1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf

114 527 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom

Trang 1

CAM ĐOAN

Tôi tên là Trịnh Mỹ Bình là sinh viên khoa sau Đại Học của trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, khóa 14, chuyên ngành Kinh Tế - Tài Chính - Ngân Hàng, lớp đêm 2

Tôi cam đoan rằng luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh – Trung Tâm Dịch Vụ Điện Thoại Di Động CDMA – S-Telecom” là đề tài nghiên cứu của chính tôi Đề tài này chưa được ai sử dụng trước đây để làm luận văn tốt nghiệp Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu luận văn có bất cứ sự sao chép nào

TRỊNH MỸ BÌNH

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Quá trình thực hiện đề tài đã thực sự giúp tôi tổng kết được kiến thức về ngành dịch vụ viễn thông di động Việt Nam và ứng dụng các kiến thức được học vào việc công tác hàng ngày tại Trung Tâm điện thoại di động CDMA

Để hoàn tất đề tài này, tôi đã được sự hỗ trợ của Trung Tâm điện thoại di động CDMA, trường Đại Học Kinh Tế và đặc biệt là sự hướng dẫn của Tiến sĩ Bùi Hữu Phước Tôi chân thành tỏ lòng biết ơn đến tiến sĩ hướng dẫn Bùi Hữu Phước, Quý Thầy cô của Khoa Tài Chính trường Đại Học Kinh Tế, các bạn bè và các đồng nghiệp

Viễn thông là ngành nhạy cảm trong nền kinh tế đặc biệt đối với các nước đang phát triển Do vậy, đề tài này khó tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp hướng dẫn của Quý Thầy cô, các chuyên gia kinh tế, của các chuyên gia trong ngành cũng như bạn học và đồng nghiệp

TRỊNH MỸ BÌNH

Trang 3

1.1.1 Khái niệm chung về hiệu quả: 1

1.1.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: 1

1.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÔNG TIN DI ĐỘNG 1

1.2.1 Doanh thu, chi phí riêng và thuê bao: 1

1.2.2 Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận: 3

1.2.3 Tỷ số hoạt động 3

1.2.4 Tỷ lệ nợ khó đòi trên doanh thu 4

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.3.1 Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp 4

1.3.2 Ứng dụng mô hình 5 tác động của Micheal porter xác định các yếu tố bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .6

1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ CÔNG TY VIỄN THÔNG DI

1.4.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp viễn thông ở các nước .14

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA 17

S–TELECOM TRONG THỜI GIAN QUA 17

2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM 17

2.2 TỔNG QUAN VỀ S-TELECOM 18

2.2.1 Cơ cấu tổ chức và vận hành của S - Telecom: 18

Trang 4

2.2.2 Một số đặc điểm kinh doanh của S - Telecom : 20

2.3 THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG CỦA S-Telecom 25 2.4.1 Các yếu tố nội tại của S-Telecom 39

2.4.2 Các yếu tố bên ngoài 43

2.5 TÓM TẮT ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU – CƠ HỘI- NGUY CƠ (SWOT) CỦA

CHƯƠNG III :GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA S – TELECOM .52

3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 52

3.1.1 Các căn cứ để định hướng phát triển doanh nghiệp 52

3.1.2 Mục tiêu tổng thể của S-Telecom 55

3.1.3 Dự kiến các mục tiêu cụ thể: 56

3.1.4 Chiến lược phát triển: 56

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG CỦA S-TELECOM 57 3.2.1 Giải pháp tổ chức: 57

3.2.2 Giải pháp đầu tư: 60

3.2.3 Các giải pháp tăng doanh thu 63

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ARPU Average Revenue per User BCC Business Corporation Contract

BOD Board of Directors / Board of Deputy BOM Board of Managers

CDMA Code Division Multiple Access

CRM Customer relationship management DSL Digital Subcriber Line

EDGE Enhanced Data rates for Global Evolution

EVDO Evolution Data Only / Evolution Data Optimized

GPRS General Package Radio Service GPS Global Positioning System

GSM Global System for Mobile communication

HT - Mobile Hanoi Telecom Mobile

JCC Joint Coordination Committee

JRM Joint Resolution Meeting ROA Return On Assets

ROE Return On Equity ROS Return on Sales

SLD SK Telecom – LG Electronics - Dong Ah Elecom

Viettel The Military Electronic and Telecommunication Company TDMA Time Division Multiple Access

W-CDMA Wideband Code Division Multiple Access WTO World Trade Organisation

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 – Thị trường viễn thông di động qua các năm Bảng 2.2 – Vốn đầu tư của các doanh nghiệp cùng ngành: Bảng 2.3 – Thị phần của S-Telecom

Bảng 2.4 – Doanh thu của S-Telecom Bảng 2.5 – Doanh thu bán thiết bị đầu cuối

Bảng 2.6 – Doanh thu trung bình trên một thuê bao (ARPU ) Bảng 2.7 – Doanh cung cấp dịch vụ

Bảng 2.8 – Tổng chi phí qua các năm Bảng 2.9 – Lãi gộp qua các năm

Bảng 2.10 – Lãi sau chi phí riêng và lãi ròng qua các năm Bảng 2.11 – Tỷ số hoạt động qua các năm

Bảng 2.12 – Tỷ số sinh lợi (truớc chi phí riêng )qua các năm

Bảng 2.13 – Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng của S-Telecom Bảng 2.14 – Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ của S-Telecom công bố năm 2006 Bảng 2.15 - Các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam

Bảng 3.1 – Kế hoạch xây dựng trạm năm 2007 của các nhà cung cấp dịch vụ

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu của S-Telecom Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu dịch vụ

Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng các khoản mục chi phí Biểu đồ 2.4 Lãi gộp kinh doanh thiết bị Biểu đồ 2.5 Lãi gộp kinh doanh dịch vụ Biểu đồ 2.6 Tỉ trọng tài sản

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành Viễn Thông là ngành then chốt trong phát triển kinh tế quốc gia và xã hội thông tin Trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO – Viễn thông là một trong ba ngành (Ngân hàng, Bảo hiểm, Viễn thông) thu hút sự đầu tư từ nước ngoài nhiều nhất Đồng thời thị trường viễn thông Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và đang trong giai đoạn phát triển đỉnh cao, đặc biệt là ngành viễn thông di động

Trên góc độ của doanh nghiệp, thị trường viễn thông di động có quá nhiều biến động từ chính sách vĩ mô của Chính Phủ đến sự phát triển quy mô của thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành…đòi hỏi doanh nghiệp phải có những giải pháp mang tính chiến lược và linh hoạt Để phản ánh được tất cả những vấn đề trên, tác giả chọn S- Telecom làm trường hợp nghiên cứu cụ thể Vì xét về thị phần, S- Telecom được coi là doanh nghiệp đang phát triển (so với Vinaphone, Mobifone, Viettel là doanh nghiệp đã phát triển, EVN, HT – mobile là doanh nghiệp mới phát triển)

1 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra những giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm điện thoại di động CDMA ( gọi tắt là S-Telecom) Các giải pháp này sẽ hướng đến các vấn đề: sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh, tăng doanh thu với mức chi phí hợp lý, nâng cao khả năng cạnh tranh của S-Telecom nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là phát triển hiệu quả và bền vững

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu các dịch vụ mà S-Telecom cung cấp, bao gồm: dịch vụ thoại và các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên mạng điện thoại di động tế bào, như :fax, truyền số liệu, các cuộc gọi đường dài quốc tế, truy cập Internet

Nghiên cứu tập trung vào hoạt động kinh doanh của S-Telecom, mối quan hệ tương quan của S-Telecom với thị trường viễn thông di động Việt Nam từ khi cung cấp dịch vụ năm 2003 đến nay

Trang 10

3 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích logic và phân tích trên quan điểm quản trị tài chính ở góc độ doanh nghiệp Đồng thời sử dụng mô hình SPSS để đánh giá nhận định của người tiêu dùng về dịch vụ của S – Telecom nhằm tìm kiếm yếu tố tác động đến khách hàng góp phần tạo nên xu hướng biến đổi doanh thu của S - Telecom

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, S- Telecom là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức BCC đã đi vào giai đoạn ổn định (4 năm) có đầy đủ yếu tố của doanh nghiệp đang phát triển và phải đối mặt với nhiều vấn đề vĩ mô tác động đến hoạt động, sẽ rất thích hợp chọn làm trường hợp nghiên cứu điển hình cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành viễn thông Do vậy nghiên cứu trường hợp S- Telecom mang ý nghĩa thực tiễn cao

5 Điểm nổi bật của luận văn

Luận văn phân tích được những đặc điểm tổ chức và vận hành theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), từ đó đưa ra giải pháp tổ chức hiệu quả hơn cho S-Telecom cũng như các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức BCC khác

Đồng thời qua nghiên cứu, đề tài khái quát được mức độ cạnh tranh của thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay Từ đó đưa ra những giải pháp cạnh tranh hợp lý cho doanh nghiệp cũng như là kiến nghị đến Chính Phủ những giải pháp vĩ mô tạo lập thị trường viễn thông bình đẳng và ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn

6 Kết cấu luận văn:

Nội dung chính của luận văn bao gồm: Phần mở đầu

Chương 1: Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngành viễn thông

Chương 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động của S- Telecom trong thời gian qua Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của S- Telecom

Kết luận Phụ lục

Trang 11

CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG

1.1 KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG

1.1.1 Khái niệm chung về hiệu quả:

Hiệu quả là kết quả đạt được trong quá trình hoạt động đặt trong mối liên hệ với chi phí nguồn lực đầu vào và các mục tiêu đề ra

1.1.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:

Trên phương diện tài chính, doanh nghiệp được gọi là hoạt động có hiệu quả khi doanh nghiệp hoạt động ổn định, kết quả lợi nhuận dương, thị phần doanh nghiệp có sự tăng trưởng và hiệu suất lợi nhuận trên vốn ngày càng tăng

