Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nồng độ benzyladenine (ba) đến sự phát triển và năng suất cây mè đen ô môn (sesamum indicum l) (Trang 27)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và mỗi nghiệm lặp lại 5 lần (Hình 2.1). Các khối có kích thước bằng nhau và mỗi khối tương ứng với số lần lặp lại chứa tất cả các nghiệm thức. Các đơn vị thí nghiệm phải đồng nhất nhưng giữa các khối thì được phép khác nhau.

Bước 1: Chia khu thí nghiệm thành 5 khối bằng nhau, tương ứng với 5 lần lặp lại, dạng khối chữ nhật và thẳng góc với chiều biến động.

Bước 2: Chia nhỏ mỗi khối (1 lần lặp lại) thành 5 đơn vị thí nghiệm, tương ứng với 5 nghiệm thức. Đánh số thứ tự đơn vị thí nghiệm từ 1 đến 5 và ghi ngẫu nhiên 5 nghiệm thức vào 5 lô bằng phương pháp bốc thăm:

Chuẩn bị 5 mảnh giấy giống nhau. Tên của mỗi nghiệm thức (NT) được ghi vào từng mảnh giấy theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5. Sau đó, xếp 5 mảnh giấy này lại, đặt vào trong hộp và trộn đều, rồi rút ngẫu nhiên mỗi lần 1 mảnh giấy (không đặt trở lại). Ghi NT có tên trên mảnh giấy đó vào đơn vị thí nghiệm số 1, tiếp tục rút mảnh giấy thứ hai cho đơn vị thí nghiệm thứ 2,… tiếp tục làm như vậy cho đến hết lần lặp lại thứ nhất.

Đến lần lặp lại thứ hai, để lại 5 mảnh giấy đã rút ra ở lần lặp lại thứ nhất vào trong hộp, trộn đều và thực hiện rút lần lượt từng mảnh giấy và ghi nhận NT cho từng đơn vị thí nghiệm như lần lặp thứ nhất.

15 Lặp lại thao tác trên cho đến lần lặp lại thứ 5.

(Lặp lại I) NT4 NT3 NT1 NT2 NT5

(Lặp lại II) NT5 NT2 NT3 NT1 NT4

(Lặp lại III) NT1 NT4 NT3 NT5 NT2

(Lặp lại VI) NT3 NT2 NT1 NT4 NT5

(Lặp lại V) NT2 NT3 NT5 NT1 NT4

Hình 2.1. Sơ đồ thí nghiệm bố trí theo kiểu bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 NT (1, 2, 3, 4, 5), mỗi nghiệm thức lặp lại 5 lần

2.2.2 Thực hiện thí nghiệm

Chuẩn bịđất:

Dọn cỏ nơi thực hiện thí nghiệm, xới xáo đất rồi tiến hành lên liếp (5 liếp). Sau khi lên liếp, rãi đều phân hữu cơ lên mặt liếp (1 bao tro trấu + phân hữu cơ).

Sau đó, phủ màng phủ lên mặt liếp, đục lổ màng phủ 10 lổ/liếp khoảng cách mỗi lổ là 40 x 40

Gieo hạt:

Sạ đều hạt mè vào các lổ trên màng phủ với mỗi lổ khoảng 10 hạt và gieo ngoài đầu mỗi liếp quanh rìa thí nghiệm tạo hàng biên bảo vệ thí nghiệm khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài và đảm bảo điều kiện bên trong khu vực thí nghiệm là như nhau.

Chăm sóc:

- Dặm tỉa: Khoảng 10 ngày sau khi gieo.

- Tưới nước: Mỗi ngày (tùy vào thời tiết và giai đoạn của cây). Tăng lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh gốc khi cây lớn. Nhất vào thời kỳ ra hoa trái rộ, cần thoát nước tốt khi mưa.

- Phân bón: Công thức phân 90-60-30 (NPK).

16

Bảng 2.1 Chất điều hòa sinh trưởng, nồng độ và thời điểm xử lý của các nghiệm

thức

STT Tên nghiệm thức Loại và nồng độ hóa chất Thời gian xử lý

1 1 (Đối chứng) Phun nước

2 2 BA 50 ppm 28NSKG

3 3 BA 100 ppm

4 4 BA 150 ppm

5 5 BA 200 ppm

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển:

Chiều cao cây (cm) : Chiều cao thân được tính từ gốc tiếp xúc với mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây (khi bắt đầu xử lý BA, sau khi xử lý BA 10 ngày và lúc thu hoạch).

Số lá: Đếm số lá hiện diện trên cây (chiều dài >2cm không tính 2 lá mầm, đếm khi bắt đầu xử lý BA).

