1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của nồng độ benzyladenine (ba) đến sự phát triển và năng suất cây mè đen ô môn (sesamum indicum l)

50 585 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 519,3 KB

Nội dung

Đề tài: “Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine BA đến sự phát triển và năng suất của mè đen Ô Môn” được thực hiện tại nhà lưới Bộ Môn Khoa Học Cây Trồng để bước đầu tìm ra nồng độ BA để ứ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BÙI NGUYỄN MINH HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BENZYLADENINE (BA) ĐẾN

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY MÈ ĐEN Ô MÔN

(Sesamum indicum L)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Cần Thơ, 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Nông học

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BENZYLADENINE (BA) ĐẾN

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY MÈ ĐEN Ô MÔN

(Sesamum idicum L)

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

TS Lê Vĩnh Thúc Bùi Nguyễn Minh Hương

MSSV: C1201040

Lớp: Nông học K38

Cần Thơ, 2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG -

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Học, với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BENZYLADENINE ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

VÀ NĂNG SUẤT CÂY MÈ ĐEN Ô MÔN

Do sinh viên Bùi Nguyễn Minh Hương thực hiện

Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014

Cán bộ hướng dẫn

Lê Vĩnh Thúc

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

-

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BENZYLADENINE ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY MÈ ĐEN Ô MÔN Do sinh viên Bùi Nguyễn Minh Hương thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:

Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Thành viên hội đồng Thành viên 1 Thành viên 2 Thành viên 3

DUYỆT KHOA Trưởng Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng

Trang 5

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I Lý lịch sơ lược

Họ và tên: Bùi Nguyễn Minh Hương Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 11/09/1990 Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP Cần Thơ

Con ông: Bùi Văn Lư Năm sinh 1965

Và bà: Nguyễn Thị Mỹ Loan Năm sinh 1968

Chỗ ở hiện nay: KV Trường Hòa, phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP Cần Thơ

II Quá trình học tập

Năm 1996-2001: học sinh trường tiểu học Trường Lạc 1

Năm 2001- 2005: học sinh trường THCS Trường Lạc

Năm 2005- 2008: học sinh trường THPT Lưu Hữu Phước

Năm 2009-2012: sinh viên trường Cao đẳng Kint tế- Kỹ thuật Cần Thơ Năm 2012 đến nay: sinh viên trường Đại Học Cần Thơ

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây

Tác giả luận văn

Bùi Nguyễn Minh Hương

Trang 7

LỜI CẢM ƠN Kính dâng!

Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người

Ông bà đã yêu thương, chăm sóc, tận tụy vì cháu

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

- TS Lê Vĩnh Thúc đã tận tình hướng dẫn, góp ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này

- ThS Mai Vũ Duy đã đóng góp những ý kiến xác thực, truyền đạt kinh nghiệm, hết lòng giúp tôi hoàn chỉnh luận văn này

- Cố vấn học tập Nguyễn Phước Đằng đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn thành tốt khóa học

- Quý Thầy, Cô trường Đại Học Cần Thơ, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học

Xin chân thành cảm ơn

- Bạn Tiên, Huệ, Đăng, Phú đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Trang 8

MỤC LỤC

XÉT DUYỆT LUẬN VĂN i

TÓM TẮT TIỂU SỬ CÁ NHÂN iii

LỜI CAM ĐOAN iv

LỜI CẢM ƠN v

MỤC LỤC vi

DANH SÁCH BẢNG ix

DANH SÁCH HÌNH x

DANH MỤC VIẾT TẮT xi

TÓM LƯỢC xii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY MÈ 2

1.1.1 Nguồn gốc 2

1.1.2 Giá trị sử dụng 2

1.1.3 Giá trị dinh dưỡng 2

1.1.4 Đặc tính thực vật 3

1.1.4.1 Rễ 3

1.1.4.2 Thân 3

1.1.4.3 Lá 4

1.1.4.4 Hoa 4

1.1.4.5 Trái 5

1.1.4.6 Hạt 5

1.1.5 Sự sinh trưởng và phát triển của cây mè 6

1.2 YÊU CẦU VỀ SINH LÝ, SINH THÁI CÂY MÈ 6

1.2.1 Khí hậu 6

1.2.2 Nhiệt độ 6

1.2.3 Ánh sáng 6

1.2.4 Nước 7

1.2.5 Đất 7

1.2.6 Bón phân 7

1.3 GIỐNG 7

1.4 SÂU BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN CÂY MÈ 8

1.4.1 Sâu hại 8

1.4.2 Bệnh 8

1.5 THU HOẠCH 9

1.6 BẢO QUẢN 9

Trang 9

1.7 CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG 9

1.8 NHỮNG NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG 10

1.9 CYTOKININ 10

1.10 NHỮNG ẢNH HƯỞNG SINH LÝ CỦA CYTOKININ 12

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 13

2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 13

2.1.1 Thời gian thí nghiệm 13

2.1.2 Địa điểm thí nghiệm 13

2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 13

2.2.1 Bố trí thí nghiệm 13

2.2.2 Chuẩn bị thí nghiệm 14

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 15

2.2.4 Xử lý số liệu 16

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 17

3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT 17

3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA BENZYLADENINE ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT MÈ 17

