1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xi măng bỉm sơn

19 824 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 465 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐƠN VỊ THỰC TẬP : CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN Giáo viên hướng dẫn : CN... Phân tích hoạt độn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA TÀI CHÍNH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐƠN VỊ THỰC TẬP :

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

Giáo viên hướng dẫn : CN Lê Thị Thu Hương Sinh viên thực hiện : Tống Thị Ngọc Anh Lớp : TC15-34

Mã sinh viên : 10A03408N

Hà Nội - 2014

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 3

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty 3

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 3

1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý 4

1.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới 7

-PHẦN 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN GIAI ĐOẠN 20112013 8

2.1.Tình hình tài sản của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 20112013 8

2.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 10

-2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 20112013 11

2.4 Một số ý kiến nhận xét và đánh giá 13

2.4.1 Những thành tựu đạt được 13

2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 14

PHẦN 3 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 15

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

-LỜI MỞ ĐẦU

Nước ta đang trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước để phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, do vậy mà nền kinh tế nước ta đã có những thành tựu đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Với nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại được mỗi đơn vị kinh tế phải tự mình tổ chức sản xuất, hạch toán, tiêu thụ Các doanh nghiệp bằng mọi cách phải đặt ra cho mình mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Làm thế nào để đảm bảo kinh doanh

có lãi, mở rộng sản xuất mà thị trường vẫn chấp nhận được

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thông tin về kết quả kinh doanh và quản lý tài chính giúp Công ty thấy rõ hơn thực trạng tình hình tài chính của mình, xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tăng giảm giá thành lợi nhuận và tình hình tài chính của Công ty nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng nói trên em đã chọn Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn làm đơn vị thực tập của mình để có cơ hội tìm hiểu kĩ hơn

về Công ty

Kết cấu báo cáo của em gồm 3 phần:

Phần 1: Khái quát về Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

Phần 2: Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.

Phần 3: Một số ý kiến đề xuất

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

Trang 4

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

Tên tiếng Anh: BIMSON CEMENT JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: BCC

Trụ sở chính: Phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Điện thoại : (037) 3 824 242 Fax: (037) 3 824 046

Website: www.ximangbimson.com.vn

Vốn điều lệ: 900 tỷ đồng

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn trước kia tiền thân là nhà máy xi măng Bỉm Sơn, được khởi công xây dựng từ năm 1975 đến năm 1980 do Liên Xô (cũ) thiết kế và trang bị máy móc thiết bị đồng bộ Chính phủ đã ra quyết định số 334/BXD-TCCB ngày 4/3/1980 thành lập nhà máy xi măng Bỉm Sơn

Tháng 10/1981 dây chuyền 1 đã được lắp ráp hoàn chỉnh và đến ngày

28/12/1981 những bao xi măng đầu tiên mác P400 nhãn hiệu “Con voi” của nhà

máy xi măng Bỉm Sơn đã chính thức xuất xưởng

Tháng 08/1993 Nhà máy quyết định sát nhập hai đơn vị là Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Công ty Cung ứng vật tư vận tải số 4 thành Công ty xi măng Bỉm Sơn trực thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam

Ngày 19/02/2002 được sự đồng ý của Nhà nước và sự chỉ đạo của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã khởi công xây dựng, cải tạo và hiện đại hóa dây chuyền sản xuất với công suất thiết kế giai đoạn I đạt sản lượng 1,8 triệu tấn xi măng/ năm, giai đoạn II đạt sản lượng 2,4 triệu tấn xi măng/ năm

Ngày 03/5/2003, dự án cải tạo hiện đại hóa dây chuyền số 2 kết thúc giai đoạn chạy thử và chính thức đi vào sản xuất, chuyển đổi công nghệ từ ướt sang khô, đưa công suất nhà máy tăng từ 1,2 triệu tấn/ năm lên 1,8 triệu tấn/ năm

Trang 5

Từ ngày 01/05/2006 Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn theo quyết định số 486/QĐ-BXD ngày 23/03/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng và đăng kí kinh doanh số 2603000429 do Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 01/05/2006

Năm 2007 công ty đang thực hiện dự án dây chuyền mới có công suất 2 triệu tấn/ năm, khi hoàn thành nâng công suất lên 3,8 triệu tấn/ năm

Trải qua hơn 30 năm phát triển và trưởng thành cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ, công nhân viên, những bao xi măng của nhà máy mang

nhãn hiệu “Con voi” đã đóng góp vào nhiều công trình lớn như : Thủy điện sông

Đà, cầu Thăng Long, Bảo tàng Hồ Chí Minh… Với những thành tích đáng trân trọng như: từ năm 1993 đến nay, liên tục được Bộ Xây Dựng và Công Đoàn ngành Xây dựng Việt Nam tặng cờ chứng nhận sản phẩm chất lượng cao; liên tục từ năm

1997 đến nay được Báo Sài Gòn Tiếp Thị và người tiêu dùng bình chọn và chứng nhận “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”; được phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh Hùng Lao Động” trong thời kì đổi mới; ngày 02/03/2010 Công ty đã đón nhận huân chương lao động hạng 2 vì những nỗ lực không ngừng trong ngành xây dựng

và phát triển

1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý

Sau khi cổ phần hóa Công ty xi măng Bỉm Sơn chính thức trở thành Công ty

cổ phần xi măng Bỉm Sơn, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình

cơ cấu kiểu hỗn hợp trực tuyến chức năng; gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc và 17 phòng ban 11 phân xưởng sản xuất ( bao gồm cả phân xưởng sản xuất chính và sản xuất phụ trợ), 8 chi nhánh, 1

văn phòng đại diện tại Lào và 1 trung tâm giao dịch tiêu thụ

Trang 6

Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:

- Đại hội đồng cổ đông: đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả những cổ đông

có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Đại hội đồng cổ đông quyết định tất cả những vấn đề thuộc về công ty theo pháp luật quy định như:

Cơ cấu tổ chức sản xuất, quy mô SXKD, kế hoạch, nhiệm vụ, cổ tức, phương hướng đầu tư phát triển…

- Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý của công ty gồm 5 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty Hội đồng quản trị đại diện các cổ đông, có toàn quyền và nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông

Trang 7

- Ban kiểm soát: là cơ quan trực trực thuộc đại hội cổ đông, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động SXKD của công ty

- Ban giám đốc: gồm giám đốc và 5 phó giám đốc Giám đốc là người đại diện pháp luật của công ty, có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao 5 phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực khác nhau

- Phòng cơ khí: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của thiết bị và sửa chữa chúng khi bị hư hỏng, chế tạo các thiết bị thay thế

- Phòng kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ theo dõi hoạt động sản xuất các phân xưởng sản xuất chính và sản xuất phụ

- Phòng năng lượng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình liên quan đến việc cung cấp năng lượng cho sản xuất và các thiết bị điện

- Phòng Kế toán – Tài chính: Có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối với các tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

- Phòng vật tư thiết bị: Cung ứng vật tư, phụ tùng thay thế, máy móc thiết bị cho sản xuất

- Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD và tiêu thụ sản phẩm của công ty

- Phòng KCS: Có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm

- Các xưởng sản xuất kinh doanh: Có chức năng, nhiệm vụ thực hiện đúng qui trình sản xuất để tạo ra sản phẩm kịp thời đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn cho máy móc thiết bị cũng như con người, gồm có 11 phân xưởng:

 Khối sản xuất chính gồm xưởng khai thác, xưởng nguyên liệu, xưởng

lò nung, xưởng nghiền xi măng, xưởng đóng bao, phòng điều hành sản xuất

 Khối phục vụ, phụ trợ: gồm xưởng sửa chữa cơ khí, xưởng sữa chữa công trình, xưởng điện nước, phòng TN KCS, trạm y tế, Tổng kho, Phòng BVQS

Trên đây là vài nét khái quát về tình hình tổ chức quản lý xi măng của CTCP

xi măng Bỉm Sơn Có thể nói cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh như vậy là phù

Trang 8

hợp thích ứng với trình độ quản lý của Công ty và tránh được sự chồng chéo trong khâu quản lý, đồng thời có thể nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty một cách cụ thể, chính xác, kịp thời

1.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới.

Tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh ở mức cao nhất Duy trì thị trường trong nước và không ngừng nâng cao sức cạnh trạnh đồng thời tăng năng suất lao động

và đem lại hiệu quả cao cho Công ty

Tiếp tục nghiên cứu áp dụng các đề tài tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Thiết lập các phương thức quản lý tiên tiến, tạo động lực thúc đẩy Công ty làm ăn có hiệu quả, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao lợi tức cho cổ đông, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Có kế hoạch dự trữ nguyên liệu vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giảm lãi vay ngân hàng về vốn lưu động

Phát triển nội lực, coi trọng hợp tác với các đối tác dưới nhiều hình thức nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và sức mạnh của Công ty

PHẦN 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN GIAI ĐOẠN 2011-2013

2.1.Tình hình tài sản của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2011-2013

BẢNG 2.1 CƠ CẤU TÀI SẢN CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013

Trang 9

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Tiêu chí

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ trọng Số tiền

Tỷ trọng

2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt

đối % Tài sản 6.052.783 100 5.727.615 100 5.606.719 100 -325.168 -5,37 -120.896 -2,11

A TSLĐ và Đầu

tư ngắn hạn 1.182.627 19,54 1.211.189 21,15 1.182.546 21,09 28.562 2,42 -28.643 -2,36 Tiền 67.027 1,11 91.442 1,60 131.030 2,34 24.415 36,43 39.588 43,29

Các khoản đầu

tư tc ngắn hạn 89.000 1,47 130.000 2,27 88.032 1,57 41.000 46,07 -41.968 -32,28 Các khoản

phải thu ngắn hạn 402.254 6,65 527.864 9,22 463.588 8,27 125.610 31,23 -64.276 -12,18 Hàng tồn kho 611.450 10,10 454.129 7,93 467.785 8,34 -157.321 -25,73 13.656 3,01

TSLĐ khác 12.896 0,21 7.754 0,14 32.111 0,57 -5.142 -39,87 24.357 314,12

B TSCĐ và đầu

tư dài hạn 4.870.156 80,46 4.516.426 78,85 4.424.173 78,91 -353.730 -7,26 -92.253 -2,04

Qua bảng 2.1 ta thấy trong giai đoạn 2011-2013 giá trị tài sản của công ty đang

có xu hướng giảm Cụ thể, năm 2011-2012 tổng giá trị tài sản giảm 325,168 triệu đồng (tương ứng với 5,37%); năm 2012-2013 giảm 120,895 triệu đồng (tương ứng với 2,11%) Việc giảm này chủ yếu là do giảm TSCĐ

Trong kết cấu tài sản của công ty thì tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể năm 2011 là 80,46%, năm 2012 là 78.85%, năm 2013 là 78.91% Kết cấu này hoàn toàn hợp lý do đặc thù kinh doanh của công ty

- Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiềm tỷ trọng nhỏ trong TSNH

và có sự biến động cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng Năm 2011 vốn bằng tiền 67,027 triệu đồng (chiếm tỷ trọng tương ứng 1.11%) Đến năm 2012 tăng 24,415 triệu đồng (tương ứng 36,43%), và lại tăng vào năm 2013 với tỷ lệ 43.29% (tương ứng 39,587 triệu đồng) Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do công ty đã dồn 1 lượng tiền lớn vào việc mua sắm TSCĐ mới, đồng thời thanh lý đi các TSCĐ đã hết khấu hao

Trang 10

- Các khoản phải thu tăng từ năm 2011-2012 chủ yếu là phải thu của khách hàng với tốc độ tăng là 125,610 triệu đồng (tương ứng 31,23%), tuy nhiên đến năm 2012-2013 thì giảm 64,276 triệu đồng (tương ứng 12.18%) Điều này cho thấy tình trạng bị chiếm dụng vốn của công ty đang dần được khắc phục, công ty nên có các phương án khắc phục tình trạng trên, đồng thời vẫn cân bằng được các mối quan

hệ khách hàng

- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong TSNH và tăng giảm liên tục trong

3 năm 2011-2013 Cụ thể là năm 2011 hàng tồn kho đạt 611,450 triệu đồng chiếm

tỷ trọng 10,10%, đến năm 2012 giảm 25,73% còn 454,129 triệu đồng (tương ứng với tỷ trọng 25,73%) Đến năm 2013 lại tiếp tục tăng 13,655 triệu đồng lên 467,785 triệu đồng (tương ứng với tỷ trọng 3,01%) Chứng tỏ công tác quản lý khâu thành phẩm hàng hóa của công ty chưa được tốt Công ty cần lưu ý đến vấn

đề này để có các biện pháp phù hợp để làm giảm hàng tồn kho

Trang 11

2.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2011-2013

BẢNG 2.2 KẾT CẤU NGUỒN VỐN CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Tiêu chí