Ngoài ra khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần xét đến mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đề ra trong từng giai đoạn, những hiệu quả xã hội mà doanh nghiệp đóng góp vào (Ví dụ như kích thích các ngành khác phát triển, đóng góp cho ngân sách và tạo việc làm …)

1.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÔNG TIN DI ĐỘNG

1.2.1 Doanh thu, chi phí riêng và thuê bao:

Doanh thu:trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông gồm các phần cơ bản:

doanh thu dịch vụ, doanh thu kết nối và doanh thu chuyển vùng quốc tế

- Doanh thu dịch vụ: là doanh thu thu từ thuê bao (khách hàng) sử dụng các

dịch vụ của nhà cung cấp

- Doanh thu kết nối: là doanh thu thu từ doanh nghiệp viễn thông khác khi

thuê bao của doanh nghiệp đối tác gọi vào thuê bao của doanh nghiệp Do đặc tính của ngành viễn thông, ngoài doanh thu dịch vụ thu được từ khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ còn thu từ đối tác gọi là doanh thu kết nối Doanh thu này được tính theo phút và giá cả do Nhà Nước quy định

Trang 12

- Doanh thu chuyển vùng quốc tế: là doanh thu thu từ các thuê bao khi đi ra

nước ngoài (những nước có thỏa thuận chuyển vùng với doanh nghiệp) sử dụng điện thoại di động của doanh nghiệp để thực hiện cuộc gọi như khi đang ở Việt Nam mà không cần đổi máy di động hoặc đổi số thuê bao

Thuê bao: là đơn vị tính khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp Một khách

hàng có thể có nhiều số thuê bao Do đặc tính thị trường viễn thông Việt Nam ưa chuộng hình thức SIM nên phát sinh thuê bao thực và thuê bao ảo

- Thuê bao thực: là số thuê bao đã và đang sử dụng dịch vụ được ghi nhận

trên hệ thống Trong thuê bao thực có thuê bao bị cắt một chiều (thuê bao

chỉ được nhận tin nhắn, cuộc gọi mà không được sử dụng bất kỳ dịch vụ nào)

và thuê bao bị cắt hai chiều dưới ba tháng (là thuê bao không được nhận và

không được sử dụng dịch vụ, nói cách khác là không còn hoạt động nữa nhưng chưa đến thời hạn loại bỏ thông tin khỏi hệ thống)

- Thuê bao ảo: là số thuê bao không sử dụng dịch vụ nhưng không thông báo

cho doanh nghiệp biết và chưa đến hạn huỷ bỏ dữ liệu thuê bao này trên hệ thống (rời mạng) Theo quy định số 872/BBCVT ngày 27/04/2007 về việc thuê bao bị khóa hai chiều quá 3 tháng sẽ buộc phải hủy bỏ thông tin trên hệ thống Chỉ tiêu này rất khó xác định Đối với các quốc gia khác, khách hàng muốn sử dụng dịch vụ phải ký kết hợp đồng (thường theo phương thức trả sau

và trả trọn gói) nên lượng thuê bao ảo ít và hầu như không có

Doanh thu trung bình một thuê bao tạo ra (ARPU: Average Revenue per User – ARPU) là số tiền doanh nghiệp thu được trung bình trên một thuê bao thực trong kỳ Doanh thu trong kỳ là doanh thu thực tế thuê bao sử dụng (được ghi nhận trên

Trang 13

1.2.2 Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế thu

nhập doanh nghiệp để chia = Tổng doanh thu - Tổng chi phí hoạt động

Tỷ suất lợi nhuận trên toàn bộ tài sản

Cơ bản, chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp lớn hơn 0 là có thể duy trì hoạt động Tuy nhiên để xét tính hiệu quả cần phải so sánh chỉ tiêu này với những kết quả đạt được trong quá khứ và với chi phí Vì vậy cần xét đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn SXKD và trên doanh thu

Đối với doanh nghiệp viễn thông, để đảm bảo kế hoạch kinh doanh, lượng thuê bao của doanh nghiệp nên ở mức 70% kho số mà doanh nghiệp được phân bổ Kho số là tài sản quốc gia, khi kho số được phân bổ cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đóng phí, phí này được phân bổ vào chi phí hoạt động hàng năm của doanh nghiệp Ở góc độ khác, khả năng sở hữu kho số hay lượng đầu số mà doanh nghiệp được phân bổ là tài sản của doanh nghiệp Tuy nhiên khi tính giá trị tài sản của

Trang 14

doanh nghiệp thì không tính đến giá trị những đầu số này (vì không có khả năng chuyển nhượng mua bán giữa các doanh nghiệp) Dù vậy, hiệu quả sử dụng kho số là một phần không thể thiếu khi xét đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

1.2.4 Tỷ lệ nợ khó đòi trên doanh thu

Tỷ lệ nợ khó đòi trên doanh thu =

Nợ xấu (nợ khó đòi): do các thuê bao trả sau sử dụng dịch vụ và thanh toán vào

cuối kỳ Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp dịch vụ và quy chế quản lý thuê bao chưa rõ ràng, thuê bao trả sau có thể dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp và vì vậy các thuê bao trả sau có thể không thanh toán đầy đủ các khoản phải trả cho nhà cung cấp Do vậy các khoản này có xác suất biến thành nợ xấu rất cao (nghĩa là không thu đuợc nợ)

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp

1.3.1.1 Năng lực tài chính:

Đây là yếu tố quyết định đến sự hình thành và tồn tại của doanh nghiệp thông qua chiến lược đầu tư và kinh doanh Năng lực tài chính mạnh cho phép doanh nghiệp đầu tư những công nghệ hiện đại với tiến độ đầu tư nhanh và theo đuổi những chiến lược cạnh tranh dài hơi

1.3.1.2 Các yếu tố nội tại khác

Môi trường kinh doanh luôn luôn chuyển động và ngày càng có nhiều yếu tố tác động đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh linh hoạt Doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch kinh doanh và thời điểm triển khai dịch vụ Chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội và giảm thiểu những rủi ro do tính bất ổn của môi trường tạo ra Một số điểm chính yếu cần quan tâm trong chiến lược kinh doanh:

Trang 15

a Chính sách đầu tư:

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường và nguồn vốn đầu tư có hạng, chính sách đầu tư bao gồm vùng đầu tư, kế hoạch đầu tư , tốc độ đầu tư là một trong những yếu tố chiến lược giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển

b Chính sách Marketing: bao gồm cách thiết kế các gói cước (giá cước), chương

trình khuyến mãi, hệ thống nhận diện thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng, kênh phân phối

c Công nghệ và chất lượng dịch vụ:

- Chất lượng dịch vụ được quyết định bởi:

• Khả năng hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành: Để cung cấp dịch vụ

cho khách hàng được tốt: các doanh nghiệp viễn thông cùng ngành phải hợp

tác với nhau trên phương diện kỹ thuật gọi là kết nối Kết nối cho phép truyền

thoại, số liệu, hình ảnh từ các nhà cung cấp mạng này đến các nhà cung cấp mạng khác Nhờ có kết nối, tài sản mạng được chia sẻ giữa các doanh nghiệp Viễn Thông với nhau, các doanh nghiệp không cần xây dựng thêm mạng khi lưu lượng không đảm bảo chi phí Do vậy, kết nối là yếu tố giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp/ngành

• Phạm vi và mật độ các trạm phát – truyền sóng: Mật độ phủ sóng càng

dày, phạm vi phủ sóng càng rộng thì chất lượng truyền sóng càng tốt Tuy nhiên về mặt hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì không thể nơi nào cũng phủ sóng và mật độ phủ sóng dày bằng như nhau Nói cách khác doanh nghiệp cần một kế hoạch triển khai rõ ràng, vùng nào cần phủ dày trước và cần mở rộng tới đâu, vùng nào nên tập trung…

- Công nghệ: là yếu tố quyết định khả năng phát triển của công ty Với tốc độ phát

triển khoa học kỹ thuật như hiện nay, nếu công nghệ càng linh hoạt chuyển đổi thì doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả (Hệ thống dễ tương thích với thiết bị đầu cuối bao nhiêu thì khả năng mở rộng thị trường càng lớn, hệ thống càng dễ nâng cấp bao nhiêu thì khả năng thích ứng với công nghệ tiên tiến càng lớn) Khả năng lan

Trang 16

truyền công nghệ là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động thông qua chi phí nhân sự và quyết định đầu tư của doanh nghiệp

d Chính sách phát triển

Đặt ra những mục tiêu phù hợp trong từng giai đoạn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững Chiến lược phát triển giúp cho doanh nghiệp phát triển đúng mục tiêu đề ra đồng thời hình thành một cơ cấu nội bộ hoạt động hiệu quả Những kế hoạch thu hút vốn, kế hoạch đầu tư cho công nghệ, cho hoạt động nghiên cứu R&D, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và kế hoạch tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp là những điểm chính yếu cần quan tâm trong chiến lược phát triển

Vạch ra và áp dụng chiến lược phát triển đúng đắn, doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu

quả hoạt động cao

e Chính sách nhân sự và tổ chức điều hành

Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xuất phát từ con người do vậy chính sách nhân sự như kế hoạch tuyển dụng, chính sách đãi ngộ nhân viên và cách thức tổ chức hoạt động trong doanh nghiệp là nhân tố căn bản quyết định đến hiệu quả hoạt

động doanh nghiệp

1.3.2 Ứng dụng mô hình 5 tác động của Micheal porter xác định các yếu tố bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Theo mô hình 5P của Micheal Porter còn gọi là “Năng lực cạnh tranh” được xem

là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận Áp dụng mô hình Porter’s Five Forces, các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp được xác định như sau:

