Do đó nguồn gốc, phân loại, các giống thuốc lào phổ biến hiện nay, cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh cây thuốc lào còn thiếu thông tin, nên nhiều tài liệu chưa thống nhất… Đặc biệ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
BÙI THỊ TƯƠI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỐC LÀO TẠI HUYỆN VĨNH BẢO,
HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
= = = = = =
BÙI THỊ TƯƠI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
THUỐC LÀO TẠI HUYỆN VĨNH BẢO,
HẢI PHÒNG
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN VIẾT ĐĂNG
HÀ NỘI - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, toàn bộ số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học
vị nào
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc
TÁC GIẢ
Bùi Thị Tươi
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập nghiên cứu và viết luận văn thạc sỹ, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều phòng, ban, ngành và cá nhân
Trước hết cho phép tôi cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học thạc sỹ này Tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn Viết Đăng, các thầy cô trong bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Vĩnh Bảo, các phòng, ban ngành chức năng của huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này
Hà nội, ngày 12 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn
Bùi Thị Tươi
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỀN VỀ PHÁT TRIỂN
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất thuốc lào 5
2.1.2 Nội dung phát triển sản xuất thuốc lào 6 2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của phát triển sản xuất thuốc lào 13 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất thuốc lào 20 2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất thuốc lào 24 2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất thuốc lào trên thế giới 24 2.2.2 Tình hình phát triển sản xuất thuốc lào tại Việt Nam 25 2.2.3 Một số nghiên cứu về sản xuất thuốc lào 33
3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 35 3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 35 3.1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá 37
Trang 63.2 Phương pháp nghiên cứu 44 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 44 3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 45
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47 4.1 Thực trạng phát triển sản xuất thuốc lào tại huyện Vĩnh Bảo- Hải Phòng 47 4.1.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch sản xuất thuốc lào ở huyện Vĩnh
4.2 Các giải pháp phát triển xuất thuốc lào của các hộ nông dân 76
4.2.2 Giải pháp phát sản xuất thuốc làoở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải
Trang 7DANH MỤC BẢNG
2.1 Diện tích thuốc lào tại Việt Nam 2006- 2011 26 2.2 Sản lượng thuốc lào tại Việt Nam 26 2.3 Diện tích trồng thuốc lào ở Hải Phòng trong 10 năm (2003-2012) 28 2.4 Năng suất, sản lượng thuốc lào ở Hải Phòng giai đoạn 2003-2012 29 3.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Vĩnh Bảo từ năm 2011- 2013 36 3.2 Dân số - lao động của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng 38 3.3 Thống kê về trường, lớp, giáo viên, học sinh huyện Vĩnh Bảo năm
3.4 Cơ cấu kinh tế huyện Vĩnh Bảo, 2011- 2013 43 3.5 Phân bổ mẫu điều tra tại huyện Vĩnh Bảo, thành phốHải Phòng 44 4.1 Diện tích trồng thuốc lào một số xã trên địa bàn của huyện Vĩnh Bảo
4.6 Thực trạng sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ 60 4.7 Sự biến động của giá thuốc lào trong 3 năm 2011 - 2013 62 4.8 Tình hình đầu tư cho sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ điều
4.9 Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra trong huyện năm 2013 71 4.10 Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra trong huyện năm 2013 73
Trang 8PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chính, giữ vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội Chính vì vậy việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là rất cần được quan tâm Trong đó sản xuất thuốc lào cũng là lĩnh vực rất cần thiết cho Việt Nam nói chung và huyện Vĩnh Bảo - Thành phố Hải Phòng nói riêng
Thuốc lào được trồng ở Việt Nam từ năm Canh Tí, tức niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 3 (1660) đời vua Lê Thần Tông Theo Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, thuốc lào được gọi là “Tương tư thảo”, thuốc lào có lẽ được nhập từ Lào (Ai Lao) vào Việt Nam nên mới gọi là thuốc lào (Nguyễn Văn Biếu, 2005) Theo Viện Sử học (1998), trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi năm 1438 đã ghi rằng: “Tại Thuận Hóa, một vùng đất đen, mầu mỡ, hợp với trồng thuốc hút và thứ tiêu hạt to, ruộng thì vào hạng trung bình Điện Bàn có Trĩ Vàng Sa Bôi có Chè Lưỡi Chim Sẻ Hải Lăng có Thỏ Lông Trắng Thuốc hút là thứ lá cuộn vào giấy rồi châm lửa hút” Một
số thông tin khác cho rằng tại Trung Quốc, ngay giáp với phía Bắc nước ta, người ta đã tìm thấy dấu tích thuốc lào trong một số ngôi mộ đã có tuổi cách đây trên 2000 năm Lịch sử Việt Nam lại có tới trên 1000 năm Bắc thuộc, có thể những giao lưu văn hóa đã đem thuốc lào tới Việt Nam nhưng đáng tiếc là cho đến nay, chưa tìm được các dẫn liệu lịch sử minh chứng cho điều này Ngay cả những dẫn liệu về lịch sử thuốc lào tại Trung Quốc cũng chưa được thế giới chấp nhận (Nguyễn Văn Biếu, 2005) Tóm lại,
có nhiều thông tin về nguồn gốc thuốc lào trồng ở nước ta, song quan điểm thuốc lào được trồng ở Việt Nam từ năm Canh Tí (1660) đời vua Lê Thần Tông theo Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn được nhiều nhà nghiên cứu trích dẫn và coi là thời điểm bắt đầu trồng thuốc lào đầu tiên ở nước ta
Cây thuốc lào (Nicotiana tabacum L), là cây trồng truyền thống của Việt Nam và được trồng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Ấn
Trang 9Độ, Trung Quốc, Philipin, Malaysia, các quốc gia châu Phi, các quốc gia theo đạo hồi như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Irắc… (Trần Đăng Kiên, 2011) Ở Việt Nam, thuốc lào được trồng nhiều ở miền Bắc song tập trung tại một số tỉnh/thành như: Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Bắc Ninh… với diện tích trồng hàng năm dao động ở mức 3.000-4.000 ha/năm Trong đó Hải Phòng có diện tích trồng hàng năm khoảng 1.500-2.200 ha; sản lượng thuốc dao động từ 3.000-4000 tấn Ngoài ra, thuốc lào còn được trồng rải rác, không ổn định và mang tính tự cung, tự cấp ở nhiều vùng như Nghệ An, Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh Sản xuất thuốc lào
ở Hải Phòng đã trở thành nghề truyền thống của hàng ngàn hộ nông dân cũng như các cơ sở kinh doanh và kỹ thuật sản xuất thuốc lào nơi đây được truyền từ đời này qua đời khác góp phần tạo nên tính chất đặc thù và danh tiếng của sản phẩm Hiện nay, thuốc lào Hải Phòng là loại cây trồng được chú trọng sản xuất bởi nó là loại sản phẩm hàng hoá có giá trị cao Sản phẩm thuốc lào có thị phần lớn và tiêu thụ rộng rãi Vùng trồng thuốc lào có doanh thu đạt trên 70 triệu đồng/ha/năm và thu nhập từ thuốc lào chiếm 50-60% tổng thu nhập của nông hộ Tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao và được trồng ở nước ta từ rất lâu, song những nghiên cứu về cây thuốc lào tại Việt Nam còn rất hạn chế Do đó nguồn gốc, phân loại, các giống thuốc lào phổ biến hiện nay, cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh cây thuốc lào còn thiếu thông tin, nên nhiều tài liệu chưa thống nhất…
Đặc biệt ở huyện Vĩnh Bảo do đặc thù của đất đai, địa lý, khí hậu là nơi mà thuốc lào sinh trưởng và phát triển tốt cho giá trị kinh tế khá cao so với việc sản xuất các loại hoa mầu khác, và sản xuất thuốc lào tại các địa phương khác Ngày nay việc chuyên môn hóa vào sản xuất thuốc lào đã đem lại giá trị kinh tế khá cao cho người nông dân ở huyện Vĩnh Bảo Mặc dù giá trị sản xuất của thuốc lào là khá lớn như vậy Nhưng việc sản xuất phát triển thuốc lào vẫn chưa được triển khai rộng rãi và chưa được quan tâm sát sao Dẫn đến một số khó khăn bất cập trong quá trình sản xuất thuốc lào Làm thế nào để khai thác triệt để được giá trị kinh tế của thuốc lào Để quá trình sản xuất đó trở thành ngành sản xuất chính trong lĩnh vực nông nghiệp của bà con nông dân huyện Vĩnh Bảo Chính vì vậy em quyết định lựa
chọn tên đề tài : “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất thuốc lào tại huyện
Trang 101.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng điều tra khảo sát là các hộ trồng thuốc lào tại địa bàn nghiên cứu;
- Các cơ quan quản lý và hỗ trợ trồng thuốc lào của huyện;
- Các thương nhân thu gom thuốc lào
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình phát triển sản xuất thuốc lào ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về việc phát triển sản xuất thuốc lào
- Phạm vi không gian: Huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
- Phạm vi thời gian: 7/2014-5/2015
Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2010 – 2013
Số liệu sơ cấp thu thập năm 2013
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Những lý luận cơ bản về phát triển sản xuất thuốc lào là gì?
- Tình hình sản xuất thuốc lào của huyện Vĩnh Bảo như thế nào? Có đem lại
Trang 11hiệu quả kinh tế hay không?
- Những vấn đề gì xuất hiện trong phát triển sản xuất thuốc lào của huyện Vĩnh Bảo?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất thuốc lào của huyện? Phát triển sản xuất thuốc lào có phải là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, trong phát triển kinh tế hay không?
- Giải phát nào cần thiết để phát triển sản xuất thuốc lào của huyện?
