1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tinh thần nhân đạo trong tập thơ “người làm vườn” của r. tagore

85 4,2K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 849,76 KB

Nội dung

Những sáng tác của ông thường thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, mỗi trang thơ là một tấm lòng thương cảm với những số phận, những kiếp người bần cùng trong xã hội, không chỉ dừng lại ở

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN LÊ NHÃ PHƯƠNG

MSSV: 6106422

TINH THẦN NHÂN ĐẠO TRONG TẬP THƠ

“NGƯỜI LÀM VƯỜN” CỦA R TAGORE

Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: Ths.GV TRẦN VŨ THỊ GIANG LAM

Cần Thơ, năm 2013

Trang 2

1.1 Giới thuyết về khái niệm tinh thần nhân đạo

1.2 Truyền thống nhân đạo được thể hiện trong thơ ca Ấn Độ

1.3 Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả R.Tagore

1.3.1 Đôi nét về cuộc đời tác giả

1.3.2 Đôi nét về sự nghiệp sáng tác của tác giả

1.4 Vài nét về thơ Tagore và tác phẩm “Người làm vườn”

1.4.1 Vài nét về thơ Tagore

1.4.2 Giới thiệu về tác phẩm “Người làm vườn”

CHƯƠNG 2: TINH THẦN NHÂN ĐẠO THỂ HIỆN QUA NỘI

DUNG TRONG TẬP THƠ “NGƯỜI LÀM VƯỜN” CỦA

R.TAGORE

2.1 R.Tagore ca ngợi về tình yêu đôi lứa

2.1.1 Quan niệm của R.Tagore về tình yêu

2.1.2 Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu của R.Tagore

2.2 Tinh thần nhân đạo thể hiện qua lòng yêu con người

2.2.1 Lòng yêu thương phụ nữ

2.2.2 Lòng yêu mến trẻ em

2.2.3 Lòng cảm thông với nỗi khổ cực của những người nghèo khổ

Trang 3

2.3 Tinh thần nhân đạo thể hiện qua lòng yêu cuộc sống

2.3.1 Lòng yêu thiên nhiên

2.3.2 Lòng yêu quê hương, đất nước

2.3.3 Lòng yêu hòa bình và tinh thần chống chiến tranh

2.3.4 Niềm lạc quan tư tưởng về cuộc sống

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TINH THẦN NHÂN

ĐẠO TRONG TẬP THƠ “NGƯỜI LÀM VƯỜN” CỦA

R.TAGORE 3.1 Nghệ thuật so sánh trong tập thơ “Người làm vườn”

3.2 Nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu trong tập thơ “Người làm vườn” 3.3 Nghệ thuật ẩn dụ trong tập thơ “Người làm vườn”

PHẦN KẾT LUẬN

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài

Ấn Độ là một trong những nền văn hóa lớn của nhân loại, nó ảnh hưởng rất nhiều đến các nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, điều này có thể thấy trong các truyện cổ dân gian, trong các kiến trúc đền chùa phật và các tháp cổ của dân tộc Chăm ở nước ta Vì vậy không khó để hiểu tại sao lại đưa văn học Ấn Độ vào chương trình dạy học ở nước ta, vì điều này thật sự cần thiết và nó góp phần làm cho văn học Ấn Độ ngày càng phổ biến ở nước ta

Trong nền văn học đồ sộ của Ấn Độ, không thể bỏ qua hai bộ sử thi nổi tiếng là

“Ramayana” và “Mahabharata” đây là một niềm tự hào của người Ấn Độ Biruni một học giả Ấn Độ đã viết trong cuốn “Ấn Độ” của mình xuất bản năm 1030 như sau:

“Người Ấn Độ có cuốn sách mà mình tôn kính đến mức khẳng định dứt khoác rằng,

dường như tất cả những gì có trong cuốn sách này thì không có trong cuốn sách khác

Người ta gọi đó là Mahabharata” [1; tr.65] Nhưng không chỉ có “Ramayana” và

“Mahabharata” mới là niềm tự hào của đất nước Ấn Độ mà còn có một đóng góp

quan trọng góp phần khẳng định thêm vị thế của nền văn học Ấn Độ chính là Rabindranath Tagore

Có thể nói Tagore là một đại thi hào của Ấn Độ, ông không chỉ là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng mà còn là một nhà viết kịch lớn, một học sĩ có tài, một nhạc sĩ, một nhà giáo, một nhà hoạt động xã hội, một vị hiền triết hiểu sâu biết rộng Có thể tóm gọn lại rằng Tagore thật sự là một thiên tài của Ấn Độ, trong số các tác phẩm đồ sộ của mình Tagore thành công nhất ở lĩnh vực thơ ca Những sáng tác của ông thường thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, mỗi trang thơ là một tấm lòng thương cảm với những số phận, những kiếp người bần cùng trong xã hội, không chỉ dừng lại ở đó thơ Tagore còn thể hiện một tâm trạng suy nghĩ, băn khoăn về tình yêu, tất cả những điều

này đều được thể hiện trong tập thơ “Người làm vườn” của Rabindranath Tagore

Tinh thần nhân đạo được thể hiện rất rõ trong tập thơ này, đó là một tấm lòng yêu thương con người và cuộc sống, một tấm lòng ưu ái phụ nữ, một tình yêu thương trẻ em và cuối cùng là một tình yêu nam nữ trong sáng và thuần khiết, mỗi dòng thơ đều thấm đượm những tình cảm sâu sắc của tác giả Vì vậy, tìm hiểu về tinh thần nhân

đạo trong tập thơ “Người làm vườn” thật sự là một việc làm rất cần thiết và có ý

nghĩa

Trang 5

Dĩ nhiên không chỉ có tập thơ “Người làm vườn” mới thể hiện sâu sắc tinh

thần nhân đạo của nhà thơ Tagore mà một số tập thơ khác như tập thơ “Thơ dâng”,

“Trăng non”, “Mùa hái quả”, “Những con chim bay lạc”… cũng đã thể hiện được tinh thần nhân đạo của tác giả nhưng ở tập thơ “Người làm vườn” tinh thần nhân đạo

thể hiện khá rõ nét Tập thơ là tiếng lòng của Tagore về con người và cuộc sống, những tình cảm lớn lao, những suy nghĩ triết lí của ông đã được thể hiện một cách trọn

vẹn trong tập thơ này Đó cũng chính là lí do người viết chọn đề tài “Tinh thần nhân

đạo trong tập thơ Người làm vườn của Tagore”

2 Lịch sử vấn đề:

Ở Việt Nam, hầu hết những sáng tác của ông từ tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch cho đến thơ đều được giới phê bình nghiên cứu và nhiều dịch giả quan tâm, trong đó

nổi bật nhất là thơ Và tập thơ “Thơ dâng” đã làm tên tuổi ông nổi tiếng hơn trên văn

đàn thế giới với giải Nobel năm 1913, và được xem là “Kì công thứ hai” trong lịch sử

văn học Ấn Độ sau “Kì công thứ nhất” là tác phẩm “Sakuntala” của nhà thơ lớn

Kalidasa, một tổng hợp của thơ ca Ấn Độ từ thời Veda, qua văn học phật giáo đến thời

kỳ phục hưng dân tộc Tập thơ “Thơ dâng” ra đời khẳng định tài năng ngày càng

mạnh mẽ của Tagore Nhiều công trình nghiên cứu về thơ Tagore lần lượt ra đời,

chẳng hạn như trong quyển: “Tuyển tập tác phẩm R.Tagore tập 2”, giáo sư Lưu Đức

Trung đã tuyển chọn và giới thiệu nhiều bài thơ tiêu biểu của đại thi hào R.Tagore Đặc biệt ở phần phụ lục tác giả cũng đã cung cấp một số bài nghiên cứu hoàn chỉnh

hoặc trích lược về R.Tagore của các tác giả trong và ngoài nước như: “Ảnh hưởng của Tagore đối với thơ ca hiện đại Ấn Độ” do Mạnh Chương dịch của tác giả

V.K.Gokak (Ấn Độ), bài viết đã khẳng định được tầm ảnh hưởng sâu rộng của đại thi hào Tagore đối với nền văn học Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung, những sáng tác của ông không chỉ có giá trị trong một thời điểm nhất định mà nó tồn tại mãi mãi cùng thời gian và ảnh hưởng sâu sắc tới các sáng tác thơ ca về sau của nền văn học hiện đại

Ấn Độ Các bài “Rabindranath Tagore” của tác giả W.B.Yeats (Ireland), bài “Về Tagore” của I.Êrenbua (Nga), hay bài “Tagore với chúng tôi” của Nira Chanhdhuri

(Ấn Độ) đều tập trung chủ yếu ca ngợi cuộc đời, sự nghiệp cũng như ca ngợi tài năng xuất chúng của R.Tagore trong nhiều lĩnh vực và tất nhiên không thể thiếu thơ ca Mỗi bài viết là mỗi cách nhìn khác nhau của từng tác giả về nhà thơ Tagore nhưng các bài

Trang 6

viết đều có một điểm chung nhất định là nhìn thấy ở Tagore một con người không chỉ sống cuộc sống của riêng mình mà ông sống cuộc sống vì mọi người với một tình yêu

thương to lớn Bài viết “Tagore nhà thơ tình nổi tiếng” của Lưu Đức Trung thì chú

trọng đến những nét đặc sắc trong thơ tình yêu của Tagore, tác giả cũng đã đi vào phân tích những hình ảnh tình yêu trong nhiều bài thơ tiêu biểu

Bên cạnh đó còn có một số bài tiểu luận, bài trên các báo cũng nghiên cứu về

thơ Tagore, chẳng hạn như bài “Thơ R.Tagore – cuộc phối hôn giữa các nền văn hóa” của tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh Bài viết nêu lên sự kết hợp một cách đặc sắc và

hài hòa giữa nền văn hóa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, phương tây và phương đông trong các tác phẩm thơ trữ tình – triết lí của Tagore Sự sáng tạo và nét độc đáo làm nên cái riêng biệt ở thơ Tagore là cách mà ông tiếp thu và chọn lọc những cái hay cái đẹp từ các nền văn hóa khác nhau làm thành cái riêng của mình và đưa vào trong thơ ca của ông Ngoài ra tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh còn có một bài viết về những

hình ảnh thiên nhiên trong thơ Tagore là bài “Thiên nhiên trong Thơ dâng của Tagore”, bài viết chủ yếu đi vào phân tích ý nghĩa của hình ảnh thiên nhiên và phân loại những hình ảnh đó trong tập “Thơ dâng” ra làm 3 nhóm là những hình ảnh thuộc

về vũ trụ, những hình ảnh chỉ hiện tượng động thực vật trên trái đất và những hình ảnh chỉ sự vận động dịch chuyển của thời gian Những hình ảnh thiên nhiên vốn dĩ rất bình thường chẳng có gì đáng nói nhưng với Tagore đằng sau những hình ảnh thiên nhiên bình thường đó là cả một thế giới tinh thần huyền diệu, chứa đựng biết bao nhiêu điều

bí ẩn của trời đất Tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh khẳng định trong tập “Thơ dâng” những

hình ảnh thiên nhiên bình thường đã được hồi sinh và tái tạo với muôn vàn hình thù và hương sắc, đồng thời nói hộ những tiếng thì thầm muôn đời của con người với vũ trụ

và thiên nhiên trong một sự thống nhất vĩnh hằng Bài “Chất trí tuệ - điểm sáng thẩm

mĩ trong thơ Tagore” của Nguyễn Thị Bích Thúy đăng trên tạp chí văn học số 4/1994,

khẳng định chất trí tuệ được kết tinh trong toàn bộ hình tượng thơ cùng với bút pháp nghệ thuật đặc sắc của Tagore đã thể hiện một tầm tư tưởng và sự sáng tạo nghệ thuật lớn lao của ông, tác giả cũng nhấn mạnh chất trí tuệ, sự suy tư, tính triết lí đã trở thành

dấu ấn, thành phương tiện để biểu hiện trong thơ Tagore Trong cuốn “Văn học Ấn Độ” giáo sư Lưu Đức Trung đã nhận xét một cách rất tinh tế: “Đặc điểm nổi bật trong

nghệ thuật thơ của Tagore mà nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến là giàu chất hiện thực Tagore không phải là nhà thơ hiện thực thuần túy nhưng nội dung thơ ca của ông đều

Trang 7

phản ánh cuộc đời và sự sống Cuộc đời và sự sống đó được Tagore bọc ngoài bằng một lớp từ ngữ, một số hình ảnh tượng trưng có tính chất tôn giáo, siêu hình thần bí như Chúa Đời, Thượng Đế, Thầy, Người…” [15; tr.139] Vì Tagore sống cuộc sống

không phải của riêng mình mà là cuộc sống vì mọi người nên thơ ca của ông cũng phản ánh rõ điều đó Mặc dù thơ ông được bao bọc bởi một lớp từ ngữ và hình ảnh tượng trưng có tính chất tôn giáo nhưng nội dung chủ yếu và cốt lõi đều phản ánh cuộc đời thực, những câu chuyện, hình ảnh ông sáng tạo ra đều là những chuyện thực, người thực từng xảy ra trên đất nước Ấn Độ nghèo khổ và đau thương của ông Tagore

sử dụng yếu tố hiện thực như một tấm gương phản chiếu lại cuộc sống mà ông đang chứng kiến từng ngày, từng giờ, chân thực và đầy cảm xúc Ở cuối bài viết của mình, giáo sư Lưu Đức Trung còn nêu lên tác dụng to lớn từ việc sử dụng hình ảnh tượng

trưng: “Chính nhờ vận dụng thủ pháp biểu hiện tượng trưng trên đây mà làm cho thơ

ca của ông dễ đi vào lòng người đọc bằng lí trí và tình cảm Đó là thủ pháp nghệ thuật độc đáo trong phong cách thơ lãng mạn của Tagore.” [15; tr.142] Sự kết hợp hài hòa

và nhuần nhuyễn giữa các biện pháp nghệ thuật đã làm cho thơ Tagore trở nên nổi bật

và in sâu vào trong tâm tưởng người đọc giữa vô vàn các tác phẩm văn học khác

Khi đi sâu vào phân tích sức mê hoặc, quyến rũ trong nghệ thuật bài thơ số “28” trong tập thơ “Người làm vườn” của Tagore, tác giả Lê Lưu Oanh đã viết trong cuốn

“Rabinđranath Tagore trong nhà trường” rằng những hình ảnh so sánh và tượng

trưng về tình yêu, về trái tim và tâm hồn của người đang yêu trong thơ của ông được

mĩ lệ hóa và trở nên lung linh với những sắc màu huyền diệu Cũng cùng trong cuốn

“Rabinđranath Tagore trong nhà trường” Nguyễn Thanh Hưng cũng có bài “Hình ảnh chúa trong Thơ dâng”, bài viết đã chỉ ra việc Tagore sử dụng nhiều hình ảnh của

