L ỜI CẢM ƠN
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA BENZYLADENINE ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT MÈ 3.2.1 Chiều cao
Qua Hình 3.1cho thấy chiều cao câytrước khi xử lý benzyladenine (BA) tương đối đồng nhất ở các nghiệm thức. Khi xử lý sau 20 ngày thì có ảnh hưởng đến chiều cao cây ở nghiệm thức từ 100 ppm đến 200 ppm của BA. Có nhiều tác giả cho rằng làm BA làm hạn chế sự phát triển chiều cao cây. Nhưng sự phát triển chiều cao cây ở những lần lấy chỉ tiêu sau thì không có khác biệt ý nghĩa thống kê ở ngày 30, 40 và 50 ngày sau xử lý. Tuy nhiên, chiều cao cây có xu hướng giảm khi có xử lý BA từ nồng độ 50 ppm. Cây mè là cây thân thảo, có phát triển chiều cao bị ảnh hưởng nhiều của yếu tố môi trường ngoài. Bên cạnh đó, có thể sự tác động của BA trong một thời điểm nhất định lên sự phát triển chiều cao cây.
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện chiều cao cây (cm) ở thời điểm 0, 10, 20, 30, 40, 50
19
3.2.2 Số lá
Kết quả Bảng 3.1 cho thấy số lá trên cây mè ở các nồng độ xử lý BA không khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Số lá trên cây mè là do giống quy định cũng giống như nhiều loại cây khác như số lá trên cây cà chua là do đặc tính di truyền của giống (Tạ Thu Cúc, 2005), số lá trên cây khóm thay đổi tùy theo giống trồng trọt (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004), điều này cũng được tìm thấy trên cây lúa, theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), mỗi giống lúa có một tổng số lá nhất định.
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của BA lên số lá của mè ở 15 ngày sau xử lý ở các nồng độ
khác nhau Nghiệm thức Số lá (lá) Đối chứng 12,8 50 12,8 100 12,8 150 12,4 200 12,8 Ý nghĩa ns CV(%) 6,39
Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
3.2.3 Kích thước lá
Qua Bảng 3.2 cho thấy kích thước lá giữa các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Kích thước lá không biến động nhiều, chiều dài lá dao động từ 21,98-24,06 cm, rộng lá dao động từ 15,44-17,6 cm, cho thấy nồng độ BA tác động như nhau lên kích thước lá. Cytokinin ngoài vai trò phân chia tế bào còn kích thích biến đổi những lục lạp non thành lục lụp, giúp chồi bên tránh bớt sự ức chế của chồi ngọn, làm chậm sự lão hóa đặc biệt đối với toàn bộ lá (Bùi Tuấn Anh và ctv, 2000). Do đó, cytokinin ở nồng độ cao gây bất lợi cho sự phát triển của toàn bộ lá. BA không làm thay đổi kích thước lá giữa các nghiệm thức và đối chứng.
Kích thước lá lớn là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng do quá trình quang hợp xảy ra khi ánh sáng được hấp thụ chủ yếu ở lá. Như vậy, sự quan trọng của lá không chỉ ở số lượng lá trên cây mà kích thước lá cũng ảnh hưởng đến khả năng thu nhận năng lượng ánh sáng làm gia tăng cường độ quang hợp. Đây là một trong những yếu tố trực tiếp đóng góp vào sự gia tăng năng suất sau này của mè
20
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của BA lên kích thước láở 15 ngày sau xử lý ở các nồng độ
khác nhau
Nghiệm thức Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm)
Đối chứng 24,06 16,14 50 23,86 17,60 100 22,68 16,46 150 21,98 15,44 200 23,14 16,78 Ý nghĩa ns ns CV(%) 6,22 16,88
Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
3.2.4 Số nhánh
Qua Hình 3.3 cho thấy số nhánh giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Tuy nhiên, số nhánh của cây ở các nghiệm thức có xử lý BA có xu hướng cao hơn so với không xử lý. Số nhánh giữa các nghiệm thức không có biến động nhiều, chỉ chênh lệch nhau tử 1-2 nhánh. Điều này cho thấy với các nồng độ BA khác nhau không có ảnh hưởng nhiều đến số nhánh trên cây. Số lượng nhánh trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, số nhánh trên cây sẽ ảnh hưởng đến số trái do nhánh trên cây mè sẽ mang hoa và trái (Trần Thị Kim Ba và ctv, 2008). BA là cytokinin làm tăng số chồi trên cây. Theo nghiên cứu của Purohit (1994) phần lớn các cây thuộc họ Thủy tiên có khả năng tái sinh chồi tốt trong môi trường có bổ sung BA ở nồng độ cao. Hiệu quả của kích thích tố BA rất đa dạng, vừa có khả năng tạo chồi, nhân chồi và kéo dài chồi (Lee và ctv., 2003; Hashemloian và ctv., 2008)
21
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiệnảnh hưởng của BA lên số nhánh ở các nồng độ khác
nhau.