Kích thước lá (Đo 1 hoặc 2 lá ở giữa cây lúc cây trổ hoa rộ) - Chiều dài lá (cm): Đo từ điểm tiếp xúc với cuống lá tới chót lá.

- Chiều rộng lá (cm): Được đo theo chiều cắt ngang qua nơi rộng nhất của phiến lá.

Chỉ tiêu năng suất:

Ngày ra nhánh: Thời gian nhánh đầu tiên xuất hiện trên cây (khi nhánh có chiều dài là 2 cm).

Số nhánh: Đếm số nhánh hiện diện trên cây (lúc thu hoạch trái cuối cùng trên cây).

Ngày ra hoa: Quan sát và ghi nhận thời gian xuất hiện hoa đầu tiên trên cây. Kích thước 3 trái cố định (trái giữa cây):

- Chiều dài trái (cm): Đo từ đầu mút này đến đầu mút kia của trái. - Đường kính trái (cm): Đo bề hoành rộng nhất của trái.

- Trọng lượng trung bình trái (lấy 3 trái giữa cây) Số trái/cây: Đếm số trái hiện diện trên cây.

Số hạt/trái: Đếm tổng số hạt của 1 trái (lấy trái giữa cây).

Trọng lượng trái/cây (cm): Cân toàn bộ số trái trên cây, đọc và ghi lại kết quả (trọng lượng trái tươi khi thu hoạch và trọng lượng trái khô sau khi sấy trái tươi).

17

Trọng lượng 1000 hạt (g): Lấy ngẫu nhiên 1000 hạt của cây đem cân trọng lượng.

Trọng lượng tươi của cây (kg): Cân trọng lượng toàn cây sau thu hoạch của từng nghiệm thức.

Trọng lượng khô của cây (kg):Được lấy vào thời gian thu hoạch xong sấy khô đem cân (sấy với nhiệt độ 600C trong 72 giờ).

% H2O =

Trọng lượng tươi - Trọng lượng khô

x100 Trọng lượng tươi

2.2.4 Xử lý số liệu

Các chỉ tiêu theo dõi được nhâp, xử lí số liệu, vẽ các biểu đồ bằng phần mềm Excel. Tính thống kê số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0, dùng phép thử DUNCAN, để so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức.

18

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

Trong thời gian làm thí nghiệm có sự xuất hiện một số sâu bệnh như ruồi đục lá, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh vàng lá, đặc biệt là bệnh quéo đọt. Nhưng do được kiểm tra thường xuyên xử lý thuốc kịp thời nên không làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA BENZYLADENINE ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ

NĂNG SUẤT MÈ 3.2.1 Chiều cao

Qua Hình 3.1cho thấy chiều cao câytrước khi xử lý benzyladenine (BA) tương đối đồng nhất ở các nghiệm thức. Khi xử lý sau 20 ngày thì có ảnh hưởng đến chiều cao cây ở nghiệm thức từ 100 ppm đến 200 ppm của BA. Có nhiều tác giả cho rằng làm BA làm hạn chế sự phát triển chiều cao cây. Nhưng sự phát triển chiều cao cây ở những lần lấy chỉ tiêu sau thì không có khác biệt ý nghĩa thống kê ở ngày 30, 40 và 50 ngày sau xử lý. Tuy nhiên, chiều cao cây có xu hướng giảm khi có xử lý BA từ nồng độ 50 ppm. Cây mè là cây thân thảo, có phát triển chiều cao bị ảnh hưởng nhiều của yếu tố môi trường ngoài. Bên cạnh đó, có thể sự tác động của BA trong một thời điểm nhất định lên sự phát triển chiều cao cây.

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện chiều cao cây (cm) ở thời điểm 0, 10, 20, 30, 40, 50

19

3.2.2 Số lá

Kết quả Bảng 3.1 cho thấy số lá trên cây mè ở các nồng độ xử lý BA không khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Số lá trên cây mè là do giống quy định cũng giống như nhiều loại cây khác như số lá trên cây cà chua là do đặc tính di truyền của giống (Tạ Thu Cúc, 2005), số lá trên cây khóm thay đổi tùy theo giống trồng trọt (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004), điều này cũng được tìm thấy trên cây lúa, theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), mỗi giống lúa có một tổng số lá nhất định.