Trang 12PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỀN
VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỐC LÀO
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất thuốc lào
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
Khái niệm về thuốc lào
Là một loài thực vật thuộc chi thuốc lá (Nicotiana) Loài này có hàm
lượng nicotin rất cao Lá của nó ngoài việc dùng để hút còn sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các thuốc trừ dịch hại hữu cơ Thuốc lào có hàm lượng nicotine khoảng 9%, cao hơn nhiều so với thuốc lá thông thường (khoảng 1 - 3%), (Đào Duy Anh, 2002)
Khái niệm về phát triển
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu, (Nguyễn Quang Hạnh và cộng sự, 2006)
Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là khái quát những vận động trong quá trình sản xuất theo chiều hướng từ thấp lên cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Để nhằm giúp cho quá trình sản xuất ngày một đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn về năng xuất, chất lượng, giá cả…(Nguyễn Đăng Hải, 2001)
Khái niệm về phát triển sản xuất thuốc lào
Phát triển sản xuất thuốc lào là việc cải tiến quy trình sản xuất từ tự phát, và trên nền tảng những kinh nghiệm sản xuất truyền thống để đưa ra những giải pháp
về đất đai, giống, vật tư, kỹ thuật…để có được chất lượng sản phẩm, năng suất, giá thành hiệu quả hơn Nhằm đảm bảo quá trình sản xuất cây thuốc lào ngày một theo chiều hướng tốt hơn, cho thu nhập cao hơn và sản xuất bền vững hơn
Khái niệm về diện tích đất canh tác
Diện tích canh tác là diện tích đất hiện hữu dùng để trồng một hay nhiều
Trang 13loại cây trồng qua các vụ trong năm Như vậy ta có diện tích canh tác của từng vụ, từng năm, (Nguyễn Văn Đức Tiến, 2003)
Khái niệm về diện tích gieo trồng
Diện tích gieo trồng là diện tích các lần gieo trồng các loại cây qua các
vụ trong năm cộng lại Như vậy ta có diện tích gieo trồng của từng vụ, từng năm, (Nguyễn Văn Đức Tiến, 2003)
Qua đó thấy được diện tích canh tác khác diện tích gieo trồng là diện tích gieo trồng được tính theo hệ số lần trong năm Ví dụ 1ha đất canh tác 1 năm cấy 2 vụ lúa và trồng 1 vụ ngô đông có hệ số lần trồng là 3 thì diện tích gieo trồng trong năm la 3ha
2.1.2 Nội dung phát triển sản xuất thuốc lào
2.1.2.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch sản xuất thuốc lào
- UBND huyện Vĩnh Bảo diễn ra hội thảo liên ngành “Xây dựng hồ sơ đăng
ký chỉ dẫn địa lý Vĩnh Bảo cho sản phẩm thuốc lào” Báo cáo tổng kết xây dựng hồ
sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý Vĩnh Bảo cho sản phẩm thuốc lào khẳng định chất lượng,
sự khác biệt của thuốc lào Vĩnh Bảo với thuốc lào của Tiên Lãng (Hải Phòng) hay Quảng Xương (Thanh Hóa) Sự khác biệt này bắt nguồn từ các đặc điểm về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn…) của khu vực sản xuất và tác động của yếu tố con người Báo cáo mô tả chi tiết các dấu hiệu nhận diện, các chỉ tiêu đánh giá cảm quan, chỉ tiêu lý hóa, đặc tính sinh học và nông học của sản phẩm thuốc lào Vĩnh Bảo và quy trình sản xuất, chế biến quy định tính đặc thù của sản phẩm này
Để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý Vĩnh Bảo cho sản phẩm thuốc lào trình Cục Sở hữu trí tuệ xét duyệt và cấp bằng, Ban Chủ nhiệm dự án phối hợp cùng đơn
vị tư vấn (Concetti) xác định và xây dựng bản đồ khu vực trồng thuốc, xây dựng quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm này nhằm bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị đối với sản phẩm đã được đăng ký
- Căn cứ nghị quyết Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân huyện về “phương hướng
nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2006 –
2010 về chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mở rộng diện tích các loại cây trồng chủ lực, như cây rau màu, cây truyền thống” Trong đó việc sản xuất phát
Trang 14triển thuốc lào cũng được đặc biệt quan tâm vì đây là cây nông nghiệp truyền thống đem lại hiệu quả kinh tế khá cao trong sản xuất của người nông dân
2.1.2.2 Giống thuốc lào
Các giống thuốc lào hiện đang được trồng là những giống đã có từ trước, tên gọi các giống được trồng cũng được nông dân tự đặt tên theo từng địa phương Trong thời kỳ 2001 - 2004, Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá đã thu thập gần 100 dòng và đã chọn lọc được 20 dòng từ 3 nhóm giống phổ biến ngoài sản xuất Các dòng này đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt; năng suất và chất lượng bằng hoặc cao hơn các giống đang trồng trong sản xuất Các dòng này cũng đã được khảo nghiệm tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo vụ Xuân 2004 và cho kết quả tốt Hiện nay Viện đang tiếp tục chọn lọc, so sánh và tiến hành lai tạo nhằm tạo giống thuốc lào kháng bệnh, có năng suất cao và chất lượng tốt phục vụ sản xuất trong những năm tới (Nguyễn Văn Biếu và cộng sự, 2005) Kết quả thí nghiệm giống trên 90 dòng được chia thành ba nhóm giống
Nhóm giống: Ré đen, Ré trắng và nhóm Tai voi theo đặc trưng về đặc điểm giống
- Nhóm giống Ré Trắng có hình dạng lá hình lưỡi mác, hầu như không có tai
lá và viền cuồng lá, thân cây cao, đóng lá dày, số lá kinh tế cao (>30 lá), lá dày Chiều cao từ 1,6 -2,0m; có 35-40 lá Thời gian sinh trưởng 160 ngày, thời gian thu hoạch là 125-130 ngày Nhóm này có khả năng chống chịu một số bệnh hại phổ biến như bệnh đen thân, héo rũ vi khuẩn khá nhưng vẫn bị nhiễm bệnh khảm lá do virus TMV
- Nhóm giống Ré Đen có hình dạng lá nhọn, hầu như không có tai lá, thân cây cao trung bình, đóng lá thưa, số lá kinh tế trung bình (22-25 lá), lá dày Chiều cao cây từ 1,6-2,0m, thời gian sinh trưởng từ 140-160 ngày; thời gian thu hoạch từ 120-130 ngày Đây hiện là nhóm giống được trồng phổ biến tại Hải Phòng và có chất lượng tốt (dẫn theo Trần Văn Giáp, 2006) Cây chủ yếu bị một số sâu bệnh như: đốm mắt cua, khảm lá TMV; sâu ăn lá
- Nhóm giống Tai Voi có hình dạng lá bầu, tai lá to và ôm sát vào thân, cây cao trung bình, số lá kinh tế cao (25-30 lá) Thời gian sinh trưởng 160 ngày, thời gian thu hoạch là 125-130 ngày Cây cao từ 1,8 -2,0m; có 40-45
Trang 15lá Nhóm giống này có khả năng chống chịu một số bệnh hại: như bệnh đen thân (Phytophthora parasitica), héo rũ vi khuẩn (Preudomonas sonalacearum)
và bệnh khảm lá do vius TMV
Hiện nay, ở Tiên Lãng còn có giống Báng (Báng Xanh, Báng Vàng) đã được trồng ở Tiên Lãng hàng chục năm nay, song nguồn gốc giống chưa rõ ràng (Nguyễn Trọng Nhưỡng và cộng sự, 2007)
Trừ hai xã là Kiến Thiết và Cấp Tiến trồng giống Ré đen, sáu xã còn lại trồng các giống lá to nói trên
Chiều dài lá trung bình là 67,5 cm, dài nhất là 70 cm, ngắn nhất là 64,2
cm, chiều rộng lá trung bình là 23,1 cm, rộng nhất 26,2 hẹp nhất 19,6 cm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005) Thời gian sinh trưởng từ 140-160 ngày; thời gian thu hoạch từ 120-130 ngày
Tại Thanh Hóa và Bắc Ninh, Thái Bình giống thuốc lào do nông dân tự đặt tên như: giống Lá Tròn, giống Lá Dài Song thực chất giống lá dài là giống Ré Đen, giống lá tròn thuộc nhóm giống Tai Voi
2.1.2.3 Vật tư, phân bón
* Phân bón cho thuốc lào
Phân Urê là một trong những đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất thuốc lào nói riêng Urê là loại phân bón vô cơ giàu Nitơ, có
ưu điểm là dễ dàng được hấp thu và không gây chua cho đất trồng, phù hợp để bón trên nhiều loại đất khác nhau Phân urê được các hộ sản xuất thuốc lào ở huyện Vĩnh Bảo sử dụng để bón lót khi cây còn non và bón thúc khi cây đang trong giai đoạn phát triển mạnh Các hộ dân trong xã thường mua phân urê từ các cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp
Khi bón nhiều phân urê năng suất cây trồng có thể tăng lên, song nếu bón quá nhiều thì sẽ không có hiệu quả do mức chi phí bỏ ra để đầu tư phân quá cao so với kết quả thu được
Do là một nghề truyền thống, nên các hộ dân trong xã hầu như đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng liều lượng phân Urê một các hiệu quả Hầu hết các hộ sử dụng mức bón xoay quanh 50kg/sào Mức bón có thể tăng hoặc giảm do sử dụng thêm các loại phân khác, như phân lân và phân NPK
Trang 16Phân NPK là một trong những loại phân bón vô cơ thông dụng trong canh tác nông nghiệp NPK gồm có nhiều loại với các tỷ lệ pha trộn Nitơ, Phốt pho và Kali khác nhau nhằm cung cấp đồng thời cả 3 yếu tố dinh dưỡng trên giúp cây trồng phát triển tốt
Tuy nhiên, phân NPK được các hộ trồng thuốc lào sử dụng với khối lượng khá