3.2.1 Chiều cao cây 17

3.2.2 Số lá 18

3.2.3 Kích thước lá 18

3.2.4 Số nhánh 19

3.2.5 Trọng lượng cây 20

3.2.6 Tổng số bông trên cây 21

3.2.7 Số trái 22

3.2.8 Kích thước trái 22

3.2.9 Trọng lượng 1 trái giữa cây 23

3.2.10 Trọng lượng trái khô 24

3.2.11 Vỏ khô 24

3.2.12 Trọng lượng hạt khô trên cây 25

3.2.13 Trọng lượng 1000 hạt 26

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 27

4.1 KẾT LUẬN 27

4.2 ĐỀ NGHỊ 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG

Trang 2.1 Chất điều hòa sinh trưởng, nồng độ và thời điểm xử lý của các

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH

Trang 2.1 Sơ đồ thí nghiệm bố trí theo kiểu bố trí khối hoàn toàn ngẫu

nhiên với 5 NT (1, 2, 3, 4, 5), mỗi nghiệm thức lặp lại 5 lần 14

3.1 Biểu đồ thể hiện chiều cao cây (cm) ở thời điểm 0, 10, 20,

3.2 Biếu đồ thể hiện ảnh hưởng của BA lên số nhánh ở 15 ngày sau

3.3 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của BA lên số trái lúc thu hoạch 22

Trang 12

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BA Benzyladenine

Trang 13

BÙI NGUYỄN MINH HƯƠNG, 2014 “Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến sự phát triển và năng suất của cây mè đen Ô Môn” Luận văn tốt nghiệp ngành Nông Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn: TS Lê Vĩnh Thúc

TÓM LƯỢC

Benzyladenine là cytokinin có tác dụng làm tăng số chồi, nhánh và hạn chế sự phát

triển chiều cao Đề tài: “Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine (BA) đến sự phát triển và năng suất của mè đen Ô Môn” được thực hiện tại nhà lưới Bộ

Môn Khoa Học Cây Trồng để bước đầu tìm ra nồng độ BA để ức chế sự sinh trưởng của cây mè và tăng số nhánh Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (Đối chứng, 50, 100, 150, 200 ppm) với 5 lần lặp lại Kết quả thí nghiệm cho thấy phun BA có xu hướng làm giảm chiều cao cây và làm tăng số nhánh Khi có xử lý BA ở nồng độ 50 ppm làm giảm trọng lượng trái khô trên cây và trọng lượng vỏ Phun BA ở nồng độ 200 ppm không làm ảnh hưởng đến số lá, kích thước lá, số nhánh, số bông và trọng lượng hạt trên cây

Trang 14

MỞ ĐẦU

Mè (Sesamum indicum L.) là loại cây lấy dầu ngắn ngày, được mệnh danh

là “hoàng hậu của các cây có dầu”, mè là nguồn nguyên liệu để chế biến thực phẩm và là nguồn dược liệu quý trong y học Mè thường được phân loại dựa vào màu sắc của hạt, có hai loai mè chính là mè đen và mè vàng Mè đen cho màu có phẩm chất tốt và hàm lượng dầu cao hơn mè vàng, hơn nữa mè đen có giá trị xuất khẩu cao hơn mè vàng Mè đen có năng suất ổn định, ít sâu bệnh nên rất thích hợp trồng trên diện tích rộng rãi

Nước ta nằm trong vùng tiểu khí hậu có điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mè, và thực tế nó đã trở thành tập quán lâu đời của người dân ở nhiều vùng sinh thái khác nhau trong các hệ thống canh tác luân canh, chuyển vụ với các cây trồng khác theo các công thức luân canh hợp lí nhưng năng suất mè rất thấp, chỉ từ 300-500kg/ha nên sản lượng không nhiều (Trần Thị Kim

Ba và ctv 2008) Để đem lại năng suất cao cho mè thì ngoài việc cung cấp đầy đủ

chất dinh dưỡng và cung cấp nước hợp lí, thì vấn đề đổ ngã cũng không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến năng suất mè Bên cạnh đó làm gia tăng số nhánh là một trong những chỉ tiêu mè, vì mè có đặc tính ra từ nách trên lá Benzyladenine là chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng để tạo chồi mà còn hạn chế chiều cao cây Hiệu quả của kích thích tố BA rất đa dạng, vừa có khả năng tạo chồi, nhân chồi và kéo

dài chồi (Lee và ctv., 2003; Hashemloian và ctv., 2008) Vì vậy, việc tìm ra liều

lượng Benzyladenine (BA) là điều kiện cần thiết vì theo nghiên cứu việc xử lí làm

hạn chế việc gia tăng chiều cao, kích thich gia tăng số nhánh Do đó đề tài “Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine (BA) đến sự phát triển và năng suất của

mè đen Ô Môn (Sesamum indicum L.)” để bước đầu tìm ra nồng độ BA để ức

chế sự sinh trưởng và tăng số nhánh của cây mè

Trang 15

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY MÈ

1.1.1 Nguồn gốc

Cây mè có tên khoa học là (Sesamum indicum L), thuộc họ Pedaliaceae; là

cây hằng niên và là một trong những cây trồng cổ nhất thế giới Cây mè có nguồn gốc từ Châu Phi (Vaughan và Geissler, 2009) Nhiều ý kiến cho rằng Eetiopi là nguyên sản của giống cây trồng hiện nay Tuy nhiên cũng nhiều ý kiến cho rằng vùng Afghan- Persian mới là nguyên sản của giống mè trồng Mè là loại cây lấy dầu được trồng lâu đời và được mệnh danh là vua của các loại dầu (Shashidhara

và ctv., 2011) Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được di vào phía tây- vào Châu Âu và phía nam vào Châu Á dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một nước Nam Trung Quốc Ấn Độ được xem như trung tâm phân bố của cây mè (Bedigian, 2004) Ở Nam Mỹ, mè được du nhập từ Châu Phi sau khi người Âu Châu khám phá ở Châu Mỹ từ năm 1492 (do Chritophecoloms người Bồ Đào Nha

và Tây Ban Nha) đem mè đi bán

1.1.2 Giá trị sử dụng

* Hạt mè

Được sử dụng rất phổ biến để chế biến nhiều dạng thức ăn (kẹo mè, chè mè ) Trong dân gian, còn dùng mè để nấu cháo (nếp với mè) cho người mẹ cho con bú rất tốt (Phạm Đức Toàn, 2009)

