẾT B Ị 65
3.6.BẢO DƯỠNG,SỮA CHỮA MÁY MÓC THIẾT BỊ 67
KẾT LUẬN 68
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trong bất cứ một doanh nghiệp tổ chức nào cũng cần có trang thiết bị máy móc dụng cụ dể vận hành nhanh nhất,tốt nhất bộ máy làm việc cuamình Với sự phát triển của khoa học ngày nay thì việc sử dụng các trang thiết bị máy móc công trình trong ngành x ây dưng càng có lợi hơn bởi no giảm thiểu được thời gian thi công cũng như tăng sự chính xác trong công vi ệc, đảm bảo tính nhanh chóng mà hiệu quả cao.
Với sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì họ cần phải có một hệ thống máy móc thiết bị tương đối hiện đại để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng Do vậy đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải tìm ra các phương cách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của công ty.
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số 3-VINACONEX 3 là một doanh nghiệp có quy mô và số lượng máy móc thiết bị tương đối hiện đại Do vây cần phải có một đội ngũ kỹ sư có trình độ cao và đội ngũ công nhân viên có trình độ tay nghề vững chắc để có thể vận hành có hiệu quả số lượng máy móc thiết bị công trình một cách tốt nhất.
Xuất phát từ những lý do trên và với ước muốn trở thành nhà quản lý trong tương lai, trong thơi gian thực tập ở Công Ty Cổ Phần Xây Dựng số 3.Cùng với sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân viên phòng Kế hoạch-Kỹ thuật của công ty Cổ Phần Xây Dựng số 3 và sự giúp đỡ nhiệt tình của
PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà,em đã lựa chọn đề tài: "Một Số Giải Pháp Nhằm
Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Và Sử Dụng Máy Thiết Bị Côngtrình Của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số 3-VINACONEX 3".
Trang 4Với sự nhận thức của một sinh viên chưa co nhiều kinh nghiệm thực tế nên chắc rằng chuyên d ề này không thể tránh khỏi thiếu sót và nhân thức chưa sâu các vấn đề còn tồn tại,em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.Em cũng xin cam đoan r ng chuyên đề này là kết quả trong kỳ thực tập vùa qua tai công ty VINACON EX 3v à không sao chép bất kỳ tài liệu có s ẵn nào.
Trang 5CHƯƠNG 1
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀSỬ DỤNG MÁY THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH LÀ NHÂNTỐ CƠ BẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢNXUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY MÓC THIẾT BỊ
1.1.1 Quan niệm về máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là tư liệu lao động, là những vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ dẫn chuyền sự tác động của con người đến những đối tượng lao động để biến đổi những đối tượng lao động thành những sản phẩm thoả mãn nhu cầu con người.
Máy móc thiết bị là tài sản cố định, là cơ sở vật chất của doanh nghiệp, nó quyết định doanh nghiệp tiến hành sản xuất những sản phẩm gì với số lượng và chủng loại bao nhiêu, tiến hành bằng cách nào.
Máy móc thiết bị cũng là năng lực của doanh nghiệp dùng để phát triển sản xuất kinh doanh.
Máy móc thiết bị được sử dụng trong nhiều quá trình sản xuất khác nhau Chỉ sau khi sử dụng lâu dài và sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường thì máy móc thiết bị mới cần phải được thay thế.
Trong quá trình sử dụng, giá trị của máy móc thiết bị giảm dần nhưng hình thái vật chất của nó không thay đổi mà vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu.
Trang 6Sự giảm dần giá trị của máy móc tiết bị là do hao mòn sinh ra Trong các yếu tố vật chất cần thiết của doanh nghiệp thì máy móc thiết bị là bộ phận có giá trị lớn, tham gia nhièu lần vào quá trình sản xuất cho nên nó chuyển dần giá trị vào giá trị của sản phẩm hang hoá, chứ không chuyển hết giá trị của nó cùng một lúc.
Trong các doanh nghiệp thì máy móc thiết bị là hình thái vất chất của vốn cố định Mà vốn cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có sự đầu tư vốn lớn mà chủ yếu là mua sắm máy móc thiết bị Do máy móc thiết bị tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất kinh doanh nên vốn cố định có tốc độ chu chuyển chậm.
Trong thực tế, tài sản cố định được đánh giá theo nhiều chỉ tiêu khác nhau Tuỳ theo từng giai đoạn cụ thể và căn cứ vào những điều kiện sản xuất nhất định mà những chỉ tiêu này được quy định khác nhau Nhưng thông thường các chỉ tiêu này xác định thời gian hoạt động và giá trị của tài sản cố định.
1.1.1.1 Xét về mặt giá trị
Trong cơ cấu vốn của một doanh nghiệp gồm có hai phần chính: vốn cố định và vốn lưu động Trong đó vốn cố định lại bao gồm, đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải
Tuỳ theo từng ngành nghề khác nhau và trình độ công nghệ khác nhau thì tỷ trọng giá trị máy móc thiết bị trong cơ cấu vốn cố định cũng như trong cơ cấu vốn cũng khác nhau Các ngành nghề công nghiệp càng chính xác, càng tinh vi, trình độ kỹ thuật công nghệ càng cao thì tỷ trọng về giá trị của máy móc thiết bị trong cơ cấu vốn ngày càng cao và ngược lại.
Trang 7Trong các yếu tố tạo thành vốn cố định của doanh nghiệp thì thiết bị là yếu tố gây ảnh hưởng mạnh nhất đến tổng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm sản xuất ra Trình độ kỹ thuật công nghệ ảnh hưởng đến yêu cầu của việc tổ chức quả lý sản xuất sao cho cân đối, nhịp nhàng và liên tục.
Vậy về mặt giá trị của máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp là một phần vốn của doanh nghiệp đòi hỏi phải được bảo toàn và phát triển.
1.1.1.2 Xét về mặt giá trị sử dụng
Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, đòi hỏi có nhiều yếu tố tham gia vào, nhưng có ba yếu tố chính là: sức lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động.
