Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của các isolates nấm Sclerotium rolfsii Sacc

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii sacc ) gây hại trên một số cây trồng cạn tại hà nội và vùng phụ cận năm 2014 (Trang 47)

isolates nm Sclerotium rolfsii Sacc

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm nuôi cấy các isolates nấm Sclerotium rolfsii

được phân lập từ mẫu bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên một số loại cây trồng. Nấm

Sclerotium rolfsii được nuôi cấy trên 3 môi trường là CA, PGA và PDA; tiến hành quan sát, ghi nhận sự phát triển của tản nấm, sự hình thành hạch nấm của các isolates nấm Sclerotium rolfsii trên 3 môi trường khác nhau.

Trong thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển tản nấm, chúng tôi tiến hành quan sát và đo đường kính tản nấm (mm) tại 24h, 48h và 72h sau khi cấy nấm lên môi trường. Kết quảđược trình bày tại bảng 3.7.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển tản nấm của các isolates nấm S. rolfsii

Thời gian

sau cấy Môi trường

Đường kính tản nấm (mm) S – ĐT S – CC S – DC S – ĐTr 24h PDA 23,3 22,3 19,3 19,0 PGA 22,3 20,7 19,7 18,3 CA 19,0 16,7 16,3 16,0 48h PDA 59,0 62,7 57,0 56,0 PGA 54,7 61,7 56,3 55,0 CA 47,3 53,3 48,3 48,7 72h PDA 87,0c 87,0c 84,3b 85,7c PGA 85,0b 84,3b 83,7b 83,7b CA 77,3a 78,3a 77,3a 73,3a Ghi chú:

S – ĐT : Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cây đậu tương S – CC : Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cây cà chua S – DC : Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cây dưa chuột S – ĐTr: Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cây đậu trạch

Qua bảng 3.7, chúng ta có thể thấy tất cả các isolates nấm Sclerotium rolfsii

đều có thể phát triển tốt trên cả 3 môi trường CA, PGA và PDA. Tuy nhiên qua quá trình quan sát, chúng tôi nhận thấy nấm Sclerotium rolfsii phát triển tốt nhất trên môi trường PDA. Sau 24h kể từ khi cây lên môi trường PDA, tản nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên các loại cây trồng đều phát triển và đạt đường kính 19,0 – 23,3 mm ; và sau 72h kể từ khi cấy, tản nấm đạt đường kính 84,3 – 87,0 mm (gần kín đĩa petri có đường kính 90mm).

Đối với môi trường PGA, tản nấm Sclerotium rolfsii cũng phát triển khá tốt và sai khác không đáng kể so với trên môi trường PDA. Sau 24h kể từ khi cây lên môi trường PGA, tản nấm đạt đường kính 18,3 – 22,3 mm. Sau 72h kể từ khi cấy, tản nấm đạt đường kính 83,7 – 85,0 mm.

từ khi cây lên môi trường CA, tản nấm đạt đường kính 16,0 – 19,0 mm. Sau 72h kể từ khi cấy, tản nấm đạt đường kính 73,3 – 78,3 mm. Từđó có thể thấy PDA là môi trường thuận lợi nhất cho nấm Sclerotium rolfsii sinh trưởng và phát triển.

Nhưđã biết, hạch nấm Sclerotium rolfsii được hình thành do các sợi nấm đan kết lại với nhau. Do vậy sự sinh trưởng, phát triển của sợi nấm cũng có thể ảnh hưởng đến sự hình thành của hạch nấm. Để tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự hình thành hạch nấm, chúng tôi tiến hành thí nghiệm nuôi cấy các isolates nấm Sclerotium rolfsii được phân lập từ một số cây trồng trên môi trường PDA, PGA, CA và theo dõi số lượng hạch nấm được hình thành sau 7 ngày kể từ khi cấy lên môi trường.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự hình thành hạch nấm của các isolates nấm S. rolfsii Cây ký chủ Môi trường Số lượng hạch trên đĩa Thời gian hình thành hạch (ngày) Hạch non Hạch già Đậu tương PDA 799c 4 – 5 6 – 7 PGA 733b 4 – 5 6 – 7 CA 572a 5 – 6 7 – 8 Cà chua PDA 841c 4 – 5 6 – 7 PGA 800b 5 – 6 7 – 8 CA 629a 5 – 6 7 – 8 Dưa chuột PDA 668c 5 – 6 7 – 8 PGA 652b 5 – 6 7 – 8 CA 525a 6 – 7 8 – 9 Đậu trạch PDA 739c 5 – 6 7 – 8 PGA 695b 5 – 6 7 – 8 CA 444a 6 – 7 8 – 9

Từ kết quả trong bảng 3.8, chúng ta có thể thấy các isolates nấm Sclerotium rolfsii đều có khả năng hình thành hạch trên cả 3 môi trường PDA, PGA và CA.

Trên môi trường PDA, sau 7 ngày , nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu tương hình thành 793 hạch nấm. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cà chua hình thành 832 hạch nấm. nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên dưa chuột hình thành 664

hạch nấm và nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu trạch hình thành 725 hạch nấm. Thời gian hình thành hạch non và thời gian hình thành hạch già giữa các isolates nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường PDA không có khác biệt lớn. Cụ thể, nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu tương và cà chua có thời gian hình thành hạch non là 4 – 5 ngày sau cấy. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên dưa chuột và đậu trạch có thời gian hình thành hạch non là 5 – 6 ngày sau cấy.

Trên môi trường PGA, số lượng hạch hình thành của các isolates nấm

Sclerotium rolfsii thấp hơn trên môi trường PDA. Cụ thể, nấm Sclerotium rolfsii

phân lập trên đậu tương hình thành 735 hạch nấm. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cà chua hình thành 788 hạch nấm. nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên dưa chuột hình thành 641 hạch nấm và nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu trạch hình thành 687 hạch nấm.

Thời gian hình thành hạch non và thời gian hình thành hạch già của nấm

Sclerotium rolfsii trên môi trường PGA tương đương với môi trường PDA. Nấm

Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu tương có thời gian hình thành hạch non là 4 – 5 ngày sau cấy. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cà chua, dưa chuột và đậu trạch có thời gian hình thành hạch non là 5 – 6 ngày sau cấy.

Trong 3 môi trường nuôi cấy, môi trường CA có số lượng hạch nấm

Sclerotium rolfsii hình thành thấp nhất. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu tương hình thành 566 hạch nấm. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cà chua hình thành 613 hạch nấm. nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên dưa chuột hình thành 519 hạch nấm và nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu trạch hình thành 439 hạch nấm.

Thời gian nấm Sclerotium rolfsii hình thành hạch trên môi trường CA cũng chậm hơn so với trên hai môi trường còn lại. Cụ thể, nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu tương và cà chua có thời gian hình thành hạch non là 5 – 6 ngày sau cấy. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên dưa chuột và đậu trạch có thời gian hình thành hạch non là 6 – 7 ngày sau cấy.

Qua kết quả trên, chúng ta có thể thấy có sự khác biệt về khả năng hình thành hạch của nấm Sclerotium rolfsii khi được nuôi cấy trên các môi trường khác nhau. Số lượng hạch nấm hình thành trên môi trường PDA là lớn nhất còn trên môi

trường CA là thấp nhất. Bên cạnh đó môi trường PDA cũng có thời gian hình thành hạch non, hạch già ngắn nhất. Nguyên nhân do đây là môi trường thích hợp cho nấm Sclerotium rolfsii phát triển. Ở thí nghiệm trước đó chúng ta thấy sợi nấm phát triển thuận lợi nhất trên môi trường PDA. Trên môi trường này sợi nấm phát triển dày đặc và nhanh chóng phủ kín diện tích đĩa petri sau 3-4 ngày và bắt đầu hình thành hạch.

1.Môi trường PDA 2.Môi trường CA 3.Môi trường PGA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.13. Nấm S. rolfsii nuối cấy trên 3 môi trường

Chính sự phát triển mạnh mẽ của sợi nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường PDA khiến cho số lượng hạch nấm hình thành trên môi trường này lớn hơn và thời gian hình thành ngắn so với PGA và CA.

Từ thí nghiệm trên, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của môi trường dinh dưỡng đến tốc độ phát triển cũng như khả năng tạo nguồn bảo tồn của nấm

Sclerotium rolfsii. Môi trường dinh dưỡng càng dồi dào, thích hợp với nấm thì khả năng lây lan càng mạnh và số lượng nguồn bảo tồn cũng lớn hơn. Do vậy trong thực tế sản suất nếu ta vô tình tạo các điều kiện thuận lợi về dinh dưỡng cho nấm phát triển nhưđể lại tàn dư cây trồng sau thu hoạch, luân canh các cây trồng đều là ký chủ của nấm Sclerotium rolfsii ... thì đây sẽ là điều kiện để bệnh héo rũ gốc mốc trắng xuất

hiện gây hại từ vụ này sang vụ khác. Từ đó chúng ta cần chú trọng trong khâu làm đất, vệ sinh đồng ruộng, đặc biệt là biện pháp luân canh với các cây trồng không phải là ký chủ của nấm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii sacc ) gây hại trên một số cây trồng cạn tại hà nội và vùng phụ cận năm 2014 (Trang 47)