Trang 17

(Nguồn: Dựa trên mô hình Porter’s Five Forces: Supplier power, Barriers to entry, Buyer Power, Threat of substitutes, Degree of rivalry – A model for industry Analysis)

Trong lý luận của Micheal Porter, Chính Phủ cần tạo ra môi trường cạnh tranh chứ không trực tiếp tham gia vào cạnh tranh Về vai trò của công ty, công ty có thể nâng cao hiệu quả hoạt động ngành qua sự tụ họp ngành như quan hệ cung ứng, bổ sung cho nhau về dịch vụ

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả hoạt động, Chính Phủ và công ty cùng có trách nhiệm, hai bên cùng nỗ lực phối hợp, loại bỏ những bất đồng và chi phí thương mại

- Khả năng thanh tóan - Động cơ (Nhu cầu ) của doanh nghiệp

NGUY CƠ THAY THẾ

- Chi phí chuyển đổi

- Độ dốc thay thế của người tiêu dùng

- Giá so sánh của dịch vụ thay thế

NĂNG LỰC CỦA NHÀ CUNG CẤP

- Công nghệ : gồm sự khác biệt trong công nghệ, chi phí nghiên cứu công nghệ, tốc độ thay đổi công nghệ

- Nguy cơ hội nhập

Trang 18

không đáng có, cung cấp một cách tương xứng các yếu tố đầu vào, thông tin, cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở…

1.3.2.1 Yếu tố thị trường

a Khách hàng:

Chi tiêu của khách hàng tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp Do vậy, các yếu tố như khả năng thanh toán của khách hàng, nhu cầu sử dụng dịch vụ, khả năng chọn lựa nhà cung cấp, nhận thức và độ trung thành của khách hàng về nhãn hiệu sẽ tác động mạnh đến doanh thu của doanh nghiệp, từ đó góp phần quyết định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

b Mức độ cạnh tranh

Những doanh nghiệp cùng ngành cung cấp cùng loại dịch vụ sẽ cạnh tranh để bán được nhiều dịch vụ hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn Chính sự khác biệt, tính độc đáo của dịch vụ và giá thành sản xuất sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ hình thành nên giá thành bình quân thấp và tiêu chuẩn dịch vụ chung ngày càng cao và đây là áp lực buộc các doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn

Những doanh nghiệp mới gia nhập ngành là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp Những doanh nghiệp này sẽ tận dụng được ưu thế của người đi sau như: chọn lựa công nghệ tiên tiến, tránh được những tồn tại của doanh nghiệp đi trước và linh hoạt hơn trong chiến lược kinh doanh (do đầu tư chưa nhiều, cơ cấu nhỏ gọn…)

c Rào cản gia nhập ngành:

Bao gồm các các điều kiện để một doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành như: yêu

cầu về vốn, kỹ thuật, hay các chính sách của Chính Phủ

d Nguy cơ thay thế:

Những sản phẩm, dịch vụ cùng đáp ứng một nhu cầu thị trường sẽ góp phần làm tăng khả năng chọn lựa cho khách hàng, nghĩa là tăng nguy cơ giảm doanh thu của doanh nghiệp Sản phẩm dịch vụ thay thế là kết quả của sự phát triển khoa học công

Trang 19

nghệ Để cạnh tranh được với sản phẩm thay thế doanh nghiệp cần cung cấp được sản phẩm, dịch vụ đúng nhu cầu và chất lượng ngày càng tốt hơn Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chọn lựa công nghệ mới và dễ tích hợp cũng như nâng cấp…

e Nhà cung cấp:

Các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào sẽ tác động đến hoạt động doanh nghiệp viễn thông thông qua những đặc quyền thương mại như: chất lượng yếu tố đầu vào, hỗ trợ giá, thời gian giao hàng và bảo hành…Các nhà cung cấp có thể sẽ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp viễn thông trong việc thu hút khách hàng và giảm thiểu chi phí chăm sóc khách hàng trước cũng như sau khi bán hàng

1.3.2.2 Môi trường vĩ mô:

a Các yếu tố chính trị - pháp luật:

Viễn thông là ngành cốt lõi đóng vai trò là cơ sở hạ tầng của quốc gia và là điều kiện cần thiết để xây dựng xã hội thông tin Do vậy hiệu quả hoạt động của ngành sẽ bị chi phối bởi quan điểm đường lối chính sách, các xu hướng chính trị ngoại giao của Chính Phủ, các quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, các đạo luật kinh tế như luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật giao dịch điện tử,

luật công nghệ thông tin và pháp lệnh bưu chính viễn thông…

b Các yếu tố kinh tế:

Các yếu tố kinh tế tác động đến ngành viễn thông di động bao gồm:

- Chính sách kinh tế quốc gia: như chính sách ưu đãi đầu tư, chiến lược phát triển hạ tầng…

- Chu kỳ của nền kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế sẽ tác động đến hiệu quả ngành viễn thông thông qua nhu cầu chi tiêu của mỗi cá nhân, doanh nghiệp - Thu nhập đầu người

- Cơ sở hạ tầng kinh tế: bao gồm hệ thống mạng công nghệ thông tin, viễn thông, mạng lưới giao thông, điện, nước…phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp phát triển

Trang 20

c Các yếu tố kỹ thuật

Đây là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp viễn thông Tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng nhanh đòi hỏi doanh nghiệp phải:

- Lựa chọn công nghệ đảm bảo tính hiệu quả sử dụng hệ thống

- Đầu tư liên tục để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt đối với ngành viễn thông là phải tạo ra nhu cầu mới trên thị trường

Tương hỗ lại, với hệ thống trang thiết bị hiện đại doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí hoạt động, phục vụ khách hàng tốt hơn thì sẽ chiếm được thị phần nhiều hơn và mức doanh thu cao hơn

d Các yếu tố văn hóa xã hội:

Môi trường văn hóa, lối sống, nhu cầu thể hiện bản thân, thói quen chi tiêu…sẽ tạo nên những cơ hội hoặc nguy cơ cho các doanh nghiệp viễn thông

1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ CÔNG TY VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TRÊN THẾ GIỚI

1.4.1.Chính sách cung cấp dịch vụ của công ty viễn thông di động Hàn Quốc (SK Telecom)

- Dịch vụ:Ngoài các dịch vụ cơ bản như: dịch vụ thoại, dịch vụ giá trị gia tăng

thông thường (truyền dữ liệu, các dịch vụ thông tin giải trí khác, trò chơi…) SK Telecom còn cung cấp các dịch vụ khác như: Dịch vụ tài chính, M- Sign (Thông qua IrDA dịch vụ giúp thuê bao ký những chữ ký điện tử Dịch vụ này được triển khai dựa trên (Public Wireless Certification Authorities) và được quy định trong Luật chữ ký điện tử ), Dịch vụ i- Kids …

- Quản lý thuê bao: Các thuê bao khi sử dụng dịch vụ phải có Visa, passport,

hoặc CMND ngoại giao và Passport hoặc giấy chứng nhận là công dân Hàn Quốc hoặc Visa đăng ký là công dân Khi muốn đổi điện thoại hay số điện thoại, thuê bao phải trực tiếp đến cửa hàng của SK đem theo CMND hoặc người đại diện cho thuê bao, người đại diện phải mang theo chứng minh nhân dân của mình và của thuê bao

Trang 21

- Phí dịch vụ hòa mạng : Phí kích hoạt: 50.000won (đã bao gồm thuế giá trị

gia tăng) và 10.000 won phí bảo hiểm

- Phí bảo hiểm dịch vụ: Nếu bị ngưng cung cấp dịch vụ do nợ cước sử dụng,

thuê bao vẫn phải trả đầy đủ các khoản nợ Nếu không, công ty bảo hiểm sẽ chi trả thay và sẽ báo đến ngân hàng của các thuê bao, xem thuê bao này như là người phá sản (vỡ nợ, không trả đuợc nợ) theo quy định của Công ty bảo hiểm Seoul Và ngân hàng sẽ ngăn chặn mọi giao dịch của thuê bao

- Phí dịch vụ: SK thiết kế phí dịch vụ cơ bản theo phí thuê bao và giá cuộc

gọi Chương trình giảm giá chủ yếu khuyến khích nhóm khách hàng, thời hạn hợp đồng và giá trị hợp đồng Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ điện thoại trả trước bằng card được cung cấp bởi bên thứ 3 (nhà phân phối được SK chọn ) Hóa đơn điện thoại sẽ được gửi đến khách hàng 5 ngày trước khi hết hạn đóng tiền Khi Khách hàng đã nhận hóa đơn điện thoại mà không thanh toán đúng hạn, SK sẽ cộng phần tiền nợ tháng trước vào hóa đơn tháng tiếp theo Nếu hóa đơn không được thanh toán đúng thời hạn chỉ định, SK sẽ tính phí trả chậm là 2% khoản tiền đã tính bill (Tham khảo Phụ lục 2)

- Cam kết chất lượng dịch vụ: Khi khách hàng báo bị rớt mạng hoặc dịch vụ

bị trục trặc và khách hàng không sử dụng được dịch vụ quá 3 giờ liên tục mà không phải do lỗi của khách hàng và (nếu công ty phát hiện ra dịch vụ bị trục trặc trước khi được khách hàng thông báo, thì bắt đầu từ thời gian dịch vụ bị trục trặc) hoặc dịch vụ bị trục trặc quá 24 giờ một tháng, công ty sẽ trả tiền phí dịch vụ (trừ số ngày dịch vụ bị trục trặc vào trong hóa đơn tính tiền hàng tháng) Khi công ty tính nhầm số tiền trong hóa đơn (nhiều hơn thực tế), công ty hoàn trả khoản đã tính nhầm ngay lập tức Nếu khoản tính nhầm thuộc dịch vụ do chính công ty cung cấp thì SK phải trả lại số tiền tính nhầm cộng thêm lãi suất Tuy nhiên nếu khách hàng đồng ý hoặc tự ý không buộc trách nhiệm của công ty thì khoản tính nhầm sẽ được trừ vào hóa đơn tính tiền mới và vẫn được tính lãi suất cho khoản tiền này