ít Theo như ý kiến của các hộ dân trong huyện thì việc bón phân NPK hay không không quan trọng vì cây thuốc lào ưa phân chuồng và phân đạm hơn Bình quân mức bón phân NPK cho cả 50 hộ ở mức 13kg/sào, hộ bón nhiều nhất là 20kg/sào
Phân chuồng là loại phân hữu cơ quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lào Nó giúp đạt năng suất cây trồng cao hơn và cải tạo đất Trước đây 100% hộ trồng thuốc lào đều phải sử dụng phân chuồng, các hộ có thể ủ phân rồi bón hoặc có thể lấy nước tưới cho thuốc lào Hộ nào bón nhiều có thể lên tới 0.5 tấn/sào, hộ ít thì là 50kg/sào, bình quân là 112,27 kg/sào Tuy nhiên hiện nay do
số hộ nông dân tham gia chăn nuôi giảm chính vì vậy lượng phân chuồng dùng cho sản xuất rất ít Thay vào đó các hộ sản xuất thuốc lào phải dùng các phân bón vô cơ
để bón thay thế cho phân chuồng
Đối với thuốc lào, theo tập quán canh tác của từng địa phương, lượng phân bón cho cây thuốc lào cũng khác nhau song bình quân hiện nay lượng phân bón cho thuốc lào: từ 10.000 kg phân chuồng, 300kg N, 80kg P2O5/ha Lượng phân bón kali dao động mạnh, nhiều hộ không bón kali; song nếu có bón thì lượng bón thông thường ở huyện Tiên Lãng 65-75kg K2O/ha; một số vùng, tỉnh khác và huyện Vĩnh Bảo bón từ 50-60kg K2O/ha Trước năm 1995, phần lớn số hộ trồng thuốc lào, sản xuất cây giống thuốc lào bằng bầu song những năm gần đây chủ yếu là gieo trực tiếp trên luống (Nguyễn Trọng Nhưỡng và cộng sự, 2007) Theo kinh nghiệm truyền thống, thuốc lào có chất lượng tốt “ngon” khi ruộng trồng được bón nhiều phân chuồng và đặc biệt là phân bắc, từ năm 1995 trở về trước, bón phân bắc cho cây thuốc lào là phổ biến tại các vùng trồng thuốc, song những năm gần đây, ruộng thuốc lào chủ yếu là bón lót bằng phân xanh, phân gà, phân bò… việc sử dụng phân bắc hầu như không còn
Trang 172.1.2.4 Kỹ thuật trồng, chăm sóc
* Thời vụ trồng thuốc lào
Theo Dương Văn Hoài (2009), có hai vụ trồng thuốc lào chính là vụ Đông Xuân (gieo hạt từ 15/10 – 30/11; trồng 1/12-15/1; thu hoạch 1/2-15/5) và vụ Hè Thu (gieo hạt từ 1/3 – 15/4; trồng 15/4-30/5; thu hoạch 14/6-30/7) Miền Bắc trồng vào
vụ Đông Xuân, vùng Tây nguyên trồng vụ Hè Thu Với thuốc lào, các vùng trồng thuốc thường tiến hành gieo hạt giống vào khoảng 20/11 năm trước, sau khoảng 2 tháng khi cây giống đạt tiêu chuẩn, tiến hành nhổ cây giống và trồng vào khoảng 10-30/1 năm sau Thông thường, thời vụ trồng thuốc vào lúc nhiệt độ thấp, thường xuyên có những đợt rét đậm, thậm chí rét hại Qua tổng kết thực tiễn sản xuất của Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, thời vụ trồng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của cây; thời vụ trồng muộn lúc nhiệt độ tăng dần giúp cây sinh trưởng tốt hơn song lại ảnh hưởng đến thời vụ của lúa mùa Trong khoảng thời gian trên, thời vụ trồng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm
* Mật độ trồng thuốc lào
Cây thuốc lào hiện nay, theo tập quán canh tác tại Hải Phòng, thường được trồng theo hai hàng chạy dọc luống theo hình nanh sấu, khoảng cách hàng x hàng từ 50-60 cm, cây cách cây 50cm Mật độ khoảng 19.000 -22.000 cây/ha Đối với cây thuốc lào, đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào về mật độ trồng thuốc lào ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thuốc lào, song theo kinh nghiệm truyền thống thì trồng với mật độ cao hoặc quá thấp thì năng suất thương phẩm sẽ càng giảm Bên cạnh đó, trồng với mật độ cao sẽ gây khó khăn cho việc chăm sóc, tỉa chồi và phòng trừ sâu bệnh cho cây
* Các biện pháp diệt chồi thuốc lào
Bấm ngọn, diệt chồi là biện pháp bắt buộc đối với tất cả các hộ trồng
Số lá trên cây khi bấm ngọn trung bình 24 lá và cây xuất hiện nụ hoa Việc bấm ngọn tức loại trừ ưu thế ngọn nên/lập tức các chồi bên được kích thích hình thành nhanh chóng làm tổn hại đến năng suất và chất lượng Việc đánh chồi là rất quan trọng do vậy hộ nào cũng tiến hành, thường ngắt bỏ bằng tay: 3 - 5 ngày/lần
Bấm ngọn, diệt chồi cũng có sự khác biệt theo vùng và có ảnh hưởng đáng
Trang 18kể đến chất lượng thuốc lào, góp phần tạo nên hương vị đặc thù của địa phương Ở Quảng Xương – Thanh Hóa, nông dân thường để lại 3 nhánh phát triển, nên lá thuốc/cây nhiều và thường nhỏ hơn so với các địa phương khác Ở Tiên Lãng và Yên Phong, thuốc lào chỉ để 1 thân chính; trên mỗi cây khoảng 24 lá,1 chồi ngọn trong khi ở Vĩnh Bảo trên mỗi cây khoảng có khoảng 45 lá, 3-4 chồi ngọn (1 chồi ở thân chính và 2-3 chồi ở thân phụ) Các lần ngắt, đánh chồi ngọn, chồi nách là kích thích cho hình thành và tích luỹ nicotin trong lá… nên thuốc lào Quảng Xương thường nặng hơn nhiều so với thuốc lào ở các vùng khác (Dương Đức Tùng và cộng sự, 2010)
Đối với cây thuốc lào thì việc sử dụng Accotab để diệt chồi mới bắt đầu nghiên cứu, đã thử nghiệm khả năng diệt chồi của Accotab cho thuốc lào tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng Kết quả cho thấy nồng độ Accotab 1% có khả năng diệt chồi tốt và làm tăng năng suất thuốc lào 5-7% và tăng hiệu quả kinh tế 10-15% Tuy nhiên, hiện nay tại Hải Phòng người dân vẫn sử dụng phương pháp thủ công để ngắt chồi
là chính Một số hộ sản xuất thuốc lào đã mạnh dạn dùng hoá chất diệt chồi Accotab và bước đầu đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên mới ở diện tích nhỏ hẹp Mặt khác, do hạn chế về kỹ thuật nên nhiều hộ khi sử dụng hóa chất ở nồng độ không phù hợp dẫn đến cây thuốc lào bị đen thân, thối… ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, (Bùi Thanh Tùng, 2014)
* Thu hoạch và chế biến thuốc lào
Có rất ít các công trình nghiên cứu về cây thuốc lào, các kỹ thuật thu hái và chế biến chủ yếu là kinh nghiệm truyền thống được lưu truyền hàng trăm năm nay Thu hái và ủ thuốc
- Thu hái: Thuốc lào thường được thu hoạch các lá chính và lá ngọn vào thời
kỳ nắng nóng gió tây, khoảng đầu đến giữa tháng 5 (dương lịch) Thời gian thu hoạch như vậy, đảm bảo cho độ chín sinh lý của lá, lá tích luỹ các chất cần thiết tốt nhất, đồng thời thuận lợi cho chế biến thuốc Đối với lá chân, thời gian thu vào khoảng cuối tháng 4 Số lá chân bình quân là 5,4 lá/cây, dao động trong khoảng từ 3 – 8 lá/cây; thu hoạch lá chính và lá ngọn (cùng một lúc và chấm dứt vụ thu hoạch),
số lá chính và lá ngọn có khoảng từ 15-30 lá/cây, trung bình mỗi cây là 20 lá
Trang 19- Ủ thuốc: Lá thu về được rọc bỏ sống lá, cuộn và ủ khoảng 5 ngày 4 đêm đến khi thuốc vàng chín đều ta thái thành sợi Nếu ủ ngắn ngày hơn, thuốc sẽ chưa chín hoàn toàn, khi thái sợi thuốc vẫn xanh; nếu để ủ quá ngày sẽ làm lá thuốc bị thối
- Thái (thành sợi thuốc) Sau khi cuộn thuốc được ủ chín (lá chín vàng đều) tiến hành thái thuốc.Từ năm 2004 về trước thái thủ công bằng tay là chủ yếu; hiện nay xuất hiện một vài hộ sản xuất thuốc có máy thái góp phần nâng cao hiệu suất lao động và chất lượng sợi thành phẩm
- Phơi thuốc
Đây là kỹ thuật đơn giản song lại rất quan trọng quyết định đến chất lượng thuốc Tất cả các vùng trồng thuốc hiện nay đều phơi trên phên tre Thời xa xưa, kỹ thuật phơi rất cầu kỳ, người ta “hồ” lên trên phên thuốc để thuốc được ngon hơn Tuy nhiên hiện nay thì kỹ thuật này không được phổ biến
Trong quá trình phơi thuốc, ta phải tiến hành phun nước (dạng sương) để làm cho sợi thuốc dai, đanh… song đặc biệt là tránh mưa Phơi thuốc vào những ngày nắng nóng, đặc biệt vào thời điểm có gió Tây Nam, chất lượng thuốc lào tốt nhất Bên cạnh đó, trong quá trình phơi tuyệt đối tránh gặp mưa; nếu trong thời gian thái xong mà thời tiết không thuận, buộc phải tiến hành các biện pháp phơi khác như: sấy, hong…
- Đóng gói
Kỹ thuật đóng gói cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thuốc, nếu
ta đóng gói không tốt sẽ làm cho thuốc bị mất hơi, hút không ngon và thậm chí còn dẫn đến thuốc bị mốc Sau khi phơi khô xong, sợi thuốc được để nguyên trên phên mang vào nhà, để cho thuốc dẻo lại là đủ điều kiện để đóng gói Thời gian để sợi thuốc dẻo và mềm tuỳ thuộc vào thời tiết, cụ thể là ẩm độ không khí Ẩm độ không khí khoảng 90% thì thời gian để dẻo sợi rất nhanh, chỉ khoảng vài giờ đồng hồ, và nếu khô, ẩm độ không khí dưới 80% thì lâu hơn nhiều Sợi thuốc đóng gói phải chặt, ép
để giảm tối đa không khí trong các lớp thuốc, không đóng gói khi sợi thuốc chưa dẻo
để tránh gẫy sợi làm giảm chất lượng thuốc trong thời gian bảo quản
Ngoài ra, trong quá trình sơ chế thuốc, nông dân thường trộn sản phẩm thuốc của các tầng lá khác nhau, gọi là “đấu” thuốc, để đảm bảo chất lượng đồng đều