Chúa và Thượng đế trong thơ của ông, bên cạnh đó ông cũng sử dụng những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết và cổ tích để nói về cuộc sống nơi trần gian nhưng đó chỉ là những hình ảnh, những cốt truyện Tagore dùng để thể hiện ý tưởng của mình

Về tinh thần nhân đạo trong những sáng tác thơ ca của Tagore, trong “Tuyển tập tác phẩm R.Tagore tập 2”, giáo sư Lưu Đức Trung cũng đã giới thiệu bài “Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Tagore” của Cao Huy Đỉnh với nội dung chủ yếu

là nêu cao được tư tưởng ca ngợi cuộc đời, ca ngợi con người trần thế, phê phán thế giới thần linh phù phiếm của Tagore, mong mỏi cho con người được sống một cuộc sống yên lành và hạnh phúc Luận văn thạc sĩ của Nguyễn An Thụy trường Đại Học

Trang 8

Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh với đề tài: “Thế giới trẻ thơ trong trăng non của R.Tagore” thì đề cập đến tình yêu thương vô bờ của Tagore dành cho trẻ thơ, từng

tính cách, từng tâm hồn trẻ em trong thơ của ông nổi bật với vẻ đẹp hoàn mĩ như những viên ngọc sáng lung linh không ngừng phát ra thứ ánh sáng diệu kì Mặt khác

trong bài viết “Rabindranath Tagore, tình yêu và lòng nhân ái cao cả dâng hiến nhân loại” của tác giả Lê Thành Nghị đã đề cập tới tình yêu trong tập thơ “Người làm vườn” của Tagore như sau: “Có hàng trăm con đường dẫn tới tình yêu Tagore lựa

chọn con đường mà người lao động vẫn thường chọn Đó là lòng chân thành Nó vô cùng giản dị, nhưng cũng vô cùng thiêng liêng, vô cùng khó khăn với những ai kém bản lĩnh.” [22; tr.3] Tác giả khẳng định quan niệm về tình yêu của Tagore trong tập

thơ “Người làm vườn” là một tình yêu chân thành, giản dị xuất từ chính trái tim của

mỗi con người, tình yêu đó không được bao bọc bởi những vật chất xa hoa, hào nhoáng cũng không quá xa vời mà tình yêu đó rất gần gũi, nó tồn tại ngay trong chính trái tim và cuộc sống của mỗi con người nhưng có thể cảm nhận được tình yêu đó hay

không là một việc không hề dễ dàng Cũng trong tập thơ “Người làm vườn” tác giả Phạm Văn Tình đã có bài viết “Chất triết lí trong bài thơ tình số 28 của R.Tagore”,

bài viết đã nêu lên được những phát hiện mới lạ, độc đáo về tình yêu của Tagore Nếu các nhà thơ khác khi viết về tình yêu thường đi vào những trạng thái, cung bậc cảm xúc thì Tagore không dừng lại ở đó mà hướng đến những triết lí nhân sinh và quy luật của tình yêu muôn đời Trong luận văn của sinh viên Hồ Tuấn Phong lớp cử nhân Ngữ Văn khóa 35 - Khoa Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn - trường Đại Học Cần Thơ với

đề tài “Thế giới tình yêu trong tập thơ Người làm vườn của R.Tagore” đã làm rõ

được tình yêu trong tập thơ “Người làm vườn” với những cung bậc cảm xúc vui,

buồn, hạnh phúc đan xen tạo nên một thế giới tình yêu mang đầy màu sắc Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên chỉ tập trung làm rõ cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệ thuật cũng như tầm ảnh hưởng to lớn của thơ Tagore đối với nền văn học Ấn Độ và thế giới, còn về vấn đề tinh thần nhân đạo thì chỉ được đề cập đến như một đặc trưng không thể thiếu trong thơ Tagore chứ chưa được phân tích kĩ Trong luận văn này người viết sẽ tìm hiểu tinh thần nhân đạo của Tagore được thể hiện rõ nét qua thơ ca

của ông mà cụ thể ở đây là “Tinh thần nhân đạo trong tập thơ Người làm vườn của

Tagore” Tập thơ “Người làm vườn” được in trong “R.Tagore thơ” của nhà xuất bản

Trang 9

văn học là đầy đủ và trọn vẹn nhất, người viết sẽ dựa vào bản dịch thơ này để tìm hiểu

về đề tài của mình

Tóm lại những công trình nghiên cứu về tinh thần nhân đạo trong thơ Tagore không nhiều nhưng đó lại là một kiến thức nền tảng để người viết có thể tiếp thu và chọn lọc để triển khai đề tài của mình Dựa vào công trình nghiên cứu của những

người đi trước về thơ Tagore nói chung và tập thơ “Người làm vườn” nói riêng, người

viết sẽ đi vào tìm hiểu tinh thần nhân đạo được thể hiện như thế nào trong tập thơ

“Người làm vườn” của Tagore

3 Mục đích nghiên cứu:

Tagore là một nhà thơ lớn của Ấn Độ, ông không những có những đóng góp to lớn cho nền văn học Ấn Độ mà còn có những đóng góp nhất định về chính trị, xã hội Nhưng riêng ở lĩnh vực thơ ca, Tagore đã tạo nên một sự phong phú cho nền văn học

Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung, và ít nhiều những sáng tác này cũng ảnh hưởng

đến thơ ca Việt Nam Vì vậy, việc nghiên cứu “Tinh thần nhân đạo trong tập thơ

Người làm vườn của Tagore” của người viết nhằm:

Thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Tagore dành cho những kiếp người khổ cực trong xã hội Ấn Độ như trẻ em và phụ nữ Tôn giáo Bà La Môn tồn tại ở Ấn

Độ với những nghi thức khắc nghiệt và độc ác như chủ nghĩa khổ hạnh, phép hành xác, chế độ phân biệt giai cấp, nghi thức lễ máu, các giàn hỏa thêu đã làm chết đi biết bao sinh mệnh con người, trói buộc biết bao nhiêu tình yêu của những đôi trai gái mới lớn Tagore với một niềm cảm thương sâu sắc đã gửi vào những dòng thơ của mình một tấm lòng đồng cảm, thương xót Mặt khác việc làm rõ tinh thần nhân đạo trong tập

thơ “Người làm vườn” của Tagore sẽ giúp chúng ta hiểu được những suy nghĩ, những tình cảm của nhà thơ qua cách mà ông thể hiện trong tập thơ “Người làm vườn”, từ đó

cảm nhận một cách sâu sắc tấm lòng yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên cuộc sống một cách tha thiết của nhà thơ Tagore

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu “Tinh thần nhân đạo trong tập thơ Người làm vườn

của Tagore” sẽ giúp chúng ta khám phá thêm những thủ pháp nghệ thuật sáng tạo mà

Tagore đã vận dụng trong sáng tác của mình

Trang 10

Cuối cùng kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần thiết thực trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam và phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học Ấn Độ ở các trường trung học

4 Phạm vi nghiên cứu:

Với đề tài “Tinh thần nhân đạo trong tập thơ Người làm vườn của Tagore”,

luận văn chỉ khảo sát tập thơ “Người làm vườn” của nhà thơ Tagore do Đỗ Khánh Hoan dịch và khảo sát thêm một số bài thơ trong tập thơ “Người làm vườn” được in trong tập “Thơ Tagore” do Đào Xuân Quý chọn dịch và giới thiệu của nhà xuất bản Văn Học Hà Nội năm 1979 Luận văn sẽ khảo sát toàn bộ tập thơ “Người làm vườn”

để thấy được tinh thần nhân đạo của tác giả đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm

5 Phương pháp nghiên cứu:

Dựa vào đối tượng nghiên cứu và để hoàn thành mục đích nghiên cứu người viết đã sử dụng một số phương pháp cụ thể như sau:

Phương pháp khảo sát văn bản: Tinh thần nhân đạo được tác giả thể hiện trong

tập thơ “Người làm vườn” nằm rải rác ở tất cả các bài trong tập thơ Do đó với một

tập thơ gồm nhiều bài như vậy người viết cần sử dụng phương pháp này để thấy được

tinh thần nhân đạo thể hiện như thế nào trong tập thơ “Người làm vườn”

Phương pháp phân tích tổng hợp: Để làm sáng rõ các luận điểm cần triển khai trong luận văn, người viết sẽ đi vào phân tích các dẫn chứng bằng một số bài thơ sau

đó tiến hành tổng hợp, khái quát lại và đi đến khẳng định lại vấn đề

Phương pháp so sánh đối chiếu: Để xác định thành công của Tagore khi thể

hiện được tinh thần nhân đạo trong tập thơ “Người làm vườn”, người viết sẽ đặt tác

phẩm vào trong mối quan hệ với các tập thơ khác của ông hoặc các tác phẩm cùng thời

đã thể hiện tinh thần nhân đạo để so sánh và làm thấy được những phần sáng tạo của tác giả

Trang 11

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Giới thuyết về khái niệm tinh thần nhân đạo

Trong mỗi một tác phẩm văn học, tinh thần nhân đạo đóng vai trò không nhỏ

và được coi là một yếu tố không thể thiếu vì tình cảm của người viết, sự rung động, những cảm xúc tinh tế trước mọi sự vật, sự việc là điều cần có đầu tiên và cũng là điều quan trọng sau cùng trong quá trình hoàn thiện một tác phẩm Một nhà văn, nhà thơ đúng nghĩa là một người biết cảm nhận và truyền tải những cảm xúc của mình vào trong tác phẩm để gửi gắm đến người đọc Một tác phẩm hay phải là một tác phẩm chứa đựng trong đó những tình cảm lớn lao, những giá trị yêu thương sâu sắc Muốn được như vậy thì tự bản thân mỗi một tác phẩm văn học phải chứa đựng trong nó một tinh thần nhân đạo xuất phát từ lòng yêu thương con người của người viết

Có khá nhiều nhận định và khái niệm về tinh thần nhân đạo trong văn học của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu nhưng nhìn chung những nhận định

và khái niệm này đều khẳng định tinh thần nhân đạo là một yếu tố cốt lõi trong mỗi

một tác phẩm văn học M.Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học” câu nói khẳng

định một điều rằng ý nghĩa thật sự của văn học là nhân đạo hóa con người, là nâng đỡ

tâm hồn con người đến những cái hay, cái đẹp Cụ thể hơn, trong “Từ điển thuật ngữ văn học” đã đưa ra khái niệm về tinh thần nhân đạo: “Chủ nghĩa nhân văn còn gọi là chủ nghĩa nhân đạo Ở cấp độ thế giới quan chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, quí trọng các giá trị người như trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh vẻ đẹp Chủ nghĩa nhân văn không phải là một khái niệm đạo đức đơn thuần mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất…) trong các quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại.” [4;

tr.74] Con người dù xét dưới nhiều góc độ vẫn luôn là nhân vật trung tâm trong mỗi một tác phẩm văn học, khi đó tình yêu thương, sự đồng cảm trước mỗi một số phận con người là nền tảng để người viết triển khai những ý tưởng, những cảm xúc của mình vào trong tác phẩm Tinh thần nhân đạo chỉ được thể hiện khi chỉ khi nhà văn, nhà thơ là người biết rung cảm và biết yêu thương con người Bên cạnh đó thế giới tồn tại trong tác phẩm văn học luôn chứa đựng bên trong nó những tình cảm lớn lao, những cảm xúc mãnh liệt được tác giả tạo nên bằng sự cảm nhận và rung cảm của tác giả trước con người và cuộc sống: “Thế giới được sáng tạo ra trong văn học nghệ

Trang 12

thuật và bằng văn học nghệ thuật từ xưa đến nay là một thế giới mà trong đó con người luôn đấu tranh chống lại mọi thế lực thù địch xuất hiện dưới mọi hình thức, để khẳng định quyền năng và sức mạnh của mình, đồng thời thể hiện khát vọng làm người mãnh liệt và cao đẹp của mình Lòng yêu thương, ưu ái đối với con người và thân phận của nó từ trước đến nay vẫn là sự quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà nghệ sĩ trong cảm hứng sáng tạo nghệ thuật” [4; tr.74] Nhà văn phải là người đi tìm những điều tốt đẹp ẩn chứa bên trong tâm hồn của mỗi con người bằng chính lòng yêu thương, sự cảm thông và những cảm xúc tinh tế của chính bản thân mình Một nhà thơ, nhà văn không thể nào thiếu đi những cảm xúc, lòng yêu thương đối với con người và

sự vật khi mà con người luôn là đối tượng trung tâm của người sáng tác Đứng ở một góc độ khác, tinh thần nhân đạo lại là phương pháp giải quyết những vấn đề trong các

mối quan hệ của con người với cuộc sống: “Một hệ thống quan điểm triết học – đạo

đức, chính trị - xã hội coi con người và đời sống hiện thực, trần thế của nó, một đời sống văn minh, hạnh phúc, hữu ái, là mục đích cao nhất Nó giải thích những nguyên nhân đã gây ra cho nhân loại cảnh bất hạnh, tội lỗi, đồi trụy… và đề ra phương pháp giải quyết những hiện tượng đó để cho con người được sống một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn” [5; tr.290] Người viết khi thể hiện tinh thần nhân đạo trong mỗi một tác

phẩm văn học không chỉ đơn giản là ca ngợi và thể hiện lòng yêu thương con người,

mà người viết còn đảm trách việc đi tìm những phẩm chất tốt đẹp bên trong con người, những ngọn nguồn của sự khổ đau mà con người phải chịu đựng, từ đó hướng con người đến những cái hay, cái đẹp Không chỉ giúp con người có được một cuộc sống ngày càng tươi đẹp mà còn giúp con người tạo cho mình một cách sống tốt hơn, hoàn

chung nhất định là lấy lòng yêu thương, sự quan tâm cảm thông trước số phận con người làm nền tảng cơ bản trong mỗi sáng tác văn học

Lịch sử của một dân tộc có thể sang trang nhưng những tác phẩm văn học thì có thể đi xuyên suốt từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác

và cuối cùng vẫn tồn tại ở nó một tinh thần nhân đạo nhất định Tất cả những tác phẩm trong nước nói riêng hay trên thế giới nói chung dù có cách biệt về văn hóa, về ngôn ngữ hay về khoảng cách địa lý thì vẫn tồn tại một điểm chung duy nhất là tinh thần

nhân đạo Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du thể hiện rất rõ tinh thần nhân đạo của

mình, đó là sự kết tinh truyền thống nhân đạo cao đẹp của dân tộc hằng bao thế kỷ, là

