DANH MỤC BẢNG 3.1 Tính phổ biến của nấm Sclerotium rolfsii trên một số cây trồng tại hà 3.2 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên cà chua vụ thu 3.3 Diễn biến bệnh héo rũ gốc
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
- -
VŨ TRẦN CHIẾN
NGHIÊN CỨU BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC TRẮNG
(SCLEROTIUM ROLFSII SACC.) GÂY HẠI TRÊN MỘT SỐ
CÂY TRỒNG CẠN TẠI HÀ NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được sử dụng cho một báo cáo luận văn nào và chưa từng được sử dụng bảo vệ học vị nào
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã dược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Vũ Trần Chiến
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Nguyễn Hà – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài c&ũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp
Tôi c&ũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Nông Học – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Ngày tháng năm
Tác giả luận văn
Vũ Trần Chiến
Trang 42.5.4 Nghiên cứu sự phát triển của nấm Sclerotium rolfsii trên các môi
2.5.5 Nghiên cứu sự phát triển của nấm Sclerotium rolfsii tại các ngưỡng
Trang 52.5.6 Nghiên cứu khả năng gây bệnh của các nguồn nấm phân lập từ các
2.5.7 Phương pháp đánh giá khả năng bảo tồn của hạch nấm Sclerotium
2.5.8 Khảo sát một số biện pháp phòng trừ nấm Sclerotium rolfsii bằng
3.1 Điều tra tình hình bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên một số cây trồng cạn
3.2 Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Sclerotium
3.2.1 Đặc điểm hình thái nấm Sclerotium rolfsii Sacc nuôi cấy trên môi
3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển
3.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến sự phát triển của
3.2.4 Nghiên cứu khả năng gây bệnh của các nguồn nấm phân lập từ các
3.3.1 Khảo sát hiệu quả của chế phẩm Ketomium trong việc phòng trừ
3.3.2 Khảo sát hiệu quả của chế phẩm Ketomium xử lý hạt giống trong
3.3.3 Khảo sát hiệu quả của chế phẩm Ketomium ở các liều lượng khác nhau trong việc phòng trừ nấm S rolfsii trong điều kiện chậu vại 57
Trang 63.3.4 Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại đậu tương,
Trang 7DANH MỤC BẢNG
3.1 Tính phổ biến của nấm Sclerotium rolfsii trên một số cây trồng tại hà
3.2 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên cà chua vụ thu
3.3 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên đậu trạch tại Thanh
3.4 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên dưa chuột tại Ngọc
3.5 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại cà chua trên các chân
3.6 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại đậu tương trên các công thức
3.7 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển tản nấm của
3.12 Ảnh hưởng của điều kiện ngập nước đến khả năng nảy mầm của hạch
3.13 Ảnh hưởng của điều kiện ngập nước đến khả năng nảy mầm của hạch
3.14 Ảnh hưởng của điều kiện ngập nước đến khả năng nảy mầm của hạch
Trang 83.15 Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm Ketomium đối với nấm S rolfsii
3.16 Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm Ketomium đối với nấm S rolfsii
3.17 Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm Ketomium đối với nấm S rolfsii
3.18 Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại đậu tương
3.19 Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cà chua
3.20 Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại dưa chuột
Trang 9DANH MỤC HÌNH
3.6 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên cà chua tại Thanh
3.7 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên đậu trạch tại Thanh
3.8 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên dưa chuột tại Ngọc
3.9 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại cà chua trên các chân đất
3.10 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại đậu tương trên các công thức
3.19 Ảnh hưởng của điều kiện ngập nước đến khả năng nảy mầm của hạch
3.20 Ảnh hưởng của điều kiện ngập nước đến khả năng nảy mầm của hạch
3.21 Ảnh hưởng của điều kiện ngập nước đến khả năng nảy mầm của hạch
3.22 Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm Ketomium đối với nấm S rolfsii
Trang 103.23 Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm Ketomium đối với nấm S rolfsii
3.24 Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm Ketomium đối với nấm S rolfsii
3.25 Hiệu lực của các chế phẩm hóa học đối với bệnh héo rũ gốc mốc trắng
3.26 Hiệu lực của các chế phẩm hóa học đối với bệnh héo rũ gốc mốc trắng
3.27 Hiệu lực của các chế phẩm hóa học đối với bệnh héo rũ gốc mốc trắng
Trang 11MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng trong đó có các loại cây trồng cạn Tuy nhiên đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch hại phát triển trên đồng ruộng, đặc biệt là các loài nấm bệnh
Trong đó nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng, làm giảm năng
suất của các cây trồng thuộc họ cà, đậu đỗ, bầu bí
Nguồn bệnh của nấm tồn tại chủ yếu trong đất, trong tàn dư thực vật, cây ký chủ và trong các vật liệu giống nhiễm bệnh dưới dạng sợi nấm, hạch nấm Hạch nấm tồn tại từ năm này qua năm khác ở tầng đất bề mặt và là nguồn gây bệnh phổ biến cho các cây trồng vụ sau Việc điều tra nghiên cứu tình hình bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại một số cây trồng cạn, mức độ phổ biến và tác hại cũng như nghiên cứu những biện pháp phòng trừ bệnh là hết sức cần thiết
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng không những làm giảm năng suất, phẩm chất cây trồng mà còn làm tăng chi phí sản xuất Do vậy, hàng loạt các biện pháp bảo vệ thực vật đã được áp dụng như: Biện pháp canh tác, biện pháp chọn giống chống chịu… Đặc biệt, biện pháp hoá học là biện pháp phòng trừ bệnh hại đang được áp dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay đã gây ra hàng loạt vấn
đề như : để lại dư lượng thuốc lớn lưu tồn trong nông sản, làm ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất đai, làm giảm nguồn vi sinh vật có ích trong đất, gây ô nhiễm môi trường sinh thái
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên , chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài : “Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc.)
gây hại trên một số cây trồng cạn tại Hà Nội và vùng phụ cận năm 2014”
Trang 121.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu mức độ gây hại của nấm Sclerotium rolfsii trên một số cây
trồng cạn tại Hà Nội và một số vùng phụ cận vụ thu đông năm 2014 Nghiên cứu
một số đặc điểm hình thái và sinh học của nấm Sclerotium rolfsii và khảo sát một số
biện pháp phòng trừ
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra tình hình bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên một số cây
trồng cạn tại Hà Nội và vùng phụ cận vụ thu đông năm 2014
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Sclerotium
rolfsii được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
