Khái niệm: Lạm phát là mức giá cả chung mức giá bình quân tăng lên của nền kinh tế trong một thời hạn nhất định.. Các chỉ số đo lường lạm phát: - Chỉ số giá tiêu dùng CPI CPI đo lường m
Trang 1Mở Đầu
Như chúng ta đã biết giá cả có mối quan hệ chặt chẽ đến cuộc sống của chúng ta Giá cả tăng mà thu nhập không tăng sẽ dẫn tới mức sống của chúng ta giảm xuống Do đó
mà chúng ta phải quan tâm đến vấn đề này Vì chỉ cần chúng ta không chú ý một thời gian , là đã có thể không nắm bắt được giá cả của các loại hàng hoá Vậy điều gì đang xảy
ra
Chúng ta đang nói về lạm phát Hiện tượng giá cả của các loại hàng hoá có xu hướng tăng lên
Trong khoảng gần một thập kỉ chúng ta đã có một mức giá khá ổn định với lạm phát thấp Nhưng bây giờ chúng ta đang đối mặt với một thực tế là giá cả tăng một cách rõ ràng trên mọi hàng hoá Lạm phát năm sau cao hơn năm trước và chưa có dấu hiệu dừng lại Vậy thực chất thì lạm phát là gì ? Lạm phát có những đặc điểm gì ? Nó đã trải qua những giai đoạn nào ?
Để trả lời những câu hỏi trên , chúng ta hãy cùng tìm hiểu lạm phát qua các thời kì
ở nước ta
Trang 2I. Khái niệm và phân loại lạm phát.
1. Khái niệm:
Lạm phát là mức giá cả chung (mức giá bình quân) tăng lên của nền kinh tế trong một thời hạn nhất định trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, và giá các mặt hàng khác không thay đổi Nhưng khi mức giá chung tăng lên ta có lạm phát
2. Các chỉ số đo lường lạm phát:
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI
CPI đo lường mức giá bình quân của một nhóm hàng hóa,dịch vụ cần cho tiêu dùng của các hộ gia đình trong một năm nào đó
Có CPI , xác định đựợc tỷ lệ lạm phát:
Tỷ lệ = (mức giá hiện tại –mức giá năm trước)*100%
lạm phát mức giá hiện tại
- Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội – GDP
chỉ số này đo lường mức giá bình quân của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo nên tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số giảm phát GDP = GDP danh nghĩa *100%
3. Phân loại:
- Lạm phát vừa phải là loại lạm phát xảy ra khi tăng từ từ và có thể dự kiến trước,mức lạm phát mỗi năm dưới 10%,còn gọi là lạm phát một con số
- Lạm phát phi mã là loại lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng từ 2 đến 3 con số, nghĩa là
từ 10% đến dưới 1000%,có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế
- Siêu lạm phát là loại lạm phát xảy ra khi có tốc độ tăng giá rất nhanh vượt xa mức lạm phát phi mã, vượt xa tốc độ phát hành tiền ra lưu thông,có tác dụng phá hủy các hoạt động kinh tế
II. LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM QUA TỪNG GIAI ĐOẠN
1. Giai đoạn từ 1975-1985
Lạm phát ở Việt Nam có mầm mống từ trong những năm kháng chiến, nhưng cho đến sau kháng chiến thống nhất đất nước, lạm phát mới thể hiện rõ nét
- Thời kỳ 1975 – 1980: sau khi thống nhất đất nước, chúng ta duy trì quá lâu
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp toàn diện, không mở rộng sản xuất XHCN không tiến
Trang 3hành hạch toán kinh doanh nên đã tự gây cho mình nhiều khó khăn, sản xuất không đủ tiêu dùng, ngân sách không đủ chi tiêu, lạm phát tiền giấy liên tục và bùng nổ dữ dội với tỷ lệ lên tới 3 con số
- Giai đoạn 1981 – 1985:
Lạm phát thời kỳ này diễn ra trong điều kiện bắt đầu có những cải cách quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cơ chế kinh tế Lạm phát đã diễn ra trên quy mô cả nước Giá cả hàng hoá tăng với tốc độ phi mã: Chỉ số giá bán lẻ năm 1985 tăng 13,97 lần so với năm 1980.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 1981-1985 lần lượt tăng là: 70%, 95%, 50%, 65% và 92% Không có giải pháp tổng thể nào được đưa ra trong một thời gian dài cho đến khi xảy