Trong đó, công cụ lao động trong các doanh nghiệp chủ yếu là máy móc thiết bị nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu cầu của con người Máy móc tiết bị là sợi dây liên kết giữa sức lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hoá theo ý muốn chủ quan của con người Trình độ kỹ thuật, trình độ công nghệ của máy móc thiết bị quyết định phần lớn năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Cũng như xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.1.3 Xu thế phát triển về máy móc thiết bị đối với các doanh nghiệptrong cơ chế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải dành được thắng lợi trong cạnh tranh đây là quy luật tất yếu của cơ chế thị trường Trong đó giá cả và chất lượng được coi là hai công
Trang 8cụ chủ yếu và hữu hiệu nhất được các doanh nghiệp sử dụng Như vậy, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải có những biện pháp để hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm Muốn làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và các đơn vị xây dựng nói riêng cần phải có chiến lược đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ hiện đại.
Nhưng chỉ có dây chuyền công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến thối thì chưa đủ mà các doanh nghiệp phải có cách thức tổ chức quả lý, sử dụng máy móc thiết bị sao cho có hiệu quả nhất từ đó mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm
mới giúp cho doạnh nghiệp đứng vững trên thị trường cạnh tranh
1.1.2 Phân loại máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là một phần của tài sản cố định cho nên việc quản lý chúng rất phức tạp và khó khăn, nhất là các doanh nghiệp có số lượng tài sản cố định lớn, máy móc thiết bị tiên tiến Vì vậy, để quản lý tốt cần phải chia máy móc thiết bị thành các loại khác nhau dựa theo các tiêu thức khác nhau như số lượng, đặc điểm, kết cấu, phương thức hoạt động, công dụng và dựa vào tính chất của quá trình sản xuất, có thể phân loại máy móc thiết bị thành các loại sau đây.
1.1.2.1 Theo phương thức hoạt động
* Phương tiện vận tải:
Là các loại xe dùng để trở nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.
* Thiết bị văn phòng:
Đây là các loại máy phục vụ cho công tác văn phòng với tính năng gọn nhẹ nên nó chỉ thích hợp trong các phòng ban, những loại máy này có tác
Trang 9dụng thiết kế các bản vẽ kỹ thuật, lưu trữ hồ sơ, soạn thảo các hợp đồng kinh tế, soạn thảo công văn, phô tô tài liệu ví dụ như máy tính, máy vẽ, máy đồ hoạ, máy Fax đối với các thiết bị này có thể phù hợp với tất cả các công ty.
* Thiết bị kỹ thuật và xây dựng.
Đây là những thiết bị phục vụ cho quá trình thi công công trình và xử lý những chỗ không đạt yêu cầu với thiết kế công trình, dây là những loại máy chuyên dùng để thực hiện những công việc khó và phức tạp như máy siêu âm bê tông, máy định vị cốt thép, máy đo đạc bản đồ, máy ép thuỷ lực, máy nén 3 trục đây là những loại máy chỉ dùng cho công tác xây dựng, vì chúng chỉ thực hiện được mỗi một chức năng riêng là thiết kế xây dựng.
* Máy san nền.
Đây là loại máy rất cần thiết cho các công trình xây dựng, chúng hoạt động theo chiều song song với mặt đất và phương thức hoạt động của chúng là san phẳng mặt bằng xây dựng, xử lý những chỗ đất bị lún đó là các loại máy như: ủi, lu, máy xúc
1.1.2.2 Theo hình thức sử dụng.
* Máy móc thiết bị đang sử dụng.
Đây là những máy móc thiết bị đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp Số lượng máy móc thiết bị đưa vào hoạt động càng nhiều thì điều đó chứng tỏ rằng công ty kinh doanh càng có hiệu quả.
* Máy móc thiết bị chưa sử dụng.
Đây là những máy móc thiết bị do nguyên nhân chủ quan, hoặc khác quan nên chưa thể đem vào sử dụng được như: máy móc thiết bị mới nhập về
Trang 10chưa lắp giáp hoặc đang trong thời gian chạy thử, máy móc thiết bị đang trong thời gian sửa chữa
* Máy móc thiết bị không cần dùng chờ thanh lý.
Đây là những máy móc thiết bị do công ty không cần hoặc những máy móc hư hỏng không sử dụng được hay còn sử dụng được nhưng dã lạc hậu về kỹ thuật đang chờ đợi để giải quyết.
Như vậy qua chách phân loại này có thể giúp cho các nhà quản lý thấy được quá trình quản lý và khả năng sử dụng máy móc thiết bị của công ty qua đó đánh giá được thực trạng về máy móc thiết bị trong doanh nghiệp.
1.1.2.3 Theo quyền sở hữu.
Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý máy móc thiết bị phân
biệt được loại máy móc nào thuộc quyền sở hữu của đơn vị mình trích khấu hao, loại máy móc thiết bị nào đi thuê ngoài không tính trích khấu hao nhưng phải có trách nhiệm thanh toán tiền đi thuê và hoàn trả đầy đủ khi kết thúc hợp đồng thuê giữa hai bên cho nên máy móc thiết bị được phân ra thành:
* Máy móc thiết bị do công ty tự có.
Là những máy móc thiết bị do công ty tự mua sắm được bằng nguồn vốn tự có tự bổ sung của mình, nguồn vốn do nhà nước cấp, nguồn vốn do liên doanh, liên kết.
* Máy móc thiết bị đi thuê
Đây là những máy móc thiết bị do công ty thuê về để sử dụng trong một thời gian có thể là dài hạn hoặc cũng có thể là ngắn hạn tuỳ theo tính chất công việc mà doanh nghiệp phải làm, hình thức thuê máy móc thiết bị này có
Trang 11thể là công ty không đủ máy để làm việc hoặc cũng có thể là do thính chất công việc quá nên phải thuê thêm máy
1.1.2.4 Theo nguồn hình thành.
* Máy móc thiết bị do nhà nước cấp
* Máy móc thiết bị mua sắm bằng nguồn vốn đi vay * Máy móc thiết bị được công ty bổ sung thêm
* Máy móc thiêt bị nhận góp vốn liên doanh liên kết
1.1.3 Vai trò của máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất
Trong doanh nghiệp công nghiệp, máy móc thiết bị là yếu tố quyết định quá trình sản xuất kinh doanh.