Trang 22

1.4.2 Chiến lược kinh doanh của Công ty viễn thông Singapore Telecommunications (SingTel)

Tính đến tháng 06 /2007, Công ty Singapore Telecommunications là công ty viễn thông lớn nhất Châu Á với 70,12 triệu thuê bao, tốc độ tăng thuê bao khoảng từ 10% đến 74% chủ yếu nhờ chiến lược mở rộng thị trường Chiến lược của Singtel là tập trung phát triển kinh doanh và củng cố vị trí nhà cung cấp dịch vụ truyền thông tích hợp ở Châu Á Thái Bình Dương Để thực hiện chiến lược này Singtel triển khai 5 chiến lược yếu tố sau:

- Củng cố vị trí dẫn đầu tại Singapore: Singtel theo đuổi chiến luợc phát

triển ổn định, duy trì mục tiêu: bảo toàn và mở rộng thị phần; củng cố hệ thống nhận diện thương hiệu, bằng cách đưa ra các dịch vụ trọn gói, giải pháp tích hợp viễn thông với IT

- Phát triển ở Úc: Sở hữu toàn bộ hãng viễn thông CW Optus – nhà cung cấp

viễn thông lớn thứ 2 ở Úc Optus hướng đến việc duy trì những thành tựu đã đạt được, mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận và dòng tiền trong kinh doanh Để đạt được mục tiêu này Optus thực hiện các hình thức như đơn giản hóa việc phân phối, củng cố và nâng cao niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng dịch vụ xứng với vị trí là doanh nghiệp dẫn đầu của thị trường, tạo lập vị trí dẫn đầu trong các thị trường hấp dẫn mới, xây dựng văn hóa công ty là “đương đầu với thách thức” và tận dụng quy mô của tập đoàn Singtel như một đòn bẩy phát triển một thể thống nhất

- Hợp tác khắp châu Á Thái Bình Dương: Chiến lược đầu tư của Singtel là

liên kết với các công ty ở khắp các quốc gia thuộc vùng Châu Á Thái Bình Dương như: AIS (Thái Lan), Bharti (Ấn độ), Globe (Philippines), PBTL (Bangladesh), Telkomsel (Indonesia) đều là những công ty hàng đầu trong thị trường di động Singtel tập trung vào việc triển khai và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp và tăng cường mối hợp tác trong khu vực Để thực hiện chiến lược này Singtel liên tục xem xét các cơ hội gia tăng cổ phần trong các liên doanh hiện hữu và luôn tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới Tập

Trang 23

trung đầu tư theo vùng địa lý với chiến lược đầu tư trên, Singtel dễ dàng làm tăng giá trị thông qua vai trò quản lý Và nhìn chung Sing tel có thể tạo quỹ đầu tư bằng dòng vốn lưu chuyển nội bộ

- Kết nối Châu Á: Để phục vụ nhu cầu hợp tác đa phương diện, Singtel đã có

hệ thống 38 văn phòng trên 19 quốc gia và lãnh thổ thuộc phạm vi Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu và Mỹ, đảm bảo cung cấp cho khách hàng các giải pháp đáng tin cậy và có chất lượng Singtel đã mở rộng cơ sở hạ tầng mạng vệ tinh và cáp quang biển kết nối toàn bộ nội vùng Châu Á Thái Bình Dương với phần còn lại của thế giới

- Lập kế hoạch cải tiến trong tương lai: cung cấp các giải pháp cải tiến

công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời thực hiện các mục tiêu cốt lõi trong kinh doanh Củng cố vị trí dẫn đầu như một nhà cung cấp tích hợp các dịch vụ viễn thông cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Để đạt được điều này Singtel có chính sách chiêu đãi nhân tài và gìn giữ nguồn vốn chất xám của công ty, và hướng đến cơ cấu tổ chức hiệu quả

Chiến lược cạnh tranh Singtel áp dụng ở thị trường Úc (Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động OPTUS):

- Phân chia khách hàng để phục vụ Thiết kế các gói dịch vụ đa dạng tạo cho

khách hàng có nhiều lựa chọn:

• Dịch vụ gọi điện thoại giá rẻ như: gọi đến di động với giá 11cent/ 30 giây (tương đương 1200đ/ 30 giây) + chi phí kết nối một lần 20cent (tương đương 2300đ/ lần) Cách thiết kế giá này có nhiều ưu điểm: tận dụng lợi thế của việc tính block nhiều giây, tạo cảm giác giá cước rẻ trong khi thực chất khách hàng còn phải chịu thêm chi phí kết nối mỗi khi thực

hiện cuộc gọi, đồng thời tránh được vấn đề nhá máy để quấy rối

• Cung cấp các gói dịch vụ như xem video, xem và nghe nhạc với các video clips mới nhất, tích hợp truyền thông, giải trí và liên lạc trong cùng

gói cước (gói Optus zoo)

- Thực hiện các chương trình khuyến mãi: Tặng thời gian, tặng tiền vào tài khoản

Trang 24

Ví dụ: Khách hàng sẽ được tặng 300 phút gọi trong nội mạng vào tài khoản khi nạp thẻ Tặng phút gọi nội mạng tránh được cho doanh nghiệp chi phí kết nối phải trả cho doanh nghiệp khác Tặng thời gian chờ sẽ tạo được doanh thu cho doanh nghiệp nhờ vào chi phí kết nối doanh nghiệp khác phải trả

- Tăng cường hệ thống đại lý và công tác Marketing

Ngoài ra, Singtel được ngày càng phát triển ở thị trường Châu Á với chiến lược tận dụng cơ hội đầu tư và tạo lập nhu cầu cho thị trường Trong khoảng đầu tháng 05/2007, Singtel đã tạo được dấu ấn thông qua là việc cung cấp dịch vụ gửi và nhận thư điện tử miễn phí trên nền điện thoại di động Singtel đưa ra sự lựa chọn cho thuê bao: sử dụng dịch vụ miễn phí nếu đồng ý để Singtel đính kèm vào thư các đoạn quảng cáo hoặc sử dụng dịch vụ và trả tiền Thị trường quảng cáo thông qua điện thoại di động được đánh giá là đang tăng trưởng mạnh, Singtel nhận diện ra cơ hội này và trở thành nhà cung cấp đầu tiên cho phép thuê bao nhận và gửi thư điện tử miễn phí ở Châu Á

1.4.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp viễn thông ở các nước

Dựa trên tổng quan các bước chiến lược chuyển đổi mô hình ngành viễn thông toàn cầu, nhiều chuyên gia trong ngành đã đưa ra một nhận thức chung là: Trong quá trình thực hành chiến lược chuyển đổi mô hình nhà khai thác viễn thông, thì chuyển đổi mô hình dịch vụ phải đi trước, lấy chuyển đổi mô hình mạng lưới làm cơ sở, chuyển đổi cơ chế làm chỗ dựa và việc chuyển đổi mô hình quản lý phải phối hợp đồng bộ

- Chuyển đổi mô hình dịch vụ phải đi trước: mục tiêu của chuyển đổi mô

hình là tìm kiếm sự tăng trưởng, tái tạo sức cạnh tranh thị trường Phương hướng phát triển của các nhà khai thác viễn thông là lấy thoả mãn nhu cầu đa dạng hóa, cá tính hóa cho khách dùng làm mục tiêu nghĩa là chuyển từ cung cấp dịch vụ âm thoại đơn độc trước kia sang cung cấp dịch vụ tin tức

có tính tổng hợp

- Chuyển đổi mô hình mạng lưới là cơ sở: Mạng lưới là tài sản có tính cơ

bản của các nhà khai thác viễn thông và giữ vai trò “nền móng” trong dây

Trang 25

chuyền sản xuất kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ tin tức tổng hợp hiện đại Các mạng lưới phải dung hợp và thâm nhập vào nhau, tăng cường xây dựng hệ thống IT, tạo ra một mạng lưới viễn thông thế hệ mới, có năng lực bảo đảm tổng hợp làm cơ sở cho chuyển đổi mô hình Do vậy, mạng lưới của các nhà khai thác viễn thông sẽ chuyển biến từ mạng phức tạp quá nhiều tầng cấp, chia tách độc lập, sang mạng lưới giản đơn, dung hợp các công năng, hộ dùng và dịch vụ có thể khống chế

- Chuyển đổi cơ chế: phải hoàn thiện nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp,

chuyển đổi cơ chế vận hành kinh doanh chủ yếu là tổ chức cơ cấu, qui trình nghiệp vụ, cơ chế dùng người và xem xét thành tích… Hình thành cơ chế vận hành doanh nghiệp với qui trình thông suốt, đáp ứng yêu cầu tốc độ cao; qui trình phục vụ tin tức tổng hợp, hoàn thiện kết cấu quản trị pháp nhân, bảo hộ quyền lợi của người đầu tư, thực hiện phát triển doanh nghiệp có giá thành hạ, hiệu suất cao Về cơ chế vận hành kinh doanh bên ngoài: Nhà khai thác cần áp dụng mô hình hợp tác với các đối tác, cung cấp dịch vụ cần thiết nhất cho khách hàng, thực hiện mục tiêu cùng có lợi

- Chuyển đổi mô hình quản lý phải đồng bộ: Để chuyển đổi mô hình, doanh

nghiệp viễn thông phải tạo nên cấu trúc nội bộ ưu việt, và nếu thiếu sự cải thiện môi trường bên ngoài, thì sự chuyển đổi mô hình doanh nghiệp sẽ không đạt được hiệu quả tối ưu Môi trường quản lý tốt xấu có liên quan mật thiết với sự phát triển của toàn ngành cũng như doanh nghiệp; nhất là đối với ngành viễn thông đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình, mỗi một chính sách đều sẽ tác động đến sự phát triển ngành nghề trong tương lai