3.2.5 Trọng lượng cây
Qua kết quả Bảng 3.3 cho thấy trọng lượng cây sau khi xử lý benzyladenine không khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Trọng lượng thân cây khô đánh giá được vật chất khô trong thân cây tương đối đồng đều nhau với các nồng độ BA khác nhau. Trọng lượng thân cây khô dao động từ 7,84-0,03g, trung bình là 8,73g. Như vậy , trọng lượng thân cây khô không thay đổi sau khi xử lí benzyladenine.
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Vụ và ctv., (1998) thì chất điều hòa sinh trưởng kích thích nhanh sự sinh trưởng của cây, tăng sinh khối, tăng thu hoạch. Theo Nguyễn Minh Chơn (2010) cho biết, cytokinin có thể kích thích hoặc ức chế sự khởi đầu và phát triển của rễ tùy theo nồng độ và thời gian xử lý. Mặt khác thì mối liên hệ giữa rễ, thân, lá là mối tương quan kích thích: rễ sinh trưởng tốt sẽ kích thích các cơ quan trên mặt đất và ngược lại.
22
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của BA lên trọng lượng cây lúc thu hoạchở các nồng độ
khác nhau
Nghiệm thức Trọng lượng cây
Đối chứng 8,88 50 8,88 100 7,84 150 9,00 200 9,03 Ý nghĩa ns CV(%) 12,54
Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
3.2.6 Tổng số bông trên cây
Qua Bảng 3.4 cho thấy khi xử lý BA có xu hướng làm tăng số bông trên cây. Số bông trên cây dao động từ 135,6-184,8 bông, trung bình 154,64 bông. Tác động của hormone với liều lượng thấp là chất kích thích, khi tăng thì có tác động ức chế. Chất điều hòa sinh trưởng BA ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cây bằng cách ảnh hưởng lên quá trình trao đổi chất, cho nên nồng độ BA thích hợp sẽ giúp cây trao đổi chất tốt. Việc dùng BA nồng độ cao làm ức chế và tác động sâu sắc đến quá trình trao đổi chất của cây, làm rối loạn quá trình sinh lý, sinh hóa của cây (Ông Thị Hồng Vân, 2006). Điều này có thể thấy BA cho cây ra hoa với số lượng thay đổi.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của BA lên tổng số bông 20 ngày sau xử lý ở các nồng độ
khác nhau
Nghiệm thức Tổng số bông trên cây (bông)
Đối chứng 160,0 50 140,0 100 184,8 150 152,8 200 135,6 Ý nghĩa ns CV(%) 16,46
23
3.2.7 Số trái
Qua Hình 3.3 cho thấy số trái trên cây mè qua các thời điểm khảo sát không khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Điều này cho thấy các nồng độ benzyladenine không ảnh hưởng đến số trái, mặt khác số nhánh giữa các nghiệm thức không khác biệt có thể dẫn đến số trái không khác biệt. Số trái trên cây dao động từ 99,8-133,8 trái, trung bình 113,64 trái. Như vậy, ở nồng độ thích hợp benzyladenine có tác động kích thích, khi nồng độ vượt quá giới hạn thì có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của BA lên số trái lúc thu hoạch
3.2.8 Kích thước trái
Kích thước trái của mè được được trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy xử lý với các nồng độ BA khác nhau không khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Chiều dài dao động từ 2,23- 2,47 cm, đường kính từ 1,31- 1,36 cm, cho thấy các nồng độ BA có tác động như nhau lên kích thước trái. Kích thước trái như vậy cũng phù hợp. Theo Trần Thị Kim Ba và ctv., (2008) chiều dài trái thay đổi từ 2.5-8 cm, đường kính thay đổi từ 0,5- 2 cm.
