1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong Từ điển Tiếng Việt

61 3,7K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Hiện nay, trong vốn từ vựng tiếng Việt, các tiếng có chứa âm đệm không nhiều.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ trước đến nay, mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt, một vấn đề hết sức cơbản cho mọi nghiên cứu về Việt ngữ học vẫn chưa đạt được sự thống nhất giữa cácnhà ngôn ngữ Sự không đồng thuận này dẫn đến một thực trạng với mỗi quanđiểm, cái tạm gọi là “âm đệm”, một thành phần của cấu trúc âm tiết tiếng Việtkhông tìm thấy một “chỗ đứng” ổn định của mình trong các mô hình kể trên Thànhphần âm đệm, có khi được xem như một đơn vị ngang hàng với âm chính, âm cuốitrong vần, có khi lại được phân tách ra khỏi cấu trúc chiết đoạn của âm tiết, trởthành một đơn vị siêu đoạn với đầy đủ các tính chất của một thành tố mà phạm vihoạt động của nó có vùng chức năng lớn hơn một chiết đoạn Lựa chọn đề tài này,trước tiên, chúng tôi muốn đưa ra kiến giải về vị trí và vai trò của âm đệm trong môhình cấu trúc âm tiết, làm cơ sở cho các nghiên cứu về âm vị học, ngữ âm học vàcác chuyên ngành khác của ngôn ngữ học

Hiện nay, trong vốn từ vựng tiếng Việt, các tiếng có chứa âm đệm khôngnhiều So với vốn từ của một ngôn ngữ, con số này bước đầu cho thấy âm đệmtrong tiếng Việt không có giá trị khu biệt lớn trong toàn hệ thống Nói cách khác,

so với hệ thống, các hình tiết, nhất là các hình tiết thực có chứa âm đệm chỉ là thiểu

số trong đa số Dù vậy, âm đệm với tất cả các đặc tính của mình khi biểu hiện ratrên bề mặt chữ viết lại không hề đơn giản Sự tồn tại của nó gây rất nhiều khókhăn trong việc học tiếng không chỉ với người nước ngoài mà còn với cả các trẻ embản ngữ Đề tài này đề cập đến vai trò của âm đệm và kiến giải về sự tồn tại của nó,theo hướng một giải pháp âm vị học có tính tiết kiệm, tự nhiên

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trong sự đa dạng của các phươngngữ Kiến giải về âm đệm giúp chúng ta lý giải được sự khác biệt giữa các phươngngữ, cụ thể là sự vắng mặt của âm đệm trong các phương ngữ Nam so với phươngngữ Bắc, phương ngữ Trung và tiếng Việt toàn dân

Trang 2

Hơn nữa, trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi nhận thấy chưa có mộtcông trình, một tập chuyên khảo nào cho riêng âm đệm nhìn từ góc độ đồng đại và

cả lịch đại Nếu có đề cập, chúng chỉ là một phần nhỏ trong khi trình bày về cấutrúc âm tiết tiếng Việt Xuất phát từ những bất cập như thế, chúng tôi chọn đề tài

“Các tiếng chứa âm đệm trong tiếng Việt - Nguồn gốc và hướng giải quyết” với hyvọng tìm ra một giải pháp âm vị học hữu ích nhất

2 Mục đích nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi đã khảo sát tất cả các tiếng có chứa âm đệm trongtiếng Việt và so sánh chúng qua các thời kỳ lịch sử nhằm mục đích:

- Mô tả các khả năng kết hợp của âm đệm trong âm tiết tiếng Việt

- Tìm những lý giải về nguồn gốc của âm đệm

- Đề ra một kiến giải về khả năng tồn tại của âm đệm trong tiếng Việt

3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:thống kê tư liệu, mô tả, phân loại, so sánh

Chúng tôi tạm chấp nhận thuật ngữ “âm đệm” như một khái niệm mang tínhchất công cụ Tư liệu dùng để khảo sát là tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong từđiển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên - 2002) Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảomột số tư liệu về âm đệm được rút ra từ những công trình đã được công bố của cáctác giả khác cùng những điều tra bước đầu về thực trạng phát âm âm đệm của các

em học sinh tiểu học tại Hà Nội

4 Bố cục đề tài

Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm những phần sau:

I Thống kê và xử lý tư liệu.

II Các quan niệm khác nhau về vị trí âm đệm trong cấu trúc âm tiết âm tiết tiếng Việt Nguồn gốc của âm đệm.

III Kiến giải về khả năng tồn tại của âm đệm tiếng Việt.

Trang 3

NỘI DUNG

I THỐNG KÊ VÀ XỬ LÝ TƯ LIỆU

Khảo sát tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong Từ điển Tiếng Việt doHoàng Phê chủ biên tái bản năm 2002, chúng tôi có được những số liệu như sau:

1.Tổng số tiếng

Có tất cả là 575 tiếng có chứa âm đệm, trong đó:

- Số lượng phụ âm đầu C1 kết hợp được với âm đệm là: 20/23

Ba phụ âm đầu còn lại trong tiếng Việt không kết hợp với âm đệm là /ʐ/, /f/

Xuất hiện ít nhất là các phụ âm đầu /b/:1 tiếng (boa), /v/: 1 tiếng (voan), /m/:

1 tiếng (moay), /n/: 2 tiếng (noãn, nuy)

- Số lượng phụ âm cuối C2 kết hợp được với âm đệm là: 6/6 âm cuối (/m/,/n/, /ŋ/, /j/, /w/ và / ?/, biểu hiện ra chữ viết là các chữ cái: c, i, n, ng, nh, ch, t, o, p,

Trang 4

 ie : 52 tiếng (9,04%)

Như vậy, tổng số vần (kết hợp với âm đệm) theo chính tả là: 64 vần Cụ thểnhư sau:

- oa, oac, oai, oan, oanh, oach, oang, oac, oao, oap, oay (11 vần)

ip, -iw,-ɤ, -ɤn+căng, -ɤt+căng, -ɤŋ +căng, -ɤj+căng, -ɛ, -ɛn, -ɛw, -ɛt (đI kèm yếu

tố tròn môi)

2 Phân loại tiếng

Chúng tôi chấp nhận cách phân loại tiếng của G.S Nguyễn Tài Cẩn [3] nhưsau:

Nhóm I: Tiếng vừa có nghĩa vừa độc lập; bao gồm các từ gốc Việt, các từ

gốc Hán, gốc Âu đã được Việt hoá cao và các từ Hán Việt không có từ Việt cạnhtranh

Trang 5

Nhóm II: Tiếng có nghĩa không độc lập: các từ Hán Việt.