Trang 13

tiếng nói thiết tha bảo vệ quyền sống của con người Trong vô số nạn nhân của xã hội xưa, Nguyễn Du đặc biệt quan tâm và xót thương cho số kiếp mỏng manh của người phụ nữ có tài Với Nguyễn Du, họ là hình ảnh kết tinh về số kiếp bi đát của con người

trong cuộc đời bế tắc Còn trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao, tinh

với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ,thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương ” [11; tr.44] Tác giả

luôn trăn trở về một kiếp người khốn khổ, luôn gồng mình chịu đựng những khổ cực trong cuộc sống và cuối cùng thường dẫn đến cái chết bi thảm của người nông dân

nghèo đáng thương Hay trong tác phẩm “Đời Thừa” thông qua nhân vật Hộ tác giả

cũng thể hiện rất rõ quan niệm của mình về tinh thần nhân đạo: “Một tác phẩm thật

giá trị phải vượt lên trên bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái sự công bằng… nó làm cho người gần người hơn.” [13; tr.206] Nam Cao khẳng định một điều rằng một tác phẩm văn học chân

chính phải là một tác phẩm chứa đựng bên trong nó những tình cảm lớn lao, những cảm xúc mạnh mẽ và tình yêu con người tha thiết, lấy con người làm đối tượng trung tâm và xóa bỏ những khoảng cách giữa người với người Nói chung những tác phẩm của Nam Cao vừa mang những tư tưởng lớn vừa gieo vào lòng người đọc những nỗi đau khôn nguôi về con người, về những số phận và những cái chết bi thương của họ Với những tác phẩm văn học nước ngoài tinh thần nhân đạo cũng được thể hiện rõ nét

như trong tác phẩm “Cô Bé Bán Diêm” của tác giả Christian Andersen, đó là sự thông

cảm cho số phận đáng thương của em bé bán diêm với những nét đẹp hồn nhiên trong tâm hồn, bên cạnh đó là sự vô cảm của con người trước những cảnh thương tâm mà cụ thể ở đây là trước cái chết của em bé bán diêm Andersen đã gửi đến cho người đọc một thông điệp vô cùng ý nghĩa và giàu tình yêu thương rằng hãy biết yêu quý con

người, yêu quý chính đồng loại của mình Hay trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”

của O.Hen-ri, bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” đã được vẽ bằng một tình yêu thương

bao la và sự hi sinh cao thượng, bức tranh là hiện thân cho sức mạnh của nghệ thuật chân chính, giúp cho tâm hồn của một con người trở nên mạnh mẽ và lấy lại lòng tin vào cuộc sống, nhìn chung truyện của O.Hen-ri tuy nhẹ nhàng nhưng lại tràn đầy tinh

Trang 14

thần nhân đạo cao cả Thông qua những tác phẩm trên ta thấy tinh thân nhân đạo của mỗi tác giả thể hiện trong mỗi tác phẩm là khác nhau nhưng điều có một điểm chung duy nhất đó là thể hiện lòng yêu thương con người, những cảm thông sâu sắc đối với những kiếp người nhỏ bé trong xã hội

Từ những khái niệm và nhận định trên ta có thể hiểu tinh thần nhân đạo là một

sự cảm thông sâu sắc giữa người với người mà cụ thể ở đây là của người sáng tác đối với con người và cuộc sống Tinh thần nhân đạo thể hiện ở người sáng tác một tấm lòng biết yêu thương, biết quý trọng con người, đồng cảm sâu sắc với những cảnh người, những kiếp đời bất hạnh trong xã hội và đem những điều này thể hiện trong các sáng tác của mình, giúp người đọc có thể hiểu và cảm nhận được điều mà người sáng tác muốn gửi gắm Giá trị của một tác phẩm văn học trước hết được quyết định bởi tấm lòng của tác giả đối với con người và cuộc đời, tấm lòng của tác giả càng tha thiết bao nhiêu thì tinh thần nhân đạo càng sâu sắc bấy nhiêu Vì vậy khi tiếp nhận văn học chúng ta không nên quy tinh thần nhân đạo vào những khái niệm chung trừu tượng mà phải đi sâu vào tìm hiểu những sắc thái biểu hiện tinh tế, cụ thể trong thái độ và cảm xúc thẩm mỹ của tác giả đối với con người và cuộc sống

1.2 Truyền thống nhân đạo được thể hiện trong thơ ca Ấn Độ

Với một nền văn học rực rỡ và đồ sộ, đất nước Ấn Độ đã có những cống hiến không ít cho nền văn học của toàn nhân loại Trong đó nội dung chính và xuyên suốt trong nền văn học Ấn Độ là tinh thần nhân đạo sâu sắc, nó trải dài trong các tác phẩm

từ cổ đại cho đến trung đại và cận hiện đại, nó thể hiện một tư tưởng hòa bình, bác ái đặc biệt với văn học phật giáo, tinh thần nhân đạo thể hiện rõ nét qua tư tưởng từ bi, bác ái, vị tha và mục đích cứu khổ, cứu nạn của đạo phật Có thể nói văn học Ấn Độ

đã xây dựng cho riêng mình một truyền thống nhân đạo được kế thừa và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác và như một làn gió mát, văn học Ấn Độ lan tỏa tinh thần nhân đạo của mình trên khắp thế giới

Mở đầu cho sự phát triển và là nền tảng của nền văn học Ấn Độ là văn học cổ đại bắt đầu từ một ngàn năm trước CN cho đến thế kỉ thứ VIII Giai đoạn này văn học

đã phát triển và xây dựng được một kho báu vô cùng đồ sộ và quý giá, nhiều thể loại, nhiều tác phẩm ưu tú, nhiều tác giả nổi tiếng đều sản sinh từ đây Bên cạnh đó, văn

Trang 15

học Ấn Độ cũng khơi nguồn cho chủ nghĩa nhân đạo phát triển trở thành truyền thống

và bản sắc của văn học Ấn Độ

Trong văn học cổ đại Ấn Độ, thể loại ra đời đầu tiên là thần thoại “Veda” nó

thể hiện quan niệm cổ xưa của Người Ấn Độ cổ rằng khi con người ra đời thì thần thánh đã ban cho họ sự hiểu biết rồi Sự hiểu biết đó cứ thế mà phát triển liên tục, con người cần phải tìm hiểu sự hiểu biết đó, vì vậy người Ấn độ rất coi trọng sự hiểu biết

này nên tất cả sự hiểu biết có được đều được sưu tập lại trong tập “Thần Ca Veda”

“Thần ca Veda” có bốn tập, trong đó tập “Rig Veda” mang tính chất văn học nhiều nhất, chứa đựng nhiều truyện thần thoại và ra đời sớm nhất Trong tập “Rig Veda”

chia ra làm bốn hệ thống thần thoại là hệ thống thần vũ trụ, thiên nhiên, hệ thống thần sáng tạo và thủy tổ loài người, hệ thống thần tinh thần, tình cảm, và cuối cùng là hệ thống thần thoại bộ ba thần tượng Trimurti: Brahma – Visnu – Siva Trong mỗi hệ thống thần thoại như vậy lại thể hiện những ý nghĩa cao đẹp về sự tín ngưỡng của con người dành cho trời và đất, những khát vọng tự nhiên mãnh liệt của con người và một

sự đấu tranh cho sự hòa hợp dân tộc Có thể nói thần thoại Ấn Độ rất phong phú và chan chứa chất trữ tình và tinh thần nhân đạo sâu sắc, mặt khác các nghệ sĩ ở Ấn độ luôn luôn lấy thần thoại làm đề tài trong các sáng tác của mình như nhà thơ lớn Kaliđasa ở thế kỉ V, Kabia (1440 – 1518), Tunxi Đax (1532 – 1624), R.Tagore (1861 – 1941)… Đã vận dụng thần thoại để đề cao cuộc sống, tình yêu đất nước giàu đẹp và nhân dân lao động nghèo khổ, sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học ưu tú

Tiếp theo sau thần thoại “Veda” trong nền văn học cổ đại là sử thi với những

giá trị nhân đạo to lớn về con người và đất nước Ấn Độ Sử thi ra đời trên cơ sở đất nước Ấn Độ đã phát triển qua chế độ quân chủ phong kiến, nhiều vương quốc đã được hình thành Sử thi là bức tranh sinh động phản ánh đời sống tư tưởng của nhân dân Ấn

Độ qua những cuộc xung đột vũ trang của các vương quốc, giữa những chủng tộc sống trên đất nước Ấn Độ Sử thi còn là bài ca vĩ đại ca ngợi những chiến công hiển hách, khí phách hào hùng của các anh hùng lí tưởng mà nhân dân Ấn Độ cổ xưa ngưỡng mộ

và tôn thờ Trong nó nổi bật nhất là hai bộ sử thi “Mahabrahata” và “Ramayana” với một tầm cỡ to lớn Giá trị nhân đạo nổi bật được thể hiện trong “Mahabrahata” là sức

mạnh và tinh thần của nhân dân bên cạnh đó lí tưởng và đạo đức cũng được đề cao

trong “Mahabrahata” Mặt khác trong “Ramayana” tinh thần nhân đạo được thể hiện

qua các nhân vật đáng yêu, đáng kính luôn luôn là những con người có đầy đủ nhân

Trang 16

tính, biết đau đớn khi hi sinh, biết nhớ thương khi li biệt, biết căm giận, biết oán hờn, biết hối hận, biết yêu thương và độ lượng…

Tiếp nối sử thi là sự ra đời của văn học phật giáo với hai tác phẩm nổi bật là

“Tripitaka” và “Jataka” Sự ra đời của “Tripitaka” và “Jataka” đã có ảnh hưởng rất

lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân Ấn Độ và các nước trên thế giới bởi những giáo lí về tình thương, lòng nhân ái, sự khoan dung, độ lượng trong đạo phật, bên cạnh

đó “Tripitaka” và “Jakata” cũng trở thành nguồn đề tài sáng tác vô tận của các thế hệ

văn nghệ sĩ ở Ấn Độ và nhiều truyện cổ của các nước Đông Nam Á cũng chịu ảnh

hưởng của “Jakata” Như vậy truyền thống nhân đạo luôn được kế thừa và phát huy

trong mọi thời kỳ văn học ở Ấn Độ Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn học phật giáo, sự

ra đời của truyện cổ cũng thấm đẫm những tư tưởng về cái thiện và cái ác, niềm ước

mơ về một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc Trong truyện cổ Ấn Độ nhân dân lao động, những người cùng đinh luôn đóng một vai trò quan trọng, truyện thường tập trung ca ngợi, đề cao phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động Họ tuy nghèo khổ nhưng không

hề chịu khuất phục, không hề luồn cúi, nịnh hót, họ căm phẫn và đấu tranh chống lại những kẻ chuyên ức hiếp và áp bức họ Tinh thần nhân đạo luôn luôn được duy trì trong mỗi tác phẩm như một truyền thống quý báu của văn học Ấn Độ

Sau thời kì của văn học cổ đại, Ấn Độ bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ của văn học trung đại Thời kỳ này là thời kỳ đất nước Ấn Độ có nhiều biến đổi tình hình không ổn định, nạn ngoại xâm thường xảy ra đặc biệt là sự xâm lược của thực dân phương Tây đã làm cho đất nước Ấn Độ chia năm xẻ bảy Chiến tranh xâm lược và nội chiến triền miên đã đẩy Ấn Độ vào tình cảnh đất nước bị chia cắt, nền chính trị bị lung lay, kinh tế sa sút, đời sống xã hội đảo lộn, tinh thần dân tộc bị phân hóa và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến bộ mặt văn hóa nghệ thuật của Ấn Độ Truyền thống

về tinh thần nhân đạo vào lúc này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết Với sự ra đời của một số gương mặt tiêu biểu như: Basavanna, Chanđi Đax, Nanak, Tunxi Đax, mỗi nhà thơ là mỗi tiếng nói về tình yêu thương to lớn giữa người với người trong thời buổi đất nước rơi vào cảnh lầm than Kế thừa được những tinh hoa của tinh thần nhân đạo truyền thống, trong mỗi sáng tác của các tác giả trên thấm đẫm tinh thần nhân đạo cao

cả Như trong tập thơ “Vachanas” của Basavanna, nội dung chủ yếu của tập thơ toát

lên tình yêu thương và lòng tin giữa con người cùng với tinh thần bình đẳng tự do, xóa

bỏ đau khổ, hướng về chân lí vĩnh hằng, tình yêu vĩnh cửu mà đấng tối cao đã ban dạy

Trang 17

Còn đối với Chanđi Đax thì thơ ca của ông tập trung ca ngợi con người và tình yêu, lí tưởng hóa tình yêu, coi tình yêu như là vị thần linh tượng trưng cho mọi khát vọng của con người, ông quan niệm tình yêu là quê hương là cuộc sống của ông Một nhà thơ

lớn nữa đã dùng tài năng của mình để làm cho “Ramayana” sống lại trong nhân dân

với nội dung hiện thực, với tinh thần nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc là Tunxi Đax Ông đã

đã gắn liền tình yêu và lòng chung thủy của Rama và Sita với sự đấu tranh giữa thiện

và ác, ông nói lên nguyện vọng của nhân dân đương thời, nhờ đó mà nhân vật Rama

và Sita ngày càng trở thành những nhân vật thiêng liêng và phổ biến trong thơ ca, kịch tuồng, múa hát của dân chúng Cũng trong thời buổi loạn lạc này, đất nước Ấn Độ đã sản sinh ra một nhân tài với tinh thần nhân đạo sâu sắc là thi hào vĩ đại Kabia Những

ca khúc của Kabia toát lên một tinh thần chống đối tôn giáo, bảo vệ quyền bình đẳng, tinh thần tự do của con người, bên cạnh đó thơ ca của Kabia còn vang lên tiếng gọi đấu tranh cho tự do, bình đẳng, chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp đã tồn tại hàng ngàn năm

Như vậy, trải qua hai thời kỳ cổ đại và cận đại, truyền thống về tinh thần nhân đạo trong nền văn học Ấn Độ vẫn luôn được nhân dân, các nhà văn, nhà thơ tiếp thu

và phát huy trong các sáng tác của mình Đó không chỉ là một nền tảng mà đó còn là một kho tàng vô giá mà nền văn học Ấn Độ đã có được Không dừng lại ở đó, đến thời

kỳ hiện đại, tinh thần nhân đạo vẫn không ngừng tỏa sáng trong các tác phẩm của đại thi hào Rabinđranat Tagore Ông nổi tiếng với thơ ca của mình bởi một tinh thần nhân đạo to lớn trong mỗi tác phẩm của ông, ông đã kế thừa truyền thống nhân đạo của nhân dân Ấn Độ qua nền văn học cổ điển từ thần thoại Veda, Upanixat, kinh Phật cho đến thơ của Kaliđasa Ngoài ra ông còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân đạo và nền văn hóa phục hưng phương tây, ông đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn truyền thống nhân đạo của văn học cổ kim Đông Tây rồi biến thành chủ nghĩa nhân đạo của riêng mình Chính điều này đã làm nên một Rabinđranath Tagore vĩ đại của đất nước Ấn Độ nói riêng và nhân loại nói chung