* Dầu mè

Tiêu thụ nhiều nhất, dầu mè rất tốt, khác với các loại dầu khác là không bị oxy hóa nên nên không chuyển thành mùi khó chịu Vì trong mè có chứa chất sesamol, ngăn cản quá trình oxy-hóa Trong kỹ nghệ, dầu mè sử dụng để bôi trơn máy móc cao cấp: máy bay, máy dùng trong khoa học kỹ thuật, dầu dùng để pha sơn, pha vecni rất tốt vì có màu láng bóng Trong y học, dùng để làm thuốc viên con nhộng Dầu mè còn dùng trong mỹ phẩm, ở Ấn Độ, người ta còn dùng dầu mè để bôi vào tóc cho bóng mượt (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006)

1.1.3 Giá trị dinh dưỡng

Theo Phạm Đức Toàn (2009) mè có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt mè có chứa: 45 - 55% dầu, 19 - 20% protein, 8 - 11% đường, 5% nước, 4 - 6% chất tro Thành phần axit hữu cơ chủ yếu của dầu mè là 2 loại acid béo chưa no sau:

Acid oleic (C18 H34 O2): 45,3 - 49,4%

Acid linoleic (C18 H32 O2): 37,7 - 41,2%

Trong 100 gam hạt mè có 560-580 calo, 18 gam protein, 20 gam hydrat cacbon, 50-60g chất béo, 10,5mg sắt, 616mg phốt pho, 720mg kali, 60mg natri, 30 đơn vị vitamin A, 0,8mg B1, 0,2mg B2, 0,5mg niacin, 2mg vitamin C Đặc biệt lượng Ca trong mè rất cao, gấp 20 lần đậu phộng và nhiều hơn thịt lợn rất nhiều và

có lợi cho bệnh tim mạch, bệnh xốp xương (Phạm Văn Thiều, 2003)

Ở các nước Châu Phi mè được dùng như là một thành phần chính trong việc nấu nướng các món canh, gia vị, và họ cũng dùng trong chế biến bánh kẹo, và làm

Trang 16

dầu ăn Ở Ai Cập thì hạt mè được chế biến bánh, kem Còn ớ Ấn Độ người ta dùng dầu mè như một loại thuốc súc miệng sát trùng vi khuẩn, trị các bệnh liên quan tới hội chứng lo âu, mất ngủ Những người ở Châu Âu thì dùng dầu mè để thay thế dầu olive Trong lịch sử, người Nhật và người Việt Nam hay người Châu Á nói

chung, đã dùng dầu mè trong nấu nướng, chiên xào Theo Cooney và ctv (2011)

đã báo cáo rằng dầu mè có chứa gamma tocopherol cùng với sự hoạt động của vitamin E được tin tưởng rằng là ngừa bệnh ung thư và bệnh tim mạch Theo Morris (2002) thì dầu mè đã được dùng từ thế kỷ IV ở Trung Quốc như một loại thuốc chữa bệnh răng miệng, và thuốc đánh răng Đông y coi mè là loại thuốc và

có tên là “Hắc Ma chi”, làm thuốc bổ, thuốc nhuậ tràng, lợi sữa Theo Hải thượng Lãn ông thì mè có vị ngọt tính bình, không độc, đi vào bốn kinh phế, tỳ, gan, thận, có tác dụng ích gan, bổ thận, nuôi huyết, nhuận tràng, điều hòa ngũ tạng,

là loại thuốc tự dưỡng, cường tráng, chủ trị thương phong hư nhược, ích khí lực, đầy trí não, bổ gân cốt, sáng tai mắt, sát trùng (Phạm Văn Thiều, 2003)

1.1.4 Đặc tính thực vật

Là cây trồng cổ xưa và phát triển ở vùng khí hậu nhiệt đới cũng như ôn đới

và có lợi thế nông nghiệp quan trọng (Ashri, 1998) Về đặc điểm thực vật học của

cây mè (Sesamum indicum L.):

1.1.4.1 Rễ

Mè thuộc loại rễ cọc, sự phát triển của rễ trụ và rễ bên đều phụ thuộc vào đặc điểm của đất, ẩm độ, khí hậu khô hay nóng, thời gian sinh trưởng của cây, giống, cây phân cành hay không phân cành Thường thì rễ mè phân bố chủ yếu ở lớp đất từ 0-25cm Rễ cái có khả năng ăn sâu giúp cho cây có khả năng chịu hạn tốt, ngược lại khả năng chịu ngập lại rất kém, cây mè có thể chết nếu bị ngập úng trong thời gian ngắn Trồng mè trên đất cát thì rễ phát triển mạnh hơn trên đất thịt nặng và khả năng chịu hạn của cây mè một phần cũng do hệ thống rễ phát triển mạnh Ngược lại, khả năng chịu ngập của cây mè lại rất kém, thậm chí trong thời gian ngắn là cây đã bị héo sau một trận mưa lớn hoặc mưa ngay sau khi tưới dẫn đến ứ đọng nước trong ruộng nếu không rút nước sạch trong vòng 1- 2 ngày thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây mè (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006)

1.1.4.2 Thân

Thân mè có hình dạng thẳng đứng , lát cắt ngang thân có hình vuông với các rãnh chạy dọc thân, đôi khi cũng xuất hiện những dạng hình thân dẹt Thân có thể nhẵn, có thể có lông hoặc rất nhiều lông và thân thường phổ biến nhất là màu xanh đậm, nhưng có thể dao động từ màu xanh lá cây đến gần như màu tím (Weiss, 2000)

Chiều cao thân có thể biến từ 60 đến 120cm, nhưng có trường hợp cao tới 300cm (Weiss, 2000) Số lượng của các mắt trên thân chính thay đổi từ 4 đên 65 mắt Số lượng phân nhánh nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm của giống, và bị ảnh hưởng trục tiếp bởi điều kiện môi trường, số nhánh có thể thay đổi từ phạm vi 0-20 (Weiss, 2000)