- Đánh giá khả năng bảo tồn của hạch nấm trong các điều kiện khác nhau
- Nghiên cứu phạm vi ký chủ của nấm Sclerotium rolfsii trên một số cây
trồng cạn
- Đánh giá khả năng phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng bằng chế phẩm
sinh học Ketomium vả một số thuốc hóa học
Trang 13Chương 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nấm Sclerotium rolfsii Sacc gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên nhiều loại
cây trồng thuộc nhiều họ thực vật ở khắp các vùng sinh thái nông nghiệp trên thế giới Ví dụ như cà chua, khoai tây, lạc, đậu tương, dưa chuột,… thường bị nấm
Sclerotium rolfsii gây hại nặng
Sclerotium rolfsii là một loài nấm đa thực có nguồn gốc trong đất Nấm này được biết đến như là một trong những tác nhân gây mất mùa trong nhiều thế
kỷ và được mô tả lần đầu tiên bởi Peter Henry Rolfs vào năm 1892 khi nghiên cứu bệnh tàn lụi cà chua (tomato blight) tại Florida-My Cho đến nay đã có hơn
2000 báo cáo xác nhận sự xuất hiện và gây hại của Sclerotium rolfsii trên toàn
thế giới (Elizabeth, 2008)
Trên thế giới đã nghiên cứu, xác định được phạm vi ký chủ của nấm hạch
Sclerotium rolfsii Sacc với ít nhất 500 loại cây trồng thuộc 100 họ thực vật Những cây ký chủ mẫn cảm nhất với bệnh gồm: họ cà (cà chua, khoai tây, cà pháo, ), họ hoa thập tự (cải bắp, súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải dầu), họ đậu đỗ (đậu tương, lạc, đậu xanh, đậu lăng), họ bầu bí (dưa chuột, dưa hấu, bí đao, bí ngô, bầu ngô) Thiệt
hại lớn nhất do nấm Sclerotium rolfsii gây ra trên toàn thế giới là ở cây lạc
(Stephen, 2000)
Triệu chứng bệnh do Sclerotium rolfsii gây ra trên các cây ký chủ khác nhau không hoàn toàn giống nhau Tuy nhiên có thể thấy nấm Sclerotium rolfsii chủ yếu
tấn công vào phần gốc thân cây tiếp giáp với mặt đất (Elizabeth, 2008)
Giai đoạn cây con nấm thường xâm nhập vào bộ phận cổ rễ, gốc thân sát mặt đất tạo thành vết bệnh màu nâu đen, trên vết bệnh mọc ra lớp nấm trắng xốp như bông bao quanh gốc và lan ra mặt đất xung quanh làm mô cây thối mục, cây khô chết (Gulshan L &CTV 1992)
Sợi nấm màu trắng phát triển đâm tia trên bề mặt vết bệnh, rồi lan cả xuống mặt đất xung quanh gốc thân Sau đó các sợi nấm đan kết với nhau hình thành hạch
Trang 14nấm Sợi nấm đa bào, không màu, phân nhánh, có mấu lồi Bệnh lan truyền do quá trình làm đất và do tồn dư bệnh trong đất, hoặc cây con bị nhiễm bệnh từ giai đoạn
vườn ươm Sự xâm nhiễm của nấm Sclerotium rolfsii vào mô cây ký chủ xảy ra rất
dễ dàng do nấm tiết ra các enzyme và acid oxalic làm mềm yếu và giết chết mô cây
ký chủ (Smith and Lee, 1986)
Nấm Sclerotium rolfsii giai đoạn sinh sản hữu tính có tên là Athrium rolfsii. Sợi nấm màu trắng, đa bào phát triển mạnh trên bề mặt mô bệnh Từ sợi nấm hình thành các hạch nấm, khi còn non hạch màu trắng về sau chuyển thành màu nâu hoặc màu nâu đậm, đường kính hạch nấm biến động từ 1-2mm Hạch nấm có thể tồn tại từ năm này sang năm khác ở tầng đất mặt, tầng đất canh tác (Gulshah và cộng sự, 1992)
Cây trồng khi bị nấm Sclerotium rolfsii xâm nhiễm thường tại chỗ gốc thân
sát mặt đất bị teo thắt tạo vết bệnh màu nâu hoặc màu đen Trên vết bệnh có mọc ra một lớp nấm trắng xốp như bông bao quanh gốc và lan ra mặt đất (Gulshah L và cộng sự, 1992)
Theo Carter (1993), nấm Sclerotium rolfsii thuộc loại vi sinh vật hảo khí,
thích hợp phát triển trong điều kiện có nhiệt độ và ẩm độ cao
Kết quả nghiên cứu của Elizabeth thuộc đại học NC State (Hoa Kỳ) cho rằng
có ít nhất hai loại sợi nấm của nấm S rolfsii: dạng sợi thô, thẳng, tế bào lớn (kích
thước tế bào 2 - 9µm x 150 - 250µm) có hai mấu liên kết tại mỗi vách ngăn nhưng
có thể vẫn biểu hiện sự phân nhánh tại mỗi mấu nối Sự phân nhánh thường cho sợi nấm mảnh (đường kính sợi nấm chỉ khoảng 1,5 -2,5µm) và có xu hướng phát triển không bình thường, thiếu mấu liên kết nối Dạng sợi mảnh thường được thấy thâm nhập vào giá thể
Hạch có hai kiểu nảy mầm: hoặc là các sợi nấm lần lượt phát triển vươn ra khỏi bề mặt hạch phát triển không tập trung, hoặc là một loạt các sợi nấm phát triển phá vỡ hạch gọi là sự nảy mầm đồng loạt Số lượng sợi nấm và năng lượng cần cho
sự lây nhiễm do kiểu nảy mầm của hạch quyết định Sự sinh trưởng của sợi nấm lần lượt từ hạch để lây nhiễm vào mô ký chủ cần có nguồn dinh dưỡng vô cơ vì sợi nấm sinh trưởng thưa thớt, không tập trung Tuy nhiên, hạch nảy mầm đồng loạt thì
Trang 15không cần bất cứ một nguồn dinh dưỡng ngoại sinh nào
Hạch nấm và sợi nấm chính là nguồn bệnh ban đầu trên đồng ruộng Trên tàn
dư cây trồng, nấm bệnh tồn tại như một dạng nấm hoại sinh, thậm chí trên cả tàn dư của những cây không phải là ký chủ của nấm Hạch nấm tồn tại từ năm này sang năm khác ở lớp đất mặt nhưng không tồn tại được ở những lớp đất bị ngập sâu Điều kiện độ ẩm đất cao là môi trường thuận lợi cho nấm này tồn tại và phát triển ở trong đất tỷ lệ sống sót của hạch nấm từ 56-73% sau 8-10 tháng (Baute et al., 1981)
Một số chủng nấm Sclerotium rolfsii có khả năng hình thành bào tử đảm khi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, giai đoạn đảm có tên là Corticium rolfsii Curzi
Giai đoạn này hiếm khi bắt gặp trên đồng ruộng Bào tử đảm thường được hình thành ở bên cạnh vết bệnh và trong điều kiện không có ánh sáng mặt trời Chúng có thể được tạo ra với số lượng lớn và phát tán vào không khí (Stephen el al., 1992)
Nấm Sclerotium rolfsii có thể sống sót và phát triển mạnh mẽ trong phạm vi
môi trường rất rộng nấm có thể sinh trưởng trong phạm vi pH rộng, nhất là trong đất có tính acid Nấm sinh trưởng thuận lợi nhất trong khoảng pH từ 3 - 5, hạch có thể nảy mầm trong điều kiện pH từ 2 - 5 Khi pH > 7 sẽ kìm hãm sự nảy mầm của hạch Nhiệt độ thích hợp nhất từ 250C - 350C, ít hoặc ngừng phát triển ở nhiệt độ dưới 100C hoặc trên 400C ở nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng sợi nấm thì khả năng hình thành hạch cũng lớn nhất Sợi nấm bị tiêu diệt ở 00C, nhưng hạch có thể sống sót ở -100C Sợi nấm phát triển thuận lợi nhất cần có độ ẩm cao Khi độ ẩm dưới bão hòa thì hạch nấm không thể nảy mầm (Stephen, 2000)
Năm 2000, Rangeshwaran & Prasad đã tiến hành thí nghiệm lây bệnh nhân
tạo bằng hạch nấm S rolfsii trên cây cà chua ở giai đoạn quả xanh, quả chín Sau đó
quan sát thời gian và tỷ lệ nhiễm bệnh ở các ngưỡng nhiệt độ 20oC, 25oC, 30oC; kết quả là cà chua ở giai đoạn quả chín có tỷ lệ bệnh cao hơn và thời gian bị thối thân nhanh hơn cà chua ở giai đoạn quả xanh, nhiệt độ thích hợp nhất cho bệnh sinh trưởng phát triển là 25oC - 30oC
Theo Okabe (2000), ở Nhật bản đã xác định nấm S rolfsii có 5 nhóm là: 1, 2,
3, 4, 5 Trong đó nhóm 1 rất phổ biến, gây hại ở các vùng địa lý có nhiệt độ cao từ
28oC - 30oC Bệnh xuất hiện ở phần rễ gốc và thân sát mặt đất, vết bệnh màu nâu
Trang 16đen Trên vết bệnh có lớp mốc trắng giống như bông phủ kín bề mặt đôi khi lan cả
ra mặt đất, cây bị héo, từ lớp nấm hình thành các hạch nấm