Trang 20Về phương pháp đóng gói bảo quản: Trước đây, nông dân thường cho vào trong chum vại, khi đóng đầy, thường lót một lớp lá chuối khô sau đó mới tiến hành bịt kín miệng chum Ngoài ra, còn có công cụ ép thuốc sợi, khi thuốc phơi khô, tiến hành ép thuốc thành bánh có chiều dài khoảng 50cm, rộng 20 cm, dày 10 cm; sau
đó xếp vào phương tiện bảo quản như chum, bao; giữa 2 bánh thuốc là lớp lá chuối khô Hiện nay, chất lượng bao bì bằng nilon rất tốt, đa số người dân sử dụng túi nilon
để đóng gói sản phẩm; tùy nilon dày hay mỏng có thể dùng tới 2-3 lớp nilon để đóng gói Bốc lật lớp sợi thuốc từ phên cho vào bao nilon, rải thành từng lớp, dùng bàn tay
ấn ép mặt trên của các lớp sợi thuốc, các lớp thuốc được ép chặt, không khí trong các lớp sợi được ép đẩy ra ngoài Khi cho sợi thuốc vừa với kích thước của bao gói và đủ chặt thì bọc kín, không để cho mùi thuốc bay ra ngoài và cũng không để sợi thuốc hút
ẩm từ không khí bên ngoài Bao gói sợi thuốc lào thường có hình khối lập phương, có thể khối vuông (Dương Đức Tùng và cộng sự, 2009)
2.1.2.5 Thị trường tiêu thụ thuốc lào
Thuốc lào có thị trường tiêu thụ rộng rãi, đối tượng sử dụng thuốc lào không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn… vì thế, hàng trăm năm nay, diện tích trồng thuốc lào ở Vĩnh Bảo nói riêng và cả nước nói chung không giảm Cây thuốc lào đã và đang là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân địa phương, góp phần đắc lực vào đảm bảo an sinh – xã hội Thuốc lào tiêu thụ thường qua kênh bán trực tiếp cho người thu gom, một số ít bán lẻ cho người tiêu dùng Chủ yếu được tiêu thụ qua hai kênh như vậy nên đôi khi bà con nông dân mắc phải tình trạng ép giá cả từ lái buôn
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của phát triển sản xuất thuốc lào
a Đặc điểm thực vật học của thuốc lào
Cây thuốc lào có tên khoa học là NicotianarusticaL.họ Cà Solanaceae Cây thảo mọc hàng năm, cao chừng 1m, thấp hơn cây thuốc lá Toàn cây có lông dính Lá mọc so le, có cuống dầy, phiến lá hình trứng đầu nhọn, to và dày hơn lá cây thuốc lá Cụm hoa là một cờ ở ngọn thân, hay cành Cánh hoa màu vàng hay lục sẫm dính liền nhau thành ống ở dưới, phía trên chia 5 thuỳ, tròn, ngắn Quả nang hình trứng hoặc gần hình cầu có đài còn lại bọc ở ngoài, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen
Trang 21Về mặt nguồn gốc, tất cả 65 loài đã phát hiện thuộc chi thuốc lá (nicotiana) đều
có xuất xứ từ châu Mỹ, châu Phi và điều đặc biệt nữa là cả 2 loài (Nicotiana tabacum và nicotiana rustica) đều không tìm thấy mọc ở dạng hoang dại
Thuốc lào có hàm lượng nicotin rất cao Lá của nó ngoài việc dùng để hút
còn sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các thuốc trừ dịch hại hữu cơ Thuốc lào có hàm lượng nicotine khoảng 9%, cao hơn nhiều so với thuốc lá thông thường (khoảng 1 - 3%)
rễ bất định ở phần sát gốc dễ phát sinh thành rễ hút khi đô ẩm không khí cao Rễ thuốc lào tập trung dầy đặc ở lớp đất 0 – 30cm, phát triển theo các hướng Rễ thuốc lào là cơ quan sinh tổng hợp nicotin Nicotin được vận chuyển từ rễ và tích
tụ trên thân, lá thuốc lào
• Thân cây
Thuốc lào trồng có dạng thân đứng, tiết diện thân tròn, chiều cao thân cây có thể đạt từ 1 – 3m, chia làm nhiều đốt, mỗi đốt mạng một lá Đường kính thân đạt 2 – 4cm, nách lá trên thân có chồi sinh trưởng gọi là chồi nách Có 2 loại chồi nách là: chồi nách chính và chồi nách phụ
• Lá thuốc lào
Trên thân chính của cây thuốc lào có nhiều lá Lá thuốc lào có hình dạng
chính là hình mũi mác Độ dày, màu sắc lá có thể thay đổi
Lớp ngoài của biểu bì có tầng cutin trong suốt và có lớp phấn sáp khi lá bắt đầu chín kỹ thuật Lớp tế bào mô dậu và tế bào mô khuyết trong cấu trúc là quyết định độ dày mỏng, độ đàn hồi của lá thuốc lào ở trên mặt lá còn có nhiều tuyến lông đa bào, có hình dạng và kích thước khác nhau Các tuyến này chứa nhựa, hợp chất thơm tự nhiên và tích lũy nhiều khi lá chín kỹ thuật Trên mặt lá có gân chính
và nhiều gân phụ
Trang 22• Hoa thuốc lào
Hoa thuốc lào là hoa đơn, lưỡng tính, có năm cánh, nhị cái ở giữa, xung quanh có năm nhị đực thường mọc cao hơn nhị cái, thuốc loại hoa tự hữu hạn, được hình thành do sự phân hóa của đỉnh sinh trưởng thân Chính giữa chùm hoa có hoa trung tâm và có các nhành hoa mọc từ trục chính của chùm hoa
Phương thức thụ phấn của thuốc lào là tự phối (97-98%), còn lại có thể là do thụ phấn chéo do gió hoặc côn trùng…
• Quả và hạt thuốc lào
Quả thuốc lào được hình thành trên đài hoa Mỗi cây có 100 – 150 quả trên mỗi chùm hoa Mỗi quả có hai ngăn, khi chín chúng thường tách ra
Hạt thuốc lào rất nhỏ, khối lượng 1000 hạt sấy lò là 0,07 – 0,10 gam, trong mỗi gam hạt có từ 10.000 – 15.000 hạt
b Đặc điểm kỹ thuật trong sản xuất thuốc lào
So với trồng lúa và các cây rau màu khác thì trồng thuốc lào vất vả hơn rất nhiều Bà con phải thường xuyên bẻ chồi phụ (chánh), cứ đều đặn tuần một lần
để tập trung phát triển cho thân chính Rồi đến công việc làm cỏ, tưới nước, phun thuốc chống rầy, bón phân… Từ khi trồng đến khi thu hoạch, lúc nào người nông dân cũng "đầu tắt mặt tối" chăm sóc sao cho cây thuốc lào mang lại năng suất cao nhất
Từ lúc trồng là vào đầu tháng 11 năm này cho tới tháng 4, tháng 5 năm sau, ngày nào cũng cần phải chăm sóc
Bắt đầu gieo hạt từ đầu tháng 10 dương lịch, nếu muộn là tháng 12, để tránh sương muối, mỗi luống được che đậy rất cẩn thận
Sau một thời gian, khi cây đã có từ 2 - 3 lá thì bắt đầu quá trình giâm Điều này sẽ làm cây phát triển tốt hơn, không héo Khoảng 15 - 20 ngày sau thì bắt đầu cày đất, vun luống, đổ hốc, bón phân và bắt đầu trồng
• Chọn đất và làm đất trồng
- Chọn đất: Cây thuốc lào phù hợp với đất thịt nhẹ, thịt trung bình, cát pha, đất bãi bồi Đất không chua, nhiễm mặn, phèn Không chọn đất bị ngập, úng Để có năng suất cao và giảm chi phí đầu tư chọn đất gần nguồn nước tưới
Trang 23- Làm đất: Đất tơi, xốp, sạch cỏ và lên luống trước khi trồng là điều kiện rất quan trọng để cây thuốc lào phát triển tốt, giảm nhẹ công lao động khi xới xáo, bón phân và tưới tiêu nước Đất cày 2 lần vuông góc nhau, mỗi lần cách nhau ít nhất 10 ngày cho ải đất, chết cỏ Lần 3 cày lên luống, đỉnh luống này cách đỉnh luống kia 0,8 - 1,0 m, mương luống rộng 0,2 -0,3 m Nên cày bằng máy cày đại để đất cày được sâu (20-30cm) và lên luống được to Khi cày lên luống nên tính trước mương tưới, mương tiêu Sửa vét lại luống và nhặt sạch cỏ trước khi trồng
• Trồng
- Nếu trời mưa nhẹ, đất đủ ẩm trồng thẳng giữa sườn luống
- Nếu đất khô, dẫn nước vào rãnh cho ngập khoảng 1/3 – 1/2 luống, trồng ngay mép nước
- Mật độ trồng: Đất tốt trồng thưa (22.000- 25.000 cây/ha) khoảng cách trồng 0,3 – 0,35m cây, đất xấu trồng dầy (27.000-30.000 cây/ha) khoảng cách trồng 0,3m cây, hàng cách hàng 0,6m
- Cách trồng: Cây giống nhổ lên phải ngắt bỏ các lá vàng, lá nhiễm bệnh để nơi mát và trồng xong trong ngày Trồng bằng cách cuốc lổ, dùng cây chọc lổ hoặc cấy bằng tay Trồng sâu 4-5cm, dùng tay bóp nhẹ
- Sau 5-7 ngày trồng dặm những cây chết
• Làm cỏ, bón phân, vun gốc
- Bón phân: Lượng phân cần bón trung bình cho 1ha : Nitrat amôn 200kg + Kaly sulfat 400 kg + lân 400kg Chia làm 2-3 lần bón tuỳ thuộc tính chất đất, chất lượng làm đất Muốn thuốc lào ngon phải bón nhiều phân và phân tốt Thuốc lào ưa phân “Bắc” (phân chuồng) được ủ kĩ với tro và đất màu, đảo tơi bón lót vào trong lòng luống Khi cây thuốc đã bén rễ, phát triển, thì định kì tưới bằng phân chuồng ngâm ngấu, tưới trực tiếp vào từng gốc cây, khoảng một tuần, hoặc 10 ngày tưới một lần cho đến khi cây thuốc phát triển đủ lá cần thiết thì thôi Nếu ít phân thì thuốc không phát triển được, lá ít, lá nhỏ lại mỏng, ngược lại đủ phân, bón đúng cách, cây thuốc nhiều lá, lá to, lá dày, cho chất lượng ngon (thường bón 500kg đến 800kg phân chuồng cho một sào)
- Làm cỏ, vun gốc: Từ 2-3 lần kết hợp với bón phân, lần 1 xới nhẹ, vun thấp,
Trang 24lần 2, 3 xới mạnh vun càng cao càng tốt nhưng không lấp lá Để đất khô 2-3 ngày cho cỏ chết trước khi tưới nước
- Thời gian làm cỏ, bón phân, vun gốc: Nếu bón 2 lần:
+ Lần 1: 10 - 15 ngày sau trồng, 25% đạm + 25% kaly + 100% lân Bón cách gốc 5cm
+ Lần 2: 30 - 35 ngày sau trồng, 75% đạm + 75% kaly Bón cách gốc 15cm
Nếu bón 3 lần:
+ Lần 1: 10 - 15 ngày sau trồng, 25% đạm + 25% kaly + 100% lân Bón cách gốc 5cm
+ Lần 2: 20 - 25 ngày sau trồng, 25% đạm + 25% kaly Bón cách gốc 10cm