Nhóm III: Tiếng vô nghĩa; bao gồm các từ phiên âm, từ ngẫu hợp, tiếng đệm

trong từ láy và các tiếng không rõ nghĩa trong từ ghép

Theo tiêu chí này, chúng tôi có được kết quả thống kê phân loại tiếng từbảng các âm tiết chứa âm đệm trong tiếng Việt:

Nhóm I: 442 tiếng (76,87%)

Nhóm II: 38 tiếng (6,61%)

Nhóm III: 95 tiếng (16,52%)

3 Phân loại theo phạm vi sử dụng

Chúng tôi tạm chấp nhận cách phân loại tiếng theo phạm vi sử dụng của cáctác giả Phạm Đức Dương và Phan Ngọc [13] như sau:

Lưu ý: Một tiếng có thể tham gia đồng thời vào các nhóm khác nhau

4 Nhận xét

Qua các số liệu thống kê trên, chúng tôi có một vài nhận xét như sau:

trên tổng số vốn từ của một ngôn ngữ Như vậy chứng tỏ rằng tần sốxuất hiện của âm đệm trong các văn bản của tiếng Việt sẽ có phần hạnchế hơn

từ tượng thanh, tượng hình, các từ vay mượn trong tiếng Hán bắt đầubằng những âm đầu ngạc mềm như /k/: 124 tiếng (21,56 %) và âm họng

Trang 6

như /h/:: 57 tiếng (9,91%) vốn là những âm không phổ biến trong tiếngViệt.

theo ngữ âm) chứa yếu tố tròn môi Tuy nhiên, yếu tố tròn môi khôngphải chỉ ảnh hưởng đến phần vần mà ảnh hưởng đến toàn bộ âm tiết,nghĩa là nét tròn môI có từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc âm tiết

hình vị thuần Việt Điều này là kết quả của luật kết hợp theo tuyến tính củacác âm vị Một số trường hợp đặc biệt như /b/:1 tiếng (boa),/v/: 1 tiếng(voan), /m/: 1 tiếng (moay ơ) Đây là các tiếng có nguồn gốc ngoại lai trongtiếng Việt

nguyên âm sau, tròn môi Ngoại trừ nguyên âm /Ɔ/ trong từ “quọ” là mộttrường hợp rất hi hữu

[+giữa, +cao]

nguyên âm có chứa yếu tố [+môi] (quắp, quắm, quào, ngoáo, ngoáp )

[+tròn môI]/ [- tròn môI] trong các âm tiết mở, nửa mở Có thể giải thíchđiều này ở chỗ trong các âm tiết này, cơ chế tạo nên khuôn âm tiết là giản dịnên về mặt tiềm năng có thể chứa thêm nhiều đIệu vị (hoặc [căng]/[lơI], hoặc[+tròn môi]/ [- tròn môI])

Trong hai vế đối lập [+tròn môI]/[- tròn môI] thì về [- tròn môI] là vế bìnhthường, tự nhiên, không bị đánh dấu, có số lượng sản sinh cao Vế [+tròn môI] là

vế bị đánh dấu, không tự nhiên, cấu trúc phân lập, lực sản sinh yếu, nằm ở phầnbiên của hệ thống âm vị học tiếng Việt

Trang 7

Từ những nhận xét trên, chúng tôi đề xuất kiến giải về khả năng tồn tại của

âm đệm trong những phần tiếp theo

II CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ VỊ TRÍ ÂM ĐỆM TRONG CẤU TRÚC ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT NGUỒN GỐC CỦA ÂM ĐỆM

1 Những quan niệm khác nhau về vị trí âm đệm trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt

Thuật ngữ “âm đệm” như chúng tôi đã nói ở phần đầu chỉ là một sự quy ước.

Hiện nay, vấn đề có hay không có âm đệm trong cấu trúc âm tiết Tiếng Việt vẫnđang còn nhiều điều cần tranh luận Tuy nhiên, để tiện cho việc nghiên cứu, trongtiểu luận này, chúng tôi tạm thời chấp nhận thuật ngữ “âm đệm” với tính chất quyước và có tính công cụ

Trước hết, để tiện cho việc phân loại các quan niệm khác nhau về âm đệmtrong tiếng Việt, chúng ta cần xác định rõ ràng và thống nhất một số thuật ngữ có

liên quan, trong đó có khái niệm đơn vị chiết đoạn (segmental) và đơn vị siêu đoạn

(suprasegmental) Đơn vị chiết đoạn và đơn vị siêu đoạn là một đối lập âm vị học

vô cùng quan trọng Một hiện tượng âm thanh được gọi là chiết đoạn khi phạm vihành chức của nó nằm trọn trong một chiết đoạn Khái niệm chiết đoạn trong ngônngữ học được hiểu là: trong dãy thời gian liên tục, âm thanh lời nói được tuôn chảy,

“tạo nên ngữ lưu” Người ta tri nhận và cả phát âm ngữ lưu này bởi chuỗi các thờiđiểm có trong dòng thời gian mà ngữ lưu đó choán Mỗi thời điểm là một chiếtđoạn Còn các đơn vị siêu đoạn tính thì ngược lại, có một thuộc tính quan trọng làvùng chức năng của chúng (functional domain) không thể chứa trong một chiếtđoạn mà phải bao trùm lên nhiều chiết đoạn, có nghĩa là ít nhất vùng chức năng củachúng chứa trên một chiết đoạn

Từ cách hiểu như trên, chúng tôi tạm phân chia các quan điểm về âm đệmcủa Tiếng Việt ra như sau:

- Quan điểm cho rằng âm đệm là một đơn vị chiết đoạn

- Quan điểm cho rằng âm đệm là một đơn vị siêu đoạn

Trang 8

1.1 Quan điểm cho rằng âm đệm là một đơn vị chiết đoạn

Khi khẳng định âm đệm là một đơn vị chiết đoạn, các tác giả đồng thờikhẳng định vị trí của âm đệm trong cấu trúc âm tiết Tiếng Việt Điều đó có nghĩa là

âm đệm tồn tại với tư cách một đơn vị riêng, ngang hàng với các đơn vị chiết đoạnkhác

Tiêu biểu cho quan điểm này có thể kể tên các tác giả như: Đoàn ThiệnThuật (Ngữ âm tiếng Việt), Nguyễn Hữu Quỳnh (Giáo trình tiếng Việt hiện đại),

Cù Đình Tú - Hoàng Văn Thung - Nguyễn Nguyên Trứ (Khái quát về lịch sử tiếngViệt và ngữ âm tiếng Việt hiện đại), Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - HoàngTrọng Phiến (Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt), Uỷ ban khoa học xã hội (Ngữpháp tiếng Việt), Hữu Đạt - Trần Trí Dõi - Đào Thanh Lan (Cơ sở tiếng Việt)

Các tác gi này v c b n ch p nh n mô hình c u trúc âm ti t ti ng Vi t nh ề cơ bản chấp nhận mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt như ơ bản chấp nhận mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt như ấp nhận mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt như ận mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt như ấp nhận mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt như ết tiếng Việt như ết tiếng Việt như ệt như ư sau:

Thanh điệu

Chỉ có giáo trình Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại của các tác giả Cù Đình Tú

- Hoàng Văn Thung - Nguyễn Nguyên Trứ đưa ra một lược đồ khác, trong đó cấutrúc âm tiết được xác định như sau:

Thanh điệu

Sự khác biệt của giáo trình này là ở chỗ người viết cho rằng thanh điệukhông phải là thuộc tính của âm đầu mà là thuộc tính của phần vần

Tuy nhiên ở nhóm này, các tác giả đều xem âm đệm là một đơn vị chiếtđoạn, tương đương với các đơn vị chiết đoạn khác trong âm tiết Họ khẳng định:

âm đệm là một “thành phần có chức năng tu chỉnh âm sắc của âm tiết” [18, tr174].Trong “Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại”, các tác giả giải thích: âm đệm là một yếu

tố độc lập vì “sự tồn tại của các âm tiết trong đó có âm đệm mà không có phụ âm

Trang 9

đầu (VD: oan) cũng như khả năng có thể tách âm đệm ra khỏi âm giữa vần trongcách nói lái (VD:: vinh quy/ quy vinh) chứng tỏ tính chất độc lập của âm đệm” [19,tr54].