Bảng 3.1: Ảnh hưởng của BA lên số lá của mè ở 15 ngày sau xử lý ở các nồng độ

khác nhau Nghiệm thức Số lá (lá) Đối chứng 12,8 50 12,8 100 12,8 150 12,4 200 12,8 Ý nghĩa ns CV(%) 6,39

Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê

3.2.3 Kích thước lá

Qua Bảng 3.2 cho thấy kích thước lá giữa các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Kích thước lá không biến động nhiều, chiều dài lá dao động từ 21,98-24,06 cm, rộng lá dao động từ 15,44-17,6 cm, cho thấy nồng độ BA tác động như nhau lên kích thước lá. Cytokinin ngoài vai trò phân chia tế bào còn kích thích biến đổi những lục lạp non thành lục lụp, giúp chồi bên tránh bớt sự ức chế của chồi ngọn, làm chậm sự lão hóa đặc biệt đối với toàn bộ lá (Bùi Tuấn Anh và ctv, 2000). Do đó, cytokinin ở nồng độ cao gây bất lợi cho sự phát triển của toàn bộ lá. BA không làm thay đổi kích thước lá giữa các nghiệm thức và đối chứng.

Kích thước lá lớn là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng do quá trình quang hợp xảy ra khi ánh sáng được hấp thụ chủ yếu ở lá. Như vậy, sự quan trọng của lá không chỉ ở số lượng lá trên cây mà kích thước lá cũng ảnh hưởng đến khả năng thu nhận năng lượng ánh sáng làm gia tăng cường độ quang hợp. Đây là một trong những yếu tố trực tiếp đóng góp vào sự gia tăng năng suất sau này của mè

20

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của BA lên kích thước láở 15 ngày sau xử lý ở các nồng độ

khác nhau

Nghiệm thức Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm)

Đối chứng 24,06 16,14 50 23,86 17,60 100 22,68 16,46 150 21,98 15,44 200 23,14 16,78 Ý nghĩa ns ns CV(%) 6,22 16,88

Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê

3.2.4 Số nhánh

Qua Hình 3.3 cho thấy số nhánh giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Tuy nhiên, số nhánh của cây ở các nghiệm thức có xử lý BA có xu hướng cao hơn so với không xử lý. Số nhánh giữa các nghiệm thức không có biến động nhiều, chỉ chênh lệch nhau tử 1-2 nhánh. Điều này cho thấy với các nồng độ BA khác nhau không có ảnh hưởng nhiều đến số nhánh trên cây. Số lượng nhánh trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, số nhánh trên cây sẽ ảnh hưởng đến số trái do nhánh trên cây mè sẽ mang hoa và trái (Trần Thị Kim Ba và ctv, 2008). BA là cytokinin làm tăng số chồi trên cây. Theo nghiên cứu của Purohit (1994) phần lớn các cây thuộc họ Thủy tiên có khả năng tái sinh chồi tốt trong môi trường có bổ sung BA ở nồng độ cao. Hiệu quả của kích thích tố BA rất đa dạng, vừa có khả năng tạo chồi, nhân chồi và kéo dài chồi (Lee và ctv., 2003; Hashemloian và ctv., 2008)

21

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiệnảnh hưởng của BA lên số nhánh ở các nồng độ khác

nhau.

3.2.5 Trọng lượng cây

Qua kết quả Bảng 3.3 cho thấy trọng lượng cây sau khi xử lý benzyladenine không khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Trọng lượng thân cây khô đánh giá được vật chất khô trong thân cây tương đối đồng đều nhau với các nồng độ BA khác nhau. Trọng lượng thân cây khô dao động từ 7,84-0,03g, trung bình là 8,73g. Như vậy , trọng lượng thân cây khô không thay đổi sau khi xử lí benzyladenine.

Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Vụ và ctv., (1998) thì chất điều hòa sinh trưởng kích thích nhanh sự sinh trưởng của cây, tăng sinh khối, tăng thu hoạch. Theo Nguyễn Minh Chơn (2010) cho biết, cytokinin có thể kích thích hoặc ức chế sự khởi đầu và phát triển của rễ tùy theo nồng độ và thời gian xử lý. Mặt khác thì mối liên hệ giữa rễ, thân, lá là mối tương quan kích thích: rễ sinh trưởng tốt sẽ kích thích các cơ quan trên mặt đất và ngược lại.

22

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của BA lên trọng lượng cây lúc thu hoạchở các nồng độ

khác nhau

Nghiệm thức Trọng lượng cây

Đối chứng 8,88 50 8,88 100 7,84 150 9,00 200 9,03 Ý nghĩa ns CV(%) 12,54

Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê

3.2.6 Tổng số bông trên cây

Qua Bảng 3.4 cho thấy khi xử lý BA có xu hướng làm tăng số bông trên cây. Số bông trên cây dao động từ 135,6-184,8 bông, trung bình 154,64 bông. Tác động của hormone với liều lượng thấp là chất kích thích, khi tăng thì có tác động ức chế. Chất điều hòa sinh trưởng BA ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cây bằng cách ảnh hưởng lên quá trình trao đổi chất, cho nên nồng độ BA thích hợp sẽ giúp cây trao đổi chất tốt. Việc dùng BA nồng độ cao làm ức chế và tác động sâu sắc đến quá trình trao đổi chất của cây, làm rối loạn quá trình sinh lý, sinh hóa của cây (Ông Thị Hồng Vân, 2006). Điều này có thể thấy BA cho cây ra hoa với số lượng thay đổi.