Tóm lại: Dịch vụ dung hợp, thị trường dung hợp đòi hỏi sự quản lý cũng phải dung

hợp Trong tình hình đó, ngành viễn thông sẽ phải có mối quan hệ ngày càng đa dạng với các ngành nghề khác, nên quản lý viễn thông chuyển từ độc quyền sang quản chế có tính cạnh tranh là điều tất yếu Điều này đòi hỏi, sự hợp tác giữa Bộ Văn Hoá Thông tin với các cơ quan pháp luật cấp cao ban hành các chính sách kết nối thông mạng, hợp tác cung cấp dịch vụ tổng hợp…

Trang 26

Tóm tắt chương 1:

Khi xem xét vấn đề hiệu quả, cần xét đến các phương diện: mục tiêu đặt ra, chi phí bỏ ra và kết quả đạt được Đối với ngành viễn thông di động, hiệu quả ngành cần xét thêm các khía cạnh thị phần của doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ, giá cả dịch vụ và công nghệ ứng dụng Mô hình 5P của Micheal Porter và các kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước sẽ được dùng làm nền tảng phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp S - Telecome cũng như đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp viễn thông

Trang 27

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA S–TELECOM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM

Thị trường viễn thông di động Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là một thị truờng tiềm năng lớn Với hơn 80 triệu dân và hiện có hơn 14% số

dân đang sử dụng các dịch vụ di động, Việt Nam hứa hẹn là một thị trường tiềm năng về thông tin di động Thực tế Thị trường viễn thông di động chiếm đến 70% - 75% thị trường viễn thông Việt Nam Tính đến cuối tháng 4/2007, tổng số thuê bao điện thoại trên toàn quốc đã lên tới xấp xỉ 33,5 triệu, trong đó số thuê bao điện thoại di động đạt xấp xỉ 24 triệu, tức là cứ 100 người dân, thì đã có trên 28 người sử dụng điện thoại di động

Dự kiến số thuê bao mới sẽ phát triển trong năm 2007 là 13 triệu thuê bao, tương đương khỏang 62% so với năm 2006

Bảng 2.1 – Thị trường viễn thông di động qua các năm

Về tăng trưởng doanh thu: thị trường Viễn Thông Việt Nam nói chung trong

đó viễn thông di động nói riêng là thị trường tăng trưởng nhanh thứ 3 Châu Á 1,88 tỉ USD năm 2005 (sau Ấn độ và Indonesia) và dự đoán năm 2010 là 5 tỉ USD, tăng 2,7 lần

Quan sát từ năm 2003 đến năm 2006, cho thấy :

- Tốc độ phát triển dung lượng thị trường Việt Nam rất cao từ (69% đến 220%) - Mật độ thuê bao di động trên 100 dân tăng trưởng cao và liên tục

Trang 28

- Thị trường viễn thông Việt Nam đang phát triển ở giai đoạn đỉnh cao và được dự đoán sẽ giữ mức tăng từ 60%-70% từ nay cho đến năm 2010

2.2 TỔNG QUAN VỀ S-TELECOM

2.2.1 Cơ cấu tổ chức và vận hành của S - Telecom:

S - Telecom hoạt động theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC – Business Cooperation Contract) giữa bên Việt Nam là công ty SPT và bên Hàn Quốc là công ty SLD để cung cấp dịch vụ điện thoại di động tế bào, vô tuyến cố định và các dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng công nghệ CDMA 2000 – 1x trên phạm vi toàn quốc

Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SAIGON POSTEL CORP - tên viết tắt SPT) được thành lập bởi nhiều doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp này hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau SPT là Công ty cổ phần đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông Công ty SLD (được thành lập tại Singapore gồm các thành viên SK Telecom, LG Electronics, và Dong Ah Elecomm)

S- Telecom được thành lập theo giấy phép đầu tư số 2223/GP ngày 12/9/2001 do Bộ Kế hoạch đầu tư cấp và chính thức cung cấp dịch vụ vào 01/07/2003

Tổ chức hành chính: Ban Điều hành gồm có: 01 Giám đốc Điều hành, 01 Phó

Giám đốc điều hành, 04 Giám đốc khối và các giám đốc khu vực; Các khối gồm: Khối Marketing, Khối Tài chính - Kế toán, khối Chiến lược – Hỗ trợ , Khối Kỹ thuật và các khu vực có chi nhánh gồm: khu vực 1 (các tỉnh miền Bắc), khu vực 2 (các tỉnh miền Nam), khu vực 3 (các tỉnh miền Trung), khu vực 4 (các tỉnh Đông Nam Bộ) Các chi nhánh được đặt ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, dự kiến trong năm nay sẽ triển khai thêm ở các thành phố khác như Vinh, Nha Trang… Dưới khối là các phòng, bên trong

các phòng chia ra các bộ phận

Trang 29

Sơ đồ bộ máy tổ chức của S-Telecom

Trang 30

Công tác điều hành: Mọi vấn đề của doanh nghiệp đều được giải quyết theo

nguyên tắc đồng thuận giữa hai bên thông qua cuộc họp và được ghi nhận là nghị quyết chung (JRM) Nghị quyết chung được giám đốc các khối triển khai thực hiện với sự phân công, chỉ đạo, cố vấn, giám sát của Ủy Ban hợp tác (JCC) Bộ phận kiểm soát nội bộ sẽ theo dõi và báo cáo việc thực hiện nghị quyết của các khối ở các cuộc họp tổng kết nghị quyết chung Vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ đối với các khối tương tự vai trò của Ủy Ban hợp tác đối với giám đốc các khối Cơ cấu tổ chức ở các cấp luôn bao gồm thành viên của hai bên: phía Việt Nam là đại chính chính thức trực tiếp điều hành doanh nghiệp, phía nước ngoài có vai trò hỗ trợ Mọi vấn đề đều phải được sự đồng thuận của hai bên từ cấp phòng trở lên

2.2.2 Một số đặc điểm kinh doanh của S - Telecom :

Trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh và giấy phép đầu tư được cấp theo quy định của Luật Ðầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mục tiêu, phạm vi và thời hạn hoạt động S - Telecom như sau:

2.2.2.1 Mục tiêu, phạm vi kinh doanh :

- Xây dựng, khai thác và phát triển mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động tế bào vô tuyến cố định (WLL) và các dịch vụ viễn thông khác bằng công nghệ CDMA trên băng tần 800 MHz, trên toàn lãnh thổ Việt Nam - Mạng sẽ được nâng cấp lên mạng thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G) và hệ

thống IS-2000 (IX)

- Cung cấp dịch vụ thoại và các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên mạng điện thoại di động tế bào, như :fax, truyền số liệu, các cuộc gọi đường dài quốc tế, truy cập Internet trên toàn lãnh thổ Việt Nam

2.2.2.2 Thời hạn hoạt động

Thời hạn hoạt động theo giấy phép đầu tư là 15 năm kể từ ngày được cấp phép đầu tư (đến 2015) Tuy nhiên, tùy thuộc trường hợp (gia tăng đầu tư, mở rộng thị trường…) dự án sẽ được gia hạn bằng cách tái ký hợp đồng hợp tác kinh doanh

2.2.2.3 Các chỉ tiêu dự kiến ban đầu:

Trang 31

- Cung cấp dịch vụ cho 700.000 đến 1.000.000 thuê bao di động CDMA, trong đó có 100.000 thuê bao vô tuyến cố định

- Tổng mức vốn đầu tư cho dự án: 230 triệu USD Phía Việt Nam đóng góp quyền truy nhập mạng, thương hiệu và một phần vốn lưu động Phía nước ngoài đóng góp tiền cho nguồn vốn cố định mới và một phần vốn lưu động - Khi hết thời gian hoạt động (BCC hết hạn) bên Nước Ngoài sẽ chuyển

giao toàn bộ trang thiết bị và cơ cở hạ tầng mạng của dự án, phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng các thuê bao hiện có của dự án cho bên Việt Nam với giá trị danh nghĩa 1USD

2.2.2.4 Công nghệ sử dụng:

Hiện tại trên thị trường Viễn Thông di động Việt Nam có hai hệ thống công nghệ được ứng dụng phổ biến: Công nghệ CDMA và công nghệ GSM S-Telecom sử dụng công nghệ CDMA

GSM phân phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia xẻ thời gian các kênh ấy cho người sử dụng Trong khi đó thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung Mọi khách hàng có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên cùng một băng tần Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên Các tín hiệu của nhiều thuê bao khác nhau sẽ được mã hoá bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết bị thuê bao (máy điện thoại di động) với mã ngẫu nhiên tương ứng Áp dụng lý thuyết truyền thông trải phổ, CDMA đưa ra hàng loạt các ưu điểm mà nhiều công nghệ khác chưa thể đạt được:

- Các hệ thống này có thể triển khai và mở rộng nhanh và chi phí thấp hơn hầu hết các mạng hữu tuyến khác, vì đòi hỏi ít trạm thu phát

- Với tốc độ truyền nhanh hơn các công nghệ hiện có, nhà cung cấp dịch vụ có thể triển khai nhiều tùy chọn dịch vụ như thoại, dữ liệu, fax, Internet

Trang 32

- CDMA sẽ làm tăng dung lượng của mạng một cách đáng kể, do đó các nhà khai thác sẽ có khả năng hỗ trợ nhiều người sử dụng hơn đồng thời cung cấp nhiều dịch vụ tinh vi hơn