1.2 Quan điểm cho rằng âm đệm là một đơn vị siêu đoạn

Theo quan điểm này có các tác giả: Hoàng Cao Cương, Phan Ngọc, NguyễnQuang Hồng

Như chúng ta đã biết, đơn vị siêu đoạn có một thuộc tính hết sức quan trọng

là vùng chức năng (nơi một đơn vị chiết đoạn bộc lộ ra bằng tất cả những nội dungchiết đoạn của nó) không thể chứa trong một chiết đoạn mà phải bao trùm lên nhiềuchiết đoạn

Tác giả Nguyễn Quang Hồng trong cuốn “Âm tiết và loại hình ngôn ngữ”cho rằng: “Trong tất cả các cứ liệu có thể dùng làm cơ sở cho việc phân chiết âm vịhọc đối với tiếng Việt ( ) không hề tìm thấy một cứ liệu nào minh chứng cho khảnăng chia tách âm tiết ra làm ba phần bình đẳng như vậy cả Sự thực là trong khimột âm tiết bị tách đôi, yếu tố ngữ âm được gọi là “âm đệm” nếu có, thì chỉ có thểhoặc là phụ thuộc vào âm đầu, hoặc là phụ thuộc vào âm vần cái, chứ không baogiờ tự mình tách hẳn ra làm một phần riêng” [11, tr239] Mà theo ông “xét từ mộtgóc độ nào đó thì thanh điệu và âm đệm ( ) là những thực thể âm thanh khác nhau.Song về mặt chức năng thì cả hai đại lượng ngữ âm này đều không chiếm giữ một

vị trí tiếp nối với âm đầu và vần cái, do đó chúng đều không phải là những đơn vịngữ âm chiết đoạn mà là những thuộc tính chung của âm tiết, được hình dung nhưnhững đại lượng nằm song song với âm đầu và vần cái trong cấu trúc chung của âmtiết tiếng Việt [11, tr241] Hay nói cách, theo ông, âm đệm là một đơn vi siêu đoạntính

Còn hai tác giả Phan Ngọc và Phạm Đức Dương, khi xác định các thành tốcấu trúc âm tiết Tiếng Việt không chấp nhận giới âm (âm đệm) mà vẫn chủ trươngcấu trúc âm tiết tiếng Việt là CVC Họ chỉ coi yếu tố “âm đệm” (như nhiều tác giả

Trang 10

khác quan niệm) là “một tiêu chí đồng dạng với các yếu tố ngạc hoá, vang hoá, bênhoá [13, tr107].

Tiêu biểu nhất cho quan điểm này là tác giả Hoàng Cao Cương Tác giả nàycho rằng nếu coi âm đệm là một đơn vị chiết đoạn như nhiều tác giả khác quanniệm (tiêu biểu là Đoàn Thiện Thuật) là một quan niệm sai lầm vì những lý do sau:

- Nếu xét theo quan niệm hệ thống, âm đệm muốn trở thành một tiểu hệthống

trong hệ thống âm thanh tiếng Việt thì phải có ít nhất 3 đơn vị (vì có 3 đơn vị thìmới có những mối quan hệ để trở thành hệ thống được) Trong khi đó, theo tác giảĐoàn Thiện Thuật chỉ có 2 âm đệm /w/ và /zero/ Do đó mới chỉ có một quan hệnên chưa thể tạo thành một tiểu hệ thống tương đương với các tiểu hệ thống khác(âm đầu, âm chính, âm cuối) trong hệ thống âm tiết tiếng Việt

- Xét về lịch sử, các yếu tố từ vựng tương ứng với các tiết vị chứa âm đệmthường có phần tiền âm tiết (âm tiết một trong một cấu trúc âm tiết) Nét nổi trộitrong các yếu tố từ hình này là yếu tố/ đặc tính [+tròn môi]

Từ những lý do nêu trên, tác giả đi đến kết luận: Để tránh lối mòn trong tưduy cổ điển, không nên coi âm đệm là một tiểu hệ thống ngang hàng với các tiểu hệthống khác như: âm đầu, âm chính, âm cuối mà nên coi nó là một điệu vị của toàn

âm tiết Các điệu vị có ưu thế so với các âm vị ở chỗ: các điệu vị có thể tồn tại nhưmột nét âm vị học do vùng chức năng của chúng trải dài trên một cấu trúc âm đoạnđược khảo cứu Hay nói cách khác, ông coi âm đệm như một đơn vị siêu đoạn tính

1.3 Tiểu kết

Qua sự tổng hợp và đánh giá, chúng tôi nhận thấy rằng quan niệm cho âmđệm là một yếu tố chiết đoạn là quan niệm chưa có sức thuyết phục cũng như chưađưa ra được những giải thích mang tính tự nhiên có trong ngôn ngữ Giả định tồntại cái gọi là “hệ thống” âm đệm trong tiếng Việt, chúng ta càng thấy rõ sự phi lýcủa quan đIểm này Bởi lẽ, một hệ thống bao giờ cũng tồn tại ít nhất 3 đơn vị Nếutồn tại 2 đơn vị thì chúng ta không cần nhận thức chúng vì chỉ có một quan hệ và

Trang 11

nó tồn tại như một hiện thực “Hệ thống” âm đệm nếu được xem là tiểu hệ thốngtrong một hệ thống âm tiết tiếng Việt thì phương pháp luận ở đây phải chứng minhrằng: ngoài âm đệm và phi âm đệm còn phải có một yếu tố thứ ba nữa mới thoảmãn được những định nghĩa về hệ thống Ví dụ như trong tiếng hán hiện đại, ngoàigiới âm {u} còn có giới âm {i} và trường hợp zero về giới âm Vậy trong tiếng Hánhiện đại, tồn tại một hệ thống âm đệm một cách chính danh Còn trong tiếng Việtlại không phải như vậy Chẳng những số âm vị ít mà xét về mặt lĩnh vực chức năng

mà các âm đệm dường như rơi về phần biên của hệ thống Các âm đệm thường xuấthiện trong những đơn vị từ vựng: tượng thanh, tượng hình, các từ vay mượn tiếngHán bắt đầu bằng những âm đầu ngạc mềm hoặc họng, là những âm không phổbiến trong tiếng Việt

Xét về lịch sử, các yếu tố từ vựng tương ứng với các tiết vị có âm đệmthường có phần tiền âm tiết (âm tiết một trong một cấu trúc âm tiết) Nét nổi trộitrong các yếu tố từ hình này là yếu tố [+tròn môi] Đó có thể là nét khu biệt của một

âm môi, một nguyên âm dòng sau hoặc một âm đệm Vì vậy, trong âm vị học tiếngViệt mở rộng để tránh lối mòn của một tư duy cổ điển không coi âm đệm là mộttiểu hệ thống ngang với các tiểu hệ thống: âm đầu, âm chính, âm cuối mà là mộtđơn vị toàn âm tiết Các đơn vị có ưu thế hơn so với các âm vị ở chỗ: các đơn vị cóthể tồn tại như một nét âm vị học do vùng chức năng của chúng trải dài trên mộtcấu trúc chiết đoạn được khảo cứu Chính do đặc tính này nên số lượng âm vị củađơn vị thường hữu hạn và ít ỏi Nó tác động đến âm thanh theo kiểu cơ chế chứkhông phảI theo kiểu yếu tố (Các chiết đoạn tác động theo kiểu yếu tố do xếpchuỗi hình tuyến)