Bằng những phân tích HPLC, Harlton lai các isolate nấm S.rolfsii thu thập từ khắp các vùng khác nhau của ấn Độ, tác giả đã xác định được sự đa dạng di truyền của các isolate Chúng khác nhau ở thành phần và liều lượng các acid: gallic, oxalic, ferulic, indol-3-acetic acid, chlorogennic, cinnamic Trong quá trình hình thành hạch có sự tiết dịch (hạch tiết dịch sau 7 - 10 ngày cấy) và phân tích thành phần dịch chiết này cộng với việc lai các isolate, kết quả cho thấy các cặp lai nếu cùng isolate thì chúng sinh trưởng đan xen vào nhau, nếu không cùng isolate thì chúng tạo thành dải phân cách giữa hai isolate Tuy nhiên có ít hạch được hình thành sau
đó tại vùng phân giải của một số cặp isolate nhưng không đạt được kích thước đầy
đủ như đối với hạch được hình thành ở bên trong vùng phân giải ở Mỹ, sự đa dạng
di truyền được phân thành hai chủng Sclerotium rolfsii và Sclerotium delphinii
Nấm Sclerotium rolfsii có khả năng gây hại ở hầu hết các nước trồng lạc trên
thế giới và làm giảm năng suất từ 10-25%, ở những vùng bị nhiễm nặng, mức độ thiệt hại lên đến 80% Vào năm 1959, ngành nông nghiệp My ước tính mất khoảng
10-20 triệu USD liên quan đến Sclerotium rolfsii gây hại ở các vùng trồng lạc phía
nam, khiến cho năng suất lạc giảm từ 1-6% (Elizabeth, 2008)
Với phạm vi ký chủ rộng, khả năng phát triển nhanh, có khả năng sản sinh hạch nấm chống chịu điều kiện môi trường khắc nghiệt, đã góp phần làm gia tăng thiệt hại kinh tế Trên phạm vi toàn cầu nói chung cũng như ở Bắc Carolina
nói riêng, thiệt hại do nấm S rolfsii gây ra trên cây lạc là lớn nhất Theo tính
toán thống kê của Bộ Nông nghiệp liên bang Hoa Kỳ, riêng năm 1959, thiệt hại
do nấm S rolfsii gây ra trên lạc ở đồng bằng duyên hải miền trung khoảng 10 -
20 triệu đôla Mỹ, thiệt hại năng suất trên các cánh đồng dao động từ 1% - 60% (Agrios, 2001)
Nhiều nghiên cứu về nấm S.rolfsii cho thấy nấm này có khả năng sinh ra một
lượng lớn acid oxalic Độc tố này xâm nhập làm biến đổi màu trên hạt và gây nên những vết đốm chết hoại trên lá ở giai đoạn đầu phát triển bệnh (Kokalis, 1984)
Ở vùng Georgia Mỹ thiệt hại do bệnh này gây ra hàng năm ước tính lên tới
Trang 1743 triệu USD Ở Nepan bệnh héo rũ trắng gốc là bệnh hại rất nguy hiểm, nguồn nấm tồn tại trong đất từ năm này sang năm khác và gây thiệt hại nhiều loại cây trồng cạn
ở vùng này
Thiệt hại về năng suất của cây trồng còn cao hơn khi nấm Sclerotium rolfsii
cùng gây hại với tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne sp Những nghiên cứu về mối
quan hệ giữa nấm Sclerotium rolfsii với tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne
incognita và biện pháp phòng trừ chúng cũng được nhiều tác giả đề cập tới Phổ ký
chủ của nấm Sclerotium rolfsii được mở rộng thêm khi có mặt tuyến trùng cùng tấn
công, xâm nhiễm và gây hại Sản xuất đỗ xanh gặp nhiều khó khăn do sự gây hại
của tuyến trùng Meloidogyne javannica và nấm Sclerotium rolfsii
Việc phòng trừ nấm S rolfsii phải có sự kết hợp biện pháp canh tác, biện
pháp sinh học và biện pháp hoá học với nhau Về biện pháp canh tác như: cày đất sâu 20cm và lật úp, lạc vụ hè bị nhiễm bệnh ít hơn trên ruộng trồng hành vụ đông
Rõ ràng, hành đã tiết dịch làm giảm sự lây nhiễm nấm trong đất Phơi đất hoặc dùng
sức nóng của mặt trời có liên quan chặt chẽ với các biện pháp phòng trừ nấm S rolfsii Hạch nấm vẫn có thể sinh trưởng được trong ống nghiệm sau 12 tiếng để ở
450C, nhưng bị chết sau 4 - 6h ở nhiệt độ 500C và chỉ sống sót trong 3h tại nhiệt độ
550C Che phủ đất bằng nilon trong suốt vụ trồng làm tăng nhiệt độ đất và hạch sẽ
bị tiêu diệt khi đủ thời gian cần thiết Hầu hết những khu đồng được thử nghiệm đều cho thấy hạch bị rã ra khi ở độ sâu không quá 1cm, nhưng để trừ hạch triệt để cần vùi sâu hơn (Stephen và cộng sự, 2000)
Xử lý đất trước khi xâm nhiễm nấm Sclerotium rolfsii 2 ngày bằng nấm Trichoderma harzianum cho hiệu quả phòng trừ: 67,1%, bang hạt xoan: 62,4%,
bằng cây H.suaveolens: 60,8%, thuốc Captan: 60,4%, gừng: 57,4% (Okereke V.C
Trang 18đất, pH và nguồn dinh dưỡng khác nhau Nhưng nấm sinh trưởng kém thuận lợi trên
đất thịt nhiều mùn có pH = 7,96 (Rodriguez-Kabana va CTV,1987)
Nấm Chaetomium là một trong những nhóm nấm lớn nhất trong hệ vi sinh vật đất Chúng phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên Sự phân bố của Chaetomium
trong đất cũng tuân theo những quy luật chung của mọi vi sinh vật đất khác Số
lượng của nấm Chaetomium chủ yếu nằm trong các tầng đất dưới Đặc biệt ở tầng đất sâu 25-30 cm số lượng của Chaetomium có nhiều nhất
Nấm Chaetomium được tìm thấy ở các nước ôn đới như Đức, Nhật bản, một
số vùng ôn đới của Trung quốc, đến tận các vùng có khí hậu nhiệt đói như: Thái lan,
Philippine, Việt nam Nấm Chaetomium có khả năng sản sinh ra một lượng cơ chất ergosterol do vậy chúng vẫn có thể sinh trưởng phát triển tốt và tạo ra nhiều khuẩn
lạc trong điều kiện khô hạn Chính ergosterol đã cải tạo đất làm cho đất thêm màu
mỡ, tăng độ phì của đất, kích thích sự phát triển của cây Tuy nhiên Chaetomium
phát triển và có khả năng canh tranh manh hơn so với nấm bệnh khi trong điều kiện
đất có nhiều mùn hơn (Soytong và cs 1989)
1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Bệnh héo rũ trắng gốc còn gọi là bệnh héo gốc mốc trắng, bệnh thối trắng do
nấm Sclerotium rolfsii Sacc gây ra, nấm gây hại không những trên cà chua mà còn
ký sinh phá hại trên hàng trăm loài cây trồng khác bao gồm nhiều loài cây có giá trị kinh tế quan trọng như khoai tây, đậu tương, lạc, ớt, đậu đỗ, bầu bí, hoa, cây cảnh (Đỗ Tấn Dũng, 2001)
Nấm tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh, lan truyền do quá trình làm đất, cây giống nhiễm bệnh từ vườn ươm Nấm xâm nhập vào gốc cây con, cây trưởng thành, sử dụng chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng, sản sinh ra axit oxalic và men làm phân hủy mô cây chủ Trên ruộng sản xuất bệnh thường xuất hiện nhiều sau khi trồng khoảng 50 ngày (khi cây có quả) (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng,2003) Bệnh héo rũ gốc mốc trắng là một trong những loại bệnh hại phổ biến, phát sinh gây hại trên nhiều loại cây trồng cạn khác nhau, ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây Tác hại chủ yếu của bệnh là gây nên hiện tượng héo rũ, chết cây
và làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng phát triển của cây và đến năng suất
Trang 19bệnh héo rũ gốc mốc trắng phát sinh gây hại trên nhiều loại cây trồng cạn khác nhau
ở vùng Hà Nội và phụ cận Nhìn chung bệnh thường xuất hiện trên đồng ruộng từ sau trồng 16-23 ngày trở đi, bênh có xu hướng tăng dần vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa – hình thành quả Tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên các laoij cây trồng điều tra thường đạt cao nhất vào thời điểm sau trồng 58-72 ngày Kết quả điều tra mức
độ nhiễm bệnh trên các cây cà chua, lạc, đậu tương, đậu xanh, đậu trạch, dưa chuột
có tỷ lệ bệnh cao nhất tương ứng là: 6,9%; 11,6%; 14,8%; 7,2%; 8,4% và 3,9% (Đỗ Tấn Dũng, 2006)