1.3 Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả R.Tagore

1.3.1 Đôi nét về cuộc đời tác giả

Rabindranath Tagore (hay Rabindranath thakur) sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861, ông là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, một họa sĩ, một nhạc sĩ, một nhà giáo, một

Trang 18

nhà hoạt động xã hội, một vị hiền triết hiểu biết sâu rộng Bao nhiêu đó thôi cũng đủ

để ta thấy rằng Tagore là một thiên tài của đất nước Ấn Độ Tagore sinh tại thành phố Cancutta, bang Bengan xinh đẹp, Bengan là nơi văn học phát triển rất sớm và có truyền thống nhân đạo phát triển từ lâu đời, cũng là mảnh đất kiên cường nổi lên những cuộc đấu tranh chính trị chống đế quốc và phong kiến Cha ông Devendranath Tagore là một nhà triết học hoạt động xã hội nổi tiếng, một lãnh tụ tôn giáo chủ trương cách tân Ấn Độ giáo Devendranath là nhà cải cách xã hội nổi tiếng trong hội Brahma Somaj do Ram Monhan Roi (1774 – 1843) sáng lập, sau này cha của Tagore cũng trở thành lãnh tụ của phong trào này Ông chủ trương loại bỏ các phong tục truyền thống mang tính chất dã man và hủ lậu được cổ xúy trong chủ trương Ấn Độ giáo chính thống ngày xưa như tập tục Sutte hi sinh người đàn bà khi chồng chết buộc người đàn

bà phải chết theo chồng, tập tục giết chết nữ nhi khi mới sinh ra đời vì thiên kiến trọng nam khinh nữ

Tagore xuất thân trong gia đình quý tộc Bà La Môn, ông là con trai thứ 14 trong gia đình, anh em của Tagore đều là những nhân tài của đất nước Ấn Độ và có nhiều sự cống hiến cho sự phát triển của nền văn hóa hiện đại Ấn Độ Mặc dù tôn giáo đã khai trừ ra ngoài đẳng cấp nhưng gia đình Tagore vẫn được nhân dân yêu mến Cha Tagore rất chú trọng việc giáo dục các con, dạy các con biết sống giản dị, cần cù, biết trau dồi sức khỏe và văn hóa, biết yêu dân tộc và đất nước Tagore được cha quan tâm và chăm sóc nhiều nhất, ông thường theo cha đi du lịch khắp đất nước từ rừng núi Himalaya có nhiều thắng cảnh đẹp đến tận bờ biển phía nam lộng gió tràn ngập ánh mặt trời Từ nhỏ Tagore là một cậu bé thông minh, chăm chỉ, hiếu học Ba lần gia đình gửi đến ba trường khác nhau nhưng Tagore không chịu ngồi yên một trường nào cả, vì ông không chịu nổi cảnh người Anh hành hạ, đánh đập học trò, bắt học trò hát những bài hát tiếng Anh vô nghĩa Tagore chỉ thích tự học tiếng Xăngcơrit cổ, đọc các tác phẩm cổ, tự trau dồi ngôn ngữ, không bao lâu Tagore nổi tiếng là cậu bé giỏi văn khắp vùng Bengan

Tagore tự học tiếng Anh, năm 11 tuổi đã dịch được kịch “Macbet” của Sêcxpia ra

tiếng Bengan Đến tuổi thanh niên Tagore đã thông thạo trong việc dịch thuật thơ ca của Schille, Byron, Browning, Victor Hugo…

Tagore vốn là cậu bé hay xúc động, từng ôm cuốn sách ngồi khóc thầm trong bóng tối, tính tình hiền hậu thích trầm tư suy nghĩ Lớn lên gặp cảnh đau buồn, trong vòng bốn năm người thân cứ lần lượt vĩnh biệt ông Năm 1902 vợ chết, năm 1904 con

Trang 19

gái thứ hai chết, 1905 cha với anh chết, 1907 con trai đầu chết Từ đó Tagore càng buồn phiền, thường hay ngồi hàng giờ trên bao lơn nhà mình để ngắm nhìn người qua lại trên đường, hoặc ngồi trầm tư hàng buổi trên đi-văng trong phòng Ông thích vào rừng ngồi ngắm cảnh đẹp của cây cối hoa lá hoặc ngồi trên bờ ngắm dòng sông lững lờ trôi trong những chiều hoàng hôn

Tagore bước vào cuộc đời hoạt động xã hội và chính trị khá sớm, năm 1877 cha cho qua Anh để học luật song ông không thích lại trở về, từ đó bắt tay vào hoạt động xã hội và tích cực sáng tác văn học - nghệ thuật

Từ năm 1916 trở đi, Tagore bắt đầu đi thăm một số nước trên thế giới như Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản… nhằm thấy được những cái hay, cái mới để

về xây dựng đất nước và bồi bổ cho dân tộc mình

Năm 1930, Tagore thực hiện ước mơ lớn lao của mình là thăm Liên Xô cũ, đất nước mà giai cấp vô sản đang làm chủ vận mệnh của mình, đất nước có cuộc sống rất gần gũi với ước mơ và nguyện vọng của ông

Sau khi thăm một số nước về, ông lại lập trường Visua Bharata (thế giới đại học) vào năm 1922 để thu hút thanh niên quốc tế đến học tập văn hóa Ấn Độ trên tinh thần hòa hợp dân tộc Ông đã từng mong mỗi sinh viên điều là một Visuamana (người

rộng rãi) với tư tưởng “Cả thế giới là nhà của tôi, tất cả mọi người là bạn của tôi”

Tagore rất nhạy cảm với các sự kiện thế giới xảy ra trong thời đại của mình và biểu hiện niềm đau cũng như nỗi thất vọng đối vớichiến tranh, ông luôn khao khát nền hoà bình cho thế giới Các chuyến đi vòng quanh thế giới (Tagore từng tới Việt Nam) của Tagore đã mài dũa sự am hiểu các đặc trưng đa dạng của ông về các nền văn minh

và dân tộc Ông được xem là thí dụ điển hình cho sự kết hợp tinh tế của phương Đông

và phương Tây trong văn chương

Ngày 7 tháng 8 năm 1941, Tagore kết thúc cuộc đời như kết thúc một bản hợp tấu hùng hồn vĩ đại, bản hợp tấu mang ý chí và nghị lực của một thiên tài lớn lao

1.3.2 Đôi nét về sự nghiệp sáng tác của tác giả

Tagore thành công nhất trong lĩnh vực thơ ca, ông say sưa sáng tác từ lúc 8 tuổi cho đến lúc qua đời Bài thơ cuối cùng Tagore sáng tác trên giường bệnh ngày 30 tháng 7 năm 1941 trước khi mất 8 ngày, ông đọc cho người khác chép và không kịp xem lại Thơ ông nổi bật ở tấm lòng yêu thương bao la vô bờ bến dành cho con người

Trang 20

và cuộc sống của ông Tagore đã để lại 52 tập thơ vô cùng đặc sắc với hơn 1000 bài

thơ, đó được xem là tài sản vô giá cho toàn nhân loại Trong đó tập thơ “Thơ dâng”

(Gitanjali) đoạt giải Nobel năm 1913 được xem là “Kì công thứ hai” trong lịch sử văn

học Ấn Độ sau “Kì công thứ nhất” là vở kịch “Sakuntala” của Kalidasa, 42 vở kịch trong đó vở kịch “Sự trả thù của tự nhiên” (1883), “Lễ máu” (1890) là nổi tiếng hơn

cả, 12 tập tiểu thuyết trong đó “Gora” (1908) và “Nhà và thế giới” (1916) là hai tác

phẩm ưu tú, gần 100 truyện ngắn khác…

Tagore đã tạo ra một thể thơ độc nhất vô nhị mà các nhà nghiên cứu gọi là Rabindrasangit – một thể thơ bao gồm cả thơ lẫn nhạc và cả thể thơ văn xuôi tự do Các tập thơ nổi tiếng của Tagore có thể kể đến:

Thời kì trước “Thơ dâng” (1872-1887): “Những bài ca buổi sáng” (Morning songs), “Những bức tranh và những bài hát” (Pictures and songs), “Sắc nhọn và mòn tù” (Sharps and flats), “Masini”, “Con thuyền vàng” (The golden boat)

Thời kì “Thơ dâng” (1888-1913): “Thơ dâng” (The Gitanjali), “Tặng vật” (Naivedya), “Thơ ca” (Poetry)

Thời kì sau “Thơ dâng” (1914-1941): “Người làm vườn” (The gardener),

“Đàn ngỗng bay” (Balaka), “Tặng phẩm của người yêu” (The lover’s gift), “Những con chim bay lạc” (The stray birds), “Thiên nga” (The geese), “Hái quả” (Fruit gathering), “Trăng non” (The crescent moon), “Dấu bưu điện” (Punascha), “Đất biên cương” (Parishesh), “Ngọn đèn đêm” (Senjuti), “Trên giường bệnh” (Rogshalyaya), “Hồi phục” (Arogya), “Vào ngày sinh nhật” (Jammadine), “Những ghi chép cuối cùng” (Sheshlekha)…

Nổi bật nhất vẫn là tập “Thơ dâng” (The Gitanjali), gồm 103 bài, tập thơ đã

đưa tên tuổi của Tagore vượt qua biên giới Ấn Độ Đây là tuyển tập thơ do ông tuyển

chọn từ các tập khác và dịch từ tiếng Bengan sang tiếng Anh Tập “Thơ dâng” như

viên ngọc lấp lánh muôn sắc màu, đây không chỉ là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ

mà còn là niềm tự hào của toàn thể nhân dân Châu Á Đây cũng là tác phẩm văn học Châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Mãi đến năm 1968, ở Châu Á mới có thêm nhà văn Kawabata (1899-1972) của Nhật Bản được tặng thưởng giải Nobel cao quý này

Thơ ca của ông xuất phát từ một tinh thần nhân đạo sâu sắc và sự hiến dâng mãnh liệt, nội dung trong thơ của ông thường ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống Đối với ông, sự phong phú muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống là nguồn vui bất tận không

Trang 21

mang yếu tố trần tục mà lại rất thanh thoát Chủ đề tình yêu cũng là một chủ đề phổ biến trong các tác phẩm văn chương của ông Văn xuôi của Tagore đề cập đến các vấn

đề về xã hội, chính trị và giáo dục, bên cạnh đó nó còn thể hiện cách nhìn khái quát của ông về tình cảm của con người

Ngoài ra Tagore còn để lại nhiều tập ca khúc, quốc ca của Ấn Độ hiện nay là do Tagore sáng tác và hàng trăm nghìn tranh họa đang được giữ gìn ở viện bảo tàng

Ngày nay Tagore vẫn là nguồn cảm hứng cho hơn 200 triệu người Bengan sống

ở Tây Bengan của Ấn Độ và Bangladesh cũng như nhiều người trên khắp thế giới

1.4 Vài nét về thơ Tagore và tác phẩm “Người làm vườn”

1.4.1 Vài nét về thơ Tagore

Tagore là một nhà thơ lớn của Ấn Độ, với một khối lượng sáng tác đồ sộ ông đã

có công không nhỏ trong việc đóng góp thêm vào cho kho tàng văn học Ấn Độ thêm

phong phú và đa dạng Đặc biệt với tập thơ “Thơ dâng” đoạt giải Nobel năm 1913 đã

thu hút một số lượng lớn các nhà phê bình và nghiên cứu văn học đối với thơ Tagore

Họ đọc thơ Tagore, đọc những tác phẩm của ông dưới mọi góc nhìn và đưa ra những lời nhận xét đối với thơ của ông Sau đây người viết xin làm rõ một số nhận định của các nhà văn, nhà nghiên cứu và phê bình về thơ Tagore để hiểu thêm về thơ của ông

Trong cuốn “Thơ Tagore” do Đào Xuân Quý chọn dịch và giới thiệu có viết:

“Và tôi cũng rất đồng tình với Nirad Chaudhuri khi ông nhận xét về thơ tôn giáo của Tagore trên tờ phụ chương văn học đã nói ở trên Chaudhuri nói rằng thơ tôn giáo của Tagore là thứ thơ sùng kính, say sưa chứ không phải là thơ thần bí, nó cố đưa chúa lên trái đất như một con người, chứ không hề đem cuộc đời đặt dưới chân của chúa” [12; tr.11] Ở đây qua lời nhận xét này ta hiểu rằng tôn giáo, thần thánh trong

thơ Tagore là biểu hiện cho cái tốt, cái đẹp trong con người, đặc biệt trong những lớp người nghèo khổ, thấp hèn nhưng cần cù và chân thực Với ông thần thánh, chúa trời đáng để con người sùng kính với một tình yêu thương mà chúa trời luôn che chở và bảo vệ cho con người chứ không phải tôn sùng một cách mê muội và lầm lạc Tagore

thể hiện rất rõ quan điểm của mình về vấn đề tôn giáo, ông đã từng nói: “Do tính khí

đặc biệt của tôi, tôi không thể chấp nhận bất cứ một giáo lí nào chỉ vì cái lí lẽ duy nhất

là những người chung quanh tôi tin rằng nó là đúng Và tôn giáo của tôi chủ yếu là tôn giáo của một nhà thơ.” [12; tr.13] Ông khẳng định một điều rằng ông không tôn

Trang 22

sùng bất cứ một tôn giáo nào Với ông, tôn giáo của ông là tôn giáo của một nhà thơ,

là tôn giáo yêu thương, trân trọng và bảo vệ con người bằng chính tình yêu thương của ông Lời thơ, giọng thơ có thể phảng phất lời và giọng nói của một số kinh của đạo phật, đạo hồi… nhưng suy nghĩ và tình cảm, những quan niệm về cuộc đời và lẽ sống

ở đây thì đúng là của một con người trong thế kỷ XX nhiều biến động Khi cần để phục vụ cho hạnh phúc của con người thì tác giả không ngần ngại gì mà không vứt bỏ tất cả những tập tục hủ bại hay những ràng buộc khắt khe của tôn giáo

Đặc biệt với tập thơ “Thơ dâng” Tagore đã nhận dược nhiều lời nhận xét, nhà thơ Anh W.B.Yeats đã viết trong bài tựa tập thơ “Thơ Dâng” rằng thơ Tagore không phải

là loại thơ: “Nằm trong quyển sách nhỏ in đẹp đặt trên bàn các bà mệnh phụ cao sang