Mối liên quan giữa độ dài lóng với độ dài trái và vị trí phân cành đầu tiên có thể rất quan trọng, đặc biệt các dòng và giống mè có độ dài lóng đầu tiên dài có thể

Trang 17

có liên quan đến khả năng chống chịu ngập (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006)

Có giống cành phát triển rất mạnh, ngược lại có những giống không phân cành Kiểu cành là đặc điểm của giống Số cành trên cây nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ cây, lượng mưa và độ dài của ngày Thân cây mè sau khi thu hoạch có thể cho gia súc ăn hoặc làm củi đun (Phạm Văn Thiều, 2003)

1.1.4.3 Lá

Lá mè thay đổi rất lớn về hình dạng và kích thước ngay trên cùng một cây

và giữa các giống mè khác nhau Lá nằm trên phần dưới của thân chính thường có

xu hướng to ra và rộng hơn, lá đôi khi có thùy, mép có hình răng cưa với răng hướng ra phía ngoài (Weiss, 2000) Các lá ở vị trí giữa thân thường có hình lưỡi mác, đôi khi có răng cưa nhỏ, các lá ở vị trí cao hơn thường nhỏ và hẹp hơn và cũng có hình lưỡi mác Tùy vào đặc điểm của giống mà lá có thể mọc đối hay mọc cách, và những cây có vị trí lá mọc đối thường cho hoa nhiều hơn những lá mọc cách, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất hạt trên cây rất lớn Lá có màu xanh đậm, xanh nhạt tùy thuộc vào giống Mặt trên của lá có lông tơ bao phủ và chất nhờn, thường thì vùng đất màu mỡ có rất nhiều lông tơ Tốc độ dẫn nước của lá mè không

Trang 18

mở quả nhanh hơn lá mè mở quả Do đó, những vùng thiếu nước thì không thích hợp cho giống mè mở quả

1.1.4.4 Hoa

Hoa mè có dạng hình chuông, cuống hoa ngắn, tràng hoa có 5 thùy Hoa mọc từ các nách lá ở phần trên của thân hoặc cành Có 2 loại ra hoa: hoa đơn và hoa chùm Trên nách của mỗi lá có thể ra 6-8 hoa Tràng hoa thường có màu trắng hoặc hồng nhạt, nhưng cũng có thể có màu tối đến màu tía và bề mặt bên trong có thể có màu đỏ hoặc các điểm màu đen, đôi khi có màu tía hoặc đốm vàng (Weiss, 2000)

Hoa mè có 5 nhị đực dài từ 0,5-0,6cm trong đó có 4 cái hoạt động (2 cái dài

và 2 cái ngắn), còn 1 cái bất dục, chúng dính trên ống tràng thành 2 cặp Bầu nhụy

có lông mềm và nằm trên đáy hoa, có vòi nhẵn, có ừ 2-4 ngăn và được chia thành nhiều ngách giả mang rất nhiều noãn (Phạm Văn Thiều, 2003)

Mè là loại cây tự thụ phấn, nhưng thụ phấn nhờ côn trùng cũng rất phổ biến

và thụ phấn nhờ gió không nhiều Có khoảng 10% hiện tượng thụ phấn chéo, cá biệt có giống thì hiện tượng này đạt tới 50% (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006)

Loài ong Megachite umbrapennis, loài rầy Dersata và Aylonea chính là

những tác nhân thụ phấn, 90% số hoa nở vào thời gian 5-7 giờ sáng và nó sẽ héo

và rụng vào buổi chiều từ 16-18 giờ (Phạm Văn Thiều, 2003) Quá trình thụ phấn của hoa mè theo trình tự sau: bao phấn mở dần theo chiều dọc và phóng thích các hạt phấn sau khi hoa nở, khoảng thời gian này thay đổi thùy thuộc vào giống Đầu nhụy là nơi tiếp nhận phấn hoa trước hoặc sau khi một ngày trước khi hoa nở Ở điều kiện tự nhiên hạt phấn hoa có thể tồn tại khoảng 24 giờ (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006)

Nhiệt độ thấp ở thời điểm ra hoa có thể đưa đến hiện tượng hạt phấn bị thoái hóa hoặc chín trước khi hoa rụng Ngược lại, vào những thời điểm nhiệt độ cao

400C hoặc cao hơn ở thời kì ra hoa thì ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thụ tinh, do

đó làm giảm số quả trên cây Khi trồng mè trong nhà kính thì nhiệt độ trung bình tương đối khoảng 24-270C rất thích hợp cho sự phân hóa hoa sớm, nhưng nếu nhiệt

độ ban đêm duy trì ở 330C hoặc 150C thì sự phân hóa hoa bị chậm lại (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006)

1.1.4.5 Trái

Trái thuộc dạng trái nang, khác nhau về hình dạng và kích thước giữa các giống và ngay cả trên cùng một cây Các trái tách ra bằng cách chia tách dọc theo chiều dài từ trên đỉnh trái xuống dưới đáy trái hoặc mở ra bằng 2 lổ trên đỉnh trái (Weiss, 2000) Trái mè chia thành 2 phần, bên trong chứa rất nhiều hạt xếp dọc theo từng ngăn do các vách giả tạo thành Độ dài của trái có thể thay đổi từ 2,5-8,0

cm, với đường kính trái từ 0,5-2,0 cm, và số vách ngăn trên trái thay đổi từ 4-12 ngăn Số lượng trái trên mỗi mắt cũng thay đổi tùy từng loại giống, có giống chỉ có

1 trái nhưng có giống cơ từ 3-5 trái hay nhiều hơn trên mỗi mắt Đồng thời cũng có mối quan hệ với số hoa trên cây và tỷ lệ đậu trái, có những giống chỉ có 8-9 trái nhưng cũng có những giống lại đến 25-28 trái Trái lớn nhanh trong thời gian 9 ngày đầu tiên sau khi hoa thụ tinh và tiếp tục phát triển thêm trong thời gian 24