Theo Nguyễn Kim Vân và cộng sự (2002), bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây ra
bởi nấm Sclerotium rolfsii trên cây lạc, cà chua, đậu tương, bầu bí, ngô…là một
trong những bệnh hại nguy hiểm trên cây trông cạn ở miền Bắc Việt Nam Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết nắng nóng và ẩm ướt Bệnh hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây như: Thân, lá, hoa, quả…cũng như các bộ phận dưới mặt đất như: rễ, củ… Trường hợp bệnh nặng, cây sẽ chết héo rất nhanh Trên gốc cây và phần đất xung quanh gốc thường hình thành rất nhiều hạch nấm nhỏ, màu trắng khi non và màu nâu khi già
Kết quả điều tra trên cây cà chua vùng Hà nội và phụ cận trong nhiều năm qua cho thấy bệnh héo rũ gốc mốc trắng là rất phổ biến, các vùng trồng cà chua bị nhiễm bệnh này như: Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm (Hà Nội); Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ (Hưng Yên); An Hải, Tiên Lãng (Hải Phòng); Việt Yên, Thị xã Bắc Giang, Lục Nam (Bắc Giang); Võ Cường - Thị xã Bắc Ninh (Bắc Ninh) Bệnh héo
rũ gốc mốc trắng thường xuất hiện sau trồng 2 - 3 tuần trong vụ hè thu, giai đoạn cây ra hoa đến khi thu hoạch quả (cà chua sớm, vụ muộn), có năm còn hại cà chua chính vụ khi thời tiết ấm và nhiệt độ mùa đông cao (vụ đông xuân năm 2003) Bệnh héo rũ gốc mốc trắng xuất hiện trên giống cà chua Pháp là 42,3%; các giống khác tỷ
lệ bệnh là 16% - 35% Tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng ở các vùng trồng cà chua ngoại thành Hà Nội chiếm cao nhất trên đất vàn cao (31,6% - 51,5%), trên đất vàn
và vàn thấp nhẹ hơn (Ngô Thị Xuyên, 2004)
Với điều kiện thời tiết ấm, nóng, độ ẩm cao rất thuận lợi cho bệnh phát triển
Nấm S rolfsii có thể sống sót qua nhiều năm nhờ có hạch nấm tồn tại trong đất hoặc
Trang 20trên tàn dư cây bệnh Nấm sinh trưởng thuận lợi nhất ở 300C, kém phát triển khi nhiệt độ dưới 150C hoặc trên 370C Những hợp chất dễ bay hơi được sản sinh bởi các mô già cỗi của cây ký chủ sẽ kích thích hạch nảy mầm Nấm sau đó có thể xâm nhiễm trực tiếp vào mô cây ký chủ, sản sinh enzyme cellulolytic và enzyme pectinolytic và cả acid oxalic Nấm có thể phát tán nhờ các nông cụ, dụng cụ làm đất hoặc dòng nước chảy hoặc lây nhiễm ngay từ giai đoạn cây con đưa từ vườn ươm ra trồng ngoài đồng ruộng Cách thức gieo hạt cũng có thể có tác động đến sự phân bố của bệnh ngay trong một khu đồng
Nấm có thể tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh dưới dạng hạch nấm và sợi nấm Bệnh truyền lan do quá trình làm đất hoặc vật liệu giống nhiễm bệnh Bệnh phát sinh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng nhưng mức độ khác nhau Bệnh phá hại ở tất cả các thời vụ gieo trồng nhưng thời kỳ gây hại nặng vào các tháng 4, 5 trong vụ xuân và tháng 8, 9, 10 trong vụ mùa trên hầu hết các giống cà chua, đậu tương, lạc, đang trồng ngoài sản xuất đều có thể bị nhiễm bệnh, mức độ tác hại của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh thái như: điều kiện ngoại cảnh, thành phần cơ giới đất, chế độ chăm sóc, chế độ canh tác, phân bón (Đỗ Tấn Dũng, 2001)
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng thường phát sinh vào hai thời kỳ trong năm: thời
kỳ thứ nhất khoảng 11/4 - 1/6 bệnh hại cà chua xuân hè cuối vụ, thời kỳ thứ 2 khoảng 9/9 - 8/11 bệnh hại cà chua vụ đông sớm, đặc biệt bệnh thường phát triển mạnh trong khoảng từ 9/9 đến cuối tháng 9 vào giai đoạn cà chua đang ra hoa đến hình thành quả non (Nguyễn Văn Viên, 1999)
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây ra bởi nấm Sclerotium rolfsii trên cây lạc, cà
chua, đậu tương, bầu bí, ngô là một trong những bệnh hại nguy hiểm trên cây trồng cạn ở miền Bắc Việt Nam Đặc biệt trong điều kiện nắng nóng và ẩm ướt Bệnh hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây như: rễ, củ Trường hợp bị bệnh nặng, cây sẽ chết héo rất nhanh Trên gốc cây và phần đất xung quanh gốc thường hình thành rất nhiều hạch nấm nhỏ, màu trắng khi non và màu nâu khi già (Nguyễn Kim vân ,2002)
Vết bệnh xuất hiện trên gốc cây sát mặt đất, lúc đầu vết bệnh nhỏ, màu nâu tươi, hơi lõm, sau đó vết bệnh lan rộng có thể dài tới 2-4 cm, bao quanh gốc cây và
Trang 21lan xuống cổ rễ dưới mặt đất Mô bị bệnh bị phân hủy dần Lá phía dưới gốc bị vàng trước , sau đó đến các lá phía trên Ban ngày vào buổi trưa hoặc chiều khi nhiệt độ cao, hoặc những ngày trời nắng to cây biểu hiện héo rũ, buổi chiều tối, đêm
và sáng sớm cây lại phục hồi tươi trở lại Trên vết bệnh ở gốc xuất hiện lớp nấm trắng, sợi nấm đâm tia lan dần ra mặt đất xung quanh gốc cây tạo thành một đám nấm màu trắng xốp như bông, sau đó từ sợi nấm hình thành các hạch nấm, lúc đầu hạch nấm màu trắng, sau màu vàng, cuối cùng có màu nâu đậm Cây con bị bệnh chết nhanh hơn cây trưởng thành Rễ cây bị bệnh dần dần hóa nâu, thối mục, cây chết khô, thân màu nâu (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng,2003)
Theo Nguyễn Thị Mai Chi, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn thị Chinh (2005) [20], bệnh gây chết cây con ngay từ giai đoạn đầu, nhưng giai đoạn hại nghiêm trọng nhất là vào thời kỳ cuối vào chắc và thu hoạch Triệu chứng điển hình của bệnh là chết héo cây và thối quả, hạt Bệnh thường gặp và gây hại nặng tại các chân đất trũng, không thoát nước hay gặp điều kiện thời tiết mưa ẩm kéo dài, tỷ lệ bệnh trung bình từ 5-20%, trong quá trình điều tra đã ghi nhận trường hợp tỷ lệ bệnh lên tới hơn 60%, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất quả
Cây bị héo rũ, xanh hoặc hơi vàng Cổ rễ và đoạn thân ngầm bị bệnh có vết màu nâu, thối mục, khô xác, nhổ cây dễ bị đứt gốc, trên gốc thân cây bệnh mọc lớp nấm trắng đâm tia lan rộng ra mặt đất, hình thành nhiều hạch nấm hình tròn như hạt cải màu trắng, về sau có màu nâu hạt chè (Vũ triệu Mân, 2007)
Triệu chứng đặc trưng của bệnh trên các cây trồng cạn đó là vết bệnh xuất hiện trên gốc, thân cây sát mặt đất, lúc đầu vết bệnh nhỏ, có màu nâu tươi, hơi lõm, sau đó vết bệnh lan rộng có thể dài tới 2-4 cm bao quanh gốc cây và lan xuống cổ rễ dưới mặt đất (Đỗ Tấn Dũng, 2001) Mô bệnh bị thối hỏng Lá phía dưới héo khô, vàng, sau toàn
bộ cây héo rũ chết (Lê Lương Tề, 2001) Cây bị bệnh gốc, thân hóa nâu và mục rã ở phần tiếp cận với mặt đất làm cây chết héo Nấm còn gây hại trên quả phần tiếp giáp với mặt đất (Lê Lương Tề, 2007) Trên vết bệnh ở gốc, thân xuất hiện lớp nấm trắng, sợi nấm đâm tia lan dần ra mặt đất xung quanh tạo thành một đám trắng xốp như bông,
từ đó hình thành nên các hạch nấm, lúc đầu hạch nấm có màu trắng, sau màu vàng, cuối cùng có màu nâu đậm (Nguyễn Văn Viên và Vũ Triệu Mân, 1998)
Trang 22Sợi nấm Sclerotium trực tiếp xâm nhập qua biểu bì, qua vết thương mà phát
triển thành đám sợi trắng ở cổ rễ, gốc thân làm mô bệnh thối mục, cây khô chết Nấm phá hại tia củ lạc trong đất làm tóp thối củ, hạt mốc mất sức nảy mầm hoặc khi gieo mầm mọc yếu, cây sẽ bị bệnh Trên đồng ruộng những loại nấm trên đều nhờ nước tưới, mưa gió mà truyền lan
Bệnh phát sinh, phát triển trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, cây sinh trưởng kém Trên đất trồng độc canh, đất cát thô bệnh tương đối nặng hơn Bệnh xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây nhưng ở mỗi giai đoạn sinh trưởng mức độ bệnh khác nhau, các loại bênh héo rũ phá hại cũng khác nhau (Vũ triệu Mân, 2007)
Nấm Sclerotium rolfsii là loại nấm đa thực, phát sinh phát triển thuận lợi
trong điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất là: 250C - 300C, ẩm độ tương đối cao và độ
pH từ 6,0 - 7,0 Tản nấm phát triển mạnh, sợi nấm đa bào, không màu, hạch nấm được hình thành trên bộ phận bị hại, có dạng hình cầu nhỏ như hạt cải, màu vàng nâu đến nâu đen (Đỗ Tấn Dũng, 2001)
Loài Sclerotium rolfsii là nấm đảm và sợi nấm trắng nhỏ, hạch nấm được tạo
ra do cỏc sợi nấm đan kết với nhau, có đường kính dao động trong khoảng 0,5 - 1,5
mm Nấm S rolfsii có thể dễ dàng sinh trưởng phát triển trên môi trường PDA
(khoai tây, dextrose, agar) ở nhiệt độ 250C - 350C
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, trên môi trường PDA, PGA ở nhiệt độ 25 – 300C, nấm phát triển mạnh, tản nấm trắng xốp như bông, sợi nấm màu trắng, đa bào, phân nhánh nhiều, phát triển theo kiểu đâm tia Sau khi cấy 7 – 10 ngày nấm hình thành nhiều hạch, hạch nấm có dạng hình cầu đường kính 0.4 – 1.4 mm (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng,2003)
Trên các cây trồng cạn như cây lạc bệnh héo rũ gốc mốc trắng thường có xu hướng tăng từ khi cây ra hoa đến khi làm quả Trong khi đó ở giai đoạn này bệnh lở
cổ rễ, héo rũ gốc mốc đen, héo vàng, tái xanh lại có xu hướng giảm Tỷ lệ bệnh héo
rũ gốc mốc trắng trên một số vùng sinh thái khác nhau là khác nhau: đất đồi 1 vụ lạc
có tỷ lệ bệnh là 3.7%, đất cát là 6.31%, đất nội đồng là 3.24% (Lê Như Cương, 2004)
Trang 23Khi cây cà chua bị bệnh héo rũ gốc mốc trắng ở giai đoạn vườn ươm hoặc từ khi trồng đến giai đoạn ra chùm hoa đầu nở thì cây sẽ bị chết héo Nếu cây nhiễm bệnh muộn ở giai đoạn chớm ra quả lứa đầu, sau trồng 60 - 70 ngày thì cây cũng bị héo rũ, quả chín ép không sử dụng được Còn nếu cây bị nhiễm muộn vào giai đoạn quả non thì cây thường chết héo, năng suất có thể giảm 61,6% so với cây khỏe (Nguyễn Văn Viên, 1999)
Bệnh chết héo lạc do nấm S rolfsii gây ra là một trong những bệnh phổ biến
và là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất ở vùng Đông Nam Bộ, trước khi thu hoạch tỷ lệ bệnh có nơi lên đến 8% - 10% ở miền Bắc Việt Nam đ6 phát hiện có những ruộng cục bộ tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng lên tới 20% - 25% (Nguyễn Thị Ly, Phan Bích Thủy, 1991)
Ngô Quốc Luật và CTV (2005) nghiên cứu nấm S rolfsii hại cây bạch truật
và nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ đặc biệt chú ý đến biện pháp sinh học sử
dụng nấm đối kháng T viride Đây là một trong ba bệnh hại quan trọng trên cây
bạch truật Tỷ lệ bệnh tăng cao khi nhiệt độ 290C - 300C, hại chủ yếu ở phần rễ và thân Kết quả khảo sát hiệu lực của một số thuốc hoá học trong việc phòng trừ nấm cho thấy thuốc Ridomil 68WP có hiệu lực cao (>90%) Tác giả cũng cho biết bệnh bắt đầu gây hại vào thời kỳ phát triển củ (tháng 4), gây hại mạnh vào tháng 5 - 6 khi chuẩn bị thu hoạch
Các tác giả Nguyễn Văn Viên và Vũ Triệu Mân (1998) khi nghiên cứu bệnh
chết héo cây cà chua do nấm S rolfsii Sacc., tác giả có nhận xét: ở cà chua vụ đông
sớm (tỷ lệ cây bị bệnh từ 10,5% - 14,5%, cá biệt có ruộng lên tới 20%) và vụ đông xuân bị bệnh nặng hơn vụ đông chính vụ (9% - 14,5%) Vụ đông xuân, bệnh xuất hiện vào cuối tháng tư, đầu tháng 5 khi 1, 2 chùm quả đã được thu hoạch; cây héo, chết làm quả non không sử dụng được hoặc chín ép, chất lượng kém Một số thuốc
được thử nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ đối với nấm S rolfsii như: oxy clorua
đồng (5%), Mirage (0,2%), Pencozeb (1%), Carbendas (2%) đều có khả năng ức
chế sự phát triển của nấm S rolfsii Đối với sử dụng nấm đối kháng T viride với
nồng độ 109 bào tử/gam thì tác giả cũng cho biết cùng xử lý T viride và lây nhiễm nấm S rolfsii, xử lý T.viride trước một ngày sau đó lây S rolfsii cho hiệu quả
phòng chống bệnh tốt hơn ở các công thức khác
Trang 24Bệnh héo rũ gốc mốc trắng bắt đầu xuất hiện trên cà chua vụ xuân hè giai đoạn nụ - hoa nở, đến tháng 5 đầu tháng 6 là giai đoạn quả non - thu hoạch cuối vụ với nhiệt độ trung bình 280C, ẩm độ không khí 74% - 84% là thời kỳ bệnh phát triển mạnh nhất, với tỷ lệ bệnh lên tới 16% ở 300C trong điều kiện invitro, nấm có tốc độ sinh trưởng cao nhất trên 3 mm/ngày Kích thước trung bình của hạch nấm có sự khác nhau chút ít ở các mức nhiệt độ nhưng nhìn chung có kích thước trung bình từ 0,8 - 1,5 mm là loại hạch nấm tương đối nhỏ Bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại nhiều trong điều kiện nhiệt độ cao từ 250C - 300C Bệnh gây hại nặng hơn ở những chân ruộng chỉ luân canh với cây trồng cạn trên các chân ruộng đất thịt nhẹ, cát pha nếu luân canh cà chua với 2 vụ lúa thì hạn chế được bệnh hoặc dùng thuốc Rovral 50WP 2kg/ha và Mirage 50 WP nồng độ 0,2% phun từ 2 đến 3 lần có hiệu lực phòng trừ đạt 62% - 68% Hoặc phun chế phẩm sinh học Trichoderma (hàm lượng 2
x 109 bào tử/gam) với lượng dùng 10gam pha trong 1 lít nước phun cho 1m2 cà chua (phun vào gốc cây trên mặt đất hoặc bón vào đất khi trồng) (Lê Lương Tề, 2001) Nấm bệnh tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh, lan truyền do quá trình làm đất, cây trồng nhiễm bệnh từ vườn ươm (Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng, 2003),
do đó việc phòng trừ bệnh gặp rất nhiều khó khăn Cũng theo hai tác giả này biện pháp phòng trừ bệnh có hiệu quả đó là cần kết hợp nhiều biện pháp: ruộng cà chua phải được tiêu nước tốt, thực hiện việc luân canh cây cà chua với cây trồng không phải là ký chủ của nấm, phơi ải đất trồng, bón phân cân đối, có thể xử lý đất vườn ươm bằng thuốc TMTD, nhổ bỏ cây bệnh ra khỏi ruộng rồi chôn hoặc đốt, làm giàn cho cà chua
Để phòng trừ bệnh do nấm Sclerotium rolfsii gây ra có hiệu quả, có thể áp
dụng các biện pháp như: cày lật đất sâu khoảng 10-15 cm trước khi trồng để vùi sâu hạch nấm; luân canh các cây trồng dễ nhiễm bệnh với các cây trồng không phải là
ký chủ của bệnh như: mía, khoai lang, khoai sọ dọn sạch cỏ dại và sử dụng các loại thuốc trừ nấm đặc hiệu (Nguyễn Kim vân và CS, 2002)
Biện pháp sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ bệnh HRGMT thường có hiệu quả thấp vì nấm bệnh tồn tại chủ yếu trong đất, xâm nhiễm gây hại ở bộ phận
rễ, cổ rễ, thân sát mặt đất Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết người ta có
Trang 25thể dùng một số thuốc để phun phòng nhằm hạn chế sự lan truyền và tác hại của bệnh (Rovral, Pencozeb, Mancozeb) (Đỗ Tấn Dũng,2001)
Dù sử dụng biện pháp hoá học, hoặc luân canh cũng không tiêu diệt được tận gốc nguồn bệnh trên đồng ruộng Sử dụng thuốc hoá học chưa đem lại hiệu quả cao trong công tác phòng chống bệnh do loài nấm gây ra, biện pháp luân canh cây trồng cũng có hiệu quả nhất định song không tiêu diệt được hoàn toàn mầm bệnh có trong đất Mặt khác việc sử dụng thuốc hoá học tràn lan đã gây ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng như cuộc sống của sinh vật có ích khác Để hạn chế nhược điểm của biện pháp hoá học người ta đã tiến hành tìm hiểu biện pháp sinh học để bảo vệ cây trồng Trong đó việc sử dụng các chế phẩm sinh học nấm đối kháng để phòng trừ một số bệnh nấm có nguồn gốc trong đất hại cây trồng là một hướng đi tích cực có nhiều ưu điểm mang tính khả thi
Một trong các vi sinh vật đối kháng được nghiên cứu nhiều để trừ bệnh hại cây là nấm đối kháng Trichoderma Các loài nấm thuộc giống Trichoderma có tính
đối kháng với nhiều loài nấm gây bệnh cho cây có trong đất như Alternaria, Botrytis, Fusarium, Pythium, Rhizoctonia, Sclerotinia, Collectotrichum, … Nấm
Trichoderma được nghiên cứu ở Liên Xô cũ, Anh, Pháp, Hungari, Nhật bản, Hoa
Kỳ … Mặc dù được nghiên cứu nhiều, nhưng nấm trichoderma chưa thể sử dụng
rông rãi như tác nhân sinh học để trừ nấm gây bệnh cây có trong đất (Phạm văn Lầm, 1995)
Việc sử dụng nấm đối kháng T viride ở nồng độ thích hợp còn có tác dụng
kích thích sự nảy mầm của hạt giống, tăng cường sự sinh trưởng phát triển của cây
và làm tăng đáng kể năng suất cây trồng (Trần Thị Thuần, 1998)
Trên môi trường PGA nấm T viride có hiệu quả ức chế nấm S rolfsii tới 74,54% sau 2 ngày và đến ngày thứ 3 đã ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm S rolfsii (Lê Lương Tề, 2001)
Khi có mặt nấm T viride thì nấm có khả năng cạnh tranh, chiếm chỗ, ức chế và tiêu diệt nấm S rolfsii Mặt khác khi nấm S rolfsii có mặt trước thì hiệu lực của nấm T viride giảm đi nhiều so với nấm T viride có mặt trước, (Đỗ Tấn Dũng, 2001)
Trang 26Theo Lê Lương Tề (2001) Nấm Sclerotium rolfsii sinh trưởng phát triển trên
môi trường (hoặc ở trong đất) rất nhanh nhưng có thể bị nấm đối kháng Trichoderma ức chế và ký sinh tiêu diệt Dựa trên quan hệ đối kháng giữa chúng mà
có thể sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để xử lý đất và cây để phòng trừ bệnh héo rũ trắng gốc Thí nghiệm cho thấy trên mối trường PGA ở công thức đối
chứng nấm Sclerotium rolfsii sinh trưởng riêng biệt với tốc độ nhanh sau 2 ngày
đường kính tản nấm đã đạt 51 mm Trong khi đó ở công thức cấy nấm Trichoderma
cùng với Sclerotium rolfsii theo phương pháp cấy đối chứng cách nhau 1 cm thì sau
2 ngày, đường kính tản nấm Sclerotium rolfsii chỉ đạt 11mm, do đó hiệu lực ức chế
đạt khá cao 74,54% (tính theo Abbott) Cũng tương tự như vậy ở ngày thứ 3 hiệu lực ức chế đã đạt tối đa 100%
Trong điều kiện chậu vại Trichoderma viride có khả năng ức chế, kìm hãm
sự phát triển gây hại của Sclerotium rolfsii Ở các công thức có xử lý Trichoderma
viride tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh đều thấp hơn công thức đối chứng Hiệu lực ức chế
cao nhất là 88,43% khi Trichoderma viride có mặt trước Sclerotium rolfsii 3 ngày
và thấp nhất khi xử lý Trichoderma viride sau khi lây nhiễm Sclerotium rolfsii 3
ngày là 34,42% Sự có mặt của Trichoderma viride trước nấm bệnh cho khả năng ức chế nấm bênh tốt nhất nhờ khả năng phát triển nhanh, mạnh đã cạnh tranh, lấn chiếm được sự phát triển của nấm bệnh ngay từ đầu nên hiệu quả ức chế cao Ngược lại khi Trichoderma viride có mặt cùng hoặc sau thì nấm bệnh có cơ hội phát triển cùng hoặc đã phát triển được một thời gian do đó khả năng ức chế nấm bệnh kém hơn Vì thế để nâng cao hiệu lực của nấm đối kháng thì nên xử lý trước khi trồng cây như xử lý hạt giống, ủ với phân chuồng trước khi bón cho đất … (Ngô Bính Hảo và Vũ Duy Nam, 2006) Theo tác giả Nguyễn Văn Viên và CTV (1998), khi sử dụng nấm Trichoderma viride ở nồng độ 109 bào tử có khả năng ức chế sự
phát triển của nấm Sclerotium rolfsii Theo Nguyễn Kim Vân và CTV (2007), nấm
đối kháng Trichoderma viride ngoài tác dụng ức chế, kìm hãm nấm gây bệnh S.rolfsii còn có tác dụng phân giải rác thành các chất dinh dưỡng để cây cà chua dễ hấp thụ, dẫn đến tăng khả năng sinh trưởng và năng suất của cây cà chua
Trang 27Nấm đối kháng Chaetomium đã được nghiên cứu ở Viện Di truyền Nông
nghiệp Việt nam vào năm 1999 Các nghiên cứu thử nghiệm hiệu lực chế phẩm sinh
học trừ nấm Ketomium được sản xuất từ các chủng nấm Chaetomium globosum và Chaetomium cupreum của Thái Lan đã được thực hiện ở Việt Nam Chế phẩm này tỏ
ra có hiệu lực rất cao trong phòng chống nhiều loại bệnh nấm hại lan truyền qua đất
Trang 28
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm kiểm định và khảo nghiệm thuốc BVTV Phía Bắc và một số vùng phụ cận Hà Nội: Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức …
2.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2014 đến tháng 2/2015
2.3 Vật liệu nghiên cứu
- Một số loại cây trồng thuộc họ cà, đậu đỗ, bầu bí được trồng phổ biến trên đồng ruộng như cà chua (giống Savior), đậu tương (giống DT84), dưa chuột (giống dưa chuột 739)
- Các mẫu bệnh héo rũ gốc mốc trắng được thu thập trên một số cây trồng như đậu tương, cà chua, dưa chuột … taị Hà Nội và vùng phụ cận
- Một số môi trường nuôi cấy như: WA, CA, PGA, PDA
- Các dụng cụ phục vụ thí nghiệm như : một số hóa chất, hộp petri, ống nghiệm, dao cắt mẫu, panh, đèn cồn, ống đong, giấy lọc, lam kính, lamen, que cấy, chậu, vại, tủ sấy, nồi hấp, tủ định ôn, buồng cấy nấm, kính hiển vi, dao, túi đựng mẫu,
- Chế phẩm Ketomium, thuốc hóa học Vimonyl 72WP (Mancozeb 64% + Metalaxyl 8%) , Kamsu 2L (Kasugamycin), Validacin 3L (Validamycin)
2.4 Nội dung
- Điều tra mức độ phổ biến của bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) gây hại trên cà chua, đậu tương, dưa chuột, đậu trạch tại Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức vụ thu đông năm 2014
- Theo dõi ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến sự phát triển của bệnh trên đồng ruộng như chân đất, chế độ luân canh
- Phân lập, nuôi cấy và nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của
nấm Sclerotium rolfsii trong phòng thí nghiệm
- Nghiên cứu khả năng bảo tồn của hạch nấm Sclerotium rolfsii trong các
Trang 29điều kiện khác nhau
- Nghiên cứu phạm vi ký chủ của nấm Sclerotium rolfsii gây hại trên một số
cây trồng cạn
- Đánh giá khả năng phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng bằng chế phẩm Ketomium và một số thuốc hóa học
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Phương pháp điều tra ngoài đồng ruộng
Điều tra tình hình bệnh héo rũ gốc mốc trắng ngoài đồng ruộng dựa theo phương pháp điều tra của Viện Bảo vệ thực vật (1997) Chọn ruộng đại diện cho vùng, thời vụ, giống Trên mỗi ruộng điều tra ngẫu nhiên 5 điểm nằm trên đường chéo của khu vực điều tra; mỗi điểm điều tra 50 thân, điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần, tính tỷ lệ bệnh (%)
Trong quá trình điều tra tiến hành thu thập mẫu bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên đồng ruộng Thu thập những cây có triệu chứng bệnh điển hình, loại bỏ những cây bị bệnh lâu ngày Tất cả các mẫu thu thập đều ghi rõ tên cây trồng, ngày điều tra
và địa điểm thu thập mẫu
2.5.2 Phương pháp phân lập nấm bệnh
Các mẫu bệnh thu thập trong quá trình điều tra được sử dụng làm nguyên liệu để tiến hành phân lập nấm bệnh Chọn các mẫu bệnh đặc trưng còn tươi mới Tiến hành rửa sạch mẫu bệnh, rửa lại bằng nước cất vô trùng và thấm khô mẫu bệnh Cắt các mẫu bệnh kích thước 2 mm x 2 mm (lấy phần ranh giới giữa mô bệnh
và mô khoẻ) Khử trùng bằng cồn 700 trong 5-10 giây, thấm khô bằng giấy thấm vô trùng Dùng que cấy đã khử trùng cấy mô bệnh vào môi trường WA và để ở điều kiện nhiệt độ thích hợp Sau khi sợi nấm đã mọc trên môi trường nuôi cấy, dùng que cấy đã khử trùng cắt phần đầu sợi nấm cấy chuyển sang môi trường PGA Cấy truyền 3 – 4 lần cho đến khi nhận được nấm thuần Dùng kính hiền vi để xác định những đặc điểm hình thái đặc trưng của nấm
2.5.3 Chuẩn bị môi trường
* Môi trường WA:
- Thành phần : Agar 20g, nước cất 1000 ml
Trang 30- Điều chế : Thạch được hòa tan trong nước, đun sôi và hấp vô trùng trong điều kiện 1210C (1.5 atm), trong thời gian 45 phút Môi trường sau khi hấp để nguội đến 50-550C rồi chia ra các đĩa petri
* Môi trường PGA:
- Thành phần: Khoai tây 200g, glucose 20g, Agar 20g, nước cất 1000ml
- Điều chế: Cân 200g khoai tây đã gọt vỏ rửa sạch, thái lát mỏng cho vào nồi, thêm 1000ml nước cất rồi đun sôi Sau khi nồi nấu sôi được 30 phút thì lọc lấy phần nước chiết, bổ sung thêm nước cất cho đủ 1000ml Cho từ từ 20g đường glucoza và 20g agar vào, đồng thời khuấy đều cho đến khi môi trường sôi lăn tăn thì đổ vào bình tam giác Cho các bình tam giác đã đựng môi trường vào nồi hấp khử trùng ở điều kiện 1210C; 1,5atm trong thời gian 30 phút rồi đổ môi trường vào các hộp Petri
đã khử trùng, để nguội và bảo quản trong tủ lạnh
* Môi trường CA:
- Thành phần: Cà rốt 100g, Agar 20g, nước cất 1000ml
- Điều chế: Tương tự như môi trường PGA
* Môi trường PDA: Môi trường pha sẵn
2.5.4 Nghiên cứu sự phát triển của nấm Sclerotium rolfsii trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau
Tiến hành cấy nấm thuần trên các môi trường khác nhau: PDA, PGA, CA và nuôi trong tủ định ôn ở điều kiện nhiệt độ thích hợp Mỗi môi trường lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 hộp petri Theo dõi và đo đường kính tản nấm sau 24h, 48h và 72h
Tiến hành cấy nấm thuần trên các môi trường khác nhau: PDA, PGA, CA và nuôi trong tủ định ôn ở điều kiện nhiệt độ thích hợp Mỗi môi trường lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 hộp petri Theo dõi và ghi nhận số lượng hạch nấm hình thành sau 7 ngày
2.5.5 Nghiên cứu sự phát triển của nấm Sclerotium rolfsii tại các ngưỡng nhiệt
độ khác nhau
Tiến hành cấy nấm thuần trên môi trường PDA và nuôi trong tủ định ôn ở các ngưỡng nhiệt độ 150, 250, 350C Mỗi ngưỡng nhiệt độ lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 hộp petri Theo dõi và đo đường kính tản nấm sau 24h, 48h và 72h
Tiến hành cấy nấm thuần trên môi trường PDA và nuôi trong tủ định ôn ở các ngưỡng nhiệt độ 150, 250, 350C Mỗi ngưỡng nhiệt độ lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 hộp petri Theo dõi và ghi nhận số lượng hạch nấm hình thành sau 7 ngày
Trang 312.5.6 Nghiên cứu khả năng gây bệnh của các nguồn nấm phân lập từ các ký chủ khác nhau
Thu thập các nguồn nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng
trên cà chua, đậu tương, dưa chuột đem phân lập, nuối cấy nấm thuần và lây nhiễm chéo trên cà chua, đậu tương, dưa chuột, lạc trong điều kiện chậu vại Mỗi loại cây trồng lây nhiễm được nhắc lại 3 lần, mỗi lần 30 cây Theo dõi tỷ lệ cây bị bệnh ở từng công thức
2.5.7 Phương pháp đánh giá khả năng bảo tồn của hạch nấm Sclerotium rolfsii trong các điều kiện khác nhau
Thí nghiệm được thực hiện trên hạch nấm thu được từ nuôi cấy Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu tương, cà chua, dưa chuột, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần 30 hạch
Công thức 1: Để hạch nấm trên bề mặt đất ngập nước
Công thức 2: Vùi hạch nấm trong đất ngập nước sâu 15cm
Công thức 3: Vùi hạch nấm trong đất ngập nước sâu 15cm, đậy kín bằng nilon Công thức 4: Trộn hạch nấm với đất khô
Theo dõi sau 30, 60, 90 ngày trong điều kiện phòng (25oC) Tính tỷ lệ nảy nầm (%) của hạch nấm ở 72 giờ sau khi cấy lên môi trường PDA
2.5.8 Khảo sát một số biện pháp phòng trừ nấm Sclerotium rolfsii bằng chế phẩm sinh học và thuốc hóa học
2.5.8.1 Khảo sát hiệu quả của chế phẩm Ketomium trong việc phòng trừ nấm Sclerotium rolfsii trong điều kiện chậu vại
Thí nghiệm khảo sát hiệu quả phòng trừ của chế phẩm Ketomium (1,5 x 106
CFU/g) với nấm Sclerotium rolfsii khi cây cà chua được 3 lá thật Quan sát và ghi
nhận tỷ lệ bệnh và so sánh hiệu quả phòng trừ giữa các công thức
Công thức 1: Xử lý đồng thời cả nấm bệnh và Ketomium
Công thức 2: Xử lý nấm bệnh trước, 24h sau xử lý Ketomium
Công thức 3: Xử lý Ketomium trước, 24h sau xử lý nấm bệnh
Công thức 4: Chỉ xử lý nấm bệnh
Trang 322.5.8.2 Khảo sát hiệu quả của chế phẩm Ketomium xử lý hạt giống trong việc phòng trừ nấm Sclerotium rolfsii trong điều kiện chậu vại
Thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng nấm Sclerotium rolfsii bằng chế phẩm Ketomium (1,5 x 106 CFU/g) được xử lý trên hạt giống đậu tương Quan sát
và ghi nhận tỷ lệ cây nhiễm bệnh, hiệu quả phòng trừ giữa các công thức
Công thức 1: Ngâm hạt giống trong dung dịch Ketomium 30 phút rồi đem gieo, sau
Tiến hành xử lý chế phẩm sau 24h kể từ khi lây nhiễm nấm bệnh trên cây dưa chuột ở giai đoạn cây có 3 lá thật Quan sát và ghi nhận tỷ lệ cây nhiễm bệnh, hiệu quả phòng trừ giữa các công thức
Công thức 1: Xử lý nấm bệnh trước, 24h sau xử lý Ketomium với liều lượng 0,5g/l Công thức 2: Xử lý nấm bệnh trước, 24h sau xử lý Ketomium với liều lượng 1,0g/l Công thức 3: Xử lý nấm bệnh trước, 24h sau xử lý Ketomium với liều lượng 2,0g/l Công thức 4: Chỉ xử lý nấm bệnh
2.5.8.4 Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại đậu tương, cà chua, dưa chuột trên đồng ruộng bằng các chế phẩm hóa học
Thí nghiệm được tiến hành ngoài đồng ruộng tại Phúc Thọ, Hoài Đức, Đan Phượng với 4 công thức thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên đầy
đủ, mỗi công thức nhắc lại 3 lần Mỗi lần nhắc lại có diện tích 25 – 30m2; điều tra 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 10 cây Bắt đầu phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5% Điều tra và tính tỷ lệ bệnh (%) và hiệu lực (%) ở trước phun, 7, 14 ngày sau phun
Trang 33Công thức 1: Xử lý thuốc Vimonyl 72WP (Mancozeb 64% + Metalaxyl 8%) với liều lượng 2,0 kg/ha
Công thức 2: Xử lý thuốc Kamsu 2L (Kasugamycin) với liều lượng 2,0 l/ha
Công thúc 3: Xử lý thuốc Validacin 3L (Validamycin) với liều lượng 2,0 l/ha
Công thức 4: Đối chứng phun nước lã
2.5.9 Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá và xử lý số liệu
C: Số cây nhiễm bệnh ở công thức đối chứng
T : Số cây nhiễm bệnh ở công thức thí nghiệm
* Hiệu lực phòng trừ của thuốc hoá học đối với bệnh ngoài đồng công thức theo công thức Henderson – Tilton:
Ta: Tỷ lệ bệnh (%) của công thức thí nghiệm sau xử lý
Tb: Tỷ lệ bệnh (%) của công thức thí nghiệm trước xử lý
Ca: Tỷ lệ bệnh (%) của công thức đối chứng sau xử lý
Cb: Tỷ lệ bệnh (%) của công thức đối chứng trước xử lý
* Xử lý thống kê số liệu theo chương trình IRRISTAT 4.4
Trang 34Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều tra tình hình bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên một số cây trồng cạn vùng Hà Nội và phụ cận vụ thu đông 2014
Bệnh héo rũ trắng gốc còn gọi là bệnh héo gốc mốc trắng, bệnh thối trắng do
nấm Sclerotium rolfsii Sacc gây ra, nấm gây hại không những trên cà chua mà còn
ký sinh phá hại trên hàng trăm loài cây trồng khác bao gồm nhiều loài cây có giá trị kinh tế quan trọng
Nấm tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh, lan truyền do quá trình làm đất, cây giống nhiễm bệnh từ vườn ươm Nấm xâm nhập vào gốc cây con, cây trưởng thành, sử dụng chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng, sản sinh ra axit oxalic và men làm phân hủy mô cây chủ
Với điều kiện thời tiết ấm, nóng, độ ẩm cao rất thuận lợi cho bệnh phát triển
Nấm S rolfsii có thể sống sót qua nhiều năm nhờ có hạch nấm tồn tại trong đất hoặc
trên tàn dư cây bệnh Nấm sinh trưởng thuận lợi nhất ở 300C, kém phát triển khi nhiệt độ dưới 150C hoặc trên 370C
Nấm có thể phát tán nhờ các nông cụ, dụng cụ làm đất hoặc dòng nước chảy hoặc lây nhiễm ngay từ giai đoạn cây con đưa từ vườn ươm ra trồng ngoài đồng ruộng Cách thức gieo hạt cũng có thể có tác động đến sự phân bố của bệnh ngay trong một khu đồng
Vết bệnh xuất hiện trên gốc cây sát mặt đất, lúc đầu vết bệnh nhỏ, màu nâu tươi, hơi lõm, sau đó vết bệnh lan rộng có thể dài tới 2-4 cm, bao quanh gốc cây và lan xuống cổ rễ dưới mặt đất Mô bị bệnh bị phân hủy dần Lá phía dưới gốc bị vàng trước , sau đó đến các lá phía trên
Ban ngày vào buổi trưa hoặc chiều khi nhiệt độ cao, hoặc những ngày trời nắng to cây biểu hiện héo rũ, buổi chiều tối, đêm và sáng sớm cây lại phục hồi tươi trở lại Trên vết bệnh ở gốc xuất hiện lớp nấm trắng, sợi nấm đâm tia lan dần ra mặt đất xung quanh gốc cây tạo thành một đám nấm màu trắng xốp như bông, sau đó từ sợi nấm hình thành các hạch nấm
Trang 35Hình 3.1 Triệu chứng héo rũ gốc mốc trắng trên đậu tương
Hình 3.2 Triệu chứng héo rũ gốc mốc trắng trên đậu tương
Trang 36Hình 3.3 Triệu chứng héo rũ gốc mốc trắng trên lạc
Khi còn non hạch màu trắng về sau chuyển thành màu nâu hoặc màu nâu đậm, đường kính hạch nấm biến động từ 1-2mm Hạch nấm có thể tồn tại từ năm này sang năm khác ở tầng đất mặt, tầng đất canh tác
Hình 3.4 Nấm Sclerotium rolfsii trên cây cà chua
Trang 37Hình 3.5 Hạch nấm Sclerotium rolfsii trong đất
Trên thế giới đã nghiên cứu, xác định được phạm vi ký chủ của nấm hạch
Sclerotium rolfsii Sacc với ít nhất 500 loại cây trồng thuộc 100 họ thực vật Những cây ký chủ mẫn cảm nhất với bệnh gồm: họ cà (cà chua, khoai tây, cà pháo, ), họ hoa thập tự (cải bắp, súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải dầu), họ đậu đỗ (đậu tương, lạc, đậu xanh, đậu lăng), họ bầu bí (dưa chuột, dưa hấu, bí đao…)
Để tìm hiểu tính phổ biến của nấm Sclerotium rolfsii, chúng tôi tiến hành
điều tra phạm vi phân bố của bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên một số cây trồng vụ thu đông 2014 Kết quả thể hiện trong bảng 3.1
Bảng 3.1 Tính phổ biến của nấm Sclerotium rolfsii trên một số cây trồng
tại hà Nội và phụ cận vụ thu đông 2014
STT Địa điểm điều tra Cây ký chủ
Qua bảng 3.1, chúng ta có thể nấm Sclerotium rolfsii có phổ ký chủ rộng, gây
hại trên nhiều loại cây trồng thuộc các họ khác nhau như: cà chua, dưa chuột, đậu tương, hành, đậu trạch … tại nhiều địa điểm khác nhau trong vụ thu đông năm 2014
Trang 38Để tìm hiểu quy luật diễn biến phát sinh, phát triển của bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên cây trồng, chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến của bệnh trên một số cây trồng tại Hà Nội và vùng phụ cận
Kết quả điều tra diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên cà chua tại Thanh Đa – Phúc Thọ và Song Phương – Hoài Đức được trình bày trong bảng 3.2
Bảng 3.2 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên cà chua
Hình 3.6 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên cà chua
tại Thanh Đa và Song Phương vụ thu đông 2014
Ngày đi u tra
Song Phương
Trang 39Qua Bảng 3.2 và Hình 3.6 chúng ta có thể thấy:
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng chưa xuất hiện ở giai đoạn cây con ở cả hai khu vực sản xuất nông nghiệp là Thanh Đa và Song Phương Tuy nhiên bệnh bắt đầu xuất hiện với tỷ lệ thấp ở giai đoạn cây phát triển thân lá Cụ thể tại Thanh Đa – Phúc Thọ trong giai đoạn cây đang vươn, tỷ lệ xuất hiện bệnh héo rũ gốc mốc trắng
là 1,2 – 2,0% Cũng trong giai đoạn này tại Song Phương – Hoài Đức tỷ lệ bệnh thấp hơn ở mức 0,4 – 1,2%
Trong giai đoạn từ khi cây ra hoa đền khi hình thành quả, bệnh héo rũ gốc mốc trắng có xu hướng tăng nhanh Tại Thanh Đa – Phúc Thọ tỷ lệ bệnh tăng từ 2,8 – 7,2%, còn tại Song Phương – Hoài Đức tăng từ 1,2 – 6,4% Điều đó cho thấy đây
là giai đoạn cây mẫn cảm và dễ nhiễm bệnh Bên cạnh đó điều kiện nhiệt độ và ẩm
độ giai đoạn này phù hợp với sự sinh trưởng của nấm bệnh cũng góp phần khiến cho nấm bệnh đễ dàng lây lan trên đồng ruộng Trong giai đoạn thu hoạch, bệnh vẫn xuất hiện trên đồng ruộng dù tốc độ lây lan đã giảm; tỷ lệ bệnh ở cả hai khu vực Thanh Đa và Song Phương chỉ tăng lên không đáng kể Nguyên nhân có thể do trên đồng ruộng vẫn còn tàn dư cây trồng sau thu hoạch là môi trường cho nấm bệnh tiếp tục phát triển nhưng đã chậm hơn do giai đoạn này nhiệt độ, đặc biệt là ẩm độ đã giảm khiến nấm bệnh không có được điều kiện thuận lợi để phát triển
Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên đậu trạch tại Thanh Đa – Phúc Thọ vụ thu đông 2014 được trình bày tại bảng 3.3 và hình 3.7
Bảng 3.3 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên đậu trạch
tại Thanh Đa – Phúc Thọ vụ thu đông 2014
Trang 40Hình 3.7 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên đậu trạch
tại Thanh Đa – Phúc Thọ vụ thu đông 2014
Từ kết quả điều tra, chúng ta có thể thấy bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên đậu trạch bắt đầu xuất hiện ngay từ giai đoạn cây đang leo với tỷ lệ thấp là 0,4% Tuy nhiện tỷ lệ bệnh bắt đầu tăng nhanh từ khi cây ra hoa và duy trì trong quá trình thu hoạch Cụ thể trong giai đoạn cây bắt đầu ra hoa tỷ lệ bệnh là 0,8 – 1,6%
Do giai đoạn thu hoạch kéo dài và tàn dư cây trồng vẫn còn trên đồng ruộng tạo môi trường ký chủ cho nấm bệnh phát triển nên tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng tiếp tục duy trì ở mức 6,4% trong giai đoạn này
Chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên dưa chuột tại Ngọc Tảo – Phúc Thọ và Song Phương – Hoài Đức vụ thu đông năm 2014 Kết quả được trình bày tại bảng 3.4 và Hình 3.8
0 1 2 3 4 5 6 7
Ngày điều tra