để họ dở từng trang với đôi bàn tay lơ đãng và thở dài vì một cuộc đời vô vị” [12;

tr.29] Mà thơ Tagore giúp chúng ta đi sâu vào ý nghĩa của cuộc đời, hòa hợp với thiên nhiên, với vũ trụ trong một niềm vui trong sáng, hồn nhiên và tỏa rộng đến vô cùng Với một sự tìm tòi và sáng tạo không ngừng, Tagore đã đem đến nhiều hình thức diễn đạt mới mẻ làm giàu cho nền thơ truyền thống của dân tộc, đưa ông đến đỉnh cao của

nghệ thuật vượt ra ngoài biên giới Ấn Độ Và Nirad Chaudhuri đã: “Không ngần ngại

khi nói rằng một phần ba hay hơn nửa của thơ Tagore có thể xếp bên cạnh bất cứ một nền thơ lớn nào của bất cứ một dân tộc nào ở bất cứ thời đại nào” [12; tr.30] Bởi thơ

của ông được tạo nên từ tình yêu thương, sự cảm thông và những cảm xúc sâu sắc của ông dành cho những kiếp người khốn khổ nên nó hoàn toàn xứng đáng đứng cạnh bất

cứ một nền thơ to lớn nào Như vậy ta có thể thấy rằng, thơ Tagore có một sức lôi cuốn diệu kì đối với người đọc, từng lời từng chữ trong thơ của ông đều mang một tấm lòng, một tinh thần của một nhà thơ nhân đạo Thơ ông dạy ta biết cách yêu cuộc sống, yêu những thứ đơn giản và tầm thường nhất và cái cốt lõi là dạy ta biết yêu thương và đồng cảm với những số phận bất hạnh của đồng loại trong cuộc sống muôn màu, muôn

vẻ này Tagore thật sự là một cây đại thụ trong nền văn học Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung Nhiều nhà thơ, nhà văn đã không ngần ngại bày tỏ tình cảm của mình

đối với thơ Tagore như nhà thơ Nadim Hitmet đã từng nói: “Tôi rất yêu thơ Tagor và

nhạc Bat (Bach) tôi cóc cần cái vẻ thần bí của họ, tôi biết họ có điểm thần bí, nhưng trong tác phẩm, họ xuyên qua vẻ thần bí, cái có nhiều nhất là lòng yêu cuộc sống, lòng tin cuộc đời Vì vậy mà Bat vẫn rất là lớn trong các nhạc sĩ lớn nhất, Tagore vẫn là rất lớn trong các thi sĩ lớn nhất” [18; tr.140] Thái độ và cách nhìn đó đúng là thái độ và

Trang 23

cách nhìn của một người tri kỷ, biết mình, biết người, biết nhìn nhận một cách chân thực nhất những gì mà Tagore thể hiện trong tác phẩm, vượt lên trên mọi vẻ thần bí là một tấm lòng chân thành và tha thiết đối với con người và cuộc sống Và cũng chỉ với cách nhìn tinh tế như vậy chúng ta mới có thể hiểu được một cách chính xác bản chất con người và tác phẩm của Tagore

Thơ ca Tagore thật sự đã đi vào lòng người bởi những lời văn thấm đẫm lòng yêu thương con người và cuộc sống Không một trang thơ nào của Tagore làm lãng phí

đi thời gian của người đọc, những điều ông viết, những điều ông nghĩ là những gì ông

đã từng trải nghiệm, lí trí và tình cảm đan xen với nhau Đó cũng chính là lí do tại sao thơ của ông lại luôn tồn tại mãi trong lòng người đọc, nhận định về vấn đề này, Lưu Đức Trung trong cuốn Văn Học Ấn Độ cũng đã trích dẫn một lời nhận xét của một nhà

phê bình như sau: “Chính vì nguyên nhân đó đã làm cho thơ Tago vừa rất dân tộc lại

vừa là của chung toàn thế giới (Nêru)” [18; tr.142] Chính những nét tiêu biểu về tinh

thần nhân đạo, tấm lòng yêu thương con người và cuộc sống một cách chân thành và tha thiết đã khiến cho thơ Tagore trở thành một tài sản vô giá của nhân dân Ấn Độ nói riêng và toàn nhân loại nói chung

1.4.2 Giới thiệu về tác phẩm “Người làm vườn”

Tagore là một nhà thơ với tinh thần nhân đạo sâu sắc, mỗi tác phẩm mà ông

sáng tác đều thể hiện rất rõ đều đó, trong đó có tập thơ “Người làm vườn” xuất bản

năm 1941, một năm sau khi tác giả nhận được giải thưởng Nobel về văn chương Tập

thơ “Người làm vườn” gồm có 85 bài thơ được đánh số, không có nhan đề riêng cho từng bài Có thể nói tập thơ “Người làm vườn” là một tập thơ thể hiện rõ nhất tinh

thần nhân đạo của nhà thơ Tagore, tập thơ đã thể hiện khá đầy đủ nội dung thơ ca của ông bao gồm:

Tình yêu con người và cuộc sống: Trong tập thơ “Người làm vườn” Tagore đòi

tự do cho tổ quốc, tự do cho nhân dân, cho con người ở đất nước Ấn Độ của ông Ông mong con người sẽ được sống trong sự hòa hợp và bình đẳng với nhau Tagore tin

tưởng rằng “Trên quê hương tự chủ”, “Hạnh phúc ca khải hoàn” sẽ đến với nhân dân

Ấn Độ yêu thương của ông, sẽ không còn tiếng ai oán, rên xiết đau khổ nữa

Lòng ưu ái phụ nữ: Tập thơ không chỉ thể hiện lòng yêu con người và cuộc sống mà còn thể hiện một tấm lòng ưu ái phụ nữ Tagore là người rất quan tâm đến số

Trang 24

phận người phụ nữ Ấn Độ và có lòng ưu ái sâu sắc Ông đã dành nhiều trang thơ trong

tập thơ “Người làm vườn” để ca ngợi họ Ông đề cập tới trong tập thơ “Người làm vườn” một nét đẹp tự nhiên của người phụ nữ Ấn Độ, một sắc đẹp được đất trời tô thắm và được bàn tay con người tôn tạo thêm Người phụ nữ trong tập thơ “Người làm vườn” không chỉ đẹp hình dáng bên ngoài mà còn đẹp cả bên trong tâm hồn

Tình yêu thương trẻ em: Đối với Tagore, ông rất thông cảm đến cuộc sống khổ cực của trẻ em, ông thương cảm cho những cuộc sống, những mảnh đời cơ cực mà đáng lí ra ở cái tuổi ấy các em không phải gánh chịu một cuộc sống như vậy, ở tuổi các em, đó phải là một cuộc sống có trường lớp, có bạn bè, thầy cô và một gia đình

hạnh phúc Trong tập thơ “Người làm vườn” Tagore đã từng thương tâm đứng nhìn

một chú bé nghèo khổ, buồn tủi ước mơ một trò chơi nhỏ, đối với Tagore sự đồng cảm đến từ những cảm xúc chân thật nhất, không cần phải cất công đi đâu xa để tìm kiếm

mà sự đồng cảm đến từ những thứ đơn giản nhất trong cuộc sống hằng ngày

Tagore với tình yêu nam nữ: Trong thơ Tagore tình yêu nam nữ chiếm một vị

trí quan trọng và tập thơ “Người làm vườn” cũng không ngoại lệ trong tập thơ

“Người làm vườn” tình yêu của Tagore được thể hiện không giống các nhà thơ tình

lãng mạn khác Tình yêu tuy có đau khổ nhưng không chịu khóc than rên xiết, không chịu hủy hoại thân mình một cách vô ích mà vẫn mang một niềm tin tưởng Tagore quan niệm rằng tình yêu là một nhân tính thiêng liêng Con người sinh ra trên cõi đời này ai cũng được yêu, vì đó là hạnh phúc, là nhu cầu của sự sống như ngọn lửa và ánh mặt trời cần cho con người vậy Có thể nói trong các tập thơ đó Tagore đã dồn tất cả

tâm huyết của mình vào tập thơ “Người làm vườn”, đây thật sự là một tập thơ thể hiện

rõ nhất quan niệm tình yêu của nhà thơ Tagore

Những nội dung được đề cập ở trên là những nét chính trong tập thơ “Người làm vườn” của Tagore, tập thơ đã thể hiện được tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong

thơ của Tagore, trong đó đề tài về tình yêu chiếm một khối lượng lớn trong tập thơ,

điều này sẽ được làm rõ hơn ở chương 2 Tóm lại, tập thơ “Người làm vườn” xứng

đáng là một đứa con tinh thần xuất sắc của nhà thơ Tagore qua bao thế kỷ

Trang 25

CHƯƠNG 2: TINH THẦN NHÂN ĐẠO THỂ HIỆN QUA NỘI

DUNG TRONG TẬP THƠ “NGƯỜI LÀM VƯỜN” CỦA

R TAGORE

2.1 R.Tagore ca ngợi về tình yêu đôi lứa

2.1.1 Quan niệm của R.Tagore về tình yêu

Trong tập thơ “Người làm vườn”, nội dung chiếm hầu hết và xuyên suốt trong

tập thơ của Tagore chính là tình yêu đôi lứa Bằng sự từng trải và những cảm nhận sâu sắc của mình về tình yêu Tagore đã thể hiện đề tài tình yêu trong tập thơ của mình như một bản hòa tấu ngọt ngào và bất tận, một bản hòa tấu ngân vang những giai điệu tình yêu của con người và cuộc sống Tagore ví mình là một người làm vườn không ngừng chăm sóc cho khu vườn tình ái của nhân gian nở rộ và tỏa ngát hương thơm, ông đặt vào khu vườn những tình cảm lớn lao, những yêu thương mãnh liệt của một nhà thơ với tinh thần nhân đạo sâu sắc Hơn thế nữa, ông còn muốn làm một triết gia ngồi trầm

tư và chiêm nghiệm về tình yêu của đôi lứa, tình yêu của những trái tim trẻ dại lạc loài đang tìm lấy riêng cho mình một giai điệu chung:

“Tôi để mắt nhìn liệu những trái tim trẻ dại, lạc loài có gặp nhau chăng, liệu

những đôi mắt hăm hở đang mong cầu giai điệu, giai điệu có đến để đánh tan màn im lặng rồi thay họ mà nói nên lời.”

(Bài thơ số 2) [12; tr.77-78]

Hầu hết những bài thơ tình vào loại hay nhất của Tagore đều được ra đời khi ông đã ngoài tuổi 40, cái tuổi mà thi nhân đã nếm trải đủ đầy bao dư vị của cuộc đời, của tình yêu Có thể nói, thơ tình của Tagore là thơ tình của một người đứng tuổi Ông không viết về tình yêu mà chiêm nghiệm về tình yêu Cảm xúc và suy tư, trữ tình và triết lí đã thống nhất hài hòa làm một trong mọi hình tượng thơ mà trước hết là ở cái tôi trữ tình của nhà thơ Tagore nhìn thấy ở trái tim của những đôi trai gái một khát khao mãnh liệt về tình yêu, một tình yêu căng tràn sức sống của tuổi trẻ nhưng dường như tình yêu ấy vẫn còn bị ràng buộc và không thể đến với nhau một cách trọn vẹn

Họ mong chờ cho riêng mình một giai điệu, một tiếng nói có thể giúp họ xóa bỏ những ngăn cách để hai trái tim có thể cùng nhịp đập, cảm nhận và thấu hiểu Tagore đã đem những điều ấy vào trong thơ của mình với một sự đồng cảm sâu sắc Và như một bản

Trang 26

hòa tấu bất tận được dệt bằng những bông hoa đầy màu sắc trong khu vườn tình ái

Tình yêu trong tập thơ “Người làm vườn” của Tagore rung lên một cách da diết với

những âm thanh lúc trầm lúc bổng, hay nói cho đúng hơn là những cảm xúc muôn màu trong tình yêu được Tagore cảm nhận và thể hiện một cách hết sức tinh tế

Với Tagore tình yêu có những tiếng nói của riêng nó, mỗi trái tim, mỗi nhịp đập

là mỗi một tiếng nói khác nhau về tình yêu Tình yêu đó có thể đau khổ, có thể hạnh phúc hoặc cũng có thể vỡ tan nhưng đã yêu và được yêu chính là cảm xúc tuyệt vời nhất mà tình yêu đem lại cho con người Tình yêu không có đúng sai, cũng không phải chỉ đơn giản là cho và nhận mà tình yêu là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, Tagore chỉ cho người đọc thấy rằng khi đã yêu và được yêu thì điều quan trọng không phải là tình yêu đó có được đáp lại hay không mà quan trọng là chúng ta đã sống và yêu như thế nào với tình yêu đó:

“Con biết chắc chàng sẽ chẳng thèm đưa mắt nhìn lên cửa sổ nhà ta, con biết

chàng sẽ vượt khỏi tầm mắt con trong khoảnh khắc; chỉ còn điệu nhạc hư ảo, chập chờn của tiếng sáo từ xa nức nở sẽ đến với con

Con biết chắc chàng sẽ chẳng nhặt chuỗi hạt con ném xuống; con biết chuỗi hạt sẽ bị bánh xe chàng nghiến nát để lại vết đỏ trên đường đất bụi; rồi chẳng ai hay vật con hiến dâng là gì và cũng chẳng ai biết con hiến dâng cho ai.”

