Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến sự phát triển của các isolates nấm Sclerotium rolfsii Sacc

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii sacc ) gây hại trên một số cây trồng cạn tại hà nội và vùng phụ cận năm 2014 (Trang 52)

isolates nm Sclerotium rolfsii Sacc

Để tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến sự phát triển của nấm

Sclerotium rolfsii chúng tôi tiến hành thí nghiệm nuôi cấy các isolates nấm Sclerotium rolfsii được phân lập từ mẫu bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên một số loại cây trồng. Nấm Sclerotium rolfsii được nuôi cấy trên môi trường PDA ở 3 ngưỡng nhiệt độ là 15oC, 25oC, 35oC; tiến hành quan sát, ghi nhận sự phát triển của tản nấm, sự hình thành hạch nấm của các isolates nấm Sclerotium rolfsiiở 3 ngưỡng nhiệt độ khác nhau.

Trong thí nghiệm này, chúng tôi tiến hành quan sát và đo đường kính tản nấm (mm) tại 24h, 48h và 72h sau khi cấy nấm lên môi trường. Kết quả được trình bày tại bảng 3.9.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến sự phát triển tản nấm của các isolates nấm S. rolfsii Thời gian sau cấy Nhiệt độ Đường kính tản nấm (mm) S – ĐT S – CC S – DC S – ĐTr 24h 15oC 8,3 10,0 8,0 6,7 25oC 19,3 17,3 20,7 18,3 35oC 15,3 13,3 18,0 16,0 48h 15oC 23,7 22,3 24,0 19,0 25oC 53,3 52,7 51,3 49,7 35oC 49,3 44,7 46,3 43,3 72h 15oC 51,3a 49,3a 45,7a 46,0a 25oC 82,7c 80,0c 80,3c 78,7c 35oC 77,7b 75,3b 75,3b 71,0b Ghi chú:

S – ĐT : Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cây đậu tương S – CC : Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cây cà chua S – DC : Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cây dưa chuột S – ĐTr: Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cây đậu trạch

Qua bảng 3.9, chúng ta có thể thấy tất cả các isolates nấm Sclerotium rolfsii

đều có thể phát triển ở cả 3 ngưỡng nhiệt độ là 15oC, 25oC, 35oC. Tuy nhiên khả năng sinh trưởng của nấm ở 3 ngưỡng nhiệt độ là có sự khác biệt. Từ kết quả thí nghiệm chúng ta có thể thấy: trong 3 ngưỡng nhiệt độ, nấm Sclerotium rolfsii phát triển tốt hơn cảở 25oC. Sau 24h kể từ khi cây ở nhiệt độ 25oC, tản nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên các loại cây trồng đều phát triển và đạt đường kính 17,3 – 20,7 mm ; và sau 72h kể từ khi cấy, tản nấm đạt đường kính 78,7 – 82,7 mm.

Ở nhiệt độ 35oC, nấm Sclerotium rolfsii vẫn phát triển nhưng tốc độ chậm hơn so với khi nuôi cấy ở 25oC. Sau 24h kể từ khi cây ở nhiệt độ 25oC, tản nấm

Sclerotium rolfsii phân lập trên các loại cây trồng đều phát triển và đạt đường kính 13,3 – 18,0 mm ; và sau 72h kể từ khi cấy, tản nấm đạt đường kính 71,0 – 77,7 mm.

Trong 3 ngưỡng nhiệt độ thí nghiệm, nấm Sclerotium rolfsii phát triển chậm nhất ở nhiệt độ 15oC. Sau 24h kể từ khi cây ở nhiệt độ 25oC, tản nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên các loại cây trồng đều phát triển và đạt đường kính 6,7 – 10,0 mm ; và sau 72h kể từ khi cấy, tản nấm đạt đường kính 45,7 – 51,3 mm.

Từ kết quả trên. Chúng ta thấy nấm Sclerotium rolfsii phát triển kém trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp và có thể sinh trưởng tương đối ổn định trong diều kiện nhiệt độ từ 25oC – 35oC. Đây cũng là khoảng nhiệt độ phổ biến trong các tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10 ở nước ta – thời điểm mà bênh héo rũ gốc mốc trắng thường phát sinh và gây hại nặng trong năm do nhiệt độ và ẩm độ cao. Vì vậy chúng ta cần lưu ý đến các biện pháp phòng trừ bệnh trong khoảng thời gian này.

Nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nuôi cấy đến sự hình thành hạch nấm, chúng tôi tiến hành thí nghiệm nuôi cấy các isolates nấm

Sclerotium rolfsii được phân lập từ một số cây trồng trên môi trường PDA ở 3 ngưỡng nhiệt độ 15oC, 25oC, 35oC và theo dõi số lượng hạch nấm được hình thành sau 7 ngày kể từ khi cấy lên môi trường. Kết quảđược trình bày ở bảng 3.10.

Kết quả trong bảng 3.10 cho chúng ta có thể thấy các isolates nấm

Sclerotium rolfsii đều có khả năng hình thành hạch trên cả 3 ngưỡng nhiệt độ thí nghiệm với số lượng có sự khác nhau khá rõ.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến sự hình thành hạch nấm của các isolates nấm S. rolfsii Cây ký chủ Môi trường Số lượng hạch trên đĩa Thời gian hình thành hạch (ngày) Hạch non Hạch già Đậu tương 15oC 61a 7 – 8 10 – 12 25oC 598c 4 – 5 6 – 7 35oC 344b 4 – 5 6 – 7 Cà chua 15oC 72a 7 – 8 10 – 12 25oC 549c 4 – 5 6 – 7 35oC 430b 5 – 6 7 – 8 Dưa chuột 15oC 65a 7 – 8 10 – 12 25oC 494c 5 – 6 7 – 8 35oC 324b 5 – 6 7 – 8 Đậu trạch 15oC 72a 7 – 8 10 – 12 25oC 464c 5 – 6 7 – 8 35oC 329b 6 – 7 8 – 9

Ở nhiệt độ 15oC, sau 7 ngày , nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu tương hình thành 107 hạch nấm. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cà chua hình thành 121 hạch nấm. nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên dưa chuột hình thành 97 hạch nấm và nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu trạch hình thành 109 hạch nấm.

Thời gian hình thành hạch non và thời gian hình thành hạch già giữa các isolates nấm Sclerotium rolfsii ở nhiệt độ 15oC không có khác biệt lớn. Cụ thể, nấm

Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu tương và cà chua có thời gian hình thành hạch non là 7 – 8 ngày sau cấy. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên dưa chuột và đậu trạch có thời gian hình thành hạch non là 8 – 9 ngày sau cấy.

Ở nhiệt độ 35oC, số lượng hạch hình thành của các isolates nấm Sclerotium rolfsii cao hơn đáng kể so với khi nuôi cấy ở 15oC. Cụ thể, nấm Sclerotium rolfsii

phân lập trên đậu tương hình thành 335 hạch nấm. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cà chua hình thành 422 hạch nấm. nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên dưa chuột hình thành 312 hạch nấm và nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu trạch hình thành 327 hạch nấm.

Thời gian hình thành hạch non và thời gian hình thành hạch già của nấm

Sclerotium rolfsii ở nhiệt độ 35oC cũng ngắn hơn so với nuôi cấy ở 15oC. Nấm

Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu tương có thời gian hình thành hạch non là 4 – 5 ngày sau cấy. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cà chua, dưa chuột có thời gian hình thành hạch non là 5 – 6 ngày sau cấy. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu trạch có thời gian hình thành hạch non là 7 – 8 ngày sau cấy

Trong 3 ngưỡng nhiệt độ nuôi cấy, nhiệt độ 25oC là phù hợp nhất cho nấm

Sclerotium rolfsii phát triển. Ở nhiệt độ này nấm phát triển tốt và hình thành được nhiều hạch nhất. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu tương hình thành 594 hạch nấm. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cà chua hình thành 541 hạch nấm. nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên dưa chuột hình thành 484 hạch nấm và nấm

Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu trạch hình thành 463 hạch nấm.

Thời gian nấm Sclerotium rolfsii hình thành hạch ở nhiệt độ 25oC cũng là ngắn nhất. Cụ thể, nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu tương và cà chua có thời gian hình thành hạch non là 4 – 5 ngày sau cấy. Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên dưa chuột và đậu trạch có thời gian hình thành hạch non là 6 – 7 ngày sau cấy.

Qua kết quả trên, chúng ta có thể thấy có sự khác biệt về khả năng hình thành hạch của nấm Sclerotium rolfsii khi được nuôi cấy trên các ngưỡng nhiệt độ khác nhau. Số lượng hạch nấm hình thành ở nhiệt độ 25oC là lớn nhất còn ở nhiệt độ 15oC là thấp nhất. Nguyên nhân do đây là ngưỡng nhiệt độ nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp cho nấm Sclerotium rolfsii phát triển.