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của BA lên tổng số bông 20 ngày sau xử lý ở các nồng độ

khác nhau

Nghiệm thức Tổng số bông trên cây (bông)

Đối chứng 160,0 50 140,0 100 184,8 150 152,8 200 135,6 Ý nghĩa ns CV(%) 16,46

23

3.2.7 Số trái

Qua Hình 3.3 cho thấy số trái trên cây mè qua các thời điểm khảo sát không khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Điều này cho thấy các nồng độ benzyladenine không ảnh hưởng đến số trái, mặt khác số nhánh giữa các nghiệm thức không khác biệt có thể dẫn đến số trái không khác biệt. Số trái trên cây dao động từ 99,8-133,8 trái, trung bình 113,64 trái. Như vậy, ở nồng độ thích hợp benzyladenine có tác động kích thích, khi nồng độ vượt quá giới hạn thì có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của BA lên số trái lúc thu hoạch

3.2.8 Kích thước trái

Kích thước trái của mè được được trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy xử lý với các nồng độ BA khác nhau không khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Chiều dài dao động từ 2,23- 2,47 cm, đường kính từ 1,31- 1,36 cm, cho thấy các nồng độ BA có tác động như nhau lên kích thước trái. Kích thước trái như vậy cũng phù hợp. Theo Trần Thị Kim Ba và ctv., (2008) chiều dài trái thay đổi từ 2.5-8 cm, đường kính thay đổi từ 0,5- 2 cm.

24

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của BA lên kích thước trái lúc thu hoạchở các nồng độ

khác nhau

Nghiệm thức Chiều dài (cm) Đường kính(cm)

Đối chứng 2,39 1,31 50 2,47 1,36 100 2,31 1,31 150 2,23 1,36 200 2,26 1,33 Ý nghĩa ns ns CV(%) 12,13 6,71

Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê

3.2.9 Trọng lượng 1 trái ở giữa cây

Qua Bảng 3.6 cho thấy trọng lượng trái mè tươi sau khi xử lí benzyladenine các nồng độ khác nhau không khác biệt qua phân tích thống kê. Trọng lượng trái mè tươi dao động từ 1,64-1,91g, trung bình là 1,72g. Như vậy trọng lượng trái mè tươi không thay đổi sau khi xử lý benzyladenine.

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của BA lên trọng lượng một trái luc thu hoạch ở

Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa

thống kê

3.2.10Trọng lượng trái khô

Qua Bảng 3.7 cho thấy trọng lượng trái khô giữa các nghiệm thức sau khi xử lí benzyladenine có khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Trọng lượng hạt dao động từ 39,77- 60,35g, trung bình 48,5g. Trọng lượng hạt cao nhất là 60,35 g ở nghiệm thức đối chứng không xử lý BA và thấp nhất là ở nhiệm thức được xử lý BA ở nồng độ 200 và

Nghiệm thức Trọng lượng 1 trái (gam)

Đối chứng 1,64 50 1,69 100 1,70 150 1,91 200 1,64 Ý nghĩa ns CV(%) 15,08

25

50 ppm lần lượt là 39,77 và 41,92 g, và có khác biệt so với nghiệm thức đối chứng. Ở nghiệm thức 50 và 200 ppm thấp có thể là do sai số trong quá trình sấy mẫu.

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của BA lên trọng lượng trái khô luc thu hoạchở các nồng độ khác nhau

Nghiệm thức Trọng lượng trái khô (gam)

Đối chứng 60,35a 50 41,92b 100 50,39ab 150 50,07ab 200 39,77b Ý nghĩa * CV(%) 21,5

Ghi chú: Các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan;

(*): khác biệt ý nghĩa 5%

3.2.11 Vỏ khô

Qua Bảng 3.8 cho thấy trọng lượng vỏ khô giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% sau khi xử lý benzyladenine. Trọng lượng vỏ ở nghiệm thức đối chứng (không xử lý Benzyladenine) ở nồng độ 0 ppm là 25,76g và thấp nhất là ở nghiệm thức có xử lý BA ở nồng độ 200 ppm là 17,31 g.

26

Bảng 3.8: Ảnhhưởng của BA lên vỏ khô của mè lúc thu hoạchở các nồng độ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nồng độ benzyladenine (ba) đến sự phát triển và năng suất cây mè đen ô môn (sesamum indicum l) (Trang 27)