Trang 19

ngày tiếp theo và đath được trọng lượng khô tối đa ở 27 ngày sau khi hoa nở Quá trình mè chính diễn ra từ gốc lên ngọn như quá trình ra hoa trước đó (Phạm Văn Thiều, 2003)

Theo Ashri (1989) cây trồng tiếp tục sản xuất các lá, hoa và trái miễn là thời tiết và ẩm độ đất cho phép do thói quen tăng trưởng không xác định Nếu cây thu hoạch quá sớm thì năng suất và chất lượng mè sẽ giảm, còn khi mè thu hoạch qua muộn thì sẽ bị hao hụt do những trái phía dưới gốc thường chín trước hơn các trái

ở phía trên Đối với những giống có vách dày thì sau khi thu hoạch, phơi đập hạt sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn các giống có vách mỏng (Day, 2000)

1.1.4.6 Hạt

Hạt mè nhỏ có hình bầu dục, hơi dẹt và đôi khi có phần rốn hạt còn mỏng hơn so với phần đối diện của hạt Hạt mè có rất nhiều màu, thường thì màu đen trắng, vàng, nâu đỏ hoặc xám, nhưng cũng có thể có màu xám tối, màu xanh ooliu hoặc màu nâu tối, trên bề mạt của hạt thường có rãnh hoặc nhẵn Trọng lượng

1000 hạt có thể đạt từ 2-4 gam, chiều rộng khoảng 1,5-2,0 mm, dày 1 mm Trong thành phần hạt mè, cứ 100 gam hạt mè có chứa 43,5-58,8 gam lipid, rất giàu acid béo không bão hòa như linoleic và linolenic cần thiết cho nhu cầu cơ thể Ngoài ra hạt mè còn chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP và một số nguyên tố khoáng như: canxi, phốt pho, sắt, kẽm, đồng, molipden…

Nếu được thu hoạch thủ công lại được bảo quản trong kho lạnh đủ tiêu chuẩn thì tỷ lệ nảy mầm hàng năm chỉ giảm mất khoảng 10%, còn nếu thu hoạch bằng máy thì chỉ sau 6 ngày tỷ lệ nảy mầm đã có thể giảm 97% xuống chỉ còn 65% (Phạm Văn Thiều, 2003)

1.1.5 Sự sinh trưởng và phát triển của cây mè

Thời gian sinh trưởng của mè biến thiên trong khoản 75-120 ngày (Trần Thị Kim Ba và Lê Vĩnh Thúc, 2011) Thời gian sinh trưởng sinh dưỡng kéo dài 40-60 ngày, tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến thời gian sinh trưởng dinh dưỡng là nhiệt độ và độ dài ngày

Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, quá trình sinh lý quan trọng nhất của

mè là sự sinh trưởng của các bộ phận dinh dưỡng và sự phân hóa mầm hoa Thời

kỳ sinh trưởng phát triển đặc trưng là sự ra hoa, kết quả, hình thành hạt và chín.Mè

ra hoa trong khoảng thời gian 15 - 20 ngày

Tốc độ tăng trưởng của quả rất nhanh, quả phát triển tối đa trong khoảng 9 ngày Sau khi nở hoa mặc dù quả còn tiếp tục phát triển trong 24 ngày, trong thời

kỳ chín trọng lượng khô của quả đạt tối đa vào khoảng ngày thứ 27 sau khi hoa nở

Quả chín hoàn toàn vào khoảng 35 - 40 ngày (Nguyễn Thị Kim Nguyệt và ctv.,

1999)

Trang 20

1.2 YÊU CẦU VỀ SINH LÝ, SINH THÁI CÂY MÈ

1.2.1 Khí hậu

Khí hậu là một trong những yếu tố quyết định về năng suất, chất lượng hay

sự phân bố mè trên thế giới Mè là loại cây thân thỏa, ưa ẩm, nó được phân bố từ

250 vĩ Bắc đến 250 vĩ Nam, có thể gieo trồng được ở các vùng nhiệt đới trong điều kiện bán khô hạn và các vùng cận nhiệt đới, ôn đới trong mùa hè Thích hợp ở độ cao 500-1250 m so với mặt nước biển nhưng nó không chịu được sương gió và gió

to (Phạm Văn Thiều, 2003)

1.2.2 Nhiệt độ

Nhu cầu về nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng hay phát triển của cây mè, cũng như như sự ra hoa phát triển trái Trong suốt quá trình phát triển của cây mè thì tổng tích ôn khoảng 27000C, nhiệt độ trung bình thích hợp khoảng 25-

300C, ở giai đoạn nảy mầm, sinh trưởng, các bộ phận sinh dưỡng, sự hình thành hoa thì nhiệt độ thích hợp khoảng 25-270C, đối với sự nở hoa và phát triển trái thì khoảng 28-320C Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 200C ở bất kì thời điểm nào của quá trình sinh trưởng, phát triển thì sự nảy mầm của hạt và sự sinh trưởng của cây con đều bị chậm lại và nhiệt độ ở 100C thì sự nảy mầm và sinh trưởng đều bị ức chế Nhiệt độ cao trên 400C vào thời gian ra hoa sẽ cản trở sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa rụng và do đó làm giảm số hoa (Phạm Văn Thiều, 2003)

Nhiệt độ khoảng 27-350C trong suốt quá trình sinh trưởng là điều kiện rất thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của cây mè ở các tỉnh trồng mè phía Nam (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006)