24
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của BA lên kích thước trái lúc thu hoạchở các nồng độ
khác nhau
Nghiệm thức Chiều dài (cm) Đường kính(cm)
Đối chứng 2,39 1,31 50 2,47 1,36 100 2,31 1,31 150 2,23 1,36 200 2,26 1,33 Ý nghĩa ns ns CV(%) 12,13 6,71
Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
3.2.9 Trọng lượng 1 trái ở giữa cây
Qua Bảng 3.6 cho thấy trọng lượng trái mè tươi sau khi xử lí benzyladenine các nồng độ khác nhau không khác biệt qua phân tích thống kê. Trọng lượng trái mè tươi dao động từ 1,64-1,91g, trung bình là 1,72g. Như vậy trọng lượng trái mè tươi không thay đổi sau khi xử lý benzyladenine.
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của BA lên trọng lượng một trái luc thu hoạch ở
Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa
thống kê
3.2.10Trọng lượng trái khô
Qua Bảng 3.7 cho thấy trọng lượng trái khô giữa các nghiệm thức sau khi xử lí benzyladenine có khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Trọng lượng hạt dao động từ 39,77- 60,35g, trung bình 48,5g. Trọng lượng hạt cao nhất là 60,35 g ở nghiệm thức đối chứng không xử lý BA và thấp nhất là ở nhiệm thức được xử lý BA ở nồng độ 200 và
Nghiệm thức Trọng lượng 1 trái (gam)
Đối chứng 1,64 50 1,69 100 1,70 150 1,91 200 1,64 Ý nghĩa ns CV(%) 15,08
25
50 ppm lần lượt là 39,77 và 41,92 g, và có khác biệt so với nghiệm thức đối chứng. Ở nghiệm thức 50 và 200 ppm thấp có thể là do sai số trong quá trình sấy mẫu.
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của BA lên trọng lượng trái khô luc thu hoạchở các nồng độ khác nhau
Nghiệm thức Trọng lượng trái khô (gam)
Đối chứng 60,35a 50 41,92b 100 50,39ab 150 50,07ab 200 39,77b Ý nghĩa * CV(%) 21,5
Ghi chú: Các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan;
(*): khác biệt ý nghĩa 5%
3.2.11 Vỏ khô
Qua Bảng 3.8 cho thấy trọng lượng vỏ khô giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% sau khi xử lý benzyladenine. Trọng lượng vỏ ở nghiệm thức đối chứng (không xử lý Benzyladenine) ở nồng độ 0 ppm là 25,76g và thấp nhất là ở nghiệm thức có xử lý BA ở nồng độ 200 ppm là 17,31 g.
26
Bảng 3.8: Ảnhhưởng của BA lên vỏ khô của mè lúc thu hoạchở các nồng độ
khác nhau
Nghiệm thức Trọng lượng vỏ khô (gam)
Đối chứng 25,76a 50 17,53b 100 21,9ab 150 20,98ab 200 17,31b Ý nghĩa * CV(%) 21,71
Ghi chú: Các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan;
(*): kkhác biệt ý nghĩa 5%.
3.2.12 Trọng lượng hạt khô trên cây
Qua Bảng 3.9 cho thấy trọng lượng hạt khô sau khi xử lý benzyladenine ở các nồng độ khác nhau giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê, trọng lượng hạt dao động từ 22,46- 34,59g, trung bình 27,8g. Như vậy, việc xử lý benzyladenine không ảnh hưởng đến trọng lượng hạt.
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của BA lên trọng lượng hạt khô luc thu hoạchở các nồng độ khác nhau
Nghiệm thức Trọng lượng hạt trên cây (gam)
Đối chứng 34,59 50 24,39 100 28,48 150 29,08 200 22,46 Ý nghĩa ns CV(%) 26,71
27
3.2.13 Trọng lượng 1000 hạt
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.10 cho thấy các nồng độ Bezyladenine tác động tương đương đến trọng lượng 1000 hạt giữa các nghiệm thức. Trọng lượng 1000 hạt dao động từ 2,65- 2,71g. Theo Trần Thị Kim Ba và ctv., (2008) trọng lượng 1000 hạt từ 2-4g. Từ thí nghiệm cho thấy phun BA với các liều lượng khác nhau không làm ảnh hưởng đến trọng lượng 1000 hạt, trọng lượng 1000 hạt do đặc tính giống di truyền quy định, những giống mè khác nhau thì có trọng lượng 1000 hạt khác nhau.Ở giống mè V6 và giống mè Rajeshwari (Ấn Độ) thì có trọng lượng khá to (3g/ 1000 hạt) (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008). Với điều kiện tự nhiên không làm ảnh hưởng tới trọng lượng 1000 hạt.