+ Lần 3: 30 - 35 ngày sau trồng, 50% đạm + 50% kaly Bón cách gốc 20cm
• Tưới và tiêu nước
Không thể có năng suất cao, chất lượng tốt nếu cây thuốc lá bị thiếu nước hoặc dư nước (ngập úng 1 - 2 ngày cây héo rủ, chết) Số lần tưới và lượng nước tưới tuỳ thuộc độ ẩm đất và thời tiết Kể từ sau trồng đến 10 ngày ẩm độ đất thích hợp 80
- 90%, từ 10 - 40 ngày ẩm độ đất 60 - 65% (giữ cho hơi thiếu ẩm để tạo hệ thống rể phát triển và xuống sâu), từ 40 – 60 ngày là thời gian thân lá phát triển mạnh cần nhiều nước độ ẩm đất thích hợp 80 – 85%, từ sau 60 ngày giữ ẩm độ đất từ 65 – 70% Sau mỗi lần bón phân, bẻ thuốc nếu đất khô phải tưới nước ngay
Khi tưới nước theo rãnh chỉ để nước ngập từ ½ đến ¾ luống, không để nước tràn lên mặt luống
• Phòng trừ sâu bệnh
- Khi sâu bệnh xuất hiện cây đã bị ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, việc xử lý càng tốn kém và ít hiệu quả khi cây càng lớn.Vì vậy việc phun thuốc đúng lúc là biện pháp hữu hiệu, kinh tế, an toàn nhất để phòng trừ sâu bệnh
- Sâu: Các loại sâu hay cắn phá gây hại cho cây thuốc là sâu xanh, sâu khoanh, sâu chùm, bọ trĩ, rệp, rầy mền… Để xử dụng thuốc hoá học có hiệu quả cần nhất là phải phát hiện sớm, phun thuốc khi sâu rầy tuổi còn non
- Bệnh: Các loại bệnh thường hay gặp và gây ảnh hưởng lớn là: Lở cổ rễ, Thối đen rễ, Đốm mắt cua, Đốm nâu…
Trang 25Việc phun thuốc định kỳ phòng trừ bệnh rất tốt, và có tác dụng phòng trừ sâu, rầy Việc kết hợp giữa thuốc sâu + bệnh nhằm giảm bớt công lao động Chú ý chỉ phối hợp thuốc với những loại thuốc có thể kết hợp (theo hướng dẫn được ghi ở nhãn thuốc hoặc của cán bộ kỹ thuật)
• Đánh nhánh, ngắt ngọn
Biện pháp này làm tăng 20% năng suất so với ruộng không đánh nhánh ngắt ngọn, chi phí thực hiện rẻ (chỉ bằng khoảng 10% hiệu quả đem lại), dễ thực hiện Ngắt ngọn ngay khi cây vừa chớm nhú đỉnh ra hoa, ngắt xong nhỏ thuốc diệt chồi thuốc lá Accotab 330EC nồng độ 1% lên đỉnh vừa ngắt (dùng 2 lít Accotab 330 EC pha với 200 lít nước cho vào chai nhựa (chai nước khoáng, chai xà phòng… trên nắp gắn một van ruột xe đạp làm vòi chảy) nhỏ cho 1 ha Nhỏ từ đỉnh ngọn vừa ngắt cho nước thuốc Accotab chảy ngấm xuống khoảng hơn ½ cây)
Phương pháp bẻ: Người bẻ thuốc đi giữa luống hai tay bẻ hai hàng, mỗi hàng
bẻ một bên; nắm vừa đủ nắm mỗi tay thì xếp dọc hai bên luống, cuống lá quay xuống giữa rãnh Bẻ hết luống quay lại ôm có thứ tự dồn vào đầu chỗ mát chờ chuyển đi Khi vận chuyển dùng dây mềm, tấm bạt, bao tải… bó thành từng bó vừa
đủ ôm, phải đảm bảo lá thuốc được xếp thứ tự đầu đuôi, xếp từng lớp một, lá thuốc không bị gẫy, dập
Chất lượng của thuốc phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng con giống, đất trồng
và chế độ chăm sóc của người dân
c Đặc điểm về giống
Hiện nay ở huyện Vĩnh Bảo các giống được trồng chủ yếu là giống Ré Đen,
Trang 26Ré Trắng và giống Mới Tuy nhiên mỗi giống lại có một đặc tính, phẩm chất và cho năng suất khác nhau, phù hợp với từng chất đất từng địa phương
Qua tổng hợp số liệu điều tra cho thấy ở khu vực xã Lý học thì giống Ré Đen
và giống Mới được ưa chuộng nhiều hơn, cho năng suất và chất lượng thuốc cao và ngon hơn Riêng giống Ré Trắng thì không được ưu tiên trồng ở khu vực xã này vì
chất đất ở đây không thuận lợi cho việc phát triển của giống Ré Trắng
d Đặc điểm chế biến thuốc lào
Chế biến thuốc lào cũng có nhiều công đoạn và khác so với nhiều cây công nghiệp khác Các hộ sản xuất thuốc lào sẽ tự chế biến và bảo quản thuốc ngay tại nhà mình
Khi thuốc lào được bẻ về phải quét qua cho sạch nếu lá có đất, sau đó dùng dụng cụ bằng tre hình chữ V, 2 đầu có một sợi cước để rọc bỏ phần cuộng Phân lá thuốc thành hai loại: lá áo (là lớp lá bọc bên ngoài, thường chọn những lá to, không rách nhiều), lá lòng (là lớp lá làm phần ruột bên trong, thường chọn những lá nhỏ,
bị rách nhiều)
Tiếp theo là xếp các dây lạt xuống nền nhà, đặt 2 cây vè lên trên và bắt đầu xếp lớp lá áo lên trên, khi chiều dài đã được khoảng 2,0 – 2,5m thì dừng lại và cho lớp lá lòng lên trên lớp lá áo Công đoạn tiếp theo là cuốn lại thành bó, mỗi bó có đường kính khoảng 20cm Khi các bó thuốc đã xong thì tiếp tục đến khâu ủ thuốc Đặt các bó thuốc lên trên cuộng thuốc hoặc rơm và che lại bằng các bao bì Khi thuốc chuyển sang màu vàng, thường là 4 -5 ngày sau khi ủ thuốc thì bắt đầu công đoạn thái thuốc
Trước khi thái thì phải cuốn chặt từng bó thuốc lại cho vừa máy thái thuốc Thuốc được thái thành sợi nhỏ, dùng dao cắt ngắn khoảng 10cm, dẫm cho thuốc ra bớt nước (để thuốc khô nhanh và tạo màu), tiếp theo là phơi thuốc lên những nong tre theo các lớp mỏng, đem ra nắng phơi khô Nếu trời không nắng, thuốc không khô được thì phải sấy bằng cách đốt rơm rạ, ngày hôm sau phải mang ra phơi ngay, tuy nhiên cách này sẽ làm cho màu thuốc không đẹp và chất lượng thuốc không cao Nếu trời nắng to, nhiệt độ từ 25oC trở lên thì khoảng 3 – 4 ngày sau sẽ trở mặt thuốc
để cả 2 mặt đều lên màu đẹp khoảng 2 – 3 ngày Đặc biệt phải phơi qua 3 đêm
Trang 27sương thì thuốc lào sẽ dậy màu đỏ rất thơm ngon và bắt mắt, sau đó thì sẽ gấp thuốc, lúc này thuốc sẽ có màu đỏ nâu; còn nếu thời tiết không tốt thì màu thuốc sẽ hơi đen
Thuốc được cuộn lại từng cuộn nhỏ (phên thuốc), được bảo quản trong các túi nilon và có bỏ xen lẫn lá mò để giữ mùi cho thuốc lào
Thời tiết trong thời gian phơi thuốc cũng ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, nếu trời nắng thì chất lượng thuốc sẽ cao hơn khi phải sấy bằng cách đốt rơm rạ
• Đánh giá chất lượng, phẩm cấp của thuốc lào
Sản phẩm của quá trình sản xuất và chế biến thuốc lào đó là thuốc lào sợi khô Tuy nhiên, không phải thuốc lào nào cũng có chất lượng như nhau Thuốc lào ngon được đánh giá là thuốc sợi nhỏ, màu đỏ đẹp, khói êm và khi hút thì có “hậu”; loại này thường đem lại cảm giác “phê phê” cho người hút Tuy nhiên, sự đánh giá ngon hay không ngon còn tùy thuộc vào từng người hút, từng vùng miền, với loại thuốc ngon thì giá bán thường sẽ cao hơn các loại khác
Thuốc lào ở dạng trung bình được nhận xét là loại thuốc sợi nhỏ, màu không đẹp lắm, khói thuốc ngang hơn Và nếu là loại thuốc không ngon thì màu xấu, nhạt,
và khi hút có thể bị sặc Vì vậy, người dân thường trộn thuốc lào không ngon với thuốc lào ngon để có được giá bán cao hơn
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất thuốc lào
Ảnh hưởng của đất trồng đến chất lượng sản phẩm thuốc lào:
Ảnh hưởng của đất trồng đến hàm lượng nicotin trong sản phẩm thuốc nicotin là alkalat trong một phân tử nicotin chứa hai nguyên tử N nicotin có hàm lượng nicotin càng cao thì hút càng nặng, ngon và ngược lại
Ảnh hưởng của đất trồng đến hàm lượng đường, nitơ- protein, clo trong sản phẩm thuốc lào
Đường nitơ- protein clo trong sợi thuốc quyết định độ nóng, mùi vị và độ tàn sợi thuốc, tuy nhiên với thuốc lào thì độ tàn thuốc là chỉ tiêu ít được quan tâm Số lượng các chất có trong sợi thuốc từ đó ảnh hưởng đến độ nóng, êm…của thuốc lào Hàm lượng đường trong sản phẩm quyết định vị nóng của thuốc khi hút, thuốc có hàm lượng đường càng cao thì hút càng nóng và ngược lại thuốc có hàm lượng
Trang 28đường càng thấp thì hút càng êm Hàm lượng nitơ- protein trong sản phẩm thuốc là chỉ tiêu ảnh hường đến mùi vị đặc trưng của thuốc có hàm lượng nitơ- protein cao thì có mùi sản phẩm đặc trưng cao
Nếu đất thuộc loại đất nhiễm mặn, đất màu thì năng suất cũng như chất lượng thuốc cũng sẽ cao hơn, dẫn đến hiêu quả đạt được cũng sẽ cao hơn so với nếu đất trồng thuộc loại đất cát, đất thịt
Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng sản phẩm thuốc lào Thuốc lào ưa phân bắc (phân chuồng) được ủ kỹ với tro và đất màu đảo tơi bón lót vào trong lòng luống Khi thuốc đã bén rễ, phát triển thì định kỳ tưới bằng phân chuồng, tưới trực tiếp vào từng gốc, khoảng một tuần hoặc mười ngày tưới một lần cho đến khi thuốc phát triển đủ lá cần thiết thì thôi Nếu ít phân thì thuốc không phát triển được, lá ít, lá nhỏ lại mỏng, ngược lại đủ phân bón đúng cách thuốc nhiều lá, lá to lá dày cho chất lượng ngon Phân bắc trước đây được dùng khá phổ biến và bón phân bắc sẽ đem lại chất lượng và năng suất tốt hơn, cũng như chi phí thấp hơn Tuy nhiên hiện nay lượng phân bắc hạn chế nên người nông sử dụng phân hữu cơ nhiều hơn để bón thay phân bắc đảm bảo cho chất lượng và số lượng sản xuất được đảm bảo