1.2.3 Ánh sáng

Mè thuộc loại cây ngắn ngày Nếu thời gian chiếu sáng dưới 10 giờ/ngày sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng sinh dưỡng của cây mè, và mè sẽ ra hoa sớm hơn 15-25 ngày trong điều kiện tự nhiên (12 giờ chiếu sáng/ngày) Phản ứng ánh sáng cũng tùy thuộc vào giống, cũng có những giống trở nên thích ứng với nơi trồng khi thời gian chiếu sáng thay đổi Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất và chất lượng của hạt mè cũng như hàm lượng dầu trong mè bị thay đổi Cường độ ánh sáng trong thời gian kết trái đến khi chín là 2800 lux thì thích hợp cho quá trình hình thành dầu, hàm lượng dầu giảm 8% nếu cường độ ánh sáng giảm xuống 7000 lux

Các giống mè địa phương của nước ta do cơ cấu mùa vụ, lại có nhiệt độ cao nên hầu hết là sử dụng các giống ngắn ngày Khi sinh trưởng trong mùa hè nắng nóng lại có số giở chiếu sáng trên 10 giờ/ngày nên thời gian sinh trưởng của các giống thường kéo dài 85-90 ngày, có khi đến trên 100 ngày (Phạm Văn Thiều, 2003)

1.2.4 Nước

Là một yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới năng suất mè Tuy là cây chịu hạn khá cao nhưng nó cũng cần có một lượng nước nhất định và phân bố đều theo các thời kì sinh trưởng Để được năng suất cao thì lượng mưa cần là 500-600mm, nhưng có điều kiện tưới thì tổng lượng nước tưới lên tới 900-1000mm Và tỷ lệ phân bố như sau: thòi kì sinh trưởng dinh dưỡng 34%; thời kì ra hoa kết trái 45%;

Trang 21

và thời kì chín là 21% Do đó, chọn thời vụ, địa hình, đất đai và kỹ thuật canh tác rất quan trọng Vì nếu như chọn những vùng đất thấp, mưa nhiều trong vụ nhưng ruộng không có líp thì thất thu rất nhiều và dễ bị mầm bệnh tấn công

1.2.5 Đất

Mè phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất là trên loại đất phì nhiêu, thoát thủy tốt Mè thích hợp trên đất có pH = 5,6-8,0

1.2.6 Bón phân

Ba loại phân chủ yếu để mè sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao

là các loại phân đa lượng: phân đạm (N), phân lân (P2O5), và phân kali (K2O), còn những loại phân vi lượng thì mè cần với một lượng rất ít

Để đạt được năng suất cao thì mè cần phải có một lượng phân bón nhất định Nhưng mè cũng là loài rất mẫn cảm với các loại phân bón Tùy vào điều kiện đất đai, thành phần sa cấu, độ màu mỡ của đất mà có những lượng phân thích hợp

Theo một số nghiên cứu như: ở Venezuela để đạt năng suất mè 500kg/ha,

mè lấy đi từ đất 25kg N, 30kg P2O5, 25kg K2O Ở những vùng thâm canh mè Châu Phú (An Giang) người ta thường sử dụng công thức 90-60-30 Ở nước ta khi làm thí nghiệm bón phân cho mè trên các chân đất nghèo kali như ở Nghệ An và Bắc Giang thì mức bón 5 tấn phân chuồng+ 60kg N+60kg P2O5+ 60kg K2O trên ha là cho năng suất và hiệu quả phân bón cao nhất theo tỷ lệ N:P:K là 1:1:1 (Phạm Văn Thiều, 2003)

1.3 GIỐNG

Có khoảng 30 loài khác nhau, nhưng loại được trồng phổ biến là mè trắng

(Sisamum indicum L.), và mè đen (Sisamum orientabe L.), (Phạm Đức Toàn,

2009) Tùy theo mục đích sau thu hoạch để chọn giống trồng

Trang 22

1.4 SÂU BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN CÂY MÈ

Theo Trần Thị Kim Ba và ctv., (2008) thì sâu bệnh hại trên cây mè như sau:

1.4.1 Sâu hại

* Rầy xanh (Amrasca devestans) Rầy chích hút làm ảnh hưởng chất lượng

hạt, rầy xuất hiện từ khi cây có hoa, đẻ trứng vào mô lá, rầy non chích dịch làm cây suy yếu, không phát triển rụng nụ và trái non, trái già thì hạt bị lép nhiều, khi mật số cao sẽ làm cháy lá

* Sâu sừng (Acherontia spp.) sâu non thích ăn lá, đặc biệt là lá non, làm

ảnh hưởng đến sự phát triển của cây

* Sâu vẽ bùa (Ophiomyza phaseolii) Trứng được đẻ trên lá non, ấu trùng

nở ra đục ngoằn ngoèo trên phiến lá sau đó qua cuống và vào thân; nếu nhiễm nhẹ làm chết nhánh, cây chậm phát triển, nặng làm chết cây

* Sâu xanh da láng (Spodotera exigua) Sâu xanh tập trung ở mặt dưới của

lá, ăn chất xanh của lá chỉ để lại màng biểu bì Sâu trưởng thành ăn toàn bộ lá chỉ còn gân lá, sâu ăn theo từng lá bất kể lá non hay lá già, ăn cả ngọn, đục vào trái

* Sâu xanh có lông (Heliothis armigera) Sâu đục thủng trái, sâu đục đến

đâu đùn thân đến đó, một nửa thân thường bên ngoài trái

* Bọ xít xanh (Nevara viridura) Thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của

mè từ khi mè hình thành trái non trở đi, nó có thể xuất hiệ với mật độ cao và gây hại nặng, cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút trái non làm hạt bị lép và không

no đầy, phẩm chất hạt giảm

1.4.2 Bệnh

* Bệnh héo cây con (Pythium spp., Rhizoctonia sp., Fusarium sp.) Bệnh

có thể xuất hiện rất sớm từ lúc cây còn nhỏ đến khi cây được thu hoạch, nhưng nếu xuất hiện ở giai đoạn cây con sẽ gây thiệt hại nhiều hơn Triệu chứng bệnh là ngay gốc thân xuất hiện vết úng, sau đó teo tóp lại làm cho cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh sau đó mới bị héo lại Trên gốc thân vỏ cây có màu nâu đen có sợi nấm, hạch của nấm gây bệnh Rễ cây bị thối và có màu nâu đỏ