Như vậy, theo lý thuyết tâm biên, yếu tố tròn môi hay âm đệm phải được đối

xử một cách hoàn toàn khác so với âm vị chiết đoạn có ở trong khuôn của âm tiết

2 Nguồn gốc của âm đệm

Âm tiết tiếng Việt có một vị trí dành cho âm đệm_ đó là vị trí sau phụ âmđầu và trước nguyên âm chính Ở vị trí này trong tiếng Việt chỉ có thể có một âm -

Trang 12

w- Âm đệm -w- là một bán nguyên âm cuối, có cấu tạo như nguyên âm /u/ nhưngkhác nguyên âm /u/ về chức năng, nó có thêm đặc điểm của phụ âm, vì thế đượcgọi là bán nguyên âm Chữ viết ghi âm đệm bằng hai chữ: “u” và “o” (ví dụ: toànquân):

_ ghi là “o” khi trước nó không có phụ âm hoặc có phụ âm không phải là /k/

và sau nó là /a/, / /, /ă/ Ví dụ: oan, oa, hoa, hoen, hoàn,

_ ghi là “u” trong các trường hợp còn lại Ví dụ: uy, qua, tuế, uẩn,

Âm đệm -w- không đi sau các phụ âm tròn môi và trước các nguyên âm dòngsau, nếu có cũng chỉ là một vài từ rất ít dùng hoặc từ vay mượn Nếu -w- vắng mắt

có thể cho đó là âm đệm zero, ví dụ: tàn

Có thể nói âm đệm -w- có mặt trong toàn quốc ( riêng phương ngữ Nam Bộ

có điểm khác biệt) Như trên đã thống kê, hiện nay trong tiếng Việt có tất cả 575tiếng có chứa âm đệm Vậy âm đệm trong tiếng Việt từ đâu đến? nó vốn là một âm

vị thuần Việt hay là do một sự nhập hệ nào đó trong lịch sử tiếng Việt?

Đây là vấn đề liên quan đến nguồn gốc, đến mặt lịch đại của âm đệm trongtiếng Việt.Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn khi nghiên cứu về lịch sử ngữ âm tiếng Việt đãtìm hiểu về lai nguyên của hệ thống phhụ âm đầu, nguyên âm, phụ âm cuối và cảlai nguyên của âm đệm -w- Theo giáo sư, âm đệm -w- xuất hiện trong tiếng Việtvào cuối thời kì Việt Mường chung( cách đây trên 1000 năm), do ảnh hưởng củatiếng Hán vào tiếng Việt trong quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ Chính vì thếchúng ta cần nhìn lại quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán trong lịch sử

để có thể tìm được những lí giải cho sự xuất hiện của âm đệm -w- trong tiếng Việt

Tiếng Việt thời thượng cổ đã có một kho từ vựng khá phong phú với những

từ cơ bản có nguồn gốc Nam á và Tày Thái cổ, hoàn toàn chưa có ảnh hưởng củatiếng Hán Tiếng Hán chỉ bắt đầu ảnh hưởng đến tiếng Việt từ giai đoạn khoảngđầu công nguyên trở đi

Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán là rất cổ xưa và kéo dài hàng nghìnnăm Trước hết có sự tiếp xúc giữa người Lạc Việt thời tiền sử với những người

Trang 13

Việt phía Nam sông Dương Tử, trong giai đoạn xa xưa khi các bộ lạc Bách Việtchưa chịu ảnh hưởng của phương Bắc và chưa nhập vào địa bàn của Trung Quốc.Tuy nhiên đó mới chỉ là những tiếp xúc lẻ tẻ Muốn nói tới một sự tiếp xúc quy mô,lưu lại ảnh hưởng sâu đậm thì phải bắt đầu từ khi Triệu Đà xâm lược Âu Lạc (-179) và nhất là từ lúc nhà Hán đặt nền đô hộ ở Việt Nam cho đến năm 938 khi NgôQuyền dành lại độc lập cho đất nước Đây là một giai đoạn tiếp xúc lâu dài, liên tục

và sâu rộng, nhưng đứng về mặt ảnh hưởng thì có thể chia thành hai giai đoạn: giaiđoạn từ đầu công nguyên đến đầu đời Đường và giai đoạn bao gồm hai thế kỉ VIII

và IX (cuối Đường) Thế kỉ VIII và IX là thời gian nền văn hoá Hán nói chung, nềnvăn tự Hán nói riêng đã có một ảnh hưởng nhất định trên địa bàn Việt Nam Dễthấy là sự xuất hiện của hàng vạn từ Hán- Việt trong tiếng Việt- hiện tượng tiêubiểu cho tiếng Việt từ khi tiếng Việt trở thành ngôn ngữ của một quốc gia độc lập(năm 938)

Trước khi hình thành cách đọc Hán Việt, người Việt Nam đọc chữ Hán thựcchất là đọc tiếng Tàu, dùng chữ Hán như một ngoại ngữ, học chữ Hán là học mộtsinh ngữ Tình trạng này kéo dài suốt gần nghìn năm Bắc thuộc, chắc chắn lối đọcnày sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ tới cách đọc Hán Việt hình thành sau này,

và những đặc điểm ngữ âm của tiếng Hán chắc chắn vân còn lưu lại Sau khi hìnhthành cách đọc Hán Việt, viết chữ Hán về mặt từ vựng, ngữ pháp ta vẫn làm như cũnhưng về mặt ngữ âm dã có sự khác biệt: người Việt Nam đọc chữ Hán theo ngữ

âm tiếng Việt, khác hẳn cách đọc của người Hán Như vậy xuất phát điểm của cáchđọc Hán Việt hiện nay chính là hệ thống ngữ âm tiếng Hán dạy lần cuối cùng ởGiao Châu, trước khi Việt Nam dành được độ lập So với các phương ngôn Hán,cách đọc Hán Việt có một số điểm chứng tỏ nó gần với âm Hán đời Đường hơn.Khi tiếng Hán Việt hình thành ở Việt nam vào thế kỉ IX- X thì tiếng Việt đã có hệthống chung âm và hệ thanh điệu của tiếng hán đời Đường và hai hệ này cho đếnnay vẫn giữ nguyên Cách đọc Hán Việt hiện nay, sau gần 10 thế kỉ diễn biến theoquy luật ngữ âm lịch sử tiếng Việt đã có nhiều điểm khắc với hệ thống ngữ âm

Trang 14

tiếng Hán thế kỉ VIII- IX, nhưng so sánh giữa hai bên thì vẫn thấy có sự tương ứnghết sức đều đặn và có hệ thống, trong đó tiếng Việt hiện đại vẫn còn lưu giữ yếu tố

âm đệm, là một yếu tố của tiếng Hán

Sở dĩ chúng tôi nói tới sự hình thành cách đọc Hán Việt và vấn đề cách đọcHán Việt chịu ảnh hưởng như thế nào từ tiếng Hán là vì hiện nay từ Hán Việtchiếm tới 70% kho từ vựng tiếng Việt Hơn nữa âm đệm -w- xuất hiện nhiều nhất

là trong kho từ Hán Việt Tìm hiểu được nguồn gốc của âm đệm -w- trong cách đọcHán Việt cũng là chứng minh được nguồn gốc của âm đệm -w- trong tiếng Việthiện nay (vì trước khi tiếp xúc với tiếng Hán, tiếng Việt cổ không có yếu tố này)

Trong quá khứ cách đây hơn 1000 năm, âm đệm đã có mặt Như trên vừanói, điều này nổi rõ nhất trong kho từ Hán Việt, vì ở nguồn gốc của chúng- trongtiếng Hán Trung cổ, số lượng từ có -w- rất nhiều Giới âm học Trung Quốc đã phảiđặt ra thuật ngữ “ hợp khẩu” để chỉ những trường hợp như vậy Việc so sánh Việt -Mường cũng cho thấy có sự tương ứng -w- Việt / -w- Mường:

- Số từ có âm đệm -w- sau phụ âm gốc lưỡi ( kh, k) chiếm tỉ lệ cao hơn cả

Và ở những từ này sự tương ứng giữa -w- Việt và -w- Mường tỏ ra đều đặn hơn cả

- Nguyên âm đôi /uo/ của Việt sang Mường đôi khi có thể ứng với -w- sauphụ âm gốc lưỡi /v/ của Việt cũng có thể ứng với -w- Mường đặt sau /ɣ /

- Ngược lại sau phụ âm khác ( như “ thuyền”, “loan”), -w- Việt lại có thể ứngvới âm đệm zero ở Mường

- Số lượng từ gốc Hán chiếm gần một nửa (quần, quen, quỳ, hoa, xuân,thuyền, nguyệt, ) trong số những từ có -w- ở Mường

Trang 15

cả các từ bản địa, nhất là ở từ có phụ âm sâu (gốc lưỡi, họng) Nhận định này đặttrên cơ sở là:

* Càng ngược lên quá khứ càng thấy thưa dần những từ bản đại có âm đệm –w- Trong bảng điều tra tiếng Rục [2] chỉ có 11 từ có -w- trong đó đã có tới 3 từgốc Hán và vài từ nữa có lẽ vay của Việt; trong bảng điều tra tiếng Thà vựng [2]chỉ có 2 từ có -w- trong đó có một từ chắc chắn vay của Lào Thái

Như vậy là không đủ cơ sơ để tái lập một âm đệm -w- cho thời tiền ViệtMường (chưa có sự tiếp xúc với tiếng Hán) Phải tới các giai đoạn sau, thì mới dunhập đôi trường hợp lẻ tẻ qua con đường tiếp xúc, mà chủ yếu là tiếp xúc với tiếngHán Rồi sau đó, càng tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán thì số lượng từ có âm đệm -w-càng tăng dần

* Ở tiếng Hán trước Thiết vận( năm 601 của nhóm Lục Pháp Ngôn) có cảmột hệ thống phụ âm tròn môi rất phong phú: k, kh, g, gh, w, wh, h, ʔ (chủ yếu làphụ âm sâu), chưa kể khả năng có thể có cả ŋ, ŋh và sự xuất hiện ngày càng nhiềucách phát âm có âm đệm -w- sau các phụ âm khác, gọi là giới âm Tiếng Hán thờiThiết vận có hai loại giới âm là giới âm dòng trước -i- và giới âm dòng sau, trònmôi -w - (cộng thêm trường hợp giới âm là âm vị zero) Sự tồn tại của các loại giới

âm này đã đưa đến thế đối lập hợp khẩu/ khai khẩu thời trung cổ: hợp khẩu lànhững âm có giới âm còn khai khẩu là không có giới âm, có trường hợp có cả hailoại giới âm trên -iw- Ở trên chúng ta đã biết giai đoạn tiếng Hán đặt nền móngcho cách đọc Hán Việt chính là giai đoạn cuối cùng người Việt học nó với tư cách

là một ngoại ngữ, giai đoạn bao gồm hai thế kỉ VIII-IX Đây là một giai đoạn nhỏcủa giai đoạn tiếng Hán trung cổ trong lịch sử tiếng Hán Vậy muốn hiểu rõ về đặcđiểm ngữ âm của tiếng Hán Việt, cũng như qua đó thấy được quá trình diễn biến từngữ âm tiếng Hán sang cách đọc Hán Việt, trong đó có quá trình diễn biến từ âmđệm tiếng Hán thời trung cổ sang âm đệm trong các vần của cách đọc Hán Việt,chúng ta cần nắm được một vài nét về tình hình ngữ âm của tiếng hán thời kì này

Trang 16

Khái niệm “tiếng Hán trung cổ” thường được dùng để chỉ tiếng Hán vàokhoảng thế kỉ thứ V đến thế kỉ thứ XII Cứ liệu về tiếng Hán trung cổ có khá nhiều,trong đó để hiểu sâu về ngữ âm tiếng Hán thời kì này, các nhà nghiên cứu đều nhấttrí dựa vào hai loại tư liệu, trong đó có cách phiên thiết trong các vận thư, nhất là

trong Thiết vận Vận thư là một loại tự điển, căn cứ theo vận để sắp xếp chữ Chữ

thuộc cùng một vận thì phải giống nhau ở thanh điệu, nguyên âm và âm cuối, trong

một vận có thể có giới âm khác nhau Cuốn Thiết vận được tái bản nhiều lần và mỗi lần tái bản đều có sự bổ sung Đến khoảng thế kỉ VIII- IX, hễ nói đến Thiết vận hay nói đến vận thư thuộc hệ thống Thiết vận thì người ta chỉ dùng một cuốn là cuốn Quảng vận của nhóm Trần Bành Niên Về hình thức, Quảng vận có tất cả 206 vận

(trừ thanh điệu ra, vận bao gồm 3 bộ phận: giới âm + nguyên âm chính + âm cuối)

Bỏ qua sự khác nhau về thanh điệu (bình, thượng, khứ, nhập), đem 206 vận quy

thành 61 loại, gọi là 61 vận bộ, lấy vận bình của loại ấy để đại diện và gọi tên toàn

vận bộ Các vận bộ có âm cuối như nhau, có nguyên âm giống hoặc gần giống nhau

tập hợp lại thành một nhiếp, Quảng vận có tất cả 16 nhiếp

Hệ thống vận bộ tiếng Hán thế kỉ VIII- IX đã có ảnh hưởng lớn tới sự hìnhthành hệ thống ngữ âm của cách đọc Hán Việt Đa số phụ âm đầu, vần, phụ âmcuối và cả thanh điệu của tiếng Hán Việt đều có nguồn gốc từ hệ thống vận bộtiếng Hán giai đoạn này Qua quá trình diễn biến từ hệ thống vận bộ tiếng Hán thế

kỉ VIII- IX đến hệ thống vần Hán Việt, giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã tìm hiểu đượcnguồn gốc các vần Hán Việt, trong đó có 11 vần có chứa âm đệm Đó là các vần:

của giáo sư là xuất phát từ vần Hán Việt, như đã được ghi ở chữ Quốc ngữ Ở mỗivần như vậy, sẽ đi ngược dòng lịch sử, truy nguyên lên , xem thử nó bắt nguồn từnhững vận bộ nào của tiếng Hán Sau đây là nguồn gốc của 11 vần có chứa âm đệm

kể trên:

UY:

Vần UY bắt nguồn chủ yếu từ ba vận bộ: CHI, chi, vi trong nhiếp “chỉ”

Trang 17

1 CHI /-j(w)(i)e/ > UY

Vận bộ CHI tạo thành vần UY trong 28 từ Hán Việt

VD: Nguy, quy, quỵ, quỹ, nguỵ, luỹ,

2 chi /-(w)i-/ > UY

Vận bộ chi tạo thành vần UY trong 49 từ

VD: suy, tuy, tuý, quỹ, thuỷ,

3 vi /-(w)ei-/ > UY

Vận bộ vi tạo thành vần UY trong 18 từ:

VD: huy, uy, qui, quỷ, quý, huý,

Nguyên âm I trong 3 vận bộ CHI, chi, vi cuối Đường là một nguyên âmtương đối rộng và hơi lùi về phía sau, còn nguyên âm trong cách đọc Hán Việt lạihẹp, nhích về phía trước mạnh hơn Nhưng nhìn chung, từ cuối Đường đến nay, IHán Việt vẫn được giữ nguyên

CHI

chi I I Hán- Việt

vi

Ở trường hợp hợp khẩu thì ta sẽ có : wi -> UY Hán – Việt

Từ cách làm tương tự như vậy, giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã tìm ra nguồn gốccủa 11 vần có chứa âm đệm như sau:

Vần

H-V

Vận bộ Hán Phiên âm I Phiên âm II SLT Ví dụ

nguỵ, luỹ,

thuỷ,

Trang 18

Vi -j(w)ij wei 18 huy, uy, qui, quỷ, quý,

huý,

hoá,

đoá, khoá, quá,

thuận, nhuận, tuấn,chuẩn, tuất, xuất,

khuất, huấn,

đoàn, quán, toán, noãn,khoản, loạn,

hoạn,

UYÊN

UYÊT

tuyển, quyển, suyễn,chuyển, xuyến,

tuyệt, thuyết, tuýet,duyệt,

Trang 19

Tiên -(w)en xian 23 huyền, uyên, quyên,

khuyển, huyện, huyễn, khuyết, quyết, quyệt,huyệt,

nguyện, khuyến, nguyệt, khuyết,

_ SLT: số lượng tiếng có chứa vần đang xét trong cách đọc Hán Việt

Hệ thống nguyên âm tiếng Hán thời Thiết vận theo W H Baxter:

III KIẾN GIẢI VỀ KHẢ NĂNG TỒN TẠI CỦA ÂM ĐỆM TRONG TIẾNG

Trang 20

VIỆT HIỆN ĐẠI

1 Cơ sở cho kiến giải

1.1 Hiện trạng âm đệm của 3 vùng phương ngữ tiếng Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất Đó là một điều ai cũng thấy được trongthực tiễn Về mặt khoa học, điều này cũng đã được chứng minh Tuy nhiên sự tồntại của một số phương ngữ trong Tiếng Việt( tức là sự tồn tại của những trạng tháikhác nhau về mặt ngữ âm, từ vựng có khi cả về ngữ pháp nữa của cùng một ngônngữ) là một sự thật khách quan Nguyên nhân cơ bản khiến cho các phương ngữnảy sinh, theo các tác giả như Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn

Tu [16] là do:

- Sự tiếp xúc không thường xuyên , kém chặt chẽ giữa các vùng và sự giaolưu bằng ấn phẩm quá ít ỏi trong một thời gian dài Và kết quả đưa tới của lốisản xuất nhỏ, tự túc, tự cấp, khép kín trong làng xã là tình trạng giao thông khôngthực hiện được

- Việc chia cắt đất nước gây nên bởi sự cát cứ trong hai họ phong kiến phảnđộng Trịnh - Nguyễn và tiếp theo là sự đa tạp hóa của thành phần cư dân ở ĐàngTrong

- Tâm lý bảo thủ, ngại thay đổi phát âm và không muốn người trong nhà,trong họ hàng, trong làng mạc mình thay đổi phát âm dù rằng thay đổi theo cáchphát âm của thủ đô hoặc của thành thị nói chung

Từ những nguyên nhân này khiến cho việc giao lưu về văn hóa nói chung

và ngôn ngữ nói riêng giữa các địa phương còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vềngôn ngữ Điều này đã dẫn đến tình trạng khác nhau giữa các vùng phương ngữ vềmặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Trong tiểu luận này, chúng tôi chỉ xét mặt ngữ

âm mà cụ thể là xét yếu tố được các tác giả coi là âm đệm ở các vùng phương ngữkhác nhau Việc chia TIếng Việt ra thành các vùng phương ngữ khác nhau cũng cónhững quan điểm khác nhau, dựa trên những phương diện, những điểm nhìn khácnhau giữa các tác giả

Trang 21

Theo tác giả Hoàng Thị Châu [5] thì Tiếng Việt được chia làm 3 vùngphương ngữ là: Phương ngữ Bắc (PNB)

Phương ngữ Trung (PNT) Phương ngữ Nam (PNN)

Sự phân chia thành 3 vùng phương ngữ này dựa trên cơ sở khác nhau cả vềngữ âm, từ vựng và ngữ pháp giữa các vùng Nhưng ở đây chúng tôi chỉ xem xétđặc điểm sử dụng âm đệm trong cấu trúc âm tiết Nếu theo quan điểm của HoàngThị Châu, trong PNB và PNT âm đệm [w] có thể kết hợp với hầu hết các phụ âmđầu, trừ một số phụ âm môi (Cách phiên âm của các tác giả này, chúng tôi giữnguyên)

Ví dụ : hoa xuân [hwa swân]

lòe loẹt [lwe: lwe:t]

đoàn [đwan]

khuya khoắt [xwie xwăt]

Ngoài ra, trong các phương ngữ trên còn có thể bắt gặp [-w-] trong các âmtiết vắng phụ âm đầu Ví dụ : oan, uyển, uỳnh uỵch những từ mà thường bắt đầubằng những âm tắc họng.Trường hợp này càng nêu bật được tính chất độc lập của

âm đệm [w] Nó không đóng vai trò phụ âm đầu bởi vì người ta có thể thêm vàotrước nó một phụ âm Và nó cũng không đóng vai trò là nguyên âm bởi vì sau nóphải có nguyên âm Tình hình âm đệm của các âm tiết có ở PNN lại không giốngnhư vậy Trong PNN (từ đèo Hải Vân đến Cà Mau), âm đệm [-w-] tác động mạnh

mẽ đến những phụ âm hầu và mạc đứng trước nó, nhưng lại triệt tiêu hoàn toàn saunhững phụ âm còn lại Điều đó có nghĩa là sau các âm tiết được mở đầu bằng cácphụ âm không phải là phụ âm hầu và mạc thì không thấy sự xuất hiện của các âmđệm

Ví dụ: tuyên truyền [tiêng tiềng]

xuân xanh [sưng săn]

lý luận [lí :lựng]

Trang 22

nhuần nhuyễn [nhừng nhiễng]

Âm đệm [w] tác động đến những phụ âm mạc và phụ âm hầu theo lối đồnghóa ngược tạo nên 2 kiểu biến đổi:

- Thứ nhất, đó là kiểu đồng hóa hoàn toàn phụ âm đầu Kết quả là dẫn tới sựbiến mất hẳn của các phụ âm đầu để xuất hiện một phụ âm mới là [w] Hiện tượngnày chỉ thấy ở PNN mà không hề thấy có ở các phương ngữ khác Gọi là đồng hóahoàn toàn vì dù nó là phụ âm hầu hay âm mạc, vô thanh hay hữu thanh, tắc hay xátđều không để lai dấu hiệu khu biệt nào Ngay cả trường hợp chính tả không ghi lạiphụ âm đầu thì sự biến đổi đó vẫn xảy ra Ví dụ từ “oan” trong PNB phát âm là[qwan] khác với [wan] trong cách phát âm miền Nam Điều này chứng tỏ yếu tố tắchọng đứng đầu âm tiết là một âm vị có thực

w -w: oan [wang]

uyên [wiêng]

uỳnh uỵch [ wừn wựt]

hw -w: hoa huệ [wa wuệ]

huy hoàng [wi: wàng]

huyêng hoang [wân wang]

xw -f: khoai lang [fai lang]

khuya khoắt [fia fắk]

w v f: bà góa [bà já]

Trang 23

Trong Tiếng Việt chỉ có mỗi một từ có kết hợp [Gw] là từ góa [Gw] biếnthành một phụ âm mới, tuy vẫn giữ phương thức cấu âm xát hữu thanh là [v],nhưng rồi nó lại biến đổi thành một lần nữa thành [j] như tất cả các từ bắt đầu bằng[v] trong PNN.