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của BA lên trọng lượng 1000 hạt luc thu hoạch ở các
nồng độ khác nhau Nghiệm thức Lúc thu hoạch Đối chứng 2,66 50 2,71 100 2,65 150 2,65 200 2,66 Ý nghĩa ns CV(%) 2,65
28
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN
Phun BA ở nồng độ 200 ppm có làm ảnh hưởng tới trọng lượng trái khô và trọng lượng vỏ khô. Nhưng số trái, kích thước trái, trọng lượng 1 trái, trọng lượng hạt khô, trọng lượng 1000 hạt, trọng lượng cây lại không ảnh hưởng.
Phun BA ở có xu hướng làm hạn chế chiều cao cây nhưng không ảnh hưởng đến số lá, kích thước lá, số nhánh và số bông.
4.2 ĐỀ NGHỊ
Không nên phun BA vì tốn kém mà không đem lại năng suất.
Nếu phun thì có thể kết hợp BA với các chất điều hòa sinh trưởng khác trên các giống mè khác nhau nhằm kết luận về sự phát triển và năng suất của mè.
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Tuấn Anh, Võ Văn Bé, Phạm Thị Nga (2000). Giáo trình sinh học đại cương A2. Thư viện Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Đại Học Cần Thơ.
Bùi Trang Việt, 2000. Sinh Lý Thực Vật (phần II). Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
Dixon, R. K., H. E. Garrett and G. S. Cox. 1998. Cytokinine activity in citrus jambhiri Lush, seedling colonized by vesicular- arbuscular mycorrhizal fungi. Tree 2:39-44.
Hashemlolian B, D., A, ATAEI- AZIMI, A. MAJD and H. EBRAHIMZADEH. 2008 Abnormal plantlets regeneration through direct somatic embryogenesis on immature seeds of Vinca herbacea Valdst and Kit. African Journal of Biotechnology 7, 1679- 1683.
Lee Y. K and W. I. CHUNG.2006. Plant regeneration via organonensis in the Korean and Japanese winter squash (Cucurbita maxima). Journal of horticultural science and biotechnology, 558, 119- 133.
Lê Văn Hòa, Nguyễn Bảo Toàn, 2005. Giáo trình sinh lý thực vật. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Đức Thành, 2000. Nuôi cấy mô tế bào thực vật- nghiên cứu và ứng dụng. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Minh Chơn, 2000. Giáo trình chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Du Sanh và Võ Thị Bạch Mai. Thực tập sinh lý thực vật. Tủ sách Đại Học Tổng Hợp. Trường Đại Học Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên, 2002. Công nghệ tế bào. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Ngọc Đệ, 2009. Giáo trình cây lúa. Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác. Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Kim Nguyệt, Nguyễn Thị Xuân Thu và Trần Thị Kim Ba, 1999. Bài giảng cây công nghiệp ngắn ngày. Tài liệu giảng dạy sinh viên ngành trồng trọt và nông học.
Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004. Giáo trình cây đa niên- phần I: Cây ăn trái. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Bảo Vệ, Trần Thị Kim Ba, Nguyễn Thị Xuân Thu, Lê Vĩnh Thúc, Bùi Thị Cẩm Hường, 2011. Giáo trình cây công nghiệp ngắn ngày. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.
Ông Thị Hồng Vân, 2006. Khảo sát ảnh hưởng của tia gama và chất điều hòa sinh trưởng BA đến sự biến đổi kiểu hình của cây Gloxixia invitro.
30
Phạm Văn Thiều, 2003. Cây vừng kỹ thuật trồng, năng suất và hiệu quả kinh tế. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
Purohit SD, Dave A and Gotan K (1994), “Micropropagation of safedmusli (Chlorophytum borivilianam), a save Indian medicinab herb”.
Shyamali S,. P. K. Nagar And P. K. Sircar. 1985. Changes in Cytokinine during flower devevopment in Cosmos sulphureus Cav.. Plant Growth Regulation 3: 27- 35 H985.
Tạ Thu Cúc, 2005. Giáo trình Kỹ thuật trồng rau. Nhà xuất bản Hà Nội. Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006. Cây mè, kỹ thuật trồng và thâm canh. Trần Thị Kim Ba, Nguyễn Thị Xuân Thu và Nguyễn Bảo Vệ. 2008. Giáo trình cây công nghiệp ngắn ngày, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ.
Trần Văn Hâu, 2009. Giáo trình xử lý ra hoa cây ăn trái. Nhà xuất bản Đại Học