ra cuộc đổi tiền vào năm 1985 Có lẽ có quan niệm cho rằng đổi tiền sẽ khôi phục lại giá trị đồng bạc Việt Nam và lạm phát sẽ chấm dứt nhưng sau đổi tiền, CPI năm 1985 tăng đến 92% Cải cách 1981-1992 và 1985 không giúp lạm phát giảm mà còn trở thành tác nhân trực tiếp của lạm phát sau đó
2 Giai đoạn lạm phát sau Đổi mới 1986 đến nay:
- Siêu lạm phát 1986-1988:
Tiếp tục hậu quả từ quy định về sức mua đồng tiền mới năm 1985, năm 1986 CPI tăng lên đến 775%, nền kinh tế bước vào thời kỳ lạm phát dữ dội với tỉ lệ tăng ba chữ số kéo dài trong 2 năm tiếp theo Chỉ số giá bán lẻ năm 1988 tăng 181,48 lần so với năm 1985
- Giai đoạn kiềm chế và đẩy lùi lạm phát cao (1989-1994):
Đến năm 1989 đã chuyển sang một giai đoạn mới của lạm phát được đặc trưng bởi
sự hạ sốt lạm phát và đến năm 1994 triển vọng bước qua thời kỳ kiểm soát lạm phát một con số là khả năng thực hiện được Trong giai đoạn này, lạm phát giảm nhanh và giảm dần song song với tiến trình đổi mới kinh tế, chuyển hẳn và chuyển toàn diện sang kinh tế thị trường
- Giai đoạn Kiểm soát lạm phát ở Việt Nam từ 1995 – 2006:
Trang 4Theo định hướng chung, nền kinh tế Việt Nam (nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, xóa bỏ hoàn toàn chế độ quan liêu bao cấp) từ năm 1995 đến năm 2006, mức lạm phát của nước ta luôn ở một con số Trong giai đoạn này, nền kinh tế vì thế đã thoát khỏi khủng hoảng và phát triển khá bền vững
Nă
m 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Lạm
phát
12,7
% 4,5% 3,6% 9,2%
0,1
%
0,06
% 0,8% 4,0% 3,0% 9,5% 8,5% 6,6%
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT
- Nguyên nhân khách quan
Do nền kinh tế của nước ta vốn lạc hậu, lại gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do hai cuộc chiến tranh chống Pháp-Mỹ để lai
- Nguyên nhân chủ quan:
Lạm phát xuất hiện trong nền kinh tế mà thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn Đại bộ phận các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ Doanh nghiệp nhà nước nhận ctrợ cấp từ ngân sách nhà nước gấp 3 lần các khoản doanh nghiệp nhà nước nộp cho ngân sách nhà nước dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa và cơ bản dẫn đến lạm phát
Chính sách đổi tiền tăng giá là một trong những chính sách phá giá đồng tiền
Lạm phát xuất hiện trong nền kinh tế mà độc quyền Nhà nước và cơ chế tập trung bao cấp, quan liêu mệnh lệnh thống trị, Nhà nước không chỉ nắm trong tay độc quyền lãnh đạo chính trị, quản lý và kiểm soát nền kinh tế nói chung (độc quyền này là cần thiết) mà còn độc quyền sản xuất, kinh doanh trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân
Trang 5Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư không hợp lý làm cho sản xuất chậm phát triểm trong khi dân số tăng nhanh, gây mất cân đối trên nhiều mặt nhưng nguyên nhân trực tiếp gây
ra lạm phát là hệ quả của cơ cấu đầu tư , cơ cấu kinh tế không hợp lý với sự duy trì bộ máy hành chính cồng kềnh và cơ cấu quản lý kinh tế kém năng lực
Nền kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài Thu về xuất khẩu không đủ trang trải cho chi phí nhập khẩu Tỉ trọng vay nợ nước ngoài so với chi bằng ngoại tệ vào các năm 1981 - 1985 là 52%, năm 1986 là 65% và năm 1989 là 39% Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều dựa vào vay nợ, viện trợ của nước ngoài Sự viện trợ của nước ngoài giảm dần dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước tăng dần và tạo điều kiện cho lạm phát phi mã