* Bệnh thối gốc (Fusarium spp., Selerotium spp.) Thường xuất hiện sớm,

cây bị vàng héo từ các lá dưới lan dần lên trên, quanh gốc có đốm nâu lõm vào, gặp điều kiện thuận lợi xuất hiện hạch nấm trắng rồi chuyển sang nâu

* Bệnh đốm lá (Phytopthora spp.) Vết bệnh đầu tiên là chấm nhỏ màu xám

xanh xuất hiện trên phiến lá, cuống lá hay đốt thân sau đó lan rộng lan rộng có đường kính 2-3 cm, trên vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm xung quanh, nhiều vết bệnh lá có thể liên kết nhau làm toàn bộ lá chết, nếu bệnh tấn công trên cuống lá có thể làm cho lá bị gãy gục

* Bệnh đốm phấn (Odium spp.) Bệnh gây hại chủ yếu vào giai đoạn mè ra

hoa kết trái trở về sau Vết bệnh là những đốm trắng do các bào tử phát triển tạo thành, vết bệnh có thể gặp trên thân, lá; chủ yếu trên các lá già, trên ruộng trồng mật độ cao, gần vườn có nhiều bóng râm Bệnh gây hại nặng nhất trong mùa mưa, bệnh gây hại cả 2 mặt lá Cây bị nhiễm nặng sinh trưởng bị đình trệ do khả năng quang hợp kém

Trang 23

1.5 THU HOẠCH

Cây mè ra hoa tạo trái trong trong suốt thời gian sinh sản của cây Do đó xác định đúng thời gian thu hoạch sẽ làm hạn chế sự rơi hạt do trái quá chín tự khai ra Thu hoạch khi thấy lá dưới gốc vàng và trái vàng xuất hiện nhiều đốm đen Khi thu dùng dao cắt sát gốc, bó thành từng bó riêng, đem đi ủ cho rụng bớt lá,

phơi nắng (Nguyễn Thị Kim Nguyệt và ctv., 1999)

1.6 BẢO QUẢN

Sau khi thu hoạch, phơi nắng, bảo quản hạt giống ở độ ẩm 12% (Nguyễn

Thị Kim Nguyệt và ctv., 1999)

1.7 CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG

Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2005) thì chất điều hòa sinh trưởng là những chất có hoạt tính sinh học rất lớn, được tạo ra một lượng rất nhỏ

đê điều hòa các quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật Dựa trên hoạt tính của các chất này trong tự nhiên, người ta chia làm 2 nhóm chất: kích thích và ức chế sinh trưởng

Chất điều hòa sinh trưởng, phát triển thực vật là những chất có bản chất hóa học rất khác nhau nhưng đều có tác dụng điều tiết các quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ lúc tế bào trứng thụ tinh phát triển thành phôi cho đến khi cây ra hoa kết quả, hình thành cơ quan sinh sản, dự trữ và kết thúc chu kì sống của mình

(Vũ Văn Vụ và ctv., 1998)

Theo Vũ Văn Vụ và ctv., (1998) cũng cho biết thêm, về đại cương thì các

chất điều chỉnh sự sinh trưởng, phát triển của thực vật được chia thành 2 nhóm có tác dụng đối kháng về sinh lý: các chất kích thích sinh trưởng và các các chất ức chế sinh trưởng Các chất điều chỉnh sinh trưởng mà ở nồng độ sinh lý có ảnh hưởng kích thích đến quá trình sinh trưởng của cây được gọi là chất kích thích sinh trưởng Còn các chất điều chỉnh sinh trưởng nhìn chung có ảnh hưởng ức chế lên quá trình sinh trưởng của cây thì được gọi là chất ức chế sinh trưởng Thuộc các chất kích thích sinh trưởng có các nhóm chất: auxin, gibberellins, cytokinin Các chất ức chế sinh trưởng gồm: abscisic acid, ethylene, các hợp chất phenol, các chất làm chậm sinh trưởng, các chất diệt cỏ…

Theo Nguyễn Ngọc Lan và ctv., cho biết, các chất điều hòa sinh trưởng thực

vật (ĐHSTTV) được định nghĩa là một chất hữu cơ, cần thiết, tác động với 1 lượng rất nhỏ, có thể làm thay đổi một bước trong chu trình phát triển thực vât Chất điều hòa sinh trưởng không phải là chất dinh dưỡng, nên không thể thay thế chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng và phát triển thực vật

Mối quan hệ của chất điều hòa sinh trưởng với sự nảy mầm, sự phát triển của cây con, sự tạo rễ, miên trạng, sự phát dục, sự chín, sự lão hóa, sự trổ hoa, sự rụng, sự đậu trái, sự rụng trái non, sự kích thích rụng trái, sự tạo củ và phòng trừ cỏ dại đã được biết Các ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng trong nông nghiệp và việc thương mại hóa chúng cũng đã trở thành hiện thực (Nguyễn Minh Chơn, 2010)

Mặc dù trong thực vật có nhiều nhóm chất điều hòa sinh trưởng thực vật nhưng chủ yếu là kiểm soát sự sinh trưởng và phát triển như auxin và cytokinin

Trang 24

Đặc điểm của những chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên và tổng hợp là ở chỗ chúng tác dụng với những lượng cực nhỏ (1 vài phần trong hàng triệu phần nước) (Nguyễn Ngọc Tân và Nguyễn Đình Tuyên, 1990)

Chất điều hòa sinh trưởng có vai trò điều khiển sự nảy mầm của hạt và sự phát triển của cây con, ảnh hưởng tới sự thành lập rễ bất định từ cành giâm, tác động tới miên trạng thực vật, ảnh hưởng tới quá trình lão hóa (Nguyễn Minh Chơn, 2010)