Khi nhận xét về vai trò máy móc thiết bị, Các Mác đã chỉ ra rằng "Hệ thống máy móc là xương cốt và bắp thịt của sản xuất" Điều đó khẳng định ý nghĩa của máy móc thiết bị đối với quá trình sản xuất Sản xuất được mở rộng chính là nhờ có sự phát triển ngày càng tằn của hệ thống máy móc thiết bị.
Sự phát triển của máy móc thiết bị đã làm cho sản xuất từ chỗ thủ công tiến đến nửa cơ khí, cơ khí toàn bộ và đỉnh cao là tự động hoá quá trình sản xuất điều đó đã làm cho sức sản xuất tăng lên không ngừng, sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng hơn chính là nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại.
Máy móc thiết bị là cơ sở vật chất của quá trình sản xuất bvà như vậy mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Tính chất đặc điểm và quy mô sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống máy móc thiết bị ở doanh nghiệp Từ chỗ quyết định đến quá trình sản xuất, tác động đến hệ thống tổ chức sản xuất, đến quyết định và chi phối hệ thống tổ chức
Trang 12quản lý trong doanh nghiệp Hệ thống tổ chức quản lý xây dựng trên cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ đảm bảo phát huy hết khả năng hiện có của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình sản xuất.
Máy móc thiết bị của doanh nghiệp quyết định tính chất đặc điểm sản phẩm sản xuất ra Sản phẩm làm ra với chất lượng cao, khối lượng lớn cũng phụ thuộc chủ yếu vào máy móc thiết bị ở doanh nghiệp Hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển sản xuất.
Đầu tư máy mocs thiết bị tiên tiến vào sản xuất sẽ giảm bớt sức lao động, tiến tới thay dần sức lao động Trong quá trình sản xuất, nhờ trình độ khoa học phát triển, nhiều loại máy móc thiết bị được chế tạo ra với những tính năng kỹ thuật cao đã làm cho phạm vi thay thế của máy móc thiết bị cho sức lao động của công nhân tăng lên Máy móc thiết bị thay thế người lao động làm tăng năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, thời gian gia cộng chế tạo rút ngắn, quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng Sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao đời sống người lao động Người lao động sẽ có nhiều khả năng để phát triển trí lực và sức lực của mình phục vụ cho sản xuất được tốt hơn tự động hoá là bước phát triển cao nhất của cơ khí hoá cho phép người lao động hoàn toàn làm chủ quá trình sản xuất người lao động giờ đây thay vì cùng máy gia công, sản xuất sản phẩm đã tách riêng ra khỏi quá trình nay để thực hiện công tác kiẻm tra, theo dõi sự hoạt động của máy móc thiết bị, điều chỉnh máy móc thiết bị cho phù hợp Còn máy móc thiết bị sẽ tự động sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối.
Đạt đến trình độ tự động hoá máy móc thiết bị không chỉ làm giảm nhẹ lao động mà tiến tới thay thế lao động người cộng nhân.
Trang 13Hệ thống máy móc thiết bị đang hoạt động theo những dây chuyền công nghệ tiên tiến sẽ đẩy nhanh quá trình chế tạo sản phẩmH, thời gian sản xuất được rút ngắn, làm cho năng suất lao động được nâng cao.
Nhờ có sự tham gia của máy móc thiết bị trong sản xuất, người công nhân sẽ đảm đương được một khối lượng công việc ngày càng tăng Do đó sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều Doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao có điều kiện tích luỹ để mở rộng sản xuất hơn trước, sản xuất sẽ được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
Hoạt động của máy móc thiết bị sẽ tạo điều kiện khuyến khích khả năng sáng tạo của người công nhân cũng nhờ đó mà sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng đa dạng Doạnh nghiệp có khả năng cung cấp một khối lượng sản phẩm lớn hơn trước với mẫu mã phong phú, chất lượng cao thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Như vậy, máy móc thiết bị đóng vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất Sử dụng máy móc thiết bị tốt sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, sản phẩm làm ra nhiều hơn, doanh nghiệp có điều kiện tích luỹ, đầu tư mở rộng sản xuất nên việc quan tâm đến sử dụng máy móc thiết bị trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng Doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp nhất định để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị đảm bảo cho chúng phát huy hết công suất trong sản xuất.
1.2 NHỮNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ, SỬ DỤNGMÁY MÓC THIẾT BỊ
Trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp muốn đánh giá được hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị thì cần phải căn cứ vào một số chỉ tiêu đánh giá sau đây.
Trang 141.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng về mặt hiện vật
a, Trình độ sử dụng số lượng máy móc thiết bi
Trong quá trình sản xuất kinh doanh để biết được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không các nhà quản lý thường căn cứ vào số lượng máy móc, thiết bị tham gia hoạt động trong sản xuất Nhưng để có một lượng máy móc thiết bị hoạt động đúng với khả năng của doanh nghiệp hiện có thì đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ giỏi để quản lý và sử dụng chúng có hiệu quả.
* Hệ số sử dụng thiết bị hiện có = → 1
Chỉ tiêu này đánh giá số máy móc, thiết bị thực tế hiện có trong doanh nghiệp đã được sử sụng là bao nhiêu, tỷ số này càn gần tới một càng tốt.