Việc buông lỏng quản lý ngoại thương, ngoại hối cũng gây ra những tác hại lớn cho ngân sách nhà nước và lưu thông tiền tệ.Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm chỉ chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu.Mỗi năm ngân sách nhà nước phải bù lỗ xuất nhập khẩu Những chính sách trên đã làm cho nguồn thu ngày càng cạn kiệt , ngân sách nhà nước ngày càng thiếu hụt, lạm phát ngày càng gia tăng
3 Lạm Phát ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009:
3.1 Diễn biến:
- Dấu hiệu lạm phát đã xuất hiện từ tháng 6 năm 2007 khi CPI tháng 6 tăng vọt lên 1%, trái hẳn với thông lệ giá cả hơn một thập kỉ qua Mặc dù tăng trưởng kinh tế cả năm 2007 ở mức cao trên 8.5%, song lạm phát cũng ở mức kỷ lục 12.63%
- Nửa đầu năm 2008, lạm phát liên tục leo thang và vượt qua mọi qui luật đã hình thành hàng chục năm nay, buộc Việt Nam phải điều chỉnh chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát Chỉ sau 6 tháng, Tổng cục thống kê công bố công
bố chỉ số CPI đã lên tới 26.8% so với tháng 6 năm 2007 và 18.44% so với cuối năm 2007 Riêng nhóm hàng lương thực thực phẩm tăng tương ứng tới 74.3% và gần 60% Điều này
đã phá vỡ mọi dự tính của chúng ta về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Càng nghiêm trọng hơn khi Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 60% dân số và lực lượng lao động là nông dân Sự phụ thuộc của nền kinh tế nói chung và của giá cả thị trường nói riêng vào những biến động trong khu vực sản xuất lương thực thực phẩm của nước ta còn rất lớn, mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm xuống chỉ còn 20%
Trang 6- Giá cả tăng liên tục đã đẩy mức lạm phát tháng sau cao hơn tháng trước So với tháng 12 (2007), CPI tháng 1 (2008) tăng 2.4%, sang tháng 2 tăng vọt lên 6%, tháng 3
là 9.2% Đến tháng 4 chỉ số CPI đã lên tới 2 con số (11.6%) và tháng 5 lại tăng đột ngột tới 16% Đỉnh điểm lạm phát đã đến mức 3.91% vào tháng 5 (2008), trùng với thời điểm giá gạo trên thị trường quốc tế ở mức 1000 USD/ tấn, khủng hoảng lương thực đã trở thành mối đe dọa toàn cầu Ngay cả ở một cường quốc xuất khẩu gạo như Việt Nam mà tin đồn thiếu gạo đã làm rất nhiều người dân hoang mang, lo lắng sẽ quay về nạn đói khủng khiếp năm 1945 Còn các cơ quan chức năng nhà nước do dự báo sai lệch nên yêu cầu các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu mặc dù giá lúa gạo đang rất cao
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm trong khi tỷ lệ đầu tư vẫn ở mức cao GDP nửa đầu năm chỉ tăng 6.5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ một số năm gấn đây Xuất hiện những cơn “sốt ảo” USD, vàng, gạo, thép, vật liệu xây dựng,…Thâm hụt thương mại tăng vọt (gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) Thị trường chứng khoán thiết lập đáy mới chỉ bằng khoảng ¼ đỉnh cao nhất là 1173 điểm, đánh mất toàn bộ điểm tích lũy được 3 năm qua Giá vàng có thời điểm lên đến xấp
xỉ 20 triệu VND/ lượng, tỷ giá hối đoái trên thị trường đã từng vượt mốc 19000 VND/ USD…
- Nền kinh tế Việt Nam cuối tháng 5 đầu tháng 6 mấp mé bờ vực khủng hoảng với những “bong bóng” khổng lồ chực chờ nổ tung trên thị trường tài chính tiền tệ, thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường bất động sản Các tháng 6,7,8 chỉ số CPI đã lên cao chóng mặt lần lượt là 18.4%, 19.8% và 21.7% Chỉ sau 3 quý đầu năm, CPI đã vượt mức 20%, đạt được mức kỷ lục từ 17 năm qua Điều đó cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ mất giá của đồng tiền: sau 3 năm (tính đến tháng 9/ 2008) đồng tiền đã mất giá 48.5% so với
kỳ gốc 2005
3.2 Giai đoạn giảm lạm phát (3 tháng cuối năm):