Chất điều hòa sinh trưởng của thực vật ngày nay đã và đang được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt như một phương tiện điều chỉnh hóa học quan trộng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây nhằm thu được năng suất cao và phẩm chất

1.8 NHỮNG NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG

Theo Vũ Văn Vụ và ctv., (1998) cho biết, khi sử dụng các chất điều hòa

sinh trưởng trong trồng trọt ta cần chú ý những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thứ nhất: là nồng độ Hiệu quả của chất điều hòa sinh trưởng thực vật phụ thuộc vào nồng độ tác dụng Thông thường, nếu nồng độ quá thấp thì hiệu quả sinh lý kém hay không có gì; nồng độ sử dụng ở mức thấp sẽ gây hiệu quả kích thích sinh trưởng; nếu nồng độ sử dụng cao sẽ gây ảnh hưởng ức chế và nếu nồng độ sử dụng qua cao sẽ gây ảnh hưởng phá hủy, dẫn đến hủy diệt Vì vây, tùy mục đích đạt ra mà ta chọn nồng độ khác nhau

Nguyên tắc thứ hai: là nguyên tắc phối hợp Chất điều hòa sinh trưởng không phải là chất dinh dưỡng, mà chúng chỉ có thể hoạt hóa quá trình trao đổi chất Vì vậy, muốn có hiệu quả kinh tế (tăng năng suất và phẩm chất) thì nhất thiết phải phối hợp chất điều hòa sinh trưởng với việc thỏa mãn nhu

Trang 25

cầu về nước và dinh dưỡng cho cây

Nguyên tắc thứ ba: là nguyên tắc đối kháng sinh lý giữa các chất xử lý ngoại sinh và các chất nội sinh Sự đối kháng sinh lý này sẽ triệt tiêu tác dụng của nhau

1.9 CYTOKININ

Theo Nguyễn Minh Chơn (2010), cytokinin là những hợp chất adenine được thay thế, nó kích thích sự phân chia tế bào và những chức năng điều hòa sinh trưởng khác giống như kinetin (6-furfurylaminopurine)

Theo Harberlandt (1913) thấy rằng chất khuếch tán của mô libe có khả năng kích thích tế bào tăng sinh trưởng trong mô củ khoai tây Gần 30 năm sau Van

Overbeek và ctv., (1941) đã thấy rằng sản phẩm tự nhiên tìm thấy trong nước dừa

(nội nhủ lỏng) có khả năng kích thích sự tăng sinh tế bào trong phôi non của cà độc

dược Dautura Van Overbeek và ctv., (1944) cũng phát hiện trong dịch trích thô của

cà độc dược Dautura, nấm men, mầm lúa mì và bột hạch hạnh (Almondmeal) kích thích sự phân chia tế bào trong nuôi cấy phôi cà độc dược Dautura Điều này cho thấy chất này phổ biến trong nhiều loài Skong đã phát hiện rằng những tế bào mô mạch chứa những chất kích thích sự phân chia tế bào cây thuốc lá

Theo Nguyễn Minh Chơn (2010) cho biết, cyokinin đầu tiên được phân lập từ DNA tinh trùng cá trích được thanh trùng và được gọi là kinetin bởi vì nó có khả năng kích thích sự phân chia tế bào hay sự phân bào (cytokinensis) trong mô lõi thuốc

lá Cytokinin có nguồn gốc tự nhiên được phân lập đầu tiên từ hột bắp non và được gọi là zeatin (6-(4-hydroxy-3-methyl-trans-2-butenyl-amino)purine)

Cytokinin là chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng làm tăng sự phân chia tế bào Các cytokinin thường gặp là kinetin, 6-benzyl aminopurin (BAP) Kinetin được Skoong phát hiện ngẫu nhiên trong khi chiết xuất acid nucleic Kinetin thực chất là một dẫn xuất của bazơ nitơ adenine BAP là cytokinin nhưng có hoạt tính mạnh hơn kinetin, BAP và kinetin cùng có tác dụng kích thích sự phân chia tế bào, kéo dài thời gian hoạt động của tế bào phân sinh và làm hạn chế sự hóa già của tế bào Ngoài ra, chất này còn tác dụng lên quá trình trao đổi chất, qua trinhg tổng hợp protein và làm tăng cường hoạt tính của một số enzyme (Nguyễn Đức Thành, 2000)

Nguyễn Minh Chơn (2010) cho biết cytokinin tổng hợp nhiều nhất trong miền phân sinh và vùng phát triển có hiệu quả liên tục bao gồm rễ, lá non, trái đang phát triển và hạt Chúng đươcg xem là được tổng hợp ở rễ vân chuyển đến chồi bởi có nhiều báo cáo cho thấy rằng cytokinin được tìm thấy ở nhựa gỗ Tuy nhiên, cytokinin được tìm thấy nhiều trong mô của trái và hột cho thấy rằng chúng có thể được tổng hợp ở đó Sự sinh tổng hợp của cytokinin liên quan đến các bước khởi đầu của chu trình mevaloic acid đến isopentenyl phosphate Bước tiếp theo, isopentenyl sẽ kết hợp với AMP để tạo thành isopentenyl AMP Chất này sau đó được biến đổi thành isopentenyl adenosine theo sau bởi một loạt phản ứng khác để tạo thành cytokinin

Chức năng chính của cytokinin là kích thích sự phân chia tế bào Ngoài ra, cytokinin còn kích thích pha dãn dài lẫn pha chuyên hóa Trong đó, BA (benzyladenine) và kinetin được sử dụng rộng rãi hơn cả Khi có tác dụng của auxin ở mức khác nhau, đối với các tế bòa tách rời (nuôi cấy mô) sự cân đối giữa auxin và

Ngày đăng: 17/09/2015, 23:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w