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ trọng Số tiền

Tỷ trọng

2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt

đối % Nguồn vốn 6.052.783 100 5.727.615 100 5.606.719 100 -325.168 -5,37 -120.896 -2,11

A Nợ phải trả 5.017.884 82,90 .584.020 80,03 4.437.151 79,14 -433.864 -8,65 -146.869 -3,20

Nợ ngắn hạn 1.697.455 28,04 1.884.172 32,90 2.371.203 42,29 186.717 11,00 487.031 25,85

Nợ dài hạn 3.320.429 54,86 2.699.848 47,14 2.065.948 36,85 -620.581 -18,69 -633.900 -23,48

B Vốn chủ sở

hữu 1.034.899 17,10 1.143.595 19,97 1.169.568 20,86 108.696 10,50 25.973 2,27

Qua bảng 2.2 ta thấy trong cơ câú nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ lệ lớn ,

cả 3 năm đều trên 80% Năm năm 2011 là 82,9%, năm 2012 là 80,04, năm 2013 là 79,13% Nợ phải trả giảm qua các năm là vì Công ty đang thanh toán dần vay dài hạn VNĐ và EUR cho xây dựng dây chuyền mới Trong đó chủ yếu là nợ dài hạn Ngược lại thì nợ ngắn hạn đang có xu thế tăng lên từ 1.697.455 triệu đồng năm

2011 lên 2.371.203 triệu đồng năm 2013 Vay và nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm cho thấy Công ty đang dần mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng sản xuất

- Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn là tương đối thấp và đang theo

đà tăng nhẹ Năm 2011 là 17,10%, năm 2012 là 19.97% năm 2013 là 20.86% Cho thấy mức độ tự chủ tài chính của công ty chưa cao, tuy vậy công ty đang dần có các giải pháp thích hợp để nâng cao tính tự chủ tài chính qua việc tăng vốn chủ sợ hữu và giảm nợ phải trả

Trang 12

2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2011-2013

BẢNG 2.3 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013

Đơn vị tính: tđồng

Năm

So sánh 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

1 Doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ

3.331.32

7

3.747.49

8

3.893.34

8 416.171 12,49 145.850 3,89

2 Các khoản giảm trừ

doanh thu 44.244 231.163 164.657 186.919 422,47 -66.506 -28,77

3 Doanh thu thuần về

bán hàng và cung cấp

dịch vụ

3.287.083 3.516.335 3.728.691 229.252 6,97 212.356 6,04

4 Giá vốn bán hàng .409.249 2.716.272 3.000.054 307.023 12,74 283.782 10,45

5 Lợi nhuận gộp về

bán hàng và cung cấp

dịch vụ

877.834 800.063 728.637 -77.771 -8,86 -71.426 -8,93

6 Doanh thu hoạt

động tài chính 5.861 43.882 8.616 38.021 648,71 -35.266 -80,37

7 Chi phí tài chính 529.716 444.546 394.098 -85.170 -16,08 -50.448 -11,35

Trong đó: Lãi vay

phải trả 425.065 366.799 263.696 -58.266 -13,71 -103.103 -28,11

8 Chi phí bán hàng 80.127 78.308 195.376 -1.819 -1,01 17.068 9,57

9 Chi phí quản lý

doanh nghiệp 126.124 129.976 154.867 3.852 3,05 24.891 19,15 10.Lợi nhuận từ

HĐKD và TC 47.728 91.115 -7.088 43.387 90,90 -98.203 -107,78

11 Thu nhập khác 22.301 27.598 89.954 5.297 23,75 62.356 225,94

12 Chi phí khác 12.724 26.845 80.981 14.121 110,98 54.136 201,66

13 Lợi nhuận khác 9.577 753 8.973 -8.824 -92,14 8.220 1.091,63

14 Tổng LN kế toán

trước thuế

57.30

5

91.86

8

1.88

5 34.563 60,31 -89.983 -97,95

15 Chi phí thuế

TNDN hiện hành 4.326 22.967 471 8.641 60,31 -22.496 -97,95

16 Lợi nhuận sau thuế

TNDN 2.979 68.901 1.414 25.922 60,31 -67.487 -97,95

Qua bảng 2.3 ta thấy trong giai đoạn 2011-2013 lợi nhuận sau thuế của công

ty có xu hướng biến động mạnh Năm 2011-2012 tăng 25.922 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 39,01% so với năm 2011); nhưng đến năm 2012-2013 lại giảm

Ngày đăng: 21/09/2015, 23:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w