Sang tháng 10,11,12 liên tiếp 3 tháng giá nhiều loại hàng hóa đã chững lại và giảm xuống CPI cũng giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế tháng âm: -0.19 (tháng 10), -0.76 (tháng 11), -0.66 (tháng 12) Tỷ lệ lạm phát từ 21.9% vào thời điểm tháng 9 chỉ còn 19.89% so với tháng 12 (2007), làm dịu bớt cơn lạm phát của Việt Nam
Trang 7NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT NĂM 2007-2009
+ Lạm phát tiền tệ:
Tăng trưởng tín dụng trong nước được mở rộng quá mức từ 2005 đến năm 2007 Chỉ trong 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007, cung tiền tăng 135% nhưng GDP chỉ tăng 27%, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng năm 2007 tăng gấp đôi so với năm 2006 Tính đến 31/12/2007, tổng phương tiện thanh toán tăng 46,7% so với 31/12/2006 Tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế năm 2007 tăng 57,53% so với năm 2006 Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng là do tổng lượng ngoại tệ ròng chảy vào nền kinh tế tăng mạnh Các nguồn vốn ngoại (đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài , ODA, kiều hối ) tràn vào khá lớn từ năm 2007 và tăng đột biến ngay từ đầu năm 2008 Để duy trì tỷ giá USD, ngân hàng nhà nước đã tăng dự trữ ngoại hối từ 11,5 tỷ USD (năm
2006 ) lên 21,6 tỷ USD (năm 2007) và đẩy một lượng tiền lớn ra thị trường Trong khi đó, một mặt khả năng tiêu hóa nội địa còn thấp kém, năng lực sản xuất trong nước không theo kịp làm xảy ra tình trạng dư thừa tiền trong lưu thông
+ Lạm phát cầu kéo:
Do lượng tiền cung ứng vào lưu thông quá nhiều, quan hệ tiền - hàng mất cân dối nghiêm trọng
Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ được nới lỏng từ nhiều năm trước và tiếp tục được nới lỏng trong quý đầu năm 2008 Tổng đầu tư của xã hội năm 2007 là 493,6 nghìn tỷ đồng, cao hơn 77% so với năm 2006, tổng chi ngân sách nhà nước đạt 399,3 nghìn tỷ đồng, vượt khoảng 11,7% so với dự toán Bội chi ngân sách nhà nước 56,5 nghìn
tỷ đồng, bắng 4,95% GDP Thâm hụt cán cân thương mại là 14,12 tỷ USD, bằng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 2,5 lần so với năm 2006 Điều đó dẫn đến cả chi tiêu công và tư đều tăng làm tăng nhu cầu trong khi nền cung không tiến kịp dẫn đến cầu lớn hơn cung kéo giá cả tăng, gây ra lạm phát cầu kéo
+ Lạm phát chi phí đẩy:
Trước hết, việc tăng lương, tăng giá xăng dầu, điện nước, vận tải… đều xuất phát
từ phía người bán cộng hưởng với việc điều hành, quản lý giá chưa hiệu quả của nhà nước Nền kinh tế nước ta phải đối mặt với tình trạng nhập siêu hơn 20 năm nay do hiệu quả cũng như năng suất lao động thấp, khả năng tiêu hóa các luồng vốn lớn từ bên ngoài còn kém… Tình trạng nhập siêu còn nghiêm trọng hơn vào đầu năm 2008, từ đó tạo điều kiện cho lạm phát chi phí đẩy bùng phát
4. LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2010 ĐẾN 2014
Trang 84.1 Diễn biến lạm phát trong năm 2010:
Năm 2010, lạm phát cả nước ở mức 11,75%: Chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng
12/2010 của cả nước tăng 1,98%, qua đó đẩy mức lạm phát năm của cả nước 2010 lên 11,75% so với năm 2009 Con số này vượt gần 5% so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm (khoảng 8%)
Trong khi đó, nếu tính bình quân theo từng tháng (cách tính mới của Tổng cục thống kê) thì lạm phát năm 2010 tăng 9.19% so với năm 2009
DIỄN BIẾN TỐC ĐỘ TĂNG CPI 2010
Tính chung CPI năm 2010, CPI giáo dục tăng mạnh nhất gần 20% Tiếp đó là hàng
ăn (16,18%), nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%) Các ngành Giao thông, hàng hóa & dịch