Như vậy có thể tổng kết lại rằng, trong PNB có lẽ do xu hướng dị hóa mạnhnên âm đệm [w] cũng không kết hợp với nguyên âm [ư] và [ươ] Vần [ưu] đượcphát âm thành [iư] và vần [ươu] được phát âm thành [iêw] Còn kết hợp [-wâ-] ởNghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên được thay thế bằng [-wư] Ngoài ra ở một số thổ ngữvùng Bắc Bình Trị Thiên còn có hiện tượng âm đệm đồng hóa nguyên âm: “mùaxuân” nói thành “mùa xun”, “áo quần ” nói thành “áo cùn” Còn ở PNN không có

âm đệm [w] Điều này khẳng định thêm vai trò của nó trong âm tiét Tiếng Việt.Việc mất âm đệm [w] đã làm cho PNN giảm mất một số kiểu âm tiết

Nếu như tác giả Hoàng Thị Châu chia Tiếng Việt thành 3 vùng phương ngữkhác nhau là : Phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam thì các tácgiả Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu [16] lại chia TiếngViệt thành 4 vùng phương ngữ với tên gọi : Phương ngữ Bắc( PNB), phương ngữTrung Bắc, phương ngữ Trung Nam và phương ngữ Nam Các vùng phương ngữnày có những đặc điểm khác nhau về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Tuy nhiên xét vềmặt ngữ âm mà cụ thể là đặc điểm sử dụng âm đệm, các tác giả có đưa ra một sốđiểm đáng chú ý sau:

- Ở phương ngữ Trung Nam ,bên cạnh những đặc điểm về từ vựng và ngữ âm,ngữ pháp còn có một vài đặc điểm về tình hình sử dụng âm đệm:

+ Thứ nhất là hiện tượng những tiếng có chứa âm đệm mà ở đầu là [x] bị biếnthành âm đầu [f] và không còn âm đệm như:

khuya khoắt -phia phắt

khoe khoang -phe phang

chìa khóa -chìa phá

khỏe khoắn -phẻ phắn

Trang 24

+ Thứ hai, trong một số âm tiết mở và cả ở những loại hình âm tiết khác có hiệntượng thêm âm đệm [w] vào trước âm chính [a], tức là

[aj] > [we]

cái tai - kóe toe

trai gái -troe góe

trái xoài -tróe xòe

[Ɔ] >[we]

coi bói - koe loe

chói lọi -chóe lóe

- ở PNN, cũng có một số đặc điểm về tình hình âm đệm đáng chú ý:

+ ở vị trí đầu âm tiết, các âm cuối lưỡi [k, n] và âm họng [ ʔ, h] khi đứng trước

âm đệm [w] đều biến thành [ɣ]

qua quýt -goa guyc

hòa bình -gòa bìn

huy hoàng -guy goàng

ngoay ngoay -goay goay

oán thán -goáng tháng

+ Bên cạnh đó trong phương ngữ này cũng xuất hiện hiện tượng rụng âm đệm[w]

thuyền - thiềng

Trang 25

đề có hoặc không có âm đệm ở các vùng phương thì về một mặt nào đó chúng ta đãgóp phần vào việc đưa các phương ngữ xích lại gần nhau hơn Hay nói cách khác làgiúp cho việc thống nhất các vùng phương ngữ của Tiếng Việt.

1.2 Ảnh hưởng của âm đệm đến sự tồn tại song song nhiều cách viết tương tự trong hiện trạng chính tả tiếng Việt

Tình hình sử dụng âm đệm ở các vùng phương ngữ trong Tiếng Việt đã phầnnào cho chúng ta thấy được sự thiếu thống nhất về cả mặt chữ viết lẫn phát âm cáctiếng có chứa âm đệm các vùng phương ngữ Một phần nào đó điều này đã thể hiệnhiện trạng thiếu thống nhất về mặt chính tả nói chung và chính tả của các tiếngchứa âm đệm nói riêng Hiện nay, chúng tôi thấy có sự tồn tại song song 2 cáchviết của một số lượng không nhỏ các tiếng có chứa âm đệm Hiện tượng này khôngphải là mới bắt đầu gần đây mà từ những năm trước đã có hiện tượng này rồi Theocác tác giả Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Trọng Báu “hiện tượngrụng âm đệm [w] còn đang tiếp diễn ở cả hình thái nói cũng như ở hình tháiviết”[16,tr 49] Và họ đưa ra một loạt các tiếng có hiện tượng rụng âm đệm :

khoeo -kheo

khuỷu -khỉu

khuỵu -khịu

luẩn quẩn -lẩn quẩn

loăng quăng -lăng quăng

ngoảnh -ngảnh

Trang 26

quàu quạu -cau cạu

Như vậy, xét về mặt thời gian hiện tượng rụgn âm đệm này không phải làmới mà nó đã diễn ra từ rất lâu Nhưng trên thực tế, các tiếng chứa âm đệm mà bịrụng mất âm đệm không phải hoàn toàn đã biến mất Chúng ta có thể tìm thấy trêncác văn bản khác nhau sự tồn tại của 2 tiếng (chứa âm đệm và không chứa âm đệm) Nói cách khác cả 2 cách viết này cùng tồn tại đồng thời với nhau Điều này thểhiện tình không nhất quán về mặt chính tả

Hiện nay, hiện tượng rụng âm đệm vẫn đang tiếp tục diễn ra Chẳng hạn nhưtồn tại song song các từ sau:

chuệch choạc -chệch choạc

chuệch choạng -chệch chạng

chuếnh choáng -chếnh choáng

choạng vạng -chạng vạng

bầu đoàn -bầu đàn

thỏa thuê -thỏa thê

đuểnh đoảng -đểnh đoảng

phá hoại -phá hại

sáng loáng -sáng láng

chua loét -chua lét hoạnh họe -hạnh họe

loay hoay -lay hoay

loanh quanh -lanh quanh

Trang 27

ngoắt ngoeo -ngoắt nghéo

ngoắc ngoải -ngắc ngoải

xúy xóa -xí xóa

xuề xòa -xề xòa

xuệch xoạc -xệch xạc

Hiện tượng rụng âm đệm này là một hiện tượng rất phổ biến trong lớp từvựng hiện nay Cái bất cập là sự tồn tại cả 2 cách viết chính tả như vậy Nhưngngoài hiện tượng rụng âm đệm theo các tác giả Nguyễn Kim Thản, Nguyễn TrọngBáu, Nguyễn Văn Tu, trong Tiếng Việt còn “có hiện tượng thêm âm đệm vào lờinói do quy luật đồng hóa chi phối”[16, tr 49] Ví dụ: đàng hoàng  đoàng hoàng