- Cây giống: Nếu chất lượng cây giống tốt thì năng suất cũng như hiệu quả sản xuất thuốc lào đạt được cũng sẽ cao hơn so với cây giống có chất lượng kém Tùy từng loại giống mà trồng ở từng xã từng khu vực nhằm phát huy được đặc tính lợi thế của từng loại giống Giống ré đen thì hầu hết phổ biến ở khắp các xã Nhưng ré trắng thì hiện nay ít được trồng chủ yếu phù hợp ở xã Thắng Thủy do tính chất đất ở địa phương này phát huy được thế mạnh của giống Ré Trắng Còn giống Mới thì được trồng chủ yếu tại xã Tam cường, các xã khác thì tính chất đất không phù hợp nên cho hiệu quả không cao
- Vật tư: Thuốc lào là cây đòi hỏi đầu tư về vật tư khá cao Tong đó phân chuồng cũng ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của thuốc Trước đây đa phần các hộ thường chăn nuôi nên lượng phân chuồng khá dồi dào để bón cho thuốc Tuy nhiên những năm gần đây số hộ chăn nuôi giảm mạnh vì thế lượng phân chuồng không nhiều Một số hộ đi mua của những gia đình không sản xuất thuốc lào, số còn
Trang 29lại không có thì bón tăng lượng phân đạm, kali… để đạt hiệu quả cao Thường là mức bón 40kg phân đạm/sào và 20 kg kali/sào mới đảm bảo cho việc sản xuất thuốc lào đem lại hiệu quả cao Một số hộ do điều kiện kinh tế không cho phép nên sử dụng lượng phân bón vật tư ít kéo theo năng suất chất lượng của thuốc cũng thấp
- Kỹ thuật: Sản xuất thuốc lào đòi hỏi phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt
Vì năng suất và chất lượng của thuốc đòi hỏi phải tuân thủ đúng kỹ thuật Thu hoạch thuốc thì phải căn cứ vào độ già của lá thuốc Khi lá già có màu hơi ngả vàng thì mới thu hoạch, thu hoach và buổi trưa, chiều để đảm bảo lá thuốc khô sương nếu thu hoạch khi còn sương thì bắt buộc phải phơi khô lá sau đó mới rọc sống lá và bó cuộn nếu bó cuộc khi lá còn sương thì sẽ bị thối Để có màu sợi thuốc đẹp và độ nóng vừa phải, thuốc ngon hơn thì khâu ủ thuốc cũng rất quan trọng Thường khi thuốc đã được vào cuộn thì ủ 4-5 ngày sau đó mới cho ra thái Nếu thái sớm thuốc vẫn còn xanh sẽ khiến thuốc sau khi phơi có vị nóng và hắc, màu không đẹp Còn nếu ủ lâu quá thuốc sẽ bị thối bên trong Quá trình phơi cũng đảm bảo đủ nắng tránh
bị mưa để chất lượng cũng như màu sắc của thuốc
- Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất thuốc lào như: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thời tiết…
+ Thời tiết: nếu gặp thời tiết thuận lợi thì cây thuốc lào phát triển và sinh trưởng tốt, từ đó cho năng suất cao và giảm thiểu chi phí; giai đoạn chế biến cũng sẽ diễn ra dễ dàng, khối lượng thuốc khô và chất lượng thuốc cũng sẽ cao hơn Điều này sẽ làm cho hiệu quả trong sản xuất và chế biến thuốc lào đạt được cũng sẽ cao hơn Ngược lại thì cây thuốc lào sẽ sinh trưởng và phát triển kém cho năng suất thấp, chất lượng thấp dẫn đến hiệu quả đạt được sẽ không cao Ngay từ khi trồng cho tới khi thu hoạch Giá trị của thuốc lào phụ thuộc phần lớn vào điều kiện thời tiết Nếu như mưa nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ngập úng và sẽ chết Đặc biệt trong quá trình sơ chế, nếu không gặp được nắng thì sợi thuốc sẽ đen, khét Chất lượng cũng như giá trị giảm mạnh
- Trình độ, kinh nghiệm của người dân: trồng thuốc lào là tập quán canh tác
có từ lâu đời tại địa phương, vì vậy với trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm hơn thì
Trang 30kỹ thuật canh tác, chăm sóc và chế biến sẽ cao hơn dẫn đến năng suất và chất lượng đạt được sẽ cao hơn, thu nhập tăng làm cho hiệu quả đạt được cũng cao Những người được gọi là có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến thuốc lào thường là người cao tuổi, có số năm kinh nghiệm từ 15 năm trở lên; những người này có sự
am hiểu sâu về cả quá trình trồng và chế biến thuốc lào, làm thế nào để có lượng chất lượng thuốc tốt nhất mà năng suất đạt được sẽ cao nhất
- Vốn đầu tư:
Vốn là yếu tố thiết yếu cho quá trình sản xuất kinh doanh, và đối với các hộ sản xuất và chế biến thuốc lào vốn sản xuất cũng là một yếu tố không thể thiếu Nếu lượng vốn đầu tư dồi dào thì quá trình sản xuất và chế biến thuốc lào cũng diễn ra
dễ dàng hơn, điều kiện chăm sóc cũng sẽ tốt hơn; vì thế năng suất và hiệu quả sản xuất đạt được cũng sẽ cao hơn
- Công lao động: Thông thường bất cứ một công việc nào mà có sự giúp đỡ
từ nhiều người thì cũng sẽ hoàn thành nhanh hơn và chất lượng công việc cũng sẽ cao hơn Trong việc sản xuất và chế biến thuốc lào cũng vậy, nếu có nhiều công lao động thì việc chăm sóc thuốc hàng ngày sẽ tốt hơn, công đoạn chế biến cũng diễn ra nhanh hơn làm cho năng suất và chất lượng thuốc cũng được nâng lên Điều này sẽ dẫn đến hiệu quả đạt được sẽ cao hơn
- Sâu bệnh: khi sâu bệnh xuất hiện cây đã bị ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, việc xử lý càng tốn kém và ít hiệu quả khi cây càng lớn.Vì vậy việc phun thuốc đúng lúc là biện pháp hữu hiệu, kinh tế, an toàn nhất để phòng trừ sâu bệnh Nếu tình hình sâu bệnh diễn ra phức tạp, nhất là bệnh nấm (hiện chưa có thuốc đặc trị riêng) thì năng suất thuốc lào thấp và dẫn đến hiệu quả thấp
- Bảo quản sau khi chế biến: công tác bảo quản sau chế biến có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thuốc lào Nếu bảo quản tốt thì thuốc giữ được màu và mùi thì giá trị sẽ cao hơn Ngược lai, bảo quản không tốt, thuốc bị ẩm mốc, mất mùi thì giá trị sẽ thấp hơn
Ngoài ra yếu tố ảnh hưởng còn phải kể đến việc chăm sóc, theo dõi hàng ngày cho như nhặt cỏ, bắt sâu, diệt bọ rầy Để đảm bảo cho sinh trưởng phát triển
Trang 312.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất thuốc lào
2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất thuốc lào trên thế giới
Thuốc lào là cách gọi truyền thống có từ lâu ở nước ta và đây là cách sử dụng khói thuốc một cách rất riêng biệt: qua điếu cày, điếu bát (và đôi khi qua vấn sâu kèn tự tạo khi không có điếu) hay ăn trực tiếp trong tục ăn trầu Thuốc lá mới chỉ xuất hiện khoảng 200 năm nay nhờ những tiến bộ về công nghệ cuốn điếu, phối chế và nhờ đó, thói quen hút thuốc lá điếu đã nhanh chóng phổ biến khắp thế giới
và giành được một phần người hút thuốc lào trước đây Thói quen hút thuốc lào không phải chỉ có riêng ở Việt Nam mà có ở khá nhiều nước trên thế giới Theo Vân đài loại ngữ (Trần Văn Giáp, 2006), năm Mậu Dần, đời vua Càn Long (1758) Trung Quốc, sách Bản thảo tòng tân, liệt thuốc hút vào các loại cỏ độc: “tính nó cay, nóng, trị các chứng phong hàn, tê thấp, trệ khí, đọng đờm, sơn lam chướng khí Khói thuốc vào mồm không theo thường độ, một lúc nó chạy khắp người, làm cho khắp các cơ thể trong người đều thông khoái, thay được cả rượu, chè, cả đời không chán Cho nên người ta gọi thuốc hút là Tương tư thảo” Như vậy, thuốc lào đã được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc vào thế kỷ XVIII Một số di chứng khảo cổ tại Trung Quốc đã cho thấy từ cách đây 4.000 năm người ta đã biết sử dụng thuốc lào và một số bức tranh của người Maya cổ cách đây trên 2000 năm cũng đã minh họa Ngay hiện nay, do cách sơ chế đơn giản, sản xuất nhỏ theo kiểu tự cung tự cấp nên hầu như không có thống kê riêng cho thuốc lào Mặt khác, tên gọi thuốc lào hay tên các loại điếu hút lại thường gắn với tên địa phương nên rất khó có thông tin chung (Nguyễn Văn Biếu, 2005) Thuốc lào ngày nay thường được xếp vào nhóm thuốc lá đen phơi nắng cùng nhóm với xì gà và chiếm 1/2 sản lượng thuốc lá toàn thế giới (khoảng 1,4 triệu tấn/năm) và trong số này, chỉ có 20% được trao đổi buôn bán trên thế giới Thuốc lào được trồng ở rất nhiều nước với đặc trưng sản phẩm là hàm lượng nicotin khá cao (5-8%), hàm lượng đường rất thấp (<3%), hàm lượng protein cao (16-18%) và do vậy, lượng phân bón sử dụng rất cao (cả phân chuồng
và phân hóa học), bón nhiều lần và thậm chí bón liên tục đến trước khi thu hoạch (Nguyễn Văn Biếu, 2005)
Như vậy, thuốc lào được trồng và sản phẩm thuốc lào đã được tiêu dùng từ
Trang 32rất lâu ở các châu lục và cách sử dụng cũng như dụng cụ để hút thuốc cũng khác nhau Cây thuốc lào vốn nguồn gốc ở Châu Mỹ, có lịch sử trồng trọt cách đây khoảng 4000 năm, nhưng được đưa về trồng ở nhiều nước trên thế giới: người ta ước tính mỗi năm toàn thế giới sản xuất khoảng 4 triệu tấn thuốc lào khô, trong đó
¾ sản xuất ở Châu Mỹ và các nuớc Châu Á Những nước sản xuất nhiều thuốc lá trên thế giới có Mỹ (gần một triệu tấn/năm),Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Nhật Bản Thuốc lào là mặt hàng xa xỉ phẩm nhưng nhu cầu sử dụng trên thị trường thế giới là rất lớn Trồng thuốc lào cho hiệu quả cao hơn nhiều so với cây trồng khác (1000 – 1200USD/tấn lá khô)