vụ khác, thực phẩm đều có mức tăng trên 10% Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010 Chỉ số giá vàng tăng 36,72%, chỉ giá USD tăng 7,63%.Về CPI của các vùng miền, đáng chú ý là chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng 12 tăng 2,04%; cao hơn 1,87% của khu vực thành thị
4.2 Diễn biến lạm phát năm 2011:
Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước trong tháng 12 và cả năm 2011 Theo đó, CPI trong tháng cuối năm tăng 0,53%, cao hơn 2 tháng trước đó Con số này đưa chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng cao hơn 18,13% so với cùng kỳ 2010 Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2011, mặt bằng giá đã tăng 18,58%
so với 2010
Trang 9Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 Số liệu: GSO
Trong rổ hàng hóa, lương thực là phân nhóm có tốc độ tăng giá mạnh nhất trong tháng 12 khi tăng 1,4% Giá thực phẩm cũng tăng trở lại 0,49% sau 3 tháng giảm liên tiếp Cùng với khu vực ăn uống ngoài gia đình (0,57%), 2 nhóm này đẩy chỉ số của hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,69% và đóng góp chủ yếu vào đà tăng của CPI
Tăng giá mạnh nhất trong tháng là các mặt hàng may mặc - mũ nón - giầy dép (0,86%) chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ tại miền Bắc vào mùa đông Các mặt hàng khác như nhà ở - vật liệu xây dựng (tăng 0,51%), thiết bị - đồ dùng gia đình (0,68%) và hàng hóa - dịch vụ khác (0,6%) cũng tăng giá tương đối mạnh theo quy luật tiêu dùng cuối năm
Ở hầu hết các nhóm hàng còn lại, mức tăng giá trong tháng đều dưới 0,5% do chưa chịu tác động của đợt tăng giá điện mới đây Riêng nhóm bưu chính - viễn thông giảm giá gần 0,1%
Tuy không được tính vào rổ hàng hóa CPI nhưng diễn biến giá vàng và đôla Mỹ cũng đáng chú ý Sau nhiều tháng tăng liên tiếp, giá vàng đã giảm gần 1% trong tháng 12
Trang 10vừa qua Tính chung cả năm, mặt hàng này vẫn tăng giá khoảng 39% Đôla Mỹ tăng giá nhẹ 0,02% trong tháng và kết thúc năm với mức tăng 8,47%
4.3 Lạm phát năm 2012 tăng 6,81%:
Như dự báo trước của nhiều tổ chức, lạm phát của Việt Nam năm 2012 chỉ tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính phủ đặt mục tiêu
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm nay tăng 0,27% so với tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011 CPI bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011
Tháng 12 so với tháng 11, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng mạnh nhất, tới 1,17% Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng cao hơn mức tăng chung nhưng cũng đều dưới 1% là thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34%,
đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%
Nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong “rổ” hàng hóa tính CPI là hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng khiêm tốn là 0,28% (Lương thực tăng 0,13%; thực phẩm tăng 0,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%)
Những nhóm hàng “nhạy cảm”, vốn tác động mạnh tới CPI trong nhiều tháng trước thì ở tháng này, lại tăng thấp hơn cả mức tăng chung Đó là nhà ở và vật liệu xây dựng chỉ tăng 0,15%, nhóm giáo dục tăng 0,09% trong đó, dịch vụ giáo dục tăng 0,05%, nhóm giao thông giảm 0,43%
Sau 2 tháng liên tiếp tăng kỷ lục tới 10-20%, Chính phủ yêu cầu giãn thời gian tăng giá viện phí thì các thuốc và dịch vụ y tế chỉ còn tăng 0,14%, trong đó, dịch vụ y tế tăng 0,03%
Nhìn lại năm 2012, Tổng cục Thống kê đánh giá, lạm phát năm nay chỉ “nhỉnh” hơn mức tăng 6,52% của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh và thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,58% của năm 2011
Lạm phát năm 2013
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012 của Việt Nam