(Bài thơ số 7) [12; tr.82]

Tagore quan niệm rằng tình yêu là một sự hiến dâng tự nguyện và xuất phát từ chính trái tim, một khi đã xác định đó là tình yêu thì sự hiến dâng những tình cảm chân thành, những cảm xúc nồng nàn cho tình yêu là vô hạn Cũng chính vì điều này mà tình yêu làm nên một sức mạnh diệu kỳ, nó có thể làm cho con người ta có thể cho đi

mà không cần nhận lại, cũng giống như cô gái trong bài thơ trên, cô đem những vật, những thứ mà mình yêu quý nhất hiến dâng cho tình yêu dẫu biết rằng những vật ấy rồi sẽ bị nghiền nát, bị lãng quên nhưng cô chấp nhận tất cả để sống thật với tình cảm của chính bản thân mình Tagore đặt ra cho người đọc những suy nghĩ về một tình yêu chân chính, một tình yêu cao đẹp chỉ cho đi mà không cần nhận lại, một tình yêu có thể vì người mình yêu mà làm tất cả, vì người mình yêu mà thay đổi bản thân và nhiều điều hơn thế nữa nhưng không bao giờ đòi hỏi ở người mình yêu một sự đền đáp, đơn giản bởi vì đó là sự hiến dâng cao đẹp nhất trong tình yêu

Trang 27

Tagore nhìn thấy được trước tình yêu con người trở nên thật nhỏ bé và mong manh, cũng có những phút giây yếu lòng trước sức mạnh to lớn của tình yêu, cũng chính điều này làm nên nét đẹp chân thực và gần gũi trong thơ tình yêu của Tagore Trong thơ của ông tình yêu hiện lên với muôn hình, muôn vẻ nó không tồn tại ở một hình thức nhất định mà nó biến hóa khôn lường theo từng cung bậc cảm xúc của nhà thơ Có đôi lúc tưởng chừng như tình yêu trong thơ ông đã dừng lại ở một hình thức nhất định nhưng nó vẫn không ngừng lan tỏa theo mạch cảm xúc của ông Tagore nhìn

rõ được những điều mà tình yêu đem đến cho con người và thể hiện vào trong thơ của ông một cách đầy sức sống, để người đọc hiểu được rằng, tình yêu không hề có điểm dừng nhất định, nó sống theo suy nghĩ và theo những tâm tư tình cảm của con người,

có lúc nó say đắm, lại có lúc nó e ấp ngại ngùng nhưng cũng có lúc nó táo bạo và mãnh liệt hơn bao giờ hết:

“Khi ngự trị trên ngai vàng, em sẽ thống trị anh bằng tình yêu đầy quyền uy áp

chế Lúc đã như một nữ thần em sẽ ban cho anh thật nhiều ân huệ, những ân huệ riêng tư.”

(Bài thơ số 33) [12; tr.99]

Hơn ai hết Tagore hiểu được rằng người phụ nữ nơi đất nước mà ông đang sinh sống không thể nào nói thành lời những khát vọng mãnh liệt về tình yêu đang cháy trong họ bởi những quy định, những lễ nghi khắc nghiệt đã ràng buộc lấy trái tim yêu thương của họ Vì vậy Tagore với ngòi bút đầy tình thương và đầy sự sáng tạo của mình đã để cho họ được sống hết mình với tình yêu mà mình đang có, ông để cho họ thống trị người mình yêu khi ở trên ngai vàng và ban cho họ thật nhiều ân huệ khi họ

là nữ thần Ở đây tình yêu trở nên đặc sắc bởi sự sáng tạo của Tagore, ông để cho người phụ nữ thống trị người mình yêu và ban những ân huệ riêng tư bằng chính tình yêu mà họ có, không có một quyền lực nào ở đây hay sự ép buộc nào ở đây mà chỉ có tình yêu hơn cả những uy quyền đang tồn tại ngoài xã hội Đến với thơ của ông ta sẽ thấy được một tình yêu tự do và mãnh liệt không bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì cũng không bị chi phối bởi bất cứ thế lực nào, đơn giản chỉ vì ông muốn con người phải yêu hết mình và sống trọn vẹn với con tim của mình Tagore khẳng định một cách chắc chắn rằng một khi đã được yêu là phải sống trọn vẹn với tình yêu ấy, phải để cho bản thân được sống và yêu một cách chân chính, đừng để bất cứ thứ gì chi phối và điều quan trọng là đừng để cho bản thân phải hối hận Tagore mang trong mình một tư

Trang 28

tưởng tiến bộ vì vậy ông không muốn con người phải chịu sự kìm hãm của những lễ giáo khắc nghiệt buộc con người sống mà phải che đậy yêu thương, kìm hãm những cảm xúc của bản thân bởi tình cảm là một thứ rất thiêng liêng, nó không phải do giành giật mà có, cũng không phải do vật chất đem lại mà có, mà nó xuất phát từ trái tim và suy nghĩ của con người Vì vậy, sao có thể để những thứ như điều luật, lễ giáo, uy quyền chi phối và khống chế nó Vốn dĩ tình cảm là một thứ mà chính bản thân nó là

sự tự do không bị bất cứ thứ gì ràng buộc và quan trọng là nó phải do con người tự tìm đến chứ nó không tự đến với chúng ta:

“Em cắp thúng vội vã đi đâu khi chợ tan rồi ?

Giấc ngủ đã đặt tay ngà lên mi trái đất

Nơi chim chóc đều nằm im trong tổ ấm; tiếng lá tre thì thầm cũng bặt thinh Từ đồng ruộng nông dân trở về họ trải chiếu trên sân nằm nghỉ

Em cắp thúng vội vã đi đâu khi chợ tan rồi ?.”

(Bài thơ số 54) [12; tr.112]

Tagore với một trái tim đầy tình yêu thương đã cảm nhận một cách sâu sắc nhất những gì mà người phụ nữ thời phong kiến phải chịu đựng, bằng cả tình thương và một quan điểm tư tưởng tiến bộ ông muốn hơn ai hết người phụ nữ phải tự mình tìm lấy tình yêu, tìm lấy hạnh phúc cho bản thân, vượt qua mọi lễ giáo, những qui định khắc nghiệt, người phụ nữ cần được tự do và sống thật với tình cảm của chính mình

Trong bài thơ trên, câu: “Em cắp thúng vội vã đi đâu khi chợ tan rồi ?” được lặp đi

lặp lại nhiều lần như một sự thôi thúc người con gái tìm đến với tình yêu và hạnh phúc đang chờ đợi mình phía trước dẫu rằng phía sau vẫn còn rất nhiều thứ trói buộc nhưng với Tagore ông đã thể hiện một sự táo bạo trong tình yêu mà có lẽ rất ít người trước ông thể hiện điều này, với ông yêu là phải yêu hết mình, phải tự tay vun xới cho tình yêu ấy cũng giống như ông tự tay vun xới cho khu vườn tình yêu của chính mình

Tagore quan niệm đời người rất ngắn ngủi vì vậy phải sống và yêu hết mình bởi những thứ tồn tại trên đời này điều rất mong manh Cái tồn tại mãi mãi cùng với với thời gian là kí ức Với ông tình yêu là bất tử và trường tồn nên dù có đổ vỡ thì chỉ cần trong lòng mỗi người còn giữ cho nhau những kí ức là được Đừng chôn vùi tuổi xuân

của đời mình theo những thứ đã đổ vỡ vì có: “Bao lăm ngắn ngủi đời người”:

“Em bỏ tôi ra đi đơn chiếc Tôi nghĩ mình sẽ phải nhỏ lệ tiếc thương, phải khắc vào tim bóng hình em cô đơn kết thành bài ca óng chuốt

Trang 29

Nhưng mà số phận hẩm hiu, có bao lăm ngắn ngủi đời người

Tuổi xuân úa tàn theo năm tháng, ngày xuân lén lút ra đi, hoa mong manh chết dần vô ích Có bậc trí giả bảo tôi rằng đời chỉ là giọt sương mai đọng trên cánh lá sen

Liệu có nên lãng quên tất cả điều này để chỉ dõi theo một người đã dứt áo ra đi không một lời từ biệt ? làm như vậy thực sự sỗ sàng, ngớ ngẩn, vì có lẽ bao lăm ngắn ngủi đời người.”

(Bài thơ số 46) [12; tr.107]

Đọc bài thơ này ta thấy ở Tagore một tình yêu khao khát mãnh liệt và không hề

bi lụy, sống là phải yêu và phải tận hưởng những gì đẹp nhất mà cuộc sống đã ban tặng, không vì những tình yêu tan vỡ mà chôn vùi đời mình trong nước mắt và đau khổ

vì có: “Bao lăm ngắn ngủi đời người” Sự chia tay trong tình yêu được Tagore diễn tả

với một cung bậc cảm xúc nồng nàn và tha thiết, với ông sự chia ly như một thước đo

để kiểm chứng tình cảm của con người Chia tay rồi ai sẽ nhớ, ai sẽ quên, cái còn lại là

gì ngoài những kỉ niệm và hơi ấm yêu thương, những kí ức yêu thương giờ chỉ còn tồn tại trong trí nhớ, cuộc đời vốn ngắn ngủi vì vậy Tagore muốn sống hết mình với tình yêu, với cuộc sống Ông tha thiết muốn biến những phút giây chia tay trở thành những miền kí ức tươi đẹp và vẹn tròn mãi mãi trong tiềm thức của mỗi con người Với ông tình yêu không phải là một thứ tình cảm bi thương đầy nước mắt mà tình yêu là thứ làm cho cuộc sống của con người trở nên tươi đẹp hơn cho dù có chia ly thì ông vẫn muốn để những cảm giác ấy mãi mãi tươi đẹp, vì có cuộc vui nào mà không tàn, suy cho cùng thì cái tồn tại phía sau tình yêu chính là những cảm giác, những kí ức về một tình yêu trọn vẹn hay không trọn vẹn trong lòng của mỗi con người mà thôi Ông không sống trong hồi tưởng, cũng không sống trong kí ức, ông sống cùng cuộc sống hiện tại và cùng những tình yêu cao đẹp trong quá khứ, tình yêu ấy được ông nâng niu

và cất giữ nhưng ông không đắm chìm và bi lụy với tình yêu trong quá khứ mà ông để

nó tồn tại cùng cuộc sống hiện tại, tồn tại cùng những tình cảm chân thành và tha thiết

mà ông dành cho cuộc sống, đó mới là cách tốt nhất để tình yêu trong ông có thể tồn tại mãi mãi

2.1.2 Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu của R.Tagore

Trang 30

Vườn hoa tình yêu của Tagore vẫn đang tỏa ngát hương thơm say đắm, có những bông hoa nở rộ nhưng cũng có những bông hoa còn là những nụ hoa vẫn chưa

hé nở cũng giống như tình yêu vậy, tình yêu trong thơ Tagore có lúc nồng nàn say đắm nhưng cũng có lúc e ấp, ngại ngùng bởi những tình yêu đơn phương thầm kín, đó là những tình yêu một chiều cao đẹp và chân thực không chỉ có tình yêu nồng nàn say đắm, mãnh liệt mới là tình yêu đẹp mà đôi khi tình yêu đơn phương thầm kín cũng cao đẹp không kém, nó xuất phát từ những con tim chân thực nhất, mơ mộng nhất, không thể nói tình yêu đơn phương, một chiều không phải là tình yêu vì đó cũng là tình cảm xuất phát từ trái tim, là tình cảm chân thành dành cho một người, nó cũng có những cung bậc cảm xúc riêng của nó, cũng biết rung lên mỗi khi nghĩ về ai đó:

“Tiếng lá cuộn từng cơn bất chợt xào xạc rồi lại êm ru Em đăm đăm nhìn trời

xanh và dệt trên nền trời những chữ mang tên một người, một tên mình đà đã biết trong khi thôn làng thiếp ngủ dưới ánh nắng giữa trưa.”

(Bài thơ số 55) [12; tr.112]

Tình yêu không phải là một loại thần dược hay một loại vật báu gì nhưng nó đủ

để điều khiển lí trí và con tim của một người, đây chính là điều kì diệu mà tình yêu đem lại cho con người Nó khiến con người ta trở nên mơ mộng, thích ngồi suy nghĩ

vu vơ và cười một mình khi bất chợt nghĩ về ai đó Có những tình yêu không thể nói bằng lời, nó chỉ có thể âm thầm tồn tại trong suy nghĩ, đôi khi nó tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng cũng có lúc nó tồn tại mãi mãi cùng thời gian, âm thầm và bền bỉ Dù

là yêu đơn phương nhưng tình yêu đó thật đáng để trân trọng và giữ gìn Những mơ mộng, những suy nghĩ lơ đãng về tình yêu của cô gái trên qua những vần thơ của Tagore thật đẹp Nó làm cho người đọc cảm nhận được tâm hồn trong trẻo của một cô gái vừa mới biết yêu, một tình yêu thầm kín được cất giữ bên trong tâm hồn, cô yêu một người mà chỉ có mình cô mới biết, cô nhớ một người rồi bất chợt viết tên người ấy lên nền trời mà cũng chỉ có một mình cô mới biết Những cảm xúc tinh khôi, dịu dàng được bao bọc bằng một tình yêu đơn phương chân thành Tình yêu đó tuy âm thầm nhưng mãnh liệt và sâu sắc không ồn ào nhưng da diết và bền bỉ, đó chính là đặc trưng của tình yêu đơn phương thầm kín mà Tagore đề cập đến trong thơ của mình Mỗi một cung bậc cảm xúc của tình yêu vang lên là một tiết tấu hòa nhịp với tiết tấu của cuộc đời, tình yêu không chỉ đẹp trong tình cảm của con người mà nó còn đẹp trong cuộc sống muôn màu Nó tô điểm thêm cho cuộc sống của con người những vẻ đẹp thuần

Trang 31

khiết như những bông hoa dâng tặng cho cuộc đời với hương thơm và màu sắc của nó,

mà Tagore chính là người vun trồng và chăm sóc những bông hoa đó

Đối với ông tình yêu có những lí lẽ rất riêng của nó, với những cung bậc cảm xúc biến hóa không ngừng, tình yêu cũng có lúc e ấp và ngại ngùng Diễn tả một cách sâu sắc cảm nhận của mình về tình yêu, Tagore để cho tình yêu trong thơ của mình lan tỏa theo một mạch nguồn cảm xúc tự nhiên, sau một tình yêu đơn phương thầm kín Tagore dẫn dắt người đọc đến với những cảm xúc đầu đời của một tình yêu vừa chớm nở:

“Khi tôi đi một mình ban đêm đến chỗ người yêu hò hẹn, chim không hót, gió

không thổi, nhà cửa hai bên đường đứng lặng im Chỉ có y trang tôi vận vang âm theo mỗi bước chân đi và tôi phát ngượng

Khi tôi ở bao lơn ngóng đợi từng bước chân chàng, lá trên cây không rì rào, nước dưới sông nằm im, nằm im như thanh kiếm trên gối người lính gác ngủ khì, chỉ

có tim tôi đập rộn ràng – tôi chẳng biết làm sao ngăn cản nổi

Khi người yêu tôi tới ngồi bên cạnh, khi toàn thân tôi rẩy run, mi mắt rủ buông, màn tối giăng đen, gió thổi đèn tắt và mây kéo che mờ sao đêm Chỉ có viên ngọc tôi đeo trên ngực óng ánh tỏa sáng – tôi chẳng biết làm sao giấu che đi được.”

(Bài thơ số 9) [12; tr.83-84]

Sự ngại ngùng, e ấp của người con gái khi yêu thật đẹp, nó làm cho tình yêu đó trở nên tinh tế, giàu cảm xúc hơn bao giờ hết Ở đây mặc dù người con gái đã can đảm vượt qua mọi lễ giáo để đến chỗ hẹn với người yêu nhưng cô vẫn giữ cho mình một nét rất riêng của người con gái khi yêu đó là sự thẹn thùng, e ấp Cô thấy ngượng khi đến chỗ hẹn, cô thấy tim mình đập rộn ràng trong lúc đợi người yêu đến và cô thấy toàn thân run rẩy khi người yêu cô tới Mọi cảm giác được Tagore chú trọng và mêu tả rất kĩ, tất cả các chi tiết đều rất tự nhiên theo dòng cảm xúc của nhân vật, không hề có một sự gượng ép nào ở đây, điều đó làm cho cảm giác ấy, tình yêu ấy trở nên gần gũi với người đọc, để cho người đọc cảm nhận một cách chân thực như thế nào là cảm giác khi yêu, như thế nào là một tình yêu còn nhiều ngại ngùng và e ấp Và cũng chính cảm giác thẹn thùng này mà tình yêu trở nên thôi thúc con người và làm chủ suy nghĩ của con người, làm rối trí những ai đang yêu:

Trang 32

“Mỗi lần ra vào là mỗi lần tôi nhìn thấy chàng, mắt chàng bắt gặp mắt tôi Tôi

chẳng biết có nên chuyện trò hay cứ lặng im Ừ mà sao chàng lại chọn lối đến cổng nhà tôi.”

(Bài thơ số 21) [12; tr.92]

Cái cảm giác khi yêu mà ngượng ngùng ấy mới đẹp làm sao, nửa muốn cất lời nhưng nửa lại lặng im, tất cả đều do lí trí con tim quyết định, chỉ bằng ánh mắt nhưng tình yêu ấy lại chứa đầy cảm xúc, trao nhau ánh mắt bằng cả niềm yêu thương, ánh mắt thay những lời muốn nói trong đáy lòng Cô gái đã yêu chàng trai nên cô cảm thấy ngượng ngùng khi bắt gặp ánh mắt của chàng trai nhìn mình và với phẩm chất vốn có của một người con gái, cô băn khoăn không biết có nên chuyện trò hay im lặng chính điều này tạo nên một nét đẹp e ấp ngại ngùng trong tình yêu mà đã có biết bao nhà thơ viết về nó Chẳng hạn như Truyện Kiều của Nguyễn Du:

“Người quốc sắc, kẻ thiên tài”

Tình trong như đã mặt ngoài còn e”

[7; tr.16]

Cũng giống như Tagore, Nguyễn Du cũng cảm nhận được những nét đẹp mà tình yêu đem lại, nó cũng có riêng cho mình những phút giây dịu dàng, lắng đọng không quá ồn ào nhưng vẫn rất ngọt ngào, sâu sắc Dù vấn đề chỉ có một nhưng mỗi nhà thơ lại có cách cảm nhận của riêng mình, từ đó đem đến cho chúng ta một thế giới lung linh đầy màu sắc của tình yêu Đối với Tagore tình yêu đẹp từ mọi khía cạnh, ông cảm nhận một cách sâu sắc những gì mà tình yêu đem lại cho con người, tình yêu với mỗi một cảm xúc, một nét đẹp riêng đã làm cho cuộc sống của con người thêm tươi đẹp hơn, giàu cảm xúc và nhiều màu sắc hơn

Quả thật tình yêu trong thơ Tagore muôn màu muôn vẻ và nhiều cung bậc cảm xúc đến nỗi khi ta đọc từng bài thơ, tâm hồn chúng ta như hòa quyện và say đắm trong thứ tình cảm diệu kì ấy Với Tagore tình yêu của ông không chỉ là sự hiến dâng trọn vẹn mà tình yêu trong thơ của ông còn nồng nàn, say đắm như mật ngọt Nó như một thứ thuốc diệu kì làm xua tan trong lòng người đọc những đau khổ muộn phiền và dẫn dắt người đọc đến một khu vườn tình yêu đang tỏa ngát hương thơm ngạt ngào của một tình yêu say đắm:

“Chúng mình không miên man nói mãi để rồi chìm vào im lặng triền miên;

chúng mình không quờ tay với khoảng không để tìm điều ngoài hi vọng Thật đủ rồi

Trang 33

cái ta cho và cái ta được chúng mình không bóp nghẹt nguồn vui, thật nghẹt để vắt ra men rượu đau thương Tình yêu đôi ta đơn sơ như một bài ca.”

(Bài thơ số 16) [12; tr.89]

Đối với Tagore tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, nó có thể làm cho con người ta rơi vào tột cùng của sự đau khổ nhưng cũng có thể khiến cho con người ta thoát khỏi sự đau khổ triền miên, nó tùy thuộc vào cách lựa chọn của mỗi một con người Và với Tagore ông chọn cho mình một cách yêu, một tình yêu nồng nàn và say đắm, yêu là khi hai tâm hồn đồng điệu tìm đến với nhau, yêu là khi cả hai cùng hạnh phúc và say đắm trong tình yêu đó chứ không phải yêu là cùng nhau bóp nghẹt nguồn vui để làm tổn thương nhau, để tạo cho nhau những hố sâu của sự đau khổ Đối với ông, yêu và được sống say đắm trong tình

yêu đã là một hạnh phúc, hạnh phúc ấy đơn giản và chân thực như: “Tình yêu đôi ta

đơn sơ như một bài ca” không cần phải tìm cho tình yêu của mình những điều ngoài hi

vọng, chỉ cần một tấm lòng chân thành, một cảm xúc chân thật dành cho tình yêu cũng

đủ để cho tình yêu đó trở nên nồng nàn, say đắm và tồn tại mãi mãi cùng thời gian

Trong thơ Tagore, tình yêu không phải lúc nào cũng vẹn trọn, suôn sẻ mà nó cũng có những lúc sóng gió, thử thách nhưng chỉ cần chúng ta vượt qua được thì tình yêu đó sẽ mãi mãi trường tồn Và tình yêu của Tagore cũng có những thử thách nhất định đó là những khoảng cách tâm hồn trong tình yêu Khi yêu không phải ai cũng hiểu hết người mình yêu vì vậy bên cạnh một tình yêu nồng nàn say đắm vẫn tồn tại đâu đó những khoảng lặng tâm hồn:

“ Đôi mắt em hỏi han trông băn khoăn, u buồn; mắt ấy muốn tìm hiểu ý nghĩa đời tôi như mặt trăng muốn đo lường đáy biển

Tôi đã lột trần đời mình từ đầu đến cuối để em rõ, để em hay, không che đậy, không giấu giếm Đó là lí do tại sao em chưa hiểu ý nghĩa những điều tôi nói.”

(Bài thơ số 28) [12; tr.95]

Tagore viết về tâm trạng chung của những người đang yêu là muốn biết người mình yêu, yêu mình đến dường nào Trong đoạn thơ trên đôi mắt cô gái chất chứa những câu hỏi khám phá thế giới bí ẩn của chàng trai được Tagore so sánh với hình ảnh trăng muốn thăm dò biển cả Trăng muôn đời vẫn muốn soi sáng để biết lòng biển nông sâu cũng như con người luôn muốn tận hiểu tình yêu mà người mình yêu dành cho mình to lớn như thế nào Tình yêu vốn dĩ luôn bắt những người khi yêu phải chịu

Trang 34

cảm giác băn khoăn, lo sợ với tình yêu mà mình đang có, cứ ngỡ đã nắm trọn vẹn trong tay tình yêu ấy nhưng trong lòng lúc nào cũng hoài nghi về một câu hỏi như đốt lòng, người mình yêu, yêu mình đến bao nhiêu Cũng như Tagore, cô gái trong bài thơ

“Hoa doi” của Xuân Quỳnh cũng đã từng thổ lộ:

“Anh có nghe hoa rơi

Quanh chỗ mình đứng đó

Hoa ơi sao chẳng nói

Anh ơi sao lặng thinh

“Nếu đó chỉ là viên ngọc báu, tôi sẽ đập ra trăm mảnh, xâu thành chuỗi rồi choàng lên cổ em xinh

Nếu đó chỉ là bông hoa tròn trĩnh, nhỏ nhắn, thơm tho, tôi sẽ bứt khỏi cành rồi gài lên mái tóc em đẹp.”

(Bài thơ số 28) [12; tr.95-96]

Đoạn thơ là một sự nhấn mạnh về khát vọng hiến dâng mãnh liệt của chàng trai

dành cho cô gái, chàng trai so sánh cô gái là: “Nữ hoàng trị vì trong đó” Nhưng dù đã

là chủ sở hữu tối cao và duy nhất, vị nữ hoàng này cũng không biết đâu là biên giới vương quốc của mình, bởi cuộc đời chàng trai không giản đơn như một vật hữu hình,

vô tri, dễ nhìn, dễ cảm như “viên ngọc” hay “đóa hoa” Mà cuộc đời ấy sống động như một trái tim với những chiều sâu và bến bờ vô tận, câu hỏi: “Em ơi, thì biết đâu là

Trang 35

bờ là đáy” đã khẳng định điều đó Tagore đã hướng người đọc theo suy nghĩ này để

người đọc không còn cảm thấy nghịch lý khi đọc hai câu kết bài thơ:

Tình yêu vẫn gần gũi với em như chính cuộc đời em đang sống, song có bao giờ em hiểu rõ hoàn toàn.”

vượt qua những khoảng cách tâm hồn mà Xuân Diệu gọi là “Vạn lý trường thành”

giữa hai bờ âm tưởng, vì vậy mà tình yêu trở nên vĩnh hằng trong trái tim của mỗi con người

Với một người làm vườn như Tagore thiết nghĩ sẽ không còn điều gì đáng chê trách ở ông khi ông đã tận sức để chăm sóc cho khu vườn tình yêu của mình nở rộ những bông hoa tình yêu thơm ngát Và nhân loại sẽ còn mãi rung động trước những vần thơ tình yêu của người làm vườn Tagore, một người làm vườn luôn đấu tranh đòi trả cho tình yêu những ý nghĩa trọn vẹn và sự tự do vốn có của nó Một con người luôn đắm say trong tình yêu với bóng dáng của một thi nhân, một tình nhân, một triết nhân phương đông nhưng vẫn không dừng lại đó, tâm hồn Tagore vẫn không ngừng ngân lên những bản hòa tấu cảm xúc về một tấm lòng với tinh thần nhân đạo to lớn, không chỉ trong tình yêu mà còn với những tầng lớp người khác trong xã hội

2.2 Tinh thần nhân đạo thể hiện qua lòng yêu con người

2.2.1 Lòng yêu thương phụ nữ

Tagore rất quan tâm đến số phận của người phụ nữ Ấn Độ và có lòng ưu ái sâu sắc, bởi hơn ai hết ông hiểu rằng dưới chế độ phong kiến khắc nghiệt ở Ấn Độ, người

Trang 36

phụ nữ là loại người bị xã hội chà đạp lên nhân phẩm, bị khinh rẻ và bị phân biệt đối

xử nhiều nhất Với Tagore, ông dành nhiều trang thơ để ca ngợi về họ, ông viết về họ với một tình yêu thương và sự cảm thông vô hạn, ông trân trọng tất cả những gì của người phụ nữ vì đó là báu vật vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người Ông ca ngợi người phụ nữ như những đóa hoa xinh đẹp trong khu vườn được ông nâng niu chăm sóc một cách cẩn thận, những đóa hoa với một nét đẹp tự nhiên và nét đẹp ấy như được nhân đôi khi được đất trời tô thắm và bàn tay con người tôn tạo thêm:

“Ôi đàn bà, các người không phải chỉ là vật do bàn tay hóa công tạo tác,

nhưng cũng còn là vật do bàn tay đàn ông tạo tác mà thành! Cả hai vẫn hằng ban cho các người vẻ đẹp ấp ủ trong tim

Thi nhân dệt cho các người một màn tơ lưới đầy hình ảnh óng vàng; họa sĩ tô điểm thân hình các người nét bất tử mới mẻ luôn luôn

Biển cả dâng ngọc báu, hầm mỏ dâng bạc vàng, vườn xuân dâng hoa đẹp để các người điểm trang, che phủ và làm cho mình quý báu thêm lên

Ước muốn từ tim đàn ông tiết ra đã rắc vung rực rỡ tô thắm các người trẻ trung

Các người nửa là mộng đẹp nửa là đàn bà.”

Nếu như trong mắt nhiều người dưới chế độ phong kiến người phụ nữ như một thứ bị xã hội coi thường, chà đạp thì với Tagore ông dùng những gì cao quý nhất, tươi đẹp nhất để điểm trang cho nét đẹp của họ, với ông người phụ nữ là một báu vật do tạo hóa và bàn tay đàn ông tác tạo mà thành Những gì tươi đẹp nhất, hoa mĩ nhất, cao quý nhất thiên nhiên đều dành tặng cho họ, có vẻ như những thứ này được tạo ra là vì họ Còn đàn ông với những ước muốn, những mong chờ đã làm cho nét đẹp của người phụ

nữ tăng lên gấp bội, trong thơ Tagore người phụ nữ không còn là những con người bị

xã hội phân biệt và chà đạp nữa mà họ trở thành những ước muốn, những khát khao

mà đàn ông muốn có được Và dĩ nhiên họ xứng đáng được nhận những lời ca tụng từ thi nhân, từ những con người có học thức và họa sĩ với những nét vẽ tài hoa đã lưu giữ nơi người phụ nữ một vẻ đẹp bất tử cùng thời gian Tagore đã dùng những gì quý giá nhất để tô thắm cho nét đẹp của người phụ nữ có thể ở mức hoàn hảo nhất, tuyệt vời nhất, ông quan niệm rằng trong họ chỉ tồn tại một nửa là đàn bà, một nửa còn lại là do những ước vọng, những khát khao của con người tác tạo mà thành Không dừng lại ở

Trang 37

đây, Tagore tiếp tục chỉ ra những nét đẹp của người phụ nữ Ấn Độ được ông cảm nhận qua các giác quan tinh tế của mình:

Cứ thế mà đi, đừng dềnh dang chải chuốt Nếu vòng tóc vẫn còn lỏng, đường ngôi rẽ chưa xuôi, giải lụa thắt lưng không chặt, cũng đừng bận tâm, em ạ Cứ thế mà

đi, đừng dềnh dang chải chuốt Nào, hãy bước lẹ lên cỏ non xanh mịn Nếu đất đỏ vì sương mai văng lên gót, vòng nhạc nơi chân còn lỏng lẻo, ngọc báu rơi khỏi chuỗi đeo tay, cũng đừng bận lòng, em ạ Nào, hãy bước lẹ lên cỏ non xanh mịn.”

(Bài thơ số 11) [12; tr.85]

Tagore đặc biệt chú trọng đến nét đẹp tự nhiên của người phụ nữ Ấn Độ bởi đó

là nét đẹp thuần khiết nhất, trong sáng nhất mà tự bản thân họ đã có được Đặc biệt bằng cách cảm nhận qua các giác quan của mình, Tagore chỉ ra những trang sức người phụ nữ đeo trên người từ vòng nhạc, chuỗi hạt, vòng tay đều góp phần tôn thêm nét đáng yêu và duyên dáng của người phụ nữ Ấn Độ Như một nét đẹp văn hóa đặc sắc, những trang sức người phụ nữ Ấn Độ đeo trên người đã kết hợp một cách hài hòa giữa trang phục và hình thể của họ, không chỉ làm tôn thêm nét đẹp duyên dáng mà còn tạo nên một nét đẹp rất riêng, rất đặc trưng và không hòa lẫn với bất cứ nét đẹp nào khác Bên cạnh đó người phụ nữ Ấn Độ còn được hiện ra dưới đôi mắt thiên thần, khoác lên mình những bộ nhung y rực rỡ, lộng lẫy như những thiếu nữ trong tranh họa Ngoài những thứ ấy người phụ nữ Ấn Độ còn đeo những vòng hoa thơm ngát với mùi hương trầm ngào ngạt của cõi tiên, thêm vào đó là nụ cười ngọt ngào, e lệ làm cho ai đó đã phải say tình:

Một nụ cười kín đáo rung nhẹ trên môi Hãy hỏi nụ cười ấy vì sao tôi thất bại? Hãy để làn môi em chúm chím cười tươi trên lời thề nguyện nói rõ vì sao giọng tôi tan vào thinh không như ong say mật ngã trong lòng bông sen

(Bài thơ số 39) [12; tr.102]

Trong thơ Tagore người phụ nữ chẳng những chỉ đẹp ở hình dáng bên ngoài mà còn đẹp cả bên trong tâm hồn, nét đẹp tâm hồn ấy đôi khi còn tỏa sáng hơn cả nét đẹp lộng lẫy vốn có bên ngoài Tagore coi nét đẹp trong tâm hồn người phụ nữ như một viên ngọc quý phát ra thứ ánh sáng diệu kỳ, ánh sáng ấy không chỉ làm cho cuộc sống muôn màu hiện tại trở nên rực rỡ, mà ánh sáng ấy còn là một món quà vô giá chứa đựng bên trong nó biết bao tình cảm lớn lao sưởi ấm trái tim của bao người Và cô gái trong bài thơ số 58 của Tagore là một biểu tượng đặc biệt cho nét đẹp này, với tâm hồn

Trang 38

thuần khiết và trong trẻo, nét đẹp tâm hồn cô cũng vẹn tròn như món quà mà cô trao tặng:

“Một sớm mai trong vườn đầy hoa có người thiếu nữ mù tới cho tôi vòng hoa gói kín trong chiếc lá sen.”

(Bài thơ số 58) [12; tr.114]

Cô gái đã gặp gỡ nhà thơ trong một vườn hoa đầy màu sắc với những bông hoa xinh đẹp và sống động như một khu vườn trên địa đàng Nhưng trong khu vườn tuyệt mỹ ấy, xuất hiện một cô gái mù, hình ảnh ấy phải chăng đã khiến cho khu vườn tuyệt đẹp không còn trọn vẹn? Cô gái mù xuất hiện bên cạnh những đóa hoa xinh tươi phải chăng là một điều khiếm khuyết trong cuộc sống ? Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng muốn mình xinh đẹp và duyên dáng, không ai muốn mình trở nên khiếm khuyết

và không hoàn hảo Thế nhưng tạo hóa luôn có những sự bất công và tác giả trân trọng những con người chưa được trọn vẹn trong cuộc đời này, bởi vì giá trị của một con người không nằm ở vẻ đẹp bên ngoài, mọi thứ dù chưa hoàn hảo nhưng điều có vẻ đẹp của riêng nó Và chắc có lẽ cô cũng không biết món quà mà mình đã dâng tặng nó đẹp đến dường nào:

Tôi choàng hoa lên cổ, mắt ứa lệ.

Tôi hôn nàng và nói: “Em mù đúng lúc những hoa này nở Chắc em cũng chẳng rõ quà em cho tôi đẹp biết chừng nào”

(Bài thơ số 58) [12; tr.114]

Điều mà Tagore đón nhận không đơn thuần chỉ là một vòng hoa tươi thắm mà

đó còn là vẻ đẹp trong tâm hồn của người tặng hoa “Mắt ứa lệ” người nhận hoa đã

khóc khi quàng những bông hoa đó, Tagore khóc vì xúc động và khóc vì những hành động cao đẹp của người tặng, ông thể hiện sự trân trọng của mình với cô gái bằng hành động khẽ hôn đôi tay nàng Với ông vẻ đẹp tâm hồn đẹp hơn cả những bông hoa kia Quà tặng của nàng đã vượt qua tất cả những giá trị vật chất, và vươn đến giá trị của tâm hồn, mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc, một cô gái khiếm khuyết, không trọn vẹn với hình hài được sinh ra trong cuộc đời này nhưng tâm hồn cô lại vẹn tròn và trong trẻo hơn tất cả mọi thứ Chính điều này làm tôn thêm vẻ đẹp của tâm hồn cô gái nói riêng

và người phụ nữ Ấn Độ nói chung Bên cạnh đó cũng có thể hiểu “Cô gái mù” trong

bài thơ này là những người phụ nữ Ấn Độ vô tư, không biết tự mình đã đem đến cho mọi người, cho cuộc sống này bao nhiêu vẻ đẹp và niềm hạnh phúc Nét đẹp tâm hồn

Trang 39

của người phụ nữ Ấn Độ trong tập Thơ “Người làm vườn” đã được ông dùng những

vần thơ ca tụng để viết nên, với ông tâm hồn người phụ nữ như một vật báu thiêng liêng mà nó đáng để ông kính ngưỡng tôn thờ:

Em có thể bắt những mái đầu kiêu ngạo nhất trần gian khom cúi dưới chân mình Nhưng em đã chọn lựa để tôn thờ những người em yêu, những người không tên không tuổi, vì thế tôi đến đây dâng em lòng kính ngưỡng tôn thờ

Dưới sự vuốt ve của đôi tay tuyệt hảo, em sẽ đem cho vẻ huy hoàng vương giả thêm nhiều nét vinh quang Nhưng em đã dùng đôi tay quét bụi, lau sạch căn nhà, căn nhà đơn sơ, vì thế tôi cảm thấy thán phục, bàng hoàng.”

(Bài thơ số 80) [12; tr.131]

Trong đoạn thơ trên người phụ nữ hiện ra dưới những vần thơ của ông với một nét đẹp tâm hồn được ông trân trọng và kính ngưỡng tôn thờ như một báu vật vô giá Với sắc đẹp sẵn có của mình cô gái sẵn sàng làm cho bất cứ một ai dù kiêu ngạo

hay đầy quyền uy cũng phái cúi phục dưới chân mình, nhưng với cô điều đó thật tầm

thường bởi tâm hồn không dược tạo nên bởi những quyền uy và niềm kiêu hãnh Cô quyết lựa chọn cho riêng mình cô một niềm yêu thương thiêng liêng khác, đó là lòng ngưỡng mộ và thành kính của cô dành cho những người mà cô yêu mến, những người dẫu vô danh nhưng với cô điều đó lại trở nên ý nghĩa hơn là việc phải bất ai đó cúi

phục dưới chân mình Và với vẻ đẹp ấy cô thừa sức tạo cho mình một cuộc sống

vương giả giàu sang nhưng cô lại quyết định lựa chọn dùng chính đôi bàn tay của mình để lao động, để tạo ra những niềm yêu thương tuy đơn giản, bình thường nhưng

là những niềm yêu thương chân chính của riêng mình, điều đó đáng quý hơn tất cả mọi thứ hào nhoáng và xa hoa nào Cũng chính điều này mang đến cho cô một nét đẹp

hoàn hảo từ bên ngoài cho đến bên trong tâm hồn khiến Tagore phải: “Thán phục,

bàng hoàng”

Ngoài những vần thơ ca tụng về nét đẹp thuần khiết, trong sáng của người phụ

nữ Ấn Độ Tagore còn đề cập đến cuộc sống mất tự do, bị ràng buộc bởi hàng ngàn quy định mà chế độ phong kiến và lễ giáo khắc nghiệt đã dành cho người phụ nữ Ấn Độ Cuộc đời họ bị trói buộc bởi cái vòng xiềng đeo ở chân, nó như một hình thức của sự giảm lỏng, họ chỉ có làm việc và làm việc, nơi thân quen với họ nhất có lẽ là góc bếp, sân vườn thêm vào nữa là chiếc khăn trùm mặt như một sợi dây ngăn cách vô hình họ

Trang 40

với thế giới bên ngoài Không chỉ dừng lại ở đó các hủ tục lạc hậu như: Nạn tảo hôn, tục lệ hỏa thêu, nộp của hồi môn… đã như một sợi dây trói vô hình giam cầm lấy họ:

Hãy canh chừng, khi tới gặp chàng, đừng để vòng đeo chân kêu lớn tiếng, chớ

để bước đi bước quá vội vàng.”

(Bài thơ số 10) [12; tr.84]

Có không ít bài thơ trong tập thơ “Người làm vườn” Tagore đề cập đến chiếc

vòng đeo chân và chiếc khăn che mặt, nó như hai thứ gắn liền suốt cuộc đời của người phụ nữ Ấn Độ Nó tạo thành một sự tách rời và một sự phân biệt mà chế độ phong kiến và lễ giáo khắc nghiệt đã dành cho họ Bằng một tình yêu thương rộng lớn Tagore cảm thông trước số phận những người phụ nữ yếu đuối, ông bênh vực và dành tặng cho họ những vần thơ ưu ái nhất bên cạnh đó ông cũng nuôi trong lòng một ước vọng

có thể giúp họ giải phóng khỏi cuộc sống ngục tù, giúp họ tìm được quyền tự do được sống, được yêu và được hạnh phúc mà không bất cứ một ai hay một thế lực nào có thể trói buộc được họ Với một tinh thần nhân đạo to lớn như thế Tagore xứng đáng được trân trọng trong lòng của mỗi con người Ông không chỉ dành một sự ưu ái đặc biệt cho những người phụ nữ mà ông còn dành cả tình cảm to lớn cho trẻ em

Có thể nói, thơ về trẻ em chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học tthế giới Qua các tác phẩm văn học ở từng thời kì ta có thể thấy rằng mỗi nhà văn, nhà thơ

dù viết về trẻ thơ dưới hình thức nào đi chăng nữa thì cũng thể hiện một tấm lòng yêu

thương vô bờ bến Và Tagore cũng không ngoại lệ, trong tập thơ “Người làm vườn”

Tagore thể hiện một niềm thương cảm sâu sắc đến cuộc đời và số phận của những em nhỏ với cuộc sống khó khăn và khổ cực, ông không chỉ tìm thấy ở trẻ thơ sự trong sáng, vô tư mà còn tìm thấy cả những ước mơ giản đơn nhưng vô cùng sâu sắc của các

em Ông đã xúc động khi nhìn thấy một chú bé nghèo khổ ước muốn một trò chơi nhỏ bình thường giữa phố chợ tấp nập người qua lại nhưng vẫn không bao giờ có được Bài thơ nổi bật với hai hình ảnh trái ngược nhau, đoạn đầu là hình ảnh của một cô bé với niềm vui hân hoan cầm trong tay món đồ chơi nhỏ:

“ Tươi sáng hơn nguồn hân hoan trên nét mặt mọi người trong chợ là nụ cười tươi tắn trên khuôn mặt một thiếu nữ – em lấy một hào mua chiếc còi làm bằng lá kè

Ngày đăng: 21/09/2015, 08:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Viết Dinh (biên tập), (2003), Đến với thơ Xuân Quỳnh, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến với thơ Xuân Quỳnh
Tác giả: Ngô Viết Dinh (biên tập)
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh Niên
Năm: 2003
2. Cao Huy Đỉnh, (1961), Tagore, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tagore
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn Học
Năm: 1961
3. Cao Huy Đỉnh, (1964), Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ, Nhà xuất bản Khoa Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học
Năm: 1964
4. Lê Bá Hán (chủ biên), (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 1997
5. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), (2004), Từ điển văn học, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế Giới
Năm: 2004
6. Phan Thu Hiền, (2006), Thi pháp học cổ điển Ấn Độ, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp học cổ điển Ấn Độ
Tác giả: Phan Thu Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội
Năm: 2006
7. Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, (1997), Truyện kiều, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện kiều
Tác giả: Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim
Nhà XB: Nhà xuất bản Đà Nẵng
Năm: 1997
8. Hồ Ngọc Mân, (2003), Giáo trình Văn học Ấn Độ - Nhật Bản, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn học Ấn Độ - Nhật Bản
Tác giả: Hồ Ngọc Mân
Năm: 2003
9. Vũ Dương Ninh (chủ biên), (1995), Lịch sử Ấn Độ, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Ấn Độ
Tác giả: Vũ Dương Ninh (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1995
10. Lương Ninh (chủ biên), (1998), Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại
Tác giả: Lương Ninh (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1998
11. Rabinđranát Tago, (1979), Tuyển tập thơ, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội 12. R.Tagore, (2009), Tuyển tập R.Tagore thơ, nhiều người dịch, Nhà xuất bản VănHọc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập thơ", Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội 12. R.Tagore, (2009), "Tuyển tập R.Tagore thơ
Tác giả: Rabinđranát Tago, (1979), Tuyển tập thơ, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội 12. R.Tagore
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn Học
Năm: 2009
13. Lưu Đức Trung, (1989), Văn học Ấn Độ - Lào – Campuchia, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Ấn Độ - Lào – Campuchia
Tác giả: Lưu Đức Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1989
14. Lưu Đức Trung, (1992), Tago – Tác phẩm chọn lọc, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tago – Tác phẩm chọn lọc
Tác giả: Lưu Đức Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1992
15. Lưu Đức Trung, (1998), Văn học Ấn Độ, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội 16. Lưu Đức Trung, (2000), Hợp tuyển văn học Ấn Độ, Nhà xuất bản Giáo Dục, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Ấn Độ", Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội 16. Lưu Đức Trung, (2000), "Hợp tuyển văn học Ấn Độ
Tác giả: Lưu Đức Trung, (1998), Văn học Ấn Độ, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội 16. Lưu Đức Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 2000
17. Lưu Đức Trung, (2009), Văn học Ấn Độ, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Ấn Độ
Tác giả: Lưu Đức Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 2009
18. Đào Xuân Quý, (1979), Thơ Tagore, Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Tagore
Tác giả: Đào Xuân Quý
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội
Năm: 1979
19. Trần Đình Sử (chủ biên), (2007), Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà NộiTài liệu tham khảo mạng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 nâng cao
Tác giả: Trần Đình Sử (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w