30 Ngày 60 Ngày 90 Ngày
3.3.2. Khảo sát hiệu quả của chế phẩm Ketomium xử lý hạt giống trong việc phòng trừ nấm S rolfsii trong điều kiện chậu vạ
phòng trừ nấm S. rolfsii trong điều kiện chậu vại
Để tìm hiểu khả năng phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng của chế phẩm Ketomium trong sử lý hạt giống, chúng tôi tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng nấm Sclerotium rolfsii được xử lý trên hạt giống đậu tương. Quan sát và ghi nhận tỷ lệ cây nhiễm bệnh, hiệu quả phòng trừ giữa các công thức. Kết quả trình bày tại bảng 3.16
Bảng 3.16. Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm Ketomium đối với nấm S. rolfsii gây hại trên đậu tương
Công thức Tỷ lệ bệnh (%) Hiệu lực (%) 1 23,22a 71,83c 2 32,22b 59,01b 3 40,00c 49,22a 4 78,89d - Ghi chú:
Công thức 1: Ngâm hạt giống trong dung dịch Ketomium 30 phút rồi đem gieo, sau 7 ngày xử lý nấm bệnh
Công thức 2: Ngâm hạt giống trong dung dịch Ketomium và nấm bệnh trong 30 phút rồi đem gieo
Công thức 3: Ngâm hạt giống trong dung dịch nấm bệnh 30 phút rồi đem gieo, sau 7 ngày xử lý Ketomium
010 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Công th c 1 Công th c 2 Công th c 3 Công th c 4
Công th c
%
TLB%HL% HL%
Hình 3.23. Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm Ketomium đối với nấm S. rolfsii gây hại trên đậu tương
Qua bảng 3.16, chúng tôi thấy chế phẩm Ketomium có hiệu lực tốt trong việc phòng trừ nấm Sclerotium rolfsii gây hại trên đậu tương khi được xử lý trên hạt trước khi gieo trồng. Khi ngâm hạt giống đậu tương trong dung dịch nấm bệnh, sau khi đem gieo trồng thì tỷ lệ nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc trắng khá cao 78,89%.
Tuy nhiên ở công thức 3, khi xử lý chế phẩm ở 7 ngày sau gieo, chúng ta thấy tỷ lệ bệnh đã giảm ở mức 40%, hiệu lực đạt 49,22%. Trong thí nghiệm ngâm đồng thời hạt giống đậu tương trong dung dịch Ketomium và nấm bệnh rồi đem gieo ở công thức 2, chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc trắng đã giảm xuống 32,22%, đạt hiệu lực 59,01%.
Hiệu lực phòng trừ bệnh đạt cao nhất khi chúng tôi tiến hành xử lý hạt giống đậu tương bằng chế phẩm Ketomium trước khi gieo trồng và lây nhiễm nấm bệnh ở 7 ngày sau gieo. Ở công thức thí nghiệm này tỷ lệ bệnh chỉ còn 23,22%, hiệu lực đạt 71,83%.