Khi đã đánh giá được các chỉ tiêu nêu trên, người ta tiến hành so sánh chúng giữa các năm để biết được trình độ sử dụng số lượng máy móc thiết bị
Trang 15c, Trình độ sử dụng về công suất
Để đánh giá trình độ sử dụng về công suất của máy móc thiết bị người ta thường dùng công thức sau:
Công suất thực tế huy động
Chỉ tiêu này nói lên công suất thực tế làm việc so với công suất thiết kế là bao nhiêu, tỷ số này càng gần tới 1 càng tốt.
d,Hệ số đổi mới máy móc thiết bị
Căn cứ vào quá trình làm việc của máy các nhà quản lý sẽ tiến hành đổi mới trang thiết bị cho phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường và bắt kịp với nền công nghiệp hoá hiện nay.
Tổng giá trị máy móc thiết bị đã đổi mới
Hệ số đổi mới máy móc thiết bị =
Tổng giá trị máy móc thiết bị hiện có
Sau khi đã tính được chỉ tiêu này các nhà quả lý biết được doanh nghiệp mình đã đổi mới được số lượng máy móc thiết bị là bao nhiêu, từ đó có thể đánh giá được hiệu quả làm việc của doanh nghiệp
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt giá trị
Như chúng ta đã biết máy móc thiết bị là hình thái vật chất của vốn cố định Do đó khi chúng ta đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người tà thường đánh giá thông qua hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị.
Trang 16Xuất phát từ việc coi máy móc thiết bị là một yếu tố đầu vào của doanh nghiệp ta sẽ tiến hành đánh giá bằng việc so sánh nó với các kết quả thu được trong chu kỳ kinh doanh thông qua các chỉ tiêu sau:
a, Sức sản xuất của thiết bị
Tổng doanh thu năm
Sức sản xuất của MM,TB =
Giá trị máy móc thiết bị sử dụng bình quân năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng giá trị bình quân máy moc thiết bị bỏ ra kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
b, Năng suất lao động
Tổng doanh thu
Năng suất lao động =
Tổng số lao động bình quân năm
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết năng suất lao động của một người công nhân trong một năm thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu
c, Sức sinh lời của máy móc thiết bị Công thức tính:
Lợi nhuận trong năm
Sức sinh lời của MM,TB =
Tổng giá trị máy móc thiết bị bình quân năm
Trang 17Ý nghĩa: Chỉ tiêu sức sinh lời của máy móc thiết bị cho biết một đồng nguyên giá bình quân máy móc thiết bị sử dụng trong năm đem lại mấy đồng lợi nhuận.
d, Hiệu quả sử dụng lao động.
Lợi nhuận
Hiệu quả sử dụng lao động =
Tổng số công nhân bình quân năm Chỉ tiêu này cho biết cứ một công nhân làm việc trong một năm thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
e, Khả năng hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách.
Các khoản nộp ngân sách
Khả năng hoàn thành =
Nghĩa vụ nộp ngân sách Tổng giá trị máy móc thiết bị bình quân năm
Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho biêt các khoản nộp ngân sách nhà nước trong mỗi năm đem lại bao nhiêu đồng giá trị máy móc thiết bị
1.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÁY MÓC THIẾT BỊ
Quản lý máy móc thiết bị là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý ở doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự
Trang 18hoạt động của máy móc thiết bị gắn liền với hình thái vật chất của nó Vì vậy để quản lý và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị thì cần phải có một số hình thức quản lý cụ thể.
1.3.1 Nội dung công tác quản lý máy móc thiết bị1.3.1.1 Công tác tổ chức bố trí máy móc thiết bị:
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu lao động cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định công tác tổ chức quản lý, sử dụng và bố trí máy móc thiết bị trong sản xuất là một công tác khó khăn phức tạp, không kém gì công tác quản lý lao động Máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp xây dựng công trình thường có rất nhiều chủng loại, do nhiều nước sản xuất, mang tính đặc chủng Các công trình phân tán rộng khắp các tỉnh từ Bắc tới Nam, trên nhiều địa hình từ đồng bằng, trung du, miền núi, đô thị Nên công tác tổ chức bố trí máy móc thiết bị phải được quản lý từ những người có trình độ và nghiệp vụ quản lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Máy móc thiết bị phải được lập hồ sơ chi tiết quản lý ngay từ khi mua về, phải được cập nhật hàng ngày về tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị Khi đưa máy móc thiết bị vào sản xuất thì bộ phận quản lý máy móc thiết bị của doanh nghiệp bàn giao cho bộ phận sản xuất (các phòng ban) theo hình thức bàn giao khoán sau khi đã lắp đặt và chạy thử Khi bàn giao phải có hợp đồng, biên bản bàn giao, hồ sơ hiện trạng thiết bị khi đưa vào sản xuất khi máy móc thiết bị được điều động từ công trình này sang công trình khác hay từ đội sản xuất này sang đội sản xuất khác trong nội bộ doanh nghiệp cũng đòi hỏi phải có biên bản bản bàn giao Khi máy móc thiết bị được đưa vào sản xuất, người trực tiếp sử dụng, vận hành phải được đào tạo để có đủ khả năng trình độ sử dụng máy móc thiết bị mình được giao.
Trang 19*Nội dung quản lý xe máy thiết bị bao gồm:
-Quản lý về số lượng,chất lượng chủng loại,tính năng kỹ thuật của xe máy,thiết bị thi công,thiết bị gia công cư khí-sữa chũă thuộc tài sản cố định(kể cả tài sản đã được thanh lý phục hồi đưa vào sử dụng)
-Bảo dưỡng,sữa chữa định kỳ và xác định thời gian sử dụng của xe máy thiết bị
-Sữa chữa xe máy
-Thanh lý xe máy và thiết bị
-Đầu tư mua sắm thêm xe máy và thiết bị mới -Điều động và tiếp nhận xe máy thiết bị
-Quản lý,lưu trữ hồ sơ xe máy thiết bị
-Thực hiện các thể chế,quy trình,quy phạm trong sử dụng,bảo dưỡng,bảo quản và sữa chữa xe máy thiết bị
-Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định
-Thực hiên chế độ trách nhiệm trong quản lý,sử dụng xe máy thiết bị
-Đào tạo,bổ túc,nâng cao trình độ nghề nghiệp cho thợ vận hành và sữa chữa xe máy thiết bị
-Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý,vận hành,bảo dưỡng,sữa chữa và sử dụng xe máy thiết bị
1.3.1.2.Công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị:
Máy móc thiết bị tham gia nhiều lần, nhiều chu kỳ sản xuất ra sản phẩm, trong quá trình hoạt động sản xuất những máy móc thiết bị này có thêt bị hỏng hóc.
Trang 20Để duy trì tuổi thọ máy móc thiết bị trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị vào sản xuất thì phải thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa trùng tu, đại tu theo định kỳ để giảm hỏng hóc thiết bị khi vận hành Trong công tác sửa chữa máy móc thiết bị lại chia thành hai loại: sửa chữa lớn và sửa chữa nhỏ.
Công tác sửa chữa lớn do doanh nghiệp đảm nhiệm, thường phải thuê bên ngoài sửa chữa.
Công tác sửa chữa nhỏ do các tổ, đội sản xuất chịu trách nhiệm.
1.3.2 Hao mòn máy móc thiết bị
a, Hao mòn hữu hình
Là sự hao mòn về mặt vật chất tức là tổn thất dần về mặt chất lượng và tính năng kỹ thuật của máy móc thiết bị cuối cùng máy móc thiết bị đó không sử dụng được nữa và phải thanh lý.
Thực chất về mặt kinh tế của hao mòn hữu hình là giá trị của máy móc thiết bị giảm dần và giá trị của nó được chuyển dần vào giá thành sản phẩm được sản xuất ra Hao mòn hữu hình được biểu hiện ở chỗ máy móc thiết bị mất dần đi khả năng hoạt động của chúng và sự thể hiện rõ rệt nhất là trong quá trình sản xuất nó làm việc kém hiệu quả và sản phẩm làm ra chất lượng không cao, tiêu tốn nhiều nguyên liệu.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hao mòn hữu hình máy móc thíêt bị, có thể chia thành 3 nhóm sau:
+ Nhóm những nhân tố thuộc về chất lượng chế tạo như vật liệu dùng để sản xuất ra máy móc thiết bị, trình độ và công nghệ chế tạo, chất lượng lắp giáp
Trang 21+ Nhóm những nhân tố thuộc về quá trình sử dụng như mức độ đảm nhận về thời gian và cường độ sử dụng, trình độ tay nghề của công nhân, việc chấp hành quy tắc, quy trình công nghệ, chế đọ bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa + Nhóm những nhân tố ảnh hưởng của tự nhiên, như khí hậu, thời tiết
b, Hao mòn vô hình.
Hao mòn vô hình là hao mòn về mặt giá trị, do tiến độ khoa học kỹ thuật gây nên, được biểu hiện dưới 3 hình thức:
+ Máy móc thiết bị giảm giá trị do năng suất làm việc không cao, chất lượng sản phẩm làm ra không tốt
+ Máy móc thiết bị giảm giá trị do có một loại thiết bị khác cùng loại tốt hơn và giẻ hơn xuất hiện
+ Máy móc thiết kém phẩm chất do sản phẩm làm ra bị lỗi thời
1.3.3 Khấu hao máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị được sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó hao mòn dần và được dịch chuyển từng phần vào giá trị của sản phẩm làm ra Phần giá trị này được thu hồi lại dưới hình thức khấu hao, được hạch toán vào giá thành sản phẩm để hình thành quỹ khấu hao đáp ứng nhu cầu sửa chữa lớn, khắc phục, cải tạo đổi mới, hoăc mua sắm thêm máy móc thiết bị.
Khấu hao có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo toàn và phát triển vốn, trong kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Thực hiện khấu hao đúng đủ giá trị thực tế máy móc thiết bị không những phản ánh đúng thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn đảm bảo quỹ khấu hao, duy trì được số vốn bỏ ra.
Trang 22Có hai hình thức khấu hao là khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn Trong quá trình khấu hao, tiến trình khấu hao biểu thị phần giá trị của máy móc thiết bị đã chuyển vào sản phẩm sản xuất ra trong kỳ Do phương thức bù đắp và mục đích khác nhau nên tiền trích khấu hao máy móc thiết bị chia thành hai bộ phận:
+ Tiền trích khấu hao cơ bản: Dùng để bù đắp cho máy móc thiết bị sau khi bị đào thải vì mất giá trị sử dụng Nếu là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp trích một phần tiêu hao này vào ngân sách nhà nước, phần còn lại bổ sung vào quỹ phát triển sản xuất theo cả hai chiều đó là chiều rộng và chiều sâu các doanh nghiệp thuộc loại hình khác lập quỹ khấu hao cơ bản để đuy trì hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện yêu cầu tái sản xuất mở rộng.
+Tiền khấu hao sửa chữa lớn: Dùng để sửa chữa máy móc thiết bị một cách có kế hoạch và có hệ thống nhằm duy trì khả năng sản xuất của máy móc thiết bị trong suốt thời gian sử dụng Doanh nghiệp tính một phần tiền khấu hao sửa chữa lớn gửi vào một tài khoản riêng ở ngân hàng dùng để làm nguồn vốn cho kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị.
Tỷ lệ khấu hao là tỷ lệ phần trăm giữa tiền trích khấu hao hàng năm so với nguyên giá máy móc thiết bị Do đó việc xác định tỷ lệ khấu hao quá thấp sẽ không bù đắp được hao mòn thực tế của máy móc thiết bị, doanh nghiệp sẽ không bảo toàn được vốn cố định, còn nếu tỷ lệ khấu hao quá cao yêu cầu cho bảo toàn vốn được đáp ứng, song nó sẽ làm tăng giá thành một cách giả tạo dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hành muốn đổi mới máy móc thiết bị doanh nghiệp phải tích luỹ trong một thời gian dài tuỳ loại máy móc thiết bị Sau thời gian này, khấu hao của doanh nghiệp thường bị giảm tương ứng so với sự mất giá của đồng tiền và doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng để tái đầu tư máy móc
Trang 23thiết bị Mặt khác phương pháp khấu hao đường thẳng hiện nay (khấu hao theo tỷ lệ % cố định trong suốt thời gian sử dụng máy móc thiết bị) chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi vốn, đổi mới thiết bị và ứng dụng kỹ thuật mới vào giá thành kinh doanh Một lý do khách quan nữa là giá trị máy móc thiết bị không được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với mặt bằng về giá hàng năm nên gía trị của máy móc thiết bị tính khấu hao rất thấp so với giá hiện hành.
Căn cứ theo những mức độ sản xuất khác nhau, đối với từng công việc hiện nay người ta đưa ra 3 phương pháp khấu hao cơ bản
* Phương pháp 1: Phương pháp tỷ lệ bình quân theo thời gian.
Đặc trưng của phương pháp này là xác định tỷ lệ khấu hao gồm hai yếu tố:
+ Yếu tố tổng giá trị máy móc thiết bị theo nguyên giá.
+ yếu tố về thời gian sử dụng bình quân máy móc thiết bị, căn cứ vào tuổi thọ bình quân của máy móc thiết bị ta có:
Tổng nguyên giá máy móc thiết bị
Mức KHMMTB 1 năm =
Thời gian sử dụng bình quân Mức khấu hao
Tổng nguyên giá máy móc TB
Phương pháp này đơn giản, dễ xác định, đảm bảo thu hồi vốn phù hợp với tuổi thọ của máy moc thiết bị, đồng thời nó cũng tạo ra sự ổn định cho chi phí khấu hao trong giá thành.
Trang 24Nhưng phương pháp này có nhược điểm:
ít có khả năng để hạn chế tổn thất hao mòn vô hình Hạn chế việc tái đầu tư đổi mới thiết bị.
* Phương pháp 2: phương pháp tổng hợp Tỷ lệ khấu hao bình quân được tính theo:
Trong đó: Tk: Là tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp Fi: Là tỷ trọng nhóm i
Zi: Là tỷ lệ khấu hao nhóm i Mk = NG xTk
Trong đó:
Mk : Mức khấu hao tổng hợp bình quân NG : Nguyên giá máy móc thiết bị
* Phương pháp 3: Phương pháp tỷ lệ luỹ thoái:
Thực hiện khấu hao theo dãy tỷ lệ có tính hệ thống bắt đầu từ một tỷ lệ cao nhất, sau đó giảm dần cho đến năm cuối cùng của quá trình thu hồi vốn đầu tư là tỷ lệ thấp nhất.
Vấn đề đặt ra là phải xem xét khả năng của giá thành và lợi nhuận để áp dụng hệ thống khấu hao nào cho phù hợp.
Muốn khấu hao được theo phương pháp này phải sử dụng hết công suất
Trang 25Ưu điểm của phương pháp khấu hao này: Tạo khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh.
Hạn chế tổn thất hao mòn vô hình, tiết kiệm lợi tức tiền vay trong chi phí kinh doanh.
Tạo điều kiện đổi mới công nghệ Nhược điểm của phương pháp này là:
Nhà nước việt nam khống chế khấu hao, vì khấu hao nhiều sẽ dẫn đến giảm thuế
Khó khăn trong bảo đảm cho doanh nghiệp có được mức lợi nhuận nhất định đủ khả năng trích các quỹ và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Trang 26CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝVÀ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY
VINACONEX 3
2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀPHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
*Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng số 3VINACONEX 3 trực thuộc tổng công ty xây dựng VINACONEX.
-Địa chỉ trụ sở:249- Đường Hoàng Quốc Việt -Quận Cầu Giấy -Hà Nội
Quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty xây dựng
3-VINACONEX 3 thành doanh nghiệp cổ phần Công ty Cổ phần xây dựng số 3 tên gọi tắt là VINACONEX 3.Số 1049 Q Đ/BXD ngay 07 tháng 8 năm 2002 của Bộ Xây Dựng.Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ Phần số 3 0103001380 thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX
Trang 27Quyết định số 1208/Q Đ-BXD ngày 25/9/2002 của Bộ trưởng Bộ xây dựng công nhận xếp hạng Công ty cổ phần xây dựng số 3 là Doanh nghiệp 5.Lợi nhuận trước thuế 2.596.624.940 4.324.930.793 6.326.259.853 6.Lợi nhuận sau thuế 1.765.704.940 3.113.950.171 4.554.906.853 7.Doanh thu 103.864.998.787 125.151.482.683 137.802.390.314
Trong những năm qua công ty luôn luôn nổ lực phấn đấu để xứng đáng là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng,với phương châm đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ công ty đã trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước.Với tốc độ tăng trưởng nhanh từ 20-25% trong những năm vừa qua,tổng giá trị cũng như doanh thu và các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước luôn tăng, đời sống của cán bộ công nhan viên ngày càng ổn định.
Nguồn tài chính là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định,
Trang 28vật liệu cho sản xuất kinh doanh đến khi tạo ra sản phẩm theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình.
Công ty là đơn vị thuộc loại hình sở hữu vốn của nhà nước, hình thức hoạt động kinh doanh độc lập tự chủ, tự hạch toán trang trải và làm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, cho nên nguồn lực tài chính của công ty ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định, công ty đã không ngừng tăng cường công tác tài chính theo đúng chế độ quy định của nhà nước Đây là sự đòi hỏi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay.
Vấn đề vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh ở công ty luôn là vấn đề lớn, nó đảm bảo yêu cầu kinh doanh đặt ra.
2.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CÓ ẢNHHƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ ỞCÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3.
2.2.1 Đặc điểm về nhiệm vụ, quyền hạn và thị trường kinh doanh củaCông ty
Các ngành nghề kinh doanh chính:
-Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng,công nghiệp,bưu điện,các công trình thủy lợi,giao thông đường bộ các cấp,sân bay,bến cảgn,cầu cống.các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây và trạm biến thế đến 110 KV,thi công xây lắp nền móng,xữ lý nền đất yếu,các công trình xây dựng cấp thoát nước,lắp đăt dường ống công nghệ và áp lực, điện lạnh,trang trí nội thất,gia công lắp đặt khung nhôm kính các loại -Xây dựng và kinh doanh nhà cho thuê văn phòng,kinh doanh bất động.khách sạn du lịch
Trang 29-Lắp đặt các cấu kiện bê tông ,kết cấu thép,các hệ thông kỹ thuật công trình,các loại máy móc thiết bị(thang máy, điêhòa,thông gió,phòng cháy,chữa cháy,cấp thoát nước)
-Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng:gạch,ngói,cát,đá,sỏi,xi măng,tấm lợp,gỗ dùng trong xây dựng ,sản xuất kinh doanh đồ gỗ,hàng tiêu dùng.
-Tư vấn đầu tư xây dụng,thực hiên các dự án đầu t ư.
-Dịch vụ cho thuê,bảo dưỡng xe máy,kinh doanh thiết bị xây dựng -Xuất khẩu lao dộng,xuất khẩu xây dựng
-Kinh doanh xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ,hàng nông lâm thủy sản,hang ti u dùng.
-Kinh doanh các ng nh nghề khác trong phạm vi dăng ký và phù hợp với quy định của pháp luật
Việc tạo ra một sản phẩm trong ngành xây dựng nói chung và ngành tư vấn thiết kế xây dựng nói riêng mang tính chất đặc thù không giống với bất kỳ ngành sản xuất nào các công trình mà công ty đã thực hiên thiết kế, giám sát là những công trình quan trọng, thực hiện thời gian dài, vốn đầu tư lớn cho nên đòi hỏi sự tập trung cao độ các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng điều này đòi hỏi công tác tổ chức, bó trí, điều động máy móc thiết bị kiểm tra thăm dò chất lượng công trình phải được thực hiện một cách hợp lý, có hiệu quả Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty.
Trong những năm qua, thị trường của công ty không ngừng mở rộng đó là thị trường của các công trình xây dựng dân dụng, công nghịêp và kiến trúc đô thị trong cả nước Do đó đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn lớn đồng thời đội ngũ kỹ thuật viên phải có trình đổ cao để có thể vận hành máy
Trang 30móc thiết bị một cách có hiệu quả nhất mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình Cho đến nay công ty đã đảm nhận tư vấn, khảo sát thiết kế nhiều công trình trọng điểm
- Một số công trình đã hoàn thành :
Công ty cổ phần xây dựng số 3 - VINACONEX 3 là thành viên thuộc Tổng công ty XNKXD Việt Nam - VINACONEX, được Nhà nước cho phép xây dựng các công trình Thể thao văn hoá, bể bơi, các công trình công nghiệp - dân dụng - đường bộ - đường dây và trạm biến áp điện - các công trình thủy lợi, các công trình kỹ thuật hạ tầng, đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở
Trong thời gian qua, Công ty cổ phần xây dựng số 3 đã thi công rất nhiều công trình trọng điểm có qui mô nhỏ - vừa đến lớn, trong tất cả các lĩnh vực.Trước hết phải nói đến lĩnh vực chuyên ngành xây dựng mà Công ty có rất nhiều thế mạnh trên phạm vi cả nước và nước ngoài điển hình là các công trình:
Các công trình bệnh viện như:
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội; Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội; Bệnh viện Thái Bình; Bệnh viện đa khoa Hà Tây; Bệnh viện đa khoa Bình Định; Bệnh viện phụ sản Thái Nguyên; Nhà khám sức khoẻ bệnh nhân trung cao cấp Bệnh viện đa khoa Bình Định; Phòng khám sức khoẻ cán bộ Thành phố Hà Nội – Bệnh viện Xanh Pôn; bệnh viện tỉnh Hải Dương
Trụ sở và nhà ở như:
Trụ sở Hội Nhà báo 59 - Lý Thái Tổ - Hà Nội; Nội thất Trụ sở Ngân hàng Trung ương 49 - Lý Thái Tổ - Hà Nội; Nội ngoại thất nhôm kính Pháp, kính Tây Ban Nha Nhà 8 tầng - 334 Bà Triệu; Nhà B7 Giảng Võ - Hà Nội; Chợ Rồng - Nam Định; Khách sạn GUOMAN - 83 Lý Thường Kiệt; Trụ sở Sở
Trang 31Khoa học công nghệ và môi trường Hà Giang; Trụ sở UBND Thành phố Thái Bình; Trụ sở 8 tầng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Trụ sở 8 tầng tại đường Hoàng Quốc Việt của Công ty Đông Đô - Bộ Quốc phòng; Viện nghiên cứu Thanh niên Trung ương đoàn - Hà Nội; Đại sứ quán úc Hà Nội; Trụ sở điều hành Tổng công ty VINACONEX Hà Nội; Viện bảo tàng thế hệ trẻ VN - TƯ đoàn Hà Nội; Khách sạn GREEN HOTEL Cửa Lò; Trụ sở Y tế Thái Nguyên; Kho bạc nhà nước Tỉnh Bình Định; Nâng cấp cải tạo Bưu Điện Thành phố Hà Nội 75 - Đinh Tiên Hoàng; Nhà làm việc kiêm kho tiền chi nhánh Ngân hàng NN& PTNT Bình Định; Khách sạn Bạch Đằng tỉnh Hải Dương; Tổ hợp văn phòng và khách sạn số 9 Đào Duy Anh vv
-Chúng tôi cũng đã và đang tham gia xây dựng các công trình công
nghiệp, như :
Nhà máy xi-măng Hà Giang; Nhà máy sản xuất hệ thống viễn thông VINECO Hà Nội; Nhà máy chế biến hạt giống Thái Bình; Nhà máy may IVORY Thái Bình; Xưởng gia công và chế biến giấy Tissue Cầu Đuống; Nhà điều hành Tổng đài khu vực phía nam Hà Nội; Nhà máy sản xuất phân vi sinh Cầu Diễn, nhà máy tôn mạ màu Thái Bình
-Các công trình hạ tầng có quy mô lớn:
đã được Công ty thực hiện như: Cụm các trường Đại học Xây dựng -Bách khoa - Kinh tế quốc dân, Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, Phòng đọc thư viện trường chính trị Thái Bình, Trường PTCS Hồng Kỳ Sóc Sơn - Hà Nội, Hội trường ĐH Ngoại Ngữ - Hà Nội Các công trình hạ tầng về nước: Nhà máy nước thị trấn Gia Lâm với công suất 30,000m3/ngày và dung tích 6000m3, Tuyến ống truyền dẫn 800 Cáo Đỉnh - Nghĩa Đô, Nhà máy nước thị xã Hà Đông, Nhà máy nước Cáo Đỉnh, Nhà máy nước Nam Dư, Trạm bơm Tân Chi – Bắc Ninh, hệ thống cấp nước sạch xã Thịnh Liệt huyện Thanh
Trang 32Trì - Hà Nội,Đường dây 35 KV, đường dây hạ thế và trạm biến áp ven đường 14 Đồ Sơn – Hải Phòng, đường dây hạ thế và trạm biến áp khu công nghiệp Phù Long – Cát Hải – Hải Phòng v.v.
-Các công trình thể thao văn hoá, bể bơi như::
Nhà thi đấu thể thao Thái Nguyên; Nhà luyện tập thi đấu thể thao Công ty giấy Bãi Bằng; Nhà văn hoá đa năng trung ương đoàn Hà Nội; Nhà thi đấu thể thao Thanh Hoá; Nhà thi đấu thể thao Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ công trình phục vụ SEAGAME 22, Bể bơi Thanh Xuân - Trung ương Đoàn Hà Nội; Bể bơi Công đoàn Công ty giấy Bãi Bằng - Phú Thọ; Bể bơi Tỉnh Hoà Bình, sân vận động tỉnh Phú Thọ vv
Trong lĩnh vực thi công các công trình đường giao thông :
một số tuyến đường chính đã được chúng tôi thực hiện là: Đường
Xuân Hoà Đại Lải - Vĩnh Phúc; Đường quốc lộ 14 Đắc Lắc - Buôn Mê Thuột, đường Khe Gồi - Ninh Bình, Đường quốc lộ 32, Đường Lê Phụng Hiểu - Bắc Ninh, Đường Vũ Yểng - ấm Thượng, Đường trục chính nông trường Đồng Giao; Đường Giao thông thị xã Sông Công -Thái Nguyên
Trong lĩnh vực thực hiện quản lý đầu tư dự án, Công ty đã và đang thực hiện:
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở liền kề và chung cư 5 tầng có tầng 1 là gara, cho cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần xây dựng số 3 tại ngõ 249 – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội, hoàn thành năm 2001.
Khu nhà ở và cho thuê tại phường Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội có tổng mức vốn đầu tư trên102 tỷ đồng trên diện tích 16.200 m2 khởi công xây dựng tháng 10 năm 2003.
Trang 33Dự án đầu tư xây dựng chợ Bo Tỉnh Thái Bình theo hình thức B.O.T với tổng số vốn đầu tư 27 tỷ đồng bao gồm 500 kiốt để kinh doanh và hệ thống hạ tầng đồng bộ.
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và nhà ở, văn phòng, khách sạn tại thành phố Yên Bái với mức vốn đầu tư 86 tỷ đồng trên diện tích 56.224.
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Trần Hưng Đạo thị xã Thái Bình với tổng mức vốn đầu tư trên 124 tỷ đồng trên diện tích 48.245 m2
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng – VINACONEX 3 tại thị trấn Phổ Yên Thái Nguyên với công suất 50 triệu viên/năm với tổng vốn đầu tư trên 32 tỷ đồng trên diện tích 180.000 m2.
Dựa án đầu tư xây dựng khu liên hiệp sản xuất công nghiệp VINACONEX 3 – Quang Minh Vĩnh Phúc, với tổng vốn đầu tư là 150 tỷ đồng trên diện tích 50.000 m2.
Dự án đầu tư khu đô thị Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội với tổng vốn đầu tư là 378 tỷ đồng trên diện tích 158.500 m2
Dự án đầu tư theo hình thức B.O.T chợ Phương Lâm – Hoà bình với tổng mức đầu tư là 30.5 tỷ đồng.
Ngoài ra còn đang triển khai nhiều dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư các khu đô thị mới như: nhà xưởng sửa chữa thiết bị xây dựng, sản xuất đồ gỗ tại Bích Hoà - Hà Tây, Dự án án đầu tư xây dựng khu đô thị tại phường Phan Đình Phùng Thành Phố Thái Nguyên vv.
Công ty với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, kỹ sư, kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và đội ngũ công nhân lành nghề, hầu hết được đào tạo chính quy và trưởng thành từ trong thực tế xây dựng công trình Chúng tôi có
Trang 34hệ thống thiết bị xe, máy thi công đầy đủ, hiện đại và luôn được sự hỗ trợ kịpthời của Tổng công ty VINACONEX khi cần thiết
Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho Công ty.
Chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu cao về kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ của cáccông trình với giá cả hợp lý nhất và làm hài lòng các Quí chủ đầu tư
Thị trường là yếu tố sống còn quyết định sự phát triển của công ty nói chung và công tác quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nói riêng Công ty định hướng cho mình cần chuẩn bị năng lực về kinh tế - kỹ thuật để thâm nhập vào thị trường mà công ty đã lựa chọn, có chiến lược để tiếp cận với các chủ đầu tư để đặt quan hệ hợp tác và duy trì thị trường của công ty đã có.