- Xét ở góc độ bảo mật thông tin, CDMA có tính năng ưu việt hơn

- Cho phép quản lý số lượng thuê bao cao gấp 5 - 20 lần so với công nghệ GSM - Áp dụng kỹ thuật mã hóa thoại mới, CDMA nâng chất lượng thoại lên ngang

bằng với hệ thống điện thoại hữu tuyến

- Thuê bao chỉ phát ở mức công suất vừa đủ để đảm bảo chất lượng tín hiệu, giúp tăng tuổi thọ của pin, thời gian chờ và đàm thoại Máy điện thoại di động CDMA cũng có thể sử dụng pin nhỏ hơn, nên trọng lượng máy nhẹ, kích thước gọn và dễ sử dụng

- Cho phép nhiều tần số được sử dụng đồng thời;

- Thuê bao có thể liên lạc với 2 hoặc 3 trạm thu phát cùng một lúc, do đó cuộc gọi không bị ngắt quãng, làm giảm đáng kể xác suất rớt cuộc gọi

Công nghệ CDMA cho phép nhà đầu tư nâng cấp hệ thống đơn giản và ít tốn chi phí Trong khi công nghệ GSM muốn nâng cấp hệ thống phải triển khai từ GSM (2G) sau đó ứng dụng GPRS (2,5 G) rồi tiến lên EDGE (đây là một bước chuyển tiếp, cũng có thể coi là một phiên bản của 3G) và sau đó mới là 3G với chuẩn W-CDMA Bước cuối cùng này đòi hỏi nhà cung cấp phải có giải tần mới và thay đổi một số thiết bị quan trọng Còn nếu đi từ nền tảng CDMA, quá trình này sẽ diễn ra đơn giản hơn và giảm thiểu được nhiều vấn đề phức tạp trong nâng cấp hệ thống: Từ CDMA IS 95 , lên CDMA 2000 1X, rồi lên thẳng CDMA EV-DO (một chuẩn 3G hiện đại đang được nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Mỹ , Nhật, Braxin… áp dụng) [1]

Bên cạnh các ưu điểm trên, công nghệ CDMA có một số hạn chế như:

- Các thiết bị đầu cuối dùng cho công nghệ CDMA hoàn toàn khác với thiết bị dùng cho công nghệ GSM Thậm chí trong cùng công nghệ CDMA, các thiết bị CDMA dùng cho các thế hệ công nghệ khác nhau phải sử các loại chip khác nhau Điều này khiến cho các thiết bị đầu cuối không thể tự do chuyển đổi sử dụng giữa các nhà cung cấp dịch vụ Cũng như các nhà

Trang 33

nhập khẩu thiết bị đầu cuối phải tiến hành hợp chuẩn thiết bị với nhà cung cấp dịch vụ cụ thể trước khi nhập

- Giá thiết bị đầu cuối sử dụng cho công nghệ CDMA cao hơn loại cùng mẫu mã nếu sử dụng công nghệ GSM do các công ty sản xuất điện thoại phải trả phí bản quyền cho Qualcom (Các thiết bị CDMA phổ biến phải sử dụng chip dải gốc - đã được cấp bằng sáng chế cho Qualcomm của Mỹ ) Đồng thời điều này cũng làm hạn chế kiểu mẫu của các thiết bị đầu cuối - Thiếu phổ tần, thiếu các ứng dụng và thiết bị 3G làm cản trở sự phát triển

các ưu điểm trong việc truyền dữ liệu, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng riêng có của công nghệ CDMA nói riêng và S-Telecom nói chung

- Công nghệ CDMA mà S-Telecom sử dụng là công nghệ CDMA 2000 1X được nâng cấp từ công nghệ CDMA IS-95 (ứng dụng từ năm 1995) Do vậy xét về mặt kỹ thuật công nghệ CDMA mà S-Telecom sử dụng sẽ không hoàn hảo như hệ thống công nghệ CDMA 2000 1X đồng bộ

- Thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường thế giới nói chung, thuê bao của hệ thống CDMA ít hơn thuê bao của hệ thống GSM Nên tất cả các ứng dụng sử dụng trên nền công nghệ điện thoại di động nói chung đều được tập trung đầu tư cho ứng dụng trên hệ thống GSM Do vậy nguồn cung cấp dịch vụ nội dung cho S-Telecom ít, dẫn đến các dịch vụ như trò chơi điện tử trực tuyến, karaoke, hình ảnh động vv vv S-Telecom cung cấp rất hạn chế, chi phí mua các nội dung số cao Các dịch vụ nổi trội của hệ thống CDMA như xem truyền hình trực tiếp, xem phim trực tuyến, nghe đài …Tuy nhiên giá thành cao so với chi tiêu trung bình của một thuê bao

Ví dụ: Xem phim trên điện thoại, cước truyền dữ liệu là 3VNĐ/ KB Dung lượng trung bình của một phim ngắn là 100Megabyte Vậy để xem 1 phim như vậy khách hàng tốn khoản 300.000 VNĐ

2.2.2.5 Phạm vi và khả năng phủ sóng:

S – Telecom đã phủ sóng toàn quốc, có trạm phát sóng trên 64 tỉnh thành tuy

nhiên mật độ phủ sóng còn thấp Ở các tỉnh vùng sâu vùng xa chỉ đạt ở mức

Trang 34

phủ sóng ở vùng trung tâm Chính điều này làm cho chất lượng truyền sóng không ổn định

Về khả năng phủ sóng dầy: ngoài các yếu tố như vốn đầu tư, tiến độ triển khai, S-Telecom không có lợi thế về việc sử dụng sóng với các nhà cung cấp dịch vụ di động sử dụng cùng công nghệ CDMA khác do thị trường tồn tại nhiều thế hệ công nghệ: S-Telecom hiện đang sử dụng công nghệ nâng cấp từ CDMA IS-95 lên 3G CDMA 1X EV-DO; HT Mobile và EVN sử dụng công nghệ CDMA 2000 1X

2.2.2.6 Đặc điểm vận hành:

S - Telecom vận hành theo hình thức BCC Trong đó phía Việt Nam đóng góp quyền truy nhập mạng và một phần vốn lưu động, còn nước ngoài đóng góp tiền cho nguồn vốn cố định và số tiền này đến cuối dự án sẽ là tài sản của phía Việt Nam Lợi nhuận chia theo sự thỏa thuận trong hợp đồng chứ không phải theo vốn

góp Do vậy vận hành theo hình thức này phát sinh nhiều hạn chế như:

- Tư cách pháp lý không rõ ràng, làm hạn chế khả năng thế chấp tài sản hay tham gia thị trường vốn

- Hạn chế quyền quản lý và trách nhiệm trong khai thác và cung cấp dịch vụ, dẫn đến chuyển giao kỹ năng ít, giải quyết vấn đề chậm

- Chi phí giao dịch cao do quá trình quản lý tách biệt của các bên

- Thời gian đầu tư ngắn có thể làm hạn chế thời gian thu hồi vốn đầu tư Hay nói cách khác là phải thực hiện khấu hao nhanh Mức khấu hao cao sẽ làm cho chi phí dịch vụ cao hơn

- Phía nước ngoài sẽ không được nhận giá trị thanh lý tương ứng của các tài sản đầu tư dài hạn Do vậy họ sẽ tập trung đầu tư ngắn hạn để thu hồi vốn nhanh, không khuyến khích nhà đầu tư đầu tư dài hạn vào công nghệ hiện đại Đó là nguyên nhân S-Telecom sử dụng công nghệ CDMA 1X nâng cấp từ thế hệ công nghệ CDMA IS-95

Đóng góp của các bên (Tham khảo phụ lục số 1)

Cách thức phân chia lợi nhuận: lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp là căn cứ

để phân chia cho hai phía Việt Nam và Hàn Quốc Sau khi tính toán Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp để phân chia, chi phí khấu hao thiết bị mạng và tất cả

Trang 35

những tài sản hữu hình và vô hình khác của bên nước ngoài có liên quan tới và hoặc phục vụ cho Hoạt động kinh doanh sẽ được hoàn trả cho bên nước ngoài, chi phí khấu hao tất cả tài sản hữu hình và vô hình của Bên Việt Nam có liên quan đến hoặc phục vụ cho hoạt động kinh doanh sẽ được hoàn trả cho bên Việt Nam

Tỷ lệ phân chia lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp: là 50% cho phía

Việt Nam và 50% cho phía nước ngoài

Cách thức tính lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp: Lợi nhuận trước thuế thu

nhập doanh nghiệp để chia = Tổng doanh thu - Tổng chi phí hoạt động

Tổng chi phí hoạt động gồm tất cả những chi phí hợp pháp và chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động kinh doanh, do hai Bên hoặc một bên gánh chịu phù hợp với luật pháp Việt Nam và hệ thống kế toán được chấp nhận cụ thể gồm chi phí

chung, chi phí riêng của Bên Nước ngoài, chi phí riêng của bên Việt Nam (Tham khảo phụ lục số 1 )

Tổng chi phí không bao gồm những chi phí riêng sau:các khoản thuế phải trả của bất kỳ bên nào, trả lãi các khoản nợ vay của bất kỳ bên nào cho hoạt động kinh doanh

2.3 THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG CỦA S-Telecom

2.3.1 Vốn đầu tư

Tỷ trọng vốn đầu tư cho tài sản cố định (Capex) chiếm 84%, đây là đặc điểm chung của các doanh nghiệp viễn thông: vốn đầu tư cho tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đầu tư Theo BCC vốn đăng ký đầu tư là 230triệu USD trong đó đầu tư cho tài sản cố định 193 triệu USD Tài sản cố định chủ yếu là hệ thống mạng

So với các nhà cung cấp khác, vốn đầu tư đăng ký của S-Telecom là khá thấp Nhưng xét thời điểm 2003 và công nghệ CDMA đòi hỏi mức đầu tư thấp hơn với GSM thì mức vốn đầu tư đăng ký như trên là hợp lý

Thực tế, từ cuối năm 2004, S-Telecom đã đầu tư khoảng 75 triệu USD để mở rộng các vùng phủ sóng Trong năm 2005 và 2006, số vốn đầu tư vào dự án này đã lên đến khoảng 150 triệu USD Tính đến năm 2006 S-Telecom chỉ mới đầu

Trang 36

tư khoảng 78 % vốn ký kết Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư như vậy là cao hơn so với kế hoạch thực hiện dự án (theo kế hoạch đến năm 2007, dự án sẽ chỉ thực hiện được 66% tổng vốn ký kết)

Bảng 2.2 – Vốn đầu tư của các doanh nghiệp cùng ngành:

(triệu USD)

Hình thức đầu tư

Comvick (Thụy Điển)

Nguồn: Báo cáo “Nghiên cứu về cạnh tranh ngành Viễn Thông Việt Nam” – Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam, năm 2006

Kết quả trên cho thấy S-Telecom đã linh hoạt đầu tư dự án theo đòi hỏi thực tế của thị trường Khi thị trường cạnh tranh gay gắt dự án đã nhanh chóng đẩy mạnh tốc độ đầu tư Và S-Telecom đang có kế hoạch ký lại BCC với tổng vốn đầu tư lên đến 543 triệu USD

2.3.2 Thị phần

S-Telecom bắt đầu cung cấp dịch vụ di động vào tháng 7 năm 2003, là nhà cung cấp dịch vụ thứ 3 sau Mobifone (VMS) và Vinaphone (GPC) Tuy nhiên S-Telecom là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên dựa trên nền công nghệ CDMA Số lượng thuê bao của S-Telecom trong khoảng thời gian 2003 – 2005 rất ít chỉ chiếm dưới 4% thị phần

Trang 37

Bảng 2.3 – Thị phần của S-Telecom

Đơn vị tính: thuê bao

2003 2004 2005 2006 Cuối qúy 1/ 2007 1 Thị trường Việt Nam 2,610,000 4,650,000 9,400,000 20,689,000 24,958,710

2 Số thuê bao S-Telecom 24,735 165,781 374,395 1,506,868 2,035,720

Đa phần thuê bao di động của thị truờng Viễn Thông Việt Nam là thuê bao trả trước Trong 20 triệu thuê bao năm 2006 chỉ có khoảng 3,5 triệu là thuê bao trả sau, chiếm khoảng 17% thuê bao thị trường Trong khi công nghệ CDMA cung cấp dịch vụ kèm theo máy, nghĩa là mỗi máy có một số thuê bao (không dùng Sim) Đặc điểm trên là nguyên nhân làm thị phần của S-Telecom trong giai đoạn 2003 -2005 rất thấp Nhận ra đặc điểm của thị trường Việt Nam - ưa chuộng hình thức Sim, S-Telecom đã cải tiến công nghệ tiến hành cung cấp dịch vụ theo Sim Kết quả năm 2006, số thuê bao S-Telecom đã tăng lên gấp 2,67 lần thuê bao trong giai đoạn 2003 – 2005, thị phần tăng lên trên 7,3%

2.3.3 Doanh thu

Với vai trò là người tiên phong sử dụng và phổ biến công nghệ CDMA, S-Telecom phải kiêm nhiệm vai trò kinh doanh thiết bị đầu cuối (trong khi đối với công nghệ GSM thì các nhà sản xuất thiết bị tự phân phối thông qua các nhà phân phối, đại lý) Do vậy, doanh thu của S-Telecom gồm: doanh thu bán thiết bị đầu cuối và doanh thu cung cấp dịch vụ (gồm doanh thu dịch vụ, doanh thu kết nối và doanh thu chuyển vùng quốc tế)

Bảng 2.4 – Doanh thu của S-Telecom

Đơn vị tính (triệu VNĐ)

1 Doanh thu cung cấp dịch vụ 30,880 262,720 427,680 489,920 460,128 2 Doanh thu bán thiết bị đầu cuối 52,320 54,080 48,960 452,480 379,904

Tổng doanh thu của S-Telecom 83,200 316,800 476,800 942,400 840,000

Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) 44,960 8,160 15,680

Trang 38

Tốc độ tăng trưởng doanh thu có xu hướng gia tăng (không tính tốc độ tăng trưởng năm 2004 vì S-Telecom chỉ chính thức cung cấp dịch vụ vào tháng 7/ 2003)

Tỷ trọng Doanh thu bán thiết bị đầu cuối trong tổng doanh thuTỷ trọng Doanh cung cấp dịch vụ trong tổng doanh thu

Tỷ trọng doanh thu bán thiết bị đầu cuối có biến động giảm và tỷ trọng doanh thu cung cấp dịch vụ có biến động tăng do:

- Giai đoạn 2003 – đầu năm 2005 các thiết bị đầu cuối chủ yếu là loại máy không dùng SIM (Máy gắn liền với số thuê bao) nên việc bán tiêu thụ máy là khá chậm

- Riêng năm 2003 là năm khởi đầu kinh doanh của S-Telecom, doanh thu dịch vụ ít và giá trị máy bán cao dẫn đến tỉ trọng doanh thu bán thiết bị đầu cuối trong tổng doanh thu là khá cao

- Năm 2006 – Quí 1/2007, tỷ trọng hai lĩnh vực có sự cân bằng do dịch vụ cung cấp và thiết bị đầu cuối dùng cho công nghệ CDMA đã phong phú

2.3.3.1 Doanh thu bán thiết bị đầu cuối

Như biểu đồ trên cho thấy doanh thu thiết bị đầu cuối chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu của S-Telecom Và doanh thu thiết bị đầu cuối cũng tăng mạnh đặc biệt là vào năm 2006 Nhưng đồng thời giá vốn thiết bị cũng tương đương hoặc cao hơn doanh thu S-Telecom thực thu – gây ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận kinh doanh chung của S-Telecom Ngoài ra, sự xuất hiện của nhiều kiểu

Trang 39

mẫu máy làm giá máy kiểu mẫu cũ nhanh chóng sụt giảm trên thị trường Điều này làm giảm lợi nhuận bán thiết bị đầu cuối của S - Telecom do phải gánh chịu chi phí tồn kho

Bảng 2.5 – Doanh thu bán thiết bị đầu cuối

2.3.3.2 Doanh thu cung cấp dịch vụ

Doanh thu trung bình trên một thuê bao (ARPU) của S-Telecom giảm mạnh

trong năm 2006 chỉ còn khoảng 63.000VND/ tháng, giảm so với giai đoạn trước khoảng 55% Nguyên nhân ARPU giảm là do:

- Số lượng thuê bao phát triển nhanh bao gồm những thuê bao chỉ để nghe và có ít nhu cầu gọi làm cho ARPU giảm Đặc biệt đối với S-Telecom, gói cước Forever thu hút được rất nhiều thuê bao (Forever là gói cước không giới hạn thời hạn gọi và thời hạn nghe Chỉ cần trong 1 năm thuê bao có ít nhất 1 cuộc gọi hoặc nghe) (Ảnh hưởng này cũng đúng với Viettel vì Viettel cũng có gói cước Tomato tương tự gói cước Forever của S-Telecom ARPU của Viettel cũng giảm khoảng 51%)

- Khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ đưa ra thị trường những dịch vụ liên lạc thông thoại phong phú thay thế dịch vụ điện thoại di động như dịch vụ di động nội vùng, sóng wireless phát triển rộng hỗ trợ liên lạc thoại thông qua PC…đã tạo nên xu hướng chung của thị trường ARPU giảm

Trang 40

- Một số dịch vụ game không sử dụng được trên máy di động công nghệ CDMA, làm cho ARPU dịch vụ giá trị gia tăng của S-Telecom tăng không đáng kể, không đủ bù đắp được sự sụt giảm của ARPU thoại

Bảng 2.6 – Doanh thu trung bình trên một thuê bao một tháng (ARPU )

ARPU giảm đã làm cho doanh thu của S-Telecom phát triển không cùng tốc độ phát triển thuê bao và có phần chậm so với thị trường

Doanh thu dịch vụ = ARPU x số thuê bao x 12 tháng

Doanh thu thị trường 30,880 206,560 301,600 290,400 243,200

Tỷ trọng doanh thu cung cấp dịch vụ của S-Telecom

Tổng doanh thu cung cấp dịch vụ S-Telecom có xu hướng tăng qua các năm Tỷ trọng doanh thu cung cấp dịch vụ của S-Telecom so với thị trường ngày càng tăng, cùng xu hướng với tăng trưởng thị phần của S-Telecom

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ (doanh thu thu từ khách hàng) lại có xu hướng giảm Doanh thu kết nối (doanh thu thu từ đối tác) cũng cùng xu hướng nhưng tốc độ giảm chậm hơn

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Tấn Bình (2004) Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
3. Tiến sĩ Phạm Văn Dược – Đặng Kim Cương (2003) Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
4. Giáo sư Tiến sĩ Bùi Xuân Phong (2006) Quản trị kinh doanh viễn thông theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản bưu điện Hà Nội tháng 11 -2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh viễn thông theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản bưu điện Hà Nội tháng 11 -2006
5. Tiến sĩ Bùi Hữu Phước, Tiến sĩ Lê Thị Lanh, Tiến sĩ Lại Tiến Dĩnh, Tiến sĩ Phan Thị Nhi Hiếu (2005) Tài Chính Doanh Nghiệp, Nhà xuất bản Lao động Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài Chính Doanh Nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động Xã Hội
6. Nguyễn Thu An. “Các vấn đề kinh tế và chính trị trong quá trình tư nhân hóa ngành viễn thông Hàn quốc : Nghiên cứu truờng hợp Korea Telecom, 1987–2003” Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông & Công Nghệ Thông tin số tháng 5/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề kinh tế và chính trị trong quá trình tư nhân hóa ngành viễn thông Hàn quốc : Nghiên cứu truờng hợp Korea Telecom, 1987–2003
7. Bảo Anh (2007) “Các công ty viễn thông sẽ làm outsourcing dịch vụ cho doanh nghiệp?” , Trung tâm Thông tin - Bộ BCVT, tài liệu tham khảo số 1/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các công ty viễn thông sẽ làm outsourcing dịch vụ cho doanh nghiệp
8. Nguyễn Ngọc Bích – “Thách thức và thời cơ đối với BCVT và CNTT khi thực hiện các cam kết WTO” Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông & Công Nghệ Thông tin số tháng 1/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thách thức và thời cơ đối với BCVT và CNTT khi thực hiện các cam kết WTO
9. Trịnh Anh Đào (2006) “Tìm hiểu văn bản dẫn chiếu của WTO về các nguyên tắc quản lý viễn thông”, Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông & Công Nghệ Thông tin số tháng 5/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn bản dẫn chiếu của WTO về các nguyên tắc quản lý viễn thông
10. Nguyến Sơn Hải (2006) “Marketing phòng thủ: Phương pháp giữ vị thế của nhà khai thác viễn thông truyền thống”, Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông &Công Nghệ Thông tin số tháng 10/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing phòng thủ: Phương pháp giữ vị thế của nhà khai thác viễn thông truyền thống
11. Nguyễn Sơn Hải (2006) “Khái niệm hóa và quản lý chi phí chuyển đổi khách hàng” Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông & Công Nghệ Thông tin số tháng 5/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm hóa và quản lý chi phí chuyển đổi khách hàng
12. Xuân Hồng (2007) “Thất thoát doanh thu của các nhà khai thác di động trên toàn cầu đang gia tăng”, Trung tâm Thông tin - Bộ BCVT, tài liệu tham khảo số3/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thất thoát doanh thu của các nhà khai thác di động trên toàn cầu đang gia tăng
13. Hoàng Hùng (2007) “Dùng chung hạ tầng các mạng di động: Tại sao không?”, trang web http://vietnamnet.vn/cntt/2007/03/672599/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dùng chung hạ tầng các mạng di động: Tại sao không
14. ThS. Trần Đăng Khoa (2006) “Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông & Công Nghệ Thông tin số tháng 10/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới
15. Nguyễn Thanh Khiết (2007) “Giải pháp quản lý cước kết hợp thống nhất thuê bao trả trước và trả sau hỗ trợ kinh doanh”, Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông & Công Nghệ Thông tin số tháng 7/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp quản lý cước kết hợp thống nhất thuê bao trả trước và trả sau hỗ trợ kinh doanh
16. Lê Đức Niệm (2005) “Bốn lĩnh vực chuyển đổi mô hình viễn thông thế giới”, Trung tâm Thông tin - Bộ BCVT, tài liệu tham khảo số 11/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn lĩnh vực chuyển đổi mô hình viễn thông thế giới
17. ThS. Phan Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Minh Thu (2006) “Liên kết kinh tế trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam”, Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông & Công Nghệ Thông tin số tháng 10/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết kinh tế trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
18. Th.S Lê Minh Toàn (2005) “Cạnh tranh trên thị trường Viễn thông Úc”, Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông & Công Nghệ Thông tin số tháng 4/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cạnh tranh trên thị trường Viễn thông Úc
19. Trần Thị Anh Thư (2007) “Mô hình xác định năng lực cạnh tranh của Tập đoàn BCVT Việt Nam” Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông & Công Nghệ Thông tin số tháng 6/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Mô hình xác định năng lực cạnh tranh của Tập đoàn BCVT Việt Nam
20. Thanh Tùng (2006) “Viễn thông Trung Quốc những thay đổi và thách thức” Trung tâm Thông tin - Bộ BCVT, tài liệu tham khảo số 1-2/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viễn thông Trung Quốc những thay đổi và thách thức
21. Thanh Tùng (2006) “Chính sách quản lý viễn thông “khôn khéo” của Trung Quốc” - Trung tâm Thông tin - Bộ BCVT, tài liệu tham khảo số tháng 3/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách quản lý viễn thông “khôn khéo” của Trung Quốc

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(Nguồn: Dựa trên mơ hình Porter’s Five Forces: Supplier power, Barriers to entry, Buyer Power, Threat of substitutes, Degree of rivalry  – A model for industry  Analysis)  - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
gu ồn: Dựa trên mơ hình Porter’s Five Forces: Supplier power, Barriers to entry, Buyer Power, Threat of substitutes, Degree of rivalry – A model for industry Analysis) (Trang 17)
Bảng 2.1 – Thị trường viễn thông di động qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.1 – Thị trường viễn thông di động qua các năm (Trang 27)
Sơ đồ bộ máy tổ chức  của S-Telecom - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Sơ đồ b ộ máy tổ chức của S-Telecom (Trang 29)
Bảng 2.2 – Vốn đầu tư của các doanh nghiệp cùng ngành: - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.2 – Vốn đầu tư của các doanh nghiệp cùng ngành: (Trang 36)
Bảng 2.2 – Vốn đầu tư của các doanh nghiệp cùng ngành: - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.2 – Vốn đầu tư của các doanh nghiệp cùng ngành: (Trang 36)
Bảng 2.3 – Thị phần của S-Telecom - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.3 – Thị phần của S-Telecom (Trang 37)
Bảng 2.3 – Thị phần của S-Telecom - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.3 – Thị phần của S-Telecom (Trang 37)
Bảng 2.5 – Doanh thu bán thiết bị đầu cuối - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.5 – Doanh thu bán thiết bị đầu cuối (Trang 39)
2.3.3.2 Doanh thu cung cấp dịch vụ - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
2.3.3.2 Doanh thu cung cấp dịch vụ (Trang 39)
Bảng 2.5 – Doanh thu bán thiết bị đầu cuối - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.5 – Doanh thu bán thiết bị đầu cuối (Trang 39)
Bảng 2. 7– Doanh cung cấp dịch vụ - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2. 7– Doanh cung cấp dịch vụ (Trang 40)
Bảng 2.7 – Doanh cung cấp dịch vụ - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.7 – Doanh cung cấp dịch vụ (Trang 40)
Bảng 2.6 – Doanh thu trung bình trên một thuê bao một tháng (ARPU ) - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.6 – Doanh thu trung bình trên một thuê bao một tháng (ARPU ) (Trang 40)
Như đã nĩi trên S-Telecom vận hành theo hình thức BCC, cĩ nhiều hạn chế. Trên khía cạnh tài chính, hình thức BCC tạo ra chi phí riêng của hai bên hợp tác khá cao,  - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
h ư đã nĩi trên S-Telecom vận hành theo hình thức BCC, cĩ nhiều hạn chế. Trên khía cạnh tài chính, hình thức BCC tạo ra chi phí riêng của hai bên hợp tác khá cao, (Trang 41)
Bảng 2.8 –T ổng chi phí qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.8 –T ổng chi phí qua các năm (Trang 42)
Thêm vào đĩ do đặc điểm của S-Telecom là hoạt động theo BCC. So với các hình thức kinh doanh khác (cơng ty liên doanh, cơng ty cổ phần…), hình thức này tạo ra  một số bất lợi về mặt tài chính như:    - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
h êm vào đĩ do đặc điểm của S-Telecom là hoạt động theo BCC. So với các hình thức kinh doanh khác (cơng ty liên doanh, cơng ty cổ phần…), hình thức này tạo ra một số bất lợi về mặt tài chính như: (Trang 42)
Bảng 2.8 – Tổng chi phí qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.8 – Tổng chi phí qua các năm (Trang 42)
Quý I/ 2007, tình hình kinh doanh dịch vụ của S-Telecom khả quan hơn., lợi nhuận dương - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
u ý I/ 2007, tình hình kinh doanh dịch vụ của S-Telecom khả quan hơn., lợi nhuận dương (Trang 46)
Bảng 2.10 – Lãi sau chi phí riêng và lãi ròng qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.10 – Lãi sau chi phí riêng và lãi ròng qua các năm (Trang 46)
Bảng 2.11 – Tỷ số hoạt động qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.11 – Tỷ số hoạt động qua các năm (Trang 47)
Sơ lược bảng cân đối kế tốn của S-Telecom trong thời gian qua: - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
l ược bảng cân đối kế tốn của S-Telecom trong thời gian qua: (Trang 47)
Bảng 2.11 – Tỷ số hoạt động qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.11 – Tỷ số hoạt động qua các năm (Trang 47)
Bảng 2.12 – Tỷ số sinh lợi (trước chi phí riêng) qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.12 – Tỷ số sinh lợi (trước chi phí riêng) qua các năm (Trang 48)
Tỷ lệ nợ khĩ địi trên doanh thu giảm, một phần là do: nợ khĩ địi hình thành chủ - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
l ệ nợ khĩ địi trên doanh thu giảm, một phần là do: nợ khĩ địi hình thành chủ (Trang 48)
Bảng 2.12 – Tỷ số sinh lợi (trước chi phí riêng ) qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.12 – Tỷ số sinh lợi (trước chi phí riêng ) qua các năm (Trang 48)
Bảng 2.1 7- Các yếu tố kinh tế vĩ mơ của Việt Nam - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.1 7- Các yếu tố kinh tế vĩ mơ của Việt Nam (Trang 59)
Bảng 2.17  - Các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng 2.17 - Các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam (Trang 59)
Bảng giá Phí thuê bao - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng gi á Phí thuê bao (Trang 90)
Bảng giá   Phí thuê  bao - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
Bảng gi á Phí thuê bao (Trang 90)
• Khuyến mãi theo ba hình thức (thời gian sử dụng tài khỏan, tặng tiền vào tài khỏan, tặng phút gọi và tin nhắn) - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - Trung tâm dịch vụ điện thoại di động CDMA - S-Telecom.pdf
huy ến mãi theo ba hình thức (thời gian sử dụng tài khỏan, tặng tiền vào tài khỏan, tặng phút gọi và tin nhắn) (Trang 98)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w