Tuy nhiên hiện tượng thêm âm đệm không nhiều, chúng ta rất ít gặp Bởi vìtheo các tác giả này “hiện tượng rụng âm đệm thì được coi là vẫn phù hợp vớichuẩn mực phat âm, còn hiện tượng thêm âm đệm ấy vào thì không được coi làchuẩn mực”[16, tr50] Điều này có nghĩa là hiện tượng rụng âm đệm là một hiệntượng bình thường nhưng hiện tượng thêm âm đệm lại là một hiện tượng bất bìnhthường của ngôn ngữ Đây là một điều hiển nhiên và dễ thấy Các tiếng rụng âmđệm nếu xét về chính tả, nhờ không có âm đệm nên giảm đi một số lượng các vầnđáng kể Còn xét về mặt phát âm, các tiếng này phát âm dễ dàng hơn nhiều so vớicác tiếng có chứa âm đệm Sự biến đổi này đi theo hướng: từ phức tạp đến đơngiản Ngược lại với hiện tượng này, hiện tượng thêm âm đệm là một sự biến đổinghịch hướng: Từ đơn giản đến phức tạp Đây là một sự đi ngược đối với quy luật

tự nhiên nói chung và quy luật ngôn ngữ nói riêng

Qua sự phân tích trên đây có thể thấy được rằng: Vấn đề chính tả hiện nayđang còn nhiều tranh luận Đặc biệt là sự tồn tại song song của 2 cách viết của cùngmột từ Điều này sẽ dẫn đến tính không nhất quán giữa các văn bản Một vấn đềđược đặt ra cho những nhà nghiên cứu nói chung và cho những nhà nghiên cứungôn ngữ nói riêng là phải làm thế nào cho Tiếng Việt có một hệ thống chính tảchuẩn Mà trước hết xét trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu cần phải thống

Trang 28

nhất được với nhau cách viết nào đúng và cách viết nào sai Có nghĩa là cách viết

có âm đệm là chuẩn hay cách viết không có âm đệm là chuẩn Vấn đề này hiện nayđang còn nhiều tranh luận Mặc dù hiện tượng rụng âm đệm và cuộc tranh luận về 2cách viết này đã diễn ra từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa thống nhất được

1.3 Khó khăn trong việc dạy phát âm ở bậc tiểu học

Xét về phương diện chính tả, còn nhiều các kiến giải khác nhau về vấn đề cóhay không có âm đệm Hoặc nói chính xác hơn là việc giữ ngưyên hoặc bỏ đi âmđệm xét trên bề mặt chữ viết Về phương diện ngữ âm, một thực tế được đặt ra làviệc dạy phát âm các tiếng chứa yếu tố được gọi âm đệm cho học sinh tiểu họcđang gặp nhiều khó khăn và bất cập Căn cứ trên tư liệu mà chúng tôi thu thập được

về các tiếng chứa âm đệm trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học năm

2002, chúng tôi thấy : Có rất nhiều tiếng nếu trong trường hợp dạy phát âm cụ thể,chúng ta cũng rất khó đánh vần, nói gì đến việc dạy cho các cháu học sinh tiểu học.Chẳng hạn như một số từ sau:

chuếnh, chuệnh

duềnh, doành

hoắc, hoặc, hoắm, huếch, huênh

khoăm, khoằm, khoặm, khuếch, khuơ, khuýp loắt, lúych, luýnh

ngoai, ngoay, ngoắc, ngoăn, ngoao, ngoap, ngoeo quặm, quạu, quẹo, quơ, quỷnh, quỵp, quýu

tuếch, tuềnh, tuýp

Việc học đã khó, dạy cho học sinh tiểu học càng khó hơn Ngay bản thânngười giáo viên nếu không có kiến thức về ngôn ngữ học nói chung và ngữ âm nóiriêng, cũng rất khó phát âm các tiếng nêu trên Nhưng ngay cả khi người giáo viênbiết cách phát âm cũng rất khó mà truyền đạt được lại cho những học sinh (ngườikhông có chút ít kiến thức ngôn ngữ học nào) mà đặc biệt là hoc sinh tiểu học.Người giáo viên không thể giảng giải cho hoc sinh rằng những chữ cái [o] trong

Trang 29

“hoắc, hoắm, ngoao, ngoap” hay [u] trong “chuếnh, chuệnh, quặm, ”là những chữbiểu thị yếu tố trong ngôn ngữ học được gọi là “âm đệm” Với vốn hiểu biết ít ỏicủa học sinh tiểu học, chắc chắn các em sẽ không thể nắm bắt được lời giảng củagiáo viên Do đó các giáo viên tiểu học đã gán cho “u” và “o” một chức năng tươngđương vỡi chữ cái khác có trong từ và cùng với các nguyên âm khác tạo nên cácvần Đặc biệt là chữ cái “u” khi đi với “q”đã kết hợp với nó để tạo nên một âm

“qu” được đọc là /kw/

Mặc dù các giáo viên tiểu học đã gán cho “o”và “u” một chức năng mớinhưng việc dạy cho học sinh phát âm những tiếng này vẫn gặp nhiều khó khăn.Thông thường các em không biểu hiện được sự tròn môi của các yếu tố “o” và

“u”chẳng hạn khi phát âm các tiếng: chuếch, duềnh các em thường chỉ phát âm được: chếnh, dềnh còn yếu tố “u” biểu thị sự tròn môi (theo quan niệm của Hoàng

Cao Cương, Phan Ngọc ) thì không được phát âm kèm theo

Đặc biệt là có một số từ rất khó phát âm thì các em đã phát âm lẫn sang các

âm khác

Ví dụ:

quạu -cạuquọ -cọquyp -kịp

Từ những nhận xét ban đầu, chúng tôi đã tiến hành điều tra 15 học sinh ở lớp5B trường Tiểu học Trung Văn, kết quả thu được như sau:

âm đệm

Số học sinhđiều tra

Trang 30

do phát âm như vậy thì dễ hơn là phát âm những tiếng mà chúng ta gọi là tiếng cóchứ yếu tố tròn môi Hơn nữa thấy nhiều người xung quanh phát âm như vậy nêncác em cũng phát âm theo Theo chúng tôi, điều đó là không phải là không có lí.Tâm lí chung của các em là thấy người xung quanh phát âm thế nào thì bắt chướcnhư vậy Hơn nữa trong những tiếng đưa ra, không phải tiếng nào cũng dễ đánh vần

để có thể phát âm đúng được Thậm chí trong tiếng Việt có những tiếng có chứa âm

đệm rất khó đánh vần như ngoeo, quào

Như vậy, nhìn từ thực tế dạy và học phát âm, chúng tôi thấy rằng các tiếngchứa âm đệm đã gây nhiều khó khăn cho học sinh tiểu học Thông thường, các emphát âm những tiếng này không có yếu tố mà được các nhà nghiên cứu gọi là âmđệm Vấn đề được đặt ra là có nên giữ lại những yếu tố âm đệm này không?

Ngày đăng: 17/04/2013, 15:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ bảng số liệu thu được chúng tôi thấy rằng hiện tượng học sinh phát âm không có âm đệm không phải là không có - Khảo sát tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong Từ điển Tiếng Việt
b ảng số liệu thu được chúng tôi thấy rằng hiện tượng học sinh phát âm không có âm đệm không phải là không có (Trang 30)
Nhìn vào bảng trên chúng ta dễ dàng nhận thấy sự thiếu nhất quán trong cách viêt những từ láy này vì cách viết nào cũng đựoc coi là đúng - Khảo sát tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong Từ điển Tiếng Việt
h ìn vào bảng trên chúng ta dễ dàng nhận thấy sự thiếu nhất quán trong cách viêt những từ láy này vì cách viết nào cũng đựoc coi là đúng (Trang 33)
2 Bảng hoảng 12 Lăng quăng - Khảo sát tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong Từ điển Tiếng Việt
2 Bảng hoảng 12 Lăng quăng (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w