Diện tích thuốc lào tập trung chủ yếu ở Châu Á 2.500.000ha, Châu Mỹ 1.600.000ha, Châu Phi 326.000ha Chất lượng thuốc lào tốt tập trung ở một số bang
của nước Mỹ, CuBa và Ấn Độ
2.2.2 Tình hình phát triển sản xuất thuốc lào tại Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình sản xuất thuốc lào tại Việt Nam
Ở Việt Nam, thuốc lào được trồng vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến Đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) và các dân tộc thiểu số từ miền núi phía bắc đến miền tây Quảng Bình, Nghệ An, nhưng tập trung tại một số tỉnh/thành như: Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Bắc Ninh Ngoài ra, thuốc lào còn được trồng rải rác trên diện tích nhỏ, không ổn định và mang tính tự cung tự cấp ở nhiều vùng khác Mục tiêu trồng thuốc lào để hút là chính, ngoài ra còn dùng ăn cùng lá trầu (Đào Duy Anh, 2002)
- Diện tích, sản lượng thuốc lào tại Việt Nam
Hiện nay, diện tích trồng thuốc lào ở nước ta khoảng 4000 ha; trong đó Hải Phòng là địa phương có diện tích trồng lớn nhất (2500 ha); Thanh Hóa, 610ha; Thái Bình 500ha; Bắc Ninh 300ha và một số diện tích nhỏ lẻ ở các địa phương khác Năng suất thuốc lào phụ thuộc vào giống, kỹ thuật canh tác, đất trồng của từng địa phương Ở các vùng trồng Hải Phòng, năng suất thuốc lào thương phẩm đạt khoảng 1,6-2,0 tấn/ha; trong khi đó thuốc lào ở Quảng Xương – Thanh Hóa chỉ đạt khoảng 1,2-1,5 tấn/ha và cũng có một vài chân đất ở Hải Phòng, năng suất chỉ đạt khoảng 0,8-1,2 tấn/ha song chất lượng thuốc được đánh giá rất cao
Trang 33Bảng 2.1 Diện tích gieo trồng thuốc lào tại Việt Nam 2006- 2011
Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng (2010, 2011, 2012); Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn các tỉnh: Thanh Hoá, Bắc Ninh, Thái Bình (2011)
Bảng 2.2 Sản lượng thuốc lào tại Việt Nam
Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng (2010, 2011, 2012); Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn các tỉnh: Thanh Hoá, Bắc Ninh, Thái Bình (2011)
Sản lượng thuốc lào toàn quốc hiện nay khoảng 6352 tấn trong đó: Hải Phòng 4161 tấn; Thanh Hóa 800 tấn; Thái Bình 802 tấn; Bắc Ninh 409 tấn
- Hiệu quả kinh tế
Thuốc lào có thời gian sinh trưởng từ 160-180 ngày, thời gian thu hoạch
125-145 ngày, trong quá trình sinh trưởng phát triển, nông dân tốn rất nhiều công chăm sóc
và lượng phân bón cho cũng cao hơn các trồng khác Sau khi thu hoạch, phải tiến hành
sơ chế, thái, phơi rất công phu mới thành sản phẩm thương phẩm trên thị trường (Dương Đức Tùng và cộng sự, 2008) Tuy nhiên, giá bán của thuốc lào cũng cao hơn các loại trồng khác và ổn định Hiện nay, bình quân giá thuốc lào có chất lượng trung bình là 120.000đ/kg; thuốc lào ngon lên tới 200.000 – 300.000 đ/kg Nếu tính bình quân 1 sào Bắc Bộ thu được từ 50-60 kg thuốc lào thương phẩm thì tổng doanh thu 1 sào đạt
Trang 346.000.000-7.000.000đ/sào; cho lãi 3-4 triệu đồng/sào (cả công lao động) Đây là khoản thu nhập rất cao so với các trồng khác.Vì vậy, mặc dù trồng thuốc lào rất vất vả song diện tích thuốc lào vẫn ổn định và có chiều hướng tăng lên trong những năm gần đây do sản phẩm có thể bảo quản lâu dài; có thị trường đầu ra ổn định
Năm 2010 thuốc lào Tiên Lãng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và bảo vệ thành công quyền bảo hộ Chỉ dẫn địa lý Đây là bước đột phá trong việc xây dựng thương hiệu, để đẩy mạnh quảng bá và tiêu thụ thuốc lào trong và ngoài nước
2.2.2.2 Tình hình tiêu thụ thuốc lào ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuốc lào được sử dụng hút từ năm 1660 Do thấy tác hại của hút thuốc lào, đến thế kỷ thứ XVIII, Vua Lê Huyền Tông đã hai lần ra lệnh cấm hút thuốc, song rồi phải bãi bỏ (Trần Văn Giáp, 2006)
Từ đó đến nay, thuốc lào đã là sản phẩm truyền thống mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Nó đã đi vào trong ca dao tục ngữ của người dân ta hàng đời đời nay, nhất là người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ
Hiện nay, thuốc lào có thị trường tiêu thụ rộng khắp trên cả nước, và đối tượng hút thuốc lào đa dạng, không phân biệt trình độ, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, vùng miền
Với sản lượng trên 6000 tấn mỗi năm, thuốc lào chủ yếu là tiêu thụ nội địa Mặc dù có thể có những tác hại về sức khỏe do hút thuốc lào gây nên song hút thuốc lào vẫn là thói quen, niềm đam mê, nét văn hóa đã được hình thành từ xa xưa nên người hút ngày càng có chiều hướng gia tăng và trẻ hóa đặc biệt trong giới sinh viên hiện nay Tại Hải Phòng, đặc biệt là các huyện ngoại thành, hộ nào cũng có điếu thuốc lào (điếu cày, hoặc điếu bát) để gia chủ tiếp khách đến chơi nhà Các quận nội thành, khu vực đô thị; thuốc lào được sử dụng phổ biến ở các quán nước ven đường, khu công nghiệp v.v
Các gia đình người Việt tại nước ngoài, mặc dù xa tổ quốc rất nhiều năm, song hương vị thuốc lào vẫn luôn bên cạnh những người con xa xứ góp phần tạo nên nét đậm đà của nền văn hóa Việt Nam
Ở Hải Phòng, sản phẩm thuốc lào được một số doanh nghiệp thu mua và đóng gói, tiêu thụ ở khắp các địa phương trong cả nước, trong khi đó ở các tỉnh khác, việc tiêu thụ vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp, và thông qua lái buôn Thuốc lào Kiến Thiết – Tiên Lãng,
Trang 35thời phong kiến đã được là vật phẩm để tiến Vua hang năm, vì vậy giá sản phẩm thuốc ở nơi đây cao hơn các địa phương khác
Năm 2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng đã xây dựng thành công thương hiệu chỉ dẫn địa lý Thuốc lào Tiên Lãng cho sản phẩm thuốc lào Đây là một bước ngoặt mới trong công tác quảng bá nông sản đặc thù của địa phương đồng thời góp phần chống tình trạng gian lận thương mại, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc lào tại Tiên Lãng nói riêng và cả nước trong quá trình toàn cầu hóa
2.2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thu tiêu thụ thuốc lào ở Hải Phòng
a) Diễn biến về diện tích trồng thuốc lào tại Hải Phòng
Hải Phòng là địa phương có diện tích trồng thuốc lào lớn nhất toàn quốc với diện tích hàng năm dao động trong từ 1.950 ha đến 2.200 ha; năng suất trung bình 16,5 tạ/ha (thuốc thành phẩm); sản lượng đạt 3.500 tấn Thuốc lào được trồng tập trung ở huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo, diện tích còn lại nằm rải rác ở các huyện: An Lão, Kiến Thuỵ, Thủy Nguyên
Bảng 2.3 Diện tích trồng thuốc lào ở Hải Phòng trong 13 năm
Trang 36Trong 13 năm gần đây, mặc dù tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, nhiều lao động nông nghiệp đã chuyển sang lao động ở lĩnh vực khác (chủ yếu là công nghiệp, xây dựng) song diện tích trồng thuốc lào khá ổn định và có xu hướng tăng lên, đạt diện tích cao nhất vào năm 2011 (2.525,4 ha), đến năm 2012, diện tích trồng thuốc lào có giảm xuống song vẫn ở mức cao so với các năm trước, đạt 2.155,2 ha Đặc biệt những từ năm 2013- 2015 diện tích canh tác đã tăng lên điều đó cho thấy hiệu quả từ việc phát triển sản xuất thuốc lào đã thu hút được bà con nông dân tham gia sản xuất mở rộng quy mô.Để khẳng định them trồng thuốc lào cho hiệu quả kinh
tế cao và sản phẩm thuốc lào luôn có chỗ đứng trên thị trường
b) Diễn biến về năng suất và sản lượng thuốc lào tại Hải Phòng
Diễn biến về năng suất và sản lượng thuốc lào tại Hải Phòng trong 10 năm, giai đoạn 2003-2012 được thể hiện tại bảng 2.4
- Năng suất và sản lượng:
Năng suất thuốc lào tương đối ổn định trong 10 năm gần đây Năm 2009 năng suất thuốc lào đạt cao nhất (17,23 tạ/ha), còn lại năng suất thuốc lào dao động
từ 15,9-16,75 tạ/ha), điều đó chứng tỏ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất thuốc lào còn nhiều hạn chế
Bảng 2.4 Năng suất, sản lượng thuốc lào ở Hải Phòng
Trang 37Sản lượng thuốc lào tăng mạnh (44,6%) trong 10 năm qua, từ 2.372 tấn (năm 2003) lên 3.431 tấn (năm 2012), điều này chứng tỏ sản xuất thuốc lào cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định
- Tình hình tiêu thụ thuốc lào:
Sản phẩm thuốc sợi được tiêu thụ trong thành phố khoảng 10% -15%, số còn lại khoảng 85- 90%, được tiêu thụ chủ yếu ở trong nước Thị trường tiêu thụ thuốc lào khá ổn định Đối tượng tiêu thụ thuốc lào không phân biệt tuổi tác, địa vị, dân tộc, người hút thuốc ở đa vùng miền, từ miền xuôi lên miền ngược, đồng bằng, trung du miền núi và từ Bắc vào Nam
Thuốc lào chủ yếu được kinh doanh, trao đổi ở dạng thuốc sợi đóng gói theo