3.2.4. Nghiên cu kh năng gây bnh ca các ngun nm phân lp t các ký ch

khác nhau

Để tìm hiểu khả năng lây nhiễm của nấm Sclerotium rolfsii trên các cây ký chủ thuộc các họ khác nhau, chúng tôi tiến hành thí nghiệm lây nhiễm chéo các isolates nấm Sclerotium rolfsii trên một số cây trồng là đậu tương, cà chua, dưa chuột và lạc. Kết quảđược trình bày tại bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả lây nhiễm chéo nấm S. rolfsii trên một số cây trồng cạn

Ký chủ

Nguồn bệnh

Đậu tương Cà chua Dưa chuột Lạc TLB% TKTD (ngày) TLB% TKTD (ngày) TLB% TKTD (ngày) TLB% TKTD (ngày) S – ĐT 86,67b 4 – 5 61,11a 5 – 6 55,56a 5 – 6 70,00b 5 – 6 S – CC 61,11a 5 – 6 88,89c 4 – 5 68,89b 5 – 6 60,00a 5 – 6 S – DC 56,67a 5 – 6 74,44b 4 – 5 88,89c 5 – 6 57,78a 5 – 6 Ghi chú: TLB : Tỷ lệ bệnh TKTD : Thời kỳ tiềm dục

S – ĐT : Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cây đậu tương S – CC : Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cây cà chua S – DC : Nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cây dưa chuột

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Đ u tương Cà chua Dưa chu t Lc

Ký ch T LB % S - ĐT S - CC S - DC

Hình 3.14. Kết quả lây nhiễm chéo nấm S. rolfsii trên một số cây trồng cạn

Qua bảng 3.11 và hình 3.14, chúng ta có thể thấy các isolates nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu tương, cà chua, dưa chuột đều có thể lây nhiễm được trên chính cây ký chủ và cả trên các cây trồng khác.

nhiễm bệnh cao nhất khi sử dụng nguồn nấm được phân lập trên chính cây ký chủ là đậu tương với tỷ lệ nhiễm bệnh là 86,67%, thời kỳ tiềm dục 4 – 5 ngày. Khi sử dụng nguồn nấm phân lập trên cà chua và dua chuột để lây nhiễm ty lệ bệnh thấp hơn, lần lượt là 61,11% và 56,67%, thời kỳ tiềm dục 5 – 6 ngày.

Trên cây cà chua, khi được lây nhiễm nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên cà chua thì tỷ lệ bệnh cúng khá cao 88,89%, thời kỳ tiềm dục là 4 – 5 ngày. Tỷ lệ bệnh thấp hơn khi chúng tôi sử dụng nguồn nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên đậu tương và dưa chuột để lây nhiễm, tỷ lệ nhiễm bệnh lần lượt là 61,11% và 74,44%, thời kỳ tiềm dục là 4 – 6 ngày.

Khi tiến hành lây nhiễm ba isolates nấm Sclerotium rolfsii trên cây dưa chuột, chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự khi tỷ lệ nhiễm bệnh đạt cao nhất với nguồn nấm Sclerotium rolfsii phân lập trên mẫu bệnh dưa chuột, đạt tỷ lệ 88,89%, thời kỳ tiềm dục 5 – 6 ngày. Tỷ lệ bệnh thấp hơn khi sử dụng nguồn nấm bệnh phân lập từ các cây trồng khác họ là đậu tương và cà chua, với tỷ lệ bệnh lần lượt là 55,56% và 68,89%, thời kỳ tiềm dục 5 – 6 ngày.

Trên cây lạc, khi lây nhiễm bằng nguồn nấm bệnh phân lập trên đậu tương, tỷ lệ bệnh là 70%, với nguồn nấm phân lập trên cà chua tỷ lệ bệnh là 60% và với nguồn nấm bệnh phân lập trên dưa chuột, khi lây nhiễm có tỷ lệ nhiễm bệnh là 57,78%, thời kỳ tiềm dục 5 – 6 ngày.

Từ kết quả trên chúng ta thấy một nguồn nấm Sclerotium rolfsii có thể lây nhiễm và phát triển với tỷ lệ khác cao trên nhiều loại cây trồng thuộc các họ khác nhau. Do vậy trong sản xuất chúng ta cần tránh việc canh tác các loại cây trồng là ký chủ của nấm Sclerotium rolfsii cùng trong một vụ sản xuất hoặc liên tục từ vụ này sang vụ khác mà nên luân canh với các loại cây trồng không phải ký chủ của nấm để hạn chế thiệt hại do bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây ra.

Hình 3.15. Lây nhiễm chéo nấm S. rolfsii trên một số cây trồng cạn

Hình 3.16. Lây nhiễm nấm S. rolfsii trên dưa chuột

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii sacc ) gây hại trên một số cây trồng cạn tại hà nội và vùng phụ cận năm 2014 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)