lô lớn không có bao bọc và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá theo quy định Để hình thành thương hiệu sản phẩm hàng hoá của địa phương, gần đây đã có một số hộ kinh doanh đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm thuốc lào, tuy nhiên quy mô nhỏ và lượng sản phẩm đóng gói có nhãn hiệu hàng hoá chiếm tỷ lệ rất thấp (chỉ khoảng 5-7%) trong tổng sản lượng thuốc lào sản xuất hàng năm Việc mua bán sản phẩm với phần lớn được thực hiện tại các hộ gia đình Chính vì vậy, nhiều sản phẩm chất lượng kém của nơi khác đã gian lận nhãn mác bao bì nên gây mất uy tín cho sản phẩm thuốc lào Hải Phòng, phần nào làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, tác động lớn đến sản xuất, kinh doanh và đặc biệt ảnh hưởng đến thương hiệu truyền thống danh tiếng của thuốc lào Hải Phòng Năm 2012, thuốc lào huyện Tiên Lãng đã được cấp danh hiệu Chỉ dẫn địa lý, tạo tiền đề để bảo vệ và quảng bá thương hiệu thuốc lào trong và ngoài nước Tuy nhiên việc duy trì và quảng bá thương hiệu cần phải có sự vào cuộc của các cấp ngành và các tổ chức cá nhân có liên quan
2.2.2.4 Kinh nghiệm phát triển sản xuất thuốc lào tại một số địa phương khác
Tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
Thuốc lào Tiên Lãng được nhiều người ưa chuộng và sử dụng như vậy là nhờ có các tính chất, chất lượng đặc thù, khác biệt so với các loại thuốc lào khác
Về cảm quan: Thuốc lào Tiên Lãng ở dạng sợi có màu từ nâu vàng đến nâu đậm
Trang 38Điểm màu trung bình là 3.17 - màu hạt cau, cao nhất 4,0 - hạt cau đậm, thấp nhất 2,0 - màu nâu vàng Sợi dẻo không bung ra sau khi nắm chặt Độ dàu - dẻo (điểm): trung bình 7.29, cao nhất 9.6, thấp nhất 5.6 Khi hút êm, dịu, không sốc, không nóng Độ êm - sốc (điểm): trung bình 7.71, cao nhất 10.0, thấp nhất 6.6 Độ dịu – nóng (điểm): trung bình 7.66, cao nhất 9,8, thấp nhất 5,2
Về chất lượng: Thuốc lào Tiên Lãng có hàm lượng Nicotine (%): trung bình
6.45, cao nhất 9.99, thấp nhất 3.48 Tỷ lệ xenllulo/nicotine: trung bình 3.27, cao nhất 5.63, thấp nhất 1.76
Về diện tích, năng suất: Diện tích gieo trồng hàng năm của huyện là
1.200-1.300 ha (chiếm 25-30% diện tích trồng thuốc lào của cả nước) Với năng suất bình quân 1.250kg/ ha, giá từ 80-120.000 đ/kg, mỗi năm thuốc lào Tiên Lãng cho thu nhập từ 120-195 tỷ đồng/ha
Những tính chất, chất lượng đặc thù của Thuốc lào Tiên Lãng có được là do điều kiện tự nhiên vùng đất này phù hợp cho cây thuốc lào sinh trưởng và phát triển; khu vực trồng thuốc lào Tiên Lãng có hệ thống sông ngòi đa dạng, gồm bốn sông lớn là sông Văn Úc, sông Thái Bình, sông Mía và sông Mới; nhiệt độ trung bình trong vụ trồng thuốc lào là 21,950C, tổng lượng mưa là 366mm, độ ẩm trung bình là 90,7%; đất trồng thuốc lào Tiên Lãng bao gồm đất phù sa, đất phèn ít, mặn ít
và đất mặn trung bình, là các loại đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, có độ chua từ 3,6 – 6,88, hàm lượng chất hữu cơ trong đất từ 1,4 - 2,7%, hàm lượng đạm tổng số (N%) trong đất đạt từ 0,121 - 0,247%
Bên cạnh đặc thù về điều kiện tự nhiên, tính chất, chất lượng đặc thù của thuốclào Tiên Lãng có được còn do bàn tay chăm sóc của người dân nơi đây Cụ thể: giống thuốc lào đem trồng phải là các giống Ré đen, giống Báng, giống Có Tai và giống Lá Chống; khâu chuẩn bị đất trồng thực hiện kỹ lưỡng, cày đất hai lần, đánh luống cao 30-60cm; mật độ cây trồng đảm bảo từ 19.000 – 23.000 cây/ha, khoảng cách giữa các hàng 80 - 90cm, giữa các cây từ 40 - 50cm; thuốc lào thu hoạch vào cuối tháng tư đến đầu tháng 5 khi lá chuyển sang màu xanh vàng (lá chín); thuốc lào được chế biến và đóng gói rất công phu, lá thuốc sau khi dọc sống được cuộn lại thành hình trụ có đường kính từ 15 - 30cm, dài từ 1,5 - 2m và được ủ trong khoảng từ 3 - 4 ngày
Trang 39cho đến khi lá chuyển hoàn toàn sang màu vàng, tiếp theo cuộn lá được thái chỉ dày 0,8
- 1.4mm và được đem phơi trong khoảng từ 4 - 8 ngày cho đến khi sợi thuốc chuyển sang màu nâu vàng hoặc nâu đậm, khô hơi giòn, mùi thuốc thơm, sau khi phơi xong, thuốc được để cho ỉu, mềm và được đóng gói bằng bao nilon, sợi thuốc đóng gói phải được ép chặt, giảm tối đa lượng không khí trong các lớp thuốc
Tại huyện Quảng Xương,tỉnh Thanh Hóa
Năm 2013, diện tích trồng thuốc lào trung bình của mộlà 55 ha, sản lượng đạt 55,85 tấn thuốc lào khô, năng suất trung bình 10 tạ/ha Giá bán thuốc từ 220 –
280 đ/kg, mỗi năm thuốc lào huyện Quảng Xương cho thu nhập từ 220 – 280 triệu đồng/ha
Do công nghệ trong khi chế biến được cải tiến, từ thái thuốc bằng tay lên thái bằng máy đã làm tăng hiệu suất hoạt động, góp phần làm tăng chất lượng thuốc Năm 2013, thuốc lào ngon chiếm 75%, thuốc trung bình chiếm 20% và thuốc không ngon chỉ chiếm 5%
Theo kết quả điều tra, phần lớn các chủ hộ có độ tuổi cao (50,1 tuổi) nên kinh nghiệm trồng thuốc cũng nhiều (bình quân 22,98 năm); trình độ học vấn của chủ hộ cũng cao, 78,33% chủ hộ đã tốt nghiệp trung học cơ sở Bình quân mỗi hộ
có 3,65 sào diện tích đất nông nghiệp, trong đó 93,65% là diện tích trồng thuốc lào khi vào vụ đông xuân và vẫn còn một số hộ phải thuê thêm đất để gieo trồng Mỗi
hộ có khoảng 5 nhân khẩu, trong đó có 3,43 người là nguồn lao động chính, số lao động tham gia vào sản xuất thuốc lào chỉ là 2,25 người Thu nhập từ thuốc lào chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của hộ trong 1 năm (46,0%) Vẫn còn 3/60 hộ phải vay vốn để phục vụ sản xuất và chế biến thuốc lào, với số tiền vay là 20 triệu đồng, lãi suất 6 – 12%/năm Các hộ đã tự trang bị cho mình những máy móc, dụng
cụ để phục vụ cho sản xuất và chế biến thuốc lào, như: máy cày, máy thái thuốc, máy bơm, dụng cụ phơi thuốc,…( Mai Thị Nga, 2014)
Năm 2013, diện tích trồng thuốc lào của 60 hộ là 242,5 sào, trong đó có 59,5 sào là đất màu và 183,0 sào là đất lúa, bình quân mỗi hộ có 4,0 sào thuốc lào Mỗi hộ
có ít nhất 2 lần chế biến thuốc lào với mỗi lần từ 0,5 – 1 sào thuốc, 46,7% hộ đánh giá quá trình chế biến là tốt, 53,3% còn lại đánh giá trung bình và 100% thuốc lào đều đảm
Trang 40bảo chất lượng Sản lượng thuốc lào khô các hộ điều tra đạt được là 16,2 tấn với năng suất 67,4 kg/sào 100% hộ bán thuốc cho các tư thương thu gom, 35% bán cho các hộ tiêu dùng Các tư thương sẽ nhập thuốc cho các địa phương khác, chủ yếu là các huyện lân cận với giá thành cao từ 350 – 400 nghìn đồng/kg, có thời điểm lên tới 500 nghìn đồng/kg
Về tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất và chế biến thuốc lào Trung bình mỗi sào các hộ phải chi ra 2510,3 nghìn đồng chi phí trung gian, bao gồm chi phí giống, phân bón, thuốc BVTV và chi phí chế biến Tổng chi phí bình quân cho một sào thuốc lào là 5311,3 nghìn đồng, gồm chi phí trung gian, chi phí lao động, khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác
Kết quả và HQKT các hộ trồng thuốc đạt được là khá cao Bình quân một sào các hộ thu về 16,2 triệu đồng giá trị sản xuất và 13,4 triệu đồng thu nhập hỗn hợp Một đồng vốn bỏ ra có thể đem lại 6,5 đồng giá trị sản xuất, 5,5 đồng giá trị gia tăng và 5,3 đồng thu nhập hỗn hợp Mỗi một công lao động tham gia sản xuất và chế biến thuốc lào có thể thu về 668,7 nghìn đồng giá trị sản xuất và 553,1 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp
Hiệu quả khi trồng thuốc lào cao hơn rất nhiều so với trồng lúa Trồng thuốc lào thu lại giá trị sản xuất cao gấp 8,9 lần so với trồng thuốc, tương ứng cao hơn 14,4 triệu đồng/sào; thu nhập hỗn hợp cũng cao hơn 8,8 lần, tương đương với 11,9 triệu đồng/sào Về hiệu quả sử dụng vốn, một đồng vốn bỏ ra khi trồng thuốc lào có thể thu lại được 6,5 đồng giá trị sản xuất, 5,5 đồng giá trị gia tăng và 5,3 đồng thu nhập hỗn hợp Trong khi nếu trồng lúa thì các tỷ lệ này lần lượt là 8,5; 7,5 và 7,1 đồng Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn khi trồng lúa cao hơn so với trồng thuốc lào Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng lao động lại chênh nhau khá lớn 360,3 nghìn đồng/công; trong đó nếu trồng thuốc lào thì một công lao động có thể thu về 553,1 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, nếu trồng lúa thì chỉ đạt được 192,8 nghìn đồng/công
2.2.3 Một số nghiên cứu về sản xuất thuốc lào
- “Ảnh hưởng của Accotab đến khả năng diệt chồi, sinh trưởng, phát triển và
năng suất thuốc lào trồng tại Hải Phòng” – Bùi Thanh Tùng, Hoàng Minh Tấn,
Nguyễn Đình Vinh – nghiên cứu sinh, trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, Hội sinh lý thực vật, Khoa Nông học - trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội